Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TỔNG HỢP CÁC BÀI PHÂN TÍCH LƯƠNG CHÂU TỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.57 KB, 17 trang )

LƯƠNG CHÂU TỪ
Lương Châu từ kỳ 1
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Dịch nghĩa
Rượu bồ đào cùng với chén lưu ly
Muốn uống nhưng đàn tỳ bà đã giục lên ngựa
Say khướt nằm ở sa trường, anh chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về đâu.
Về cấu trúc, bài thơ là một phá cách đầy thú vị như chính cách sống đầy phóng
túng của tác giả. Trong đó, câu hai “Dục ẩm/ tỳ bà mã thượng thơi”, đã phá vỡ
thói quen về nhịp điệu của thơ thất ngôn Đường luật. Bằng cú pháp 2/5 tác giả
đã tạo cho bài thơ nhịp điệu mới lạ, làm cho người đọc cảm giác chếnh choáng
như vừa uống xong chén rượu, cảm xúc vì thế cũng tăng mạnh thêm hơn và
cũng từ đó tạo nên nhiều bàn luận xưa nay.
Do thói quen, nên nhiều người đã chia nhịp câu này theo nhịp 4/3, và dẫn đến
cách hiểu cụm từ “tỳ bà mã thượng thơi”có nghĩa là :“tiếng tỳ bà dục dã người
lập tức ra trận”. Thực ra, ngày nay qua các cứ liệu văn hóa học đã cho thấy cách
hiểu này là khơng đúng. Bởi vì, đơn giản vào thời ấy người Tây vực thường chơi
đàn tỳ bà khi ngồi trên yên ngựa. Còn nếu hiểu “mã thượng” có nghĩa là “ngay
tức thì” là hiểu theo cách nói của người Trung Hoa ngày nay chứ ngày xưa thì
khơng như thế. Tuy vậy, sự tranh luận về câu thơ này đến nay cũng chưa đến hồi
kết thúc. Nhưng thiển nghĩ, đấy cũng chính là sức sống của bài thơ.
Lương Châu từ - khúc bi ca thời chiến
Lương Châu từ là khúc hát Lương Châu, tức khúc hát về miền biên ải. Bước tri
nhập đầu tiên từ đầu đề tác phẩm đã cho người đọc thấy rõ tình điệu chung của
thi phẩm. Đây là loại đầu đề dựa vào tên một khúc thức của nhạc phủ như Thanh
Bình điệu, Trường Can hành, Thiếu Niên hành, Chiết Liễu Chi từ, Thái Liên
khúc,...


Lê Quang Đức Nhưng Thái Liên khúc có âm hưởng vui tươi, ca ngợi cuộc sống, còn Lương
Châu từ lại là nỗi cực khổ của người lính nơi biên ải.
Người Việt Nam say mê cổ thi Trung Hoa không mấy ai không biết đến bài thơ
tứ tuyệt kỳ diệu Lương Châu từ, dù có thể Vương Hàn là ai họ không hề biết.
Bởi bài thơ "biên tái" này ít nhiều đụng đến một vấn đề muôn thuở của người
Việt: con người giữa thời chiến tranh. Trong chén rượu "ly bôi" giữa phút ngập
ngừng ở những cuộc tiễn đưa diễn ra đều kỳ và quá nhiều, chúng ta có cảm thức


của Lương Chân từ, một cảm thức rành rẽ về nỗi đau khó nói được che giấu đi
nhưng vẫn mặc khái những điều thành thật của tâm hồn con người và thời đại.
Như bất cứ một bài thơ tứ tuyệt thơng thường, Lương Châu từ có thể chia thành
hai phần rõ rệt. Hai câu đầu dùng để tả thực, kể sự:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
(Bồ đào rượu ngát chén lưu ly
Toan nhắp tỳ bà đã giục đi)
Cịn hai câu sau là tình cảm, là ý tưởng, là thái độ của con người về một hiện
thực rộng lớn hơn, khái quát hơn:
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?
(Say khướt sa trường anh chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về?)
Thơ tứ tuyệt đời Đường thiên về những vấn đề lớn của nhân loại hơn là lịch sử
một cá nhân. Nhân vật trữ tình vì thế tự giải phóng mình ra khỏi chiều thời gian
tuyến tính, xóa nhịa thời gian và những ràng buộc vụn vặt để kiểm nghiệm, suy
tư. Thế nhưng vì giới hạn âm tiết, nhà thơ luôn chọn những thời khắc nhạy cảm,
dồn nén nhiều tâm trạng nhất. Ở Lương Châu từ cũng vậy, đấng nam nhi được
đặt trong tình thế "lưỡng nan": một bên là “bồ đào mỹ tửu”; một bên là “dục ẩm
tỳ bà mã thượng“. Hai câu thơ đầy chất ước lệ. Nhưng đấy lại là một ước lệ sáng

giá vì nó làm hiện rõ chân dung nhân vật. Không chỉ vậy, nó tạo dựng được một
kịch tính, một kịch tính khơng chỉ của một con người mà của cả một thời đại.
Giữa hai khoảng rộng của câu thơ là một trường liên tưởng lớn về con người và
thời đại: một bên là những gì mời gọi, hưởng lạc, một bên là tiếng réo gọi ra sa
trường. Toàn bộ thảm kịch của đời chất chứa trong sự bâng khuâng lựa chọn và
cố gắng có ý nghĩa ấy của nhân vật. "Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi" là cuộc sống
phồn hoa nơi Trường An kinh đơ mua cười nghìn trận của bề trên. Cịn bên lưng
ngựa, tiếng tì bà réo gào với kẻ bề dưới chỉ biết tuân mệnh cứ giục đi. Đi đâu,
câu thơ bỏ ngỏ, mai phục... Đi để làm gì, câu thơ khơng nói,... chỉ biết thứ tiếng
“tỳ bà mã thượng” ấy thật kinh khiếp, nó là vang âm của một sự hãi hùng vô
ảnh, dư sức đẩy một thân phận ra đi, dư sức dập tắt một khao khát trần thế
hưởng lạc nhanh chóng.
Lương Châu từ có cái hay đạt đến độ “kinh nhân” trong ngữ pháp riêng biệt của
nó. Câu đầu là một thế giới tĩnh: bồ đào mỹ tửu, dạ quang bơi. Nó chỉ có sự vật,
nó chỉ có danh từ. Đấy là thế ổn định của một cuộc sống song song đẹp, một
cuộc sống đáng sống. Nhưng câu hai lại là một sự náo loạn của cảnh "Trống
Trường Thành lung lay bóng nguyệt - Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây". Câu
thơ dùng tới ba động từ và một trợ động từ: dục ẩm, thượng, thơi, đó là sự gấp
gáp liên tiếp, là sự phá hủy đến tận cùng hy vọng sống, là sự dồn đẩy của chiến
tranh đối với con người.


Từ thế đối lập của các hình ảnh thơ ấy, ta biết rằng khơng ai có thể trách cứ sự
túy ngọa say khướt ở con người ấy. Đấy chỉ là sự “sinh động con người” của
một thân phận bị lưu đày trên mặt đất giữa thời chiến tranh.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chính chiến kỷ nhân hồi?
Cái kỳ diệu ở cách tả tình ở hai câu thơ sau là sự xóa nhịa được ranh giới giữa
người sáng tác và người đọc. Nhân vật trữ tình bỗng ở bên chúng ta, thậm chí ở
trong chúng ta. Nó vừa như chạm ly, vừa như chạm tình. "Quân mạc tiếu", anh

đừng cười nhé, nhẹ nhàng mà thâm thúy biết bao, ân tình và con người biết bao!
Câu thơ dường như nối được vòng tay những con người lại với nhau, một vịng
tay nhân bản, dù những vịng tay ấy khơng chống đối được thế mệnh. Câu thơ
cuối cùng buông nhẹ một chân lý, một chân lý đã cũ như mấy ngàn năm chiến
tranh quen thuộc. Nhưng vì chân lý ấy, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi thể hiện
đầy sự phi lý nên câu thơ đặt trong hình thức câu hỏi như một vấn nạn thời đại.
Hơn nữa, đó cũng là một vấn nạn của nhân loại mà thơ tứ tuyệt đời Đường dù
chỉ bé bằng bàn tay nhưng chứa đầy thế giới đã vẫn phổ quát được.
Rõ ràng, nhờ sự xóa nhịa "ma mãnh" đầy nghệ thuật ấy, hiện thực vẫn được
hiện diện và phô bày phần bản chất của nó. Lương Châu từ vì thế là khúc hát
nhân bản về nỗi đau khó tả của con người giữa lịng chiến tranh. Và nhờ thế ta
cũng hiểu được vì sao Lương
Lương châu từ
2017/07/10 bởi levinhhuy
Lương Châu là địa danh cổ ở Tây vực, một trong 13 Thứ sử bộ đời Hán, nay
thuộc thành phố Vũ Uy tỉnh Cam Túc, là trọng địa biên tái của Trung Hoa, nơi
tranh giành cát cứ với Tây Nhung, Hung Nơ, Thổ Phồn.
Cịn “Lương Châu từ” là tên khúc nhạc phủ đời Đường, phỏng theo điệu hát
vùng Lương châu. Thơ Đường có nhiều bài theo điệu Lương châu từ, nhưng
lừng danh kiệt tác vẫn là Lương châu từ (bài 1) của Vương Hàn[1].
Vương Hàn tự Tử Vũ, người đất Tấn Dương (nay thuộc thành phố Thái Nguyên
tỉnh Sơn Tây), không rõ năm sinh năm mất. Thi đỗ tiến sĩ vào năm Cảnh Vân
nguyên niên (710) đời Đường Duệ tôn. Trưởng sử Tịnh châu là Trương Huệ
Trinh hâm mộ tài Hàn, đề bạt ông làm Huyện úy Xương Nhạc (nay thuộc thành
phố Duy Phường tỉnh Sơn Đông). Năm Khai Nguyên thứ 9 (721), Trương
Thuyết, một người hâm mộ khác, lên làm Tể tướng đã triệu Hàn về làm Bí thư
Chính tự, giúp mình trong việc thư tịch.
Vương Hàn vốn con nhà giàu có, tính tình hào phóng phong lưu, trong nhà ni
nhiều ngựa q và cả ban kỹ nhạc. Hàn thường khi uống rượu vui chơi hay tự
sánh mình với bậc vương hầu nên bị nhiều người đố kỵ. Năm 726, Trương

Thuyết thất sủng phải giáng làm Trưởng sử Nhữ châu, Vương Hàn cũng bị đổi
ra Tiên châu (nay thuộc huyện Tây Phong tỉnh Liêu Ninh) làm chức nhàn quan
hữu danh vô thực là Biệt giá. Sau ông lại bị biếm ra Đạo châu (nay thuộc huyện
Đạo tỉnh Hồ Nam) làm Tư mã, cũng là chức nhàn quan khác. Ông mất vào


khoảng niên hiệu Khai Nguyên (713-741) đời Đường Huyền tôn, lúc đang trên
đường sang nhiệm sở Đạo Châu
Vương Hàn tính tình cuồng phóng, lại thêm hoạn lộ gập ghềnh bất như ý, từ đó
hun đúc nên tài thơ ơng. Thơ Hàn gân guốc cứng cỏi, dạt dào tình cảm, là thi
nhân đứng đầu trường thơ biên tái Thịnh Đường. Với Lương châu từ, Hàn được
Trương Thuyết tôn làm quỳnh lâm ngọc thụ trên thi đàn. Bà mẹ của Đỗ Hoa,
một danh sĩ đương thời, cũng tán thán: “Nghe nói Mạnh mẫu phải ba phen dời
nhà, cịn như tơi đây được làm láng giềng Vương Hàn đã thỏa nguyện”
Vương Hàn để lại 10 tập thơ, đến đời Tống thất lạc cả, nay chỉ cịn lại 13 bài
trong Tồn Đường thi; trong đó Lương châu từ (bài 1) là tuyệt phẩm[2].
《涼州詞》 王翰 王翰 Lương châu từ – Vương Hàn
葡萄美酒夜光杯 Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
欲飲琵琶馬上催 Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
醉臥沙場君莫笑 Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
古來征戰幾人回 Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
(Rượu bồ đào [rượu nho] đựng trong chén ngọc dạ quang
Định uống thì đàn tỳ bà giục ngựa đi
Say nằm giữa sa trường, xin người chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai về)
Rươu bồ đào, ngọc dạ quang là đặc sản Tây vực. Đàn tỳ bà cũng xuất xứ ở Tây
vực, được Hung Nô dùng làm hiệu lệnh trong quân. Hai câu đầu mở ra bữa rượu
tưng bừng giữa khung cảnh thê lương ngoài biên ải. Chất hào hoa pha lẫn kiêu
bạc khiến lịng người sảng khối. Hai chữ “dục ẩm” (định uống) càng làm tăng
nhiệt náo cho tiệc rượu, nhưng cái thần câu thơ lại nằm ở hai chữ “mã

thượng”(trên ngựa). Trên ngựa, tức đã chực ra roi xông trận đến nơi, nhưng cứ
dùng dằng đi khơng đành vì chén rượu đang mời gọi, mà tiếng tỳ bà cứ giục giã
trêu gan. Ở câu 2, phải ngắt nhịp 2-5 (Dục ẩm/ tỳ bà mã thượng thơi) mới thấy
hết tình thế gay cấn tác giả bày ra. Gay cấn không phải vì ngựa hý quân reo mà
vì chén rượu đang quyến dụ, hào tình này say biết mấy cho vừa. Tôi ngờ lắm,
rằng sau này hai chữ mã thượng trong văn bạch thoại có được cái nghĩa lập tức,
ngay tức khắc là khởi từ câu thơ này của Vương Hàn!
Sang đến hai câu cuối là cực tả cơn thống khoái của chinh nhân, đã không chút
ngần ngừ, bỏ quân lệnh ngồi tai để uống nốt chén rượu trọn tình với bạn bè.
Uống với nhau một lần này, rồi có khi người ra trận sẽ mãi mãi không về. Hai
câu thơ tưởng chừng khinh bạc xem thường sinh tử nhưng lại chất chứa vô hạn
bi thương, phơi bày sự tàn nhẫn của chiến tranh.
Chỉ bốn câu thơ tả một tiệc rượu nhưng lại bao quát toàn cảnh khốc liệt nơi biên
địa cùng sinh hoạt căng thẳng của người lính nơi tuyến đầu. Nơi biên tái dễ mấy
dịp được cùng nhau gầy cuộc rượu, nhưng rượu vừa rót ra đã thành chén tử biệt
sinh ly.
Một câu đầu “Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi” mở ra vẻ tươi vui, không chỉ bằng
màu sắc sáng rỡ mà còn bằng cả mùi rượu ngạt ngào hưng phấn. Câu hai bắt đầu


bằng hai chữ “dục ẩm” kích thích cơn thèm được say, lại chen thêm tiếng tỳ bà
dồn dập.
Nếu hai câu đầu kể việc thì hai câu sau chuyển sang tả tình: sự lựa chọn đã dứt
khốt, cứ uống với nhau đã, mặc sau đó ra sao. Hào tình thì vạn trượng mà bi
thương cũng cực điểm. Lời mời rượu cũng là lời giã biệt. Bốn chữ “túy ngọa sa
trường” có cái hào hùng xem cái chết nhẹ tựa lông hồng nhưng lại đè nặng ám
ảnh cả vùng chiến địa.
Tiết tấu bài thơ dồn dập, đang rộn rã hào hoa thoắt đã thành máu xương rên siết;
tình tự bi hùng khiến người đọc ngàn năm sau mãi vẫn bồi hồi.
Một bài thơ miêu tả đời sống người lính nơi trận mạc, với tình cảnh gay cấn,

khơng phải vì sự nguy hiểm của hòn tên mũi đạn, mà bởi một chén rượu bồ đào.
Người lính đã mở lịng với bạn, cùng nhau tận hưởng sum vầy lần cuối. Trong
ba chữ “quân mạc tiếu” uẩn tàng tiếng khóc thầm lặng cho một kiếp người.
Bài này của Vương Hàn là thơ phản chiến. Ông ca tụng can trường của người
lính chiến, nhưng cũng là nhỏ lệ khóc thương họ. Đã bao nhiêu “chiến sĩ anh
hùng lạnh lùng vung gươm ra sa trường”[3] những mong kiến cơng lập nghiệp
để rồi mãi mãi nằm lại ngồi biên ải!
Trường thơ biên tái thời Đường có những tên tuổi lớn: Dương Quýnh, Trần Tử
Ngang, Đỗ Thẩm Ngôn, Lục Du, Vương Xương Linh, Sầm Tham, Lý Hạ v.v…
Lương châu từ của Vương Hàn chiếm ngôi đầu bảng trong tất cả thơ biên tái của
các nhà đó, vì đây là khúc bi ca vinh danh người tử sĩ, một đài tưởng niệm sừng
sững bất chấp thời gian lẫn không gian.
***
Viết đến đây tưởng đã đủ ý, nhưng tôi lại không khỏi nhớ đến một chuyện lạ
lùng, là bài thơ “Tặng đồng chí Trần Canh” của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh khi tháp tùng đồn cố vấn Liên Xơ sang giúp Trung Hoa Dân quốc
(khoảng 1924-1927) với bí danh Lý Thụy, đã được làm quen với một học viên
của Học viện Sĩ quan Lục quân (trường Hoàng Phố) là Trần Canh. Hơn 20 năm
sau, vào đầu năm 1950, trong chuyến công du bí mật kết nối với Liên Xơ-Trung
cộng, Minh gặp lại Canh ở Nam Ninh (Quảng Tây). Lúc này, một bên đã là chủ
tịch nước, một bên là Trung tướng Tư lệnh Quân khu Tây Nam của Hồng quân
Trung cộng, hùng cứ một dãy suốt từ Giang Tây đến Quảng Tây. Minh cao
hứng, ứng khẩu đọc hai câu thơ để mừng cố nhân:
亂石山中高士臥 Loạn thạch sơn trung cao sĩ ngọa
茂密林裏英雄來 Mậu mật lâm lý anh hùng lai
(Trong núi đá có người hiền ở ẩn; Chốn rừng rậm có anh hùng đến).
Nguyên đây là hai câu trong bài thơ vịnh hoa mai nổi tiếng của Cao Khải đời
Minh, vị chủ tịch đã mượn ln hai câu sẵn đó, và thay từ “mỹ nhân” bằng
“anh hùng” để mừng vị tướng quân
Cuối năm đó, Hồ Chí Minh lại u cầu đích danh Trần Canh sang giúp trong

Chiến dịch Biên giới (bắt đầu vào tháng 10/1950), và Trần Canh đã dẫn đầu


đoàn cố vấn quân sự Trung cộng sang Việt Nam. Dịp này, Hồ Chí Minh lại
“nhại” bài Lương châu từ của Vương Hàn để tiếp rượu Trần Canh:
香檳美酒夜光杯 “Hương tân” mỹ tửu dạ quang bôi
欲飲琵琶馬上催 Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
醉臥沙場君莫笑 Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
敵人休放一人回 Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi[4]
(Rượu “sâm-banh” trong chén ngọc dạ quang
Sắp uống thì tỳ bà trên ngựa giục giã
Say nằm sa trường người đừng cười
Chớ để một tên địch nào được trở về)
[“Hương tân” 香檳 là chữ dùng để phiên âm “champagne”!]
Đây chỉ là “nhại thơ” bình thường, lẽ ra khơng nên để ý mà lướt qua ln cho
n chuyện. Vì bài thơ nhại quả thực vơ dun: rượu champagne thì phải uống
bằng cốc pha lê trơn trong suốt, để thưởng thức cho thỏa màu sắc và độ sánh của
rượu, uống bằng chén ngọc trong trường hợp này cũng bằng uống chén sành,
cịn gì cái thú. Đã vậy, tiếng tỳ bà ở đây cũng thành ngang phè. Và điều đại kỵ là
nhại một bài thơ có hng, với câu kết “Xưa nay chinh chiến mấy ai về” để thù
tạc với một người sắp ra trận thì khác gì muốn trù ẻo người ta.
Hồ Chí Minh hẳn biết rõ Lương châu từ là bài thơ phổ biến rộng rãi. Ở xứ ta,
đừng nói ngồi Bắc là đất Nho học, trong Nam này, vào những năm 195X, soạn
giả Viễn Châu đã soạn bài vọng cổ “Võ Đông Sơ” bất hủ với giọng ca Minh
Cảnh:
Ta muốn kêu lên ba tiếng “Bạch Thu Hà”. Bạch Thu Hà ơi! Tim ta như ngừng
đập, máu tuần hoàn ngưng chảy khắp châu thân. Thôi thôi, lỡ làng tiếng hẹn
trăm năm, từ đây nàng có nhớ đến ta hãy ngâm câu “Túy ngọa sa trường quân
mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”… (Câu 5)
Trong đó, nguyên văn chữ Hán của thơ Vương Hàn được giữ nguyên, dân miền

Nam ai nghe qua cũng hiểu. Người nước ta đã vậy, huống chi viên tướng Tàu là
Trần Canh lại khơng biết thơ đó từ đâu ra ư?
Tất nhiên, Hồ Chí Minh chẳng khi nào ngớ ngẩn đến mức cho thứ nhại đó là trứ
tác, chẳng qua chỉ là đẩy đưa lúc vui miệng chuyện trị, nhưng những kẻ nịnh bợ
sau này lại tâng ln bài nhại này thành… thơ hay, in vào tuyển tập thơ chữ Hán
Hồ Chí Minh, đặt cho nó cái tựa là “Tặng Trần Canh đồng chí” 贈陳賡同志
với những lời ca tụng khiến người đọc phải sượng cứng mình.
Lối tâng bốc trơ trẽn, nâng “Tặng Trần Canh đồng chí” vào hàng thơ hay, cho
nó sánh với Lương châu từ là trò lố bịch và ngu xuẩn nhất của các nhà phê bình
bồi bút.
_______
[1] Lương châu từ, (bài 2) của Vương Hàn:
秦中花鳥已應闌 Tần trung hoa điểu dĩ ưng lan
塞外風沙猶自寒 Tái ngoại phong sa do tự hàn


夜聽胡笳折楊柳 Dạ thính Hồ già chiết dương liễu
教人意氣憶長安 Giao nhân ý khí ức Trường An
(Trong đất Tần, hoa sắp tàn, chim bay đi gần hết
Ngồi quan ải gió cát vẫn lạnh lẽo
Đêm nghe tiếng kèn lá của người Hồ thổi khúc “bẻ liễu”
Làm ý người ta phải nhớ về Trường An)
[“Chiết dương liễu”: người xưa khi ly biệt thường bẻ cành liễu tặng nhau để tỏ
tình lưu luyến, vì chữ liễu đồng âm với lưu].
Hai câu thơ nổi tiếng của Quang Dũng trong Bài ca Tây tiến: “Mắt trừng gửi
mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” phảng phất ý thơ này của
Vương Hàn.
[2] Vương Chi Hoán, tác giả Đăng Quán Tước lâu cũng làm một bài Lương
châu từ, nhưng vẫn kém hơn bài của Vương Hàn mấy bậc.
出塞《涼州詞》 王翰 Xuất tái – Lương châu từ

黃河遠上白雲間
一片孤城萬仞山
羌笛何須怨楊柳
春風不度玉門關

Hoàng hà viễn thướng bạch vân gian
Nhất phiến cơ thành vạn nhận san
Khương địch hà tu ốn dương liễu
Xn phong bất độ Ngọc mơn quan

(Hồng hà phía xa lên đến giữa chừng mây trắng
Một mảnh thành cô quạnh, núi cao vạn trượng
Tiếng sáo Khương cần chi thổi khúc “dương liễu”
Gió xn khơng qua được ải Ngọc mơn)
[“Nhận” là đơn vị đo lường cổ, chừng 7, 8 tấc. “Khương” tức Khương Nhung,
tộc cổ du mục. “Dương liễu” tức khúc “Chiết dương liễu”. Ngọc môn quan là
cửa ải hiểm yếu địa đầu Tây vực].
LƯƠNG CHÂU TỪ - RƯỢU VÀ NỖI SẦU CHINH CHIẾN (Lời Bình) Nhà
Thơ Phạm Đức Nhì
“Lương Châu” Và “Từ”
Lương Châu nay thuộc tỉnh Cam Túc, giữa Lan Châu và Vũ Uy, trước đây là nơi
hàng bao thế kỷ người Hồ và người Hán đánh nhau. Lương Châu Từ là một điệu
hát cổ nói về chuyện trận mạc biên ải. Những điệu hát cổ như: Thượng Chi
Hồi,Chiến Thành Nam, Thương Tiến Tửu, Quân Mã Hoàng, Viễn Như Kỳ,
Hoàng Tước Hành, Lạc Mai Hoa, v.v... được các thi nhân thời trước lấy làm đầu
đề để sáng tác.


Từ, nói chung, là một khúc nhạc. Có rất nhiều điệu Từ. Mỗi điệu có một từ phổ,
tác giả phải tìm những chữ thích hợp về thanh âm với cơng thức từ phổ để điền

vào. Sáng tác Từ còn gọi là Điền Từ
Như vậy, có thể nói Lương Châu Từ là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, luật bằng,
vần bằng được tác giả khéo léo điền vào ăn khớp với một từ phổ của xứ Lương
Châu. Đo đó, Lương Châu Từ còn được gọi là Khúc Hát Lương Châu.
Với thơ thất ngơn tứ tuyệt thì “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”.
Tuy nhiên, khi điền từ thì “nhất tam ngũ” nhiều khi cũng khơng được “bất luận”
mà phải “uốn mình” cho hợp với thanh âm của cơng thức từ phổ.
Đây là bài bình thơ nên tơi chỉ bàn đến khía cạnh văn chương – nghĩa là sẽ đối
xử với Lương Châu Từ như một bài thơ. Còn lãnh vực âm nhạc xin mời các cao
nhân khác.
LƯƠNG CHÂU TỪ
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
ổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
VUONG HÀN (1)
2/ Ba Cách Hiểu – Ba Bản Dịch
Câu thứ hai của bài thơ
Dục ẩm, tỳ bà mã thượng thơi
Có 3 cách hiểu.
1/ Muốn uống (mà chưa uống) thì tiếng nhạc của nhóm nhạc công “cỡi ngựa
chơi đàn tỳ bà” đã vang lên thúc giục, khuyên mời (uống rượu). Ở đây “tỳ bà mã
thượng” được hiểu là nhóm nhạc cơng chun chơi đàn tỳ bà trên lưng ngựa.
2/ Muốn uống (mà chưa uống) thì ngay lập tức tiếng đàn tỳ bà đã vang lên thúc
giục, khuyên mời (uống rượu). Ở đây “mã thượng” được hiểu là ngay lập tức,
tức thì.
3/ Muốn uống nhưng tiếng đàn tỳ bà đã thúc giục lên ngựa ra đi.
Do câu thứ hai có 3 cách hiểu nên bài thơ có 3 bản dịch khác nhau.
1/
Rượu bồ đào rót vào chén dạ quang, mới dợm uống thì tiếng tỳ bà trên lưng

ngựa đã giục giã khuyên mời. Đừng cười ta say vùi năm lăn trên bãi cát, anh
nhé, vì xưa nay chinh chiến đã mấy ai sống sót mà về. (Khúc Hát Lương Châu,
Chin Shun-Shin, Nguyễn Nam Trân dịch) (2)
2/
Rượu bồ đào cùng với chén lưu ly
Mới dợm uống thì đàn tỳ bà đã ngay lập tức giục giã khuyên mời


Nếu có say nằm lăn trên bãi cát xin bạn chớ cười (sa trường là bãi cát, nơi tập
họp quân, chờ lên đường)
Bởi xưa nay chinh chiến mấy ai trở về.
(Tự dịch)
3/
Rượu bồ đào cùng với chén lưu ly
Muốn uống nhưng tỳ bà đã giục lên ngựa
Say khướt nằm ở sa trường, bác chớ cười (sa trường là chiến trường)
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về.
Tác Giả Và Bối Cảnh Của Bài Thơ
Tác giả của Lương Châu Từ là Vương Hàn (687 – 735) - tự Tử Vũ, người đất
Tấn Dương (nay thuộc thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây). Thi đỗ Tiến Sĩ, đã
từng được Tể Tướng Trương Thuyết mời về kinh đơ làm Bí Thư Chính Tự, lo
việc thư tịch.
Ơng vốn con nhà giàu có, tính tình hào phóng phong lưu, hơi tự cao; khi uống
rượu vui chơi thường sánh mình với các bậc vương hầu nên bị nhiều người đố
kỵ. Năm 726, Trương Thuyết thất sủng phải giáng làm Trưởng Sử Nhữ Châu,
Vương Hàn cũng bị đổi ra Tiên Châu (nay thuộc huyện Tây Phong tỉnh Liêu
Ninh) làm chức nhàn quan hữu danh vô thực là Biệt giá. Sau ông lại bị biếm ra
Đạo Châu và mất ở đấy.
Bài thơ là cảnh tiễn quân lên đường ra trấn nhậm (và chiến đấu) nơi miền biên
ải. Quân thì đã tập họp đơng đủ chờ lệnh. Lời thơ là tâm trạng của vị tướng chỉ

huy đang nhận chén rượu tiễn đưa kèm những lời dặn dị, khích lệ của cấp trên
(có thể là vua hoặc quan chức lớn hơn).
Vì thế, nếu cho rằng “mới dợm uống thì đàn tỳ bà trên lưng ngựa đã giục giã
khuyên mời” (cách hiểu 1) hoặc “mới dợm uống thì ngay lập tức tiếng đàn tỳ bà
đã vang lên giục giã khuyên mời (uống rượu)” (cách hiểu 2) và sau đó “nếu có
say vùi nằm lăn trên bãi cát (nơi quân lính tập họp) xin bạn đừng cười bởi xưa
nay chinh chiến mấy ai trở về” thì rõ ràng khơng hợp với bối cảnh của bài thơ.
Có mấy điểm hơi khó chấp nhận:
1/ Rượu bồ đào hảo hạng và chén ngọc lưu ly là những món quý thời bấy giờ
nên khó có đủ để “mời’ cả đoàn quân uống đến mức “say vùi nằm lăn trên bãi
cát”.
2/ Chuẩn bị xuất quân mà lại chuốc rượu cho cả tướng lẫn binh sĩ “say vùi nằm
lăn trên bãi cát” thì khơng “thực tế” chút nào.
Tác Giả Có Phải Là Nhân Vật Chính Trong Bài Thơ?


Vương Hàn đỗ Tiến Sĩ, đã từng làm Bí Thư Chính Tự (chun về thư tịch) ở
kinh đơ nên khơng phải là võ quan - nhân vật chính (speaker) trong bài Lương
Châu Từ. Có lẽ từng được chứng kiến nhiều buổi lễ tiễn quân lên đường, trong
đó có một số vị tướng ông quen biết đã ra đi không về, nên sự thương cảm chất
chứa trong lịng thơi thúc ơng viết bài thơ.
Vốn con nhà giàu có, tính tình hào phóng, hay mở tiệc rượu vui chơi nên bài thơ
của ông là lời kêu gọi sự thông cảm, bao dung cho những thái độ, hành động
“hơi khó coi” của những người phải “bỏ dở cuộc vui” ở hậu phương để lên
đường chinh chiến nơi miền biên ải, sống chết khó lường.
“Lương Châu Từ” Là Bài Thơ Về Rượu Hay Về Nỗi Sầu Chinh Chiến?
Lương Châu Từ chỉ có 4 câu, 28 chữ nhưng nếu đọc lên hoặc ngâm nga thì có
đến 16 chữ thấm đẫm hơi men, thơm nồng mùi rượu (câu 1, câu 3 và 2 chữ “Dục
ẩm” của câu 2), 12 chữ còn lại (5 chữ sau của câu 2 và cả câu 4) bao phủ một
khơng khí ly biệt, chết chóc, thê lương của chiến tranh. Cả bài thơ là một nỗi

buồn sầu bao la, sâu lắng.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là “Ý chính của bài thơ là gì? Rượu hay Chiến
Tranh?” Tác giả mượn rượu để nói về chiến tranh hay mượn chiến tranh để nói
về rượu?
Trong Say Đi Em, Vũ Hồng Chương mượn rượu để nói đến nỗi tủi nhục, uất
ức, buồn sầu (nói chung là thành sầu) của mình trước cảnh q hương tan nát
dưới gót giầy xâm lược của thực dân Pháp.
Nguyễn Bá Trác qua Hồ Trường mượn rượu để bày tỏ tâm trạng bất đắc chí của
một sĩ phu yêu nước.
Chúng ta thử cùng xem cách dàn ý của Lương Châu Từ: (Tôi xin được dịch sát
và thay đổi thứ tự các ý nhỏ để độc giả dễ phân biệt đâu là ý chính của tác giả và
đâu là những ý phụ tác giả mượn để diễn đạt ý chính đó).
Rượu ngon chưa kịp uống (chưa được say) đã có tiếng tỳ bà giục lên ngựa (ra
đi) mà chinh chiến thì xưa nay có mấy ai (sống sót) trở về nên nếu có say khướt,
nằm dài giữa chiến trường xin bạn thông cảm, đừng chê cười.
Phần chữ in đậm là ý chính và phần chữ nghiêng là những ý mượn.
Như vậy, khác với Say Đi Em và Hồ Trường, Lương Châu Từ mượn chuyện
chén rượu ngon chưa kịp uống và sự sống chết bất thường của chinh nhân rồi
dùng thủ pháp “xạo nghệ thuật” biện minh và kêu gọi sự bao dung, thông cảm
cho việc say khướt đến mức lố bịch ngồi chiến trường.
Cũng xin nói thêm là vào cuộc chinh chiến không phải lúc nào chinh nhân cũng
cầm guơm giáo lăn xả vào đâm chém, sống chết với quân địch. Cũng có nhiều
khoảng thới gian giữa những trận đánh - có khi rất dài - tướng tá, binh sĩ được
thảnh thơi, dưỡng sức, vui chơi. Đó là lúc tìm những cuộc vui nho nhỏ cho qua
ngày tháng và cũng có khi “say khướt, nằm dài giữa chiến trường” như đã nói ở
trên.
Một điểm đặc biệt trong Lương Châu Từ là khơng biết vơ tình hay cố ý Vương
Hàn đã cho “ý mượn” được tiến lên vị trí ngang hàng với ý chính.



1/ Bằng câu “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” ông đã thổi phồng quá lố con số
những người ra đi khơng về đến nỗi nhà phê bình Thu Tứ phải lên tiếng:
“Ờ, mà đi thường cũng nhiều về chớ đâu tới nỗi hiếm. Trận nào đây mà người
dự bi quan thế?” (Lương Châu Từ Của Vương Hàn, Thu Tứ, gocnhin.net) (4)
2/ Câu “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” thuộc phần “ý mượn” nhưng lại được
đặt ở cuối bài làm nhiệm vụ của câu kết nên lưu lại ấn tượng mạnh hơn.
Chính vì thế tuy phần nói về chiến tranh chỉ là phụ, là “ý mượn”, nhưng khơng
khí ly biệt, chết chóc của chiến tranh
trong bài thơ có vẻ như khơng thua kém hình ảnh “túy ngọa sa trường” tý nào –
dù hình ảnh này đã được thủ pháp “xạo nghệ thuật” tơ vẽ thêm rất nhiều.

Phương cách có hơi bá đạo (thổi phồng quá lố) nhưng với độc giả của Lương
Châu Từ lại đạt hiệu quả cao. Họ rất dễ thơng cảm với hành động “tìm những
cuộc vui nho nhỏ” ngoài chiến trường dù lắm khi đi đến chỗ “khó coi” như “túy
ngọa sa trường”.

Sau đây là vài khuyết điểm của bài thơ:

Thổi Phồng Quá Lố.

Như đã nói ở trên, “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” là câu thơ hơi “xa sự thật”.
Tuy nó đóng góp rất nhiều cho việc vẽ lên bức tranh chết chóc, thê lương một
cách đáng sợ của chiến tranh, giúp thuyết phục đám đơng độc giả dễ tính thơng
cảm, chấp nhận hình ảnh “túy ngọa sa trường” của chinh nhân. Nhưng nó cũng
để lại một vết ố không nhỏ trong bài thơ dưới mắt những người làm công việc
thẩm định giá trị nghệ thuật thơ ca.
Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu
Câu thơ này có 2 phần. “Tửu phùng tri kỷ” là phần “gốc”, là chỗ dựa, là cái cớ
để tác giả vin vào đó mà “xạo tới bến”, “nói một tấc đến giời”. “Thiên bơi
thiểu” là phần “ngọn”, là phần “nói một tấc đến giời” đó. Do có “phần gốc” hợp

lý, vững chãi làm chỗ dựa nên phần ngọn dù cường điệu hết cỡ, dù “xạo tới bến”
vẫn rất dễ được chấp nhận. Uống rượu gặp tri kỷ thì nghìn chén cũng là ít.
“Nghìn chén cũng là ít” là q xa sự thực, quá xạo, quá vô lý. Nhưng cái quá


xạo, quá vô lý ấy đã “tạo sự đột phá, thay đổi cái trật tự đời thường bằng cái phi
lý mà có lý trong nghệ thuật” nên đã làm mới câu thơ và được hoan nghênh
nhiệt liệt. Đó là biện pháp tu từ có tên “lối nói thậm xưng” mà trong một số bài
viết tôi gọi là “xạo nghệ thuật”.
Cũng vì sự quá lố của câu “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” mà thủ pháp “xạo
nghệ thuật” trong Lương Châu Từ đã bị giảm hiệu quả khá nhiều.
Cái Kẹt Của Thơ Tứ Tuyệt
Thử tưởng tượng đang xem một pha đá phạt trong bóng đá. Điểm đá phạt ở
ngồi nhưng ngay sát vòng 16 mét 50 trước khung thành đối phương. Cầu thủ
được huấn luyện viên chỉ định đá phạt cầm bóng đặt vào vị trí. Những cầu thủ
khác của cả hai đội cũng tùy nhiệm vụ của mình mà dàn quân. Ai cũng sẵn sàng
để nếu bóng bật ra là tìm cách đưa bóng vào khung thành (nếu là đội công) hoặc
cản phá (nếu là đội thủ). Thế rồi tiếng còi của trọng tài vang lên, cầu thủ đá phạt
- bằng kỹ thuật và kinh nghiệm của riêng mình – sút bóng qua hàng rào người,
vào lưới. Tiếng reo hò, vỗ tay của khán giả vang dậy cầu trường.
Nhưng nếu bóng đá mà chỉ tồn những cú đá phạt như vậy thì chán chết. Khán
giả sẽ khơng thấy được tài sắp xếp thế trận của huấn luyện viên, không thấy
được khả năng chận bóng, đi bóng, lừa bóng, sút bóng “sống”, cản phá bóng,
khả năng phối hợp nhịp nhàng với đồng đội khi lên công, lúc về thủ của cầu thủ.
Khán giả sẽ khơng có những giây phút đứng tim khi đội bóng cao hứng chơi
xuất thần, có những đường chuyền “đẹp như mơ”, những cú sút “không thể tin
là có thực” đưa bóng vào cầu mơn đối phương. Tất cả đã đưa bóng đá lên ngơi
“thể thao vua”, thu hút sự yêu mến đến cuồng nhiệt của hảng tỷ người trên thế
giới.
Cũng vậy, một bài thơ ngắn cỡ tứ tuyệt không đủ chữ để thi sĩ trổ tài điều binh

khiển tướng, sắp xếp đội hình cho một trận đánh có tầm vóc. Đề tài thường rộng,
chung chung, khơng đủ khơng gian và thời gian đi vào tâm tình riêng tư của
nhân vật để cảm xúc có cơ hội dâng lên cao ngất.
Trong Lương Châu Từ, bóng dáng của lý trí vẫn cịn rất rõ nét trong từng chữ,
từng câu thơ. Tứ thơ không đủ dài để độc giả thấy được sự “vận động” của ngôn
ngữ, để cảm xúc có sóng sau dồn sóng trước, lớn mạnh đến mức đẩy lý trí đi chỗ
khác chơi, tạo được cao trào cho hồn thơ xuất hiện.
Hai Chữ “Dục Ẩm” Vừa Dở Lại Vừa Hay Tuyệt
Một điểm hơi xa thực tế nữa đến từ hai chữ “Dục ẩm” – trong ngữ cảnh của bài
thơ có nghĩa là “muốn uống”, “toan uống”, “chưa kịp uống”. Như đã nói ở trên,
bài thơ là khung cảnh tiễn quân lên đường ra trấn nhậm (và chiến đấu) nơi vùng
biên ải. Qn thì đã tề tựu đơng đủ; tướng thì đang nhận chén rượu tiễn đưa kèm
những lời dặn dò của vua hoặc một quan chức lớn hơn.
Nghe dặn dò xong, hớp vội chén rượu, vị tướng bước ra cổng thì đàn tỳ bà trỗi
lên thúc giục ông lên ngựa – và cũng thúc giục cả đoàn quân - lên đường. Dốc
cạn chén rượu chưa hết một giây nên chuyện “chưa kịp uống” là rất khó xảy ra.
Thêm vào đó, cái cảnh bỏ lại chén rượu cấp trên ban thưởng để lên ngựa dẫn


quân ra trận là rất ‘khó coi”. Vội vã như thế khơng phải lối; vừa bất kính với cấp
trên, vừa không hợp với cung cách ứng xử của một vị tướng.
Hơn nữa, người chỉ huy ban nhạc đàn tỳ bà đâu phải “muốn chơi lúc nào cũng
được” mà phải trổi nhạc đúng thời điểm đã được căn dặn trước (lúc vị tướng
uống rượu xong).
Thấy ra điểm bất hợp lý này nên một nhà thơ, nhà văn, nhà sử học người Anh
ông Pierre Stephen Robert Payne (1911-1983), đã dịch bài thơ ra tiếng Anh như
sau:
The Song of Diangchow
The beautiful grape wine, the night-glittering cups
Drinking or not drinking, the horns summon you to mount.

Do not laugh if I am drunk on the sandy battlefield
From ancient times, how many warriors ever returned!
(Lương Châu Từ, Lý Văn Quý) (5)
trong đó câu thứ 2
“Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi” được dịch là “Uống hay không uống, tù và đã
giục lên ngựa”.
Tuy nhiên, “Dục ẩm” cũng có cái hay của nó. “Muốn uống”, “chưa kịp uống”
nếu hiểu rộng ra cịn có nghĩa là “cuộc vui chưa trọn”. Mà cuộc vui trên đời đâu
phải chỉ có rượu. “Cuộc vui chưa trọn” cịn có thể là ái ân phu thê đứt đoạn, tình
u lứa đơi dở dang, ơn cha chưa trả, nghĩa mẹ chưa đền, những dự tính, ước
mơ chưa thực hiện … và cịn mn ngàn thứ khác nữa.
Lên đường chinh chiến không phải chỉ đem mạng sống của mình “đùa” với giáo
gươm, súng đạn mà còn là chấp nhận nhiều mất mát hy sinh khác; đó là chấp
nhận giã từ biết bao “cuộc vui chưa trọn” của đời người.
Bài thơ Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan có nói gì đến chết chóc ngồi chiến
trường đâu. Anh chồng chiến binh mới cưới vợ và 3 người anh của vợ cũng đều
là bộ đội, vẫn sống nhăn trong khi cơ vợ ở hậu phương n bình thì lại … chết
đuối trong lúc đi giặt quần áo ở bờ sông. (Lời Tự Thuật Của Hữu Loan, Tác Giả
Màu Tím Hoa Sim) (6)
Tội ác của chiến tranh trong Màu Tím Hoa Sim khơng phải là những cái chết
của người lính ngồi chiến trường mà là sự chia xa, phải giã từ những “cuộc vui
chưa trọn”. Sau đây là vài chi tiết làm quặn thắt lịng người:
1/
Ngày hợp hơn nàng khơng địi may áo cưới
Tơi mặc đồ qn nhân
Đơi giầy đinh bết bùn đất hành quân

Đám cưới mà cô dâu khơng có thời gian (và tiền) để may áo cưới. Chú rể mặc
đồ lính, đơi giầy vẫn cịn vết bùn chưa giặt sạch.



2/
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Được 2 tuần phép nhưng phải để một tuần hâm nóng tình xưa, “tuần sau đó”
mới kết hơn. Như vậy, cưới vợ xong, chỉ có một tuần trăng mật; đang mặn nồng
đã phải chia tay lên đường ra đơn vị. (6)
3/
Ba người anh được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Đám cưới của em gái không được về dự, rồi quan san cách trở đến mức “biết tin
em gái mất trước tin em lấy chồng” thì quả là vơ cùng đau xót.
Ở đây con người khơng bị đổ chung vào một thúng kiểu “cá mè một lứa” như
Lương Châu Từ mà là một cá thể có tâm trạng và cảm xúc riêng biệt. Hữu Loan
đã đủ tài năng và nhạy cảm để qua Màu Tím Hoa Sim, cho độc giả thấy một
khuôn mặt khác của chiến tranh, không sặc mùi xương máu, chết chóc mà có vẻ
rất hiền lảnh - hiền lành nhưng đã nhẫn tâm cướp đi những thứ quý giá nhất của
con người.
Vương Hàn, qua Lương Châu Từ, chỉ với hai chữ “Dục ẩm”, đã bóng gió nói
đến những “cuộc vui chưa trọn”, những thứ quý giá nhất đó. Có điều vì thể thơ
tứ tuyệt “thiếu qn” nên điều muốn nói khơng được đậm nét và mãnh liệt như
Màu Tím Hoa Sim.
Con người trong hồn cảnh đó có sống cũng chỉ là cái sống sinh học của thể xác,
còn những thứ để con người được sống như một Con Người đã bị chiến tranh
cướp mất.
Sống như thế, đến cuối đời nhìn lại, qng thời gian đó chẳng khác gì mình đã
chết.
Tử biệt” “Sinh Ly” Trong Cuộc Nội Chiến Bắc Nam
Mới đây, nhân ngày 30 tháng Tư (2019), tôi đọc được đoạn thơ của nhà giáo
Thái Bá Tân (qua emails):

Bộ đội Miền Bắc chết
Một triệu một trăm nghìn.
Số lính Miền Nam chết Hai trăm tám hai nghìn.
19 Tháng Tư, 2019
(Thái Bá Tân, 30 Tháng Tư, 1975)


Tác giả khơng chú thích nên tơi khơng biết nguồn gốc của những con số ấy.
Nhưng tôi không tin là ơng viết bừa, nói bậy. Thứ nhất, vì uy tín của mình; thứ
hai, nếu “được hỏi thăm” mà ú ớ, khơng biết những con số đó xuất xứ từ đâu thì
… kẹt lắm - cả về trách nhiệm dân sự lẫn hình sự.
“Một triệu một trăm nghìn” bộ đội chết là con số rất lớn (so với dân số Miền
Bắc thời chiến tranh) nhưng đã tương xứng với câu thơ “Cổ lai chinh chiến kỷ
nhân hồi” chưa, thì cịn tùy độc giả nhận định. Có điều tơi dám xác quyết là nỗi
khổ, nỗi buồn “sinh ly” của bộ đội và người dân Miền Bắc so với binh lính và
người dân Miền Nam thì khác nhau một trời một vực.
Tơi có ông anh họ ở Kiến An. Cuối năm 1988 tôi về quê tìm đường vượt biên,
gặp nhau hắn tâm sự:
Tớ vừa đến tuổi, chưa biết yêu, chưa nếm mùi đàn bà, đã phải lên đường vào
Nam. Không nhớ là mấy năm sau, gặp thằng bạn cùng lớp ở rừng Quảng Đức,
hỏi thăm chuyện gia đình thì nó vừa cười vừa nói “Tao có khác gì mày. Trời
sinh ra cái b. của tụi mình chỉ để đái thơi”
Chỉ một câu nói đùa nhẹ nhàng mà làm xót xa biết bao nhiêu cõi lòng, làm nhức
nhối biết bao nhiêu trái tim. Bởi nếu cái b. chỉ để đái, thế còn “cái ấy” của phụ
nữ thì sao? Rồi cịn sợi dây tình cảm nối người này với những người khác; chính
sợi dây đó làm đời sống tinh thần của con người thêm phần phong phú. Thiếu
nó, thiếu chút ít thì cịn cố chịu được, chứ thiếu nhiều thì “chất người” sẽ nhạt
dần đi, cịn vắng bặt nó thì con người sẽ khơng cịn là con người nữa.
Những người lính ở Miền Nam cũng đau thương mất mát nhưng không đến nỗi
ghê gớm như vậy. Họ được chiến đấu ở “sân nhà” nên hậu phương gần gũi hơn,

mất mát về mặt tình cảm ít hơn, nhẹ hơn. Những “cuộc vui dang dở” thường có
cơ hội lập lại để “vui trọn đêm nay”. Nhưng mất mát dù có nhẹ hơn chút ít cũng
vẫn là mất mát, cũng để lại những vết thương, những nỗi đau sâu đậm trong tâm
hồn mỗi người, chữa trị phải tốn rất nhiều thời gian và cơng sức.
Tóm Tắt Giá Trị Nghệ Thuật Của Bài Thơ
ƯU ĐIỂM:
1/ Tứ thơ hay: Lương Châu Từ mượn chuyện sống chết bất kỳ của chinh nhân
trong chiến tranh để biện minh (xin thông cảm) cho một số thái độ, hành động
của người lính ngồi chiến trường. “Túy ngọa sa trường” chỉ là một thí dụ.
2/ Tính nhân Bản: Cái hay tuyệt của bài thơ nằm ở 2 chữ “Dục ẩm” – có ý nói
tiệc rượu chưa tàn, nói rộng ra là “cuộc vui chưa trọn”. Chiến tranh là tử biệt,
sinh ly (chưa nói đến sự tàn phá về vật chất). Nhưng người đời thường chú
trọng phần “tử biệt” mà coi nhẹ phần “sinh ly”. Chính “sinh ly” đã bóp nghẹt
chữ “tình” để con người chỉ còn là những cỗ máy lao vào chém giết. Vương
Hàn, bằng 2 chữ “Dục ẩm” đã sử dụng thủ pháp “gợi, không kể” (Show, Don’t
Tell) một cách điệu nghệ làm nổi bật chữ “tình” bị bóp nghẹt đó. Tính nhân bản
của bài thơ rất sâu đậm.
3/ Mặc dù trong bài thơ, chiến tranh chỉ được mượn để biện minh cho một số
thái độ và hành động của người lính ngồi chiến trường nhưng chính hình ảnh


chiến tranh lại hiện lên rất đậm nét ở cả 2 mặt “tử biệt” và “sinh ly”. Có người
cịn đặt tựa cho bài viết của mình về bài thơ này là “Lương Châu Từ và Nỗi
Buồn Chiến Tranh” hoặc “Lương Châu Từ - Khúc Bi Ca Thời Chiến”. Tôi cho
rằng, trong trường hợp Lương Châu Từ, họ hồn tồn có quyền làm như vậy.
KHUYẾT ĐIỂM:
1/ Hai chữ “Dục ẩm” (như đã nói ở trên) hơi khơng hợp lý.
2/ Câu “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” hơi “xa sự thực”, ảnh hưởng đến thủ
pháp “xạo nghệ thuật” và độ khả tín của bài thơ. Chỉ nên nói đại ý “chinh chiến
thì sinh tử bất kỳ”.

3/ Bài thơ nặng về “kỹ thuật” (ngơn ngữ, hình tượng, “gợi khơng kể”), ít cảm
xúc, lại q ngắn nên khơng có chỗ cho cảm xúc lớn mạnh để tạo cao trào –
khơng có cơ hội để hồn thơ xuất hiện.
Phổ Biến Rộng Rãi Nhờ Tứ Thơ
Thảm họa của chiến tranh quá khủng khiếp. Nó là nỗi sầu, nỗi lo sợ, nỗi ám ảnh
lớn nhất của nhân loại. Mà muốn “phá thành sầu”, muốn quên sợ, muốn trốn ám
ảnh thì khơng gì bằng rượu. Vì thế Lương Châu Từ là bài thơ khá phổ biến,
thỉnh thoảng được đọc trong các tiệc rượu, hoặc những lúc “trà dư tửu hậu” thời
chiến tranh. Hơn nữa, nó ngắn, dễ thuộc lại là thơ Hán - Việt nên đọc cũng là
một cách “khoe tài”. Những nhà Nho Hán rộng, những người có hiểu biết về văn
chương, thơ phú thì khơng nói làm gì; ngay cả các ơng một chữ Hán bẻ làm đơi
khơng biết, nói đến thơ phú thì ù ù cạc cạc, cũng ráng học thuộc lòng bài thơ rồi
nhờ người giảng giải để ghi nhớ, chờ cơ hội vào bàn nhậu là “trổ tài” góp vui
với bà con cô bác. (Tôi đã được hân hạnh giúp vốn cho hơn một chục ông như
vậy).

Bài thơ là tâm sự của một vị tướng chỉ huy, nhưng người đọc thơ không phải là
tướng tá (sĩ quan) cũng không sao. Đã mặc áo lính là có thể ưỡn ngực với danh
hiệu chinh nhân. Mà nếu không phải là chinh nhân cũng đâu có hề gì. Thảm họa
của chiến tranh lớn q. Bàn tay tàn ác, gớm ghiếc của nó – lúc trực tiếp, khi
gián tiếp - có thể vươn tới tất cả mọi người, bất kể lính tráng hay dân thường.
Rồi câu “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” có quá lố một chút thì cũng có gì mà
ầm ĩ? Rạch rịi làm chi cái con số người sống sót trở về! Và như thế, dù là người
đọc hay người nghe, rất dễ thả hết tâm hồn vào bài thơ, đồng cảm với tác giả nghĩa là cũng mở lòng bao dung với thái độ, hành động của người lính ngồi
chiến trường (hay khi về phép ở hậu phương) – đôi lúc thái q, “khó coi” có
khi cịn hơn cả “túy ngọa sa trường” nữa.


Điểm thành công lớn của bài thơ là ở chỗ đó.




×