Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

9A Nguyễn Thị Thanh Vân- Đã Check.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.84 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP MẮC
KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH NĂM
2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2024


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP MẮC
KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH NĂM
2023
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HÀ MINH HIỂN

CẦN THƠ, 2024


3


i

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là: Phân tích thực trạng sử dụng thuốc và đánh giá việc
tuân thủ điều trị trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường ngoại trú tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023. Do học viên Nguyễn Thị Thanh Vân thực
hiện theo sự hướng dẫn của GVHD: PGS.TS Hà Minh Hiển. Luận văn đã được báo
cáo và được hội đồng chấm luận văn thông qua ngày …/…./2024.
ỦY VIÊN

UV-THƯ KÝ

(Ký tên)

(Ký tên)

PHẢN BIỆN 1

PHẢN BIỆN 2


(Ký tên)

(Ký tên)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
(Ký tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh đã cho
phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hà Minh Hiển đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tơi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong
suốt quá trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giáo Bộ
môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của
tơi trong q trình làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh đã
cho phép, tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn. Tơi xin cảm ơn, bạn bè đồng
nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2024

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Vân


iii

TĨM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tình hình kê đơn thuốc điều trị và đánh giá tuân thủ
điều trị trên đơn thuốc điều trị ngoại trú, phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố liên
quan đến tuân thủ điều trị.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, không can thiệp thông qua hồi cứu dữ
liệu bệnh án ra viện đạt các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
Kết quả nghiên cứu: Nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu là nhóm
chẹn kênh calci với 87,4% trong đó amlodipin chiếm 86,1% và nifedipin 1,4%. Kế đến
là nhóm ức chế men chuyển với 16,7%, Nhóm ức chế thụ thể có 6,0%, Nhóm lợi tiểu
có 1,4%, Nhóm chẹn giao cảm beta chỉ có bisoprolol với 3,0%. Đa số bệnh nhân sử
dụng phác đồ đơn trị liệu với tỷ lệ là 85,8% cao hơn nhiều so với phác đồ đa trị liệu 2
thuốc là 13,9%, 3 thuốc là 0,3%. Bệnh đái tháo đường, phác đồ đơn trị liệu chiếm
73,1%; trong đó metformin chiếm đa số với 70,8% và gliclazid là 2,5%. Phác đồ đa trị
liệu 26,8% gồm có metformin + gliclazid 26,2% và metformin + glimepirid 0,5%.
Mức độ tuân thủ dùng thuốc: 11,5% bệnh nhân có mức độ tuân thủ tốt, 49,5% tuân thủ
ở mức trung bình và 39,1% tuân thủ kém. Yếu tố có liên quan với tuân thủ điều trị
thuốc có ý nghĩa thống kê là hoàn cảnh sống với p=0,000<0,05 với OR=11,237 cho

biết những bệnh nhân có hồn cảnh sống một mình có khả năng không tuân thủ dùng
thuốc gấp 11 lần so với bệnh nhân sống cùng gia đình.
Số lượng thuốc trên đơn thuốc với p=0,001<0,05 và OR=2,023 cho biết những bệnh
nhân có số lượng thuốc nhiều hơn 5 thuốc trong đơn thuốc thì có khả năng khơng tn
thủ dùng thuốc gấp 2 lần so với bệnh nhân có số lượng thuốc từ 5 thuốc trở xuống
trong đơn thuốc.
Kết luận: Trong nghiên cứu, bệnh nhân khơng tn thủ điều trị có tỷ lệ 39,1%. Có 2
yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị thuốc có ý nghĩa thống kê. Hồn cảnh sống và
số lượng thuốc trên đơn thuốc. Yếu tố này cần theo dõi và quản lý để đảm bảo an toàn
trong điều trị bệnh nhân.
Từ khóa: Tuân thủ điều trị, yếu tố có liên quan đến tuân thủ điều trị.


iv

ABSTRACT
Research Objective: Analyze the prescription patterns and assess treatment adherence
on outpatient prescriptions, examining the influence of various factors on treatment
adherence.
Research Methodology: A cross-sectional descriptive approach was employed,
utilizing retrospective data retrieval from hospital discharge records that met specific
selection and exclusion criteria.
Research Findings: The most commonly prescribed drug class in the study was the
calcium channel blockers, constituting 87.4%, with amlodipine accounting for 86.1%
and nifedipine 1.4%. Following were the angiotensin converting enzyme inhibitors at
16.7%, receptor blockers at 6.0%, diuretics at 1.4%, and beta-blockers, represented
solely by bisoprolol, at 3.0%. The majority of patients adhered to monotherapy, with a
rate of 85.8%, significantly higher than the combination therapy rates of 13.9% for two
drugs and 0.3% for three drugs. In diabetes cases, monotherapy was prevalent at
73.1%, where metformin accounted for the majority at 70.8%, and gliclazide at 2.5%.

Combination therapy comprised 26.8%, with metformin + gliclazide at 26.2%, and
metformin + glimepiride at 0.5%.
Treatment adherence levels were as follows: 11.5% exhibited good adherence, 49.5%
moderate adherence, and 39.1% poor adherence. Statistically significant factors
influencing treatment adherence were identified, including living conditions
(p=0.000<0.05, OR=11.237), indicating that patients living alone were 11 times more
likely to exhibit non-adherence compared to those living with family. Additionally, the
number of medications on the prescription was associated with non-adherence
(p=0.001<0.05, OR=2.023), revealing that patients with more than 5 medications on
the prescription were twice as likely to be non-adherent compared to those with 5 or
fewer medications.
Conclusion: The study revealed a treatment non-adherence rate of 39.1%. Two
statistically significant factors influencing treatment adherence were identified: living
conditions and the number of medications on the prescription. These factors need
ongoing monitoring and management to ensure patient safety during treatment.
Keywords: Treatment adherence, factors related to treatment adherence.


v

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu và
kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Vân


vi


MỤC LỤC
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG..................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii
TÓM TẮT......................................................................................................................iii
ABSTRACT...................................................................................................................iv
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................xi
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................3
1.1 TĂNG HUYẾT ÁP KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG...................................................3
1.1.1 Định nghĩa..........................................................................................................3
1.1.2 Phân loại tăng huyết áp và đái tháo đường........................................................3
1.1.3 Các yếu tố nguy cơ.............................................................................................4
1.1.4 Chẩn đoán..........................................................................................................4
1.2 ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.......................6
1.2.1 Nguyên tắc điều trị.............................................................................................6
1.2.2 Mục tiêu điều trị huyết áp..................................................................................6
1.2.3 Phương pháp điều trị không dùng thuốc............................................................8
1.2.4 Điều trị dùng thuốc............................................................................................8
1.3 THUỐC KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP VÀ ĐƯỜNG HUYẾT...................................9
1.3.1 Thuốc kiểm soát huyết áp..................................................................................9
1.3.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường....................................................................13
1.4 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ........................................................................................15
1.4.1 Định nghĩa........................................................................................................15
1.4.2 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị........................................15
1.4.3 Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ điều trị..............................................16



vii
1.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG......................................................................................................................16
1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới............................................................................16
1.5.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam.............................................................................17
1.6 GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH.................................18
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................19
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................................19
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................19
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn.........................................................................................19
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ...........................................................................................19
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................20
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................20
2.2.2 Mẫu nghiên cứu...............................................................................................20
2.2.2 Cỡ mẫu.............................................................................................................20
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu.............................................................................................21
2.3. NỘI DUNG VÀ BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU........................................21
2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU....................28
2.5.1 Công cụ thu thập..............................................................................................28
2.5.2 Kỹ thuật thu thập..............................................................................................28
2.5.3 Người thu thập.................................................................................................28
2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số:.........................................................................28
2.5.5 Xử lý số liệu.....................................................................................................29
2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..................................................................................29
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................30
3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................30
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học..................................................................................30
3.1.2 Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân.................................................................32
3.1.2 Đặc điểm về bệnh mắc kèm trong nghiên cứu.................................................32

3.1.4 Các yếu tố nguy cơ tim mạch...........................................................................34
3.1.5 Đặc điểm về số lượng thuốc của bệnh nhân trong nghiên cứu........................34


viii
3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG
HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.........................................................36
3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị tăng huyết áp gặp trong nghiên cứu...................36
3.2.2 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu...............................37
3.2.3 Danh mục các thuốc điều trị đái tháo đường gặp trong nghiên cứu................38
3.2.4 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu...............................38
3.2.5 Tác dụng không mong muốn của thuốc...........................................................39
3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU...................................................................................39
3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân.....................................................39
3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu................41
3.4 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ................................42
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN.............................................................................................44
4.1 VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................44
4.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG
HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.........................................................51
4.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU...................................................................................55
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................60
KẾT LUẬN.................................................................................................................60
KIẾN NGHỊ................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................62
PHỤ LỤC 1...................................................................................................................xii
PHỤ LỤC 2..................................................................................................................xiv
PHỤ LỤC 3...................................................................................................................xii

PHỤ LỤC 4..............................................................................................................xxviii


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Chẩn đoán tăng huyết áp qua các khuyến cáo 2017-2020...........................5
Bảng 1.2 Tóm tắt mục tiêu điều trị theo Hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam..............7
Bảng 1.3 Các nhóm thuốc và thuốc điều trị tăng huyết áp chính và liều dùng.........10
Bảng 2.1 Bộ câu hỏi MMAS – 8...............................................................................27
Bảng 3.1 Đặc điểm giới tính ....................................................................................30
Bảng 3.2 Đặc điểm nhóm tuổi .................................................................................30
Bảng 3.3 Đặc điểm hồn cảnh sống .........................................................................31
Bảng 3.4 Đặc điểm trình độ học vấn ........................................................................31
Bảng 3.5 Đặc điểm về nghề nghiệp .........................................................................31
Bảng 3.6 Đặc điểm thời gian điều trị .......................................................................32
Bảng 3.7 Đặc điểm bệnh mắc kèm của đối tượng nghiên cứu ................................32
Bảng 3.8 Các bệnh mắc kèm thường gặp trong nghiên cứu ....................................33
Bảng 3.9 Các yếu tố nguy cơ tim mạch ...................................................................34
Bảng 3.10 Đặc điểm số lượng thuốc trên đơn thuốc của đối tượng nghiên cứu.......35
Bảng 3.11 Đặc điểm các loại thuốc điều trị tăng huyết áp bệnh nhân sử dụng .......36
Bảng 3.12 Các phác đồ điều trị tăng huyết áp áp dụng trong mẫu nghiên cứu .......37
Bảng 3.13 Đặc điểm các loại thuốc đái tháo đường bệnh nhân sử dụng .................38
Bảng 3.14 Các phác đồ điều trị ĐTĐ típ 2 áp dụng trong mẫu nghiên cứu..............38
Bảng 3.15 Tác dụng không mong muốn của thuốc .................................................39
Bảng 3.16 Tỷ lệ tuân thủ điều trị bằng thuốc của bệnh nhân dựa trên bảng câu hỏi
...................................................................................................................................40
Bảng 3.17 Mức độ tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân ..............................41
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với đặc điểm nhân khẩu học,

hỗ trợ gia đình - xã hội .............................................................................................42
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với đặc điểm điều trị bệnh của
bệnh nhân .................................................................................................................43


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu.......................................................................................21
Hình 3.1 Biểu đồ đặc điểm bệnh mắc kèm...............................................................33
Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ đặc điểm số lượng thuốc.......................................................35
Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc..............................................................41


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ACC

American College of Cardiology

Hội Tim mạch học Hoa Kỳ


ADA

American diabetes association

Hội đái tháo đường Hoa Kỳ

AHA

American Heart Association

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ

ESC

The European Society of Cardiology

Hội Tim mạch Châu Âu

ESH

European Society of Hypertension

Hiệp hội tăng huyết áp châu âu

ĐTĐ
GLP-1

Đái tháo đường
Glucagon like peptide


HA

Hoocmon peptide
Huyết áp

HbA1c

Glycosylated Haemoglobin

Hemoglobin gắn glucose

HDL-C

High density lipoprotein cholesterol

Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao

LDLcholesterol

Lipoprotein Cholesterol tỉ trọng thấp

Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp

IDF

International Diabetes Federation

Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế

ISH


International society of hypertension

Hội tăng huyết áp quốc tế

MAQ

Medication adherence questionaire

Bảng câu hỏi tuân thủ dùng thuốc

MEMS

Micro-Electro-Mechanical Systems

Hệ thống giám sát dùng thuốc

MMAS

Morisky Medication Adherence Scale

Thang tuân thủ điều trị Morisky

THA

Tăng huyết áp
Phân hội Tăng huyết áp Việt
Nam/Hội Tim mạch Việt Nam

VSH/VNHA

WHO

World health organization

Tổ chức Y tế thế giới


xii

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, tăng huyết áp và đái tháo đường là hai bệnh ngày càng phổ biến và
có thể phát triển độc lập hoặc có mối liên quan với nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng tăng huyết áp và đái tháo đường thường đi kèm với nhau do chung những yếu tố
nguy cơ như thừa cân hoặc béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo và muối, thiếu vận
động…Tăng huyết áp là một yếu tố làm tăng mức độ nghiêm trọng của đái tháo
đường, và ngược lại, đái tháo đường cũng làm cho tăng huyết áp trở nên khó điều trị
hơn. Bệnh đái tháo đường cũng là một yếu tố nguy cơ cao (gấp 2 lần) cho nhiều bệnh
tim mạch. Người mắc đái tháo đường típ 1 hoặc típ 2 khi có tăng huyết áp đều có tiên
lượng bệnh tệ hơn, với tỷ lệ bệnh lý mạch vành và đột quỵ tăng gấp 2-3 lần so với
người không mắc đái tháo đường. Tăng huyết áp và đái tháo đường cũng tăng nguy cơ
mắc các bệnh về mạch máu lớn và nhỏ như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não,
tắc mạch chi, bệnh võng mạc mắt, bệnh thận, và nhiều bệnh lý khác [1], [2].
Tăng huyết áp là một thách thức quan trọng đối với sức khỏe toàn cầu với tỷ lệ
tăng cao và tác động của nó đối với tổn thương não, tim mạch và thận, vẫn là yếu tố
nguy cơ hàng đầu có thể phịng ngừa được đối với tử vong sớm và tàn tật trên toàn thế
giới. Ba phần tư trong số các bệnh nhân THA là người thuộc các nước đang phát triển
[3], [4]. Mối liên hệ chặt chẽ giữa đái tháo đường và rối loạn tim mạch. Trong số các
bệnh nhân của bệnh đái tháo đường, rối loạn tim mạch chủ yếu là nguyên nhân gây tử
vong [5]. Trên khắp Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở người trưởng thành
mắc bệnh đái tháo đường (trên 18 tuổi), cho thấy sự gia tăng nguy cơ đau tim và nhồi

máu cơ tim, cao hơn 1,8% so với những người không có bệnh tim mạch nào được xác
định [6]. Đối với cả nam và nữ, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao này được thấy
ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2022, có khoảng 1,28 tỷ
người trên toàn thế giới mắc bệnh tăng huyết áp (THA), với đa số (khoảng 2/3) sống ở
các quốc gia có thu nhập thấp đến trung bình. Có sự khác biệt về tỷ lệ THA giữa các
khu vực địa lý và các nhóm thu nhập, với tỷ lệ cao nhất ở Châu Phi (27%) và thấp nhất
ở Châu Mỹ (18%). Mục tiêu tồn cầu liên quan đến bệnh khơng lây nhiễm là giảm
33% tỷ lệ THA từ năm 2010 đến 2030 [7].
Tăng huyết áp có thể gây tổn thương mạch máu và ảnh hưởng đến các cơ quan
quan trọng như não, thận, tim, võng mạc mắt và động mạch lớn. Cả những người
khơng kiểm sốt huyết áp và những người chưa được điều trị đều có nguy cơ cao. Sự
phát hiện sớm các tổn thương này qua kiểm tra y tế giúp đánh giá rõ ràng hơn mức độ
rủi ro tim mạch, đặc biệt là trong số bệnh nhân trung niên mà khơng có triệu chứng rõ
ràng [8]. Các yếu tố như béo phì và di truyền đóng vai trị quan trọng trong việc phát


xiii
triển và tăng nguy cơ tăng huyết áp. Tuy nhiên, quá trình điều chỉnh huyết áp cũng liên
quan đến các hệ thống sinh học phức tạp như hệ thống renin-angiotensin-aldosteron,
các cơ chế thần kinh, và quá trình tái cấu trúc động mạch, đều có ảnh hưởng đáng kể
đến sự phát triển của bệnh [9].
Bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường típ 2 khơng chỉ phổ biến mà cịn là nguyên
nhân hàng đầu gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và
chất lượng sống của bệnh nhân. Sự kết hợp của hai bệnh lý này tạo nên một thách thức
lớn trong quản lý và điều trị, đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc và cập nhật về cách thức
sử dụng thuốc và tình trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Xuất phát từ thực tế đó đề
tài: “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh
nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà
Vinh năm 2023”. Với các mục tiêu sau:

1. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái
tháo đường típ 2.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh
nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường típ 2.
Mục tiêu đầu tiên của đề tài, phân tích thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân
tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường típ 2, sẽ giúp làm sáng tỏ mơ hình hiện tại của
việc quản lý và điều trị bệnh, từ đó đề xuất những cải tiến có thể. Việc nắm bắt được
cách thức sử dụng thuốc và kết quả điều trị thực tế sẽ cung cấp thông tin quan trọng để
nâng cao hiệu quả điều trị.
Mục tiêu thứ hai, tập trung vào phân tích các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ
điều trị dùng thuốc của bệnh nhân, là một khía cạnh thiết yếu. Việc tuân thủ điều trị
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị mà cịn có thể giảm thiểu rủi ro
biến chứng và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Phân tích này sẽ giúp xác định
các rào cản và cơ hội để cải thiện việc tuân thủ điều trị, một yếu tố then chốt trong
quản lý bệnh lý kết hợp.
Tóm lại, việc nghiên cứu này khơng chỉ giúp cải thiện chất lượng điều trị tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh mà cịn có khả năng đóng góp vào cộng đồng y khoa
rộng lớn hơn, qua việc cung cấp thông tin và kiến thức cập nhật về quản lý hai bệnh lý
phức tạp này.


14

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TĂNG HUYẾT ÁP KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1 Định nghĩa
Bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường là hai chứng bệnh không lây truyền, rộng
rãi khắp thế giới, gắn liền với các biến chứng kéo dài. Hiện nay, khơng có định nghĩa
cụ thể cho sự cùng xuất hiện của tăng huyết áp và đái tháo đường. Việc kết hợp của cả

hai tình trạng này đẩy cao hơn nữa mức độ của biến chứng và tăng tỷ lệ mắc bệnh
cũng như tử vong [10].
Theo Hội tim mạch Việt Nam và Phân hội tăng huyết áp Việt Nam, họ tiếp tục
tuân theo định nghĩa và phân loại tăng huyết áp trong phòng khám dựa trên lời khuyên
từ năm 2018. “Tăng huyết áp được định nghĩa như là tình trạng mà việc điều trị giảm
huyết áp cho thấy lợi ích rõ rệt so với các nguy cơ tiềm ẩn thông qua các bằng chứng
từ các thử nghiệm lâm sàng. Chẩn đoán tăng huyết áp được thực hiện khi đo huyết áp
trong phòng khám mà ghi nhận huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương ≥90 mmHg” [11], [12], [13].
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 của Bộ Y tế năm
2020, bệnh đái tháo đường được định nghĩa như sau: “Bệnh đái tháo đường là một rối
loạn chuyển hóa, với đặc điểm là sự tăng glucose huyết mạn tính do thiếu hụt trong tiết
insulin, tác động của insulin, hoặc cả hai”. Việc duy trì lâu dài dẫn đến rối loạn chuyển
hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương cho nhiều cơ quan khác nhau, rõ rệt nhất
là tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh do tăng glucose mạn tính [14], [15], [16].
1.1.2 Phân loại tăng huyết áp và đái tháo đường
a. Phân độ tăng huyết áp
Huyết áp có thể được phân loại thành nhiều mức độ khác nhau dựa trên chỉ số
huyết áp tâm thu và tâm trương, được đo bằng đơn vị milimét thủy ngân (mmHg).
Huyết áp tối ưu là khi cả hai chỉ số đều thấp hơn 120/80 mmHg. Huyết áp bình thường
nằm trong khoảng 120-129/80–84 mmHg. Tiền tăng huyết áp, hoặc huyết áp bình
thường cao, là khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương từ 85–89 mmHg. Tăng huyết áp được chia thành ba độ: Độ 1 với chỉ số từ 140159/90–99 mmHg, độ 2 từ 160-179/100–109 mmHg, và độ 3 khi chỉ số huyết áp vượt
q 180/110 mmHg. Ngồi ra, tình trạng tăng huyết áp tâm thu đơn độc xảy ra khi
huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg nhưng huyết áp tâm trương lại dưới 90
mmHg [11], [13], [17].


15


b. Phân loại đái tháo đường
Đái tháo đường là một nhóm các rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường
huyết cao, được chia thành nhiều loại khác nhau.
Đái tháo đường típ 1 là một bệnh tự miễn, nơi hệ miễn dịch tấn công và hủy hoại
tế bào beta sản xuất insulin trong tụy. Điều này gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng hoặc
mất hoàn toàn insulin, yếu tố cần thiết để điều hòa đường huyết. Loại này thường gặp
ở trẻ em và thanh thiếu niên và cần tiêm insulin định kỳ.
Đái tháo đường típ 2, loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% các trường hợp trên
tồn cầu. Nó xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả hoặc khơng sản xuất đủ
insulin. Đái tháo đường típ 2 thường gặp ở người lớn và liên quan đến tăng cân, thiếu
vận động và tuổi tác.
Đái tháo đường thai kỳ phát hiện trong quá trình mang thai, xảy ra khi cơ thể
không sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Loại này có thể gây rủi ro
cho cả mẹ và em bé, đòi hỏi sự kiểm sốt nghiêm ngặt.
Ngồi ra, có những loại đái tháo đường khác như do dị ứng insulin, nhiễm trùng,
thuốc, chất độc, hoặc các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, những loại này khá hiếm và
khơng phổ biến bằng đái tháo đường típ 1, típ 2 và thai kỳ [18].
1.1.3 Các yếu tố nguy cơ
Tăng huyết áp và đái tháo đường là hai bệnh mạn tính độc lập nhưng lại cùng
nhau tạo nên rủi ro cho mỗi bệnh. Hơn nữa, chúng chia sẻ một số yếu tố nguy cơ
chung như rối loạn chuyển hóa lipid, tuổi tác, tình trạng thừa cân hoặc béo phì, lối
sống ít vận động, cùng với những thói quen ăn uống không lành mạnh như tiêu thụ quá
mức muối, đường và chất béo [19].
1.1.4 Chẩn đoán
a. Chẩn đoán tăng huyết áp
Việc chẩn đoán tăng huyết áp yêu cầu phụ thuộc vào trị số huyết áp. Để đưa ra
chẩn đoán và tiến hành điều trị tăng huyết áp, các khuyến nghị được đề xuất đề đo đạc
huyết áp một cách chính xác và ghi chép trị số huyết áp, mà chi tiết đã được thể hiện
trong Bảng 1.1.



16

Bảng 1.1 Chẩn đoán tăng huyết áp qua các khuyến cáo 2017-2020 [20]
mmHg

ACC/AHA

ESH/ESC

VSH/VNHA

NICE

ISH

2017

2018

2018

2019

2020

HA phòng khám

≥130/80


≥140/90

≥140/90

≥140/90

≥140/90

HA ban ngày

130/80

135/85

135/85

135/85

135/85

HA 24 giờ

125/75

130/80

130/80

HA Tại Nhà


130/80

135/85

135/85

135/85

135/85

Giai Đoạn

I, II

I, II, III

I, II, III

I, II, III

I, II

130/80

Cần phải xem xét các yếu tố rủi ro, tổn thương các cơ quan mục tiêu, cũng như
các bệnh lý hoặc triệu chứng lâm sàng đi kèm nhằm đánh giá tổng thể nguy cơ tim
mạch.
Việc xác định nguyên nhân gây ra tăng huyết áp cũng rất quan trọng.
Q trình chẩn đốn chủ yếu bao gồm: Lấy huyết áp nhiều lần, thu thập tiền sử
bệnh lý, thăm khám thực thể và tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.

Huyết áp lưu động cung cấp thông tin phong phú hơn so với việc đo huyết áp tại nhà
hoặc phòng khám, chẳng hạn như huyết áp 24 giờ, bao gồm huyết áp trung bình trong
ngày (thường từ 7-22 giờ), huyết áp ban đêm và biến độ huyết áp [11], [21], [22].
b. Chẩn đoán đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây [23]:
a) Glucose huyết tương lúc đói ≥126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g
glucose bằng đường uống ≥200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)
c) HbA1c ≥6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng
phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d) Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng
glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥200 mg/dL (hay 11,1
mmol/L).
Chẩn đốn xác định nếu có 2 kết quả trên ngưng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu
máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu
chí d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý: Glucose huyết đói


17

được đo khi bệnh nhân nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước
đun sơi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 đến 14 giờ).
Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống phải được thực hiện theo
hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm
nghiệm pháp, dùng một lượng 75g glucose, hòa trong 250-300 mL nước, uống trong 5
phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam
carbohydrat mỗi ngày, không mắc các bệnh lý cấp tính và khơng sử dụng các thuốc
làm tăng glucose huyết. Định lượng glucose huyết tương tĩnh mạch.
1.2 ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.2.1 Nguyên tắc điều trị

Những người bị cả tăng huyết áp và đái tháo đường thuộc nhóm có nguy cơ tim
mạch cao, do đó việc điều trị cần tuân theo các nguyên tắc sau [24]:
- Chủ động thay đổi lối sống, bao gồm việc duy trì chế độ ăn uống và hoạt động
thể chất cân đối.
- Quản lý và kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
- Thực hiện liệu pháp điều trị đầy đủ và hợp lý mỗi ngày, với tư duy điều trị dài
hạn.
- Áp dụng phác đồ điều trị kết hợp sớm nhất có thể.
- Sử dụng insulin khi cần thiết, ví dụ như trong các đợt bệnh cấp tính của bệnh
mạn tính, hoặc nhồi máu cơ tim.
Mục đích của việc điều trị cho bệnh nhân mắc cả tăng huyết áp và đái tháo đường
là quản lý đồng thời cả huyết áp và đường huyết. Ngồi ra, việc kiểm sốt chế độ ăn,
vận động, giảm cân (đối với người béo phì), không tăng cân (đối với người không béo)
cũng cực kỳ quan trọng. Đồng thời, việc điều trị các yếu tố nguy cơ và biến chứng
cũng phải được thực hiện tốt [12], [15], [25].
1.2.2 Mục tiêu điều trị huyết áp
Mục tiêu kiểm soát đường huyết:
Trong hướng dẫn 2019, ADA vẫn nhấn mạnh việc cần thiết phải tùy chỉnh mục
tiêu điều trị cho từng cá nhân [26]. Mức độ HbA1c mà người bệnh nên đạt được nằm
trong khoảng từ 6,5% đến 8%. Đối với hầu hết các bệnh nhân đái tháo đường người
lớn không mang thai, việc giữ HbA1c dưới 7% là mục tiêu hợp lý để giảm thiểu biến
chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như những người có nguy
cơ cao bị hạ đường huyết nghiêm trọng, tuổi thọ dự kiến, bệnh kèm theo, biến chứng
mạch máu, mục tiêu HbA1c có thể được đặt linh hoạt hơn, dưới 8%. Đồng thời, việc



×