Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tiểu luận môn MARKETING NỘI DUNG (Content Marketing) - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CONTENT MARKETING THỜI GIAN 12 THÁNG CHO Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP SỮA CHUA UỐNG THỰC VẬT TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 75 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CONTENT
MARKETING THỜI GIAN 12 THÁNG CHO Ý
TƯỞNG KHỞI NGHIỆP SỮA CHUA UỐNG
THỰC VẬT TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

SVTH: NHÓM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG

ĐỀ TÀI:



XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CONTENT
MARKETING THỜI GIAN 12 THÁNG CHO Ý
TƯỞNG KHỞI NGHIỆP SỮA CHUA UỐNG
THỰC VẬT TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

DANH SÁCH NHÓM:

NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Body Mass Index

CPI

Consumer Price Index

F&B


Food and Beverage

FDI

Foreign Direct Investment

GDP

Gross Domestic Product

Gen Y

Generation Y

Gen Z

Generation Z

GNI

Gross National Income

HCM

Hồ Chí Minh

IMF

International Monetary Fund


OECD

Organization for Economic Cooperation and Development

VAT

Value-Added Tax

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4-1 phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp của YOSO ..........................................32
Bảng 4-2 Ma trận SWOT .............................................................................................. 37
Bảng 5-1 Hành trình khách hàng ...................................................................................44
Bảng 6-1 Content pillar và content angles ....................................................................48
Bảng 6-2 kế hoạch nội dung giai đoạn rumor ............................................................... 49
Bảng 6-3 Kế hoạch nội dung giai đoạn Tofu ................................................................ 51
Bảng 6-4 nội dung chi tiết giai đoạn Tofu .....................................................................52
Bảng 6-5 Kế hoach nội dung giai đoạn Mofu ............................................................... 56
Bảng 6-6 Nội dung chi tiết giai đoạn Mofu ...................................................................60
Bảng 6-7 Kế hoạch nội dung giai đoạn Mofu ............................................................... 61

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III và 9 tháng đầu năm 2023 ...............15
Hình 2 GNI Việt Nam từ 2015- 2022 và dự báo xu hướng đến 2023 ...........................16

Hình 3 Sơ đồ chu kỳ kinh tế ..........................................................................................17
Hình 4 Tốc độ tăng CPI bình quân tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước (%) ....18
Hình 5 Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 11/2023 so với tháng trước..................................19
Hình 6 Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động các quý năm 2021-2023.20
Hình 7 Dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam từ 2021-2028 ..........................................20
Hình 8 Thị trường tiêu dùng châu Á năm 2030 ............................................................23
Hình 9 Số lượng cơng bố khoa học của Việt Nam trên các tạp chí quốc tế giai đoạn
2018-2022 ......................................................................................................................25
Hình 10 Robot tự hành AMR và AGV ..........................................................................25
Hình 11 Logo thương hiệu YOSO .................................................................................28
Hình 12 Sản phẩm sữa chua uống thực vật YOSO .......................................................30
Hình 13 Timeline thực hiện content marketing .............................................................67

6


MỤC LỤC

BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN ................................................................................3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................4
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT DỰ ÁN .................................................................................10
1.1. Bối cảnh ..............................................................................................................10
1.2. Ý tưởng ...............................................................................................................10
1.3. Mục tiêu ý tưởng................................................................................................. 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG .......................................................................................13
2.1. Phân tích tổng quan ngành F&B và thị trường sữa chua uống Việt Nam ..........13
2.2. Môi trường kinh tế (PEST) .................................................................................13
2.2.1. Kinh tế ..........................................................................................................13

2.2.2. Tốc độ phát triển ..........................................................................................14
2.2.3. Chu kỳ kinh tế .............................................................................................. 17
2.2.4. Lạm phát.......................................................................................................18
2.2.5. Tỷ lệ thất nghiệp...........................................................................................19
2.3. Nhân khẩu học ....................................................................................................21
2.3.1. Dân số, mật độ dân số ..................................................................................21
2.3.2. Giới tính, độ tuổi ..........................................................................................22
2.3.3. Thu nhập .......................................................................................................22
2.4. Văn hố - xã hội ..................................................................................................23
2.5. Khoa học - Cơng nghệ ........................................................................................24
2.6. Chính trị - pháp luật ............................................................................................26
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU ......................................................28
3.1. Tên thương hiệu ..................................................................................................28
3.2. Logo ....................................................................................................................28
3.3. Slogan .................................................................................................................28
3.4. Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi ..................................................................28
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI .................................................................30
7


4.1. Sản phẩm ............................................................................................................30
4.1.1. Đặc tính ........................................................................................................30
4.1.2. Lợi ích sản phẩm ..........................................................................................30
4.1.3. Thiết kế, bao bì .............................................................................................30
4.1.4. Định giá ........................................................................................................31
4.1.5. Chất lượng ....................................................................................................31
4.2. Mức độ hấp dẫn của thị trường ...........................................................................31
4.2.1. Quy mô thị trường ........................................................................................31
4.2.2. Mức độ cạnh tranh .......................................................................................32
4.2.3. Phân tích đối thủ cảnh tranh trực tiếp ..........................................................32

4.2.4. Nguồn lực doanh nghiệp .............................. Error! Bookmark not defined.
4.2.5. Phân tích cơ hội (Ma trận SWOT) ............................................................... 36
CHƯƠNG 5: ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU ......................................................................39
5.1. Chân dung khách hàng .......................................................................................39
5.1.1. Phân đoạn thị trường (Segmentation) ..........................................................39
5.1.2. Thị trường mục tiêu (Targeting) ...................................................................42
5.1.3. Định vị (Positioning) ....................................................................................43
5.2. Insight .................................................................................................................44
5.3. Thông điệp ..........................................................................................................44
5.4. Hành trình khách hàng ........................................................................................44
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH NỘI DUNG .......................................................................48
6.1. Mục tiêu ..............................................................................................................48
6.2. Mơ hình content marketing .................................................................................48
6.3. Content Pillar ......................................................................................................48
6.4. Lập kế hoạch nội dung marketing ......................................................................49
6.4.1. Giai đoạn “Rumor” (1/1/2024 – 31/1/2024) ................................................49
6.4.2. Giai đoạn “Tofu” (1/2/2024 – 31/5/2024 .....................................................51
6.4.3. Giai đoạn “Mofu” (1/6/2024 - 30/9/2024) ...................................................56
6.4.4. Giai đoạn “Bofu” (1/9/2024 – 31/12/2024) .................................................61
CHƯƠNG 7: TIMELINE VÀ BUDGEt .......................................................................67
8


7.1. Timeline ..............................................................................................................67
7.2. Budget .................................................................................................................67
CHƯƠNG 8: DỰ BÁO VÀ KIỂM SOÁT ....................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................72

9



CHƯƠNG 1: TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Bối cảnh
Các vấn đề về sức khỏe hiện nay ngày càng được quan tâm tại Việt Nam đặc biệt là
sau đại dịch Covid-19 diễn ra. Vì vậy, chúng tơi muốn phát triển một dự án có thể hỗ
trợ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Trong quá trình nghiên cứu và
tham khảo các tài liệu, chúng tôi phát hiện vấn đề sức khoẻ về đường tiêu hoá là một
vấn đề đáng báo động. Theo số liệu thống kê từ Bộ Y Tế Việt Nam, trường hợp bệnh
nhân mắc bệnh ung thư đường tiêu hoá chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các trường hợp
mắc các bệnh ung thư. Tỷ lệ ung thư dạ dày chiếm 9,8% tương đương gần 18.000 ca
mắc mới và 15.000 người tử vong vì căn bệnh. Bên cạnh đó, ung thư đại trực tràng
cũng đứng thứ 5 tại Việt Nam về số ca mắc mới và gây tử vong (9% tương đương gần
17.000), xếp sau ung thư gan, ung thư phổi và ung thư dạ dày.
Những con số cho thấy sự đáng báo động, ngoài ra tình trạng mắc bệnh này khơng chỉ
xuất hiện ở người cao tuổi mà hiện nay có xu hướng trẻ hố, gây ảnh hưởng cả những
người trẻ tuổi từ những căn bệnh nhẹ như rối loạn tiêu hoá, trào ngược dạ dày, táo bón,
chướng bụng đến các căn bệnh nặng như viêm loét dạ dày, viêm ruột, hội chứng ruột
kích thích, ung thư,… Nguyên nhân là do nhiều yếu tố tác động như thói quen ăn uống
khơng cân bằng, chế độ làm việc, nghỉ ngơi không hợp lý, môi trường ô nhiễm. Chính
vì vậy, việc chăm sóc sức khoẻ chủ động và giữ gìn một hệ miễn dịch khỏe mạnh để
chống lại các tác nhân gây bệnh là vấn đề cần được ưu tiên.
1.2. Ý tưởng
Ý tưởng kinh doanh: Nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng của thực phẩm chức năng và
đồ uống lành mạnh trên thị trường, Đặc biệt, theo khảo sát do Kantar Singapore thực
hiện năm 2022, do ảnh hưởng sau thời gian dịch bệnh nên ý thức chú trọng sức khoẻ
của người Việt Nam tăng cao, có tới 83% người tham gia khảo sát chủ động tìm kiếm
các giải pháp tăng cường hệ miễn dịch và 82% tìm cách cải thiện sức khỏe bản thân nói
chung. Chúng tơi đề xuất ý tưởng kinh doanh sản phẩm sữa chua uống lên men từ thực
vật. Sản phẩm vừa hỗ trợ xây dựng hệ miễn dịch tốt, vừa đáp ứng được xu hướng tiêu
dùng hiện nay của người dân Việt Nam. Có thể nhận thấy, các sản phẩm hỗ trợ chăm

sóc sức khỏe hiện nay rất đa dạng và phổ biến từ các loại thực phẩm chức năng cho đến
các sản phẩm được tiêu dùng rộng rãi hơn như sữa tươi, yogurt, kombucha, trà thảo mộc,
sữa chua uống lên men. Đa số các sản phẩm sữa và chế biến từ sữa đều có nguồn gốc từ
sữa động vật, nên theo suy nghĩ của mọi người thì sữa chua ăn và sữa chua uống đều lên
men từ sữa động vật như dê, bị,… Tuy nhiên, sữa thực vật cũng có khả năng trở thành
sữa chua, đây là một khái niệm chưa được phổ biến tại thị trường Việt Nam.

10


Điểm khác biệt sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh: Sản phẩm sữa chua uống của
chúng tôi sử dụng hoàn toàn sữa thực vật và lên men theo quy trình nhất định, ít đường
hơn và bổ sung các chất béo lành mạnh cho cơ thể. Mặc dù trên thị trường sữa chua
uống lên men hiện nay đã có nhiều thương hiệu lớn và chiếm được thị phần nhất định
như Vinamilk (Sữa chua uống Susu, sữa chua lên men sống Probi), TH True Milk (sữa
chua uống TH true Yogurt), Nutifood (sữa chua uống men sống Nuti), Vinasoy (sữa chua
uống thực vật Veyo),… Chúng tôi vẫn đánh giá đây là thị trường có tiềm năng lớn, vì
nhóm đối tượng nhắm đến khác nhau và vẫn cịn có những khoảng trống trong ngành
thị trường sữa chua uống, vì đa số các thương hiệu lớn vẫn đang phát triển với dòng sữa
từ động vật. Tuy nhiên, yếu điểm của sữa chua từ động vật là chứa lactose, gây khó khăn
cho việc hấp thụ của những người có hệ tiêu hố yếu và theo một số chuyên gia cho
rằng, sữa động vật và các chế phẩm từ sữa động vật có thể gây ra mất cân bằng nội tiết
cơ thể. Ngược lại, sữa chua làm từ thực vật được đánh giá cung cấp nguồn dinh dưỡng
tốt không thua kém so với sữa chua lên men từ sữa động vật. Hơn nữa, sẽ khơng có
cholesterol và khơng có chất béo bão hồ nên có lợi hơn cho người dùng. Ngoài ra, xu
hướng “ăn lành”, bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật ngày càng phát triển trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng chính là cơ hội lớn cho sản phẩm sữa chua uống lên
men từ thực vật của chúng tơi. Dự đốn thị trường thực phẩm có nguồn gốc thực vật có
thể chiếm tới 7,7% thị trường protein toàn cầu vào năm 2030 theo báo cáo của
Bloomberg Intelligence.

Khách hàng mục tiêu: Khách hàng thương hiệu nhắm đến là nhóm người 25-40 tuổi,
thuộc thế hệ Gen Y, đặc biệt là nữ giới, đã có gia đình hoặc chưa có gia đình.. Gen Y
ngày càng có kiến thức hơn về việc ăn uống lành mạnh, bên cạnh đó là sự phát triển của
nền tảng mạng xã hội, truyền tải và khuyến khích hơn về các chế độ ăn sạch sống khỏe.
Năm 2019, YouNet Media đã có tổ chức cuộc thảo luận trên mạng xã hội để tổng hợp
các chế độ dinh dưỡng mà được nhiều người quan tâm nhất hiện nay, kết quả cho thấy
nhóm đối tượng tham gia các chế độ này nhiều nhất là ở 25-34 tuổi và phương pháp
Keto đứng đầu chế độ dinh dưỡng giảm cân được quan tâm nhất hiện nay, chiếm tới gần
61% thảo luận. Dấu hiệu cho thấy sự quan tâm ngày càng nhiều đến sức khỏe nói chung
và chế độ ăn lành mạnh ở nhóm đối tượng này nói riêng là cao hơn so với nhóm khác.
Nhóm có sự quan tâm thứ 2 là ở độ tuổi từ 18-24 tuổi, thế hệ khách hàng trong tương
lại, đây cũng sẽ là nhóm khách hàng phụ mà chúng tôi nhắm đến. Các chế độ này đều
được quan tâm nhiều hơn bởi nữ giới bởi vì Theo Tạp chí Y học Việt Nam nghiên cứu
và đánh giá rằng nguy cơ mắc bệnh tiêu hoá ở nữ giới sẽ cao hơn nam giới, nên họ sẽ
có xu hướng quan tâm nhiều hơn, ngồi ra cịn do giữ gìn vóc dáng và làm đẹp cơ thể.
1.3. Mục tiêu ý tưởng
Phát triển sản phẩm mới giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và xu
hướng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật trong tương lai. Bên cạnh đó, thị
trường kinh doanh ngành hàng vẫn cịn nhiều khoảng trống để có thể phát triển. Khuyến
11


khích, xây dựng cho cộng động hướng đến lối sống xanh và tích cực cũng là một trọng
những mục tiêu của dự án.

12


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG
2.1. Phân tích tổng quan ngành F&B và thị trường sữa chua uống Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang phục hồi nhanh chóng sau những ảnh hưởng của
đại dịch Covid-19 diễn ra vào năm 2020-2021, làm chậm các hoạt động kinh doanh trên
các ngành nói chung F&B nói riêng. Theo Mordor Intelligence dự đốn, trong giai đoạn
từ 2021-2026, thị trường F&B Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 8,65% mỗi năm. Chi
tiêu trong ngành chiếm tỷ trọng cao nhất ở mức 35% trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng
đối với người tiêu dùng. Theo BMI nhận định, thị trường F&B Việt Nam chính là một
trong những ngành hàng hấp dẫn nhất toàn cầu. Nền kinh tế ổn định, tốc độ kinh tế dự
kiến tăng trưởng 6% mỗi năm kể từ năm 2023, cùng với sự phát triển kinh tế là sự phát
triển về đời sống, ý thức về sức khoẻ, bên cạnh đó là mức thu nhập của người Việt ngày
càng tăng cao. Theo World Data Lab, tầng lớp trung lưu Việt Nam sẽ tăng thêm 4 triệu
người vào năm 2024 và 23,2 triệu người vào năm 2023. Đời sống thịnh vượng giúp
người dùng có xu hướng thoải mái hơn trong chi tiêu. Đây sẽ là yếu tố thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế và ngành hàng F&B tại thị trường nội địa, mở ra nhiều cơ hội cho
các nhà đầu tư.
Trong nhóm ngành cơng nghiệp, nhóm ngành sản xuất đồ uống là nhóm ngành có tốc
độ tăng trưởng cao nhất năm 2022, với doanh thu ghi nhận là cao hơn 77.5% so với quý
3/2017 (theo báo cáo ngành F&B tại Việt Nam năm 2022). Các sản phẩm sữa được kỳ
vọng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, thị trường sữa chua đang tăng trưởng với mức
trung bình là 8% và thị trường đồ uống dinh dưỡng tổng hợp là 14% trên năm. Dự báo
đến năm 2031, ngành công nghiệp sữa và các chế phẩm từ sữa mỗi năm sẽ tăng 12,4%.
Thị trường sữa chua sẽ ngày càng phát triển bởi những lợi ích mà nó đem lại như cải
thiện hệ miễn dịch, tiêu hoá khoẻ mạnh và nhu cầu về sữa chua sẽ được thúc đẩy hơn
nữa bởi các yếu tố như nhận thức về sức khỏe, giảm cân và sự quan trọng của việc sử
dụng các sản phẩm lành mạnh của người dân. Hiện tại, có khoảng 200 doanh nghiệp
đang hoạt động trên thị trường sữa (A Global), trong đó 40 doanh nghiệp sản xuất và
cung cấp. Doanh nghiệp trong nước chiếm 75% thị phần ngành và doanh nghiệp nước
ngoài chiếm 25%. Thị trường sữa trong nước do các doanh nghiệp hàng đầu nắm giữ
như Vinamilk, Nestle Việt Nam, Nutifood, Frieslandcampina và TH True Milk.
2.2. Môi trường kinh tế (PEST)
2.2.1. Kinh tế

Thế giới
Đa số các tổ chức quốc tế trên thế giới đều nhận định rằng nền kinh tế toàn cầu năm
2023 tăng nhẹ so với dự báo ước tính đưa ra vào đầu năm những con số vẫn thấp hơn so
với tốc độ tăng trưởng năm 2022 (Theo Tổng Cục Thống Kê). Cụ thể, theo Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) về kinh tế thế giới cập nhật tháng 7/2023, dự báo tăng trưởng kinh tế toàn
13


cầu đạt mức 3%, điều chỉnh tăng 0.2 điểm phần trăm so với dự báo tháng 4/2023. Cũng
theo IMF, lạm phát tồn cầu đã qua đỉnh nhưng vẫn cịn cao, dự kiến xuống còn 6,8%
vào năm 2023 (giảm 1,9% so với 2022) sau đó tiếp tục giảm xuống cịn 4,5% vào năm
2024. Nguyên nhân chính được cho là dẫn đến lạm phát giảm ở các quốc gia là do giá
hàng hóa quốc tế giảm và các chính sách thắt chặt tiền tệ. Trong bối cảnh kinh tế còn
nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine, làm phát cao kéo dài, cầu
tiêu dùng trên toàn cầu bị suy giảm. Thương mại thế giới dự kiến cũng sẽ có xu hướng
giảm từ 5.2% cịn 2.0% vào năm 2023, thấp hơn so với mức trung bình của giai đoạn
2000-2019 (4.9%). Về tỷ lệ thất nghiệp theo OECD nhận định là ở mức thấp và tỷ lệ
việc làm trống ở các nền kinh tế phát triển vẫn cao.
Việt Nam
Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 có sự bất lợi từ cả yếu tố bên ngoài và
bên trong. yếu tố bên ngoài đến từ chiến tranh, xung đột của các quốc gia, bên trong là
những xu hướng được dự báo cả về tích cực lẫn tiêu cực. Và việc phụ thuộc phần lớn
các sản phẩm như xăng, dầu; nguyên vật liệu nhập khẩu khiến nền kinh tế Việt Nam
chịu tác động không nhỏ. Cụ thể áp lực lạm phát cao trên thế giới đã dẫn đến tăng lãi
suất, nhu cầu tiêu dùng giảm gây tác động tiêu cực đến thương mại toàn cầu. Trong
tháng 9/2023, tổng kinh ngạch xuất khẩu của nước ta giảm 8,2% so với cùng kỳ năm
trước. Nền kinh tế không ổn định, cùng nhiều chính sách về thuế của Nhà nước khiến
các doanh nghiệp FDI đang dần rút lui khỏi thị trường Việt Nam. Chỉ trong 5 tháng đầu
năm 2023, có 84.040 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22,6% so với cùng kỳ
2022, trong đó ở lĩnh vực kinh doanh Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 32,8% đóng góp

7,4 điểm phần trăm.
2.2.2. Tốc độ phát triển
Mỗi quốc gia sẽ chọn chỉ số kinh tế tế chủ đạo khác nhau. Như hầu hết các quốc gia trên
thế giới Việt Nam chọn GDP làm chỉ tiêu để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế vì đó là chỉ
tiêu phản ánh tổng giá trị của tất cả sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra
của một nền kinh tế trong khoảng thời gian cụ thể. Ngồi ra, với mơ hình “Phát triển vì
con người” được Đảng và Nhà Nước lựa chọn trong quá trình phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế cịn được thể hiện
qua tiêu chí tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người (GNI/người). Trong những
năm gần đây, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gắn với phát triển bền vững trở
thành mục tiêu quan trọng của Việt Nam vì mức độ tác động của yếu tố này đến tốc độ
phát triển của nền kinh tế là không hề nhỏ.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (quý,
năm). Điều này có nghĩa trong GDP khơng tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch
14


vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP
biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một
quốc gia. Thơng thường, GDP nhìn dưới các góc độ khác nhau như thu nhập và mức
độ chi tiêu (sử dụng), cụ thể GDP sử dụng bao gồm 3 bộ phận: tích lũy tài sản; tiêu
dùng cuối cùng và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Hình 1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III và 9 tháng đầu năm 2023
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2023)

GDP Việt Nam quý III/2023 tăng khoảng 5,33% so với cùng kỳ năm 2022, mặc dù chỉ
cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng

được đánh giá tăng trưởng với xu hướng tích cực (tăng 3,28% trong quý I, tăng 4,05%
trong quý II và tăng 5,33% trong quý III). Trong đó, về sử dụng GDP quý III/2023 trong
tiêu dùng cuối cùng tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 40,56% vào tốc độ
tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,61%, đóng góp 44,92%; xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ tăng 2,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,42%; chênh lệch
xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 14,52%. Đặc biệt với khu vực dịch vụ,
GDP tăng 6,32% đóng góp 68,57% trong tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế,
15


riêng bán buôn và bán lẻ tăng 8,04% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,8 điểm phần
trăm.
Tổng thu nhập quốc dân (GNI)
Tổng thu nhập quốc dân (Gross National Income) là chỉ tiêu phản ánh kết quả thu nhập
lần đầu được tạo ra từ các yếu tố sở hữu của một quốc gia tham gia vào hoạt động sản
xuất trên lãnh thổ quốc gia đó hay ở nước ngồi trong một thời kỳ nhất định, thường là
một năm. GNI thường được sử dụng để đánh giá mức sống, mức thu nhập và sức khỏe
kinh tế tổng thể của một quốc gia hoặc để so sánh mức thu nhập giữa các quốc gia khác
nhau và đánh giá tác động của hoạt động kinh tế quốc tế đối với quốc gia đó.

Hình 2 GNI Việt Nam từ 2015- 2022 và dự báo xu hướng đến 2023
Nguồn: WorldBank (2022)

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WorldBank), thu nhập bình quân đầu
người (GNI/người) của Việt Nam năm 2022 đạt 4.010 USD và được xem là quốc gia
đang tiến sát đến ngưỡng khởi đầu của nhóm các nước thu nhập trung bình cao như mục
tiêu đến năm 2030 của Đảng và Nhà Nước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi (Foreign Direct Investment) là tổ chức kinh
tế có nhà đầu tư nước ngồi là thành viên hoặc cổ đơng. (Theo khoản 22 Điều 3 Luật

Đầu tư 2020). Từ thực tiễn, FDI tác động nhiều đến nền kinh tế thơng qua việc đóng góp
vào tăng GDP, hoạt động xuất khẩu, cải tiến cơng nghệ và nguồn lao động.
Đối với Việt Nam, FDI gắn với quá trình mở cửa nền kinh tế khi đạt được nhiều kết quả
đáng mong đợi. Riêng 2022, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỷ USD,
mức vốn FDI thực hiện đạt 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước, kỷ lục
trong giai đoạn 2016 - 2021.

16


Theo dự báo triển vọng kinh tế Việt nam quý IV/2023 của VNDIRECT Research công
bố cuối tháng 10/2023 cho thấy, dịng vốn FDI đã có sự chuyển biến tích cực trong quý
III/2023 khi vốn đăng ký mới tăng 43,2% và vốn FDI thực hiện tăng 5,2% so với cùng
kỳ. Đồng thời dự báo dòng vốn FDI giải ngân vào Việt Nam sẽ đạt mức cao vào cuối
2023, đóng góp lớn vào việc thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc được rót vốn FDI khơng thể tránh những ảnh hưởng tiêu cực bởi các
yếu tố như quy mơ dự án đầu tư cịn nhỏ, nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động không tuân
thủ pháp luật Việt Nam, sử dụng công nghệ kém
2.2.3. Chu kỳ kinh tế
Theo Paul A Samuelson, chu kỳ kinh tế (business cycle) là một sự dao động của tổng
sản lượng quốc dân, của thu nhập và việc làm thường kéo dài trong một giai đoạn được
đánh dấu bằng một sự mở rộng hay thu hẹp trên quy mô lớn trong hầu hết các khu vực
của nền kinh tế.
Các nhà kinh tế thường chia chu kỳ kinh tế thành hai giai đoạn chính: giai đoạn suy
thối và giai đoạn mở rộng, các đỉnh và đáy là giai đoạn chuyển hướng của chu kỳ, sự
đi xuống của một chu kỳ gọi là suy thoái - là một giai đoạn mà trong đó GDP thực tế
giảm xuống ít nhất trong hai quý liên tiếp - suy thoái bắt đầu tại một đỉnh và kết thúc tại
một đáy. Trong giai đoạn suy thoái cầu về lao động giảm làm thất nghiệp gia tăng, lợi
nhuận của doanh nghiệp giảm, giá chứng khoán thường sẽ giảm xuống khi các nhà đầu
tư cảm nhận được chu kỳ kinh tế đi xuống. Giai đoạn mở rộng là hình ảnh phản chiếu

của suy thối, mỗi nhân tố trên sẽ hoạt động theo chiều ngược lại. Khơng có hai chu kỳ
kinh tế nào hồn tồn giống nhau.

Hình 3 Sơ đồ chu kỳ kinh tế
Hiện tại chu kỳ kinh tế Việt Nam đang có sự chênh lệch đối với chu kì kinh tế của các
nước phát triển. Nếu các nước phát triển đang ở cuối chu kỳ phát triển với nguy cơ suy
thối rất lớn thì nền kinh tế Việt Nam đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trong
giai đoạn phục hồi. Điều đó có thể thấy được dựa vào các dấu hiệu sau:
GDP năm 2023 tăng trưởng chậm ở quý I nhưng dần tăng dần theo thời gian và đến quý
III, GDP đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với 2 quý đầu năm. Ngân hàng Nhà nước
17


thực hiện giảm lãi suất và thực hiện các mức hỗ trợ cho nền kinh tế (cung cấp nguồn
vốn rẻ cho ngân hàng thương mại, từ đó giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ tăng trưởng kinh
tế). Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa với nhiều cơng cụ như đẩy mạnh đầu tư
công, giảm thuế VAT và một số thuế khác để kích thích tiêu dùng và giảm gánh nặng tài
chính cho doanh nghiệp.
2.2.4. Lạm phát
Lạm phát (Inflation) được coi là hiện tượng lượng tiền lưu thông tăng vượt quá sự tăng
trưởng hàng hóa sản xuất ra. Hiện tượng này dẫn đến giá cả của hầu hết các hàng hóa
trong nền kinh tế khơng ngừng tăng lên. Khái niệm này được mô tả theo trường phái
tiền tệ bởi hai nhà kinh tế học Milton Friedman và John Keynes.
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI) được coi là một chỉ số để phản ánh
mức độ lạm phát và đây là chỉ số mà Việt Nam nói riêng thường được dùng để đo lường
lạm phát. Và mối quan hệ giữa CPI và lạm phát là tỷ lệ thuận. Đồng nghĩa với việc CPI
tăng kéo theo giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng. Điều này dẫn đến lạm phát tăng
nhưng khơng hồn tồn xuất phát từ sự thay đổi của CPI mà còn phụ thuộc vào những
yếu tố khác như chỉ số khử lạm phát (GDP deflator), chỉ số giá nhà sản xuất, chỉ số giá
bán lẻ…


Hình 4 Tốc độ tăng CPI bình quân tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2023)

Theo Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và
11 tháng đầu năm 2023 cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2023 tăng 3,46%
so với tháng 12/2022 và tăng 3,45% so với 11/2022. Bình quân 11 tháng 2023, lạm phát
cơ bản tăng 4,27%, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng CPI
bình quân chung. Những thay đổi chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã
hội thế giới, cụ thể là sự cạnh tranh của các nước lớn, chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn
cịn được duy trì, tổng cầu suy yếu, riêng lạm phát tồn cầu có xu hướng giảm dần sau
thời gian các nước đồng loạt tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cùng với giá năng lượng
giảm, nhưng vẫn ở mức cao đối với nhiều quốc gia.
18


Hình 5 Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 11/2023 so với tháng trước
Nguồn: GSO (2023)

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số
giá tiêu dùng tăng bao gồm: Nhóm thuốc và dịch vụ y tế (tăng 2,9%), Giáo dục (tăng
0,38%), Hàng hóa và dịch vụ khác (tăng 0,32%)... Riêng nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn
uống chỉ tăng 0,1%, không tác động quá lớn lên tình hình lạm phát Việt Nam.
Trước những yếu tố tích cực và tiêu cực tác động tới q trình kiểm sốt lạm phát 2023
của Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cũng có những dự báo tích cực về tình hình lạm
phát đến cuối năm 2023 vẫn nằm trong tầm kiểm sốt, có thể dễ dàng đạt mục tiêu CPI
tăng dưới 4,5%. Tuy nhiên, với tình hình lạm phát tăng nhanh và được ước tính vẫn ở
mức 3,46% nhưng sang đầu năm 2024 sẽ tăng mạnh lên 4,6-4,7%. Nguyên nhân do việc
chịu ảnh hưởng từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu: xăng dầu; hàng hóa, nguyên vật liệu
nhập khẩu… và các cuộc xung đột (Israel), lạm phát tại một số quốc gia như Mỹ…

2.2.5. Tỷ lệ thất nghiệp
Thất nghiệp là một hiện tượng tiêu cực trong kinh tế thị trường, khiến cho nguồn lực lao
động bị lãng phí và khơng được sử dụng hiệu quả, và nó tác động đến nền kinh tế thơng
qua thu nhập của cá nhân và nền kinh tế; tỷ lệ lạm phát thay đổi vì mức chi tiêu khơng
cao khi ở trong tình trạng thất nghiệp.

19


Hình 6 Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động các quý năm 20212023.
Nguồn: GSO

Ngày 29/9/2023, Tổng cục Thống kê đã công bố thông cáo báo chí tình hình lao động
việc làm q III và 9 tháng năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý
III/2023 là 2,3% và tăng 0,02 điểm phần trăm so với quý III/2022. Những con số phản
ánh có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn, cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
duy trì dưới 3% (quý III/2023 là 2,78%, quý II/2023 là 2,75%, quý III/2022 là 2,79%).

Hình 7 Dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam từ 2021-2028
Nguồn: The Global Economy

Đánh giá chung cho những năm qua thì năm 2023 được xem là sự khởi sắc của thị trường
khi tỷ lệ thất nghiệp đang ngày càng giảm dần so với những năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp
thấp, đời sống người dân được cải thiện nhiều hơn. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự
báo tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong những năm tới sẽ giảm, cụ thể là 2,06% vào
2024; 2,03% vào 2025; 2% vào 2026; 1,97% vào 2027 và 1,93% vào 2028. Tỷ lệ thất
nghiệp thấp cho thấy nền kinh tế đang phát triển mạnh hơn, đời sống người dân ổn định,
sức mua tăng lên, là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh và phát triển.
Nhận xét về môi trường kinh tế
Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện được sự phục hồi đáng kể

trong giai đoạn khủng hoảng, tuy nhiên dù được đánh giá tích cực, song tốc độ tăng
20



×