Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Lv-7B- Nguyễn Thị Thuý Hằng (1).Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.23 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
CỦA NGƯỜI BỆNH BỊ TĂNG HUYẾT ÁP
MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN PHƯỚC
NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2023


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
CỦA NGƯỜI BỆNH BỊ TĂNG HUYẾT ÁP
MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN PHƯỚC
NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DS. VÕ QUANG TRUNG


3

CẦN THƠ, 2023
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Bộ môn Dược lý - Dược
lâm sàng, Phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc
Trung tâm Y tế Huyện Tân Phước đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tơi
được học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. DS Võ Quang Trung đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tơi những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong suốt quá trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giảng
viên Bộ môn Dược lý - Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp
các vướng mắc của tơi trong q trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Y tế Huyện Tân Phước
đã cho phép, tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn này. Tơi xin cảm ơn, bạn
bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia
sẻ, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày

tháng


năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn
Hằng

Thị

Thuý


4

TĨM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng
huyết áp mắc kèm đái tháo đường típ và phân tích một số yếu tố liên quan đến việc
tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường típ 2 tại
Trung tâm Y tế Huyện Tân Phước.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu, kèm dữ liệu tiến
cứu ở mục tiêu 2, lấy mẫu thuận tiện thu thập kết quả dựa trên phiếu thu thập thông
tin và phiếu khảo sát của 300 bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ.
Kết quả nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu này bao gồm những bệnh nhân tăng huyết
áp với độ tuổi trung bình là 64,92±10,78 và tỷ lệ nam là 36,3%, nữ là 63,7%. Các
yếu tố nguy cơ tim mạch phổ biến trong mẫu nghiên cứu bao gồm bệnh đái tháo
đường, tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp, béo bụng hoặc béo phì và thói
quen ăn mặn. sử dụng nhiều nhất là thuốc amlodipin chiếm tỷ lệ rất cao 87,3%, tiếp
đến là enalapril 14%, losartan 4%, bisoprolol 3%. Phác đồ đơn trị liệu chiếm 62,7%
trong đó metformin chiếm đa số 59,7% và sulfonylure là 3%. Mệt mỏi là tác dụng
phụ phổ biến nhất ghi nhận được trong nghiên cứu với tỷ lệ 36,7%, đau đầu là

23,7%. Tương tác thuốc ghi nhận được là 56 trường hợp chiếm tỷ lệ 18,7%, trong
đó cặp tương tác nhiều nhất là metformin+enalapril 13,3%.
Tuy nhiên, tỷ lệ tuân thủ thuốc hạ huyết áp kém, chỉ chiếm 39%, và chỉ có hồn
cảnh sống có liên quan đến tn thủ thuốc. Những kết quả này cung cấp thông tin
cần thiết để cải thiện chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp và tăng
cường việc tuân thủ điều trị bằng thuốc hạ huyết áp.
Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu, ta có thể thấy rằng bệnh nhân tăng huyết áp trong
mẫu nghiên cứu có những yếu tố nguy cơ tim mạch phổ biến và đa số sử dụng
thuốc amlodipin để điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ tuân thủ thuốc hạ huyết áp kém và chỉ
có hồn cảnh sống có liên quan đến tuân thủ thuốc. Điều này cho thấy sự cần thiết
của việc cải thiện chăm sóc sức khỏe và tăng cường việc tuân thủ điều trị bằng
thuốc hạ huyết áp. Việc giáo dục và tư vấn bệnh nhân về tầm quan trọng của tuân
thủ điều trị sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm các biến chứng liên quan đến tăng
huyết áp.
Từ khóa: Tuân thủ, điều trị, tăng huyết áp,


5

ABSTRACT
Research objective: Analyze the current status of medication use in hypertensive
patients with type 2 diabetes and analyze some factors related to treatment
adherence in hypertensive patients with type 2 diabetes at Tan Phuoc Medical
Center.
Research method: This is a cross-sectional, retrospective, and prospective study
with convenient sampling of 300 patients who meet the inclusion and exclusion
criteria, based on information collection forms and surveys.
Research results: The study sample included hypertensive patients with an average
age of 64.92±10.78 and a male-to-female ratio of 36.3% to 63.7%. Common
cardiovascular risk factors in the sample included diabetes, family history of

hypertension, obesity or overweight, and high salt intake. The most commonly used
medication was amlodipine with a high proportion of 87.3%, followed by enalapril
(14%), losartan (4%), and bisoprolol (3%). Monotherapy accounted for 62.7% of
which metformin accounted for the majority at 59.7% and sulfonylureas at 3%.
Fatigue was the most commonly reported adverse effect at a rate of 36.7%,
followed by headache at 23.7%. Drug interactions were recorded in 56 cases,
accounting for 18.7%, of which the most common drug interaction pair was
metformin+enalapril at 13.3%.
However, the medication adherence rate was poor, accounting for only 39%, and
was only related to the patient's living conditions. These results provide necessary
information to improve healthcare for hypertensive patients and increase adherence
to hypertension medication treatment.
Conclusion: From the study results, we can see that hypertensive patients in the
study sample had common cardiovascular risk factors and mostly used amlodipine
for treatment. However, the medication adherence rate was poor and was only
related to the patient's living conditions. This shows the need to improve healthcare
and increase adherence to hypertension medication treatment. Educating and
counseling patients on the importance of treatment adherence can help improve
treatment effectiveness and reduce complications related to hypertension.
Keywords: Adherence, treatment, hypertension.


6

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
và kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa
từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả


Nguyễn Thị Thuý Hằng


7

MỤC LỤC
Y

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
TÓM TẮT.................................................................................................................... ii
ABSTRACT................................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................iv
MỤC LỤC.................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................xii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
1.1 TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.....................................3
1.1.1 Định nghĩa..........................................................................................................3
1.1.2 Phân độ tăng huyết áp.........................................................................................4
1.1.3 Tổng quan về bệnh đái tháo đường...................................................................10
1.2 BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.................................14
1.2.1 Định nghĩa........................................................................................................14
1.2.2 Chẩn đoán.........................................................................................................15
1.2.3 Sinh lý bệnh tăng huyết áp kèm đái tháo đường...............................................15
1.3 ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG................16
1.3.1 Mục tiêu điều trị...............................................................................................16
1.3.2 Thuốc điều trị đái tháo đường...........................................................................18
1.3.3 Thuốc điều trị tăng huyết áp.............................................................................19

1.4 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ.....................................................................................22
1.4.1 Định nghĩa........................................................................................................22
1.4.2 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị.........................................31


8
1.4.3 Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ điều trị................................................31
1.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG.................................................................................................................... 32
1.6 THÔNG TIN VỀ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH
TIỀN GIANG...........................................................................................................33
1.6.1 Vị trí và chức năng............................................................................................33
1.6.2 Nhiệm vụ và quyền hạn....................................................................................33
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................35
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................35
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................................35
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn..........................................................................................35
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................................35
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................36
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................36
2.2.2 Mẫu nghiên cứu................................................................................................36
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu..............................................................................................36
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................................37
2.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu......................................................37
2.3.2 Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp................................39
2.3.3 Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu......................................................40
2.3.4 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân.............................................42
2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ.....................................................................42
2.4.1 Cơ sở phân tích tính phù hợp của phác đồ điều trị được sử dụng......................42
2.4.2 Cơ sở đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp.................................................43

2.4.3 Cơ sở đánh giá hiệu quả điều trị đái tháo đường típ 2 và hiệu quả kiểm sốt
lipid máu.................................................................................................................... 43
2.4.4 Cơ sở đánh giá thể trạng...................................................................................44
2.4.5 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ...............................................................44


9
2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU...............45
2.5.1 Công cụ thu thập...............................................................................................45
2.5.2 Kỹ thuật thu thập..............................................................................................45
2.5.3 Người thu thập..................................................................................................45
2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số...........................................................................45
2.5.5 Xử lý số liệu.....................................................................................................46
2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU...............................................................................46
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................47
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BN THAM GIA NGHIÊN CỨU........................47
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học...................................................................................47
3.1.2 Đặc điểm về BMI..............................................................................................48
3.1.3 Đặc điểm điều trị của BN.................................................................................49
3.1.4 Mức độ tăng huyết áp và biến chứng tăng huyết áp..........................................50
3.1.5 Các yếu tố nguy cơ tim mạch............................................................................51
3.1.6 Các bệnh lý kèm theo........................................................................................52
3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN
TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.........................................52
3.2.1 Danh mục các thuốc điều trị tăng huyết áp gặp trong nghiên cứu.....................52
3.2.2 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu.................................54
3.2.3 Danh mục các thuốc điều trị đái tháo đường gặp trong nghiên cứu..................55
3.2.4 Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu.................................55
3.2.5 Tác dụng không mong muốn của thuốc............................................................56
3.2.6 Tỉ lệ tương tác thuốc tăng huyết áp và đái tháo đường.....................................57

3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU...............................................................................57
3.3.1 Kết quả phỏng vấn tuân thủ của bệnh nhân.................................................57
3.3.2 Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu..........59


10
3.5 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ...........................59
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN...........................................................................................63
4.1 VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....................63
4.1.1 Đặc điểm về nhân khẩu học..............................................................................63
4.1.2 Đặc điểm về BMI của đối tượng nghiên cứu....................................................64
4.1.3 Đặc điểm về bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu..............................65
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN
BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP.........................................................................66
4.2.1 Tỷ lệ các thuốc tăng huyết áp được điều trị trong nghiên cứu..........................66
4.2.2 Đặc điểm sử dụng phác đồ điều trị tăng huyết áp.............................................67
4.3 VỀ PHÂN TÍCH SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN......70
4.4 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG
HUYẾT CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................71
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................72
5.1 KẾT LUẬN........................................................................................................72
5.2 KIẾN NGHỊ.......................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................74
PHỤ LỤC 1...............................................................................................................xiv
PHỤ LỤC 2..............................................................................................................xvii
PHỤ LỤC 3.............................................................................................................xviii


11


DANH MỤC CÁC BẢNG


12

DANH MỤC CÁC HÌNH


13

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ACC

American College of Cardiology

Hội Tim mạch học Hoa Kỳ

ADA

American diabetes association

Hội đái tháo đường Hoa Kỳ


AHA

American Heart Association

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ

BMI

Body mass index

Chỉ số khối cơ thể

BNF

British National Formulary

Dược thư Quốc gia Anh

CCB

Calcium channel blocker

Chẹn kênh canxi

ĐTĐ

Đái tháo đường

ESC


The European Society of Cardiology

Hội Tim mạch Châu Âu

ESH

European Society of Hypertension

Hiệp hội tăng huyết áp châu âu

Glucagon like peptid

Hoocmon peptide

GLP-1
HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

HbA1c

Glycosylated Haemoglobin


Hemoglobin gắn glucose

HDL-C

High density lipoprotein cholesterol

Cholesterol lipoprotein tỷ trọng
cao

ISH

International society of hypertension

Hội tăng huyết áp quốc tế

LDLcholesterol

Lipoprotein Cholesterol tỉ trọng thấp

Lipoprotein cholesterol tỷ trọng
thấp

MAQ

Medication adherence questionaire

Bảng câu hỏi tuân thủ dùng thuốc

MEMS


Micro-Electro-Mechanical Systems

Hệ thống giám sát dùng thuốc

MM

Drug interactionsMicromedex®Solutions

MMAS

Morisky Medication Adherence Scale

Thang tuân thủ điều trị Morisky

NSAID

Nonsteroidal anti-inflammatory drug

Thuốc chống viêm không steroid

Renin-angiotensin-aldosteron

Hệ renin-angiotensin-aldosteron

RAA
TIA

Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua


THA

Tăng huyết áp

ƯCMC

Ức chế men chuyển

ƯCTT

Ức chế thụ thể
Phân hội Tăng huyết áp Việt
Nam/Hội Tim mạch Việt Nam

VSH/VNHA
WHO

World health organization

Tổ chức Y tế thế giới


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một thách thức lớn đối với ngành y tế trên thế giới nóichung và
Việt Nam nói riêng. Theo thống kê năm 2016 tại Việt Nam, bệnh tim mạch gây tử
vong cho 31% số ca bệnh. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành từ 18-69 tuổi là
18,9%, theo cuộc điều tra yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015. Tuy nhiên,
chỉ có 13,6% bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý tại cơ sở y tế, theo báo cáo của

Kario và cộng sự (2019). Vì vậy, số năm sống và số năm sống không bệnh tật của
người dân Việt Nam giảm đi. Điều đáng lo ngại hơn là dự báo vào năm 2030, tỷ lệ
tăng huyết áp sẽ chiếm 30% và tăng nhanh ở các nước thu nhập thấp và trung bình,
theo Bộ Y tế (2020).
Bên cạnh tăng huyết áp, đái tháo đường là bệnh lý nội tiết chuyển hóa song hành
với các bệnh lý tim mạch, cũng đang là vấn đề xã hội mang tính tồn cầu, trở thành
ngun nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển và
được xếp vào nhóm bệnh không lây phát triển nhanh nhất thế giới (Trịnh Lê Ngọc
Trang, 2021). Theo ước tính năm 2017 có 451 triệu (18–99 tuổi) người bệnh tiểu
đường trên toàn thế giới. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 693 triệu vào năm 2045 (Cho
et al, 2018).
Ở Việt Nam, tăng huyết áp và đái tháo đường là hai bệnh ngày càng phổ biến,
tiến triển có thể độc lập hoặc có mối liên quan với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy
tăng huyết áp và đái tháo đường thường song hành cùng nhau do có cùng những yếu tố
nguy cơ như: Thừa cân hoặc béo phì; chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối; lười vận
động…Tăng huyết áp là một yếu tố làm tăng mức độ nặng của đái tháo đường, ngược
lại đái tháo đường cũng làm cho tăng huyết áp trở nên khó điều trị hơn. Bệnh đái tháo
đường là yếu tố nguy cơ cao (gấp 2 lần) của hàng loạt bệnh tim mạch (Nguyễn Ngọc
Nhã Phương, 2020). Người bệnh đái tháo đường type 1 hay type 2 khi có tăng huyết
áp đều làm cho tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt với tỷ lệ bệnh lý mạch vành và đột quỵ
tăng gấp 2 đến 3 lần so với người không bị đái tháo đường. Tăng huyết áp và đái tháo
đường làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch máu lớn và nhỏ: Bệnh mạch vành, tai
biến mạch máu não, tắc mạch chi, bệnh võng mạc mắt, bệnh lý thần kinh. Việc làm
giảm huyết áp đồng thời giảm đường huyết sẽ giúp giảm các nguy cơ trên nên được
coi là một mục tiêu quan trọng ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp (Quách
Tuấn Minh, 2018).
Trong các khuyến cáo về điều trị tăng huyết áp cập nhật hiện nay thường đi theo
xu thế, không phải chỉ nhắm đến con số huyết áp mà còn nhằm là giảm các yếu tố
nguy cơ, nên trong khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam 2018 việc điều trị tăng



2
huyết áp dựa theo mức độ tăng huyết áp và phân tầng nguy cơ (Hội Tim mạch học
Việt Nam, 2018).
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc theo các
khuyến cáo cho bệnh nhân tăng huyết áp, nên để góp phần nâng cao chất lượng điều trị
và sử dụng thuốc hiệu quả trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường type 2.
Đề tài nghiên cứu “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc của người bệnh bị tăng
huyết áp mắc kèm đái tháo đường type 2 tại Trung tâm Y tế huyện Tân Phước
năm 2021”. Với các mục tiêu sau:
Phân tích thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái
tháo đường típ 2 tại Trung tâm Y tế Huyện Tân Phước..
Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng
huyết áp mắc kèm đái tháo đường típ 2 tại Trung tâm Y tế Huyện Tân Phước.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1 Định nghĩa
a. Huyết áp
Huyết áp là lực áp lực mà máu đẩy lên vào thành động mạch trong suốt q trình
tuần hồn máu. Huyết áp được đo bằng đơn vị milimét thủy ngân (mmHg) và bao gồm
hai số: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Huyết áp tâm thu là áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim co bóp và đo
được khi huyết áp cao nhất trong chu kỳ tim. Huyết áp tâm trương là áp lực máu trong
động mạch khi tim thư giãn và đo được khi huyết áp thấp nhất trong chu kỳ tim. Cả hai
giá trị này đều quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe của một người và

cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện và điều trị các vấn đề liên quan đến
huyết áp, như cao huyết áp hoặc huyết áp thấp (Nguyễn Ngọc Khôi và Đặng Nguyễn
Đoan Trang, 2021).
b. Tăng huyết áp
Hội tim mạch Việt Nam và phân hội tăng huyết áp Việt Nam vẫn dùng định
nghĩa và phân loại tăng huyết áp phòng khám của khuyến cáo 2018. “Tăng huyết áp
được định nghĩa khi mức huyết áp điều trị cho thấy có lợi một cách rõ ràng so với
nguy cơ có hại qua các chứng cứ của các thử nghiệm lâm sàng. Chẩn đốn tăng huyết
áp khi đo huyết áp phịng khám có huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp
tăng trương ≥90 mmHg” (Hội Tim mạch học Việt Nam, 2018).
c. Đái tháo đường
Đái tháo đường (diabetes mellitus, ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa khơng
đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động
của insulin hoặc cả 2. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài, gây nên những rối
loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau,
đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Đái tháo đường được đặc trưng bởi
tình trạng tăng đường huyết và các rối loạn chuyển hoá đường, đạm, mỡ, khống chất.
Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính, các tình trạng dễ nhiễm trùng
và về lâu dài sẽ gây ra các biến chứng ở các mạch máu lớn và mạch máu nhỏ (Bộ Y tế,
2021).


4
1.1.2 Phân độ tăng huyết áp
Cách phân loại tăng huyết áp theo tiêu chuẩn WHO/ISH (2003) vẫn được ưa
chuộng và áp dụng rộng rãi do tính thực tiễn và hiệu quả của nó. Theo Hội tim mạch
Việt Nam (2018) và Bộ Y tế (2010), phân độ huyết áp theo WHO/ISH 2003 (Bảng
1.1) được đề nghị dùng cho chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu liên quan đến tăng huyết
áp (Bộ Y tế, 2010).
Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam

(2018)

Phân độ huyết áp
Huyết áp tối ưu

Huyết áp tâm

Huyết áp tâm

thu (mmHg)

trương (mmHg)

<120



<80

Huyết áp bình thường

120–129

và/hoặc

80–84

Tiền tăng huyết áp

130–139


và/hoặc

85–89

Tăng huyết áp độ 1

140–159

và/hoặc

90–99

Tăng huyết áp độ 2

160–179

và/hoặc

100–109

Tăng huyết áp độ 3

≥180

và/hoặc

≥110

Tăng huyết áp tâm thu đơn

độc

≥140



<90

Tiền tăng huyết áp: Kết hợp huyết áp bình thường và bình thường cao, nghĩa là
huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg và huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg
Phân độ tăng huyết áp theo tiêu chuẩn WHO/ISH (2003) dựa trên huyết áp đo tại
phòng khám, bao gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Khi cả hai chỉ số này
không cùng mức phân độ, người ta chọn mức cao hơn để xếp loại. Trường hợp tăng
huyết áp tâm thu đơn độc, nếu huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg, vẫn được đánh giá
theo mức độ 1, 2, hay 3 dựa vào giá trị huyết áp tâm thu (WHO/ISH, 2003; Hội Tim
mạch học Việt Nam, 2018).
Áp lực mạch đập, hay hiệu số giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương,
cũng đóng vai trị quan trọng trong đánh giá nguy cơ tim mạch. Mức tối ưu của áp lực
mạch đập là 40 mmHg. Khi chỉ số này vượt quá 61 mmHg, nó được xem là một yếu tố
tiên lượng nặng đối với bệnh nhân


5
Bảng 1.2 Phân độ tăng huyết áp theo Hội tăng huyết áp thế giới 2020
Phân độ huyết áp dựa trên đo huyết áp phịng khám
Tâm
(mmHg)

thu


Tâm trương
(mmHg)

Huyết áp bình thường

<130



<85

HA bình thường cao

130-139

và/hoặc

85-89

Tăng huyết áp độ 1

140-159

và/hoặc

90-99

Tăng huyết áp độ 2

≥160


và/hoặc

≥100

Phân độ tăng huyết áp dựa trên nguy cơ tim mạch liên quan đến các yếu tố tổng
hợp, bao gồm không chỉ chỉ số huyết áp, mà còn các biến chứng và tổn thương của cơ
quan đích. Điều này giúp đánh giá mức độ diễn biến của bệnh tăng huyết áp một cách
chính xác hơn so với việc chỉ dựa vào chỉ số huyết áp, vì đơi khi tình trạng bệnh lý và
khả năng tử vong khơng được phản ánh hồn tồn thơng qua chỉ số này.
Cơ quan đích trong bệnh tăng huyết áp thường bao gồm các cơ quan quan trọng
như tim, não, thận, mạch máu và mắt. Sự tổn thương của cơ quan đích có thể phản ánh
mức độ nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp đối với sức khỏe của người bệnh. Ví dụ, tổn
thương ở thận có thể dẫn đến suy thận, tổn thương ở mạch máu có thể gây ra đột quỵ,
và tổn thương ở tim có thể gây ra suy tim hoặc nhồi máu cơ tim (Bộ Y tế, 2010).
c. Chẩn đoán tăng huyết áp
Chẩn đoán tăng huyết áp phụ thuộc vào trị số huyết áp, bao gồm huyết áp tâm
thu và huyết áp tâm trương. Để chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp một cách chính
xác, các khuyến cáo về việc đo huyết áp và ghi lại trị số huyết áp rất quan trọng. Dưới
đây là một số khuyến cáo để đo huyết áp chính xác (Bảng 1.3):


6
Bảng 1.3 Chẩn đoán tăng huyết áp qua các khuyến cáo 2017-2020
mmHg

ACC/
AHA

ESH/ESC


2017

2018

VSH/
VNHA
2018

NICE

ISH

2019

2020

HA phòng khám ≥130/80

≥140/90

≥140/90

≥140/90

≥140/90

HA ban ngày

130/80


135/85

135/85

135/85

135/85

HA 24 giờ

125/75

130/80

130/80

HA Tại Nhà

130/80

135/85

135/85

135/85

135/85

I, II


I, II, III

I, II, III

I, II, III

I, II

Giai Đoạn

130/80

Nhằm đánh giá nguy cơ tim mạch toàn diện, cần xem xét các yếu tố nguy cơ, tổn
thương cơ quan đích, cũng như bệnh lý hoặc dấu chứng lâm sàng đi kèm. Việc xác
định nguyên nhân gây ra tăng huyết áp cũng rất quan trọng.
Trong q trình chẩn đốn, các bước chính gồm:
Đo huyết áp nhiều lần.
Khai thác tiền sử của người bệnh.
Khám thực thể.
Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.
Huyết áp lưu động cung cấp thông tin chi tiết hơn so với việc đo huyết áp tại nhà
hoặc phịng khám. Ví dụ, huyết áp 24 giờ bao gồm huyết áp trung bình ban ngày
(thường từ 7-22 giờ), huyết áp ban đêm và mức dao động huyết áp. Việc theo dõi
huyết áp lưu động giúp đánh giá chính xác hơn tình trạng huyết áp của người bệnh và
hiệu quả điều trị (Bộ Y tế, 2010; Burnier et al., 2019; Kario et al., 2019).
d. Cơ chế tăng huyết áp
Tăng huyết áp, hay cao huyết áp, là tình trạng huyết áp tâm thu và/hoặc huyết áp
tâm trương cao hơn mức bình thường. Có nhiều cơ chế gây ra tăng huyết áp, dựa trên
nguyên nhân, tăng huyết áp được chia thành hai loại chính: Tăng huyết áp đơn thuần

(tăng huyết áp chức năng) và tăng huyết áp do bệnh lý (tăng huyết áp nguyên phát).
Tăng huyết áp đơn thuần: Chiếm khoảng 90-95% trường hợp tăng huyết áp.
Nguyên nhân chính xác chưa được hiểu rõ, nhưng một số cơ chế được cho là đóng vai
trị bao gồm (Williams, B. et al, 2018; Whelton, P. K et al, 2017).
Deregulation hệ thống RAAS (renin-angiotensin-aldosterone): Hệ thống này giúp
kiểm soát lượng nước và muối trong cơ thể, cũng như độ rộng của các mạch máu.


7
Tăng huyết áp do độ nhạy cảm của dây thần kinh: Sự thay đổi độ nhạy cảm của
dây thần kinh có thể gây ra tăng huyết áp bằng cách thay đổi đáp ứng của cơ thể đối
với norepinephrine và epinephrine.
Tăng huyết áp do độ nhạy cảm của thụ thể insulin: Độ nhạy cảm của thụ thể
insulin có thể ảnh hưởng đến cân bằng muối và nước trong cơ thể, gây ra tăng huyết
áp.
Các yếu tố di truyền: Các yếu tố gen có liên quan đến tăng huyết áp.
Các yếu tố môi trường và lối sống: Bao gồm chế độ ăn uống giàu muối, thiếu vận
động, béo phì, sử dụng thuốc lá và rượu.
Tăng huyết áp do bệnh lý: Chiếm khoảng 5-10% trường hợp tăng huyết áp.
Nguyên nhân có thể dễ dàng xác định và thường liên quan đến bệnh lý cụ thể. Một số
nguyên nhân bao gồm:
Bệnh thận: Bệnh lý thận có thể ảnh hưởng đến cân bằng nước và muối, dẫn đến
tăng huyết áp.
Bệnh tuyến giáp: Các rối loạn tuyến giáp có thể gây ra tăng huyết áp do sự thay
đổi sản xuất hormone giáp, ảnh hưởng đến chức năng tim mạch và cân bằng nước,
muối trong cơ thể.
Bệnh tuyến thượng thận: Bệnh lý tuyến thượng thận, chẳng hạn như sản xuất quá
mức aldosterone hoặc cortisol, có thể gây ra tăng huyết áp bằng cách tăng lượng nước
và muối trong cơ thể.
Rối loạn huyết áp tâm trương: Một số bệnh lý, như đau tim hoặc tắc nghẽn động

mạch chủ, có thể gây ra tăng huyết áp tâm trương do sự cố định hoặc hẹp của động
mạch chủ.
Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc, như thuốc chống viêm không steroid
(NSAID), thuốc chống đông máu, thuốc trợ tim, thuốc điều trị ung thư và thuốc tránh
thai, có thể gây ra tăng huyết áp như một tác dụng phụ.
Các nguyên nhân khác: Bệnh lý đường tiết niệu, bệnh lý tuần hoàn não, và giảm
lưu lượng máu đến thận cũng có thể gây ra tăng huyết áp.



×