NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề bài:
“Nếu chỉ còn 2 đồng cuối cùng trong túi, tôi sẽ dành 1 đồng để mua bánh
mì, cịn đồng kia tơi sẽ mua hoa hồng. Vì tâm hồn cũng cần được ăn uống.”
Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.
Bài làm
Ngạn ngữ Ba Tư có câu: “Thế giới là một đóa hồng, hãy tận hưởng hương
thơm và trao nó cho bè bạn.” Thế giới mn màu, muôn vẻ, muôn hương, muôn
sắc, nhưng cũng bộn bề với công việc, cuộc sống, với gánh nặng mưu sinh, với
những lo toan, tính tốn. Nhiều khi những ưu phiền, những mối bận tâm ấy che
lấp đi một thế giới tươi đẹp như “đóa hồng”, vậy nên “Nếu chỉ cịn 2 đồng cuối
cùng trong túi, tôi sẽ dành 1 đồng để mua bánh mì, cịn đồng kia tơi sẽ mua hoa
hồng. Vì tâm hồn cũng cần được ăn uống.”
“Bánh mì” và “hoa hồng” là những thứ quen thuộc, bình dị trong đời sống
hàng ngày. Nói đến “bánh mì” là nói đến những giá trị vật chất thiết yếu trong
cuộc sống như nơi ở, cái ăn, cái mặc…. Cịn nói đến “hoa hồng” là nói đến
những nhu cầu tinh thần trong cuộc sống. Như vậy, cuộc sống của con người
cần có sự cân bằng, hài hoà giữa những nhu cầu vật chất và tinh thần. Nhưng
nếu như chỉ có thế, câu nói sẽ mất đi tính thực tế vì khơng đầy đủ về vật chất thì
làm sao có thể tận hưởng một cách đúng nghĩa những giá trị tinh thần, vậy nên
“tôi” sẽ mua hoa hồng nếu “tơi có hai đồng” và một đồng đã dành để mua bánh
mì. Nghĩa là nhu cầu vật chất mới là nhu cầu trước tiên, quan trọng để đảm bảo
cuộc sống, tùy theo hoàn cảnh mà bồi dưỡng tâm hồn một cách hợp lý.
Vậy vì sao “tâm hồn cũng cần được ăn uống” ? Tâm hồn là một phần
quan trọng của con người, để con người có thể sống chứ khơng đơn thuần là tồn
tại. Một tâm hồn được ni dưỡng, được chăm sóc sẽ biết thưởng thức cái đpẹ,
biết tận hưởng cuộc sống, biết lặng nhìn theo một cánh chim bay, xao xuyến
trước cái rơi khẽ khàng của một chiếc lá, rung động trước cái xao động nhẹ
nhàng của mặt nước, hạnh phúc trong không khí đầm ấm của bữa tối bên gia
đình, vui vẻ trong những phút giây thư giãn cùng bạn bè…. Bận rộn như Jeff
Bezos, nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Amazon, cũng dành
thời gian để tận hưởng bữa sáng cùng vợ và bốn người con. Lắm công nhiều
việc như Howard Schultz – CEO Starbucks cũng dắt chó đi dạo, sau đó pha cà
phê cho mình và bà xã, cùng thưởng thức và trò chuyện về cuộc sống vào mỗi
buổi sáng. Khơng phải vì họ giàu có, vì họ lắm tiền nhiều của nên họ mới có
thời gian chăm sóc cho tâm hồn mà chính khoảng thời gian làm giàu cho tâm
hồn ấy lại khiến họ yêu đời hơn, vì thế mà làm việc hiệu quả hơn.
Những tâm hồn biết yêu thương, những tâm hồn biết thưởng thức sẽ biết
trân quý giá trị của cuộc sống, ý thức sâu sắc được giá trị của cuộc sống. Cuộc
sống khi ấy sẽ không phải là những chuỗi ngày lặp lại một cách tẻ nhạt, buồn
chán, không phải đếm sao cho hết vòng quay 24 giờ của một ngày mà một ngày
là một điều thú vị, mỗi ngày là một trang tươi sáng của cuộc đời. Nước Đức trở
nên hoang tàn sau thế chiến thứ hai, rất nhiều người dân vẫn còn sống dưới hầm
trú đạn. Trong cái khốn khó, u tối của căn hầm, họ vẫn khơng quên đặt trên bàn
những bình hoa tươi. Vì vậy người ta tin rằng, người Đức có thể tái thiết lại đất
nước từ đống đổ nát của chiến tranh. Vì trong cái khó khăn ấy, người Đức vẫn
khơng qn cày xới cho mảnh đất tâm hồn của mình, vẫn biết rằng cuộc sống rất
tươi đẹp và khơng có lý do gì mà không làm lại cuộc sống, họ hiểu giá trị và ý
nghĩa của sự sống.
Nếu con người không nuôi dưỡng tâm hồn của mình, chỉ mải mê chạy
theo những giá trị vật chất thì tâm hồn sẽ sớm khơ héo, cằn cỗi, tàn tạ và dẫu có
nhiều tiền thì cuộc sống vẫn cứ vô vị và tẻ nhạt. Bị cuốn vào vịng xốy của tiền
tài, danh vọng và địa vị , người ta sẽ xa dần khoảng cách với mọi người, một
người bố bận bịu với công việc sẽ không có thời gian chăm sóc cho con, lắng
nghe con; một người con đã rất nhiều lần có ý định về thăm mẹ nhưng rồi vì
cơng việc cịn dang dở lại để lần sau; một người bạn tất bật với cuộc sống sẽ nới
dần khoảng cách với bạn bè mà xa mặt thì cách lịng; dù là nhân viên hay giám
đốc nếu cứ mãi chăm chăm vào công việc sẽ không thể tận hưởng cái đẹp của
thiên nhiên, đất trời. Rồi trái tim sẽ dần chai sạn, rồi tâm hồn sẽ dần cằn cỗi, rồi
khi chết sẽ bỏ lại tất cả chẳng thể mang theo thứ gì. Ý nghĩa của cuộc sống chỉ
có vậy thơi sao?
Hiện nay, một bộ phận nhỏ trong xã hội đang có cái nhìn thực dụng khi
đánh giá con người, hoặc quá đề cao vật chất mà hạ thấp đời sống tinh thần, đổ
"tâm hồn tàn lụi ngay khi cịn sống" (Nc-ma Ku-sin) hoặc q đề cao đời sống
tinh thần, lấy cớ tâm hồn là cao quý, đời sống tinh thần mới đáng trọng mà
chẳng chăm lo thích đáng đến đời sống vật chất, khơng phấn đấu vì hạnh phúc
tồn vẹn. Cũng có những người vì lớn lên trong hoàn cảnh cơ cực, với nỗi lo
cơm áo gạo tiên mà trong quá trình trưởng thành đã quên không nhặt hoặc đánh
rơi những mảnh ghép của tâm hồn. Đối với một đứa bé mồ côi lang thang đầu
đường xó chợ, điều quan trọng là tìm được miếng ăn, có được manh áo để sống
cho qua ngày thì làm gì có thời gian, cũng chẳng có tâm trí để ngắm nhìn cuộc
sống, thậm chí trái tim của em bé ấy cũng khơng cịn ngun vẹn khi thiếu đi
tình thương của mẹ, sự che chở của cha. Những con người lớn lên trong sự đưa
đẩy của xã hội như thế cịn khơng có nổi một tâm hồn trọn vẹn, nói gì tới việc
cho tâm hồn ăn uống, trái tim chai sạn cũng là chuyện bình thường, vậy làm sao
chúng ta có thể trách họ được đây, chúng ta chỉ có thể cảm thơng và chia sẻ.
Nhưng cũng có khơng ít những người, dù cuộc sống có cơ cực, có khó khăn thế
nào vẫn luôn hướng về cuộc sống với một tâm hồn tươi đẹp, vẫn luôn lạc quan,
yêu đời, thậm chí tâm hồn họ cịn phong phú hơn, sâu sắc hơn vì được trải
nghiệm nhiều thứ, hay như những đứa trẻ ở vùng cao, sống giữa thiên nhiên, yêu
thiên nhiên, thiên nhiên sẽ bồi đắp tâm hồn cho chúng.
Câu nói trên giúp chúng ta nhận thức về hai nhu cầu của con người trong
cuộc sống, nhu cầu nào cũng cần thiết để sống đúng nghĩa. Chúng ta cần tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức, không ngừng bồi đắp, nuôi dưỡng, thế giới tâm hồn
của mình, nhất là trong cuộc sống hiện nay, lao động hết mình để thỏa mãn đầy
đủ nhu cầu vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình.
Một nhà văn nổi tiếng trên thế giới đã nói: “Cái đẹp cứu vớt nhân loại".
Thực tế đã chứng minh tâm hồn cao đẹp của mỗi người làm cho cuộc sống tốt
đẹp hơn. Tự bồi đắp cho tâm hồn mình thêm giàu có, phong phú là việc làm cần
thiết của bất cứ cá nhân nào trong cộng đồng này.
Đề bài: Đọc câu truyện sau
PHÉP MÀU GIÁ BAO NHIÊU?
Ngày bé tôi được bà kể cho nghe câu truyện về một cơ bé tám tuổi có một đứa
em trai nhỏ. Cơ bé chỉ hiểu rằng em mình đang bị bệnh rất nặng và gia đình
cơ khơng cịn tiền. Chỉ khi có một cuộc phẫu thuật rất tốn kém mới cứu sống
được em trai cơ bé nhưng gia đình cơ bé thì q nghèo để trang trải khoản lệ
phí đó. cha mẹ nói với cơ bé bằng giọng thì thầm tuyệt vọng: “Chỉ có phép
mầu mới cứu sống được em con”. Thế là cơ bé vào phịng mình, kéo ra một
con heo đất được giấu kỹ trong tủ. Em dốc hết đống tiền lẻ và đếm cẩn thận.
Rồi cô bé lẻn ra ngoài bằng cửa sau để đến tiệm thuốc gần đó. Em đặt tồn
bộ số tiền của mình lên quầy. Cô bé hỏi : “Em trai của cháu bệnh rất nặng và
cháu muốn mua phép mầu, bố cháu nói chỉ có phép mầu mới cứu được nó.
Phép mầu giá bao nhiêu ạ?”. Cô bé bị từ chối và tất nhiên chẳng có ai bán
“phép màu” nhưng thật tình cờ một vị khách đã nghe câu chuyện, ông cúi
xuống hỏi cô bé: “Em cháu cần loại phép mầu gì?”
– Cháu cũng không biết nữa – Cô bé rơm rớm nước mắt.
– Cháu có bao nhiêu? Vị khách hỏi. Cơ bé trả lời vừa đủ nghe: “Một đô la
mười một xu”.
Người đàn ông mỉm cười: “Ồ! Vừa đủ cho cái giá của phép mầu”. Một tay
ông cầm tiền của cô bé, tay kia ơng nắm tay em và nói: “Dẫn bác về nhà cháu
nhé. Bác muốn gặp em trai và cha mẹ của cháu. Để xem bác có loại phép
mầu mà em cháu cần khơng”.
Người đàn ơng thanh lịch đó là bác sỹ – một phẫu thuật gia thần kinh tài
năng. Ca mổ được hồn thành mà khơng mất tiền, và khơng lâu sau em trai
cơ bé đã có thể về nhà, khỏe mạnh. Mẹ cơ bé thì thầm: “Mọi chuyện diễn ra
kỳ lạ như có một phép mầu. Thật khơng thể tưởng tượng nổi. Thật là vô
giá!”. Cô bé mỉm cười. Em biết chính xác phép mầu giá bao nhiêu. Một đô la
mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lịng tốt của
người bác sỹ.
Có một cô bé đã mải mê gấp những ngôi sao giấy bé nhỏ vì cơ tin vào truyền
thuyết cổ: “Khi gấp đủ một trăm ngôi sao nhỏ đem tặng cho người mình u
q thì một điều ước của người đó sẽ thành sự thật…”. Nếu ai đó nói rằng cơ
bé ước mơ của cơ bé thật viển vơng thì tơi lại tin đó là một phép màu.
Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được nêu ra từ câu chuyện trên
Bài làm
Ai đó đã từng nói rằng: “Nơi nào có tình u thương nơi đó có điều kì diệu.”
Chính tình u thương giữa con người với con người đã tạo ra những điều kì
diệu, tạo ra những phép màu trong cuộc sống. Câu chuyện ‘Phép màu giá bao
nhiêu” đã nêu ra một bài học sâu sắc về tình yêu thương.
Câu chuyện kể về một cơ bé tám tuổi có đứa em trai nhỏ bị bệnh rất nặng
và gia đình cô không đủ tiền để tiến hành một cuộc phẫu thuật cũng như khơng
thể vay mượn được ai. Có thể nói, đó là một hồn cảnh bế tắc, cùng cực tưởng
chừng như không thể giải quyết, không thể vượt qua được. Cơ bé đã lấy tất cả số
tiền mình có trong con heo đất được giấu kĩ để đi ra tiệm thuốc, việc làm ấy xuất
phát từ tình yêu thương chân thành, mong muốn chân thành của cô bé dành cho
đứa em trai của mình. Sau đó, cơ bé đi ra hiệu thuốc để hỏi mua phép màu, thứ
ngỡ như chỉ có trong những câu chuyện cổ tích hoặc rất hiếm khi xuất hiện, và
tất nhiên, hiệu thuốc đó khơng có phép màu. Nhưng phép màu trong lời nói của
cơ bé khác với phép màu mà bố nói với mẹ: “Chỉ có phép màu mới cứu sống
được Andrew.” Nếu phép màu trong lời nói của bố chứa cả sự tuyệt vọng thì
phép màu trong suy nghĩ non nớt của cơ bé tám tuổi kia chứa đựng niềm tin và
hy vọng. Thế rồi, một người đàn ông thanh lịch, là bác sĩ tài năng Carlton
Armstrong, đã nghe thấy câu chuyện đó và giúp gia đình cơ bé thực hiện một ca
mổ miễn phí. Hành động ấy cũng xuất phát từ tình thương đối với một đứa trẻ,
trước hết là đối với cô bé kia, sau là đối với cậu bé Andrew. Chính tình u
thương của cơ bé đã đánh động đến tình yêu thương của vị bác sĩ, và tình yêu
thương của vị bác sĩ đã cứu được một sinh mạng. Một sinh mạng được cứu, đó
là gì nếu khơng phải là một phép màu, phép màu ấy từ đâu mà ra nếu không
phải từ trái tim yêu thương chân thành của con người.
Vậy vì sao tình u thương có thể tạo ra phép màu? Chính tình u
thương cũng đã là một huyền nhiệm mà tay không thể sờ, mắt không thể thấy,
mũi khơng thể ngửi nhưng trái tim có thể cảm nhận. Cuộc sống của chúng ta có
rất nhiều số phận, nhiều hồn cảnh, nhiều mảnh ghép, khơng phải số phận nào
cũng tốt đẹp, hoàn cảnh nào cũng hạnh phúc, mảnh ghép nào cũng đầy đủ. Có
những mảnh ghép bị thiếu,thiếu đi các bộ phận trên cơ thể, thiếu đi tình yêu
thương của cha mẹ, thiếu đi một tuổi thơ đúng nghĩa. Có những hồn cảnh cơ
cực, vì một tai nạn bất chợt, vì cơn thịnh nộ của thiên nhiên, vì cháy rừng, vì
động đất, vì sóng thần, lũ lụt. Có những số phận khơng được may mắn, sinh ra
trong chiến tranh loạn lạc, bị phân biệt đối xử, bị ruồng bỏ, vứt bỏ, bị ngược đãi.
Và tình yêu thương sẽ mang lại phép màu cho họ khi chúng ta biết sẻ chia, biết
thông cảm. Phép màu của những đứa trẻ mồ côi là được yêu thương, phép màu
của những người tật nguyền là được giúp đỡ, không bị khinh bỉ, phép màu của
những con người sinh ra trong chiến tranh là được tự do, được hưởng hịa bình,
… phép màu ở xung quanh ta, thật gần, thật bình dị. Cuối những thập niên của
thế kỉ 20, khi xã hội đang từng ngày biến chuyển, ai cũng muốn tích góp thật
nhiều của cải thì có một Teresa Calcutta đã cho đi tất cả phần đời của mình,
ngay từ lúc mới lập hội chuyên chăm lo người nghèo đã bị người đương thời cho
là một việc làm điên rồ. Nhưng việc làm điên rồ ấy đã mang đến ánh sáng, mang
đến phép màu cho những mảnh đời khốn cùng trong cơ cực để rồi lúc về già, dù
chưa một lần sinh con nhưng bà vẫn được cả thế giới gọi là “mẹ”, tiếng mẹ kết
tinh bởi những phép màu, từ niềm hạnh phúc của những con người từng cơ cực,
từng đói nghèo. Mẹ mang thân hình nhỏ bé nhưng lại chứa đựng tình yêu bao la,
mẹ Teresa quan niệm rằng: “Không phải tất cả chúng ta đều làm được những
điều vĩ đại. Nhưng chúng ta có thể làm những điều nhỏ nhặt với tình u vĩ đại.”
Tình u thương mầu nhiệm vì nó có thể khiến người ta hi sinh tất cả, làm
tất cả để bảo vệ người mình yêu thương. Sinh ra trên đời là phép màu của tạo
hóa nhưng được che chở, bảo vệ là phép màu của tình yêu thương. Ở đất nước
Nhật Bản, sau một trận động đất, người ta nhìn qua kẽ nứt của một tịa nhà đổ
nát và nhìn thấy thi thể của một người phụ nữ trẻ. Nhưng tư thế của cơ có gì đó
rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ thể nghiêng về phía
trước, và hai tay cơ đang đỡ lấy một vật gì đó. Ngơi nhà sập lên lưng và đầu cô.
Đội trưởng đội cứu hộ đã quỳ xuống và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ở
khoảng khơng nhỏ bên dưới xác chết. Bỗng nhiên, anh hét lên với vẻ đầy ngạc
nhiên: "Một đứa bé! Có một đứa bé!". Cả đội cứu hộ đã cùng nhau làm việc; họ
cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát xung quanh người phụ nữ. Có
một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa bên dưới thi thể của
người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi ngơi nhà sập,
cơ đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một
cách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên. Sau đó người ta phát hiện một chiếc
điện thoại di động, trên màn hình có tin nhắn người mẹ để lại: "Nếu con có thể
sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con". Đó là một phép màu, một phép
màu của trái tim và tình thương, một phép màu để cứu sống một đứa trẻ, một
phép màu từ một người mẹ, đến lúc chết rồi vẫn mong muốn bảo vệ con, để cho
con được sống. Tình thương yêu đã tạo ra những phép màu như thế, không phải
từ một bà tiên giáng thế mà từ một người mẹ phàm trần với một tình u cao cả
và to lớn. Có tình u ấy, con người có thể qn mình vì người khác, hi sinh để
nhường sự sống cho người khác. Sau khi chiếc tàu Titanic vĩ đại bị đắm, một tờ
báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau:
Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu chạm vào tảng băng, bên dưới
có dòng chữ: “Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên”. Còn
bức ảnh thứ hai người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu
của mình cho người đàn bà đang bế con trong tay. Lần này, bức ảnh được chú
thích bằng dịng chữ: “Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người”.
Sức mạnh ấy chính là phép màu của tình u thương và lịng trắc ẩn. Khơng có
tình u, làm sao người đàn ơng kia lại có thể hi sinh sự sống của mình cho
người đàn bà khơng quen biết, khơng có tình u, làm sao người mẹ kia lại có
thể dành tất cả sức lực để bảo vệ con đến mức ngay cả cái xác cũng cứng đơ để
che chở cho con?
Yêu thương và phép màu vẫn luôn hiện hữu, ở nhiều nơi trên thế giới và
trong cuộc sống. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng không phải ai cũng
mang trong mình một trái tim yêu thương và sẵn sàng tạo ra phép màu. Có
những người cịn quan niệm rằng “Ai thương tơi thì tơi thương lại”, tình thương
như thế chỉ như một món hàng đổi chác khơng hơn khơng kém. Tình thương ấy
sao mà sịng phẳng q. Thước đo của tình thương khơng phải đo bằng độ dày
của đồng tiền mà đo bằng sự chân thành và đồng cảm. Cũng có những người
mải chạy theo những nhu cầu vật chất tầm thường mà quên đi cách yêu thương
người khác. Họ cứ tưởng có vợ đẹp, nhà cao, phòng máy lạnh, xe đời mới là
hạnh phúc mà nào ngờ những thứ đó chỉ làm cho họ thấy thỏa mãn về cảm giác
chứ không hề đem lại hạnh phúc, họ không biết cuộc sống do cái “là” làm nên
chứ khơng phải bởi cái “có”. Thực tế ngày nay cho thấy rằng “người ta có thể
lên mặt trăng nhưng khó có thể bước sang nhà bên cạnh.” Khơng có tình thương,
khơng có trái tim, con người sẽ chẳng là gì hơn một cỗ máy biết đi, biết nói.
Câu chuyện ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, là bài học quý giá về
tình yêu thương. Qua câu chuyện, chúng ta cần biết yêu thương và san sẻ, cảm
thông và giúp đỡ nhất là đối với những người gặp khó khăn, những người không
may mắn trong cuộc sống. Ta cần phải nhận thức được rằng tiền bạc, vật chất là
quan trọng nhưng nó sẽ chẳng là gì nếu cuộc sống thiếu đi tình u thương, cho
đi khơng phải để nhận lại, cho đi không cần được nhận lại, cho đi không phải để
đánh bóng bản thân, tơ hồng tên tuổi, cho đi với một trái tim chân thành, để sẻ
chia, quan tâm và giúp đỡ, để gắn kết và lan tỏa.
Yêu thương có mn lối để vào, tình mến có ngàn chốn để đi, nhưng tất
cả đều có một mục đích là đem đến cho con người hạnh phúc. Vì thế, dù muốn
hay khơng, xã hội có văn minh đến đâu, con người có hiện đại đến mức nào thì
tình thương vẫn luôn tồn tại và cần thiết. Như ánh mặt trời làm cho vườn hoa
thêm đẹp thì hiện hữu của tình thương làm cho cuộc sống thêm tươi, khơng có
nắng hoa sẽ úa tàn, khơng có tình thương, lịng người sẽ lạnh lẽo. Do vậy, dù ở
thời đại nào, con người cũng cần biết yêu thương, vì yêu thương tạo nên phép
màu, tạo nên điều kì diệu cho cuộc sống.
Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “Thơ là nghệ thuật ngôn từ”.
Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.
Bài làm
Nếu như giai điệu, âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đường nét là
ngôn ngữ của hội họa; mảng khối là ngơn ngữ của kiến trúc thì ngôn ngữ là chất
liệu của tác phẩm văn chương. Macxim Gorki đã nói: “Ngơn ngữ là yếu tố thứ
nhất của văn học” mà “thơ tức là phần tinh lọc nhất của ngơn ngữ”. Thơ chính là
sự hịa quyện của tính họa, tính nhạc, tính hàm súc, đa nghĩa và của cảm xúc. Vì
vậy, thơ là nghệ thuật ngơn từ.
Thơ là nghệ thuật ngơn từ vì đặc trưng của văn học là lấy ngôn từ làm chất liệu,
phương tiện để phản ánh hiện thực. Thơ cũng dùng ngôn từ để chuyển tải, chứa
đựng những cảm xúc, tâm trạng của thi nhân. Nhưng thơ khơng thể bao qt hết
được tồn bộ cuộc sống rộng lớn như văn chương mà ngôn ngữ thơ, với dung
lượng ngắn gọn, cần phải được gạn lọc, tinh luyện, luyện lấy cái tinh chất, đạt
đến trình độ điêu luyện và mang giá trị thẩm mĩ cao.
Ngôn ngữ thơ, trước hết, là ngôn ngữ tinh lọc. Nếu ngôn ngữ của cuộc sống đời
thường là một thứ quặng còn lẫn tạp chất, là biển cả mênh mông, đại dương
rộng lớn, là vườn hoa thắm sắc đượm hương thì ngơn ngữ thơ là chất hiếm
radium trong hỗn tạp những chất dư thừa, là tinh chất muối kết đọng từ bao
nhiêu giọt nước, là giọt mật từ hàng vạn chuyến ong bay. Cuộc sống bộn bề
những thứ tủn mủn, vụn vặt, lẫn lộn giữa cái bản chất và hiện tượng, giữa những
cái vơ nghĩa và có nghĩa mà thơ chỉ có thể phản ánh trong một dung lượng ít ỏi,
vì vậy, mỗi câu, mỗi từ, mỗi chữ đều phải được chọn lọc kĩ càng, phải được tinh
luyện kĩ lưỡng để “làm cho rung động/ Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.”
Nói đến bậc thầy sử dụng ngôn ngữ ở Việt Nam, ta không thể không nhắc đến
Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc. Khi để Kiều nhờ em thay mình nối duyên với
Kim Trọng, Nguyễn Du đã để Kiều mở lời bằng chữ “cậy” chứ không phải là
“nhờ”, “phiền”, “mong”:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Tiếng “cậy” không những chứa đựng sự nhờ vả thiết tha mà cịn là sự tin tưởng,
phó thác khơng thể nào chối từ. Nó đủ sức nặng để mở đầu cho một chuyện khó
nói, để mở ra những tâm sự thầm kín, để thuyết phục về một điều khơng dễ dàng
gì thuyết phục. Cũng chỉ với một chữ “tót”, Nguyễn Du đã tháo xuống bộ mặt
của một người có học đi hỏi vợ để lộ ra khuôn mặt thật của một tên lưu manh,
vô học, trơ tráo, nhâng nháo, không biết phép tắc, không phân biệt được dưới –
trên. Với một chữ “lẻn”, ơng đã bóc trần bản chất đểu giả, lừa lọc của Sở Khanh
và với một từ “nhờn nhợt”, Nguyễn Du đã soi gương mặt của mụ Tú Bà dưới
ánh mặt trời để thấy được màu da của một kẻ chuyên “ăn đêm”, sống trên thân
xác, kiếm tiền trên danh dự và nhân phẩm của người phụ nữ.
Cịn trong câu thơ của Tản Đà: “Suối khơ dịng lệ chờ mong tháng ngày”. Từ
“khô” không chỉ diễn tả được chiều sâu của tình cảm mà cịn gợi lên cả chiều
dài của những tháng năm chờ đợi, không chỉ diễn tả được trạng thái “tn” mà
cịn là tn đến khơ héo, đến kiệt quệ, vì thế mà câu thơ trở nên hàm súc, giàu
tính hình tượng và biểu cảm hơn.
Khơng những thế, thơ và hội họa cịn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính
vì vậy, người xưa thường nói “thi trung hữu họa”. Tuy nhiên, họa trong thơ lại
mang những đặc trưng riêng.
Một nhà thơ lớn thời nhà Tống đã nói về nghệ thuật của Vương Duy như sau:
“Thơ của ơng như một bức tranh (khơng có hình vẽ), và tranh của ơng như một
bài thơ (khơng có chữ viết)”. Điều đó được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Điểu
minh giản”:
Nhân nhàn quế hoa lạc
Dạ tĩnh xuân sơn không
Nguyệt xuất kinh sơn điểu
Thời minh tại giản trung
Ông đã vẽ ra một khung cảnh mùa xuân thanh tĩnh, vắng lặng, cả không gian
như nhẹ bẫng khiến cho tâm hồn ta như được gột rửa, hịa mình vào thiên nhiên,
giao cảm với thiên nhiên.
Một bức tranh có thể vẽ được cảnh chia ly, có thể vẽ người đi và kẻ ở, có thể vẽ
khơng gian, có thể thể hiện được thời gian, có thể vẽ được dịng sơng, bãi bến,
hồng hơn những khơng thể vẽ được “tiếng sóng ở trong lịng”, “hồng hơn
trong mắt trong”:
Đưa người ta khơng đưa qua sơng
Sao có tiếng sóng ở trong lịng
Buổi chiều khơng thắm, khơng vàng vọt
Sao đầy hồng hơn trong mắt trong.
Không chỉ với hội họa, thơ với âm nhạc cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ. Sự
phối hợp nhuần nhị giữa nhịp điệu, vần điệu và thanh điệu đã tạo nên tính nhạc
cho những vần thơ. Có những câu thơ đọc lên trúc trắc, nhọc nhằn “Có u thì
u cho chắc/ Có trục trặc thì trục trặc cho ln” hay như Nguyễn Du khi muốn
gợi tả cái khó khăn, trúc trắc, gập ghềnh của đường đi ông đã sử dụng một câu
nhiều thanh trắc: “Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh” khiến ta nghe như có
tiếng vó ngựa đang rong ruổi. Cịn Thơi HIệu trong bài “Hồng Hạc lâu” lại có
sự phá luật đầy nghệ thuật:
Hồng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Nếu câu thơ đầu dùng đến sáu thanh tắc như con dao chém vào đá, khẳng định
cái gì đã mất là mất hẳn và mất rất nhanh thì câu thơ thứ hai lại sử dụng những
năm thanh bằng như muốn vơ cùng hóa đám mây – đám mây trơi nghìn năm
không thay đổi trong cái nhịp chậm rãi, lững thững trôi, tạo ra mối quan hệ giữa
nhanh và chậm, tiên và tục trong câu thơ. Đến thế kỉ 20, Xuân Diệu có câu:
Chiều đi trên đồi êm như tơ
Chiều đi trong lòng êm như mơ
Hai câu thơ sử dụng dụng toàn thanh bằng đã diễn tả cảm giác êm ái, nhẹ nhàng,
mỏng manh của không gian buổi chiều êm đềm ,mênh mang.
Nhưng tất cả sẽ chẳng là gì nếu làm thơ mà thiếu đi cảm xúc. Vì vậy, ngơn ngữ
thơ cịn là ngơn ngữ giàu cảm xúc. Đó là câu hỏi đầy tiếc nuối về quá khứ của
Vũ Đình Liên khi thấy những nét đẹp cổ xưa đã dần lùi sâu vào dĩ vãng, những
con người mới đây thôi vẫn cịn là trung tâm của nền văn hóa nay đã thành
“xưa”, thành “cũ”, thành người của “muôn năm”, bị gạt ra lề xã hội rồi biến mất
hẳn trên những con phố, những vỉa hè:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Đó là câu hỏi đầy ám ảnh, trăn trở, đầy hồi nghi nhưng khơng lời đáp của Hàn
Mặc Tử:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Hay khao khát tri âm của Nguyễn Du, vì khơng thể tìm được người đồng cảm để
chia sẻ, để thấu hiểu nên đã hướng khát khao ấy đến hậu thế ba trăm năm sau,
mong có người sẽ khóc, sẽ thương mình như mình đã từng khóc, từng thương
cho Tiểu Thanh:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Bài thơ khép lại bằng tiếng “khấp” mà nỗi đau của Nguyễn Du cịn mãi với
mn đời trong một câu hỏi vọng vào từng vòng quay lịch sử của một con người
vô tri kỉ, một khối cô đơn khổng lồ giữa thời đại của mình.
“Thực chất của thơ là cái linh hồn, là sự sống của những chữ ta dùng. Làm văn
xi, chữ khơng có sức mạnh ma quái như vậy (…) thi nhân là một thần linh nói
một thứ chữ riêng mà thế nhân phải diễn tả dài dịng thơ lậu” (Ngun Sa). Quả
thật, sáng tạo thơ là q trình sáng tạo cơng phu, nhà thơ phải là người phu chữ
để sáng tạo nên những nghệ thuật ngôn từ.
Đề bài: Nhà văn Pháp H. Ban dắc khẳng định: “Thơ là sự sung mãn của
những tình cảm mãnh liệt”
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn một bài thơ mới để làm
sáng tỏ
Bài làm
Nhà Thơ Xuân Diệu đã từng nói: “Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm
xúc”. Cảm xúc là “cú hích” để thơ “bật ra”, cũng là con đường đi từ trái tim nhà
thơ đến trái tim bạn đọc. Cảm xúc ấy phải là những cảm xúc mãnh liệt, tuôn
trào, “khi viết, máu phải sơi lên.” Vì vậy, nhà văn Pháp H. Ban dắc khẳng định:
“Thơ là sự sung mãn của những tình cảm mãnh liệt”
Nói đến thơ là nói đến một loại hình nghệ thuật thuộc phương thức trữ
tình, lấy việc bộc lộ tình cảm của nhà thơ trước cuộc đời làm điểm tựa, vì vậy,
những lời thơ khi viết ra khơng thể không chất chứa những nỗi niềm cảm xúc
của người viết. Cảm xúc trong thơ cũng không thể là những cảm xúc bồng bộ.
nhất thời. hời hợt, thoáng qua ,à là “sự sung mãn của những tình cảm mãnh liệt”,
là những xúc động mạnh của nhà thơ trước cuộc đời, con người. Cảm xúc ấy có
những lúc thăng hoa khiến người nghệ sĩ nửa đêm bật dậy mà viết những lời “từ
xa xanh rót xuống” như Hồng Cầm viết “Bên kia sơng Đuống”. Đó là những
cảm xúc sâu sắc khơng chỉ với những gì lớn lao mà bắt nhạy với cả những mơ
hồ, thống qua của tạo vật, lịng người như Xuân Diệu đã bắt được sợi tơ duyên
của đất trời, thấu được khoảnh khắc “phân vân” của “con cò trên ruộng” trong
bài “Thơ duyên”. Tuy nhiên, không phải lúc nào thơ cũng mãnh liệt, nồng nàn,
sôi nổi một cách trực tiếp như “Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực/ Hãy trộn nhau
đơi mái tóc ngắn dài” ,à có những bài thơ bàng bạc chất triết lý, tưởng như chỉ
có sự kiểm sốt của lý trí nhưng thực ra là những cảm xúc đã nén, đã lắng, là
“đạm” sau khi đã “nồng” như trong “Bài thơ số 28” của Tago. Đó khơng phải là
cảm xúc của một chàng trai trẻ đang ở trong tình yêu như Puskin mà là sự chiêm
nghiệm về tình yêu, tuy đậm chất triết lý nhưng vẫn ẩn đằng sau đó một mạch
ngầm tình cảm mãnh liệt. Tình cảm, cảm xúc có thể thăng hoa trong phút chốc,
có thể trăn trở, day dứt nhưng tình cảm đi vào trong thơ có thể giữ mãi nguyên
vẹn những cung bậc cảm giác ấy, có thể làm trăn trở, day dứt muôn người, ở
muôn thời. Ban dắc đã đề cao và khẳng định một yếu tố quan trọng, cốt yếu làm
nên một bài thơ, đó là những xúc cảm mãnh liệt của người nghệ sĩ trước cuộc
đời, con người.
Có ai đó từng nói rằng “Thơ là cơn điên loạn thần thánh”. Thật vậy, nếu
nói thơ là sự sung mãn trong tình cảm, sự chín đỏ trong cảm xúc thì “điên” có
thể coi là mức độ cao nhất của sự sung mãn ấy. Làm thơ như người Điên, người
Say, như Yêu, như Ma, Hàn Mặc Tử đã trút vào thơ những lời của máu, của hồn,
giãi bày những tâm tư, cảm xúc sâu kín, cả niềm yêu và niềm đau, đặc biệt là
trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.
Đề bài: Phân tích hình tượng người li khách trong “Tống biệt hành” –
Thâm Tâm
Bài làm
Có khi nào trong một con người diễn ra những phức cảm tâm lý đầy mâu
thuẫn, bên trong cái rắn rỏi là nỗi buồn, buồn mà khơng bi lụy cũng như dứt
khốt, dửng dưng mà khơng vơ tình? Đó chính là giây phút chia ly. Viết về một
cuộc chia ly với những “bâng khuâng, khó hiểu của thời đại” trong “Tống biệt
hành”, Thâm Tâm đã xây dựng thành cơng hình tượng một người ly khách mang
trong mình quyết tâm dứt áo ra đi thực hiện chí lớn nhưng vẫn nặng tình với
những người ở lại, mang cái rắn rỏi, dứt khoát mà che đậy nỗi buồn biệt ly.
Hình tượng người ra đi vốn là hình tượng quen thuộc trong thơ ca từ xưa
đến nay. Từ chàng tráng sĩ Kinh Kha “một đi không trở về” đến người chinh phu
mải miết thực hiện nợ công danh, thực hiện nghĩa vụ với đất nước trong “Chinh
phụ ngâm”, rồi đến người li khách quyết chí lên đường dẫu trong lịng nặng trĩu
một tình cảm chia li, nỗi trăn trở dằn vặt, sự giằng xé nội tâm được "che đậy"
bằng vẻ ngồi "dửng dưng" lạnh lùng, dường như hình ảnh "người đi" cứ trút
dần lớp áo chinh phu để bộc lộ con người thật của mình. Để rồi những “bâng
khuâng, khó hiểu” của một thời đại Thơ Mới ấy đã tìm thấy lối thốt trong thơ
ca kháng chiến, người ra đi khơng cịn là một khách chinh phu mà trở thành
người chiến sĩ hăm hở, sục sôi lên đường.
Đứng giữa bao nhiêu hình tượng bất hủ về người ra đi trong văn chương
kim cổ, hình tượng người li khách trong “Tống biệt hành” của Thâm Tâm vẫn là
một màu sắc khác biệt, với những nỗi niềm u ẩn riêng, khó nói thành lời.
Người li khách, trước hết, hiện lên với chí lớn và quyết tâm ra đi thực
hiện lý tưởng của mình:
Li khách! Li khách! Con đường nhỏ,
Chí nhớn chưa về bàn tay khơng
Thì khơng bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong
Hai từ “li khách” vang lên vừa tạo âm hưởng cổ kính cho câu thơ, vừa
làm cho hình tượng người ra đi mang dáng dấp của những tráng sĩ trượng phu
thuở trước. Đó là hình ảnh tráng sĩ Kinh Kha khi giã từ thái tử Đan sang nước
Tần:
Nước sông Dịch chừ lạnh ghê
Tráng sĩ một đi khơng trở về
Đó là hình ảnh của một Từ Hải “thoắt đã động lịng bốn phương”, vì vậy mà dứt
khốt “Quyết lời dứt áo ra đi/ Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”. Tuy nhiên, Từ
Hải thấy trước mắt mình là khơng gian mênh mang, là bốn phương rộng lớn
nhưng trước mắt li khách chỉ là con đường nhỏ đầy khó khăn, bất trắc. Từ Hải
dám khẳng định với Kiều “Chầy chăng là một năm sau vội gì” nhưng li khách
lại không thể biết trước thành bại “Ba năm mẹ già cũng đừng mong”. Người ra
đi như nhìn thấy con đường phía trước chơng gai, gập ghềnh nên càng tỏ rõ
quyết tâm, thái độ dứt khoát với người ở lại, để người thân khơng phải mong
chờ mịn mỏi, cũng không hi vọng quá nhiều. Giọng thơ trở nên gân guốc, mạnh
mẽ, dứt khốt, lạnh lùng: “Thì khơng bao giờ nói trở lại/ Ba năm mẹ già cũng
đừng mong”. Để rồi người li khách ra đi với một thái độ lạnh lùng, không chút
bận gợn, lưu luyến, ra đi với một quyết tâm duy nhất, một chí hướng duy nhất,
khơng gì lay chuyển được: “Một giã gia đình, một dửng dưng”.
Chí lớn ấy của người li khách có lẽ là khát vọng của cả một đời trai nung
nấu, là ước muốn ấp ủ bấy lâu. Khát vọng ấy lớn đến mức người ra đi chấp nhận
đánh đổi cả gia đình, cả người tri kỉ để theo đuổi, để thực hiện:
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say
Cụm từ “thà coi như” được lặp lại đến ba lần mà mỗi lần lặp lại là mỗi lần
người li khách phải chọn lựa, một sự lựa chọn không hề dễ dàng. Lời thơ như
phải lên gân để vượt lên bản thân mình, để hi sinh chính những người thân trong
gia đình mình mà chọn lựa theo đuổi chí lớn. Quyết tâm ra đi của li khách phải
lớn đến nhường nào để có thể đưa ra quyết định hết sức khó khăn ấy. Cảm xúc
được giấu kín cũng bởi khát vọng mạnh mẽ của đời trai thơi thúc người li khách
lên đường, nó không cho phép sự dùng dằng, quyến luyến mà làm lỡ con đường
thực hiện chí lớn bởi nếu khơng đi, sẽ không bao giờ đi được nữa, đã quyết tâm
là phải hành động, phải lên đường.
Quyết tâm lớn như thế, vậy mà khi ra đi, trong đôi mắt trong của người li
khách vẫn chứa đầy hồng hơn:
Đưa người ta khơng đưa qua sơng
Sao có tiếng sóng ở trong lịng
Bóng chiều khơng thắm khơng vàng vọt
Sao đầy hồng hơn trong mắt trong
Trong đôi mắt trong veo tưởng như chẳng chút bận gợn, chẳng chút xao
động, chẳng nỗi niềm bâng khuâng u uất ấy, vẫn có những nỗi niềm tâm trạng
thực được giấu sâu vào nơi đáy mắt, cảm xúc riêng tư được nén lại cho một cuộc
ra đi vì nghĩa lớn. Vì vậy, dù Thâm Tâm có sử dụng tới hai lần từ “trong” cũng
khơng thể che giấu nổi bóng hồng hôn đổ xuống trong đôi mắt với một nỗi
buồn mênh mang, tê tái. Thì ra đằng sau cái vẻ lạnh lùng, dứt khốt kia là những
nỗi buồn giấu kín khơng nói ra, nhưng đã được người tri kỉ của mình thấu hiểu:
Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Một chị, hai chị cũng như sen
Khun nốt em trai dịng lệ sót
Ta biết người buồn sáng hôm nay
Giời chưa mùa thu tươi lắm thay
Em nhỏ ngây thơ đơi mắt biếc
Gói trịn thương tiếc chiếc khăn tay
Người trai mang chí lớn kia khơng phải là người khổng lồ của lí trí mà
vẫn là con người với tất cả những xúc cảm, tâm tư, nỗi niềm. Đó là nỗi buồn
“chiều hơm trước”, là nỗi buồn “sáng hôm nay”, sau bao nhiêu tháng ngày đấu
tranh giằng xé, đến cuối cùng đã quyết định ra đi, đã quyết tâm lên đường vậy
mà vẫn buồn, vẫn day dứt khơn ngi. Bởi sau lưng cịn cả một gia đình, còn mẹ
già, còn chị, còn em. Ngay trong câu thơ tưởng như lạnh lùng, tàn nhẫn “ba năm
mẹ già cũng đừng mong”, người ta đã thấy được nỗi âu lo của li khách đối với
người mẹ già. “Ba năm” với đời trai khơng là gì nhưng “ba năm” với mẹ già lại
là sự sinh ly tử biệt bởi “mẹ già như chuối chín cây”, làm sao có thể khơng lo
lắng, làm sao có thể khơng bất an? Mẹ già thì ở độ “chuối chín cây” cịn hai chị
lại như sen cuối mùa:
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Một chị, hai chị cũng như sen
Khun nốt em trai dịng lệ sót
Hai người chị như những bông sen cuối hạ lẻ loi, côi cút, sắp sang thu rồi
mà vẫn đơn chiếc, vẫn là “hai chị”, “một chị” chưa có nơi nương tựa, nơi trơng
cậy duy nhất chỉ có em trai. Nếu như câu thơ trên tác giả sử dụng thanh trắc, dấu
sắc “nở - nốt” như cứa vào lòng người ra đi thì câu dưới là hai thanh trắc, dấu
nặng “một chị, hai chị” như gánh nặng nặng trĩu trong lòng người ra đi. Nghệ
thuật so sánh “một chị, hai chị cũng như sen” cho ta thấy sự day dứt, nỗi sầu
muộn, thương xót của người ra đi như tăng lên gấp bội. Khơng chỉ là mẹ, là chị,
người li khách cịn nặng lịng vì đơi mắt biếc của người em thơ:
Em nhỏ ngây thơ đơi mắt biếc
Gói trịn thương tiếc chiếc khăn tay
Người li khách ấy khơng chỉ là người có chí lớn mà cịn là người có tình
thâm. Chí lớn giục li khách lên đường một cách dứt khoát, mạnh mẽ nhưng tình
thâm lại kéo chùng bước chân của người ra đi. Nỗi buồn, nỗi thương dành cho
người chị muộn mằn, cho người em ngây thơ và cho người mẹ già khơng nơi
nương tựa cứ trĩu nặng trong lịng li khách. Thế nhưng cuối cùng, người li khách
vẫn dứt khoát ra đi “người đi thực”, sự dứt khoát ấy vừa là một nỗ lực tâm lý để
cuộc chia ly không trở nên bi luy, buồn thương, vừa là sự thơi thúc của chí lớn,
của khát khao lên đường. Cuộc chia ly không một giọt nước mắt, rất dứt khoát,
rất rắn rỏi nhưng vẫn là cuộc chia ly nặng tình.
Có thể nói, người li khách trong “Tống biệt hành” của Thâm Tâm vừa có
cái rắn rỏi, mạnh mẽ, quyết tâm lên đường theo đuổi chí lớn nhưng lại là một
người con, một người em, một người anh, một người bạn nặng tình; vừa phảng
phất bóng hình của những tráng sĩ trượng phu ra đi thuở trước nhưng cũng
“đượm chút bâng khng khó hiểu của thời đại”. Hình ảnh người li khách cũng
được khắc họa với một giọng thơ vừa rắn rỏi, gân guốc lại vừa thiết tha, sâu
lắng; với thể thơ cổ, thi liệu cổ song vẫn mang đậm hơi thở của thời đại. Bên
cạnh đó, hình tượng li khách không được khắc họa trực tiếp mà thông qua những
cảm nhận, sự thấu hiểu, đồng cảm của người đưa tiễn, người tri kỉ, ta càng thấy
được quyết tâm dứt áo ra đi giấu nỗi niềm riêng vào tận sâu đáy lịng, vào trong
đáy mắt đầy “hồng hơn”, vào buổi “chiều hôm trước”, buổi “sáng hôm sau”
người giấu đi nhưng “ta biết người buồn”. Cảm xúc ấy được giấu rất sâu, rất kĩ,
chỉ có thể được cảm nhận bởi một tâm hồn tri kỉ, tri âm.
Hình tượng người ra đi là một hình tượng khơng hiếm gặp trong văn
chương nhưng người li khách vẫn mang những nét riêng của thời đại, của ngòi
bút Thâm Tâm, làm nên tên tuổi của nhà thơ, là cái neo để nhà thơ neo lại với
đời, dù sáng tác không nhiều, dù ra đi ở tuổi cịn rất trẻ. Đó là một hình tượng
lớn, đặc sắc trong đời thơ Thâm Tâm cũng như trong phong trào Thơ Mới.
Đề bài: Trong “Lời nhà xuất bản Văn học” (khi in lại tác phẩm “Gió đầu
mùa” năm 1982) có đoạn viết như sau:
Tác phẩm của Thạch Lam vì thế có nhiều yếu tố hiện thực tuy nhân vật
không dữ dội như Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao, hay bị đày đoạn như chị
Dậu của Ngô Tất Tố… Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam,
chính là ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm
của ông. Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở trong hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên
trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam… Đọc truyện ngắn Thạch Lam rõ
ràng ta thấy yêu con người, quý trọng con người hơn. Và cũng từ đó ta
thương cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp trong mỗi một con người.
Bằng cảm nhận vể nhân vật Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, hãy làm
sáng tỏ vẻ đẹp con người trong những trang văn của Thạch Lam.
Dàn ý
1. GT + BL
“Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lịng nhân ái,
và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông. Nhân vật
Thạch Lam, bất luận ở trong hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn
cái chất nhân ái Việt Nam” => nét riêng trong cách xây dựng nhân vật,
làm nên cái độc đáo trong phong cách nghệ thuật của tác giả.
Văn học là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy, nó khơng có chỗ đứng cho
những tác phẩm đã quen, đã nhàm, khơng có sức hút, khơng đem lại một điều
gì mới mẻ. Bản thân người nghệ sĩ cũng muốn khẳng định cái tơi của mình,
muốn đóng một “dấu triện riêng” lên những trang văn, anh không muốn lặp
lại ai, cũng không muốn giẫm lên dấu chân của chính mình. Vì thế, mỗi tác
phẩm lại là một sự sáng tạo, là “thêm một điều gì mới” mà anh có thể đem
đến với mọi người. Tuy nhiên, những sự mới mẻ ấy phải được thống nhất,
tạo nên một “chân dung tinh thần”, diện mạo riêng cho nhà văn mà ở Thạch
Lam, đó chính là “lịng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác
phẩm của ông.”
Nếu nhân vật của Nam Cao và Ngô Tất Tố thiên về hành động và tư
tưởng thì nhân vật của Thạch Lam “tựa hẳn vào cảm giác mà thành”,
vẻ đẹp tâm hồn nhân vật nhiều khi là vẻ đẹp của những cảm xúc, cảm
giác.
Không phải nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao, Ngơ Tất Tố khơng
có lịng nhân ái, khơng có một tâm hồn đẹp. Nhưng vẻ đẹp tâm hồn
trong những nhân vật của Thạch Lam vẫn có cái gì đó rất khác, sự trở
về của những tình cảm tốt đẹp, sự thức tỉnh nhân cách nhiều khi đến
một cách lặng lẽ, tự nhiên, trong một hoàn cảnh bất chợt nào đó. Nó
khơng phải là những dằn vặt, quằn quại trong sự nhìn lại, tự soi xét
bạn thân một cách rạch ròi và tàn nhẫn hay những giọt nước mắt đau
đớn, những tiếng thét đòi quyền sống, quyền lương thiện mà là trong
một buổi sớm ngọt lành, dễ chịu, trong cái mát “làm tươi lại những
cảm giác trong sạch, thanh cao ngày nhỏ”, nhân vật Bính trong “Buổi
sớm” bỗng thấy thương mẹ, một lịng thương đã nguội lạnh từ lâu, một
đứa con bao nhiêu lần giằng tay mẹ già níu giữ con trước cửa, bước
vội ra để không nghe tiếng nức nở ở lại trong bóng tối” để đến với
những đêm chơi bời cùng những cô gái đàng điếm lẳng lơ, cùng cốc
rượu sánh và gói thuốc phiện thơm làm say sưa tâm trí, bỗng rón rén
bước nhẹ vào nhà để khơng làm sao nhãng mẹ, bỗng nghe được cái dịu
dàng, âu yếm trong tiếng mẹ ”Sao dậy sớm thế, con ?”. Hay bà Cả
trong “Đứa con”, một người đàn bà cay nghiệt, độc đoán, khi nhìn thấy
chị Sen – người ở của bà khi trước, bồng đứa con trên tay mình mà
hơn hít, âu yếm, bà bỗng nhận ra tiền bạc, giàu có khơng phải là tất cả,
trong ánh mắt bỗng sáng lên một nỗi thèm muốn và ao ước thật nhân
bản, thật đàn bà, khao khát có một đứa con.
“Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở trong hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên
trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam”. Đó là lịng trắc ẩn có sẵn
trong mỗi con người Việt Nam, đó là những đứa trẻ nằm êm ấm trong
chăn mà thổn thức với tiếng chim khắc khoải ngoài mưa gió trong
“Tiếng chim kêu”, là đứa bé “lấy trộm” áo của nhà mình mang cho
người bạn nghèo trong những ngày đầu mùa gió lạnh, là người bạn trẻ
thấy lịng mình thắt lại khi bạn ốm… Khơng phải tình thâm máu mủ,
thậm chí khơng phải đồng loại – một con chim, mà thật ra là tiếng cây
tre đầu nhà bị gió lay, nhưng lịng nhân ái ấy vẫn ở đó, có trong mỗi
con người Việt Nam.
“Đọc truyện ngắn Thạch Lam rõ ràng ta thấy yêu con người, quý trọng
con người hơn. Và cũng từ đó ta thương cảm, nâng niu, chắt gạn từng
chút tốt đẹp trong mỗi một con người.” => chức năng nhân đạo hóa con
người, tình thương của nhà văn, tình thương giữa các nhân vật đã truyền
đến bạn đọc, một cách tự nhiên nhất, khiến ta tự thấy yêu, thấy thương
cảm, nâng niu “từng chút tốt đẹp trong mỗi một con người” như cách
Thạch Lam đã nâng niu, chắt gạn từng chút cảm giác thoáng gợn, mơ hồ
để thấy được vẻ đẹp của con người.
Cái riêng, độc đáo của các nhân vật trong tác phẩm của Thạch Lam, từ đó
thấy được nét riêng trong PCNT của tác giả.
Chức năng VH: chức năng nhân đạo hóa con người.
2.
a.
b.
Chứng minh: Vẻ đẹp tâm hồn Liên
Tâm hồn trẻ thơ thuần khiết nhưng cũng rất tinh tế và nhạy cảm
Cảm nhận vẻ yên ả, dịu mát của mùa hè.
Cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng của bầu trời đêm.
Buồn man mác trước giờ khắc của một ngày tàn
Cảm nhận rõ “mùi riêng của đất, của quê hương này”
Tấm lòng trắc ẩn
Với những đứa trẻ nhặt rác
Với mẹ con chị Tí
c.
3.
Với bà cụ Thi điên
Tâm hồn luôn hướng đến ánh sáng và tương lai
Bắt nhạy cả với những ánh sáng nhỏ bé nhất, mơ hồ nhất của phố huyện.
Mơ ước về Hà Nội xa xăm
Tâm trạng háo hức chờ tàu
Đánh giá
Ý kiến xác đáng
Vẻ đẹp tâm hồn Thạch Lam
Phong cách nghệ thuật và vị trí văn học của Thạch Lam
Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận
Một vài suy nghĩ về tác phẩm “Làm đĩ” – Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng, không phải dày công giải thích giới thiệu gì nhiều, là một tác
gia văn học, một tác giả đã đi vào trong sách giáo khoa, một nhà văn hiện thực
sắc sảo chuyên viết về cái xấu, cái ác, cái “sân sau” của cuộc đời, một ông vua
phóng sự đất Bắc.
Giữa sự va đập chan chát của những luồng tư tưởng - xác định
một lập trường
“Làm đĩ” ra đời trong một xã hội đang có những thay đổi, biến chuyển sâu sắc
trong cách nghĩ và lối sống, trong quan niệm và cảm nhận. Có những cái cũ đã
hủ, có những cái mới mở ra, mang tinh thần giải phóng, mà mở thống q, làm
lung lạc những giá trị đạo đức. Giữa những chan chát va đập, nghe theo điều gì
và sống như thế nào?
Chuyện dạy con
Giáo dục giới tính - điều mà chúng ta ngày nay được nghe nhiều, cũng chưa
chắc được nghe từ cha mẹ của mình. Chuyện giới tính vẫn cịn là chuyện gì đó
khó nói, khó dạy, chuyện làm người ta phải đỏ mặt tía tai, chuyện ai hiểu đến
đâu thì hiểu, bí mật mà sau này “lớn lên con sẽ biết”. Mà có người giấu thì có
người đi tìm, càng bí mật lại càng thơi thúc sự tị mị, cái lần mị của con trẻ dễ
dẫn tới cái nghịch dại, một cái dại có thể làm chệch hướng cả cuộc đời. Từ
những năm 30 của thế kỉ XX, Vũ Trọng Phụng đã vạch ra những tư tưởng rất
hiện đại như thế.
Ngôn ngữ và lầm lạc
Những tư tưởng khiêu dâm, ngoại tình được khốc lên nó vẻ ngồi sang trọng và
lịch sự của giải phóng, bình quyền, văn minh, tiến bộ. Ngơn ngữ phù phép
những cái sai làm cả một xã hội nghĩ rằng nó đúng. Và cũng chính từ những cái
cởi mở nam nữ đầu tiên, từ những nơi như nhà khiêu vũ, người ta bắt đầu dâm
và lầm lạc.
Thế là, cái đáng ra phải nói, đáng ra phải dạy thì khơng dạy. Cái đáng ra cần
tránh thì lại được tuyên truyền rộng rãi. Vậy cuối cùng, cái dạy ta là cuộc đời.
Và khi đã ngộ ra bài học thì đã đi quá xa, đã hỏng một đời.
Huyền - một cô Kiều thứ hai?
Vũ Trọng Phụng khơng có ý định viết về một cô Kiều thứ hai. Cô Huyền như
thế mà lại rất khác với cô Kiều.
Lạc bước và liều bước
Cô Kiều lưu lạc chốn lầu xanh nhưng mỗi sự lựa chọn của Kiều đều được bảo
hộ bởi những lý do đạo đức chính đáng. Ngay cả những lúc liều mình, cũng là
liều tìm một đường sống cho bản thân. Ở cái thời của cụ Nguyễn, người ta vẫn
thường nhìn những cơ kĩ nữ với cái nhìn khinh rẻ. Nguyễn Du đi sâu tìm hiểu
một con người ở dưới bùn nhơ để hiểu xem điều gì đẩy người ta đến bước
đường ấy chứ khơng chỉ nhìn vào cái vai xã hội để mà phán xét. Có lẽ Quý cũng
đã mong được nghe ở Nàng thơ trong mộng những lý do chính đáng như thế.
Tuy nhiên, Huyền thì chẳng có được những lý do để thỏa lịng Q. Phần đời
đầu tiên có thể đổ lỗi cho gia đình và giáo dục. Nhưng Huyền đã kịp nhận thức
và nhận thức đúng đắn trước khi làm một điều gì đó dại dột. Vậy mọi quyết định
của Huyền về sau đều không thể đổ lỗi cho hồn cảnh. u Lưu và làm tình với
Lưu là do Huyền quyết định. Lấy chồng là do cha mẹ nhưng lừa chồng là lựa
chọn của Huyền. Và quyết định không trở về nhà, nhà chồng và nhà mẹ, để vào
một cái nhà khác - nhà chứa, cũng hoàn toàn là lựa chọn của Huyền.
Tâm và trinh
Một cô Kiều đã từng “thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”, đã nhơ nhớp, đã dính
bùn nhưng sau cùng, vẫn được chiêu tuyết bởi Kim Trọng: “Như nàng lấy hiếu
làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay.” Đó là một cơ Kiều bị đời đưa
đẩy, lưu lạc vào chốn lầu xanh nhưng tâm hồn vẫn cịn ngun vẹn: “Tích bất
trinh” nhưng “tâm trinh”.
Cịn Huyền, Huyền mất trinh thật và ngoại tình thật. Cả Huyền và Vũ Trọng
Phụng đều khơng cịn lời biện hộ nào cho cái nhơ nhớp và sự lầm lạc của nhân
vật Nàng thơ này. Tất nhiên cũng có sự đưa đẩy, cũng có những lập luận để
Huyền - từ một cô gái gia giáo, đưa ra những quyết định làm thay đổi cuộc đời.
Đó là những ý nghĩ về văn minh, bình quyền, những tư tưởng Âu hóa khốc lớp
tiến bộ.
Thế mới nói đến chuyện tại sao lại có “tơi” và Q…
Câu chuyện này, liệu có thể lược bỏ phần đầu và phần cuối, bỏ đi “tôi” và Q
được hay khơng? Chuyện của Huyền vẫn hồn chỉnh, thơng điệp vẫn được
truyền tải một cách trọn vẹn. Nước mắt ở đầu truyện của Q, có lẽ là vì tiếc,
cũng là vì thương cho một cơ gái xinh đẹp, gia giáo, cuối cùng lại đi đến bước
đường này. Có lẽ Quý, một người làm nghề gõ đầu trẻ, đã mong được nghe một
câu chuyện như chuyện nàng Kiều. Nhưng câu chuyện của Huyền khơng như
thế, Huyền “làm đĩ” thật. Vì vậy mà đến cuối truyện, Quý trở nên dửng dưng, lạt
lẽo, trở nên có phần thất vọng và khinh bỉ. Sau cùng, khơng có gì đáng thương
và đáng cảm thơng ở một con người như thế cả. Cũng đúng thôi, Nguyễn Du
viết Kiều bước chân vào chốn lầu xanh nhưng Kiều vẫn được gọi là một cô kĩ
nữ - vẫn có cái đẹp và chất nghệ thuật trong đó, Vũ Trọng Phụng lấy hẳn tên
nhan đề là “Làm đĩ”, chuyện ông kể là “sự thực ở đời”.
Nỗi khổ tâm của Huyền
Cảm thấy mình dơ bẩn, cảm thấy tự chán chính mình là một cảm giác rất khó
chịu nhưng khơng thể loại bỏ nếu khơng tìm được lý do đích đáng. Nàng Kiều
đến cuối truyện đã quyết định đi tu cũng là vì lý do như thế. Nhưng dẫu sao