Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Hồ Ánh Khoa-7B (Hoàn Thành Chỉnh Sửa Theo Góp Ý Lần 1).Fhgfd.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.98 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

HỒ ÁNH KHOA

KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG
ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH
PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

HỒ ÁNH KHOA

KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG
ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH
PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG


CẦN THƠ, 2023


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, Trung tâm y tế Quận Cái Răng, Thành Phố
Cần Thơ đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hồn thành
luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương Giảng
viên, trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo,
truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt q trình thực hiện
và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cơ giáo Bộ
mơn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của
tơi trong q trình làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Trung tâm y tế Quận Cái Răng, Thành
Phố Cần Thơ đã cho phép, tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn,
bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2023
Tác giả luận văn

Hồ Ánh Khoa



ii

TĨM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tình hình kê đơn thuốc điều trị và đánh giá các tương
tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trên đơn thuốc điều trị ngoại trú, phân tích ảnh hưởng
của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, không can thiệp thông qua hồi cứu dữ
liệu bệnh án ra viện đạt các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu này cho thấy nhóm tuổi từ 18-59 chiếm tỷ lệ cao
nhất trong mẫu nghiên cứu (50%), theo sau là nhóm trên 60 tuổi với 49,3%, và nhóm
dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,8%). Hầu hết bệnh nhân có trình độ học vấn là
trung học phổ thông và đang đi làm. Số bệnh nhân nam chiếm 42,8%, bệnh nhân nữ
chiếm 57,3%. Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu có 2-3 bệnh. Nhóm thuốc tim mạch
được kê đơn nhiều nhất với tỷ lệ 25,9%. Sau khi tra cứu tương tác thuốc, có 64 đơn
thuốc (chiếm tỷ lệ 16%) xuất hiện tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng, trong đó các
cặp tương tác chiếm nhiều nhất là fenofibrat-gliclazid, aspirin-perindopril, simvastatinamlodipin, simvastatin-nifedipin và diclofenac-metformin. Tương tác dược lực học
chiếm tỷ lệ cao nhất với 12 cặp tương tác chiếm 92,3%. Số lượng thuốc trong đơn
thuốc là yếu tố có liên quan đến tương tác thuốc (p = 0.003 <0.05). Ngồi ra, trong
các nhóm bệnh lý, có 5 nhóm bệnh có liên quan tới tương tác thuốc bất lợi, đó là nhóm
bệnh lý tim mạch, nhóm bệnh lý nội tiết và tiêu hố, nhóm bệnh lý thần kinh, và nhóm
bệnh lý cơ xương khớp.
Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra rằng việc đánh giá và quản lý tương tác thuốc rất cần
thiết để đảm bảo an tồn và lợi ích trong điều trị cho bệnh nhân. Việc kiểm soát số
lượng thuốc kê đơn và theo dõi tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị cũng rất
quan trọng để giảm thiểu nguy cơ tương tác thuốc bất lợi.
Từ khóa: Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng, yếu tố có liên quan đến tương tác
thuốc.


iii


ABSTRACT
Research objectives: To analyze the prescribing situation, evaluating clinically
significant drug interactions on the inpatient dispensing, and examining the influence
of certain factors on the risk of clinically significant drug interactions.
Research method: Cross-sectional descriptive study, non-interventional, through
retrospective data collection from hospital discharge records that met the selection and
exclusion criteria.
Research results: This study showed that the age group from 18-59 accounted for the
highest proportion of patients in the sample (50%), followed by the group over 60
years old at 49.3%, and the under 18 age group accounted for the lowest proportion
(0.8%). Most of the patients had a high school education level and were employed.
The number of male patients accounted for 42.8%, while female patients accounted for
57.3%. Most patients in the study suffered from 2-3 diseases. The cardiovascular drug
group was the most commonly prescribed with a rate of 25.9%. After checking drug
interaction, there were 64 prescriptions (16%) with clinically significant drug
interactions, in which the most common drug interaction pairs were fenofibrategliclazide, aspirin-perindopril, simvastatin-amlodipine, simvastatin-nifedipine, and
diclofenac-metformin. Pharmacodynamic interactions accounted for the highest
proportion with 12 drug interaction pairs, accounting for 92,3%. The number of drugs
in the prescription was the only factor related to clinically significant drug interactions
(p = 0.003 <0.05). In addition, in the pathological aspect, 5 disease groups were related
to clinically significant drug interactions, including the cardiovascular diseases,
endocrine and digestive diseases, nervous system-related diseases, and
musculoskeletal diseases.
Conclusion: The study showed that evaluation and management for drug interactions
are essential to ensure patient safety and clinical outcome during treatment.
Controlling the number of prescribed drugs and monitoring the adverse effects of
drugs during treatment are also important to minimize the risk of unintended drug
interactions.
Keywords: Drug interactions, factor related to clinically significant drug interactions



iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu và
kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Hồ Ánh Khoa


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
TÓM TẮT.................................................................................................................... ii
ABSTRACT................................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................iv
MỤC LỤC.................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
1.1 TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC.....................................................3
1.1.1 Định nghĩa tương tác thuốc..........................................................................3
1.1.2 Phân loại tương tác thuốc.............................................................................3
1.1.3 Yếu tố làm tăng nguy cơ tương tác thuốc bất lợi..........................................6

1.1.4 Yếu tố thuộc về bệnh nhân...........................................................................7
1.1.5 Yếu tố thuộc về thuốc...................................................................................7
1.1.6 Yếu tố thuộc về bác sĩ kê đơn thuốc.............................................................8
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỶ LỆ ĐƠN THUỐC CÓ TƯƠNG TÁC....9
1.2.1 Tập huấn quản lý tương tác thuốc cho bác sĩ kê đơn....................................9
1.2.2 Dược sĩ lâm sàng hỗ trợ...............................................................................9
1.2.3 Chuẩn hoá dữ liệu y tế..................................................................................9
1.2.4 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc..................................................10
1.2.5 Đặc điểm của các cơ sở dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu................11
1.3 MỘT SỐ KHUYẾN CÁO CHUNG ĐỂ KIỂM SOÁT TƯƠNG TÁC
THUỐC...................................................................................................................... 16
1.4 XÂY DỰNG DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG
THỰC HÀNH LÂM SÀNG......................................................................................17


vi

1.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM................................................................................................................. 17
1.5.1 Nghiên cứu tương tác thuốc trên thế giới...................................................17
1.5.2 Nghiên cứu tương tác thuốc ở Việt Nam....................................................19
1.6 THÔNG TIN VỀ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ................................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................23
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................23
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..............................................................23
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn...................................................................................23
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ.....................................................................................23
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................23
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu....................................................................................23

2.2.2 Mẫu nghiên cứu..........................................................................................24
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu........................................................................................25
2.3 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................26
2.3.1 Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân và tình hình kê đơn thuốc trong mẫu
nghiên cứu...................................................................................................................26
2.3.2 Xác định các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng (YNLS) xảy ra trong đơn
thuốc điều trị................................................................................................................ 27
2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ...................................................................29
2.4.1 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc..................................................29
2.4.2 Phương pháp đánh giá tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng......................29
2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.............31
2.5.1 Công cụ thu thập........................................................................................31
2.5.2 Kỹ thuật thu thập........................................................................................31
2.5.3 Người thu thập............................................................................................31
2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số....................................................................32
2.5.5 Xử lý số liệu...............................................................................................32


vii

2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.............................................................................32
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................33
3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................33
3.2 XÁC ĐỊNH CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG XẢY
RA TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ....................................................................39
3.2.1. Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc
điều trị.......................................................................................................................... 39
3.2.2. Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều
trị và mơ tả đặc điểm tương tác thuốc có YNLS..........................................................40
3.2.3 Cơ chế và hậu quả của các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong

đơn thuốc điều trị.........................................................................................................42
3.2.4. Phân tích sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác
thuốc có ý nghĩa lâm sàng............................................................................................44
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN...........................................................................................47
4.1 VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.................................................................................47
4.2 VỀ XÁC ĐỊNH CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG
XẢY RA TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ..........................................................52
4.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG
NGHIÊN CỨU...........................................................................................................59
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................61
5.1 KẾT LUẬN......................................................................................................61
5.2 KIẾN NGHỊ.....................................................................................................62
TÀI LIỆU KHAM KHẢO.........................................................................................63
PHỤ LỤC 1...............................................................................................................viii
PHỤ LỤC 2.................................................................................................................ix
PHỤ LỤC 3..................................................................................................................x
PHỤ LỤC 4.................................................................................................................xi
PHỤ LỤC 5................................................................................................................xii


viii

DANH MỤC CÁC BẢN


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH



x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết Tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADR

Adverse Drug Reaction

Phản ứng có hại của thuốc

ANSM

Agence Nationale de Sécurité du
Médicament

Cục quản lý dược pháp

BHYT

Health Insurance

Bảo hiểm y tế

BN


Patient

Bệnh nhân

BNF

British National Formulary

Dược thư quốc gia Anh

CSDL

Base Database

Cơ sử dữ liệu

CYP

Cytochrome

CCĐ

Contraindications

DRUG

Chống chỉ định
Phần mềm tra cứu tương
tác thuốc trực tuyến truy

cập tại địa chỉ
www.drugs.com

EMA

European Medicines Agency

Cơ quan quản lý dược
phẩm châu Âu

HIV

Human immunodeficiency
virus

Vi rút gây suy giảm miễn
dịch ở người

MED

Phần mềm tra cứu tương
tác thuốc trực tuyến truy
cập tại địa chỉ
www.medscape.com

MAO

Monoamine oxidase

Enzyme Monoamine

oxidase

MM

Drug interactions Micromedex® Solutions

Phần mềm tra cứu tương
tác thuốc trực tuyến
micromedex

NSAID

Nonsteroidal Antiinflammatory Drug

Thuốc kháng viêm không
steroid

NT

Serious

Nghiêm trọng

PPI

Proton Pump Inhibitor

Thuốc ức chế bơm proton



xi

SDI

Stockley’s Drug Interactions Pocket
Companion

Sổ tay tra cứu tương tác
thuốc của stockley

TTT

Drug Interactions

Tương tác thuốc

TB

Medium

Trung bình

TTYT

Medical Center

Trung tâm y tế

YNLS


Clinical Meaning

Ý nghĩa lâm sàng


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tương tác thuốc là một vấn đề rất quan trọng trong lâm sàng, đặc biệt là trong điều
trị các bệnh lý mãn tính và bệnh lý đa chức năng. Tương tác thuốc xảy ra khi hai loại
thuốc hoặc nhiều loại thuốc được sử dụng giống nhau và ảnh hưởng đến hiệu quả hoặc
độ an toàn của thuốc. Các tác nhân tương tác có thể là dược phẩm, thực phẩm hoặc các
chất khác như thuốc lá, cồn hoặc các loại chất kích thích. Tương tác thuốc có thể ảnh
hưởng đến sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và bài tiết của thuốc trong cơ thể. Nó có
thể dẫn đến tăng hoặc giảm hiệu quả của thuốc, tăng độc tính của thuốc hoặc gây ra
các tác dụng phụ không mong muốn [1].
Việc phối hợp nhiều thuốc là cần thiết trong điều trị đa bệnh lý và đa triệu chứng,
tuy nhiên, có nguy cơ tương tác thuốc khi sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc. Các bác
sĩ và dược sĩ luôn muốn phối hợp thuốc để tăng tác dụng điều trị và giảm tác dụng
không mong muốn, nhưng trong thực tế, việc này không luôn đạt được kết quả như
mong đợi. Do đó, khi kê đơn thuốc có từ hai loại trở lên, người kê đơn cần hiểu rõ
mức độ tương tác có thể xảy ra để dự đốn và ngăn ngừa tác dụng phụ khi phối hợp
thuốc, đồng thời nắm vững kiến thức về đối kháng để giải độc thuốc và tránh phối hợp
làm giảm tác dụng, cũng như hiểu biết về hiệp lực để phối hợp nhằm tăng hiệu quả
điều trị mà khơng tăng độc tính [2].
Tương tác thuốc có thể mang nhiều lợi ích nếu phối hợp đúng cách, nhưng trong
nhiều trường hợp tương tác thuốc là nguyên nhân gây ra các biến cố bất lợi trong quá
trình sử dụng thuốc dẫn đến thất bại trong điều trị, thậm chí có thể gây tử vong cho
bệnh nhân [3].
Tương tác thuốc có thể phịng tránh được, bằng cách sử dụng thuốc trong điều trị

thận trọng và hợp lý, cũng như giám sát và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trong quá trình
điều trị, cũng như tiến hành các biện pháp can thiệp hiệu quả nhằm giảm tỉ lệ nguy cơ
tương tác thuốc. Đi cùng với sự phát triển khoa học và y học hiện nay thì có nhiều các
cơ sở dữ liệu được ra đời, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tra cứu và xác định tương
tác thuốc trong điều trị. Tuy nhiên các cơ sở dữ liệu này lại không đồng nhất trong việc
ghi nhận và nhận định tương tác thuốc ở mức độ nghiêm trọng [4].
Trung tâm Y tế Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ là cơ sở khám chữa bệnh, thực
hành lâm sàng, phòng chống dịch và quản lý các trạm y tế thực hiện nhiệm vụ chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Tuy nhiên việc khảo sát tình hình kê đơn thuốc
điều trị trên những bệnh nhân ngoại trú từ nhiều năm nay vẫn chưa được thực hiện.
Xuất phát từ thực tiễn này, đề tài nghiên cứu: “Khảo sát tương tác thuốc trong đơn


2

thuốc điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế quận cái răng, thành phố cần thơ năm
2021” được thực hiện với mục tiêu cụ thể như sau:
1. Phân tích tình hình kê đơn thuốc điều trị.
2. Đánh giá các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trên đơn thuốc điều trị.
3. Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có
ý nghĩa lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC
1.1.1 Định nghĩa tương tác thuốc
Tương tác thuốc là sự thay đổi tác dụng hoặc độc tính của thuốc khi sử dụng

đồng thời với một tác nhân khác như thuốc, thực phẩm, đồ uống hoặc hóa chất khác.
Tương tác thuốc có thể xảy ra trong hoặc ngồi cơ thể, trong quá trình bào chế, bảo
quản, thử nghiệm hoặc chế biến các thuốc. Tương tác thuốc - thuốc là loại tương tác
xảy ra khi nhiều thuốc được sử dụng đồng thời. Phần lớn các tương tác thuốc dẫn đến
tác dụng bất lợi, tuy nhiên vẫn có những tương tác mang lại lợi ích và được ứng dụng
trong điều trị, như việc sử dụng naloxon để xử trí quá liều morphin [5].
Tương tác thuốc là hiện tượng một thuốc bị thay đổi tác dụng hoặc trở thành độc
trên người bệnh khi được sử dụng đồng thời với thuốc khác. Tương tác thuốc có thể
được lợi dụng để xây dựng các phác đồ điều trị nhằm mục đích tăng hiệu quả điều trị
hoặc để giải độc. Tuy nhiên trong thực hành lâm sàng, mặt trái của tương tác thuốc là
giảm hiệu quả điều trị, tăng tỷ lệ gặp tác dụng không mong muốn hoặc độc tính được
lưu ý nhiều hơn bởi đây là những hậu quả khơng định trước có thể dẫn đến thất bại
điều trị và làm tăng tỷ lệ tai biến do thuốc gây ra. Chính vì vậy những hiểu biết về cơ
chế tương tác thuốc là cơ sở để bảo đảm sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn [6].
1.1.2 Phân loại tương tác thuốc
Tương tác thuốc có hai dạng chính là tương tác dược động học và tương tác dược
lực học. Tương tác dược động học là sự thay đổi trong hấp thu, phân bố hoặc đào thải
của thuốc khi sử dụng đồng thời với thuốc khác. Tương tác dược lực học là sự thay đổi
trong tác dụng của thuốc khi sử dụng đồng thời với thuốc khác, ví dụ như tương tác
giữa thuốc duy trì và đối kháng ở các thụ thể thuốc. Tương tác dược lực học thường có
thể được dự đốn dựa trên tính chất dược lý của thuốc và các tương tác có thể xảy ra
cho các thuốc cùng nhóm. Tuy nhiên, tương tác dược động học khó đốn trước và
khơng thể chắc chắn rằng một tương tác sẽ xảy ra cho một thuốc khác cùng nhóm trừ
khi các đặc tính dược động học đã được biết tương tự nhau [6].
Tương tác dược động học
Tương tác dược động học là các tương tác thuốc có ảnh hưởng đến q trình hấp
thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc, dẫn đến sự thay đổi nồng độ thuốc trong
huyết tương và tại các điểm tác động. Tương tác này không liên quan đến tác dụng



4

dược lý và khó đốn trước. Tương tác dược động học có thể xảy ra ở cả 4 giai đoạn
trong vịng tuần hồn của thuốc, gồm hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ [7].
a. Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình hấp thu
Tương tác dược động học xảy ra trong q trình hấp thu có thể theo các cơ chế
sau:
Do sự thay đổi pH tại dạ dày: Các loại thuốc uống đa số cần môi trường dạ dày
có độ pH từ 2,5-3 để đạt được tác dụng hoà tan và hấp thu tốt nhất. Việc thay đổi độ
pH dạ dày có thể ảnh hưởng đến khả năng hoà tan và hấp thu của một số loại thuốc. Ví
dụ, thuốc kháng nấm ketoconazol và itraconazol cần mơi trường acid của dạ dày để
hồ tan và hấp thu hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng cùng lúc với các loại thuốc làm
tăng độ pH của dạ dày như ranitidin, nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd hoặc thuốc
PPI như omeprazol và esomeprazol có thể làm giảm hiệu quả hồ tan và hấp thu của
thuốc kháng nấm [8], [9].
Do thay đổi nhu động đường tiêu hóa: Các loại thuốc kháng cholinergic (dùng để
điều trị trầm cảm) có tác dụng làm giảm hoạt động của cơ chế nhu động ruột, kéo dài
thời gian tiếp xúc của thuốc với vị trí hấp thu và cải thiện khả năng hấp thu của các
loại thuốc khác được sử dụng đồng thời [9].
Do tạo phức khó hấp thu giữa hai thuốc khi dùng đồng thời: Một số loại thuốc có
thể tạo thành phức chất với các cation kim loại đa hóa trị như Al3+, Fe2+, Fe3+,
Mg2+..., chẳng hạn như các kháng sinh tetracyclin, kháng sinh quinolon hoặc
levothyroxin. Việc tạo thành các phức chất này có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc
do chúng không thể vượt qua được niêm mạc ruột [10].
Do cản trở cơ học, tạo lớp ngăn sự tiếp xúc của thuốc với niêm mạc ống tiêu
hóa: Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như smecta, sucralfat, kaolin... được sử
dụng để điều trị các bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Tuy nhiên, chúng có thể tạo ra
một lớp ngăn cản trở sự tiếp xúc giữa các loại thuốc khác và niêm mạc dạ dày, gây ra
sự giảm hiệu quả hấp thu của các thuốc thông qua niêm mạc dạ dày [9].
b. Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình phân bố

Tương tác thuốc xảy ra khi một thuốc ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc khác
trong cơ thể. Trong trường hợp này, khi một thuốc đẩy thuốc khác ra khỏi protein liên
kết, nồng độ thuốc tự do trong máu tăng lên, dẫn đến tăng tác dụng và tăng độc tính.
Việc sử dụng các loại thuốc có tỷ lệ gắn với protein huyết tương cao và phạm vi
hẹp như thuốc chống đông máu kháng vitamin k, sulfamid giảm đường huyết, thuốc
chống ung thư và cả methotrexat cần được chú ý đặc biệt. Ví dụ, khi sử dụng warfarin


5

kết hợp với một loại thuốc gắn kết với protein cao khác, nó có thể làm tăng lượng
warfarin trong máu, gây ra tác dụng phụ và tăng độc tính [3], [7].
c. Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình chuyển hóa
Q trình chuyển hố thuốc tại gan được chia thành 2 pha. Trong pha I, thuốc
được chuyển hoá thơng qua các phản ứng oxy hố và hydroxyl hố để tạo ra các chất
trung gian chuyển hoá. Các chất trung gian này thường có tính hoạt động sinh học kém
hơn hoặc cao hơn so với thuốc gốc ban đầu.
Sau đó, trong pha II, các chất trung gian được liên hợp với các chất nội sinh như
acid glucuronic, glycin, sulfat, methyl và glutathion để tạo ra các chất chuyển hoá có
tính acid rõ rệt và dễ tan trong nước. Q trình này làm tăng tính dễ tiết thuốc của
chúng qua thận hoặc mật, giúp loại bỏ chúng khỏi cơ thể.
Enzym cytochrom P450 (CYP450) là thành phần chính trong q trình chuyển
hoá thuốc tại gan. CYP450 bao gồm nhiều loại, trong đó CYP3A4 là loại phổ biến
nhất và có trách nhiệm chuyển hoá nhiều loại thuốc khác nhau. Nếu thuốc gây cảm
ứng hoặc enzym CYP450 bị ức chế, sẽ làm thay đổi lượng thuốc chuyển hoá qua gan
và ảnh hưởng đến sinh khả dụng và độc tính của thuốc.
Do đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ cần
phải xem xét các tương tác thuốc có thể xảy ra thơng qua q trình chuyển hoá tại gan,
và điều chỉnh liều lượng hoặc loại thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn [6],
[11], [12].

d. Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình thải trừ
các loại thuốc chủ yếu bài xuất qua thận trong dạng cịn hoạt tính là những loại
dễ bị ảnh hưởng bởi tương tác thuốc. Tác động của tương tác thuốc có thể thay đổi q
trình bài xuất thuốc qua thận theo nhiều cách khác nhau.
Một trong những cách thay đổi quá trình bài xuất thuốc qua thận là thay đổi pH
của nước tiểu. Việc sử dụng các loại thuốc có tính acid hoặc kiềm sẽ ảnh hưởng đến
pH của nước tiểu, gây ra sự thay đổi đáng kể trong sự bài tiết của các loại thuốc bài tiết
qua thận.
Ngồi ra, tương tác thuốc cịn có thể ảnh hưởng đến cơ chế trao đổi chất trong
ống thận. Các loại thuốc có thể tác động vào các thụ thể hoặc enzym trong ống thận,
gây ra sự thay đổi trong quá trình bài tiết của các loại thuốc khác.
Để các loại thuốc đi qua tế bào ống thận, chúng phải được vận chuyển bởi các
chất mang tính protein huyết tương. Khi sử dụng cùng một loại chất mang, các loại
thuốc sẽ cạnh tranh về chất vận chuyển. Loại thuốc nào chiếm được chất vận chuyển


6

sẽ được đưa qua ống thận và đào thải khỏi cơ thể, trong khi loại thuốc khác sẽ tăng
tích lũy và có thể gây tăng tác dụng và tăng độc tính [7], [13].
Tương tác dược lực học
Tương tác dược lực học là sự xảy ra của tương tác giữa các thuốc và các thụ thể
trên tế bào, gây ra thay đổi trong cơ chế tác dụng của thuốc. Tương tác này có thể xảy
ra giữa các thụ thể có cùng hoặc tác dụng dược lý hoặc tác dụng phụ trùng nhau hoặc
tương đối.
Tương tác dược lực học thường đặc trưng cho các thuốc có cùng cơ chế tác dụng
và có cùng kiểu tương tác dược lực học. Tương tác này không thay đổi các thông số
dược động học của thuốc, nhưng thay đổi khả năng đáp ứng của bệnh nhân đối với
thuốc.
Ví dụ, nếu một thuốc kích hoạt một thụ thể trên tế bào và gây ra tác dụng, sử

dụng một loại thuốc khác có thể kích hoạt thụ thể đó hoặc ngăn chặn tác dụng của
thuốc đó. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
Tương tác dược lực học có thể chia thành hai loại chính là tương tác hiệp đồng
và tương tác đối kháng.
Tương tác hiệp đồng xảy ra khi sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc có tác dụng
trên cùng một hệ sinh lý. Kết hợp các thuốc có thể tăng hiệu quả điều trị hoặc giảm tác
dụng phụ của thuốc. Ví dụ, kết hợp các thuốc giảm đau opioid với thuốc chống viêm
khơng steroid (NSAID) có thể tăng hiệu quả giảm đau.
Tương tác đối kháng xảy ra khi dùng hai hoặc nhiều loại thuốc có đích tác dụng
trên cùng một thụ thể (receptor), hoặc các thuốc có tác dụng đối lập với nhau. Kết quả
của tương tác này thường giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, có thể sử
dụng loại tương tác này để giải độc thuốc.
Ví dụ, sử dụng naloxon để giải độc morphin là một ví dụ về tương tác đối kháng
có lợi. Tuy nhiên, phối hợp các thuốc có tác dụng đối lập nhau có thể gây mất tác dụng
của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ [6], [7].
1.1.3 Yếu tố làm tăng nguy cơ tương tác thuốc bất lợi
Một số tương tác thuốc có thể dẫn đến hiệu quả lâm sàng, tuy nhiên, chỉ xuất
hiện trong một vài trường hợp và khơng phải trong mọi bệnh nhân. Điều này có thể do
sự khác biệt lớn giữa các bệnh nhân, bao gồm cả khác biệt về đặc điểm sinh lý, bệnh
lý, dược động học và cả sự khác biệt trong chế độ ăn uống và lối sống [11].


7

Để giải quyết vấn đề này, các giải pháp có thể bao gồm sử dụng thuốc thay thế
không gây tương tác hoặc điều chỉnh liều, thời gian sử dụng và giám sát bệnh nhân về
hiệu quả điều trị và tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, các nhà điều trị cần phải phân
biệt các tương tác được cảnh báo không chỉ ở mức nghiêm trọng của cặp tương tác mà
còn ở mức chứng cứ có rõ ràng hay khơng [7].
Một số người điều trị có thể khơng tin rằng tương tác này xảy ra, trong khi đó,

một số khác có thể lo lắng về tác hại của tương tác. Vì vậy, việc thơng tin và giải thích
về tương tác thuốc cũng rất quan trọng để người bệnh hiểu rõ và có thể tuân thủ đúng
cách sử dụng thuốc được kê đơn [11].
1.1.4 Yếu tố thuộc về bệnh nhân
Bệnh nhân mắc nhiều bệnh cùng lúc và sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau sẽ
gặp nguy cơ cao hơn trong việc tương tác thuốc. Những bệnh lý mắc kèm như bệnh
tim mạch, đái tháo đường, động kinh, bệnh về tiêu hóa, bệnh gan, tăng lipid trong
máu, suy chức năng tuyến giáp, bệnh nấm, bệnh tâm thần, suy giảm chức năng thận,
và bệnh hô hấp đều là những bệnh lý phổ biến và dễ gặp trong thực tế, đặc biệt là ở
những người cao tuổi. Do đó, việc giám sát tác dụng của thuốc và tương tác thuốc là
rất quan trọng đối với những bệnh nhân này.
các đối tượng đặc biệt này có sự khác biệt trong cơ chế tương tác thuốc và đáp
ứng của cơ thể với thuốc. Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 1 tuổi thường có sự khác biệt về
cơ chế thải thuốc khỏi cơ thể và độ nhạy cảm của hệ thần kinh trung ương với thuốc,
do đó họ có nguy cơ cao gặp tương tác thuốc. Người cao tuổi thường có sự thay đổi về
chức năng gan, thận, và hệ thống miễn dịch, gây ra khác biệt trong chuyển hóa và tiết
ra thuốc khỏi cơ thể, cũng như ảnh hưởng đến đáp ứng của cơ thể với thuốc. Phụ nữ có
thai và cho con bú cần được đánh giá cẩn thận về tác động của thuốc lên thai nhi hoặc
trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các bệnh nhân béo phì hay suy dinh dưỡng thường có sự thay đổi
về chuyển hóa enzym và sự khác biệt trong phân bố thuốc trong cơ thể, dẫn đến nguy
cơ cao hơn về tương tác thuốc. Các bệnh nhân nặng, bệnh nhân mắc bệnh tự miễn, và
bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật ghép cơ quan cũng có nguy cơ cao gặp tương tác
thuốc do ảnh hưởng của bệnh lý và thuốc điều trị lên chức năng cơ thể [14], [15].
1.1.5 Yếu tố thuộc về thuốc
Khi bệnh nhân sử dụng nhiều thuốc hơn, khả năng gặp tương tác thuốc sẽ tăng và
nguy cơ gặp tác dụng bất lợi do thuốc cũng sẽ tăng [16]. Số lượng tương tác thuốc sẽ
tăng theo số lượng thuốc được kê đơn, và số lượng tương tác thuốc có ý nghĩa lâm
sàng sẽ tăng từ 34% khi sử dụng 2 loại thuốc lên 82% khi sử dụng trên 7 loại thuốc.
Các loại thuốc có phạm vi điều trị hẹp bao gồm aminoglycoside, cyclosporin, digoxin,




×