Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Full Giáo Trình Dược Liệu CAO ĐẲNG DƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.11 MB, 198 trang )

CHƯƠNG I

ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU
MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa, lịch sử của nền y học thế giới và trong nước,
gắn với mơn học.
2. Trình bày được vị trí của dược liệu trong nghành Y tế và trong nền kinh tế
quốc dân.
3. Phân tích được kỹ thuật thu hái, phơi sấy, chế biến, bảo quản dược liệu
4. Áp dụng được các phương pháp đánh giá để đánh giá một số dược liệu .
NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU
1. Định nghĩa môn học
Dược liệu học là môn học nghiên cứu về sinh học và hoá học những nguyên
liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc thực vật và động vật.
Nội dung mơn học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức bao gồm nguồn
gốc, thành phần hoá học, vi phẫu, tác dụng và công dụng của dược liệu; chủ yếu là xác
định được, chất lượng và hướng dẫn sử dụng dược liệu.
Dược liệu dùng có thể là tất cả các bộ phận của cây, con hoặc chỉ một vài bộ
phận. Những chất chiết ra từ cây con như tinh dầu, dầu mỡ, nhựa, sáp cũng thuộc
phạm vi dược liệu; theo quan niệm hiện nay thì mơn dược liệu khơng chỉ nghiên cứu
nguyên liệu thô mà nghiên cứu cả những tinh chất chiết ra từ dược liệu.
Ví dụ: Hoa hoè và Rutin; Ba gạc và Reserpin.
Là một trong những môn học chuyên mơn, mơn dược liệu có liên quan đến
những mơn học khác như: thực vật, hố hữu cơ, hố phân tích, dược lý, do đó học sinh
cần nắm chắc kiến thức của các môn học trên khi học môn dược liệu.
2. Lịch sử môn dược liệu
Vào thời kỳ tiền sử, con người phải kiếm cây cỏ và động vật hoang dại để làm
thức ăn, qua chọn lọc và thử thách, con người dần dần xác định được thực vật, động
vật nào ăn được hoặc không ăn được; tác dụng chữa bệnh của một số thực vật hoặc
động vật cũng được tình cờ phát hiện rồi kinh nghiệm được tích luỹ dần.


Theo tài liệu cổ cho biết khoảng 5000 năm trước công nguyên (TCN) người
Babilon đã biết tác dụng của nhiều cây, con làm thuốc. Theo tài liệu tìm được trong

3


ngôi mộ cổ ướp xác viết vào năm 1550 TCN thì người Ai cập thời đại xưa đã có trình
độ cao về ướp xác và biết dùng nhiều cây và con dùng làm thuốc.
Tên tuổi của một số thầy thuốc Hy lạp cổ được lịch sử ghi lại.
Hippocrat (460-370 TCN) được coi là tổ sư của nghành y dược, ngoài cơng
trình giải phẫu sinh lý, ơng cịn biết sử dụng hơn 200 cây thuốc. Lời tuyên thệ
“Hippocrat” ngày nay phản ánh sự quý trọng đối với người thầy thuốc Hy lạp đó.
Aristot (384-370 TCN) và học trị của ơng là Theophrat (370-287 TCN) đều là
các nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng những tài liệu này được ứng dụng nhiều trong lĩnh
vực nghiên cứu động vật - thực vật.
Dioscorid một nhà nghiên cứu về dược liệu sống vào thế kỷ thứ nhất trước công
nguyên đã viết tập sách “Dược liệu học” vào năm 78 TCN, ông đã mô tả hàng ngàn
cây có tác dụng chữa bệnh, trong đó có nhiều cây còn sử dụng cho y học hiện đại ngày
nay.
Còn có rất nhiều những người khác sống ở thời đó đến nay vẫn được tôn trọng
coi là bậc tiền bối của nghành dược học.
Với nền y học phương Đông, phải kể đến nền y học Trung Quốc, vào thời kỳ
Hoàng đế (2637 TCN) đã có sách nói về phương pháp chữa bệnh theo ngun lý đơng
phương đó là cuốn “Nội kinh”. Tuy vậy, phải đến năm 1596 cuốn sách mới thực sự
được cơng nhận có giá trị khoa học đó là “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân
biên soạn (1518 – 1593).
Dân tộc Việt Nam cũng có lịch sử về y dược học lâu đời, vào khoảng 4000 năm
TCN, thần nông * đã dạy cho dân sử dụng các loại ngũ cốc, thực phẩm và biết phân
biệt các loại cây cỏ có tác dụng chữa bệnh.
(* Thần nơng của người Việt cổ dạy dân trồng lúa nước (ông là vị thần của cư

dân phương Nam) là tổ tiên của vua Hùng. Thần nông sinh ra Đế Minh, Đế Minh sinh
ra Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân
sinh ra Vua Hùng.)
Vào thời kỳ Hồng Bàng (2879 TCN), Tổ tiên ta đã biết kết hợp một số dược
liệu (vỏ lựu, ngũ bội tử, cánh kiến) để nhuộm răng, đã có tập tục nhai trầu (Trầu, cau,
vôi) để bảo vệ răng và da dẻ hồng hào, biết uống chè vối cho dễ tiêu, dùng gừng hành,
tỏi để làm gia vị và phòng bệnh.
Dưới thời Nam Việt Giao chỉ, nhiều vị thuốc đã được phát hiện: Cau, Ý dĩ,
Long nhãn, vải, gừng, quế, trầm hương, sử quân tử, cánh kiến, mật ong, sừng tê giác.
Dưới thời Bắc thuộc, (207 TCN đến 905 TCN) người Trung Quốc đô hộ thường bắt
cống nạp các loại thuốc quý hiếm đem về nước họ và cũng trong thời kỳ này ta giao
lưu với Trung Quốc.

4


Dưới triều Ngô – Đinh – Lê – Lý, ta đã có nhiều thầy thuốc chuyên nghiệp chữa
bệnh cho dân và trong triều đình đã có tổ chức Thái y Viện, để chăm lo sức khoẻ cho
hoàng gia các vị danh y có tiếng vào đời Lý là Từ Đạo Hạnh - Nguyễn Minh Không.
Đến thế kỷ thứ 14 dưới đời nhà Trần (1225-1399) nền y dược học nước ta mới
được phát triển. Có mở khoa thi tuyển lựa lương y, viện Thái y tổ chức đi thu thập cây
thuốc và trồng thuốc. Dưới đây là những danh y có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo
vệ sức khoẻ nhân dân và xây dựng nền y dược học Việt nam.
Dưới triều Trần Anh Tơng (1293-1313) có Phạm Cơng Bàu ngồi nhiệm vụ ở
viện Thái y về nhà còn chữa bệnh cho dân đã cứu sống được cho rất nhiều người, ông
đề cao tinh thần trách nhiệm với tính mạng người bệnh, không phân biệt sang hèn;
bệnh nguy chữa trước, tận tuỵ phục vụ bệnh nhân, khơng quản ngại khó khăn ông đã
để lại tấm gương sang cho nền y học nước nhà.
Dưới đời Trần Dụ Tơng (1391) có Chu Văn An là một danh nho nổi tiếng đồng
thời cũng là một vị danh y. Ông biên soạn cuốn “Y học yếu giải tập chú di biên” thâu

tóm các nguyên nhân của bệnh, phân tích cơ chế bệnh lý với phương pháp chẩn đốn
và biện chứng luận trị, trong đó có ý thức tổ chức, lập bệnh án và phổ biến kinh
nghiệm. Sau khi tổng kết chữa khỏi trên 700 bệnh nhân, ông là người nghiên cứu để
xây dựng cơ bản cho nền y học của nước ta.
Tuệ Tĩnh, tên là Nguyễn Bá Tĩnh, quê ở Huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương.
Theo DS Trương Xn Nam thì ơng sinh vào năm 1330 mồ côi cha mẹ lúc 6 tuổi được
các nhà sư nuôi cho ăn học (ở chùa Hắc Triều) Năm 22 tuổi ông thi đậu Thái học (tiến
sĩ) không ra làm quan, ơng ở chùa đi tu với mục đích làm từ thiện và chữa bệnh giúp
dân. Năm 1385, ông bị bắt đi sang sứ nhà Minh ở Trung Quốc, ông chữa bệnh cho
Tống Vương Phi ( vợ vua Minh) khỏi bệnh sản hậu nên được phong là đại y thiền sư.
Ơng mất ở Trung Quốc khơng rõ năm nào. Khi còn ở trong nước, Tuệ Tĩnh nghiên cứu
cây cỏ Việt nam, sưu tầm những bài thuốc giản dị thường dùng trong dân gian, kết hợp
kinh nghiệm trị bệnh của Trung y xây dựng sự nghiệp có tính dân tộc sáng tạo trong
thời kỳ thuốc bắc thịnh hành, ông để lại hai tác phẩm có giá trị là “Hồng nghĩa giác tự
y thư” và “Nam dược thần hiệu”.
Tư tưởng chỉ đạo của Tuệ Tĩnh về đường hướng y học là “Nam dược trị nam
nhân” nghĩa là Dùng thuốc Nam chữa bệnh cho người Nam Việt.
Tóm lại, Tuệ Tĩnh là một đại danh y đã mở đường xây dựng nền y dược học
dân tộc của nước ta.
Dưới thời nhà Minh đô hộ (1400-1427) có chủ trương đồng hố dân tộc ta nên
thời kỳ này khơng có trước tác y học.
Những thế kỷ sau lại có nhiều danh y xuất hiện,

5


Thể kỷ 15 có Phan Phù Tiên, Nguyễn Trực.
Thế kỷ 16 có Hồng Đơn Hồ
Thế kỷ 17 có Lê Đức Vọng, Nguyễn Đạo An, Bùi Cơng Chính, Lý Cơng Tn.
Thế kỷ 18 có Nguyễn Quỳnh, Ngơ Lâm Đáp, Trịnh Đình Ngạn,, Hải Thượng

Lãn Ơng trong đó Hải Thượng Lãn Ơng là một đại danh y của nước ta.
Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) tên thực là Lê Hữu Trác sinh ra tại thôn Vân
Xá, lạng Liên Xá, Phủ Thượng Hồng, Tỉnh Hải Dương. Ông là một người nổi tiếng là
học giỏi thông minh văn thơ lỗi lạc. Song sống dưới thời vua Lê chúa Trịnh, ông chán
ghét chiến tranh, viện cớ về Hương Sơn nuôi mẹ. Vốn là người thông minh học rộng,
đọc sách thuốc ông thấy say mê và thấy làm nghề y là thiết thực lợi cho mình và giúp
ích cho đời nên ơng quyết chí học nghề thuốc. Sau mấy chục năm đúc kết kinh nghiệm
thực tiễn nghiên cứu sâu rộng kinh điển trung y kết hợp với y học cổ truyền dân tộc,
ông biên soạn trong 26 năm bộ sách thuốc Việt Nam “Hải Thượng y tôn tâm lĩnh” 28
tập gồm 66 quyển. Trước tác của ông được dùng để dạy y học và còn dùng phục vụ
chữa bệnh cho người dân đương thời. Ông đã phát huy chủ trương “Thuốc Nam chữa
bệnh cho người Nam” của Tuệ Tĩnh; sưu tầm nhiều vị thuốc mới phổ biến cho nhân
dân để mọi người tự chữa bệnh thông thường với cây nhà lá vườn sẵn có.
Hải Thượng Lãn Ơng đã trở thành nhà y học nổi tiếng của dân tộc ta. Nêu cao
đạo đức của người thầy thuốc soi sáng cho y học nước nhà với quan điểm nhân đạo và
thực tế đã được nhân dân coi là “Đại y tơn của Việt Nam”.
Dưới thời Tây Sơn (1788-1802) vì chiến tranh liên miên, tình hình y dược học
ít được đổi mới, nổi lên có tiến sĩ Nguyễn Gia Phan biên soạn cuốn “ Liệu dịch
phương pháp toàn tập”.
Danh y Nguyễn Quang Tuân biên soạn cuốn “La khê phương dược” gồm 13
cuốn và cuốn “Kim ngọc quyển” viết bằng chữ Nơm ghi nhiều phương thuốc gia
truyền.
Dưới triều Nguyễn, có Trần Nguyệt Phương viết cuốn “Nam Bang thảo mộc”,
trong đó viết nhiều cây thuốc sử dụng theo kinh nghiệm.
Dưới thời Pháp thuộc (1885-1945) thực dân Pháp tổ chức nền y tế theo lối Tây
y thay thế Đông y, tuy vậy thời kỳ này có nhiều tập sách có giá trị.
Ngồi tác giả người Việt, các tác giả người Pháp cũng có biên soạn một số sách
viết về cây thuốc ở Đông Dương như: A. petolot biên soạn cuốn “Những cây thuốc của
Campuchia, Lào và Việt Nam”.
Từ cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến nay Đảng và nhà nước ta rất quan tâm

đến việc kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại đã có nhiều thành tựu cống
hiến cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Quân và dân ta đã tận dụng

6


nguồn dược liệu sẵn có ở địa phương để bào chế thuốc men tự túc đáp ứng nhu cầu
phòng và chữa bệnh. Nhiều tài liệu về cây thuốc được biên soạn, điển hình là cuốn
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” do giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi biên soạn hiện
nay đã tái bản lần thứ 10 có giá trị trong nước và cả nước ngoài, hiện đã có ấn bản
bằng tiếng Anh. Do có cơng đóng góp cho ngành Y tế, năm 1997 GS.TS Đỗ Tất Lợi
đã được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Nhiều tổ chức y dược học cổ truyền được thành lập như : Viện nghiên cứu
Đông y, viện y dược học dân tộc, viện dược liệu Việt Nam, hội đông y Việt
Nam....Nhiều chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước nói về phương châm kết hợp y học cổ
truyền với y học hiện đại, trên cơ sở đó thúc đẩy y học cổ truyền và ngành dược hiện
đại không ngừng phát triển như ngày nay.
3. Vị trí của dược liệu trong ngành y tế và nền kinh tế quốc dân
Thuốc phòng bệnh và chữa bệnh hầu hết được điều chế từ 2 nguồn: dược liệu
và hoá dược. Riêng dược thảo theo thống kê của tổ chức y tế thế giới con số lên đến
20.000 lồi, khơng chỉ các nước Á đơng mà các nước phương Tây cũng tiêu thụ số
lượng lớn dược liệu. Ở các nước phát triển, 1/4 số thuốc kê trong đơn đều có chứa hoạt
chất từ thảo mộc. Trong những năm gần đây, xu hướng trên thế giới dùng thuốc thảo
mộc tự nhiên (không tách hoạt chất) ngày càng nhiều. Chỉ tính riêng thị trường châu
Âu cũng lên tới 2,3 tỷ USD. Nhiều biệt dược Đông dược của Trung Quốc được tiêu
thụ mạnh ở các nước châu Âu, gần đây nước ta cũng có một số mặt hàng Đơng dược
xuất khẩu có tín nhiệm ở thị trường nước ngồi.
Dược liệu là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc bán tổng hợp một số hoá
dược. Chỉ riêng nhu cầu bán tổng hợp các thuốc steroid hàng năm thế giới cần khoảng
100.000 tấn củ mài có chứa diosgenin.

Nhiều hoạt chất quan trọng như: Quinin, morphin, emetin, strychnin... đều phải
chiết ra từ dược liệu mà chưa thể đi bằng con đường tổng hợp.
Dược liệu cịn mở đường cho hố dược phát triển. Ví dụ: Ephedrin là hoạt chất
có trong cây ma hồng. Dược liệu này đã được sử dụng cách đây 4000 năm, y học hiện
đại mới biết cách đây vài thế kỷ, bắt chước thiên nhiên, hoá dược đi bằng con đường
tổng hợp để có ephedrin.
Hiện nay người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu các chất có cấu trúc mới từ dược liệu
rồi từ đó bán tổng hợp các dẫn chất có tác dụng điều trị hiệu quả hơn. Ví dụ: Từ năm
1950 đến 1980, sau khi thử tác dụng chống ung thư của 40.000 loài thảo mộc người ta
đã phân lập được một số hoạt chất có tác dụng chữa ung thư.
Đối với nước ta, dược liệu có một vị trí quan trọng. Nước ta nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 25 0C, độ ẩm cao tạo điều kiện cho cây cối

7


phát triển. Rừng chiếm 2/30 diện tích, hệ thực vật phong phú , đa dạng. Nước ta có
khoảng 20.000 lồi trong đó có trên 1000 lồi làm thuốc. Có một số vùng có độ cao
trên 1000m như Sapa- Đà Lạt, Tam Đảo...nên thuận lợi cho việc di nhập một số cây
như: Actiso, dương địa hoàng. Bờ biển nước ta dài trên 3200 km chạy dài từ Bắc vào
Nam nên có nhiều hải sản quý dùng làm thuốc. Nếu biết tận dụng khai thác, nghiên
cứu nuôi trồng một cách hợp lý sẽ có nhiều đóng góp cho ngành dược và phát triển
kinh tế nước nhà.
Về kinh tế, Nhà nước xếp cây thuốc vào loại cây công nghiệp cao cấp cần được
phát triển. Hàng năm, các công ty dược liệu cấp I và cấp II, gần đây cả các công ty tư
nhân đã khai thác nhiều mặt hàng có giá trị để sử dụng trong nước và xuất khẩu như:
hoa hoè, quế, sa nhân, dừa cạn, các loại tinh dầu như: tinh dầu hồi, tinh dầu tràm, tinh
dầu bạc hà, tinh dầu sả...
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác phát triển, nuôi trồng và khai thác
dược liệu thể hiện qua báo cáo chính trị của Ban chấp hành TƯ Đảng “ một nhiệm vụ

cấp bách là khai thác mọi khả năng sẵn có trong nước nhằm tạo cho được các nguồn
dược liệu, tích cực xây dựng cơng nghiệp dược phẩm và sản xuất thiết bị y tế tạo mọi
điều kiện để sớm khắc phục tình trạng thiếu thuốc kể cả con đường xuất để nhập”
Qua đó càng thấy rõ vai trò quan trọng của dược liệu trong ngành y tế và nền y
tế quốc dân
II.THU HÁI, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU
1. Thu hái dược liệu
Dược liệu có chất lượng tốt hay xấu chủ yếu là do hàm lượng hoạt chất chứa
trong dược liệu nhiều hay ít. Hoạt chất của dược liệu thay đổi bởi nhiều yếu tố như:
trồng trọt, thu hái, phơi sấy, bảo quản, đặc biệt là vấn đề thu hái. Nếu thu hái đúng
nguyên tắc thì hàm lượng hoạt chất có trong dược liệu đạt mức tối đa. Trong mỗi dược
liệu có thể có nhiều hoạt chất khác nhau, hàm lượng của mỗi hoạt chất có thể tuỳ theo
mùa, theo chu kỳ phát triển của cây. Nếu ta thu hoạch đúng thời gian thì sẽ nhận được
dược liệu có chứa hoạt chất tối đa. Ví dụ: Bạc hà, hàm lượng tinh dầu (Menthol) đạt
tối đa lúc cây bắt đầu ra hoa, thu hoạch lúc trời nắng
Với cây canhkina, hàm lượng alkaloid trong vỏ cây tăng theo thời gian phát
triển của cây và đạt tối đa vào năm thứ 7.
Sau đây là nguyên tắc chung quy định thời kỳ thu hoạch cho từng bộ phận của
cây.
1.1. Rễ và thân rễ: nên thu hoạch vào thời kỳ mùa thu hoặc mùa đơng. Lúc đó, rễ và
thân rễ chứa nhiều hoạt chất nhất. Song cũng có trường hợp đặc biệt như rễ bồ công

8


anh cần thu hái vào giữa mùa hè vì lúc đó ở rễ mới có nhiều hoạt chất cần cho việc
chữa bệnh.
Rễ và thân rễ nói chung có thể đào vào lúc ẩm ướt vì sau đó vẫn phải rửa sạch
đất cát trước khi phơi sấy hoặc chế biến.
1.2. Vỏ cây: thường thu hoạch vào mùa xuân, thời kỳ này nhựa cây hoạt động mạnh,

nhiều hoạt chất, vỏ dễ bóc. Đơi khi có thể thu hái vào mùa thu khi cây sắp tàn lụi.
1.3. Lá và ngọn cây: Thường thu hái cho thời kỳ cây quang hợp mạnh nhất, đặc biệt là
thời kỳ cây bắt đầu ra hoa, không nên hái khi quả và hạt đã chín.
1.4. Hoa: Phải hái lúc trời nắng ráo, hái trước hoặc đúng lúc ra hoa, thụ phấn; trừ vài
trường hợp như hoa hoè hoặc đinh hương (hái khi chưa nở hoa, còn ở trạng thái nụ)
1.5. Quả: Thu hoạch tuỳ theo từng loại, có loại hái khi quả đã già như tiểu hồi, sà
sàng; có khi hái trước khi quả chín như quả mở, hồ tiêu; cũng có khi hái quả cịn xanh
thì hoạt chất nhiều, khi chín thì hoạt chất thấp.
1.6. Hạt: Thu hái khi quả chín già. Riêng đối với loại quả tự mở khi chín, thì thu hái
vào thời điểm quả bắt đầu chín.
1.7. Thân cây: Thu hái khi cây bắt đầu ra hoa, cắt từ phía dưới lá tươi cuối cùng của
các bộ phận của cây trên mặt đất như thân, nhánh mang lá hoa (bỏ phần thân, nhánh
khơng cịn lá, gốc rễ.
Trên đây là một số nguyên tắc chung, tuy nhiên người làm công tác dược liệu
cần chú ý theo dõi sự thay đổi hàm lượng của hoạt chất, định thời gian thu hoạch để
được kết quả tốt nhất.
2. Ổn định dược liệu
Dược liệu có nguồn gốc thảo mộc thường chứa nhiều enzym như: enzym thuỷ
phân cắt các dây nối osid, enzym oxy hoá, enzym trùng hợp hoá… Người ta đã phân
lập được hàng trăm enzym khác nhau. Bản chất của enzym là protein hoặc có phần cơ
bản là protein. Tuy vậy, cấu trúc của chúng chưa được biết đầy đủ. Có thể nói enzym
là những chất xúc tác hữu cơ của các phản ứng xảy ra trong các tế bào thực vật và
động vật. Enzym tồn tại trong dược thảo sau khi thu hái sẽ hoạt động mạnh ở nhiệt độ
25oC đến 50oC, với độ ẩm thích hợp; chúng tác động lên các hoạt chất có tác dụng
chữa bệnh để chuyển thành các sản phẩm ít hoặc khơng có tác dụng chữa bệnh.
Với phương pháp làm khơ sẽ trình bày sau đây hoặc làm lạnh hoặc nghiền dược
liệu tươi với các hoá chất như amoni sulfat, natri clorid thường chỉ ức chế enzym.
Chúng sẽ hoạt động trở lại khi có điều kiện thích hợp. Để phá huỷ enzym, làm cho
chúng không hoạt động trở lại người ta đề ra các phương pháp gọi là phương pháp ổn
định.


9


2.1 . Phương pháp phá hủy enzym bằng cồn sôi:
Cách làm như sau: Cắt nhỏ dược liệu tươi thả từng ít một vào cồn 95 o đang sôi.
Lượng cồn dùng thường gấp 5 lần lượng dược liệu. Sau khi đã cho hết dược liệu lắp
ống sinh hàn đứng và giữ cho cồn sôi 30-40 phút, để nguội gạn lấy cồn. Dược liệu đem
giã nhỏ và chiết kiệt lần 2. Như vậy ta có một dung dịch cồn hoặc cao sau khi bốc hơi
cồn chứa các hoạt chất của cây tươi.
2.2 . Phương pháp dùng nhiệt ẩm:
-

Hơi cồn:

Dùng nồi hấp cho vào ít cồn 95 o xếp dược liệu trên các vỉ chồng lên nhau, vỉ
dưới cùng nằm trên mặt cồn, vỉ trên cùng được đậy bằng nón kín sao cho cồn khi đọng
lại không nhỏ lên dược liệu. Đậy nồi vịi thốt để ngỏ. Đun nhanh và dẫn hơi cồn ra xa
lửa bằng một ống dẫn. Sau khi đã xả hết khơng khí, đóng vịi lại làm tăng áp suất và
giữ vài phút ở 1,25 atmophe. Để nguội mở nồi lấy dược liệu ra làm khô. Phương pháp
này cho ta dược liệu có màu sắc đẹp, thành phần hố học giống dược liệu tươi.
-

Hơi nước:

Cách tiến hành như trên nhưng thay cồn bằng hơi nước và giữ ở nhiệt độ 105110oC trong vài phút. Phương pháp này hay dùng với dược liệu dày, cứng như rễ, vỏ,
thân, hạt; nhưng có nhược điểm tinh bột biến thành hồ, protein bị đông lại do đó sau
khi làm khơ dược liệu có trạng thái sừng làm cho việc chiết xuất hoạt chất khó khăn.
2.3 . Phương pháp dùng nhiệt khô:
Phương pháp này được sử dụng từ lâu để chế biến chè xanh bằng cách sao để

phá huỷ enzym, ngược lại muốn chế chè đen thì để cho enzym hoạt động. Ở quy mơ
cơng nghiệp, người ta ổn định bằng cách thổi một luồng gió nóng 80-110 oC có khi cịn
nóng đến 300oC trong một thời gian ngắn đi qua dược liệu. Phương pháp này khơng
hồn hảo vì trong mơi trường khơ enzym khó bị phân huỷ. Ngồi ra vì do làm nóng
nhanh nên tạo ra xung quanh dược liệu một lớp mỏng khô phía ngồi làm cho việc làm
khơ dược liệu bị khó khăn, hơn nữa một vài chất trong dược liệu cũng bị biến đổi như
protein bị vón, tinh dầu bị bay hơi, đường bị caramen.
Đó là một số phương pháp chính để phá huỷ enzym đảm bảo cho hoạt chất trong
dược liệu sau khi làm khô được giữ nguyên vẹn như khi cịn tươi.
Tuy nhiên cũng có trường hợp người ta cứ để enzym tồn tại hoạt động để làm
tăng lượng hoạt chất mong muốn để chữa bệnh. Ví dụ: muốn làm tăng lượng diosgenin
trong nguyên liệu người ta ủ nguyên liệu tươi trong nước.
3. Làm khô dược liệu
Làm khô dược liệu nhằm mục đích để bảo quản dược liệu khỏi bị nhiễm nấm
mốc, nhiễm vi khuẩn, khỏi bị tác động của enzym, hạn chế các biến đổi hố học có thể

10


xảy ra trong dược liệu, như: thuỷ phân, oxy hoá, đồng phân hóa, trùng hợp hóa... Dược
liệu khơ sẽ dễ xay nghiền và vận chuyển thuận lợi. Làm khô liên quan đến 2 yếu tố là
nhiệt độ và thông hơi. Tuỳ theo yêu cầu của mỗi dược liệu mà nhiệt độ và thời gian
phơi sấy được khống chế.
3.1 . Phơi: Có hai cách phơi:
- Phơi dưới ánh nắng mặt trời: thông thường dược liệu được trải trên các tấm
liếp đặt cao khỏi mặt đất vừa để tránh lẫn đất cát vừa để thống khí cả 2 mặt. Trong
q trình phơi thường xuyên đảo, thời gian phơi có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày
tuỳ theo lượng nước chứa trong dược liệu và tuỳ theo thời tiết.
Cách phơi này đơn giản ít tốn kém nhưng có một số nhược điểm như bị động
bởi thời tiết, nhiễm bụi, thu hút ruồi nhặng với dược liệu có đường, một số hoạt chất

trong dược liệu có thể bị biến đổi bởi tia tử ngoại
- Phơi trong bóng râm: Dược liệu trải mỏng trên các liếp hoặc buộc thành bó
nhỏ rồi treo hay vắt theo hình chữ X trên các sợi dây thép. Việc làm khơ được để
trong nhà xung quanh khơng có vách. Phơi trong râm thường áp dụng với dược liệu là
hoa để bảo vệ màu sắc hoặc các dược liệu chứa tinh dầu.
3.2. Sấy: là biện pháp tuy tốn kém song có lợi ở chỗ khơng bị động bởi thời tiết, rút
ngắn thời gian làm khô, bảo vệ dược liệu khỏi bị ảnh hưởng bởi tia tử ngoại, làm khô
nhanh làm giảm tác động của enzym tới hoạt chất có trong dược liệu.
Khác với phơi, sấy phải thực hiện trong buồng kín có lỗ thơng hơi, nhiệt độ của
lị sấy có thể điều chỉnh thay đổi từ 30-80oC lúc khởi đầu khơng nên để nhiệt độ q
cao vì sẽ tạo ra lớp mỏng khơ bao ngồi dược liệu ngăn cản sự bốc hơi nước của lớp
bên trong. Điều kiện thông hơi thường dùng quạt hút cũng phải theo dõi để vừa đủ đẩy
hết khơng khí bão hồ hơi nước khỏ buồng sấy, đối với các loại củ, rễ hoặc thân rễ
thường thái mỏng hay đập dập để dễ khô.
Hiện nay với dược liệu người ta hay thiết kế buồng sấy kiểu hầm thông: thiết bị
cung cấp nhiệt được đặt ở một đầu buồng sấy và ở dưới thấp, quạt gió hút ở đầu đối
diện và phía trên cao. Trong hầm thơng có các đường ray để các xe mang các khay sấy
chứa dược liệu di chuyển dễ dàng. Các khay xếp chồng lên nhau có khoảng cách ở
giữa vừa đủ để khơng khí lưu thơng dễ dàng. Lúc bắt đầu sấy người ta đặt xe ở đầu lối
vao đối diện với nguồn cung cấp nhiệt sau đó đẩy xe thứ 1 lên rồi xe thứ 2 và cứ tiếp
tục tiến hành như vậy. Điều chỉnh nhiệt độ và để thời gian khi xe tới gần lị nhiệt thì
dược liệu đã khơ và cho ra khỏi lị sấy.
3.3. Làm khơ trong tủ sấy ở áp suất giảm:
Dược liệu được đặt trong tủ sấy có cửa đóng kín có nhiệt kế để theo dõi nhiệt
độ và đồng hồ đo áp suất. Tủ được nối với máy hút chân không. Nhờ sấy ở điều kiện

11


áp suất giảm nên thời gian sấy nhanh và có thể sấy ở nhiệt độ thấp (25-40 oC) Phương

pháp này không thực hiện được với khối lượng dược liệu lớn, thường dùng làm khô
một số cao thuốc hoặc sấy dược liệu quý mà hoạt chất dễ bị hỏng bởi nhiệt độ.
3.4. Đông khô:
Đây là phương pháp làm khô bằng cách cho tinh thể nước đá thăng hoa. Muốn
vậy trước hết cho nguyên liệu được làm lạnh thật nhanh ở nhiệt độ rất thấp (-80 oC) để
nước chứa bên trong nguyên liệu kết tinh nhanh ở dạng tinh thể nhỏ. Nguyên liệu được
giữ ở nhiệt độ thấp trong q trình đơng khơ và được đặt trong buồng kín có nối với
máy hút chân không. Nước ở thể rắn trong nguyên liệu sẽ thăng hoa trong điều kiện áp
suất rất giảm (10-5mmHg). Với phương pháp đơng khơ ngun liệu có thể làm khô
tuyệt đối, các hoạt chất không bị bay hơi cũng được bảo vệ nguyên vẹn, các enzym bị
ức chế nhưng có thể hoạt động trở lại ở điều kiện bình thường, cấu trúc của các mô
cũng không bị biến đổi. Phương pháp đông khô thường chỉ dùng để làm khô một số
dược liệu quý như nọc rắn, sữa ong chúa hoặc trong phịng thí nghiệm để nghiên cứu
dược liệu chứa những chất dễ bị biến đổi.
4. Chọn lựa đóng gói và bảo quản dược liệu
4.1. Chọn lựa:
Việc chọn lựa mặc dầu đã được thực hiện trong quá trình thu hái. Tuy nhiên sau
khi sấy khô nhất thiết phải chọn lại dược liệu trước khi đóng gói đưa ra thị trường để
đảm bảo dược liệu đạt tiêu chuẩn quy định. Một số quy định thường được đề ra là:
- Tạp chất bao gồm các tạp chất hữu cơ (Rơm, rác, vật lạ khác...) hoặc vô cơ
(đất, cát...)
- Các bộ phận khác không phải bộ phận quy định được dùng (lá lẫn với cành, rễ
lẫn với thân....)
- Màu sắc, mùi vị
- Tỷ lệ vụn nát
- Nhiều mối mọt
Công việc chọn lựa chủ yếu bằng tay, có thể dùng dụng cụ hoặc máy móc đơn
giản như rây có các cỡ mắt khác nhau, quạt gió...
4.2. Đóng gói:
Mục đích của đóng gói là bảo vệ dược liệu về mọi mặt trong thời gian vận

chuyển hay bảo quản.
Khi đóng gói cần theo đúng tiêu chuẩn về loại bao bì, kích thước, khối lượng,
hình dáng. Phải có nhãn ghi rõ: Tên dược liệu, khối lượng nguyên, khối lượng cả bì,
nơi sản xuất, số kiểm sốt. Nếu đóng gói nhỏ có thể dùng ngay thì trên nhãn ghi rõ cả
công dụng, cách dùng, liều dùng, hạn dùng.

12


4.3. Bảo quản:
Bảo quản dược liệu nhằm giữ hình thức và phẩm chất của dược liệu không bị
giảm sút.
Trong thời gian bảo quản, dược liệu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Nhiệt độ,
ánh sáng, độ ẩm, đặc biệt ẩm ướt là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng dược
liệu. Nếu dược liệu dễ hút ẩm phải đựng trong bao bì bằng nhựa tổng hợp hay bằng
sắt, đáy có để chất hút ẩm.
Muốn bảo vệ dược liệu tốt phải xây dựng kho chứa đúng quy cách. Xây dựng
bằng nguyên liệu chống cháy, kho phải mát, thống gió, khơ ráo (có hệ thống thơng
gió) giữa các giá phải có lối đi lại. Các dược liệu xếp theo từng khu vực để dễ tìm, dễ
kiểm sốt. Dược liệu độc như cà độc dược, ơ đầu, mã tiền... và các dược liệu có tinh
dầu như: hồi, quế, bạc hà... phải để riêng, định kỳ theo dõi nấm mốc, sâu bọ.
Khi dược liệu bị nấm mốc thì phải xử lý như rửa, lau nước hoặc lau cồn rồi
phơi sấy lại. Nếu nhiễm nặng thì loại bỏ.
Nếu dược liệu bị sâu mọt thì phương pháp tốt nhất là sấy ở 65 oC. Dược liệu với
số lượng ít và dễ bị sâu mọt thường đựng trong hộp hay thùng sắt kín và nhỏ xuống
đáy thùng một vài giọt chloroform.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ DƯỢC LIỆU
Đánh giá một dược liệu nghĩa là: Xác định dược liệu đó có đúng tiêu chuẩn quy
định khơng. Khi đánh giá dựa vào tiêu chuẩn nhà nước ghi trong Dược điển hoặc tiêu
chuẩn nghành.

Tiêu chuẩn của một dược liệu được quy định: đặc điểm bên ngoài, đặc điểm vi
học, thành phẩm và hàm lượng hoạt chất, tỷ lệ hoạt chất, độ tro, độ ẩm. Những tiêu
chuẩn đó được đề ra để đảm bảo chất lượng của dược liệu và có căn cứ để giao dịch
trên thị trường.
Có thể xếp các phương pháp đánh giá như sau:
1. Cảm quan
Phương pháp cảm quan là dùng giác quan của con người để đánh giá như nhìn
bên ngồi về hình dáng, kích thước, màu sắc, đối với một vài dược liệu phải bẻ ra để
quan sát bên trong. Mùi là đặc điểm của nhiều dược liệu chứa tinh dầu, nhựa. Vị có thể
ngọt như cam thảo, cỏ ngọt, long nhãn. Chua với dược liệu chứa acid hữu cơ. Đắng
với dược liệu chứa alcaloid, glycosid. Cay như ớt, gừng, hạt tiêu....
2. Sử dụng kính hiển vi
Phương pháp này bao gồm soi vi phẫu và soi bột. Đây là phương pháp hay
dùng nhất để kiểm nghiệm dược liệu. Trong một vài trường hợp, phương pháp này lợi
hơn phương pháp hố học. Ví dụ: phân biệt các loại tinh bột. Một vài mảnh lá trúc đào

13


trong dạ dày tử thi được xác định dễ dàng bằng soi vi phẫu hơn là làm phản ứng tìm
oleandrosid.
Dùng kính hiển vi khơng chỉ xác định sự giả mạo mà cịn có thể ước lượng tỷ lệ
chất giả mạo căn cứ vào số lượng các đặc điểm nào đó của màu dược liệu so sánh với
màu đối chứng.
3. Phương pháp hố học
Phần lớn các dược liệu đều có thành phần hoạt chất xác định, các hoạt chất này
có thể cho các phản ứng màu đặc trưng. Người ta dựa vào đó để định tính và định
lượng. Đơi khi người ta dựa vào thành phần hố học khơng phải là hoạt chất chữa bệnh
nhưng lại đặc trưng cho dược liệu đó để đánh giá. ( Ta tìm hiểu trong các chương cụ
thể về sau)

4. Phương pháp vật lý
Trong nhiều trường hợp có thể phát hiện bị pha lẫn hay giả mạo bằng cách soi
mặt cắt dược liệu hay bột dược liệu dưới đèn phân tích tử ngoại. Có khi trước khi soi,
nhỏ lên bột dược liệu một vài loại thuốc thử (kiềm, acid...) Một số cao dược liệu cũng
cho màu sắc khác nhau các hoạt chất cũng vậy.
Ví dụ: Aconitin (lơ sáng), Berberin (vàng), Emetin (đỏ cam)...
Trong dung dịch oxy acid ngay dưới ánh sáng thường và rất rõ dưới ánh sáng tử
ngoại.
Việc ứng dụng các hằng số vật lý để đánh giá thường hay tiến hành đối với tinh
dầu, dầu béo và các hoạt chất.
 Tỷ trọng: (đặc biệt với tinh dầu và dầu béo)
Vi dụ: Tỷ trọng tinh dầu bạc hà ở 20oC là 0.890-0.922. Tỷ trọng của mật ong ở
20oC là khơng dưới 1.380.

α

 Góc quay cực riêng:
Đối với chất lỏng như tinh dầu, dầu béo thì: [α]D25 =

ldld

α x 100
Đối với hoạt chất rắn: [α]D25 =

lxc

α = góc quay cực đo được
l = bề dày lớp chất tính bằng decimet
d = tỉ trọng chất
c = nồng độ phần trăm của chất trong dung dịch

đo góc quay cực và tỷ trọng ở cùng nhiệt độ ví dụ ở đây là 25oC.

14


 Chỉ số khúc xạ:
đặc biệt với tinh dầu và dầu béo.
Ví dụ: chỉ số khúc xạ của tinh dầu hương nhu trắng ở 20oC = 1.510 – 1.528
 Nhiệt độ đơng đặc: Với tinh dầu và dầu béo.
Ví dụ: nhiệt độ đông đặc của tinh dầu hồi phải trên +15oC.
 Nhiệt độ nóng chảy:
Với sáp ong hoặc alcaloid, glycosid....
Ví dụ: nhiệt độ nóng chảy của sáp ong vàng là 62 – 66oC.
5. Xác định độ ẩm
Mỗi dược liệu thường được quy định một giới hạn độ ẩm nhất định: như Dược
điển II tập 3 quy định độ ẩm của lá thanh cao hoa vàng không quá 13%, quá độ ẩm đó
thì dược liệu dễ bị mốc. Song với việc định lượng hoạt chất cũng cần phải xác định độ
ẩm để quy hàm lượng so với dược liệu khô tuyệt đối.
Có thể xác định độ ẩm bằng cách sau:
- Sấy trong tủ sấy ở áp suất bình thường
- Sấy trong tủ sấy ở áp suất giảm (có máy hút chân khơng)
- Làm khơ trong bình hút ẩm với những chất hút nước mạnh như acid sulfuric
đậm đặc và áp suất giảm có máy hút chân khơng.
Hai cách sau thường áp dụng với dược liệu quý dễ bị hỏng bởi nhiệt độ và ta
cần thu hồi như sữa ong chúa, nọc rắn.
Với dược liệu chứa tinh dầu thì xác định độ ẩm bằng phương pháp cất lơi cuốn
đẳng phí, nghĩa là lôi cuốn nước bằng cách cất với một dung môi hữu cơ không trộn
lẫn được với nước nhưng lại cho với nước một hỗn hợp đẳng phí có nhiệt độ sôi ổn
định. Sau khi ngưng tụ và để nguội, nước được tách ra và đọc thể tích. Dung mơi hữu
cơ có thể dùng là xylen, toluen...

6. Định lượng tro
 Tro tồn phần:
Tro tồn phần là khối lượng cắn cịn lại sau khi nung cháy hồn tồn một dược
liệu. Để có thể so sánh được kết quả cần tiến hành trong điều kiện nhất định.
Ví dụ: Trong chén nung bằng sứ đường kính 35mm, sơ bộ đã đem nung đỏ, để
nguội và cân bì, đặt mẫu dược liệu đã cắt hoặc tán nhỏ (1-5gram) đã cân chính xác;
lúc đầu đốt nhẹ rồi tăng dần nhiệt độ để dược liệu cháy hết, cần theo dõi và điều chỉnh
nhiệt độ để tránh than khơng bị thốt ra khỏi miệng chén, đốt xong cho chén vào lò
nung ở nhiệt độ 500oC cho đến khi thu được khối lượng không đổi. Để tránh các dược
liệu hố gỗ tạo than khó đốt cháy, có thể ngừng nung rồi làm ẩm bằng nước cất hoặc

15


acid nitric đậm đặc rồi đem nung lại. Sau khi tro khơng cịn màu đen, người ta để
nguội trong bình hút ẩm rồi đem cân khối lượng.


Tro không tan trong acid hydrocloric:

Thêm vào tro toàn phần 5ml HCl 10% đậy chén nung bằng một mặt kính đồng
hồ và đem đun cách thuỷ trong 10 phút. Dùng 5ml nước cất rửa mặt kính đồng hồ.
Dùng nước rửa này pha lỗng dung dịch còn lại trong chén, lọc dung dịch qua giấy
lọc không tro, Rửa cắn và giấy lọc bằng nước cất nóng cho đến khi nước rửa khơng
cịn phản ứng của ion cloid nữa, chuyển giấy lọc có chứa cắn vào chén nung ở trên
sấy khô, đốt rồi nung ở nhiệt độ 500 oC cho đến khối lượng không đổi. Trừ trường hợp
đặc biệt như mộc tặc cho biểu thị chủ yếu là các cấu tạo bởi silicoxyd, do dược liệu
không làm sạch kĩ.
 Tro sulfat:
Tro sulfat là tro còn lại khi nhỏ acid sulfuric lên dược liệu và đem nung.

Phương pháp này cho kết quả ổn định hơn phương pháp tro tồn phần vì các carbonat
và oxyd được chuyển thành sulfat.
7. Phương pháp sắc ký
Đây là phương pháp rất hữu hiệu áp dụng để định tính, định lượng và chiết tách
các thành phần hoá học của dược liệu. Về cơ sở lý thuyết sắc ký sinh viên đã học ở
môn phân tích ở đây chỉ nhắc lại một số sắc ký hay áp dụng cho dược liệu là: sắc ký
cột, sắc ký giấy, sắc ký lớp mỏng và sắc ký khí.
LƯỢNG GIÁ:
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Mơn học dược liệu ra đời từ khi nào? Ai được coi là ông tổ ngành dược Việt Nam?
2. Dược liệu có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế quốc dân? Chúng ta nên có định
hướng như thế nào đối với sự phát triển dược liệu trong giai đoạn hiện nay?
3. Vì sao phải thu hái, chế biến, bảo quản dược liệu? Có những cách thu hái, chế biến
và bảo quản dược liệu nào?
4. Tại sao phải đánh giá dược liệu? Có những phương pháp đánh giá dược liệu nào?
Trả lời các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…):
5. Dược liệu học là môn học nghiên cứu về …. và ….. những nguyên liệu dùng làm
thuốc có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
6. Kể tên bốn phương pháp đánh giá dược liệu:
A. …
B. …

16


C. …
D. …
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai):
7. Người Ai Cập thời đại xưa đã có trình độ cao về ướp xác từ năm


A–B

1550 trước công nguyên.
8. Morphin được chiết suất ra từ dược liệu mà chưa thể đi bằng con

A–B

đường tổng hợp.
9. Rễ cây được thu hoạch vào thời kỳ thu hoặc đông.

A–B

10. Thân rễ được thu hoạch vào thời kỳ mùa xuân.

A–B

11. Rễ cây Bồ công anh được thu hái vào mùa thu.

A–B

12. Hoa sau khi thu hoạch phải phơi ngay dưới trời nắng để hoa

A–B

không bị thâm.

A–B
13. Để chế biến chè xanh người ta phải sao để cho Enzym hoạt động.
Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp

mà bạn lựa chọn:
14. Ai được coi là ông tổ của ngành dược cổ đại:
A. Tuệ Tĩnh
B. A. Petolot
C. Hippocrat
D. Hải Thượng Lãn Ông
15. Ai được nhân dân Việt Nam coi là “Đại y tôn của Việt Nam”:
A. Hải Thượng Lãn Ông
B. Tuệ Tĩnh
C. Đỗ Tất Lợi
D. Chu Văn An
16. Ephedrin được chiết xuất ra từ cây:
A. Dương địa hoàng
B. Ma hoàng
C. Cúc hoa vàng
D. Sừng dê hoa vàng
17. Bộ phận nào của cây được thu hái vào mùa xuân:
A. Quả
B. Thân rễ
C. Rễ

17


D. Vỏ cây
18. Thân cây thu hái vào thời kỳ:
A. Cây bắt đầu ra hoa
B. Khi quả chín
C. Lúc cây rụng lá
D. Cây bắt đầu nảy lộc

19. Phương pháp làm khô bằng cách cho tinh thể nước đá thăng hoa là:
A. Phơi
B. Làm khô trong tủ ở áp suất giảm
C. Sấy
D. Đông khô
20. Để ổn định dược liệu, người ta dùng:
A. 2 phương pháp
B. 3 phương pháp
C. 4 phương pháp
D. 5 phương pháp

18


CHƯƠNG II

DƯỢC LIỆU CHỨA NHỮNG HỢP CHẤT
ANTHRANOID
MỤC TIÊU
1. Trình bày được tính chất, đặc điểm cấu trúc của 3 nhóm anthranoid: nhóm
phẩm nhuộm, nhóm nhuận tẩy, nhóm dimer.
2. Trình bày được tính chất của anthranoid và định tính được anthranoid trong
dược liệu.
3. Trình bày được nguyên tắc chiết xuất anthranoid từ dược liệu, tác dụng sinh
học và công dụng của anthranoid.
4. Trình bày được nguồn gốc, thành phần hóa học, cơng dụng chính của các
dược liệu chứa anthranoid và hướng dẫn sử dụng được các dược liệu chứa
anthranoid..
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ANTHRANOID

Những hợp chất anthranoid nằm trong nhóm lớn hydroxyquinon. Những hợp
chất quinon cũng là những sắc tố, được tìm thấy chủ yếu trong ngành nấm, địa y, thực
vật bậc cao nhưng cũng cịn tìm thấy trong động vật.
Căn cứ vào số vịng thơm đính thêm vào nhân quinon mà người ta sắp xếp
thành benzoquinon, naphtoquinon, anthraquinon và naphtacenquinon hay còn gọi là
anthracyclinon (4 vòng). Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến nhóm anthraquinon hay
anthranoid. Khi tồn tại dưới dạng glycosid thì được gọi là anthraglycosid hay
anthracenosid. Cũng như các loại glycosid khác, anthraglycosid khi bị thuỷ phân thì
giải phóng ra phần aglycon và phần đường. Phần aglycon là dẫn chất 9, 10anthracendion. Vì trong tự nhiên hầu như chưa gặp các dẫn chất 1,2 hoặc 1,4anthracendion nên khi nói đến các dẫn chất anthraquinon trong tự nhiên thì người ta
hiểu rằng đó là những dẫn chất 9,10-anthracendion.
2. PHÂN NHĨM
2.1. Nhóm phẩm nhuộm
Những dẫn chất thuộc nhóm này có màu từ đỏ cam đến tía; trong cấu trúc có 2
nhóm OH kế cận ở vị trí  và  và hay gặp trong một số chi thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Ví dụ: alizarin = 1,2- dihydroxy anthraquinon; acid ruberythric = 2primeverosid của alizarin; Purpurin = 1,2,4- trihydroxyanthraquinon.

19


Purpurin

Alizarin

2.2. Nhóm nhuận tẩy
Những dẫn chất thuộc nhóm này thường có 2 nhóm OH đính ở vị trí 1,8 và ở vị
trí 3 thường là nhóm CH3, CH2OH, CHO hoặc COOH nên cịn được gọi là nhóm
oxymethyl-anthraquinon. Người ta hay gặp các dẫn chất có cùng cấu trúc, chỉ khác
nhau ở mức độ oxy hoá ở C3, trong cùng một lồi. Ví dụ trong đại hồng, chút chít,
thảo quyết minh thì có mặt cả 3 chất chrysophanol, aloe emodin, rhein.

Chrysophanol: R=CH3

Aloe emodin R=CH2OH
Rhein R=COOH

Những dẫn chất anthranoid khi ở trong thực vật có thể tồn tại dưới dạng oxy
hố (anthraquinon) hoặc dạng khử (anthron, anthranol). Nếu khử một trong 2 nhóm
chức aceton của anthraquinon sẽ cho dẫn chất anthron hoặc đồng phân hổ biến của
chất này là anthranol (dạng enol). Nếu khử tiếp thì dẫn đến dẫn chất dihydroanthranol.

Dạng khử có tác dụng xổ mạnh nhưng hay gây đau bụng, vì vậy một số dược
liệu chứa anthranoid phải để một năm sau khi thu hái mới dùng để dạng khử chuyển
thành dạng oxy hoá.

20


2.3. Nhóm dimer:
Một số dẫn chất anthranoid dimer do 2 phân tử ở
dạng anthron bị oxy hoá rồi trùng hợp với nhau tạo
thành dianthron hoặc tiếp đến các dẫn chất
dehydrodianthron ví dụ sự tạo thành hypericin là chất có
trong cây Hypericum perforatum, có tác dụng kháng
khuẩn dùng chữa viêm dạ dày, ruột, răng, miệng.
Một số ví dụ khác là các chất: ararobinol (có trong
cốt khí muồng và trong các lồi Rumex spp.), sennosid
A,B,C (có trong phan tả diệp) hoặc rheidin A, B, C (có
hypericin
trong đại hồng).
Khi tạo thành dimer nếu 2 nửa phân tử giống nhau thì gọi là homodianthron ví
dụ arabinol, sennosid A, B; nếu 2 phân tử khơng giống nhau thì gọi là heterodianthron
ví dụ sennosid C, rheidin A.


Sennosid A, B
Trong khi chi Cassia người ta còn gặp một số dimer dạng dianthraquinon như
cassianin, cassiamin.

Cassianin

3. TÍNH CHẤT VÀ ĐỊNH TÍNH (chủ yếu nhóm nhuận tẩy)
-

Những dẫn chất anthraquinon đều có màu từ vàng, vàng cam đến đỏ.

21


Dễ thăng hoa nên có thể lợi dụng tính chất này để định tính bằng cách làm vi
thăng hoa anthraquinon trên lam kính rồi soi tinh thể qua kính hiển vi, sẽ thấy hình
kim màu vàng.
Ở thể glycosid dễ tan trong nước, cịn thể tự do (aglycon) thì tan trong ether,
chloroform và một số dung môi hữu cơ khác.
OH ở vị trí α thì có tính acid yếu hơn ở vị trí β do tạo dây nối hydro với
nhóm carbonyl nên các dẫn chất chỉ có OH α thì chỉ tan được trong dung dịch NaOH.
Các dẫn chất có OH β nhưng khơng có nhóm COOH trong phân tử thì tan được trong
dung dịch NaOH và carbonat. Các dẫn chất có nhóm COOH thì tan trong dung dịch
NaOH, carbonat, và cả hydrocarbonat.
Dẫn chất oxyanthraquinon mà có ít nhất một nhóm OH α thì cho màu với Mg
acetat trong cồn, ngồi ra màu đậm nhạt cịn phụ thuộc vào các nhóm OH khác, nếu là
dẫn chất 1,2- dihydroxy thì cho màu tím, 1,4-dihydroxy thì cho màu tía, cịn 1,6 và 1,8
màu đỏ cam.
Dẫn chất có 1,4- dihydroxy sẽ có huỳnh quang trong dung dịch acid acetic.

Ngoài ra các dẫn chất này còn cho màu xanh dương rõ với H2SO4.
Các dẫn chất thuộc nhóm nhuận tẩy khi ở trong dung dịch kiềm tạo phenolat
có màu đỏ và dưới ánh sáng U.V (365nm) cho huỳnh quang tím hoặc đỏ nâu. Dựa vào
tính chất này để định tính (phản ứng Borntraeger): lấy một ít bột dược liệu cho vào
ống nghiệm, thêm dung dịch H2SO4 25%, đun nhẹ để thuỷ phân glycosid (nếu có) ra
dạng aglycon. Đối với một số dẫn chất anthranol ví dụ barbaloin
4. CHIẾT XUẤT
-

Muốn chiết xuất glycosid, dùng cồn ethylic hoặc cồn methylic hoặc hỗn hợp
cồn - nước. Muốn chiết phần aglycon, thuỷ phân bằng acid sau đó chiết bằng ether
hoặc chloroform.
5. TÁC DỤNG SINH LÝ VÀ CÔNG DỤNG
Các dẫn chất anthraglycosid, chủ yếu là các β-glucosid dễ hoà tan trong nước,
không bị hấp thụ cũng như bị thuỷ phân ở ruột non. Khi đến ruột già, dưới tác dụng
của β-glucosidase của hệ vi khuẩn ở ruột thì các glycoside bị thuỷ phân và các dẫn
chất anthraquinon bị khử tạo thành dạng anthron và anthranol là dạng có tác dụng tẩy
xổ, do đó có thể giải thích lý do tác dụng đến chậm sau khi uống thuốc. Dạng genin thì
bị hấp thu ở ruột non nên khơng có tác dụng.
Do tác dụng làm tăng nhu động ruột nên với liều nhỏ các dẫn chất 1,8dihydroxyanthraquinon dưới dạng heterosid giúp cho sự tiêu hoá được dễ dàng, liều
vừa nhuận, liều cao xổ. Thuốc tác dụng chậm, 10 giờ sau khi uống mới có tác dụng. Vì
cịn có tác dụng lên cơ nhẵn của bàng quang và tử cung nên dùng phải thận trọng đối
với người có thai, viêm bàng quang và tử cung. Bài tiết qua sữa nên cần chú ý đối với
các bà mẹ có con bú, bài tiết qua nước tiểu nên nước tiểu có thể có màu hồng.

22




×