Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định của luật sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.96 KB, 22 trang )

BỘ TƯ PHÁP
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN HỌC: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
ĐỀ TÀI: Khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ
2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019) – Những bất cập và định hướng hoàn thiện
quy định của pháp luật”

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, Tháng 01/2024


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................ 3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 4
I. Cơ sở lí luận.............................................................................................................................. 4
1. Khái niệm về nhãn hiệu......................................................................................................... 4
2. Phân loại nhãn hiệu................................................................................................................ 5
3. Tính phân biệt của nhãn hiệu .............................................................................................. 7
4. Chức năng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu............................................................ 7
II. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu.................................................................................... 9
1. Khả năng phân biệt của dấu hiệu từ ngữ .......................................................................... 9
2. Khả năng phân biệt của dấu hiệu hình ............................................................................12
3. Khả năng phân biệt của dấu hiệu kết hợp ......................................................................13
5. Các tiêu trí để được đăng kí nhãn hiệu ............................................................................15
III. Những bất cập và định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về khả
năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa


đổi bổ sung năm 2009 và 2019) .............................................................................. 16
1. Những bất cập, vướng mắc của quy định về khả năng phân biệt nhãn hiệu theo
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019) ............................... 16
2. Hướng hoàn thiện các quy định về khả năng phân biệt nhãn hiệu theo
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019) ....................... 18
KẾT LUẬN................................................................................................................................20


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tiến trình phát triển của lịch sử loài người, các hệ thống pháp luật trên thế giới và
trong từng quốc gia ngày càng được hoàn thiện và hoàn thiện hơn nữa, đảm bảo các quy định
điều chỉnh toàn bộ các quan hệ xã hội đặt ra giữa con người với con người. Trong đó khơng
thể khơng kể đến, luật sở hữu trí tuệ là bộ luật được ban hành theo đúng sự vận hành của nền
kinh tế tri thức.
Ở Việt Nam, các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ được
bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20. Đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật
tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về sở hữu trí tuệ theo đánh giá
chung của quốc tế, trong đó trụ cột là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm
2009 và 2019). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng Việt Nam
đang đứng trước sự bùng nổ của đa dạng các loại hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu ln đi liền
với sản phẩm và có vai trị, chức năng rất quan trọng khơng chỉ trong sản xuất kinh doanh
mà cả trong đời sống xã hội.
Với tư cách là một dấu hiệu chỉ ra doanh nghiệp đã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đó
ra thị trường, nhãn hiệu khơng chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra một sản phẩm trong nhiều
sản phẩm cùng loại mà cịn thể hiện được uy tín của doanh nghiệp. Về vấn đề này, pháp luật
quy định cũng như thực tiễn áp dụng cịn có rất nhiều vướng mắc và khó khăn chưa giải
quyết được. Bởi vấn đề này xuất phát từ nhận thức và hành động của doanh nghiệp ngay từ
ban đầu và lâu dài với sự bảo hộ và xây dựng nhãn hiệu của mình. Vậy nhãn hiệu có khả
năng phân biệt như thế nào? Tại sao hiện nay vẫn cịn diễn ra khơng ít tranh chấp về vấn đề
này? Bất cập từ đâu mà ra, làm như thế nào để hoàn thiện chế định pháp luật? Vì những lí

do trên, em xin phép được chọn đề tài: “Khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định
của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019) – Những bất cập và định
hướng hoàn thiện quy định của pháp luật” làm đề tài cho bài tiểu luận này của mình.


4

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm về nhãn hiệu
Khái niệm nhãn hiệu theo Luật SHTT Việt Nam 2005 được quy định cụ thể tại Khoản 16
Điều 4 phần giải thích từ ngữ như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa,
dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Quy định này cho phép các doanh nghiệp có
thể hiểu được một cách mở rộng là “bất kỳ dấu hiệu nào” chỉ cần có khả năng phân biệt sản
phẩm của mình với sản phẩm của doanh nghiệp khác là có thể được đăng kí làm nhãn hiệu.
Từ đó, các doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tạo ra một dấu ấn cho sản
phẩm của mình.
Tuy nhiên, khái niệm này không quy định rõ các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu, theo đó
khơng hạn chế các loại dấu hiệu có thể sử dụng được làm nhãn hiệu. Điều này sẽ gây khơng
ít khó khăn cho các nhà sản xuất, kinh doanh khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho sản
phẩm, dịch vụ của mình. Do khơng có quy định cụ thể nên các chủ thể có thể tùy nghi đăng
ký những dấu hiệu bất kỳ theo ý chí của họ, điều này tạo nên áp lực và khó khăn cho cơ quan
đăng ký khi phải xem xét, tra cứu, đánh giá những dấu hiệu đó có khả năng đăng ký làm
nhãn hiệu hay khơng?[4]
Do đó việc quy định điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ là vô cùng cần thiết và quan
trọng. Điều 72 Luật SHTT đã quy định cụ thể vấn đề này. Theo đó: “Nhãn hiệu được bảo hộ
nếu đáp ứng các điều kiện sau đây. 1 Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ,
hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một
hoặc nhiều mầu sắc; 2 Có khả năng phân biệt hàng hố, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu
với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác”.

Như vậy, một nhãn hiệu có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được hai điều kiện:

/>

5
Thứ nhất, dấu hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này hẹp hơn quy định của TRIPs “bất
kỳ dấu hiệu nào”. Điều này có nghĩa rằng, các dấu hiệu như âm thanh, mùi vị… không thể
được đăng ký là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam.
Thứ hai, “khả năng phân biệt” là điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu. Đây cũng là chức năng
chính của nhãn hiệu. Đặc điểm này là đặc điểm chung của nhãn hiệu và do đó, nó giống với
các điều ước quốc tế cũng như Luật về nhãn hiệu của các nước trên thế giới.
2. Phân loại nhãn hiệu
Việc phân loại nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với lý luận và thực tiễn bảo hộ nhãn
hiệu. Dựa vào tính chất, chức năng của nhãn hiệu, pháp luật thế giới và pháp luật Việt Nam
đều quy định về các loại nhãn hiệu sau: nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu
tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.
-

Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của những người sản xuất khác

nhau. Thơng thường, nhãn hiệu hàng hóa chỉ dùng cho hàng hóa là sản phẩm có nguồn gốc
tự nhiên hoặc sản phẩm do con người sản xuất, chế tạo ra. Nhãn hiệu dùng cho hàng hóa có
thể được gắn trực tiếp trên hàng hóa hay trên bao bì của sản phẩm hàng hóa đó. Ví dụ: nhãn
hiệu Trung Nguyên cho sản phẩm cà phê, hay Toyota cho ô tô.
-

Nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ do các chủ thể kinh doanh khác

nhau cung cấp. Sản phẩm gắn nhãn hiệu dịch vụ là những sản phẩm vơ hình do một người
hay một tổ chức doanh nghiệp đứng ra thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu của mọi người trong

xã hội. Nhãn hiệu dịch vụ thường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu
hưởng thụ dịch vụ đó có thể nhận thấy dễ dàng.
Ví dụ: cũng là dịch vụ vận chuyển hàng không nhưng thông qua nhãn hiệu người sử dụng
dịch vụ biết và phân biệt được dịch vụ của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific Airlines.
-

Nhãn hiệu tập thể khoản 17 Điều 4 Luật SHTT 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009 và

2019) có quy định: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ

/>

6
của các thành viên viên của tổ chức đó”.Nhãn hiệu tập thể được áp dụng đối với hàng hóa
và dịch vụ. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu của một tập thể các nhà sản xuất (thường là một
hiệp hội, hợp tác xã, tổng cơng ty…), trong đó, tổ chức tập thể xây dựng quy chế chung về
việc sử dụng nhãn hiệu tập thể (như các chỉ tiêu chung về chất lượng, nguồn gốc, phương
pháp sản xuất…) và các thành viên có quyền sử dụng nhãn hiệu nếu hàng hóa, dịch vụ của
họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đó.
Ví dụ: Nhãn hiệu tập thể sau Chè Thái Nguyên (Số bằng: 4-0084266-000, ngày cấp bằng:
26/12/2006).
-

Nhãn hiệu chứng nhận khoản 18 Điều 4 Luật SHTT 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009

và 2019) quy định: “Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép
tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng
nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức
cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an tồn hoặc các đặc tính khác của hàng
hố, dịch vụ mang nhãn hiệu”. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu do các tổ chức có chức

năng kiểm sốt, chứng nhận chất lượng, đặc tính…của hàng hóa, dịch vụ đăng ký, sau đó tổ
chức này có quyền cấp phép sử dụng cho bất kỳ chủ thể sản xuất, kinh doanh nào nếu hàng
hóa, dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhân đặt ra.
Ví dụ: Nhãn hiệu Rau Đà Lạt Vegetable và hình (số bằng: 4-0135739-000, ngày cấp bằng:
23/10/2009).
-

Khoản 20 Điều 4 Luật SHTT 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019) quy định:

“Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ
Việt Nam”. Quy định nhãn hiệu nổi tiếng được xác định thông qua thủ tục công nhận của cơ
quan nhà nước thẩm quyền, chứ không phải thông qua việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như
các loại nhãn hiệu thông thường khác. Nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ thực hiện tốt chức năng

/>

7
phân biệt của nhãn hiệu mà còn là cam kết về chất lượng và những phẩm chất khác của sản
phẩm, của nhà sản xuất sản phẩm đối với người tiêu dùng. Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi
tiếng được quy định tại Điều 75 Luật SHTT 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019).
Ở Việt Nam hiện nay vẫn cho có nhãn hiệu nổi tiếng nào được cơng nhận.
-

Theo Khoản 19 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định thì: “Nhãn hiệu liên kết là các nhãn

hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ
cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”. Việc đăng ký nhãn hiệu liên kết
mang lại nhiều lợi ích cho chủ nhãn hiệu. Đó là chủ nhãn hiệu sẽ khơng cần phải xây dựng
uy tín cho từng mặt hàng, từng nhãn hiệu riêng biệt, do đó tiết kiệm được các chi phí quảng
cáo, khuếch trương được nhanh chóng uy tín thương mại của mình.

Ví dụ: Trên thị trường ta có thể bắt gặp rất nhiều nhãn hiệu liên kết như: Nhãn hiệu Sony
của công ty điện tử Sony được dùng cho tất cả các mặt hàng của hàng như tivi, tủ lạnh, điều
hịa nhiệt độ. Hay cơng ty Toyota với các nhãn hiệu liên kết: Toyota Camry, Toyota Vios,
Toyota Innova…
3. Tính phân biệt của nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau. Điều kiện về tính phân biệt nhãn hiệu, điều kiện này xuất phát từ chức năng cơ bản
của nhãn hiệu hàng hóa. Một nhãn hiệu muốn thực hiện chức năng của mình phải có tính
phân biệt.
Trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, để thu hút được nhiều nhà đầu tư cũng
như tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, chúng ta
nên mở rộng về tính phân biệt nhãn hiệu như âm thanh, mùi vị…để phù hợp với tình hình
thế giới.
4. Chức năng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Phân biệt hàng hoá

/>

8
Chức năng gốc của nhãn hiệu từ xưa đến nay là phương tiện để phân biệt hàng hóa dịch
vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu một mặt giúp cho nhà sản xuất
nhận biết và quản trị việc sản xuất và lưu thơng hàng hóa của mình, nhưng mặt khác quan
trọng hơn là giúp người tiêu dùng nhận biết và phân biệt được hàng hóa của một doanh
nghiệp với tập hợp các hàng hóa của các doanh nghiệp khác được tung ra thị trường.
Chức năng thông tin và chỉ dẫn
Chức năng này thể hiện ở chỗ: thông qua nhãn hiệu quen thuộc người tiêu dùng cũng có
thể nhận biết được cơng dụng, giá trị sử dụng, đặc tính… của hàng hóa. Người tiêu dùng
khơng cần phải đọc hết các thông tin khác nhau (in trên hàng hóa) để biết nguồn gốc của nhà
sản xuất và các đặc tính của hàng hóa mà qua nhận biết nhãn hiệu, họ sẽ liên tưởng đến
những thông tin gắn với nhãn hiệu đó trong tiềm thức.chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa dịch vụ

mang nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng. Ví dụ khi mua sản phẩm bánh đậu xanh mang nhãn
hiệu “ Rồng
Vàng” mọi người biết sản phẩm xuất xứ từ Hải Dương.
Cho biết mức chất lượng
Chính từ hai chức năng trên đã dẫn đến chức năng thứ ba của nhãn hiệu hàng hóa là chức
năng chỉ dẫn một mức chất lượng cụ thể của sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu hàng
hóa
. Ví dụ là bánh trung thu mang nhãn hiệu “ Kinh Đơ” thì có chất lượng hơn bánh trung thu
mang nhãn hiệu “ Hữu Nghị”.
Ngày nay theo xu hướng ngày càng phát triển của đất nước thì nhãn hiệu hàng hóa đóng
một vai trị hết sức quan trọng. Khả năng phân biệt của hàng hóa cịn có vai trị rất lớn đồi
với khơng chỉ người tiêu dùng trong việc lựa chọn hàng hóa, mà đối với doanh nghiệp cũng
có một vai trị cơ cùng to lớn, đối với cả nền kinh tế xã hội cũng như vậy.

/>

9
II. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Nhãn hiệu có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận
biết, hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ ,không phải
là dấu hiệu bị loại trừ, không được sử dụng để làm nhãn hiệu hàng hoá [Điều 74, 2]. Dấu
hiệu loại trừ bao gồm trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của
người khác đang được bảo hộ.
Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết hoặc từ nhiều yếu tố kết
hợp thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết; không trùng hoặc không tương tự tới mức gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ tại Việt Nam (kể cả nhãn hiệu hàng hóa
theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia); không trùng hoặc không tương tự tới mức
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu
lực bảo hộ nhưng thời gian tính từ khi hết trừ trường hợp hiệu lực bị đình chỉ vì nhãn hiệu
hàng hóa khơng được sử dụng.

Khơng trùng hoặc khơng tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người
khác được coi là nổi tiếng hoặc với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đã được sử dụng và
đã được thừa nhận một cách rộng rãi.
Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đang
được bảo hộ, hoặc với chỉ dẫn địa lý (kể cả tên gọi xuất xứ hàng hóa) đang được bảo hộ;
Khơng trùng với KDCN được bảo hộ hoặc đã được nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
với ngày ưu tiên sớm hơn; trùng với một hình tượng, nhân vật đã thuộc quyền tác giả của
người khác trừ trường hợp được người đó cho phép.
1. Khả năng phân biệt của dấu hiệu từ ngữ
Theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 Hướng dẫn thi hành Nghị định số
103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (sửa đổi bởi Thông tư

/>

10
16/2016/TT-BKHCN), tại điều 39.5, được quy định ngoại lệ như sau đối với khả năng phân
biệt của dấu hiệu từ ngữ.
Dấu hiệu thuộc các trường hợp nêu tại các điểm 39.3.a, b, c, g, h và các điểm 39.4.a, b, c,
d, e của Thông tư này đã và đang được sử dụng với chức năng nhãn hiệu và được người tiêu
dùng biết đến một cách rộng rãi và nhờ đó nhãn hiệu đã đạt được khả năng phân biệt đối với
hàng hoá, dịch vụ liên quan.
a) Để được áp dụng ngoại lệ này, người nộp đơn phải cung cấp bằng chứng về việc sử

dụng một cách rộng rãi nhãn hiệu đó (thời gian bắt đầu sử dụng, phạm vi, mức độ sử dụng
hiện nay..., trong đó nhãn hiệu chỉ được coi là “được sử dụng” khi việc sử dụng đó được tiến
hành trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, quảng cáo, tiếp thị hợp pháp)
và bằng chứng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan của
chủ nhãn hiệu. Trong trường hợp này, nhãn hiệu đó chỉ được thừa nhận là có khả năng phân
biệt khi được thể hiện ở dạng đúng như dạng mà nó được sử dụng liên tục và phổ biến trong

thực tế. Tính phân biệt của dấu hiệu từ ngữ nó khơng được quy định rõ ràng mà chỉ liệt kê
các dấu hiệu loại trừ là các dấu hiệu khơng có khả năng phân biệt của dấu hiệu từ ngữ được
quy định tại điều 39.3 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 Hướng dẫn thi
hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 (sửa đổi bởi Thơng tư
16/2016/TT-BKHCN) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp. được quy định như sau: ”Ký tự thuộc ngôn
ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thơng thường khơng thể nhận biết và ghi nhớ
được (không đọc được, không hiểu được, khơng nhớ được) như ký tự khơng có nguồn gốc
La-tinh: chữ Ả-rập, chữ Slavơ, chữ Phạn, chữ Trung Quốc, chữ Nhật, chữ Triều Tiên, chữ
Thái...; trừ khi ký tự thuộc ngôn ngữ trên đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể
có khả năng phân biệt hoặc được
trình bày dưới dạng đồ hoạ hoặc dạng đặc biệt khác;

/>

11
b) Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng dấu hiệu chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ

bao
gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ - kể cả khi
có kèm theo chữ số; trừ trường hợp các dấu hiệu đó được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc
dạng đặc biệt khác;
c) Một tập hợp quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớ

được như một dãy quá nhiều ký tự không được sắp xếp theo một trật tự, quy luật xác định
hoặc một văn bản, một đoạn văn bản;
d) Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng đó là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó đã

được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất
khả năng phân biệt;

e) Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng tại Việt Nam như tên gọi thơng thường của

chính hàng hoá, dịch vụ liên quan;
g)

Một từ hoặc một tập hợp từ mang nội dung mơ tả chính hàng hố, dịch vụ mang

nhãn hiệu như dấu hiệu chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, nguồn gốc địa lý (trừ trường hợp
nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của hàng hoá hoặc
nhãn hiệu tập thể), phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất (trừ
trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của hàng hoá,
dịch vụ), thành phần, cơng dụng, giá trị của hàng hố, dịch vụ;
h)

Một từ hoặc một tập hợp từ có ý nghĩa mơ tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh

doanh của
chủ nhãn hiệu;
i)Dấu hiệu chữ trùng hoặc tương tự với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ

quyền sở hữu công nghiệp của người khác theo quy định tại các điểm e, g, h, i, k, l, m khoản
2
Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ;

/>

12
k) Dấu hiệu chữ làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu

dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, cơng dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác

như thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất, ngun vật liệu, tính ưu việt của hàng hoá, dịch
vụ theo
quy định tại khoản 5 Điều 73 của Luật Sở hữu trí tuệ;
l) Dấu hiệu chữ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút

danh
của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam hoặc của nước ngoài; trùng hoặc
tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi của các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm
thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến một cách rộng rãi, trừ
trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.
2. Khả năng phân biệt của dấu hiệu hình
Cũng giống như khả năng phân biệt của dấu hiệu từ ngữ chỉ liệt kê các dấu hiệu loại trừ
khả năng phân biệt Trừ các trường hợp ngoại lệ quy định tại điểm 39.5 của Thơng tư này,
dấu hiệu hình bị coi là khơng có khả năng phân biệt, nếu:
Dấu hiệu hình là hình hoặc hình hình học phổ thơng như hình trịn, hình elip,
tam giác, tứ
a)

giác... hoặc hình vẽ đơn giản; hình vẽ, hình ảnh chỉ được sử dụng làm nền hoặc đường nét
trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm;
b)

Hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ

nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình như gồm quá nhiều hình ảnh,
đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau;
c)
d)

Hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng, dấu hiệu tượng trưng đã được sử dụng rộng rãi;

Hình vẽ, hình ảnh mang tính mơ tả chính hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu;

địa điểm, phương pháp sản xuất, nguồn gốc địa lý, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính

/>

13
chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hố, dịch vụ mang
nhãn hiệu;
Dấu hiệu hình trùng hoặc khơng khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp
đang được
e)

bảo hộ của người khác;
g) Dấu hiệu hình trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình ảnh của lãnh tụ, anh
hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam hoặc của nước ngoài; trùng hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn với hình ảnh của các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm thuộc phạm vi
bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến một cách rộng rãi, trừ trường hợp
được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.
3. Khả năng phân biệt của dấu hiệu kết hợp
Ở khả năng phân biệt này thì dấu hiệu kết hợp được quy định rõ ràng trong thông tư này
cụ thể như sau: “Một dấu hiệu kết hợp được coi là có khả năng phân biệt khi dấu hiệu chữ
và dấu hiệu hình kết hợp thành một tổng thể có khả năng phân biệt”, cụ thể:
a)

Dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình đều có khả năng phân biệt và tạo thành tổng thể có khả

năng phân biệt;
b)


Thành phần mạnh của nhãn hiệu (yếu tố tác động mạnh vào cảm giác người tiêu dùng,

gây chú ý và ấn tượng về nhãn hiệu khi quan sát) là dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình có khả
năng phân biệt, mặc dù thành phần cịn lại khơng có hoặc ít có khả năng phân biệt;
c)

Trường hợp dấu hiệu kết hợp gồm các dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình khơng có hoặc

ít có khả năng phân biệt nhưng cách thức kết hợp độc đáo của các dấu hiệu đó tạo ra một ấn
tượng riêng biệt thì tổng thể kết hợp đó vẫn được coi là có khả năng phân biệt;
d)

Dấu hiệu kết hợp gồm các thành phần chữ và hình khơng có hoặc ít có khả năng phân

biệt nhưng tổng thể kết hợp đó đã đạt được khả năng phân biệt qua quá trình sử dụng theo
quy
định tại điểm 39.5 của Thông tư này”
/>

14
4. Nhãn hiệu bị coi là khơng có khả năng phân biệt
Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông
dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh
nghĩa một nhãn hiệu;
Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thơng thường của hàng hố, dịch vụ
bằng bất kỳ ngơn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng chất lượng,
tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mơ tả hàng hố,
dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thơng qua q trình sử
dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

Dấu hiệu mơ tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hố, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được
sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng
nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng
ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng
quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã
được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày
nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã
đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt

/>

15
hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu khơng
được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng
của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ
mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hố, dịch vụ khơng tương tự, nếu việc sử
dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc
việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác,
nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng
hoá, dịch vụ;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu
hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá; Dấu

hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ
chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để
sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh khơng có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ
dẫn địa lý đó;
Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác
được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng cơng nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu
tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu
Từ những yếu tố phân biệt nêu trên, nhãn hiệu có thể xác định những yếu tố có khả năng
phân biệt và không phân biệt được so với những nhãn hiệu khác.
5. Các tiêu trí để được đăng kí nhãn hiệu
Một dấu hiệu có khả năng đăng ký nhãn hiệu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn do các Cơ
quan nhãn hiệu quốc gia đặt ra và các tiêu chuẩn quốc tế. Có hai tiêu chí chính để xem xét:

/>

16
-

Nhãn hiệu phải độc đáo hoặc có khẳ năng phân biệt các sản phẩm dịch vụ của doanh

nghiệp này với các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp khác.
-

Nhãn hiệu khơng mơ tả sản phẩm dịch có thể gây hiểu lầm hoặc vi phạm các trật tự

xã hội và các đạo đức xã hội
III. Những bất cập và định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về khả năng
phân biệt của nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung
năm 2009 và 2019)
1. Những bất cập, vướng mắc của quy định về khả năng phân biệt nhãn hiệu theo

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019)
Thứ nhất, về khái niệm nhãn hiệu Khái niệm về nhãn hiệu được quy định tại Khoản 16,
điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, tuy nhiên khái niệm này khơng làm rõ bản chất của dấu hiệu
cấu thành nhãn hiệu, theo đó khơng hạn chế các loại dấu hiệu có thể sử dụng được làm nhãn
hiệu. Điều 72 Luật SHTT quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu là sự bổ sung cho khái
niệm về nhãn hiệu, qua đó làm rõ các dấu hiệu có thể được bảo hộ. Việc quy định như vậy,
khiến các chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu muốn biết được dấu hiệu nào có thể được đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu và những yêu cầu đặt ra đối với nó ra sao, các chủ thể phải đồng thời
xem xét và tìm hiểu ở cả hai điều khoản.Việc quy định này không chặt chẽ, lại dễ gây ra sự
hiểu lầm cho các chủ thể khi lựa chọn dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu [4].
Thứ hai, quy định “yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ” Theo quy định tại Điều 74 Luật SHTT
thì: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số
yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết,
dễ ghi nhớ…”. Yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ, hiện tại vẫn chưa được pháp luật sở hữu trí
tuệ hướng dẫn cụ thể. Điều này đã gây khó khăn khơng nhỏ không những cho các cơ sở kinh
doanh trong việc lựa chọn các yếu tố để tạo lập nhãn hiệu cho mình, mà cịn cho các cơ quan
có thẩm quyền trong việc xem xét khả năng phân biệt của nhãn hiệu [4].
/>

17
Thứ ba, về các yếu tố để xác định và đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Hiện tại,
pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có quy định cụ thể về các yếu tố để xác định và đánh
giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Tuy nhiên, dựa vào các dấu hiệu loại trừ được quy
định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số
103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ (sửa đổi bởi Thông tư 16/2016/TTBKHCN) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở
hữu cơng nghiệp, chúng ta có thể xác định được khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Song một
số quy định của Thơng tư 01/2007/TT-BKHCN cịn chung chung và chưa được hướng dẫn
cụ thể nên việc đánh giá tính phân biệt trong một chừng mực nào đó vẫn phụ thuộc nhiều
vào trình độ, kinh nghiệm thực tiễn của các xét nghiệm viên nên đôi khi những đánh giá, kết
luận được đưa ra cịn mang tính chất cảm tính.

Thứ tư, vai trị của nhãn hiệu chưa được các doanh nghiệp, người tiêu dùng nhận thức một
cách đầy đủ. Các doanh ngiệp có vai trị khơng kém gì cơ quan có thẩm quyền, thậm chí việc
bảo hộ nhãn hiệu phải được bắt đầu từ chính các doanh nghiệp. Chủ sở hữu đối với nhãn
hiệu là người biết rõ nhất hành vi xâm phạm có thể xảy ra đối với nhãn hiệu của mình và chỉ
mình mới có quyền và nghĩa vụ bảo vệ nhãn hiệu của mình bằng cách phải nhận thức rõ tính
phân biệt nhãn hiệu cũng như việt bảo hộ nhãn Vì vậy nhận thức của họ đối với nhãn hiệu
rất quan trọng đối với sự phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội [4].
Bên cạnh các doanh nghiệp thiếu nhận thức vai trò của nhãn hiệu, người tiêu dùng cũng
là một bộ phận góp phần khơng kém trong việc thúc đẩy các hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Tâm lý chung của người việt là thích xài hàng uy tín chất lương nhưng rẽ tiền chính vì điều
đó đã thúc đẩy tình tranh buôn bán hàng giả, hàng nhái ngày càng tăng lên. Như ta đã biết,
nước ta là một nước đang phát triển, nên mức sống người dân chưa cao, chính vì điều đó
người dân sử dụng hàng gỉa , hàng nhái. Đó là điều kiện thuận lợi để các hành vi xâm phạm
về nhãn hiệu ngày càng tăng lên.

/>

18
2. Hướng hoàn thiện các quy định về khả năng phân biệt nhãn hiệu theo Luật Sở
hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019)
Hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên nghành và pháp luật có liên quan Luật sở hữu trí tuệ
2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019) ra đời trên cơ sở pháp điển hố và hồn thiện các
quy định về sở hữu trí tuệ có trước, nhằm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký
kết tham gia, cùng với sự xem xét tình hình thực tế của Việt Nam. Bởi vậy về cơ bản, các
quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu với tư cách là đối tượng sở hữu công nghiệp trong
BLDS 2015 và Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019) là khá đầy đủ,
phù hợp và tương thích với các Điều ước quốc tế. Sau một thời gian thực hiện, các quy định
của pháp luật về sở hữu trí tuệ đã từng bước đi vào cuộc sống, góp phần bảo vệ quyền và lợi
ích của Nhà nước, người sáng tạo, người sử dụng thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ ở Việt Nam [4]. Tuy nhiên, trong thời điểm hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, trong

quá trình áp dụng những quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu vẫn còn
một số điểm hạn chế sau:
Thứ nhất, về khái niệm nhãn hiệu Việc quy định ra một khái niệm chung về nhãn hiệu
không chỉ giúp cho các chủ thể khi lựa chọn dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu, mà còn tạo điều
kiện thuận lợi trong công tác cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền, tức là phải
quy định thống nhất giữa Điều 4 và Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ. Khái niệm nhãn hiệu quy
định trong
Hiệp định TRIPs hay một số khái niệm của các nước trên thế giới đều được quy định như
vậy.
Thứ hai, về phạm vi dấu hiệu có thể được cơng nhận là nhãn hiệu Trong điều kiện hội
nhập mạnh mẽ như hiện nay, việc bổ sung các quy định pháp luật để có thể bảo hộ các nhãn
hiệu đặc biệt trên là điều cần thiết, để phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế, sự
phát triển của kinh tế xã hội và sự địi hỏi chính đáng của các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo
điều kiện để Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
/>

19
Thứ ba, quy định “yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ” Do trình độ nhận thức của mỗi người
khác nhau và điều quan trọng là phải tạo được sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định
của pháp luật, cho nên việc đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về những yếu tố dễ nhận
biết, dễ ghi nhớ là việc cần thiết.
Thứ tư, về các yếu tố để xác định và đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Cần xây
dựng cụ thể hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân biệt cũng như cách thức đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu là cần thiết. Bên cạnh đó,
cần phải có các quy định giải thích cụ thể về “ngơn ngữ khơng thơng dụng”, “lãnh tụ”, “anh
hùng dân tộc” “danh nhân” để việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu trên thực tế
đạt hiệu quả cao, vì đây là những khái niệm trừu tượng, gây khó hiểu hoặc sẽ có nhiều cách
hiểu khác nhau tùy theo trình độ nhận thức của mỗi người [4].
Vả lại, các quy định liên quan đến xử phạt hành vi vi phạm nhãn hiệu hiện nay áp dụng
trên thực tế chưa đủ hoàn thiện và răn đe để đảm bảo quyền và lượi ích của doanh nghiệp,

người tiêu dùng, cần đưa ra các chế tài mạnh mẽ và đảm bảo sâu rộng hơn nữa.
Doanh nghiệp nên chú trọng việc đăng ký nhãn hiệu trong nước cũng như nước ngồi vì
nó sẽ có vai trị quan trọng cho doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế - xã hội. chúng ta
thấy một nhãn hiệu khơng được đăng ký thì sẽ gặp trở ngại trong qúa trình chứng minh mình
là chủ sở hữu đối với nhãn hiệu đó khi có một tranh chấp xảy ra, và là cở sở khuyến cáo
người khác tránh việc xâm phạm đó. Các doanh nghiệp hồn tồn có khả năng bảo vệ mình
trươc những hành vi xâm hại đến uy tín của doanh nghiệp bằng cách thực hiện: Tem chống
hàng giả, quản lý tốt hệ thống đại lý bán hàng.
Xây dựng mối quan hệ hai giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vì nếu một sản phẩm
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được sử dụng không chỉ người tiêu dùng mà cả nhà sản
xuất cũng phải gặp những tác động tiêu cực chính vì vậy doanh nghiệp cần phải tìm cách
khơng để người tiêu dung tiêu thụ những sản phẩm xâm phạm mà biết rõ hay nghi ngờ bằng

/>

20
cách doanh nghiệp phải tích cực tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng, số lượng cho
các loại hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu sử dụng lớn, đồng thời giảm giá thành, khuyến mãi…
Nhờ việc thay đổi công nghệ, lựa chọn nguyên vật liệu thay thế có chi phí thấp mà vẫn đảm
bảo chất lượng, trên cơ sở hài hịa lợi ích mà nhà sản xuất vẫn thu được lợi nhuận, mở rộng
đại lý phân phối tăng cường hàng cung cấp cho xã hội [4].
Tăng cường các hoạt động dịch vụ thơng tin về sở hữu trí tuệ, đồng thời củng cố và nâng
cao vai trò của các hội về sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về sở hữu
trí tuệ. Cần mở rộng đội ngũ những người tham gia hoạt động này bằng cách nhanh chóng
tổ chức các hình thức bồi dưỡng kiến thức về sở hữu trí tuệ. Tiếp tục cải cách hệ thống thơng
tin sở hữu trí tuệ với mục tiêu nâng cao năng lực tài nguyên thông tin và năng lực vận hành
của cả hệ thống. Mở rộng diện những người dùng tin, tạo sự gần gũi, hấp dẫn đối với toàn
xã hội. Thành lập các trung tâm bảo vệ bản quyền cho các loại hình nghệ thuật. Các hội sở
hữu trí tuệ cần phối kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan thông tin đại
chúng để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật và thông tin, hướng dẫn nhận thức bằng

những vụ việc cụ thể trong hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, Nhà nước cần
có chính sách khuyến khích, động viên các đối tượng trong xã hội, nhất là thu hút các doanh
nghiệp - chủ thể quyền sở hữu cơng nghiệp tham gia tích cực hơn vào bảo vệ sở hữu trí tuệ
[4].

KẾT LUẬN
Nhãn hiệu khơng những có vai trị quan trọng trong q trình sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá hình ảnh quốc gia ra thế giới. Một
nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì phải có tính phân biệt của nó. Tính phân biệt là yếu tố quan
trọng không thể thiếu đối với một nhãn hiệu muốn được bảo hộ. Vì vậy việc đăng ký bảo hộ

/>


×