Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tiểu luận môn MARKETING NỘI DUNG (Content Marketing) - KẾ HOẠCH CONTENT MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU NƯỚC HOA RAYIHA CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP RAYIHA TRONG VÒNG 12 THÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 80 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG

ĐỀ TÀI:

KẾ HOẠCH CONTENT MARKETING CHO
THƯƠNG HIỆU NƯỚC HOA RAYIHA CỦA
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP RAYIHA
TRONG VÒNG 12 THÁNG

SVTH: NHĨM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG

ĐỀ TÀI:



KẾ HOẠCH CONTENT MARKETING CHO
THƯƠNG HIỆU NƯỚC HOA RAYIHA CỦA
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP RAYIHA
TRONG VÒNG 12 THÁNG

DANH SÁCH NHÓM:

NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CƠNG, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỒN THÀNH NHIỆM VỤ TỪNG
THÀNH VIÊN TRONG NHÓM................................................................................ 3
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v
TĨM TẮT MỘI DUNG ............................................................................................ vi
BỐI CẢNH DỰ ÁN ................................................................................................. vii
Chương 1. Ý TƯỞNG CỦA ĐỀ TÀI......................................................................... 1
1.1. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG CHUNG .......................................................... 1
1.1.1. Chính trị - Pháp luật ................................................................................. 1
1.1.2. Kinh tế ...................................................................................................... 2
1.1.3. Văn hóa - xã hội ....................................................................................... 4
1.1.4. Khoa học kỹ thuật - công nghệ ................................................................. 6
1.2. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN NGÀNH ............................................................ 9

1.3. ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG................................................................................... 11
1.3.1. Thông tin chi tiết về thương hiệu nước hoa Rayiha ............................... 11
1.3.2. Giá trị cốt lõi ........................................................................................... 12
1.3.3. Slogan ..................................................................................................... 12
1.3.4. Tầm nhìn - Sứ mệnh ............................................................................... 12
1.3.5. Yếu tố nhận diện thương hiệu ................................................................ 13
Chương 2. TÍNH KHẢ THI CỦA Ý TƯỞNG ......................................................... 14
2.1. MÔ TẢ SẢN PHẨM ..................................................................................... 14
2.1.1. Giới thiệu sản phẩm ................................................................................ 14
i


2.1.2. Giá thành sản phẩm ................................................................................ 19
2.1.3. Phân phối sản phẩm ................................................................................ 19
2.2. PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA Ý TƯỞNG ......................................... 20
2.2.1. Khả năng và nguồn lực của Rayiha ........................................................ 20
2.2.2. Mức độ hấp dẫn của thị trường .............................................................. 21
Chương 3. PHÂN TÍCH CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG ...................................... 23
3.1. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG ...................................................................... 23
3.2. THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU .......................................................................... 26
3.3. ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU ........................................................................... 26
3.4. MÔ TẢ CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG ...................................................... 26
3.4.1. Chân dung khách hàng ........................................................................... 26
3.4.2. Hành trình khách hàng............................................................................ 29
3.5. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ............................................................................ 32
3.5.1. Charme ................................................................................................... 32
3.5.2. Morra ...................................................................................................... 33
3.5.3. NOTE – The Scent Lab .......................................................................... 34
Chương 4. LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CONTENT MARKETING ............. 35
4.1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CONTENT MARKETING 12 THÁNG CHO

THƯƠNG HIỆU NƯỚC HOA RAYIHA ............................................................ 35
4.1.1. Content Pillars ........................................................................................ 36
4.1.1. Timeline .................................................................................................. 51
4.2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH .................................................... 54
4.3. DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... i

ii


PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1
KIỂM TRA ĐỘ TRÙNG LẶP ................................................................................... 1

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Logo Rayiha ............................................................................................. 13
Hình 1-2: Màu sắc chủ đạo của Rayiha .................................................................... 13
Hình 4-1: Một số bài demo content marketing trên nền tảng Facebook và Instagram
.................................................................................................................................. 58
Hình 4-2: Một số hình ảnh truyền thơng .................................................................. 59

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp cơ hội, thách thức cho doanh nghiệp và dự án từ môi trường
vĩ mô ........................................................................................................................... 9
Bảng 1.2: Bảng thông tin chi tiết về thương hiệu nước hoa Rayiha ........................ 11

Bảng 2.1: Danh mục sản phẩm chính của thương hiệu nước hoa Rayiha ................ 14
Bảng 3.1: Phân khúc thị trường theo mức độ ảnh hưởng ......................................... 23
Bảng 3.2: Chân dung khách hàng ............................................................................. 26
Bảng 3.3: Bản đồ hành trình khách hàng của thương hiệu nước hoa Rayiha .......... 29
Bảng 4.1: Kế hoạch content marketing tổng quát .................................................... 35
Bảng 4.2: Timeline chi tiết tiết cho Pillar 1: R - Products ....................................... 51
Bảng 4.3: Timeline chi tiết tiết cho Pillar 2: R - Tips .............................................. 51
Bảng 4.4: Timeline tổng hợp kế hoạch content marketing năm 2024 ..................... 52
Bảng 4.5: Timeline chi tiết tiết cho Pillar 3: R - Events .......................................... 52
Bảng 4.6: Kế hoạch ngân sách ................................................................................. 55

v


TÓM TẮT MỘI DUNG
Đề tài "KẾ HOẠCH CONTENT MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU
NƯỚC HOA RAYIHA CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP RAYIHA
TRONG VỊNG 12 THÁNG" được thực hiện bởi nhóm tác giả là sinh viên với mục
tiêu đề tài là phân tích môi trường chung, đánh giá các cơ hội và giả định thành lập
doanh nghiệp khởi nghiệp phù hợp - Rayiha, đồng thời phân tích các yếu tố mồi
trường ngành và nguồn lực của doanh nghiệp để đề xuất, lập kế hoạch content
marketing cho thương hiệu nước hoa Rayiha trong vòng 12 tháng năm 2024.
Kế hoạch content marketing này được xây dựng dựa trên phân tích mơi trường
chung, mơi trường ngành và nguồn lực của doanh nghiệp Rayiha. Kế hoạch này nhằm
mục tiêu xây dựng nhận thức và lòng tin của khách hàng về thương hiệu nước hoa
Rayiha, thúc đẩy khách hàng tiềm năng tìm hiểu và mua sản phẩm.

vi



BỐI CẢNH DỰ ÁN
Hiện nay, ngành công nghiệp nước hoa tại thị trường Việt Nam đang có tốc độ
tăng trưởng nhanh chóng và ấn tượng. Theo báo cáo của Euromonitor International,
thị trường nước hoa Việt Nam năm 2022 đạt quy mô 10.000 tỷ đồng và dự kiến sẽ
đạt 15.000 tỷ đồng vào năm 2025. Đồng thời, dựa vào những dữ liệu thu thập được
về môi trường vĩ mô của ngành, chúng tôi đã nhận thấy được những cơ hội phát triển
mạnh mẽ tại thị trường này. Có thể thấy được rằng thị trường nước hoa Việt Nam
đang là một thị trường đầy tiềm năng cho cả các thương hiệu nước hoa đã có mặt trên
thị trường và cả những doanh nghiệp khởi nghiệp. Chính vì những lý do đó, vào ngày
06/08/2023 chúng tôi đã thành lập doanh nghiệp Rayiha và cho ra đời thương hiệu
nước hoa Rayiha chuyên tạo ra những mùi hương tinh tế và mang đậm dấu ấn riêng
đầy độc đáo. Trong thời gian 4 tháng từ ngày thành lập cho đến nay, chúng tôi đã cho
ra mắt cơng chúng bộ sản phẩm chính của thương hiệu có tên “Scent of Zuhur” với
12 chai nước hoa mang 12 nốt hương riêng biệt và bộ sản phẩm này cũng được đón
nhận khá nhiệt tình từ khách hàng.
Tuy nhiên, là một doanh nghiệp mới khởi nghiệp trong một thị trường có sự
cạnh tranh cao nên mức độ nhận diện thương hiệu và doanh thu của Rayiha vẫn cịn
rất thấp, khơng đủ khả năng cạnh tranh với các thương hiệu nước hoa khác trên thị
trường Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Chính vì thế, chúng tơi đã tiến hành
thực hiện lập kế hoạch content marketing cho thương hiệu nước hoa Rayiha trong
năm 2024 để có thể làm tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh số bán hàng, bao
gồm:
• Mục tiêu:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu trên các nền tảng truyền thông số lên trên
10.000 followers tổng 3 kênh fanpage Facebook, TikTok, Instagram
- Xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu trẻ trung, sang trọng, tinh tế.
- Thúc đẩy khách hàng tiềm năng tìm hiểu và mua sản phẩm
• Thời gian thực hiện: Trong vịng 1 năm, từ tháng 1 năm 2024 đến tháng 12
năm 2024.
vii



• Đối tượng mục tiêu: khách hàng nữ có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, nghề nghiệp
chủ yếu là sinh viên và nhân viên văn phịng.
• Các bước thực hiện:
- Nghiên cứu thị trường
- Xây dựng chiến lược content marketing
- Tạo nội dung
- Phân phối nội dung trên các nền tảng như.
- Theo dõi và đánh giá

viii


Chương 1. Ý TƯỞNG CỦA ĐỀ TÀI
1.1. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG CHUNG
1.1.1. Chính trị - Pháp luật
Luật Thương mại 2005 36/2005/QH11 là văn bản pháp luật quy định về các
hoạt động thương mại diễn ra trên lãnh thổ nước Việt Nam, bao gồm mua bán hàng
hóa, cung cấp dịch vụ, xúc tiến thương mại, trung gian thương mại và một số hoạt
động thương mại khác. Điều chỉnh hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lý của
thương nhân và điều chỉnh các nguyên tắc, tiêu chuẩn trong hoạt động thương mại
Việt Nam.
Luật Quản lý thuế 2019 38/2019/QH14 quy định về nghĩa vụ thuế và quản lý
thuế đối với các doanh nghiệp mỹ phẩm, góp phần đảm bảo thu ngân sách nhà nước,
quản lý thuế đối với các doanh nghiệp mỹ phẩm và thúc đẩy sự phát triển của ngành
công nghiệp mỹ phẩm.
Luật Dược 2016 105/2016/QH13 quy định về hoạt động dược, bao gồm nghiên
cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, bảo quản, sử dụng thuốc, nguyên liệu làm
thuốc, vắc-xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm.

Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023 19/2023/QH15 quy định về các quyền và
nghĩa vụ của người tiêu dùng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc
cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa
người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh…
Ngồi ra cịn có các nghị định/ thông tư ảnh hưởng đến ngành công nghiệp mỹ
phẩm như:
- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu
tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế quy định về điều kiện sản
xuất mỹ phẩm, bao gồm quy định về trình độ chun mơn của người chịu trách nhiệm
về chất lượng sản phẩm mỹ phẩm.

1


- Nghị định số 3/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm như: cơ
sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, quy trình sản xuất, kiểm sốt chất lượng... đối với
các cơ sở sản xuất mỹ phẩm.
- Thông tư số 06/2011/TT-BYT hướng dẫn quản lý mỹ phẩm hướng dẫn các
quy định về công bố mỹ phẩm, quản lý mỹ phẩm nhập khẩu, phân phối, quản lý quảng
cáo mỹ phẩm...
- Thông tư số 07/2011/TT-BYT quy định về quản lý chất lượng mỹ phẩm với
các quy định về kiểm nghiệm mỹ phẩm, thành phần mỹ phẩm, quản lý chất lượng mỹ
phẩm trong q trình sản xuất, lưu thơng...
Tn thủ pháp luật là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
một cách hợp pháp. Pháp luật kinh doanh là hệ thống các quy tắc do Nhà nước ban
hành nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các chủ thể
khác trên thị trường. Trong năm 2023, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp, trong đó có việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống 8%.
Việc giảm thuế GTGT sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm, kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ
doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

1.1.2. Kinh tế
1.1.2.1. Tình hình kinh tế chung
Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam cho thấy tăng trưởng ổn định, với GDP năm
2022 đạt 39,2 nghìn tỷ USD và tăng 7,72%. Hiệu suất tăng trưởng kinh tế cũng được
cải thiện, với năng suất lao động tăng 8,3% năm 2022.
Tiềm năng tăng trưởng kinh tế:
Nền kinh tế có tiềm năng phát triển cao với dân số trẻ, đơ thị hóa, nâng cao trình
độ dân trí, và cơ sở hạ tầng phát triển.
1.1.2.2. Lạm phát
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm
2022 của Việt Nam tăng 3,74% so với năm 2021, là mức tăng cao nhất kể từ năm
2011. Trong đó, lạm phát cơ bản tăng 3,23%.
2


Tốc độ tăng lạm phát của ngành nước hoa trong năm 2022 có xu hướng tăng
dần, từ mức 2,5% trong quý I lên 3,5% trong quý II và 4,5% trong quý III.
Các biện pháp ứng phó với lạm phát:
Doanh nghiệp cần tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá thấp, quản lý chi phí sản xuất
và đẩy mạnh hoạt động marketing để duy trì thị phần.
1.1.2.3. Cơ cấu chi tiêu
Tổng quan
Cơ cấu chi tiêu của người dân Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng
thay đổi theo hướng giảm chi tiêu cho các sản phẩm và dịch vụ không thiết yếu, tăng
chi tiêu cho các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, bao gồm cả các sản phẩm vệ sinh cá
nhân và tẩy rửa gia dụng.
Cơ cấu chi tiêu theo thu nhập
Báo cáo của Deloitte cũng thực hiện khảo sát về cơ cấu chi tiêu khác nhau của
từng nhóm đối tượng thu nhập khác nhau. Theo kết quả, bất kỳ nhóm thu nhập nào
cũng thương chi ra khoảng 10% (hoặc thấp hơn) cho các sản phẩm vệ sinh cá nhân

và tẩy rửa gia dụng. Đây được xác định là phần chi tiêu cố định hàng tháng ít thay
đổi.
Nhìn chung, cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng có tác động tích cực đến ngành
nước hoa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành cần có những chiến lược phù
hợp để tận dụng những thuận lợi và hạn chế những thách thức từ xu hướng này.
1.1.2.4. Cạnh tranh ngành nước hoa
Tổng quan
Thị trường nước hoa Việt Nam hiện đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các
thương hiệu trong nước (Miss Saigon, Charme,...) và nước ngoài (Chanel, Dior,
Gucci,...). Các thương hiệu nước ngoài, đặc biệt là các thương hiệu cao cấp, vẫn đang
chiếm ưu thế về thị phần và nhận thức của người tiêu dùng.

3


Ảnh hưởng đến ngành nước hoa
Cạnh tranh gay gắt trong ngành nước hoa đã mang lại những lợi ích và thách
thức cho các doanh nghiệp trong ngành.
1.1.2.5. Tỷ lệ thất nghiệp
Tổng quan
Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam trong năm 2022 là 2,82%, tăng 0,34% so với
năm 2021. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,14%, cao hơn khu vực nông thôn
là 1,5%.
Tác động đến ngành nước hoa
Thất nghiệp làm giảm nhu cầu tiêu dùng và tăng cạnh tranh, đặt ra thách thức
cho doanh nghiệp trong ngành.
Đánh giá môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế Việt Nam mang lại cơ hội và thách thức đối với ngành nước
hoa. Tăng trưởng kinh tế cao, dân số trẻ và đô thị hóa là điều thuận lợi, nhưng lạm
phát và tỷ lệ thất nghiệp tăng cần được xem xét cẩn thận. Doanh nghiệp cần chiến

lược linh hoạt để thích ứng với biến động này.
1.1.3. Văn hóa - xã hội
Văn hố
Nhu cầu sử dụng nước hoa ngày càng cao, đặc biệt ở các thành phố lớn và các
đối tượng trẻ tuổi, có thu nhập khá và cao. Nước hoa được coi là một phần của phong
cách thời trang và làm đẹp, cũng như một cách thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với
người khác.
Thường chọn nước hoa theo mùi hương, thương hiệu và giá cả. Mùi hương cần
phù hợp với tính cách, sở thích và hồn cảnh sử dụng của người dùng. Thương hiệu
nước hoa cũng là một yếu tố quan trọng, thể hiện đẳng cấp và gu thẩm mỹ của người
dùng. Giá cả nước hoa phải hợp lý với túi tiền và giá trị của sản phẩm.

4


Sử dụng nước hoa vào các dịp đặc biệt như đi làm, đi chơi, dự tiệc, hẹn hò, gặp
gỡ đối tác… Nước hoa được sử dụng như một công cụ giao tiếp, tạo ấn tượng và gây
thiện cảm với người khác. Nước hoa cũng được sử dụng như một cách tự thưởng và
chăm sóc bản thân, tăng cường sự tự tin và hạnh phúc.
Người Việt Nam có sự đa dạng và phong phú trong việc sử dụng nước hoa. Có
người thích sử dụng nhiều loại nước hoa khác nhau, tùy theo tâm trạng và mục đích.
Có người thích sử dụng một loại nước hoa duy nhất, tạo nên một nét đặc trưng riêng.
Có người thích sử dụng nước hoa dạng chiết, tester hoặc copy-cat, vừa tiết kiệm vừa
thử nghiệm nhiều mùi hương mới lạ.
Xã hội
Tâm lý:
Thể hiện cá tính: Nước hoa là một cách để thể hiện cá tính và phong cách của
bản thân. Mỗi loại nước hoa có một mùi hương và ý nghĩa riêng, giúp người dùng thể
hiện được những khía cạnh khác nhau của bản thân.
Tạo ấn tượng: Nước hoa có thể giúp tạo ấn tượng tốt đẹp cho người đối diện.

Một mùi hương dễ chịu, phù hợp với hoàn cảnh sẽ khiến người đối diện cảm thấy
thiện cảm và dễ gần gũi hơn.
Tự tin: Nước hoa có thể giúp người dùng cảm thấy tự tin hơn. Khi sử dụng nước
hoa, người dùng sẽ cảm thấy mình trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn, từ đó có thêm tự
tin để giao tiếp và thể hiện bản thân.
Hành vi:
Lựa chọn nước hoa: Người Việt Nam thường lựa chọn nước hoa dựa trên các
yếu tố sau:
- Mùi hương: Mùi hương là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn nước hoa.
Người Việt Nam thường chọn những loại nước hoa có mùi hương nhẹ
nhàng, dễ chịu, phù hợp với văn hóa ứng xử của người Á Đơng.

5


- Hoàn cảnh: Nước hoa được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ
đi làm, đi chơi đến dự tiệc,... lựa chọn loại nước hoa phù hợp với hoàn
cảnh để tạo ấn tượng tốt đẹp.
- Giá cả: Giá cả là một yếu tố quan trọng đối với nhiều người tiêu dùng. Tuy
nhiên, đối với nước hoa, người Việt Nam thường sẵn sàng chi trả một số
tiền tương đối lớn để sở hữu một chai nước hoa ưng ý.
Sử dụng nước hoa: Người Việt Nam thường sử dụng nước hoa theo cách sau:
- Xịt nước hoa: Xịt nước hoa là cách sử dụng phổ biến nhất. Người Việt
Nam thường xịt nước hoa vào cổ, sau tai, khuỷu tay,... để tạo mùi hương
nhẹ nhàng, dễ chịu.
- Dùng nước hoa khô: Nước hoa khô là một dạng nước hoa cô đặc, được sử
dụng bằng cách thoa lên da. Nước hoa khơ có mùi hương lưu giữ lâu hơn
nước hoa xịt.
1.1.4. Khoa học kỹ thuật - công nghệ
1.1.4.1. Xu hướng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong ngành hàng mỹ phẩm

nước hoa trên thế giới
Tính đến năm 2022, có một số xu hướng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang
thịnh hành trên thế giới trong ngành hàng mỹ phẩm nước hoa:
- Tạo nước hoa bằng AI được sử dụng để tạo ra các phân tử hương mới cho thị
trường hương liệu và gia vị đang phát triển.
- Trải nghiệm hương thơm ảo đang được thu hút sự chú ý, giúp khách hàng trải
nghiệm sản phẩm một cách sâu sắc hơn.
- Thuật toán gợi ý hương thơm được phát triển để gợi ý mùi hương phù hợp cho
sở thích và nhu cầu của người dùng.
- Công nghệ AI Myrissi của Givaudan được sử dụng để dự đoán cảm xúc tự
nhiên mà khách hàng có thể trải qua khi họ tiếp xúc với một mùi hương.

6


- Nền tảng hương thơm đa giác quan Well&Be của Givaudan nhằm đáp ứng sự
phức tạp và đa dạng của cảm xúc con người, phù hợp với xu hướng chăm sóc sức
khỏe đang ngày càng phát triển.
1.1.4.2. Xu hướng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong ngành hàng mỹ phẩm
nước hoa tại Việt Nam
Khoa học kỹ thuật và công nghệ đang có những tác động sâu sắc đến tất cả các
ngành nghề, trong đó có ngành hàng nước hoa. Tại Việt Nam, các xu hướng khoa học
kỹ thuật và công nghệ trong ngành hàng nước hoa:
- Nghiên cứu và phát triển các hương liệu mới giúp các nhà sản xuất nước hoa
có thể tạo ra những hương liệu mới có mùi thơm độc đáo, ấn tượng và phù hợp với
sở thích của người tiêu dùng.
- Cơng nghệ chiết xuất hương liệu bằng dung môi và tổng hợp hương liệu.
- Công nghệ sản xuất nước hoa tự động.
- Sử dụng công nghệ số trong marketing và bán hàng như dùng chatbot để tư
vấn bán hàng, đồng thời tạo ra các trải nghiệm mua sắm trực tuyến hấp dẫn.

- Tạo ra các sản phẩm nước hoa có thể điều chỉnh mùi hương.
- Sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra các chai nước hoa độc đáo.
1.1.4.3. Mức độ doanh nghiệp tiếp cận xu hướng đó
Mức độ các doanh nghiệp sản xuất nước hoa tại Việt Nam tiếp cận các xu hướng
khoa học kỹ thuật và cơng nghệ nói trên đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, mức độ
tiếp cận này còn chưa đồng đều giữa các doanh nghiệp, phụ thuộc vào quy mô, nguồn
lực và chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp.
Theo một báo cáo của Vietnam Report, các doanh nghiệp lớn và thuộc tập đồn
quốc tế có mức độ tiếp cận Khoa học kỹ thuật và công nghệ cao hơn các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, do có nguồn lực tài chính, nhân lực và quan hệ mạnh mẽ hơn.
Để tiếp tục phát triển và cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các
doanh nghiệp sản xuất nước hoa tại Việt Nam cần đẩy mạnh việc tiếp cận các xu
7


hướng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Các doanh nghiệp cần đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại và sử dụng công nghệ số một
cách hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt về mức độ tiếp cận Khoa học kỹ thuật và công
nghệ của các doanh nghiệp nước hoa tại Việt Nam:
- Thiếu vốn đầu tư vào công nghệ vì nó thường có chi phí đầu tư cao, do đó các
doanh nghiệp vừa và nhỏ khi khởi nghiệp thường gặp khó khăn trong việc vay vốn
từ các ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác.
- Nhiều doanh nghiệp chưa đủ năng lực quản lý và vận hành các cơng nghệ mới.
Trình độ nhân viên cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
1.1.4.4. Cách doanh nghiệp áp dụng
Trong sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ có thể giúp doanh
nghiệp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Trong marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, tăng

cường nhận thức thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Trong thị trường lao động giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, giảm
chi phí nhân cơng, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
4.0.
Đánh giá yếu tố công nghệ:
Trong thời đại công nghệ số, việc không ngừng cải tiến và áp dụng công nghệ
mới là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp nước hoa tại Việt Nam để phát triển
mạnh mẽ và thuận tiện. Nếu khơng tận dụng cơng nghệ trong q trình sản xuất,
doanh nghiệp có thể bị tụt hậu và đối mặt với nguy cơ không thể tồn tại. Nhận thức
được vấn đề này, họ đã bắt đầu tiếp nhận và áp dụng các xu hướng cơng nghệ mới
vào quy trình sản xuất của mình. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh chóng và
thay đổi liên tục của cơng nghệ, việc dự đoán và điều chỉnh kịp thời trở nên phức tạp
và không ổn định.
8


Bảng 1.1: Bảng tổng hợp cơ hội, thách thức cho doanh nghiệp và dự án từ môi
trường vĩ mô
Cơ hội

Thách thức

O1: Nhà nước tạo dựng môi trường kinh T1: Hoạt động kinh doanh chui, khơng có
doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp phát giấy phép của nhiều doanh nghiệp là một
triển.
trong những nguyên nhân dẫn đến việc
O2: Dân số trẻ và đơ thị hóa cao làm tăng giảm sút uy tín sản phẩm trên thị trường.
nhu cầu về ngoại hình và sử dụng nước T2: Tỷ lệ thất nghiệp cao có thể làm giảm
hoa, điều này có lợi cho Rayiha vì thường nhu cầu tiêu dùng nước hoa, đặc biệt từ
hiệu suất nước hoa làm đẹp.

phía nhóm khách hàng có thu nhập thấp.
O3: Công nghệ AI đang mở ra cơ hội cho
ngành nước hoa bằng cách tạo ra các phân
tử hương mới, gợi ý hương thơm phù hợp
và dự đoán cảm xúc của khách hàng.

T3: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó
khăn trong việc đầu tư vào cơng nghệ do
chi phí cao và khó khăn vay vốn.

T4: Thị trường nước hoa tại Việt Nam
O4: Sự gia tăng trong việc sử dụng nước đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt, với
hoa đang mở ra cơ hội cho sự phát triển sự tham gia của nhiều thương hiệu nước
của các nhãn hiệu nước hoa.
hoa lớn trong và ngoài nước.
O5: Nhu cầu sử dụng nước hoa tại Việt T5: Kiến thức và kỹ năng sản xuất nước
Nam ngày càng cao, đặc biệt là ở các hoa còn hạn chế.
thành phố lớn và các đối tượng trẻ tuổi, có
thu nhập khá và cao.
O6: Người Việt Nam có sự đa dạng và
phong phú trong việc sử dụng nước hoa.

1.2. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN NGÀNH
Thị trường hóa mỹ phẩm Việt Nam hiện nay đang là một trong những thị trường
tiềm năng nhất trong khu vực Đơng Nam Á, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng
năm (CAGR) đạt 15% trong giai đoạn 2022-2027. Theo báo cáo của Hiệp hội Hóa
mỹ phẩm Việt Nam năm 2022, thị trường hóa mỹ phẩm Việt Nam đạt quy mơ 140.000
tỷ đồng và dự kiến sẽ đạt 200.000 tỷ đồng vào năm 2025. Thị trường hóa mỹ phẩm
Việt Nam được chia thành hai phân khúc chính là mỹ phẩm và nước hoa. Trong đó,
phân khúc nước hoa chiếm khoảng 20% thị phần trong thị trường hóa mỹ phẩm Việt

Nam.

9


Ngành công nghiệp nước hoa tại thị trường Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng
nhanh chóng và ấn tượng. Theo báo cáo của Euromonitor International, thị trường
nước hoa Việt Nam năm 2022 đạt quy mô 10.000 tỷ đồng và dự kiến sẽ đạt 15.000
tỷ đồng vào năm 2025.
Thị trường nước hoa Việt Nam được chia thành hai phân khúc chính: nước hoa
cao cấp (chiếm khoảng 40% thị phần nước hoa Việt Nam) và nước hoa bình dân
(chiếm khoảng 60% thị phần nước hoa Việt Nam). Nền kinh tế ổn định và thu nhập
được nâng cao đã tạo điều kiện cho người dân Việt Nam có thêm khả năng chi tiêu
cho các sản phẩm xa xỉ, trong đó có nước hoa. Bên cạnh đó, việc nâng cao mức sống
và nhận thức về chăm sóc sắc đẹp cũng là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy
nhu cầu sử dụng nước hoa tại Việt Nam. Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan
tâm hơn đến việc chăm sóc bản thân và hình ảnh cá nhân, và nước hoa là một trong
những sản phẩm được ưa chuộng để thể hiện cá tính và phong cách.
Trong thời gian sắp tới, ngành cơng nghiệp nước hoa Việt Nam có thể phát triển
theo những xu hướng như: xu hướng gia tăng các thương hiệu nước hoa nội địa; xu
hướng nước hoa sử dụng các thành phần tự nhiên và thân thiện với môi trường; hoặc
xu hướng nước hoa thể hiện cá nhân hóa của mỗi khách hàng;...
Nhìn chung, ngành cơng nghiệp nước hoa Việt Nam đang có tiềm năng phát
triển lớn trong thời gian tới. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần nắm
bắt được những xu hướng tiêu dùng mới và có chiến lược phù hợp để bắt kịp và đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Với những đặc điểm của thị trường hóa mỹ phẩm Việt Nam nói chung, và ngành
cơng nghiệp nước hoa nói riêng, thương hiệu Rayiha cần xây dựng thương hiệu mạnh
mẽ và truyền thông hiệu quả để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam,
thể hiện được sự khác biệt và giá trị cốt lõi của mình, cũng như phù hợp với nhu cầu

và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời, Rayiha cũng cần tập trung vào
việc phát triển những sản phẩm thật chất lượng, độc đáo để đáp ứng được các nhu
cầu đa dạng của người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam.

10



×