Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tiểu luận Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích tài chính doanh nghiệp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.72 KB, 27 trang )

Tiểu luận
Nội dung và ý nghĩa của các
tỷ số phân tích tài chính
doanh nghiệp
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM
1. Lê Thị Diễm Lớp 36k15.2
2. Nguyễn Minh Hằng Lớp 36k15.2
3. Ngô Thị Kiều Lớp 36k15.2
4. Võ Văn Hùng Lớp 37H11k7.1A
5. Hoàng Trọng Linh Lớp 37H11k7.1A
6. Mittaphon Xayavath Lớp 35k07.1
7.
LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích báo cáo tài chính (gọi tắt là phân tích tài chính) có ý nghĩa quan trọng đối với
doanh nghiệp và cả các nhà đầu tư, nhà tài trợ. Cùng với quá trình phân tích báo cáo tài
chính, việc phân tích và sử dụng các tỷ số tài chính sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều
kiện tài chính chung của doanh nghiệp, xem xét doanh nghiệp hiện đang ở trong tình
trạng rủi ro, mất khả năng thanh toán hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh
khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh, để đưa ra những
quyết định đầu tư đúng đắn. Còn đối với nhà quản trị, phân tích tài chính giúp họ nắm bắt
được hiệu quả hoạt động của công ty, cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài
chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện
tại, và ước tính gần đúng nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.
Ngoài ra, việc phân tích các tỷ số tài chính cũng cho phép nhà đầu tư hiểu rõ hơn mối
quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính (ví dụ như để tính toán thu
nhập trên đầu tư của một công ty cần phải lấy số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán
và số liệu lợi nhuận ròng từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh), cho phép chúng ta so
sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính của một doanh nghiệp với các doanh
Nhóm 10 Trang 2


Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng hoàn
trả nợ vay.
Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có
thể nhìn nhận khái quát về tình hình phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu
tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Trong thời
gian ngắn, nhóm chúng em đã tìm hiểu về đề tài: “ Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số
phân tích tài chính doanh nghiệp”. Vì vốn kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong nhận được sự góp ý chân thành của
thầy cùng các bạn để chúng ta hiểu sâu hơn về vấn đề này. Xin cảm ơn!
NỘI DUNG CHÍNH
1. Các tỷ số tài chính
Có 6 nhóm tỷ số tài chính đó là :
- Nhóm tỷ số thanh khoản
- Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động
- Nhóm tỷ số quản lí nợ
- Nhóm tỷ số sinh lời
- Nhóm tỉ số tăng trưởng
- Nhóm tỉ số giá trị thị trường.
Trong phạm vi mỗi nhóm tỷ số tài chính, nhóm chúng em sẽ cố gắng trình bày ngắn
gọn, rõ ràng về nội dung, ý nghĩa cũng như điều kiện áp dụng mỗi tỷ số phân tích tài
chính doanh nghiệp cụ thể. Bây giờ, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu từng nhóm tỷ số tài
chính đã nêu trên đây.
1.1 Tỷ số thanh khoản
Tỷ sổ thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.
Loại tỷ số này gồm: Tỷ số thanh khoản tổng quát, tỷ số thanh khoản hiện thời, tỷ số thanh
khoản nhanh và tỷ số thanh khoản nhanh tiên mặt. Tuy nhiên, trên thực tế thì tỷ số thanh
khoản hiện thời và tỷ số thanh khoản nhanh là hai loại tỷ số thanh khoản được dùng nhiều
nhất. Đặt biệt, nếu đứng trên góc độ ngân hàng, hai tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp
chúng ta đánh giá được khả năng thanh toán nợ của công ty một cách chính xác nhất. Do

vậy nhóm chúng tôi chỉ tập trung trình bày về tỷ số thanh khoản hiện thời và tỷ số thanh
khoản nhanh.
1.1.1 Tỷ số thanh khoản hiện thời
Nhóm 10 Trang 3
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
(Còn được gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh
khoản hiện hành, hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động) là một tỷ số tài chính dùng
để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Cách tính
Tỷ số thanh toán hiện thời được tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động trong một
thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ.
Tỷ số thanh khoản hiện thời =
Giá trị tài sản lưu động
Giá trị nợ ngắn hạn
Trong đó:
+ Tài sản lưu động là bao gồm các khoản mục: tiền và tương đương tiền, các
khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác
+ Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong thời gian dưới 12 tháng bao gồm:
các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước,
phải trả cho công nhân viên, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác.
Nhận xét: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ tốt nếu tài sản lưu động và đầu tư
ngắn hạn tăng, nợ ngắn hạn giảm xuống; hoặc cả hai đều tăng, nhưng tốc độ tăng của tài
sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; hoặc cả hai đều
giảm, nhưng tốc độ giảm của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm
của nợ ngắn hạn
Ý nghĩa
Tỷ số thanh toán hiện thời là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản các
khoản nợ ngắn hạn biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Tỷ số này
phản ánh khả năng chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ
ngắn hạn hay nói cách khác là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bao nhiêu đồng tài

sản. Nó cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp
có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán.
Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có
tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược. Tỷ số
này bằng 2,0 hoặc lớn hơn có thể tốt cho một công ty sản xuất, trong khi hệ số bằng 1,5
có thể chấp nhận được với một công ty dịch vụ vì nguồn tiền mặt dự tính thu vào cao và
nợ hiện tại hay nợ ngắn hạn nhỏ. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Tỷ
số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa
Nhóm 10 Trang 4
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
vụ của mình nhưng nếu quá cao không phải luôn luôn là dấu hiệu tốt vì nó chứng tỏ tài
sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu
quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
Lưu ý: Khi đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, người phân tích thường
so sánh tỷ số thanh khoản của một doanh nghiệp với tỷ số thanh khoản bình quân của toàn
ngành mà doanh nghiệp đó tham gia.
1.1.2 Tỷ số thanh khoản nhanh
(Hay Hệ số khả năng thanh toán nhanh, Hệ số khả năng thanh toán tức thời, Hệ số
thanh toán tức thời, Hệ số thử axit) là một tỷ số tài chính dùng để đo khả năng huy
động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp.
Cách tính
Theo thước đo khắt khe, thì loại tài sản lưu động duy nhất được dùng để tính tỷ số
thanh khoản nhanh là lượng tiền mặt doanh nghiệp có. Tuy nhiên, phổ biến hơn, tài sản
lưu động ở đây là tài sản lưu động không bao gồm giá trị hàng tồn kho.
Tỷ số thanh khoản nhanh =
Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn
kho
Giá trị nợ ngắn hạn
Ý nghĩa

Tỷ số này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán ngay các khoản
ngắn hạn. Tỷ số thanh toán nhanh là một hệ số khắt khe hơn nhiều so với tỷ số thanh
khoản hiện thời (current ratio) vì nó đã loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính toán.
Trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ
mới có thể chuyển thành tiền, nên công thức này được các nhà đầu tư sử dụng khá phổ
biến.
Tỷ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một công ty có lành mạnh không.
Nếu một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, nó sẽ không đủ khả năng thanh
toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và, cần phải rất cẩn trọng khi đầu tư vào
những công ty như vậy. Nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán ngay rất
nhiều chứng tỏ tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho, đây là một ví dụ của
Nhóm 10 Trang 5
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
các công ty bán lẻ. Trong trường hợp này tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương
đối thấp.
Ngoài ra cần phải so sánh tỷ số thanh toán nhanh của năm nay so với năm trước để
nhận diện xu hướng biến động, so sánh với hệ số của doanh nghiệp cùng ngành để đánh
giá tương quan cạnh tranh.
1.2 Tỷ số hiệu quả hoạt động (tỷ số quản lý tài sản)
Các chỉ tiêu tài chính với hoạt động kinh doanh được xây dựng để đo lường hiệu quả
quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Mức độ đầu tư vào tại sản của doanh nghiệp
phụ thuộc nhiều yếu tố. Bởi vậy, “mức độ đầu tư thế nào là phù hợp?” trở thành câu hỏi
quan trọng. Điểm hợp lý để bắt đầu tìm lời giải đáp là so sánh giá trị tài sản với doanh số
thu về trong cùng thời gian đầu tư và sử dụng tài sản. Mục tiêu của việc này là xác định
hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu.
1.2.1 Tỷ số hoạt động tồn kho:
1.2.1.1 Vòng quay hàng tồn kho
Là số lần bình quân mà hàng hóa tồn kho luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn
kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Hệ số vòng quay hàng tồn
kho được xác định bằng giá vốn hàng bán trong kì chia cho bình quân hàng tồn kho.

Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Trong đó
Hàng tồn kho bình quân =
HTK đầu kì + HTK cuối kì
2
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực
quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay
vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay
vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh
doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh
và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản
mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá
cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu
nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị
Nhóm 10 Trang 6
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các
khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Bên cạnh đó, nếu
tỷ số vòng quay hàng tồn kho thấp chứng tỏ doanh nghiệp dự trữ vật tư quá mức dẫn đến
dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó
khăn về tài chính trong tương lai. Vì vậy, số vòng quay hàng tồn kho cần phải phù hợp để
đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho
cần được đánh giá bên cạnh chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng
tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều khiện thực tế của từng
doanh nghiệp.
1.2.1.2 Số ngày tồn kho

Chính là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của một doanh nghiệp. Đây là một
trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó được
xác định bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay hàng tồn kho.
Cách tính
Số ngày tồn kho =
360
Số vòng quay hàng tồn kho
Ý nghĩa
Tương tự ý nghĩa vòng quay hàng tồn kho
1.2.2 Tỷ số quản lý khoản phải thu
1.2.2.1 Số vòng quay khoản phải thu
(Hay Hệ số quay vòng các khoản phải thu) là tỷ số giữa doanh thu thuần và giá trị các
khoản phải thu bình quân.
Vòng quay các khoản phải thu=
Doanh thu thuần
Giá trị các khoản phải thu bình quân
Trong đó
DT thuần = DT bán hàng và cung cấp DV- Các khoản giảm trừ DT (chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán, Hàng bán bị trả lại, Thuế TTĐB, Thuế xuất khẩu và VAT
nếu theo phương pháp trực tiếp).
Giá trị các khoản phải = Các KPT đầu kì + các KPT cuối kì
Nhóm 10 Trang 7
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
thu bình quân
2
Ý nghĩa:
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành
tiền mặt. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo
nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của
chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng.

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền
hoặc các khoản tương đương tiền. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu hệ số này càng lớn, điều này giúp cho doanh
nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động
trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng nhỏ thì sự chủ động của doanh nghiệp trong
việc tài trợ vốn lưu động sẽ kém.
Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của
doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn chứng tỏ
tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh và ngược lại.
Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng
nhanh, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu hồi là tốt vì doanh nghiệp ít bị chiếm
dụng vốn (ít phải cấp tín dụng cho khách hàng và nếu có cấp tín dụng cho khách hàng thì
chất lượng tín dụng cao). Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số
này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ
chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài
hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua
từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với
việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức
1.2.2.2 Kỳ thu tiền bình quân
(Hay số ngày luân chuyển các khoản phải thu, Số ngày tồn đọng các khoản phải
thu, Số ngày của doanh thu chưa thu) là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để
thu hồi các khoản phải thu của mình.
Cách tính
Kỳ thu tiền bình quân =
360
Vòng quay các khoản phải thu
Nhóm 10 Trang 8
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
Ý nghĩa

Tương tự ý nghĩa số vòng quay khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào quy mô của DN và đặc thù của từng ngành nghề
SXKD. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phải thu càng nhanh,
cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn của DN càng cao.
1.2.3 Số vòng quay tài sản lưu động
Là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN qua việc sử
dụng tài sản lưu động. Tỷ số này được tính bằng cách lấy doanh thu trong một kỳ nhất
định chia cho giá trị bình quân của tài sản lưu động trong cùng kỳ. Giá trị bình quân tài
sản lưu động bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ.
Cách tính
Vòng quay TSLĐ =
Doanh thu thuần
Giá trị TSLĐ bình quân
Trong đó:
Giá trị TSLĐ bình quân =
TSLĐ đầu kì + TSLĐ cuối kì
2
Ý nghĩa
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp cũng như hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi
biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Việc sử dụng tài sản lưu động
đạt hiệu quả có cao hay không biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn của doanh
nghiệp nhanh hay chậm. Tài sản lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng
tài sản lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Chỉ tiêu vòng quay tài sản lưu động phản ánh trong một năm tài sản lưu động của
doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản lưu động bình quân
trong năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
1.2.4 Số vòng quay tài sản cố định
(Hệ số quay vòng tài sản cố định) là một trong những tỷ số tài chính đánh giá khái quát
hiệu quả sử dụng tài sản, ở đây là tài sản cố định, của doanh nghiệp.

Cách tính
Nhóm 10 Trang 9
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
Vòng quay TSCĐ =
Doanh thu thuần
Giá trị TSCĐ ròng bình quân
Trong đó
Giá trị TSCĐ bình quân =
TSCĐ ròng đầu kì + TSCĐ ròng cuối kì
2
Ý nghĩa
Số vòng quay tài sản cố định là nó cho biết 1 đồng giá trị bình quân tài sản cố định
thuần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu số vòng quay tài sản cố định
lớn, có thể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng vốn.
1.2.5 Số vòng quay tổng tài sản
(Hay gọi tắt là Số vòng quay tài sản) là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất
hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Cách tính
Vòng quay tổng tài sản
=
Doanh thu thuần
Giá trị tổng tài sản bình quân
Trong đó
Giá trị tổng tài sản bình quân
=
Tổng tài sản đầu kì + Tổng tài sản cuối kì
2
Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.
1.3 Tỷ số quản lý nợ

1.3.1 Tỷ số nợ trên tài sản
(Hay Tỷ lệ nợ trên tài sản, Tỷ số nợ trên tổng tài sản, Tỷ số nợ D/A) là một tỷ số tài
chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp
Cách tính
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ
ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị
tổng tài sản trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp.
Tỷ số nợ trên tài sản = 100% x Tổng nợ
Nhóm 10 Trang 10
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
Tổng tài sản
Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tạo ra từ vốn
đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá
nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự
chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy
tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này
mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn
kinh doanh, mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó
với tỷ số bình quân của toàn ngành.
1.3.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, Tỷ số nợ D/E, Tỷ số
D/E) là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp.
Cách tính
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ
ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn
chủ sở hữu trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Tổng nợ
x 100%
Giá trị vốn chủ sở hữu
Vì vốn chủ sở hữu (E) bằng tổng tài sản (A) trừ đi tổng nợ (D), nên:
D/E = D / (A - D) = 1 / [(A - D) / D] = 1 / (A/D - 1) = D/A / (1 - D/A)
1.3.3 Tỷ số khả năng trả lãi
(Hay Tỷ số trang trải lãi vay) là một tỷ số tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi
nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản mà công ty đã vay.
Cách tính
Tỷ số khả năng trả lãi =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Chi phí lãi vay
Ý nghĩa
Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1
thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh
doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay.
Nhóm 10 Trang 11
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không
cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao.
1.3.4 Tỷ số khả năng trả nợ
(Hay Hệ số trả nợ vay, Hệ số năng lực trả nợ, đôi khi viết tắt là DSCR từ các chữ cái
đầu của cụm từ tiếng Anh Debt service coverage ratio) là tỷ số giữa tổng các nguồn để trả
nợ và số nợ đến hạn phải trả tại một thời điểm nhất định. Đây là tỷ số được sử dụng để
đánh giá khả năng trả nợ nói chung của doanh nghiệp.
Cách tính
Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy tổng của Giá vốn hàng bán, khấu hao, và lợi
nhuận trước thuế và lãi (EBIT) rồi chia cho tổng của nợ gốc và chi phí lãi vay.
Tỷ số khả năng trả nợ =
Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT

Nợ gốc + Chi phí lãi vay
Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao
nhiêu đồng có thể sử dụng được. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư vào dự án của doanh
nghiệp đặc biệt quan tâm. Nói chung đến thời điểm trả nợ, nếu tỷ số này > 1 thì có thể nói
là khả năng trả nợ của công ty là khá tốt, về mặt lý thuyết hệ số này càng cao cho thấy khả
năng trả nợ của doanh nghiệp các tốt. Tuy nhiên nếu hệ số này cao quá có thể cho thấy
thực trạng rằng việc quản lý và luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp là chưa tốt.
1.4 Tỷ số sinh lời
1.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
(Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ
số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ
giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty.
Cách tính
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi
nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu thuần trong kỳ. Đơn vị tính là %.
Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu thuần đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh
doanh của công ty.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Nhóm 10 Trang 12
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
Doanh thu thuần
Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này
mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng
lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi

theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số
bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay
tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính
thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
1.4.2 Tỷ số sức sinh lợi căn bản là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng sinh lợi
của doanh nghiệp mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.
Cách tính
Tỷ số này được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) trong một thời kỳ
nhất định chia cho giá trị bình quân tổng tài sản cùng kỳ của doanh nghiệp. Lợi nhuận
trước thuế và lãi có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tính ra
bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế cộng với chi phí lãi vay.
Tỷ số sức sinh lợi căn bản =
Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT)
x 100%
Giá trị bình quân tổng tài sản
Ý nghĩa
Tỷ số này thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp có
mức thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Tỷ số mang giá trị
dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm
là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.
1.4.3 Tỷ số ROA (Return on Assets )
Còn được gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số
quay vòng của tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, là một tỷ số tài chính dùng để đo
lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp
Cách tính
Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của
doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho
bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng
Nhóm 10 Trang 13
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân

hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản
được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chính vì lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị
bình quân tài sản doanh nghiệp.
ROA =
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
x100%
Bình quân tổng giá trị tài sản
Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh thu chia
cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản, nên còn cách tính
tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa, đó là:
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng tài sản
Ý nghĩa
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho
thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm
ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của
doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của
doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh
doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh
doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so
sánh cùng một thời kỳ.
1.4.4 Tỷ số ROE (Return on Equity)
Còn được gọi là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay Tỷ suất thu nhập của vốn cổ
đông hay Chỉ tiêu hoàn vốn cổ phần của cổ đông. Là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh
lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần.
Cách tính
Lợi nhuận trong tỷ số này là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo kết quả
kinh doanh của công ty cổ phần, tính trong một thời kỳ nhất định (1 tháng, 1 quý, nửa
năm, hay 1 năm) gọi là kỳ báo cáo. Còn vốn cổ phần trong tỷ số này là bình quân vốn cổ
phần phổ thông (common equity).

ROE =
Lợi nhuận ròng
x100%
Bình quân vốn cổ phần phổ thông
Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu thuần thì bằng tỷ suất lợi nhuận biên, vì doanh
thu thuần chia cho giá trị bình quân tổng tài sản thì bằng số vòng quay tổng tài sản, và vì
Nhóm 10 Trang 14
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
bình quân tổng tài sản chia cho bình quân vốn cổ phần phổ thông thì bằng hệ số đòn bẩy
tài chính, nên còn có công thức tính thứ 2 như sau:
Tỷ số lợi huận
trên vốn chủ
sở hữu.
=
Tỷ suất lợi
nhuận biên
x
Số vòng
quay tổng
tài sản
x
Hệ số đòn
bẩy tài hính
Mặt khác, vì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bằng tỷ suất lợi nhuận biên nhân với
số vòng quay tổng tài sản, nên:
ROE = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính
Ý nghĩa
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của
công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là
công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.

Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh.
Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính
xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành,
hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài
sản (ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy
tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc
huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty
phải trả cho các cổ đông
1.5 Tỷ số tăng trưởng
1.5.1 Tỷ số lợi nhuận giữ lại
Tỷ số lợi nhuận giữ lại (hay Hệ số tái đầu tư, Tỷ lệ tái đầu tư) là một tỷ số tài chính để
đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế cho tái đầu tư của doanh nghiệp. Tỷ số này
chính bằng lợi nhuận giữ lại chia cho lợi nhuận sau thuế.
Tỷ số lợi nhuận giữ lại =
Lợi nhuận giữ lại
Lợi nhuận sau thuế
Nhóm 10 Trang 15
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết cứ trong 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp giữ
lại bao nhiêu đồng để tái đầu tư. Tỷ số càng lớn tức là doanh nghiệp tái đầu tư càng mạnh.
1.5.2 Tỷ số tăng trưởng bền vững
Tỷ số tăng trưởng bền vững là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng tăng trưởng
của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận.
Cách tính
Tỷ số này có thể tính ra bằng cách lấy lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp trong một kỳ
nhất định chia cho vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. Công thức như sau:
Tỷ số tăng trưởng bền vững = 100% x
Lợi nhuận giữ lại
Vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt
được nếu không tăng vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, đối với một số công ty CP có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán, nếu
nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu của những công ty này, ngoài việc phân tích các tỷ số
tài chính nêu trên, họ còn đặc biệt chú ý đến một loại tỷ số tài chính thứ 6 nữa đó là tỷ số
thị trường
1.6 Tỷ số giá trị thị trường
1.6.1 Tỷ số P/E
(Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, viết tắt của cụm từ Price to Earning Ratio) là
là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá
cổ phiếu ở chợ chứng khoán) và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu tư sẵn
sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Cách tính
Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanh
nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần
mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó.
Tỷ số P/E =
Giá thị trường một cổ phiếu
Thu nhập bình quân trên một cổ phần
Vì:
Thu nhập bình quân trên một cổ phần =
Tổng thu nhập trong kỳ
Tổng số cổ phần
Nên cũng có thể tính tỷ số P/E theo cách sau:
Nhóm 10 Trang 16
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
Tỷ số P/E =
Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu
Tổng thu nhập trong kỳ

Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng cao hoặc
giá trị trường của cổ phiếu thấp, và ngược lại.
Ý nghĩa:
Tính toán tỷ số P/E thường trên cơ sở số liệu của công ty trong vòng một năm. Tuy
nhiên, do lợi nhuận của công ty chịu tác động của nhiều yếu tố, nên có thể lên cao, xuống
thấp bất thường, nên hệ số P/E cũng có thể thay đổi bất thường giữa các năm. Vì vậy, các
nhà đầu tư thường không chỉ dựa vào duy nhất P/E trong một năm khi ra quyết định đầu
tư mà còn xem xét cả P/E trong nhiều năm trước, hay so sánh P/E của công ty này với
công ty khác trong cùng ngành hay trong cùng nền kinh tế.
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong
quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng
quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá
thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và
được tính như sau:
P/E = P/EPS
Trong đó:
+ Giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời
điểm hiện tại
+ Thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho
các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay
nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu
một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo
chí.
Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu AAA
không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp
lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự
với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá
của loại cổ phiếu AAA.
Nhóm 10 Trang 17

Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu: Đây là phần lợi
nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị
trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh
nghiệp, được tính bởi công thức:
EPS =
Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi
lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình
quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy
nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số
cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức
cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ
phiếu đang lưu thông.
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu.
Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng
của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income)
trong công thức tính trên.
Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần
hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân
bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể
lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần
hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn
hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản
phân tích tài chính và các chỉ số khác.
1.6.2 Tỷ số M/B (giữa giá thị trường và giá trị sổ sách).
Tỷ số M/B so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu (Market value) với giá trị sổ sách
hay mệnh giá cổ phiếu (Book value). Công thức xác định tỷ số này như sau:
Tỷ số M/B =
Trong đó

Nhóm 10 Trang 18
Giá trị thị trường của cổ phiếu
Mệnh giá cổ phiếu
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
Mệnh giá cổ phiếu = vốn chủ sở hữu/số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Ý nghĩa của giá trị sổ sách chính là số tiền thực sự được đưa vào hoạt động sản xuất
kinh doanh tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp và giá trị gia tăng cho nền kinh tế; ý nghĩa
của giá thị trường là mức độ kỳ vọng của công chúng vào khả năng tạo ra tiền trong tương
lai của doanh nghiệp; và tỷ số M/B thể hiện lợi nhuận mà một đồng tiền thực tạo sẽ phải
gánh cho M/B đồng kỳ vọng. Đây cũng là tỷ số đo lường tốc độ tăng trưởng giá trị của
một công ty.
2. Phân tích các tỷ số tài chính của công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng
Đông từ năm 2009 đến 2011.
Để giúp các bạn nắm rõ hơn về các nhóm tỷ số trên, nhóm đưa ra ví dụ dựa trên bảng
cân đối kế toán và báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bóng đèn Phích
nước Rạng Đông – RAL từ 2008 đến năm 2011
Bảng 1: Báo cáo kết quả HĐKD của Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông –
RAL (Đơn vị: 1000.000đ)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
1. Doanh thu thuần 837445 1050814 1362815 1747686
Giá vốn hàng bán 608610 829253 1076732 1300170
Lợi nhuận gộp 228853 221579 286083 447516
2.Tổng chi phí hoạt động 184014 177399 243882 372749
Chi phí
tài chính
55598 43412 75902 128711
Chi phí lãi vay 41905 31760 49035 104430
Chi phí bán hàng 83529 99067 125398 153971
Chi phí quản lí DN 44887 34920 42582 90067
3.Doanh thu hoạt động TC 3686 4374 6147 7156

4. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 48507 48554 48348 81923
Lợi nhuận khác 398 47 704 -1907
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 48906 48601 49052 80016
Chi phí thuế TNDN - 12155 12270 20004
5. Lợi nhuận sau thuế 48906 36445 36781 60012
Nhóm 10 Trang 19
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán
Phần tài sản 2008 2009 2010 2011
A : Tài sản ngắn hạn ( lưu
động)
689078 712662 814869 1084795
1.Tiền và các khoản tương
đương tiền
49712 129159 39664 161857
2. Các khoản đầu tư TC ngắn
hạn
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 188717 76178 103489 100481
4. Hàng tồn kho 444489 494260 659792 815116
5. Tài sản ngắn hạn khác 6160 13065 11924 7341
B. Tài sản cố định và đầu tư dài
hạn
1.Tài sản cố định 205203 261836 279139 276160
Khấu hao TSCĐ 177662 208827 251016 269935
2. Các khoản phải thu dài hạn - 72389 72389 31744
3. các tài sản dài hạn khác 879 2426 3613 7252
Tổng tài sản 895160 1049313 1170010 1399951
Nợ và vốn chủ sở hữu
A .Nợ phải trả 477979 618725 736402 942603

1.Nợ ngắn hạn 433826 573956 669043 885899
2. Nợ dài hạn 44153 44769 67377 56704
B. Vốn chủ sở hữu 417181 430588 433509 457438
Tổng nguồn vốn 895160 1049313 1170010 1399951
2.1. Tỷ số thanh khoản:
Từ số liệu của 2 bảng trên, ta tính được các chỉ số thanh khoản từ 2009-2011
Chỉ số 2009 2010 2011
Chỉ số thanh khoản hiện thời 1.24 1.22 1.22
Chỉ số thanh khoản nhanh
0.38 0.23 0.3
+ Từ năm 2009 đến năm 2011, chỉ số thanh khoản hiện thời của công ty RAL luôn lớn
hơn 1, nghĩa là công ty có đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn
hạn sắp đáo hạn. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn chưa an toàn bởi vì còn thấp và có xu hướng
giảm, trong tương lai có thể đe dọa đến khả năng thanh khoản của công ty
Nhóm 10 Trang 20
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
+ Từ năm 2009 đến năm 2011, chỉ số thanh khoản nhanh của công ty RAL luôn nhỏ
hơn 1 và ở mức thấp. Điều này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một công ty
không lành mạnh hay là công ty không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các
khoản nợ ngắn hạn. Chỉ số này thấp bởi vì tài sản ngắn hạn phụ thuộc lớn vào hàng tồn
kho. Vì vậy, cần phải rất cẩn trọng khi đầu tư vào công ty này.
2.2. Tỷ số hiệu quả hoạt động:
Từ số liệu 2 bảng trên, ta tính được các chỉ số hiệu quả hoạt động từ 2009-2011
Chỉ số 2009 2010 2011
Bình quân hàng tồn kho 469374.5 577026 737454
Vòng quay hàng tồn kho 1.77 1.87 1.76
Số ngày tồn kho 203 192 204
Các khoản phải thu bình quân 132447.5 89833.5 101985
Vòng quay các khoản phải thu 7.9 15.2 17.1
Kì thu tiền bình quân 45.5 23.7 21

Tài sản lưu động bình quân 700870 763765.5 949832
Vòng quay tài sản lưu động 1.5 1.78 1.84
Tài sản cố định bình quân ròng 233519.5 270487.5 277622.5
Vòng quay TSCĐ 5 5.04 6.3
Tổng giá trị tài sản bình quân 972236.5 1109661.5 1284980.5
Vòng quay tổng tài sản 1.08 1.23 1.36
+ Từ bảng kết quả ở trên, ta có thể thấy số vòng quay hàng tồn kho không ổn định qua
3 năm. Vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 1.87 (vòng/năm), tăng 6% so với năm 2009,
số vòng quay tăng cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho nhanh hơn năm
trước. Sang năm 2011,Vòng quay hàng tồn kho là 1.76 (vòng/năm), giảm 6% so với năm
2010, Số vòng quay hàng tồn kho giảm khá nhanh chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng khá
chậm và ứ đọng hàng hóa nhiều.
+ Cũng giống như chỉ số vòng quay hàng tồn kho, chỉ số ngày tồn kho cũng không ổn
định từ 2009-2011. Năm 2010 số ngày tồn kho giảm 11 ngày so với năm 2009, nhưng
sang năm 2011, số ngày tồn kho tăng 12 ngày so với năm 2010, chỉ số này tăng chứng tỏ
doanh nghiệp ứ đọng hàng hóa nhiều.
Nhóm 10 Trang 21
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
+ Từ kết quả bảng trên, vòng quay các khoản phải thu của cong ty RAL luôn tăng qua
các năm, đặc biệt năm 2010 tăng 92% so với năm 2009, năm 2011 tăng 13% so với năm
2010. Vòng quay hàng tồn kho tăng phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành
tiền mặt là nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, cần xem xét chỉ số này
với các công ty cùng ngành để tránh bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang
tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn.
+ Qua kết quả tính toán trên ta có thể nhận xét tình hình thu hồi nợ từ khách hàng của
công ty phích nước Rạng Đông ngày càng thuận lợi. Số ngày thu tiền bình quân giảm dần
qua các năm, từ 45.5 ngày năm 2009 giảm xuống 23.7 ngày năm 2010 tương ứng giảm
92%. Năm 2011 là 21 ngày tương ứng giảm 12.8% so với năm 2009.
+ Vòng quay tài sản lưu động từ năm 2009-2011 luôn tăng qua các năm. Năm 2010 là
1.78 tăng 0.28(vòng/năm) so với năm 2009. Năm 2011 đạt 1.84 tăng 0.06

(vòng/năm) Chỉ số này tăng chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của doanh
nghiệp cao.
+ Từ kết quả tính toán trên, ta thấy vòng quay tài sản cố định tăng dần qua các năm.
Đặc biệt là năm 2011 đạt 6.3 (vòng/năm) nghĩa là cứ 1 đồng giá trị tài sản cố định có thể
tạo ra 6.3 đồng doanh thu trong 1 năm , tăng 25% so với năm 2010. Chỉ số này tăng phản
ánh hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp này ngày càng tốt.
+ Nhìn chung chỉ số vòng quay tổng tài sản tăng dần từ năm 2009 đến năm 2011
Chứng tỏ hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp là cao, cần tiếp tục phát triển.
Năm 2010 là 1.23 (vòng/năm) nghĩa là cứ 1 đồng tài sản tạo ra 1.23 đồng doanh thu ,tăng
14% so với 2009. Năm 2011 là 1.36 ( vòng/ năm) nghĩa là cứ 1 đồng tài sản tạo ra 1.36
đồng doanh thu, tăng 10.6% so với 2010.
2.3. Tỷ số quản lí nợ:
Từ hai số liệu 2 bảng trên, ta tính được các chỉ số quản lí nợ:
Chỉ số 2009 2010 2011
Tỷ số nợ trên tài sản 59% 63% 57%
Tỷ số nợ trên vốn CSH 140% 170% 200%
EBIT 80361 98087 184446
Tỷ số khả năng trả lãi 2.53 2 1.77
Nhóm 10 Trang 22
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
Giá vốn hàng bán+khấu hao+EBIT 940779 1217008 1503535
Nợ gốc+ chi phí lãi vay 650485 785437 1047033
Tỉ số khả năng trả nợ 1.4463 1.5495 1.436
+ Qua số liệu trên, tỷ số nợ trên tài sản nằm ở mức trung bình trên 50% qua các năm,
nghĩa là doanh nghiệp có mức nợ hợp lý, chỉ số này không quá cao chứng tỏ có sử dụng
hệ số nợ như một đòn bẩy tài chính, chỉ số này không quá thấp chứng tỏ các khoản nợ có
đảm bảo bằng tài sản.
+ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2009-2011 luôn ở mức cao. Năm 2011
chỉ số này là 200%, ta thấy được trong nguồn vốn của doanh nghiệp thì nợ chiếm chủ
yếu.

+ Qua kết quả tính toán trên, tỉ số khả năng trả lãi của doanh nghiệp luôn lớn hơn 1,
điều này chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi. Tuy nhiên, tỷ số này có xu
hướng giảm điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng trả lãi trong tương lai, vì vậy doanh
nghiệp cần có biện pháp cải thiện.
Tỉ số khả năng trả nợ của doanh nghiệp qua các năm luôn lớn hơn 1, điều này có thể
nói là khả năng trả nợ của công ty là khá tốt.
2.4. Tỷ số sinh lời:
Từ số liệu 2 bảng trên, ta tính được các chỉ số sinh lời từ 2009-2011
Chỉ số 2009 2010 2011
Tỉ số lợi nhuận trên doanh thu 3,5% 2.7% 3.4%
Chi phí lãi vay 31760 49035 104430
EBIT 80361 98087 184446
Tỉ số lợi nhuận sinh lời cơ bản 7.6% 7.2% 10.5%
Tỉ suất sinh lời trên tổng TS (ROA) 3.7% 3.3% 4.7%
Vốn CSH bình quân 423884.5 432048.5 445473.5
Tỉ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) 8.6% 8.5% 13.5%

+ Qua kết quả tính toán trên, tỉ số lợi nhuận ròng qua các năm luôn lớn hơn 0 nhưng
không ổn định, nghĩa là công ty kinh doanh có lãi nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty sự tăng trưởng không đều. Năm 2009 là 3.5% nhưng đến năm 2010
giảm còn 2.7%, năm 2011 tăng lên 3.4%.
Nhóm 10 Trang 23
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
+ Tỉ suất sinh lời cơ bản của công ty RAL luôn dương qua các năm. Điều này phản ánh
công ty luôn làm ăn có lãi. Từ năm 2009 đến 2011, chỉ số này có tăng nhưng không ổn
định. Năm 2010 là 7.2% giảm 0.4% so với năm 2009; năm 2011, chỉ số này tăng trở lại,
đạt 10.5%, nghĩa là cứ 1 đồng cứ một đồng doanh thu được tạo ra thì doanh nghiệp thu
đươc 0.105 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
+ Qua bảng trên, tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản trong giai đoạn 2009-2011 luôn
dương, chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả. Chỉ số này có tăng qua các năm nhưng

không ổn định. Năm 2010 là 3.3% giảm 0.4% so với năm 2009, năm 2011 là 4.7% tăng
1.4% so với năm 2010.
+ Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty phích nước Rạng Đông luôn
lớn hơn 0 qua các năm, điều này phản ánh công ty làm ăn có lãi. Chỉ số này tăng chứng tỏ
công ty làm ăn ngày càng hiệu quả, năm 2011 đạt 13.5% nghĩa là cứ 1 đồng vốn CSH thì
tạo ra 0.135 đồng lợi nhuận. chỉ số này cao hơn ROA, điều này nói lên là đòn bẩy tài
chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy
động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải
trả cho các cổ đông.
2.5. Tỷ số tăng trưởng :
Giả sử tỷ số lợi nhuận giữ lại là 0.3
2009 2010 2011
Lợi nhuận giữ lại 10934 11034 18004
Tỉ số tăng trưởng bền vững 2.5% 2.5% 3.9%
2.6 Tỷ số giá trị thị trường Đơn VT: 1.000đ
2009 2010 2011
Giá trị thị trường một CP 28.6 21.5 21.4
EPS 3.169 3.198 5.218
Tỷ số P/E 9.03 6.72 4.10
Giá trị sổ sách một CP 37.4 37.1 39.8
Tỷ số M/B 0.77 0.58 0.54
3. Các điểm lưu ý và hạn chế của tỷ số tài chính
3.1 Các điểm lưu ý
Nhóm 10 Trang 24
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích TCDN GVHD: TS.Nguyễn Hòa Nhân
Trên đây là một số các chỉ số tài chính cơ bản nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh
doanh cũng như khả năng tài chính và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Tuy
nhiên cần phải hết sức lưu ý rằng các chỉ số đứng một mình thì nó cũng không có nhiều ý
nghĩa. Các nhà phân tích khi sử dụng các chỉ số tài chính cần phải kết hợp với nhiều yếu
tố khác thí dụ như:

Chỉ số trung bình ngành: So sánh công ty với trung bình ngành là dạng so sánh phổ
biến hay gặp.
So sánh trong bối cảnh chung của nền kinh tế: Đôi khi cần phải nhìn tổng thể chu kỳ
kinh tế, điều này sẽ giúp nhà phân tích hiểu và dự đoán được tình hình công ty trong các
điều kiện thay đổi khác nhau của nền kinh tế, ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế suy
thoái.
So sánh với kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp : đây cũng là dạng
so sánh thường gặp. So sánh dạng này tương tự như phân tích chuỗi thời gian để nhìn ra
khuynh hướng cho các chỉ số.
3.2 Hạn chế của các tỷ số tài chính
Dưới đây là các hạn chế của chỉ số tài chính mà các nhà phân tích nên lưu tâm:
• Có nhiều công ty quy mô rất lớn, hoạt động đa ngành, thậm chí hoạt động trong
những ngành rất khác nhau, nên rất khó xây dựng và ứng dụng hệ thống các tỷ số bình
quân ngành có ý nghĩa đối với những công ty này.
• Lạm phát có thể là yếu tố ảnh hưởng xấu và làm sai lệch các thông tin tài chính được
ghi nhận trong trên các báo cáo tài chính khiến cho việc tính toán các tỷ số phân tích tài
chính trở nên sai lệch.
• Yếu tố thời vụ cũng làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty và khiến cho
các tỷ số tài chính có khuynh hướng thay đổi bất thường. Ví dụ, hàng tồn kho của doanh
nghiệp bán lẻ các dụng cụ học tập có thể cao trong mùa hè để chuẩn bị cung cấp cho
khách hàng vào năm học mới, nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho sẽ thấy công ty
có vẻ hoạt động kém hiệu quả.
• Các tỷ số tài chính được xây dựng và tính toán từ các báo cáo tìa chính nên mức độ
chính xác của nó phị thuộc rất lớn vào chất lượng và nguyên tắc thực hành kế toán. Thế
nhưng, nguyên tắc và thực hành kế toán lại có thể khác nhau giữa các công ty, các ngành
và các quốc gia, do đó, thực hành kế toán có thể làm sai lệch đi các tỷ số tài chính.
Nhóm 10 Trang 25

×