Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

chính sách thương mại quôc tế của singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.09 KB, 7 trang )

Chính sách thương mại quốc tế của Singapore
Là một trong bốn con rồng của châu Á, Singapore nổi lên như một điểm sáng về
phát triển kinh tế. Mặc dù là một quốc đảo nhỏ và nghèo tài nguyên nhưng với việc
thực hiện thành công mô hình chính sách tự do hóa thương mại và thúc đẩy xuất
khẩu Singapore đã xây dựng được một nền thương mại năng động , hiện đại và
vững mạnh, từ đó trở thành một điển hình cho nền kinh tế khu vực và thế giới. Dưới
đây là một số chính sách nổi bật mà Singapore đã áp dụng rất hiệu quả:
1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:
- Thành tựu : phát triển mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện
nước, các công trình công cộng, nhà ở cho công nhân, đặc biệt là xây dựng các khu
công nghiệp, nhà xưởng.
+ Về hệ thống giao thông: có nhiều phương tiện giao thông công cộng như xe
bus, hệ thống tàu điện ngầm hiện đại với 63 ga, sân bay Changi của Singapore nằm
ở phía Tây thành phố, cách trung tâm 20 km.
+ Hệ thống cảng biển: Cảng biển của Singapore được coi là cảng biển nhộn
nhịp nhất khu vực ĐNA, là nơi trung chuyển lớn nhất trong khu vực với 400 tàu
hiện đại của các hang trên thế giới và liên kết với 700 cảng biển trên thế giới
+ Bưu chính viễn thông: Singapore là một trong số các quốc gia có mức kết
nối nhiều nhất thế giới. Gần 80% dân số sử dụng điện thoại di động và 50 % dân số
sử dụng Internet
+ Khu công nghiệp lớn nằm ở đảo Jurong.
+ Hệ thống trường học, bênh viện: có nhiều trường đại học đạt tiêu chuẩn
quốc tế, bệnh viện thì được trang bị trang thiết bị hiện đại,…
+ Khai thác được lợi thế về vị trí địa lý: Singapore nằm ở nam bán đảo
Malacca – điểm trọng yếu chiến lược trên con đường giao lưu buôn bán bằng đường
biển giữa Đông và Tây. Ngoài ra Singapore còn có hơn 50 hòn đảo nhỏ xung quanh
=> có lợi thế vô cùng lớn để thực hiện trao đổi giao thương quốc tế => cơ sở để thúc
đẩy tự do hóa thương mại. Với lợi thế như vậy, Singapore đã đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và nhiều cảng biển hiện đại để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển
quốc tế, phát triển du lịch và thương mại tự do.
2. Thực hiện miễn giảm thuế thu nhập công ty dựa trên doanh thu


XK, miễn thuế hoặc hoàn thuế NK đầu vào sản xuất hàng XK. Chính sách này
được áp dụng nhằm mục đích tăng năng suất lao động của các ngành sản xuất hàng
xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu, từ đó thúc đẩy thương mại quốc tế phát
- Biện pháp cụ thể:
+ Để khuyến khích các nhà kinh doanh quốc tế thành lập các cơ sở khu vực
của họ ở Singapore, các nhà doanh nghiệp sẽ được giảm 10% thuế thu nhập nước
ngoài từ giao dịch hàng hóa, bao gồm: hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, hàng
hóa khoáng chất, vật liệu xây dựng và các linh kiện máy móc.
+ Để khuyến khích hoạt động kinh doanh năng lượng ở Singapore, các nhà
kinh doanh dầu được giảm 10% thuế thu nhập từ các buôn bán dầu hoặc hoa hồng
từ môi giới mua bán.
+ Tại Singapore hiện áp dụng thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services
Tax) ở mức 7%. Để khuyến khích xuất khẩu tại chỗ, Singapore đã thực hiện chính
sách hoàn thuế cho du khách để kich thích chi tiêu của họ. Theo chương trình hoàn
thuế cho du khách (Tourist Refund Scheme), nếu mua hàng hóa tại Singapore từ
những cửa hiệu bán lẻ tham gia chương trình, du khách có thể được hoàn lại thuế
GST khi vận chuyển hàng hóa ra khỏi Singapore qua sân bay quốc tế Changi
(Changi International Airport) hoặc Sân Bay Seletar (Seletar Airport) trong vòng 2
tháng kể từ ngày mua hàng.
 Thành tựu trong năm 2010: Năm 2010, tổng giá trị thương mại của
Singapore tăng 20,7%, đạt 902 tỷ đôla Singapore (704 tỷ USD). Trung bình mỗi
năm, kim ngạch xuất khẩu của Singapore cao gấp 3 lần GDP
3. Áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng và hỗ trợ bảo hiểm hàng hóa:
- Vai trò của chính sách: Trong thương mại quốc tế của bất kỳ quốc
gia nào, vốn là yếu tố quan trọng quyết đinh quy mô sản xuất và mức độ sản xuất
của một doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ tín dụng có vai trò lớn đối với các DN,
không chỉ với các DN nhỏ mà còn đối với các DN lớn có quan hệ đối tác với nước
ngoài. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, phân phối luôn có nhiều rủi ro. Chính
sách hỗ trợ bảo hiểm hàng hóa giúp cho các nhà sản xuất yên tâm hơn về hàng hóa
mình sản xuất ra, từ đó họ có thể mở rộng sản xuất, tăng cường các hoạt động

TMQT,…
- Biện pháp thực hiện:
+ Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp Singapore 50% phí bảo hiểm rủi ro
lỗi thanh toán (không hoặc chậm thanh toán) từ phía khách hàng nước ngoài đối với
các khoản tín dụng được cấp cho doanh nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa không quá
100.000 SGD/doanh nghiệp đủ điều kiện.
+ Sau khủng hoảng kinh tế, chính phủ Singapore đã bổ sung thêm một
hình thức hỗ trợ phí bảo hiểm, thực chất là tăng thêm mức độ hỗ trợ so với trước
đây, có tên là “top-up arrangement” - tạm dịch là “gia tăng giá trị bảo hiểm”. Theo
hình thức bổ sung này Chính phủ Singapore sẽ dàn xếp với một số hãng bảo hiểm
để tăng gấp đôi giá trị bảo hiểm rủi ro thanh toán cho các doanh nghiệp đủ điều kiện
nhận hỗ trợ và đã mua bảo hiểm tín dụng. Giá trị bảo hiểm gia tăng không vượt quá
mức 2 triệu SGD/ doanh nghiệp
+ Chương trình hỗ trợ xuất khẩu thông qua phí bảo hiểm tín dụng sẽ hỗ
trợ cho khoảng 1000 doanh nghiệp Singapore trong các giao dịch với tổng trị giá
khoảng 4 tỷ SGD(5.2 tỷ USD)
4. Thành lập cục xúc tiến thương mại Singapore:
Cục xúc tiến thương mại Singapore (TDB) được thành lập vào năm 1983.
TDB chịu trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy Singapore tiến nhanh trên đấu
trường thương mại quốc tế, bảo vệ quyền lợi kinh tế của đảo quốc, đồng thời giới
thiệu sản phẩm của Singapore trên khắp thế giới. Trong những năm qua, TDB đã
nói lên tiếng nói của mình tại các tổ chức thương mại quốc tế nhằm bảo vệ và nâng
cao quyền lợi thương mại của Singapore. TDB cũng chú trọng mở rộng hoạt động
ngoài nước. Hiện nay TDB có hơn 30 văn phòng thương mại trên khắp thế giới, với
chức năng quảng bá cho nền thương mại Singapore và quan trọng hơn cả là hỗ trợ
các công ty Singapore trong giao thương quốc tế. Sự hỗ trợ này được thể hiện một
cách nhuần nhuyễn và đa dạng thông qua các đoàn công tác, các hội chợ thương mại
để tìm cơ hội hợp tác và đầu tư. Tính đến nay, đã có hơn 140 công ty trên thế giới
đặt cơ quan đầu não của họ tại Singapore. Nhiều công ty khác đang toan tính làm
việc này. Chính quyết định đặt trụ sở của họ tại Singapore đã góp phần biến đảo

quốc này thành một trung tâm thương mại quốc tế. Về mặt hàng hải, Singapore là
hải cảng bận rộn nhất thế giới, đồng thờiø là một trung tâm dịch vụ hậu cần và vận
chuyển quốc tế.
5. Thực hiện tự do hóa thương mại thông qua cắt giảm thuế quan:
Singapore tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức thương mại đa
phương hay khu vực như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác
Kinh tế châu Á-Thái Bình dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) . Các nỗ lực song phương cũng được thực hiện với các tổ chức và chính
phủ nước ngoài nhằm mục đích trao đổi thông tin, tự do hoá thương mại, tiến đến
hợp tác đầu tư.
Chính sách cắt giảm thuế quan được Singapore thực hiện đúng với lộ trình
đã quy định của các tổ chức mà Singapore tham gia. Hiện nay, Singapore được coi
là thị trường tự do nhất khu vực Đông Nam Á. Singapore còn là thị trường xuất
nhập khẩu hoàn toàn tự do, 96% hàng hóa xuất nhập khẩu không có thuế (thuế suất
= 0). Nhờ việc thực hiện thành công chính sách tự do hóa thương mại thông qua cắt
giảm thuế quan, hoạt động TMQT của Sing ngày càng được mở rộng tới các quốc
gia và các vùng lãnh thổ.
6. Đối tác thương mại:
Thời kì trước 1990: chú trọng phát triển quan hệ thương mại với Tây ÂU,
Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Chính sách này khá thành công.
- Quan hệ với các nước phát triển đã mang lại cho Singapore nhiều lợi thế:
nhận được viện trợ cũng như các khoản đầu tư rất là lớn từ các nước này ( đặc biệt
là Hoa Kỳ). Singapore đã được các nước phát triển cho hưởng quy chế tối huệ quốc
về thương mại trong suốt một thời gian dài.
- Những nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu là những thị trường
lớn của Singapore ( chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1989) đã giúp
nền kinh tế Singapore tăng trưởng với tốc độ cao.
Tuy nhiên, việc chú trọng phát triển quan hệ thương mại với các nước phát
triển làm Singapore phụ thuộc rất lớn vào các nước này về vốn, công nghệ, thị

trường. ( vốn đầu tư nước ngoài chiếm 85% tổng vốn đầu tư, chủ yếu là từ các nước
trên).
Thời kì sau năm 1990:
Tình hình thế giới có nhiều biến động: Liên Xô tan rã, kết thúc chiến tranh
lạnh, trên thế giới xuất hiện nhiều xu thế hòa bình, hợp tác, cùng phát triển  thế
giới có nhiều thị trường tiềm năng mới.
Việc thay đổi trong đối tác thương mại của Singapore là đúng đắn: không chỉ
với các nước phát triển trước đây ( Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu) mà còn với các
nước đang phát triển.  nhằm tìm kiếm các thị trường mới, tránh phụ thuộc vào thị
trường các nước phát triển.
Nhận xét chung:
Singapore đã thực hiện thành công mô hình chính sách tự do hóa thương mại và
thúc đẩy xuất khẩu. Điều đó được chứng minh qua những thành tựu về TM mà
Singapore đạt được.
Hiện nay Singapore được xem như là trung tâm thương mại, đầu tư của khu
vực. Giá trị xuất khẩu của Singapore so với giá trị xuất khẩu của các quốc gia khác
chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của các quốc gia mà Singapore
xuất khẩu sang, ví dụ: xuất khẩu sang các nước châu Á giai đoạn 1999 – 2007 chiếm
50%, sang TQ, Đài Loan, Hồng Kông trung bình 16% trong giai đoạn này. Năm
2010, lượng hàng hóa XK tăng 23% và tăng cao nhất trong 7 năm gần đây (theo
Bloomberg). Trong bốn thập kỷ qua, tăng trưởng GDP bình quân của Singapore đã
đạt 10%. Giá trị xuất khẩu cao gấp 3 lần GDP của Singapore. Đó là những thành tựu
vô cùng giá trị của Singapore mà nhiều nước phải nể phục và cần học tập theo.
Bài học về chính sách thương mại quốc tế cho Việt Nam
Việt Nam đang trên đà phát triển với hàng loạt những bước tiến quan trọng:
là thành viên chính thức của tổ chức WTO, tổ chức thành công hội nghị cấp cao
Apec, Asean, là thành viên không thường trực của hội đồng bảo an liên hợp quốc
Những nhân tố đó đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thực hiện có
hiệu quả hơn các chính sách thương mại quốc tế. Thông qua việc nghiên cứu các
chính sách thương mại quốc tế của Singapore chúng ta có thể tự đúc rút cho mình

nhũng bài học kinh nghiệm quý giá dựa trên điều kiện hoàn cảnh của quốc gia mình:
Xây dựng cở sở hạ tầng
Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém, lạc hậu chưa đủ
điều kiện để thúc đẩy các hoạt động trao đổi buôn bán và sản xuất. Trước tiên chính
phủ nên tập trung đầu tư vào các ngành cơ sở hạ tầng cơ bản nhằm tạo tiền đề cho
sản xuất thông qua các nguồn vốn ODA hoặc có thể khuyến khích các tổ chức cá
nhân góp vốn đầu tư vào các công trình hạ tầng có quy mô vốn lớn và thời gian thu
hồi vốn lâu dài
Thành lập cục xúc tiến thương mại
Cục xúc tiến thương mại Việt Nam đã được hình thành từ năm 2000. Sau
hơn 10 năm hoạt động tổ chức này đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm quảng bá
hình ảnh thương hiệu thì các mặt hàng của Việt Nam đã được nhiều bạn bè thế giới
biết đến. Tuy nhiên hiệu quả của tổ chức chưa được khai thác một cách triệt để do
còn thiếu các hoạt động xúc tiến như chưa có nhiều các buổi hội chợ, giới thiệu sản
phẩm, các hoạt động xúc tiến chưa được mở rộng ra trên thị trường thế giới. Chúng
ta có thể học tập Singapore thành lập mạng lưới các tổ chức xúc tiến trong và ngoài
nước, có sự liên kết chặt chẽ và hỗ trợ tích cực cho nhau ăn khớp tạo thành hệ
thống.
Thực hiện tự do hóa thương mại mại thông qua cắt giảm thuế quan
Việt Nam đã tham gia vào tổ chức WTO, ASEAN, APEC vì vậy chúng ta
nên dần dần gỡ bỏ các rào cản về thuế quan và hạn ngạch. Thay vào đó từng bước
hình thành hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhằm đảm bảo sự tự do hóa và phát triển
của thương mại, đồng thời vẫn đảm bảo nền sản xuất trong nước
Mặc dù Singapore đã thành công với các chính sách nhưng chúng ta không nên
máy móc áp dụng do điều kiện hoàn cảnh của quốc gia hiện tại chưa cho phép thực
hiện chính sách đó như : miễn giảm thuế thu nhập công ty dựa trên doanh thu xuất
khẩu, miễn thuế hoặc hoàn thuế NK đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ về tín
dụng và bảo hiểm xuất khẩu. Nguyên nhân là do việc ghi chép xuất nhập, các khâu
hạch toán còn mập mờ, có sự gian lận trong các doanh nghiệp làm thiếu mức độ
chính xác khi tính mức miễn giảm và hoàn thuế. Bên cạnh đó hoạt động hỗ trợ bảo

hiểm xuất khẩu ở nước ta diễn ra chưa phổ biến, do còn thiếu thông tin, hiểu biết về
loại hình bảo hiểm này.

×