Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

nghiên cứu kết quả can thiệp cộng đồng phòng chống tiền đái tháo đường - đái tháo đường týp 2 tại huyện cầu ngang - tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.35 KB, 25 trang )

1

MỞ ĐẦU
Trong lịch sử loài người, bệnh lây nhiễm là nguyên nhân chính
gây tử vong trên Thế giới. Tuy nhiên, với sự phát triển của kháng
sinh và các chương trình tiêm chủng tỷ lệ tử vong do bệnh lây nhiễm
đã giảm dần. Ngày nay, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân chính
dẫn đến tử vong ở cả nước phát triển và đang phát triển. Tại Việt
Nam, tỷ lệ bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng. Sự gia tăng các
bệnh không lây nhiễm đồng hành với tăng chi phí khám chữa bệnh,
tăng đầu tư cho y tế và là thách thức lớn cho ngành Y tế Việt Nam
trong tương lai.
Đái tháo đường týp 2 là một tình trạng bệnh lý liên quan đến
rối loạn chuyển hóa có tính xã hội được xếp là một trong những bệnh
lý không lây nhiễm phổ biến nhất trong toàn cầu hiện nay. Tiền đái
tháo đường là tình trạng có tăng glucose máu nhưng chưa đạt tiêu
chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc đái
tháo đường năm 2008 tăng gần gấp đơi năm 2002 (5,0% so với 2,7%).
Nhiều hành vi có hại liên quan đến tiền đái tháo đường - đái
tháo đường týp 2 tồn tại khác nhau trong từng cộng đồng. Đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu áp dụng chế độ tiết thực, thay đổi lối sống, hạn
chế các yếu tố liên quan góp phần phịng ngừa tiền đái tháo đường và
làm chậm tiến triển từ tiền đái tháo đường sang đái tháo đường týp 2.
Trà Vinh là một tỉnh vùng sâu Tây Nam Bộ có khoảng 30%
dân tộc Khmer sinh sống, huyện Cầu Ngang có nhiều đặc điểm đại
diện cho tỉnh Trà Vinh, chưa có nghiên cứu về tiền đái tháo đường –
đái tháo đường.
Với mong muốn tìm ra tỷ lệ và một số yếu tố liên quan tiền đái
tháo đường - đái tháo đường đặc thù cho cộng đồng dân cư huyện
Cầu Ngang, ứng dụng thang điểm FINDRISC để dự báo tỷ lệ đái
tháo đường trong 10 năm tới và đề xuất một số biện pháp can thiệp




2

phù hợp phòng chống tiền đái tháo đường - đái tháo đường.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định tỷ lệ tiền đái tháo đường - đái tháo đường và một
số yếu tố liên quan tại huyện Cầu Ngang.
2. Đánh giá kết quả can thiệp cộng đồng phòng chống tiền đái
tháo đường - đái tháo đường týp 2.
Những điểm mới về khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
- Đây là cơng trình can thiệp cộng đồng đầu tiên dựa vào thực
tiễn cộng đồng có vai trị của các chức sắc tôn giáo, và dân tộc.
- Kết quả nghiên cứu cung cấp số liệu có ý nghĩa dịch tễ về tỷ
lệ và yếu tố liên quan của tiền đái tháo đường – đái tháo đường cho
cộng đồng huyện Cầu Ngang.
- Sử dụng thang điểm FINDRISC dự báo tỷ lệ ĐTĐ trong 10
năm tới cho cộng đồng này và đưa ra một số yếu tố liên quan cho đối
tượng tiền đái tháo đường.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 150 trang với 46 bảng, 8 sơ đồ, 6 biểu đồ, 3 hình, và
162 tài liệu tham khảo, tiếng Việt: 57, tiếng Anh: 105.
Luận án gồm:
Mở đầu (2 trang)
Chương 1: Tổng quan (39 trang)
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (35 trang).
Chương 3: Kết quả nghiên cứu (35 trang)
Chương 4: Bàn luận (36 trang)
Kết luận: 2 trang
Kiến nghị: 1 trang



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.1. Sơ lược lịch sử
Khái niệm giảm dung nạp glucose (GDNG) được giới thiệu
vào năm 1979 thay cho thuật ngữ “đái tháo đường giới hạn” và
những khái niệm tăng glucose máu khác chưa có nguy cơ biến chứng
mạch máu nhỏ và được xem như một thể lâm sàng của rối loạn dung
nạp glucose theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG)
vào năm 1985. Rối loạn glucose lúc đói (RLGLĐ) là thuật ngữ được
giới thiệu vào năm 1999. Năm 2008, tình trạng trên được Hội Đái
tháo đường Mỹ (ADA) có sự đồng thuận của TCYTTG đặt tên chính
thức là Tiền đái tháo đường (Pre-diabetes) (TĐTĐ).
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đã được ghi nhận trong chỉ thảo
của Ai Cập vào 1550 năm trước Cơng ngun.
1.1.2. Chẩn đốn tiền đái tháo đường – đái tháo đường
Theo ADA và TCYTTG (2010, 2011), TĐTĐ được chẩn đoán
khi thỏa mãn một trong ba điều kiện sau:
- GDNG khi nồng độ glucose huyết tương sau 2 giờ làm
nghiệm pháp dung nạp glucose (G 2) từ 7,8 mmol/l - < 11,1 mmol/l
(140 mg/dl – < 200 mg/dl);
- RLGLĐ khi nồng độ glucose huyết tương lúc đói (G 0) từ 5,6
mmol/l - < 7,0 mmol/l (100 – < 126 mg/dl);
- Nồng độ HbA1c từ 5,7% - < 6,5%.
ĐTĐ được chẩn đốn khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
- G0 ≥ 126 mg/dl (≥ 7,0mmol/l);

- G2 ≥ 200mg/dl (≥ 11,1 mmol/l);


4

- Nồng độ glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dl (≥ 11,1 mmol/l)
kèm triệu chứng lâm sàng cổ điển uống nhiều, tiểu nhiều và sút cân.
Chẩn đoán xác định với xét nghiệm lần thứ hai trừ phi có triệu
chứng rõ và có glucose máu bất kỳ ≥ 200 mg/dl.
- Hoặc nồng độ HbA1c ≥ 6,5%.
1.1.3. Phân loại tiền đái tháo đường – đái tháo đường
Đái tháo đường týp 1, đái tháo đường týp 2, các týp đặc hiệu
khác: MODY, LADA,…, đái tháo đường thai nghén.
1.1.4. Sinh bệnh học tiền đái tháo đường – đái tháo đường týp 2
1.1.4.1. Kháng insulin: Kháng insulin và giảm tiết insulin là cơ sở
tiến triển ĐTĐ týp 2 và ĐTĐ týp 2 xảy ra khi tiết insulin bị thiếu.
1.1.4.2. Leptin, Resistin, Adiponectin, Yếu tố hoại tử bướu alpha
(TNFα ), Interleukin – 6 và kháng insulin
Leptin điều hịa đường huyết thơng qua hai con đường là kiểm
sốt sự ngon miệng và tích trữ năng lượng. Resistin máu tăng lên ở
người béo phì. Adiponectin là một hormon được tiết ra từ các tế bào
mỡ của mô mỡ, có tác dụng tăng độ nhạy của insulin. TNFα được tế
bào mỡ tạo ra ảnh hưởng đường tín hiệu insulin. Interleukin – 6 (IL6) tăng ở người béo phì và ĐTĐ týp 2.
1.1.4.3. Quá trình sinh bệnh lý TĐTĐ – ĐTĐ týp 2
Sự tiết insulin đạt đến đỉnh sẽ giảm nhạy cảm của tế bào bêta
với glucose và sẽ giảm tiết insulin và ĐTĐ týp 2 sẽ xuất hiện.
1.1.5. Yếu tố nguy cơ tiền đái tháo đường – đái tháo đường týp 2
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, những yếu tố nguy cơ của ĐTĐ
týp 2 bao gồm tuổi ≥ 45, tiền sử ĐTĐ thai nghén, béo phì khi có thừa
cân ≥ 20% cân nặng lý tưởng hoặc BMI ≥ 25 kg/m2, tiền sử gia đình

mắc ĐTĐ, sinh con ≥ 4000g, HDL.c ≤ 35 mg/dl và/hoặc triglyceride
≥ 250 mg/dl trở lên, tăng huyết áp ≥ 140/90 mmHg, có GDNG, ít
hoạt động thể lực, hội chứng chuyển hóa, có buồng trứng đa nang,
thuộc nhóm chủng tộc có nguy cơ cao.


5

- Thang điểm FINDRISC
Thang điểm đánh giá nguy cơ tiến triển ĐTĐ dựa vào 8 tiêu
chuẩn là tuổi, BMI, vòng bụng, vận động thể lực, chế độ ăn nhiều rau
quả, sử dụng thuốc hạ huyết áp, tiền sử có lần phát hiện tăng glucose
máu và tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ.
1.2. CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG TĐTĐ - ĐTĐ
1.2.1. Trên thế giới
Năm 1989, Hội nghị Y tế toàn cầu lần 42 đã kêu gọi thế giới
hành động về phòng và kiểm soát bệnh ĐTĐ theo khung của Nghị
quyết WHA42.36. Sau đó là “Tuyên bố the St. Vincent ở Châu Âu
năm 1994”; “Tuyên bố và kế hoạch hành động của khu vực Tây Thái
Bình Dương năm 2000” tương tự là “Tuyên bố và chiến lược của khu
vực cận Sahara năm 2008” và “Tuyên bố Kathmandu năm 2008”.
Năm 2006, Liên hợp quốc đã cơng bố Nghị quyết UN61/225 về
phịng chống ĐTĐ.
1.2.2. Tại Việt Nam
Dự án đầu tiên là dự án “Nâng cao nhận thức và tư vấn, hỗ trợ
về bệnh ĐTĐ và hưởng ứng ngày ĐTĐ thế giới (14/11)”. Dự án
phòng chống bệnh ĐTĐ bằng can thiệp lối sống do Viện ĐTĐ và Rối
loạn chuyển hóa triển khai từ 2011 - 2014.
1.2.3. Can thiệp phòng chống TĐTĐ - ĐTĐ týp 2
1.2.3.1. Hành vi và thay đổi hành vi

Hành vi hình thành khi quan hệ giữa con người và xã hội. Mỗi
giai đoạn có sự can thiệp, có tính đặc thù riêng. TT – GDSK là cơng
cụ tác động tích cực làm thay đổi hành vi.
1.2.3.2. Mơ hình Precede - Proceed
Mơ hình Precede – Proceed đã được xây dựng trên 40 năm do
Lawrence W. Green và cs. Năm 2001, được đánh giá là mơ hình tiện
lợi nhất (86%) cho nghiên cứu trong 10 mơ hình, và tiện lợi trong
thực hành (90,8%) và được đề nghị tái bản vào 2005.


6

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Quần thể đích
Quần thể cộng đồng dân cư huyện Cầu Ngang.
2.1.1.2. Quần thể nghiên cứu
Đối tượng ≥ 45 tuổi có hộ khẩu và đang sinh sống tại Cầu Ngang.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2009 đến tháng 2/2011.
2.1.4. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
2.1.4.1. Nghiên cứu ngang mô tả
- Cỡ mẫu được tính theo cơng thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn:

n =

z 2 p(1 −p)
c2


Nghiên cứu của tác giả Tạ Văn Bình (2007) tỷ lệ GDNG và ĐTĐ
tại Hà Nội là 14,3% (12,2% – 16,7%), p dự đoán là 14,0%, z = 1,96
tương ứng với α = 0,05 (với mức tin cậy 95%), c là sai số chọn = 0,02.
n = (1,96)2 × 0,14 × 0,86/(0,02)2 = 1156,3 ≈ 1157
Do kỹ thuật chọn mẫu là mẫu chùm nên cần có hệ số điều chỉnh
(1 - 3). Chọn hệ số điều chỉnh là 2, tính được n = 1157 × 2 = 2314
Để đảm bảo đủ số lượng cần chọn, số lượng mời hơn 10% số
cần chọn vào mẫu. Tổng số đối tượng được mời là 2546.
Tổng số đối tượng đủ tiêu chuẩn được chọn vào mẫu là n = 2350.
- Cách chọn mẫu: Chọn mẫu chùm 2 giai đoạn.
+ Giai đoạn 1: Huyện Cầu Ngang có dân số là 138.758 người, số
người ≥ 45 tuổi là 33.303 (24%), gồm 13 xã và 2 thị trấn. Mỗi đơn vị
xã/thị trấn được xem là một chùm, chọn 4 xã/thị trấn (4 chùm) từ 15
xã/thị trấn (15 chùm). Tạm chia thành hai nhóm. Nhóm xã/thị trấn có
nhiều đồng bào dân tộc Khmer (trên 30%) sinh sống. Nhóm địa


7

phương cịn lại có đa số người Kinh sinh sống. Chọn nhẫu nhiên mỗi
nhóm 2 xã thị trấn vào mẫu nghiên cứu. Các xã/thị trấn được chọn là:
thị trấn Mỹ Long, Vinh Kim, Long Sơn, Kim Hòa.
+ Giai đoạn 2: Dùng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống chọn đủ
các đối tượng vào mẫu.
2.1.4.2. Nghiên cứu can thiệp trên cộng đồng
- Cỡ mẫu: cơng thức tìm 2 tỷ lệ của Joseph L. Fleiss

(


n = n' /4 ∗ 1 + 1 +2( c +1) / ( n' c p2 −p1 )

[ Z(
n' =

1− α/2 )

)

2

( c + 1) p( 1 − p) + Z( 1− β ) c ∗ p1 (1 − p1 ) + p 2 (1 − p 2 ) ]
c ∗ ( p 2 − p1 )

2

p1 + cp 2
; p1 là tỷ
1+ c
lệ hiện mắc của nhóm chứng, dự đoán p1 = 29,0%, p2 là tỷ lệ hiện mắc
của nhóm can thiệp, dự đốn p 2 = 23,7%; c là tỷ số giữa nhóm chứng
và nhóm can thiệp, chọn c = 1; α là nguy cơ sai lầm loại 1, chọn α =

Trong đó: n là cỡ mẫu của mỗi nhóm; p =

0,05; β là nguy cơ sai lầm loại 2, chọn β = 0,2;
Tính được n = 1122, nghiên cứu n1 = n 2 = 1150
- Cách chọn mẫu:
+ Bước 1: Chọn nhóm can thiệp và chứng. Dùng phương pháp
bốc thăm ngẫu nhiên chọn vào mỗi nhóm 2 xã; 1 xã/nhóm địa

phương nhiều đồng bào dân tộc và 1 xã/nhóm nhiều người Kinh.
+ Bước 2: Dùng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống chọn đủ
các đối tượng vào mẫu cho hai nhóm.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu ngang mô tả
2.2.2. Nghiên cứu can thiệp trên cộng đồng
- Nguyên lý can thiệp: Dựa vào nguồn lực cộng đồng huy động
nhiều thành phần tham gia, đặc biệt có sự tham gia của các chức sắc tôn
giáo và người dân tộc địa phương. Cơ sở khoa học của can thiệp dựa vào
khoa học hành vi. Nghiên cứu này thực hiện theo 3 đặc điểm là chủ động
đặc hiệu, có nhóm đối chứng và sử dụng việc phân nhóm ngẫu nhiên.


8

- Thời gian can thiệp cộng đồng 12 tháng
- Mô hình can thiệp đề xuất và thực hiện
Mơ hình can thiệp được chọn dựa theo mơ hình Precede - Proceed
của Lawrence W. Green. Nội dung can thiệp cộng đồng bao gồm 4 thành
phần gồm dinh dưỡng, vận động thể lực, kiến thức - hành vi - kỹ năng,
và quan hệ cộng đồng - xã hội.
+ Đối với nhóm người khỏe mạnh
Chế độ ăn phải phù hợp với thể trạng, mức độ lao động. Khuyến khích
gia tăng vận động thể lực. Đối với những đối tượng có nguy cơ cao phát triển
thành ĐTĐ týp 2, thay đổi lối sống bao gồm giảm cân nặng, vận động thể lực
đều đặn với chế độ ăn giảm năng lượng, giảm chất béo.
+ Đối với nhóm bệnh nhân tiền đái tháo đường
Nghiêm túc về vận động thể lực, chế độ ăn, cân nặng, xét nghiệm
kiểm tra đường huyết.
+ Đối với nhóm bệnh nhân đái tháo đường

Chế độ ăn hợp lý, vận động thể lực và cải thiện hành vi, kiểm soát
huyết áp, ngưng hút thuốc lá, không uống nhiều rượu bia, khám sàng lọc
bệnh mạch vành, albumin niệu, kiểm soát glucose máu.
+ Đối với người già bệnh ĐTĐ
Kiểm soát tốt glucose máu, huyết áp, và lipid máu. Những yếu tố
nguy cơ tim mạch cũng nên được chú trọng. Thuốc nên bắt đầu liều thấp
nhất và tăng dần đến đạt mục tiêu.
- Đánh giá kết quả can thiệp
+ Đánh giá bằng các chỉ số gián tiếp: hiểu biết về bệnh TĐTĐ –
ĐTĐ, hành vi phòng chống bệnh, các chỉ số sức khỏe trung gian.
+ Đánh giá bằng các chỉ số trực tiếp: Tỷ lệ TĐTĐ, ĐTĐ.
+ Đánh giá Hiệu lực bảo vệ (HLBV) bằng công thức:
p −p
HLBV = 1 2 ×100%
p1

p1 là tỷ lệ hiện mắc của nhóm chứng, p 2 là tỷ lệ hiện mắc của
nhóm can thiệp tại thời điểm sau can thiệp.
2.2.6. Xử lý số liệu: EPI - INFO 3.5.3, EXCEL 2003, EPI.6.0, đường
cong ROC (SPSS 16.0).


9

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TỶ LỆ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
3.1.1. Tỷ lệ hiện mắc TĐTĐ-ĐTĐ
Nghiên cứu trên mẫu với cỡ mẫu n = 2350 đối tượng tại huyện Cầu

Ngang ở độ tuổi ≥ 45 tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ là 9,5% (8,0 – 11,4%) và tỷ lệ
TĐTĐ là 19,3% (17,1 – 21,7%).

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hiện mắc TĐTĐ - ĐTĐ của mẫu nghiên cứu
3.1.2. Các yếu tố liên quan đến TĐTĐ – ĐTĐ

3.1.2.1. và 3.1.2.2. Các yếu tố dân số học và tiền sử gia đình
Bảng 3.1. Tỷ lệ hiện mắc TĐTĐ - ĐTĐ theo các yếu tố dân số học và
tiền sử gia đình
Biến

Tiền đái tháo đường - đái tháo đường

p


(1) Tuổi
45 - 59
60 - 74
≥ 75
(2) Giới
Nam
Nữ
Dân tộc
Kinh
Khmer

Không

Tổng


Tỷ lệ mắc (%)

335
225
118

992
447
233

1327
672
351

25,2
33,5
33,6

< 0,05

230
448

683
989

913
1437


25,2
31,2

< 0,05

493
185

1081
591

1574
776

31,3
23,8

< 0,05


10

Bảng 3.2. Tỷ lệ hiện mắc TĐTĐ - ĐTĐ theo các yếu tố dân số học
và tiền sử gia đình (tt)
Tiền đái tháo đường - đái tháo đường
Biến
p

Khơng Tổng Tỷ lệ mắc (%)
(3) Nơi sinh sống

Phố chợ
159
340
499
31,9
> 0,05
Thôn quê
519
1332
1851
28,0
(4) Nghề nghiệp
Nông
315
954
1269
24,8
Khác
91
207
298
30,5
< 0,05
Không
272
511
783
34,7
(5) Mức học vấn
Mù chữ

154
407
561
27,5
Tiểu học
403
922
1325
30,4
> 0,05
THCS
89
276
365
24,4
≥ THPT
32
67
99
32,3
(6) Kinh tế gia đình
Cận nghèo
và nghèo
238
670
908
26,2
< 0,05
≥ Trung bình
440

1002
1442
30,5
(7) Tiền sử gia đình bệnh ĐTĐ

36
41
77
46,8
< 0,05
Khơng
642
1631
2273
28,2
Tổng
678
1672
2350
28,9

Tỷ lệ hiện mắc TĐTĐ – ĐTĐ ở các nhóm tuổi 45 - 59 tuổi
(25,2%), 60 - 74 tuổi (33,5%) và từ 75 tuổi trở lên (33,6%) khác nhau có ý
nghĩa thống kê, ở nữ giới (31,2%) cao hơn so với nam giới (25,2%), ở dân
tộc Khmer (23,8%) thấp hơn đáng kể so với dân tộc Kinh (31,3%). Tỷ lệ
hiện mắc TĐTĐ - ĐTĐ thấp nhất ở nhóm làm nghề nơng (24,8%) và cao
nhất ở nhóm khơng có nghề nghiệp (34,7%); cao hơn có ý nghĩa thống kê
ở nhóm có mức kinh tế gia đình ≥ trung bình (30,5%) so với nhóm nghèocận nghèo (26,2%), nhóm đối tượng có tiền sử gia đình có người mắc
bệnh ĐTĐ (46,8%) so với nhóm khơng có tiền sử này (28,2%).



11

Phân tích hồi qui đa biến dân tộc, nhóm tuổi, giới, nơi sinh
sống, nghề nghiệp, mức kinh tế gia đình cho kết quả: tuổi, giới, dân
tộc, tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh ĐTĐ là những yếu tố
liên quan với TĐTĐ – ĐTĐ (p < 0,05). Dân tộc Kinh có khả năng
mắc bệnh này bằng 1,31 lần dân tộc Khmer. Giới nữ có khả năng
mắc bệnh gấp 1,33 lần giới nam. Nhóm tuổi từ 60 trở lên có nguy cơ
mắc bệnh gấp 1,46 lần nhóm từ 45 đến 59 tuổi.
3.1.2.3. Hiểu biết về tiền đái tháo đường - đái tháo đường
Bảng 3.6. Tỷ lệ hiện mắc TĐTĐ - ĐTĐ theo hiểu biết về TĐTĐ và ĐTĐ
TĐTĐ - ĐTĐ
p

Khơng Tổng TL mắc (%)
Tiếp cận thông tin về TĐTĐ
Đã tiếp cận
87
271
358
24,3
< 0,05
Chưa tiếp cận
591
1401
1992
29,7
Tiếp cận thông tin về ĐTĐ
Đã tiếp cận

159
420
579
27,5
> 0,05
Chưa tiếp cận
519
1252
1771
29,3
Hiểu biết về triệu chứng của bệnh đái tháo đường
Có hiểu biết
57
99
156
36,5
< 0,05
Khơng biết
621
1573
2194
28,3
Hiểu biết về yếu tố nguy cơ
Có hiểu biết
89
282
371
24,0
< 0,05
Khơng biết

589
1390
1979
29,9
Hiểu biết về cách phát hiện
Có hiểu biết
76
201
277
27,4
> 0,05
Khơng biết
602
1471
2073
29,0
Hiểu biết về hậu quả bệnh đái tháo đường
Có hiểu biết
93
289
382
24,3
< 0,05
Khơng biết
585
1383
1968
29,7
Hiểu biết về cách phịng chống
Có hiểu biết

37
150
187
19,8
< 0,05
Khơng biết
641
1522
2163
29,6
Tổng
678
1672
2350
28,9

Có mối liên quan giữa tỷ lệ TĐTĐ – ĐTĐ và nghe thông tin về
TĐTĐ. Kết quả phân tích hồi qui đa biến các biến hiểu biết về triệu


12

chứng, yếu tố nguy cơ, cách phát hiện, hậu quả, cách phòng chống và
TĐTĐ – ĐTĐ cho thấy hiểu biết về triệu chứng và cách phịng chống
có mối liên quan với bệnh TĐTĐ – ĐTĐ.
3.1.2.4. Các thói quen trong cuộc sống
Bảng 3.8. Tỷ lệ hiện mắc TĐTĐ-ĐTĐ theo các thói quen trong cuộc sống
Các thói quen
TĐTĐ - ĐTĐ
p

trong cuộc sống

Khơng Tổng Tỷ lệ mắc (%)
(1) Hút thuốc lá

154
394
548
28,1
> 0,05
Khơng
524
1278
1802
29,1
(2) Uống nhiều rượu bia

138
278
416
33,2
< 0,05
Khơng
540
1394
1934
27,9
(3) Ăn, uống nhiều đường

133

237
370
35,9
< 0,05
Khơng
545
1435
1980
27,5
(4) Ăn nhiều mỡ

120
205
325
36,9
< 0,05
Khơng
558
1467
2025
27,6
(5) Ăn rau quả hàng ngày

257
590
847
30,3
> 0,05
Khơng
421

1082
1503
28,0
(6) Ăn đêm sau 20 h

60
168
228
26,3
> 0,05
Khơng
618
1504
2122
29,1
(7) Ít vận động thể lực

389
877
1266
30,7
< 0,05
Khơng
289
795
1084
26,7
Tổng
678
1672

2350
28,9
Tỷ lệ TĐTĐ – ĐTĐ cao ở nhóm có thói quen uống nhiều rượu
bia, thói quen ăn uống nhiều đường và thói quen ăn nhiều mỡ, thói
quen ít vận động thể lực.
Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi qui đa biến các biến về hành
vi cho kết quả các biến có liên quan đến TĐTĐ – ĐTĐ là:


13

+ Uống nhiều rượu bia: Đối tượng uống nhiều rượu bia có nguy
cơ TĐTĐ - ĐTĐ cao hơn 1,38 lần đối tượng khơng có (OR = 1,38).
+ Ăn uống nhiều đường: Đối tượng có hành vi ăn uống nhiều
đường có nguy cơ TĐTĐ – ĐTĐ cao hơn 1,34 lần đối tượng khơng
có hành vi này (OR = 1,34).
+ Ăn nhiều mỡ: Đối tượng có hành vi ăn nhiều mỡ có nguy cơ
TĐTĐ – ĐTĐ cao hơn 1,41lần đối tượng không có (OR = 1,41).
+ Ít vận động thể lực: Đối tượng có hành vi ít vận động thể lực có
nguy cơ TĐTĐ – ĐTĐ cao hơn 1,27 lần đối tượng khơng có (OR = 1,27).
3.1.2.5. Các chỉ số sức khỏe trung gian
Bảng tóm tắt 3.25.-3.29. Tỷ lệ hiện mắc TĐTĐ - ĐTĐ theo các chỉ
số sức khỏe trung gian
TĐTĐ - ĐTĐ
p
Các chỉ số sức khỏe
Có Khơng Tổng Tỷ lệ mắc (%)
(1) Tăng huyết áp

386

748
1134
34,0
< 0,05
Khơng
292
924
1216
24,0
(2) Béo phì dạng nam

257
386
643
40,0
< 0,05
Khơng
421
1286
1707
24,7
(3) Phân loại thể trạng dựa vào BMI
Thừa cân - Béo phì
242
434
676
35,8
Bình thường
306
863

1169
26,2
< 0,05
Gầy
114
366
480
23,8
(4) Mức mỡ nội tạng
Cao
134
180
314
42,7
< 0,05
Bình thường
528
1483
2011
26,3
(5) Tỷ lệ mỡ cơ thể
Cao
487
911
1398
34,8
< 0,05
Bình thường
151
611

762
19,8
Thấp
24
141
165
14,5
Nhóm có bệnh THA có tỷ lệ hiện mắc TĐTĐ - ĐTĐ (34,0%)
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm khơng có bệnh THA
(24,0%). Tỷ lệ hiện mắc TĐTĐ - ĐTĐ của nhóm có béo phì dạng
nam (40,0%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm khơng có béo


14

phì dạng nam (24,7%); nhóm đối tượng có thừa cân - béo phì
(35,8%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm khơng có; nhóm
có mức mỡ nội tạng (MNT) cao (42,7%) cao hơn có ý nghĩa thống kê
so với nhóm có mức mỡ nội tạng bình thường (26,3%); nhóm có tỷ lệ
mỡ cơ thể (MCT) cao (34,8%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm khơng có.
Phân tích hồi qui đa biến giữa các biến về chỉ số sức khỏe
trung gian cho kết quả yếu tố liên quan với TĐTĐ – ĐTĐ gồm:
THA, béo phì dạng nam, mức MNT cao, tỷ lệ MCT cao.
- Nhóm đối tượng có bệnh THA có khả năng mắc bệnh TĐTĐ
– ĐTĐ gấp 1,38 lần nhóm khơng bệnh (OR = 1,38).
- Nhóm đối tượng có béo phì dạng nam có khả năng mắc bệnh
TĐTĐ – ĐTĐ gấp 1,60 lần nhóm khơng có (OR = 1,60).
- Nhóm đối tượng có mức MNT cao sẽ có khả năng mắc bệnh
TĐTĐ – ĐTĐ cao gấp 1,48 lần nhóm khơng có (OR = 1,48).

- Nhóm đối tượng có tỷ lệ MCT cao có khả năng mắc TĐTĐ ĐTĐ gấp 1,90 lần nhóm có tỷ lệ MCT bình thường (OR = 1,90).
3.1.3. Dự báo nguy cơ tiến triển ĐTĐ trong 10 năm tới
Theo thang điểm FINDRISC có điều chỉnh BMI và vòng bụng
theo tiêu chuẩn Châu Á, tỷ lệ dự báo sẽ tăng thêm 4,4% vào năm
2020 và tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở người ≥ 45 tuổi suy cho quần thể
nghiên cứu đến năm 2020 là 13,9%.
Dựa vào điểm cắt của đường cong ROC trên đối tượng TĐTĐ,
kết quả ghi nhận yếu tố BMI, chỉ số vòng bụng, tiền sử THA là ba
yếu tố liên quan trong thang điểm FINDRISC; huyết áp tâm trương,
tỷ lệ MCT, mức MNT là ba yếu tố liên quan rõ ngoài thang điểm
FINDRISC liên quan đến sự tiến triển TĐTĐ thành ĐTĐ týp 2.
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG
3.2.1. Một số đặc điểm dân số học của 2 nhóm can thiệp và chứng
Cấu trúc mẫu nhóm can thiệp và nhóm đối chứng tương thích
nhau về đặc điểm dân số học trước và sau can thiệp và tương đồng
với cấu trúc của quần thể chọn mẫu.


15

3.2.2. Đánh giá bằng các chỉ số gián tiếp
3.2.2.1. Hiểu biết về tiền đái tháo đường - đái tháo đường
Bảng tóm tắt 3.18 - 3.24. So sánh tỷ lệ hiểu biết của 2 nhóm sau can thiệp
Tỷ lệ hiểu biết bệnh TĐTĐ - ĐTĐ
Nhóm
p

Khơng Tổng
TL có (%)
Tiếp cận thơng tin về bệnh ĐTĐ

Can thiệp
538
612
1150
46,8
< 0,05
Chứng
249
901
1150
21,7
Tiếp cận thông tin về TĐTĐ
Can thiệp
454
696
Chứng
154
996

1150
1150

39,5
13,4

Hiểu biết về triệu chứng của bệnh TĐTĐ - ĐTĐ
Can thiệp
239
911
1150

20,8
Chứng
198
952
1150
17,2

< 0,05

< 0,05

Hiểu biết về yếu tố nguy cơ TĐTĐ – ĐTĐ
Can thiệp
409
741
1150
Chứng
89
1061
1150

35,6
7,7

< 0,05

Hiểu biết về cách phát hiện TĐTĐ – ĐTĐ
Can thiệp
437
713

1150
Chứng
87
1063
1150

38,0
7,6

< 0,05

Hiểu biết về hậu quả của bệnh ĐTĐ
Can thiệp
413
737
1150
Chứng
74
1076
1150

35,9
6,4

< 0,05

Hiểu biết về cách phòng chống TĐTĐ - ĐTĐ
Can thiệp
299
851

1150
Chứng
191
959
1150

26,6
16,6

< 0,05

Sau can thiệp, tỷ lệ đối tượng có hiểu biết về bệnh TĐTĐ –
ĐTĐ ở nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
chứng (p < 0,05).
3.2.2.2. Hành vi sức khỏe liên quan TĐTĐ - ĐTĐ


16

Bảng tóm tắt 3.25 – 3.31. So sánh tỷ lệ hành vi sức khỏe liên quan
TĐTĐ - ĐTĐ sau can thiệp
Nhóm

Khơng
Tổng
Tỷ lệ có (%)
p
Hút thuốc lá
Can thiệp
259

891
1150
22,5
> 0,05
Chứng
254
896
1150
22,1
Uống nhiều rượu bia
Can thiệp
184
966
1150
16,1
> 0,05
Chứng
167
983
1150
14,5
Ăn, uống nhiều đường
Can thiệp
145
1005
1150
12,6
< 0,05
Chứng
190

960
1150
16,5
Ăn nhiều mỡ
Can thiệp
124
1026
1150
10,8
< 0,05
Chứng
171
979
1150
14,9
Ăn rau quả mỗi ngày
Can thiệp
534
616
1150
46,4
< 0,05
Chứng
421
729
1150
36,6
Ăn đêm sau 20 h
Can thiệp
109

1041
1150
9,5
< 0,05
Chứng
166
984
1150
14,4
Ít vận động thể lực
Can thiệp
435
715
1150
37,8
< 0,05
Chứng
621
529
1150
54,0
Sau can thiệp:
Tỷ lệ thói quen ăn uống nhiều đường ở nhóm can thiệp 12,6%
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng 16,5%.
Tỷ lệ thói quen ăn nhiều mỡ ở nhóm can thiệp 10,8% thấp hơn có
ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng 14,9%.
Tỷ lệ ít hoặc khơng ăn rau quả của nhóm can thiệp 53,6% thấp
hơn so với nhóm chứng 63,4% có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ ăn đêm ở nhóm can thiệp 9,5% so với nhóm chứng 14,4%
thấp hơn có ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ ít vận động thể lực của nhóm can thiệp 37,8% thấp hơn so
có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng 54,0%.
3.2.2.3. Các chỉ số sức khỏe trung gian


17

Sau can thiệp, tỷ lệ THA của nhóm can thiệp 42,2% và nhóm
chứng 43,8% khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê; Tỷ lệ béo phì dạng
nam của nhóm can thiệp 16,6% giảm hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm chứng 26,1%; Tỷ lệ thừa cân - béo phì của nhóm can thiệp 20,9%
giảm hơn so với nhóm chứng 27,2%; Tỷ lệ mức mỡ nội tạng cao của
nhóm can thiệp 13,1% thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng
17,5%; Tỷ lệ mỡ cơ thể cao của nhóm can thiệp 54,3% thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm chứng 58,5%.
3.2.3. Đánh giá bằng các chỉ số trực tiếp
3.2.3.1. Tỷ lệ đái tháo đường
Tỷ lệ ĐTĐ khác nhau không đáng kể sau can thiệp (p > 0,05).
3.2.3.2. Tỷ lệ tiền đái tháo đường

Biểu đồ 3.5. So sánh tỷ lệ hiện mắc TĐTĐ của 2 nhóm trước và sau can thiệp
Sau can thiệp, tỷ lệ TĐTĐ của nhóm can thiệp thấp hơn thời điểm
trước can thiệp và thấp hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê.
Hiệu lực bảo vệ của chương trình can thiệp đối với TĐTĐ là 20,7%.
3.2.3.3. Tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường - đái tháo đường

Biểu đồ 3.6. So sánh tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường – đái tháo
đường của 2 nhóm trước và sau can thiệp
Sau can thiệp, tỷ lệ hiện mắc TĐTĐ – ĐTĐ của nhóm can thiệp thời
điểm trước can thiệp và thấp hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê.

Hiệu lực bảo vệ TĐTĐ –ĐTĐ là 20,3%. Hiệu lực bảo vệ của chương
trình can thiệp suy cho quần thể nghiên cứu từ 7,1% đến 31,3%.


18

Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. TỶ LỆ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
4.1.1. Tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường và đái tháo đường
Tỷ lệ hiện mắc TĐTĐ –ĐTĐ khá cao 9,5% (8,0% - 11,4%) và
19,3% (17,1% - 21,7%). Tuy nhiên cũng xấp xỉ tỷ lệ ở nghiên cứu ở
Đồng Nai (2009) là 8,1% và ở Quy Nhơn (2005) 8,6%.
4.1.2. Các yếu tố liên quan
4.1.2.1. Các yếu tố dân số học và tiền sử gia đình
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy có liên quan giữa
yếu tố tuổi, giới, dân tộc, tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ và
TĐTĐ – ĐTĐ. Điều này cũng phù hợp với y văn và những nghiên
cứu trước đây.
Trong nghiên cứu này tỷ lệ hiện mắc TĐTĐ - ĐTĐ khác nhau
khơng có ý nghĩa thống kê giữa những đối tượng sinh sống ở hai
vùng phố chợ và thơn q. Có thể do đây là vùng nơng thơn. Khơng
có sự khác biệt rõ giữa phố chợ và thôn quê.
4.1.2.2. Hiểu biết về tiền đái tháo đường - đái tháo đường
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thể hiện rằng hiểu biết về
TĐTĐ - ĐTĐ có liên quan đến tỷ lệ bệnh này bao gồm nghe thông tin
về TĐTĐ, hiểu biết về triệu chứng, hiểu biết về cách phịng chống.
Nhóm có bệnh hiểu biết về triệu chứng cao hơn nhóm khơng bệnh.
Nhóm có hiểu biết về cách phịng có tỷ lệ bệnh thấp hơn. Điều này có

thể liên quan đến hiệu quả phòng bệnh khi người ta hiểu về bệnh. Bệnh
đái tháo đường được biết trong cộng đồng với tên thường được nói đến
là “tiểu đường”. Tuy nhiên, khái niệm TĐTĐ rất ít người biết đến
trong cộng đồng. Khái niệm này chỉ được biết đến sau khi nghiên cứu.


19

4.1.2.3. Các thói quen trong cuộc sống hàng ngày
Sau phân tích hồi qui đa biến, những yếu tố liên quan đặc thù
của vùng nghiên cứu có thể can thiệp được là hành vi uống nhiều
rượu bia, ăn uống nhiều đường, ăn nhiều mỡ, ít vận động thể lực.
4.1.2.4. Một số chỉ số sức khỏe trung gian
Tăng huyết áp, vòng bụng to, béo phì, tỷ lệ MCT cao, mức
MNT cao có liên quan với tỷ lệ TĐTĐ - ĐTĐ. Những yếu tố này cần
được chú ý can thiệp trên cộng đồng này. Nghiên cứu của Tạ Văn
Bình (2003) có kết quả tỷ lệ ĐTĐ ở nhóm có THA cao gấp 2 lần
nhóm khơng THA [5]. Nghiên cứu của tác giả Trần Thừa Nguyên,
Trần Hữu Dàng (2009) cho kết quả tỷ lệ tăng insulin tăng ở người
cao tuổi có béo phì dạng nam là 27,61%. Nghiên cứu này cũng cho
thấy rằng có tình trạng kháng insulin ở người béo phì dạng nam [35].
Nghiên cứu tại thành phố Huế của tác giả Hồ Thị Thùy Vương,
Nguyễn Hải Thủy (2009) cho thấy tỷ lệ TĐTĐ - ĐTĐ ở nhóm có tỷ
lệ mỡ cơ thể cao cao hơn nhiều so với nhóm khơng có tỷ lệ mỡ cơ thể
cao (16,7% so với 3,3%) [55]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cũng phù hợp với những nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
4.1.3. Dự báo nguy cơ tiến triển đái tháo đường trong 10 năm tới
theo thang điểm FINDRISC
Thang điểm cho chỉ số nguy cơ theo từng nhóm đối tượng từ
đó có chương trình can thiệp và theo dõi sức khỏe tùy theo từng

nhóm đối tượng. Đặc biệt qua khảo sát các yếu tố nguy cơ dựa vào
điểm cắt của đường cong ROC trên đối tượng TĐTĐ, kết quả ghi
nhận rằng yếu tố BMI, chỉ số vòng bụng, tiền sử THA là ba yếu tố
liên quan chặt chẽ trong thang điểm FINDRISC; huyết áp tâm
trương, tỷ lệ MCT, mức MNT là ba yếu tố liên quan chặt chẽ ngoài
thang điểm FINDRISC liên quan tiến triển TĐTĐ thành ĐTĐ týp 2.


20

4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG PHÒNG
CHỐNG TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
4.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu can thiệp cộng đồng
Nhìn chung, đặc điểm của mẫu nghiên cứu trước – sau can
thiệp khác nhau khơng đáng kể giữa hai nhóm và tương đồng với cơ
cấu, đặc điểm của quần thể.
4.2.2. Đánh giá bằng các chỉ số gián tiếp
4.2.2.1. Hiểu biết về bệnh TĐTĐ - ĐTĐ
Hiểu biết của cộng đồng về triệu chứng của bệnh, hiểu biết
đúng ít nhất một yếu tố nguy cơ, một hậu quả ĐTĐ, hiểu biết về cách
phát hiện bệnh, cách phịng chống tăng lên sau can thiệp. Điều này
góp phần vào việc phát hiện sớm bệnh TĐTĐ – ĐTĐ.
4.2.2.2. Hành vi liên quan TĐTĐ - ĐTĐ
Thói quen ăn uống nhiều đường, ăn nhiều mỡ sau can thiệp tỷ
lệ thói quen ăn uống nhiều đường, ăn nhiều mỡ, ăn đêm ở nhóm can
thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng, thói quen ăn
rau quả hàng ngày ở nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm chứng.
4.2.2.3. Đánh giá bằng các chỉ số sức khỏe trung gian
Sau can thiệp, tỷ lệ béo phì dạng nam của nhóm can thiệp thấp

hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Tỷ lệ thừa cân béo phì
của nhóm can thiệp thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng. Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Vinh Quang năm (2007).
4.2.3. Đánh giá bằng các chỉ số trực tiếp
Sau can thiệp, tỷ lệ TĐTĐ của nhóm can thiệp thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm chứng và trước can thiệp. Hiệu lực bảo
vệ đối với TĐTĐ – ĐTĐ là 20,3%. Hiệu lực bảo vệ của chương trình
can thiệp suy cho quần thể nghiên cứu từ 7,1% đến 31,3%.


21

KẾT LUẬN
Nghiên cứu được tiến hành hai giai đoạn trên đối tượng từ 45
tuổi trở lên tại huyện Cầu Ngang bằng phương pháp nghiên cứu
ngang mô tả trên mẫu n = 2350 đối tượng và phương pháp can thiệp
trên cộng đồng có đối chứng, sau can thiệp điều tra 2 nhóm với n1= n2
= 1150 có thể đưa ra một số kết luận sau:
1. TỶ LỆ HIỆN MẮC TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
1.1. Tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường - đái tháo đường
Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường ở độ tuổi từ 45 trở lên là 9,5%
(8,0% – 11,4%) và tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường là 19,3%
(17,1% - 21,7%).
1.2. Các yếu tố liên quan đến tiền đái tháo đường - đái tháo đường
- Các yếu tố dân số học và tiền sử gia đình có liên quan là tuổi,
giới, dân tộc, có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường. Tuổi càng
cao tỷ lệ mắc bệnh càng tăng (45 – 59 tuổi: 25,2%, 60 – 74 tuổi:
33,5%, ≥ 75 tuổi: 33,6%). Giới nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam
(31,2% so với 25,2%). Dân tộc Kinh có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn dân tộc

Khmer (31,3% so với 23,8%). Nhóm đối tượng có tiền sử gia đình
mắc bệnh đái tháo đường có tỷ lệ mắc bệnh (46,8%) cao hơn nhóm
khơng có tiền sử này (28,2%).

- Hiểu biết về tiền đái tháo đường - đái tháo đường có liên
quan là hiểu biết về triệu chứng và cách phịng chống. Nhóm có mức
hiểu biết kém về tiền đái tháo đường – đái tháo đường có khả năng
mắc bệnh cao hơn nhóm có hiểu biết tốt. Nhóm đối tượng có hiểu
biết về cách phịng chống có tỷ lệ tiền đái tháo đường - đái tháo
đường (19,8%) thấp hơn so với nhóm chưa hiểu biết (29,6%).


22

- Hành vi sức khỏe có liên quan tiền đái tháo đường - đái tháo
đường là thói quen uống nhiều rượu bia (OR = 1,38), ăn uống nhiều
đường (OR = 1,34), ăn nhiều mỡ (OR = 1,41), ít vận động thể lực
(OR = 1,27).
- Một số chỉ số sức khỏe trung gian: Tăng huyết áp, béo phì
dạng nam, mức mỡ nội tạng cao, tỷ lệ mỡ cơ thể cao có khả năng
mắc bệnh cao hơn nhóm khơng có các biểu hiện đó (OR lần lượt là
1,38; 1,60; 1,48; 1,90).
- Dự báo tỷ lệ đái tháo đường trong 10 năm tới ở người từ 45 tuổi
trở lên cho quần thể nghiên cứu là 13,9%. Chỉ số khối cơ thể, vòng
bụng, tiền sử tăng huyết áp là ba yếu tố liên quan trong thang điểm
FINDRISC; huyết áp tâm trương, tỷ lệ mỡ cơ thể, mức mỡ nội tạng là ba
yếu tố ngoài thang điểm FINDRISC liên quan đến sự tiến triển tiền đái
tháo đường thành đái tháo đường týp 2.
2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG PHÒNG
CHỐNG TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

Sau 12 tháng can thiệp cộng đồng huy động nhiều thành phần
tham gia, dựa vào thực tiễn cộng đồng và các yếu tố liên quan đến
bệnh đặc thù của cộng đồng. Đặc biệt có sự tham gia của các chức
sắc tôn giáo, cộng tác viên người dân tộc địa phương. Một số kết quả
đạt được:
- Tăng hiểu biết về bệnh tiền đái tháo đường - đái tháo đường ở
nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Tăng các tỷ lệ: nghe thông tin về
bệnh đái tháo đường (46,8% so với 21,7%), nghe thông tin về tiền đái
tháo đường (39,5% so với 13,4%), hiểu biết về triệu chứng ĐTĐ (20,8%
so với 17,2%), hiểu biết về yếu tố nguy cơ gây bệnh (35,6% so với
7,7%), hiểu biết về cách phát hiện bệnh (38,0% so với 7,6%), hiểu biết


23

đúng hậu quả của bệnh (35,9% so với 6,4%), hiểu biết cách phòng ngừa
bệnh (26,6% so với 16,6%).
- Giảm một số hành vi sức khỏe có hại ở nhóm can thiệp so với
nhóm chứng. Giảm các tỷ lệ: ăn uống nhiều đường (12,6% so với
16,5%), ăn nhiều mỡ (10,8% so với 14,9%), ăn đêm sau 20h (9,5%
so với 14,4%), ít hoặc không ăn rau quả hàng ngày (53,6% so với
63,4%), ít vận động thể lực (37,8% so với 54,0%).
- Thay đổi chỉ số sức khỏe trung gian theo chiều hướng tốt ở
nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Giảm các tỷ lệ: béo phì dạng
nam (16,6% so với 26,1%), thừa cân - béo phì (20,9% so với 27,2%),
mức mỡ nội tạng cao (13,1% so với 17,5%), tỷ lệ mỡ cơ thể cao
(54,3% so với 58,5%).
- Giảm tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường của nhóm can thiệp
so với nhóm chứng (14,2% so với 17,9%, p < 0,05). Hiệu lực bảo vệ
của chương trình can thiệp đối với TĐTĐ là 20,7%.

- Giảm tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường - đái tháo đường của
nhóm can thiệp (20,4%) so với nhóm chứng (25,6%), với hiệu lực
bảo vệ 20,3%. Hiệu lực bảo vệ của chương trình can thiệp suy cho
quần thể nghiên cứu từ 7,1% đến 31,3%.


24

KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu này, một số kiến nghị được đề xuất sau:
1. Can thiệp phòng chống tiền đái tháo đường - đái tháo đường týp 2
- Tỷ lệ hiểu biết về yếu tố nguy cơ và cách phòng bệnh trong
cộng đồng này còn rất thấp. Nên tăng cường cơng tác truyền thơng
giáo dục sức khỏe có hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ bệnh.
- Nên áp dụng mô hình can thiệp trên cộng đồng vì nguy cơ bệnh
tiền đái tháo đường - đái tháo đường týp 2 đang lan rộng và mơ hình can
thiệp cộng đồng có hiệu quả làm giảm tỷ lệ tiền đái tháo đường.
- Mô hình can thiệp cộng đồng phải quy động nguồn lực địa
phương. Đặc biệt vai trò của cộng tác viên dân tộc địa phương và các
chức sắc tơn giáo.
- Mơ hình can thiệp tiền đái tháo đường - đái tháo đường phải
được cụ thể cho từng vùng, từng quần thể khác nhau vì có những yếu tố
liên quan khác nhau.
2. Yếu tố nguy cơ mới
Mức mỡ nội tạng và tỷ lệ mỡ cơ thể là hai yếu tố liên quan
đái tháo đường cần nghiên cứu thêm để chứng minh đây là yếu tố
nguy cơ đái tháo đường týp 2.
3. Thang điểm dự báo đái tháo đường
Cần áp dụng thang điểm nguy cơ đái tháo đường rộng rãi trong
cộng đồng nhằm dự báo nguy cơ tiến triển đái tháo đường trong 10

năm tới theo thang điểm FINDRISC trong đó áp dụng tiêu chí BMI
và vịng bụng dành cho người Châu Á.



×