Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Trần thị ngọc tuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Ngọc Tuyết

YẾU TỐ TIỂU THUYẾT, SIÊU TIỂU THUYẾT
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HỐ VIỆT NAM

Thành phớ Hồ Chí Minh - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Ngọc Tuyết

YẾU TỐ TIỂU THUYẾT, SIÊU TIỂU THUYẾT
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HỐ VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. NGUYỄN THÀNH THI

Thành phớ Hồ Chí Minh – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kì công
trình khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 06 năm 2023

Trần Thị Ngọc Tuyết


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực học hỏi, nghiên cứu của bản thân,
còn nhờ có sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tận tình của quý thầy cô, gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ niềm tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thành Thi,
người luôn nhiệt tâm hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi giải quyết các vấn đề trong đề
tài, định hướng, gợi mở, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Khoa Ngữ văn, trường Đại học
Sư phạm TPHCM ln tận tình dìu dắt, trùn dạy kiến thức cho tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Thư viện trường Đại học Sư
phạm TPHCM đã tạo điều kiện tḥn lợi để tơi hồn thành và bảo vệ luận văn này.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, tổ Ngữ văn trường THPT Nguyễn Đình Chiểu,
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai – nơi tôi đang công tác – đã tạo mọi thuận lợi về
thời gian, công việc trong quá trình tôi học tập và thực hiện luận văn.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè khơng

ngừng động viên, khích lệ giúp tơi hoàn thành luận văn này.

Trân trọng!


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG ....................................................................................... 12
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 12
1.1.1. Các khái niệm: “tiểu thuyết” và “tiểu thuyết hoá”, “siêu tiểu thuyết”
và “yếu tố siêu tiểu thuyết” ..................................................................... 12
1.1.2. Truyện ngắn và xu hướng tương tác thể loại giữa truyện ngắn với
tiểu thuyết hiện đại .................................................................................. 15
1.1.3. Sự chuyển đổi hệ hình sáng tạo, tiếp nhận văn học trong bối cảnh hậu
hiện đại .................................................................................................... 20
1.1.4. Đọc như là hành động đồng sáng tạo theo “cấu trúc mời gọi” ............... 25
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 31
1.2.1. Thực tiễn tương tác thể loại và sự chuyển đổi hệ hình sáng tạo, tiếp
nhận văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới ..................................... 31
1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như là biểu hiện của sự kết hợp yếu
tố tiểu thuyết, siêu tiểu thuyết ................................................................. 36
Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................... 43
Chương 2. YẾU TỐ TIỂU THUYẾT VÀ SỰ MỞ RỘNG ĐƯỜNG BIÊN
THỂ LOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP ..... 44
2.1. Yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .............................. 44

2.1.1. Xu hướng “tiểu thuyết hoá” trong truyện ngắn hiện đại .......................... 44
2.1.2. Xu hướng “tiểu thuyết hoá” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp........ 48
2.2. Sự mở rộng đường biên thể loại ..................................................................... 53
2.2.1. Mở rộng tiềm năng tiếp cận thực tại đời sống của truyện ngắn............... 53


2.2.2. Mở rộng tiềm năng các yếu tố trong cấu trúc truyện ngắn theo hướng
tiểu thuyết hoá ......................................................................................... 63
Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................... 82
Chương 3. YẾU TỐ SIÊU TIỂU THUYẾT VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI
HỆ HÌNH TIẾP NHẬN QUA TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
HUY THIỆP ........................................................................................ 83
3.1. Yếu tố siêu tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ...................... 83
3.1.1. Sự hiện hữu của siêu tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp ................................................................................................ 83
3.1.2. Cốt truyện và nhân vật có yếu tố siêu tiểu thuyết ................................... 88
3.1.3. Trần thuật có yếu tố siêu tiểu thuyết ....................................................... 93
3.2. Sự chuyển đổi hệ hình tiếp nhận văn học qua truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp .............................................................................................................. 96
3.2.1. Hệ hình trùn thớng trong tiếp nhận văn bản hư cấu ............................ 96
3.2.2. Hệ hình hiện đại, hậu hiện đại trong tiếp nhận văn bản hư cấu, siêu
hư cấu của Nguyện Huy Thiệp .............................................................. 103
Tiểu kết Chương 3 .................................................................................................. 112
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 117


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ khi ra đời cho đến nay, truyện ngắn hiện đại Việt Nam đã có những bước
phát triển đáng kể, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng và tạo dựng được một vị
trí vững chắc bên cạnh các thể loại văn học khác. Đặc biệt, trong thời kì đổi mới có
thể coi là thời kì hồng kim của trụn ngắn. Khơng chỉ vậy, trụn ngắn cịn là một
trong những thể loại có sức chuyển mình mạnh mẽ, là thể loại yêu cầu sự dồn nén,
hàm súc, khái quát nghệ thuật theo chiều sâu. Việc mở rộng những góc trời của một
tác phẩm cụ thể đều phải tuân theo quy luật hình thành, phát triển và tương tác giữa
các thể loại. Theo đó, quy luật vận động của thể loại sẽ thể hiện ý thức đổi mới tư
duy, sáng tạo của người cầm bút, góp phần làm giàu thêm đời sớng văn học. Truyện
ngắn cũng là một thể loại phát huy tốt tiềm năng trong quy luật vận hành ấy.
1.2. Nói đến truyện ngắn Việt Nam đương đại, không thể không nhắc đến
Nguyễn Huy Thiệp – người đã góp phần làm cho đời sống văn học thời kì đổi mới
trở nên sôi nổi và khởi sắc hơn bao giờ hết. Là người nhiệt huyết với tinh thần cách
tân văn học, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng một cách tối đa khả năng của ngôn ngữ
và đặc trưng của thể loại để biểu đạt một cách cao nhất về ý tưởng, tình cảm
của mình.
Sự cách tân táo bạo về ngôn ngữ và kỹ thuật viết truyện ngắn của ông vào thời
điểm văn học nước nhà đổi mới đã tạo ra những làn sóng dư luận trái chiều sôi động.
Trên con đường sáng tạo văn chương không ngừng nghỉ của mình, Nguyễn Huy Thiệp
đã luôn ý thức về sự giải thoát cho văn chương, phải làm cho nó “ngập trong bùn, sục
tung lên, thoát thành bướm và hoa” (Nguyễn Huy Thiệp, 2020). Nguyễn Huy Thiệp
đã thể hiện được bản lĩnh nghệ thuật trong việc tìm tòi, thử nghiệm và nhìn nhận các
vấn đề thật mới, lạ, thế nên xuất hiện trong nền văn học dân tộc có một trường hợp
vượt trội như Nguyễn Huy Thiệp. Có thể nhận thấy, cho đến nay khó ai có thể vượt
qua ông về sức sáng tạo và sự đột phá không giới hạn trong thể loại truyện ngắn.
1.3. Trong đời sống văn học Việt Nam thời đổi mới, Nguyễn Huy Thiệp nổi lên
như “một hiện tượng” kì thú. Tác phẩm của ông không những cho thấy tiềm năng
phát triển mạnh mẽ của văn học Việt Nam thời kì này mà cịn góp phần làm mới một



2
thể loại – cái thể loại vốn đã vươn tới đỉnh cao với những thành tựu rực rỡ trong tay
các nhà văn “thế hệ vàng” của văn học Việt Nam 1930-1945 – thể truyện ngắn.
Điều thú vị đặc biệt là đọc truyện ngắn của ông, ta thấy hiện hữu khá dồi dào
trong đó những yếu tố của thể loại tiểu thuyết hiện đại, và hơn thế, thấy có cả yếu tố
siêu tiểu thuyết. Tức là, Nguyễn Huy Thiệp sáng tác trụn ngắn khơng chỉ bằng hư
cấu mà cịn bằng cả siêu hư cấu. Với khoảng lùi hơn 30 năm, ngày nay, đọc lại truyện
của ông từ góc nhìn tương tác thể loại, ta càng thấy rõ đặc điểm này.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Yếu tố tiểu thuyết, siêu tiểu thuyết
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” để thực hiện luận văn này. Đề tài cũng phần
nào khẳng định sự phát triển của thể loại văn học Việt Nam hướng tới nhu cầu hiện
đại hóa văn học. Đồng thời cũng nhấn mạnh bước chuyển mình theo xu hướng chung,
bước sang bối cảnh đổi mới và khai thác sâu hơn những đóng góp lớn của Nguyễn
Huy Thiệp ở mảng thể loại truyện ngắn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Hướng nghiên cứu về đề tài “Yếu tố tiểu thuyết, siêu tiểu thuyết trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp” là một con đường với nhiều khó khăn. Bởi vì chưa có một
đề tài nghiên cứu lớn nào đi sâu vào tìm hiểu sự thâm nhập phức tạp của cả hai yếu
tố tiểu thuyết và siêu tiểu thuyết trong truyện ngắn. Đặc biệt riêng về lí thuyết siêu
tiểu thuyết (siêu hư cấu) cũng là một trong những khái niệm khó nắm bắt, mà chưa
có một công trình nào tìm hiểu một cách toàn diện ở Việt Nam, hay ứng dụng lí thuyết
này vào nghiên cứu một hiện tượng văn học nào cụ thể.
2.1. Nghiên cứu lí thuyết về truyện ngắn và siêu tiểu thuyết ở Việt Nam
Có rất nhiều tài liệu bàn về đặc trưng và xu hướng vận động của thể loại truyện
ngắn, trước nhất là các giáo trình lí luận văn học và từ điển văn học và các loại sách
“Sổ tay viết văn” và một số bài báo, tạp chí… Dưới đây là một sớ quan niệm đáng
chú ý:
Cơng trình Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại (trên cơ sở cứ liệu
truyện ngắn việt nam giai đoạn 1930-1945) của Nguyễn Văn Đấu đã trình bày được

con đường hiện đại hóa thể loại trong quá trình vận động và phát triển chung của văn
học. Tác giả chú trọng vào tiêu điểm: “Trong gia đình văn học truyện ngắn là thể loại


3
nhỏ nhưng có khả năng chứa đựng nhiều vấn đề cơ bản của văn học hiện đại. Và trong
thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, truyện ngắn luôn phát huy tớt vai trị xung
kích của mình trong việc khám phá nhanh nhạy sắc bén những vấn đề tinh vi và phức
tạp của đời sống” (Nguyễn Văn Đấu, 2001).
Nguyễn Văn Long nhận định: “Nhiều nhà văn có kinh nghiệm về viết truyện
ngắn đã nhận xét rằng đấy là một thể tài bộc lộ rất rõ cái “chất” của người viết, cá
nhân người viết truyện ngắn để lại dấu ấn rất sâu sắc trong tác phẩm. Một trong những
biểu hiện của sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam hiện đại là đã hình thành khá
rõ những phong cách cá nhân và những lối viết truyện khá đa dạng” (Nguyễn Văn
Long, 2003).
Năm 2010, Nguyễn Thành Thi trong Văn học – Thế giới mở đã đưa một góc
nhìn văn học Việt Nam theo sự vận động tương tác. Trong đó, tác giả đã chỉ ra những
biến đổi nịng cớt giữa hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn.
Lê Thanh Nga nhấn mạnh nền truyện ngắn Việt Nam sau 1975 cũng thể hiện
“khát vọng và quá trình tìm tòi những phương thức khái quát hiện thực mới mẻ, đa
dạng hóa các phương thức khái quát hiện thực để hướng đến tư duy và diễn ngôn tự
sự thực sự hiện đại, có chiều sâu” (Lê Thanh Nga, 2015).
Năm 2017, tác giả Huỳnh Như Phương trình bày đặc trưng của truyện ngắn
trong ấn phẩm Tác phẩm và thể loại văn học: “Truyện ngắn là hình thức sơ yếu của
văn xuôi hư cấu, có nguồn gốc từ truyện cổ tích và giai thoại trong văn học dân gian,
truyện truyền kỳ trong văn học trung đại”.“Bên cạnh những truyện ngắn thể hiện lát
cắt của đời sống là những truyện ngắn thu gọn một đời người và phá vỡ khuôn khổ
cổ điển” (Huỳnh Như Phương, 2017).
Về lí thuyết siêu tiểu thuyết (siêu hư cấu) chỉ được nhắc tới trong một số các
vấn đề xoay quanh văn học hậu hiện đại. Rất ít tài liệu ở Việt Nam tìm hiểu chuyên

biệt về lí thuyết này.
Trong bài viết Siêu tiểu thuyết của thời hậu hiện đại của Trịnh Thanh Thuỷ cũng
đã trình bày một cách cô đọng về bản chất của loại hình hư cấu này: “Siêu hư cấu hay
siêu tiểu thuyết (metafiction) là một loại tiểu thuyết về tiểu thuyết, hư cấu giữa hư
cấu. Từ ngữ này thường dùng để ám chỉ loại tiểu thuyết có những yếu tố tự tham


4
chiếu. Siêu tiểu thuyết không những nghiên cứu cấu trúc căn bản của nghệ tḥt kể
chụn trùn thớng, nó cịn khám phá thêm tính hư cấu của thế giới bên ngoài văn
bản văn chương tiểu thuyết. Nó cũng cống hiến cho chúng ta một hình thái khác lạ,
chính nó phê bình cấu trúc riêng của nó. Trong lối viết này, nhà văn bàn về kỹ thuật
viết và tiến trình xây dựng tác phẩm ngay trong tác phẩm của mình”. Sau đó tác giả
khẳng định “Sông Côn mùa lũ của nhà văn Nguyễn Mộng Giác có nhiều đặc điểm
của

một

tác

phẩm

siêu

tiểu

thuyết

lịch


sử”

( Có thể nhận định Trịnh Thanh
Thủy là người đầu tiên giới thiệu lí thuyết siêu hư cấu và áp dụng nghiên cứu vào một
tác phẩm đương đại Việt Nam.
Về sau có luận án của Phạm Ngọc Lan là nguồn tài liệu hiếm hoi ở Việt Nam
đưa ra cái nhìn khá tổng quan cho lí thuyết siêu hư cấu, bác bỏ quan niệm cho rằng
siêu hư cấu chỉ là một hình thức bộc phát của tiểu thuyết trong thời hậu hiện đại, xa
rời với bản chất thẩm mĩ đích thực của thể loại tiểu thuyết. Bắt đầu tìm hiểu những
điều kiện đặc trưng của văn hóa thời đổi mới có tác động lớn đến sự hình thành của
bới cảnh hậu hiện đại Việt Nam, từ đó, tác giả đi sâu vào chứng minh trường hợp siêu
hư cấu biên sử trong bộ ba truyện giả lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp khá công phu.
Đây là một công trình cho thấy được gần như toàn cảnh lí thuyết siêu hư cấu hậu hiện
đại với sự đóng góp của nó vào diện mạo văn học đương đại. Theo tác giả: “siêu hư
cấu không phải là một sản phẩm hoàn toàn mới mẻ của riêng thế giới tư bản hậu kì
mà là một dòng chảy ngầm tiềm ẩn trong bản thân truyền thống tiểu thuyết từ thời
khởi thuỷ, nhưng nó đã được phục hưng và phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên thông
tin hiện nay. Nó không thay đổi hoàn toàn diện mạo tiểu thuyết đương đại, nhưng nó
buộc người đọc đương đại phải thay đổi cách nhìn với thể loại tiểu thút nói chung
và văn học nói riêng. Hay nói cách khác, nó tạo ra một người đọc của riêng nó, ở đây
chúng ta tạm gọi là người đọc hậu hiện đại” (Phạm Ngọc Lan, 2015).
Phùng Gia Thế trong Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại quan niệm
“Siêu hư cấu là một sự thể hiện hình tượng nhân vật nhà văn và câu chuyện sáng tác
của anh ta trong văn chương. Siêu hư cấu giúp nhà văn đặt độc giả vào một vị thế


5
tỉnh táo để xem tác phẩm như một văn bản theo đúng nghĩa của từ này” (Phùng Gia
Thế, 2016).
Trong bài viết Dẫn nhập vào lí thuyết siêu hư cấu của Patricia Waugh, Phạm

Tấn Xuân Cao đã dẫn nhập lại khái niệm siêu hư cấu của GS. Patricia Waugh, một
chuyên gia hàng đầu về văn học chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, nhà phê bình đầu
tiên nghiên cứu về siêu hư cấu. Theo đó, siêu hư cấu “là thuật ngữ được đề ra để chỉ
lối viết truyện mà lối viết ấy hướng sự chú ý một cách tự ý thức và có hệ thớng đến
vị thế của nó như là một thể giả lập để đề ra những vấn đề về mối quan hệ giữa hư
cấu và thực tại” (Phạm Tấn Xuân Cao, 2018). Từ đó nhận định lại sự đóng góp của
Waugh với bớn hình thức chủ đạo thể hiện tinh thần siêu hư cấu.
Thái Phan Vàng Anh trong bài viết Siêu hư cấu như một trò chơi cấu trúc trong
tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI đưa ra khẳng định: “khái niệm siêu hư cấu được
dùng để chỉ những tác phẩm thể hiện sự tự ý thức về chính nó như một hình thức hư
cấu. Ở đó, nhà văn giải thích, chỉ dẫn cho độc giả cách thức tổ chức tác phẩm, chứng
tỏ bản thân đang tự chơi một trò chơi cấu trúc, trên một hiện thực được hư cấu, cơng
khai sự “bất tín nhận thức”, tính chất trò chơi và mời gọi độc giả cùng tham gia vào
trị chơi ngơn ngữ” (Thái Phan Vàng Anh, 2020).
Có thể nói ở hầu hết các bài viết và công trình, sách, báo liên quan đến vấn đề
truyện ngắn đều khẳng định nhu cầu chuyển mình tất yếu ở thể loại “tự sự cỡ nhỏ”
này. Các vấn đề liên quan về siêu tiểu thuyết (siêu hư cấu) đều thể hiện khả năng ứng
dụng lí thuyết này trong bối cảnh hậu hiện đại.
2.2. Nghiên cứu về yếu tố tiểu thuyết, siêu tiểu thuyết trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan
tâm và tìm hiểu đến. Có thể nói đó là một hiện tượng về Nguyễn Huy Thiệp đã khuấy
động bầu trời văn nghệ nước nhà sau những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước.
Các tác phẩm của ông phải vượt qua một khoảng thời gian sóng gió của dư luận. Khi
mới xuất hiện cho đến khoảng mười năm sau đó, dư luận chia làm hai luồng ủng hộ
và phản đối, chủ yếu tập trung vào chùm truyện giả lịch sử Kiếm sắc – Vàng lửa –
Phẩm tiết và phê bình về thái độ, cách tiếp cận lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp. Nhà


6

nghiên cứu sử học Tạ Ngọc Liễn và nhà Mỹ học Đỗ Văn Khang cho rằng tác giả đang
xuyên tạc lịch sử của dân tộc với một thái độ khá gay gắt. Ở chiều ngược lại của nhận
định tiêu cực này là sự khẳng định một cách khách quan theo đúng tinh thần văn học
như Phạm Xuân Nguyên, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Văn Lưu, Lê Xuân Giang, Nguyễn
Văn Bổng, Trịnh Bá Dĩnh… Họ cho rằng lịch sử được xây dựng trong văn chương
của Nguyễn Huy Thiệp là một lịch sử đã được hư cấu, nhìn từ tư duy sáng tạo của
người viết. Cụ thể vào năm 2001, Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp tất cả những bài
phê bình của các nhà văn, nhà phê bình, nhà sử học.. trên để in thành sách với nhan
đề Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (gồm 54 bài viết), mỗi bài viết bàn về các khía cạnh
khác nhau xoay xung quanh truyện ngắn của chính tác giả. Từ góc nhìn lịch sử, Tạ
Ngọc Liễn u cầu Nguyễn Huy Thiệp: “không được hư cấu xuyên tạc một cách tuỳ
tiện, giống như không ai được phá hoại các di tích lịch sử đã được xếp hạng”. Sang
đến Phạm Xuân Nguyên khẳng định: “…một hướng kết tinh đầy ấn tượng của thời kì
đổi mới văn học là sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp
– đó là thành quả của đổi mới”; Lại Nguyên Ân đưa ra quan điểm: “qua những Kiếm
sắc, Vàng lửa. Tôi nghĩ là anh có điểm nhấn riêng, theo kiểu văn học”; Nguyễn Văn
Bổng cũng quả quyết “anh không định qua các nhân vật ấy đánh giá lại lịch sử, đánh
giá lại bản thân các nhân vật. Anh chỉ mượn các nhân vật và hồn cảnh lịch sử để nói
chụn khác”; Văn Tâm khẳng định: “không thể đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
(những sáng tạo thẩm mĩ) bằng đôi mắt sử kí giáo khoa thư như nhà nghiên cứu Tạ
Ngọc Liễn đã làm” (Phạm Xuân Nguyên, 2001)...
Những nghiên cứu về yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp, có thể kể đến như:
Năm 2001, Đông La khi bàn về Cái ma lực trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp: “Về cách viết của Nguyễn Huy Thiệp, truyện của anh thường không có cốt
truyện mà là truyện của nhiều chuyện. Nó chảy như một dịng chảy tự nhiên, sự ćn
hút của chúng khơng phải ở sự bất ngờ mà ở độ sâu sắc của những tư tưởng, ở tầm
triết lí liên quan tới cuộc sống” (Đông La, 2001).



7
Nhận định của Châu Minh Hùng khi nhắc đến sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp:
“Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, người đọc phải lao vào cuộc chơi mà ở đó tất cả đều
ở trong quan hệ bình đẳng, dân chủ” (Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn, 2006).
Năm 2007, Hoàng Kim Oanh đã bảo vệ thành công luận văn Đặc trưng truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp, luận văn mang tính chất nghiên cứu tổng hợp về đặc trưng
truyện ngắn của nhà văn; luận văn có đề cập đến đặc trưng thủ pháp nghệ thuật của
Nguyễn Huy Thiệp khi kể chuyện.
Năm 2017, trong Tác phẩm và thể loại văn học, tác giả Huỳnh Như Phương
khẳng định: “Ở Việt Nam, từ những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá
Học, Nguyễn Công Hoan, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,… ở nửa đầu thế
kỷ XX đến những truyện ngắn của Lê Văn Thảo, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,
Nguyễn Ngọc Tư ở cuối thế kỷ trước đến đầu thế kỷ này, thể loại vừa giữ được những
yếu tố căn cốt, vừa vận động và biến đổi không ngừng về nội dung và thi pháp”
(Huỳnh Như Phương, 2017).
Khi bàn về Giải luận đề trong Sang sông, Lê Huy Bắc đưa ra nhận định: “Câu
chuyện không phải là chuyện của cả một đời người mà là chuyện ghép mảnh của
nhiều cảnh đời.” (Lê Huy Bắc, 2017).
Những nghiên cứu liên quan đến yếu tố siêu tiểu thuyết trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp:
Ở cuốn Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế Những lằn ranh văn học, tác giả Phạm Ngọc
Lan đã đưa ra một góc nhìn về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong bài viết Cặp đôi
nam/ nữ và quyền diễn giải lịch sử trong truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp.
Tác giả chứng minh vấn đề cặp đôi nam/ nữ trong các truyện ngắn lịch sử của Nguyễn
Huy Thiệp là một biểu hiện “thể hiện rõ nhất quá trình dịch chuyển trọng tâm quyền
lực – đặc biệt là quyền lực của ngôn ngữ, quyền kể chuyện, quyền diễn giải – từ trung
tâm ra ngoại biên”. Từ đó, tác giả cho rằng Nguyễn Huy Thiệp đã tiếp nhận từ ý thức
phá bỏ những ảo tượng về một thực tại hoàn kết mà khai thác được “tối đa dạng thức
siêu hư cấu, tập trung vào ý thức kể chuyện”. Tác giả đã chỉ ra việc Nguyễn Huy
Thiệp sử dụng các kĩ thuật siêu hư cấu để thể hiện rõ nhất sự lệch pha “giữa hai quá



8
trình – kể chuyện và được kể chuyện – từ đó quá trình giải cấu bắt đầu” (Phạm Ngọc
Lan, 2011).
Trong tiểu luận của mình, Lê Thanh Nga cũng nhận thấy: “Trong truyện của
Nguyễn Huy Thiệp, diện mạo tinh thần – xã hội của con người, dù là những người có
vai trò quyết định với lịch sử hay những kẻ chỉ tham gia vào một câu chuyện phía hậu
trường đều hiện lên một cách rất đỗi bình thường giữa đời sống của những cá nhân”
(Lê Thanh Nga, 2015).
Trong luận án Văn học siêu hư cấu và cảm quan hậu hiện đại trong văn xuôi
Việt Nam thời đầu đổi mới, tác giả Phạm Ngọc Lan đã chứng minh trường hợp truyện
ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp là một dạng siêu hư cấu biên sử và cũng khẳng
định rằng: “đây là mảng thể hiện rõ nhất quá trình giải cấu” trong truyện ngắn, cũng
là “một biểu hiện của sự chuyển hệ hình ý thức trong văn học Việt Nam hiện đại”.
“Với Nguyễn Huy Thiệp, lịch sử khơng cịn là một “đại tự sự” mà là một “dấu vết”
(trace) kiểu Derrida, có khả năng tạo sinh những tác thể mới” (Phạm Ngọc Lan, 2015).
Ở cuốn Ma thuật của truyện kể, tác giả Cao Kim Lan đã phát hiện trong truyện
ngắn giả lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp có sự dịch chuyển sang hệ hình thi pháp hậu
hiện đại (hiểu theo nghĩa tính chất hồi nghi và lật lại vấn đề tính khách quan lịch sử).
Trong đó, nội dung ở phần 2, tác giả trình bày riêng về Lịch sử trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp hậu hiện đại (Qua “Kiếm sắc”,
“Vàng lửa” và “Phẩm tiết”). Từ đó, tác giả khẳng định “Nguyễn Huy Thiệp đã phá
vỡ những gì đang bền vững và dựng lên một thế giới đa phương, nhiều chiều trong
một bầu không khí bất tín đầy ma thuật […]. Và có lẽ hơn ai hết Nguyễn Huy Thiệp
là kẻ biết tận dụng nhiều nhất quyền hư cấu của nhà văn.” (Cao Kim Lan, 2019).
Nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp trong cuốn Tư tưởng và phong cách nhà văn –
Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Trần Đăng Suyền bình luận: “Nguyễn Huy Thiệp
là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì đổi mới (từ 1986), có tư tưởng nghệ
thuật riêng” (Trần Đăng Sùn, 2019). Ơng cịn nhận định chính xác về “Nguyễn

Huy Thiệp đã nắm bắt thật tinh nhạy và thể hiện thật sâu sắc, đầy ám ảnh trong những
vấn đề cơ bản của thời đại ông, phản ánh chân thật tâm trạng chung của xã hội. Ấy là


9
tâm trạng bất an, sự bơ vơ về tinh thần, khủng hoảng niềm tin ẩn náu dưới một thái
độ hoài nghi, chán chường của những ý thức hệ” (Trần Đăng Suyền, 2019).
Trong những nhận định và đóng góp trên đều khẳng định tài năng và kĩ thuật
viết truyện ngắn điêu luyện của tác giả. Đặc biệt thể hiện sức sáng tạo mãnh liệt gắn
liền với tâm thức hậu hiện đại làm biến đổi hệ hình tiếp nhận của nhà văn.
Tuy nhiên, dù có chủ đích hay khơng có chủ đích, phần lớn ý kiến của các nhà
nghiên cứu chủ yếu vẫn chỉ quan tâm đến truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp như là
sản phẩm sáng tạo hư cấu theo đặc trưng của trụn ngắn. Ít có ý kiến chỉ ra trong
truyện của ông các yếu tố hư cấu theo tư duy tiểu thuyết và siêu tiểu thuyết. Trong số
các ý kiến ít ỏi ấy, đáng chú ý là những nhận định, lí giải rất sắc sảo và thoả đáng như
bài viết và trong luận án của Phạm Ngọc Lan mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích khi thực hiện luận văn này nhằm làm sáng tỏ những yếu tố tiểu thuyết
và siêu tiểu thuyết có mặt trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Từ đó, người viết
có thể hiểu một cách sâu sắc về sự chuyển hóa của loại hình truyện ngắn trong trường
hợp của Nguyễn Huy Thiệp. Qua việc nghiên cứu yếu tố tiểu thuyết và siêu tiểu thuyết
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp để người viết đi tìm hiểu đặc điểm, kĩ thuật viết
truyện ngắn của ngòi bút này. Từ đó, luận văn cũng góp phần khẳng định tài năng và
sức sáng tạo vượt trội, cũng như đóng góp của nhà văn đối với văn xuôi nghệ thuật
Việt Nam đương đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là yếu tố tiểu thuyết và siêu tiểu thuyết trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi của một luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu vào những yếu
tố tiểu thuyết và siêu tiểu thuyết xuất hiện trong 25 tác phẩm cụ thể là: 1. Tướng về
hưu; 2. Cún; 3. Chảy đi sơng ơi; 4. Khơng có vua; 5. Con gái thuỷ thần; 6. Những
bài học nông thôn; 7. Thương nhớ đồng quê; 8. Mưa Nhã Nam; 9. Những ngọn gió
Hua Tát; 10. Giọt máu; 11. Trương Chi; 12. Chút thoáng Xuân Hương; 13. Kiếm


10
sắc; 14. Vàng lửa; 15. Phẩm tiết; 16. Nguyễn Thị Lộ; 17. Sang sông; 18. Thiên văn;
19. Đời thế mà vui; 20. Những người thợ xẻ; 21. Bài học tiếng Việt; 22. Thương cả
cho đời bạc; 23. Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt; 24. Tội ác và trừng phạt; 25. Huyền
thoại phố phường, trong số 42 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Huy
Thiệp. (2020). Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Hà Nội: NXB Văn học).
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp phân tích – tổng hợp: Đây sẽ là phương pháp nhằm làm rõ những
cơ sở khách quan trong cấu tạo của các tác phẩm một cách cụ thể và nhận ra được
tính quy luật vận hành của các yếu tố tiểu thuyết và siêu tiểu thuyết có mặt trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Từ đó, chúng tôi có cái nhìn tổng quan để nhận
thức một cách chỉnh thể về đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
– Phương pháp xã hội học: Chúng tôi dựa vào xu hướng hiện đại hóa trong bối
cảnh hậu hiện đại để thấy được sự chuyển đổi mạnh mẽ về hệ hình sáng tạo của tác
giả. Đồng thời cũng thấy được sức ảnh hưởng từ những giá trị ngoài đời tới giá trị
đích thực có trong truyện ngắn mang yếu tố tiểu thuyết và siêu tiểu thuyết của Nguyễn
Huy Thiệp.
– Phương pháp loại hình: Đây là một phương pháp quan trọng để luận văn làm
sáng tỏ cấu trúc tự sự của đối tượng nhằm phân loại rõ yếu tố tiểu thuyết và yếu tố
siêu tiểu thuyết trong truyện ngắn. Từ đó, chúng tôi có thể xác định được các yếu tố
trên và xem xét cách thức biến thể trong quá trình tương tác thể loại theo trường hợp
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
– Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Đây là phương pháp đi liền với phương

pháp loại hình cùng xem xét sự tác động qua lại giữa các thể loại tự sự và sự chuyển
đổi hệ hình trong bối cảnh đổi mới. Đây cũng là cơ sở quan trong của luận văn nhằm
nhận thức về dạng biểu hiện theo các kiểu tương tác thể loại trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp.
Bên cạnh các phương pháp trên, luận văn có kết hợp sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu như phương pháp tự sự học, phương pháp nghiên cứu lí thuyết,
phương pháp khảo sát, thống kê…
6. Đóng góp mới của luận văn


11
– Luận văn phác thảo khá đầy đủ và chi tiết về sự thâm nhập của các yếu tố tiểu
thuyết, siêu tiểu thuyết vào thể loại truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Bên cạnh đó,
luận văn gián tiếp khẳng định tài năng lớn và vị trí quan trọng của Nguyễn Huy Thiệp
trên văn đàn văn học Việt Nam hiện đại.
– Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến đặc điểm
thể loại truyện ngắn và các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai
thành ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đối tượng
Ở chương này, người viết trình bày cách hiểu về một số khái niệm có liên quan
đến đề tài như tiểu thuyết và tiểu thuyết hóa, siêu tiểu thuyết và yếu tố siêu tiểu thuyết.
Bên cạnh đó, người viết còn xác định những căn nguyên của hiện tượng tương tác
giữa tiểu thuyết và truyện ngắn; cùng với sự bùng nổ của yếu tố siêu tiểu thuyết. Từ
đó, người viết khảo sát quá trình chuyển hóa của hai yếu tố tiểu thuyết, siêu tiểu
thuyết vào trong truyện ngắn hiện đại nói chung và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
nói riêng.
Chương 2. Yếu tố tiểu thuyết và sự mở rộng đường biên thể loại trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Chương này khái quát xu hướng “tiểu thuyết hóa” trong truyện ngắn hiện đại
nói chung, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng. Từ đó, người viết có cơ sở để
phân tích và tổng hợp các biểu hiện cụ thể của yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp.
Chương 3. Yếu tố siêu tiểu thuyết và sự chủn đởi hệ hình tiếp nhận qua truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Tiếp nối việc phân tích biểu hiện của yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp, người viết tiếp tục khai thác khả năng chuyển đổi hệ hình tiếp
nhận của Nguyễn Huy Thiệp qua các tác phẩm có yếu tố siêu tiểu thuyết. Qua đó,
luận văn khẳng định trình độ cao tay trong lối viết truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
cùng với tư duy bắt kịp xu thế mới.


12

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các khái niệm: “tiểu thuyết” và “tiểu thuyết hoá”, “siêu tiểu thuyết” và
“yếu tố siêu tiểu thuyết”
Để có thể xác định các biểu hiện của yếu tố tiểu thuyết, siêu tiểu thuyết trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, trước mắt, chúng tôi sẽ đưa ra cách hiểu về các
khái niệm như “tiểu thuyết” và “tiểu thuyết hóa”, “siêu tiểu thuyết” và “yếu tố siêu
tiểu thuyết”.
Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả có đưa ra khái niệm về tiểu
thuyết: Đó là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi
giới hạn không gian và thời gian” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi,
1992). Sức chứa đựng của tiểu thuyết dường như không có hạn định, bởi tiểu thuyết

mang trong mình khả năng “phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh
phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính
cách đa dạng” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 1992). Ở phương Tây,
người Anh dùng từ “novel” để chỉ các truyện mới lạ, người Pháp dùng từ “roman” để
nói đến tính li kì, người Mĩ dùng từ “fiction” để nhấn mạnh tính chất hư cấu của câu
chuyện. Như vậy, các nước dùng các thuật ngữ trên để định danh cho thuật ngữ “tiểu
thuyết” đều chủ ý hướng vào tính đơm đặt thêm, hay sự bắt nguồn của việc tưởng
tượng và hư cấu. Có thể thấy, tính chất hư cấu, hay bịa đặt y như thật là một đặc điểm
giúp tiểu thuyết nảy nở và phát triển theo nghĩa chưa hoàn tất. Trong cuốn Từ điển tu
từ – phong cách – thi pháp học, Nguyễn Thái Hòa đã đưa ra khái niệm tiểu thuyết là
một thể loại của tự sự văn học, cũng là “thuật ngữ mượn của Trung Quốc, tương
đương với roman (tiếng Pháp) và novel (tiếng Anh)” (Nguyễn Thái Hòa, 2006). Ở
các tư liệu đưa định nghĩa về tiểu thuyết đều tụ lại ở điểm không giới hạn cả về chất
và lượng của câu chuyện. Để khu biệt với các thể loại tự sự khác, các nhà lí luận đã
đưa ra những đặc trưng của tiểu thuyết dựa vào các yếu tố như nhân vật, cốt truyện


13
và phương diện trần thuật. Trước hết, tiểu thuyết là thiên văn xuôi tái hiện lại một
cuộc sống đa phương và chi tiết giống như đời thật, tự nó “hấp thu vào bản thân mình
mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời” (Trần Đình Sử, La Khắc Hòa, Phùng
Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam, nnk., 2012). Tiểu thuyết tập trung miêu tả thế giới
bên trong và phân tích tâm lí, do vậy, nhân vật của tiểu thuyết thường gắn với kiểu
“con người nếm trải”. Trong cốt truyện của tiểu thuyết bao giờ cũng chứa đựng những
cái thừa, khơi gợi về toàn bộ sự tồn tại của con người. Tiểu thuyết là một thể loại dân
chủ, nên “người viết tiểu thuyết có thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều, nhiều điểm
nhìn, đa chủ thể, sử dụng nhiều giọng nói” (Trần Đình Sử, nnk., 2012) và như thế tiểu
thuyết đã tạo ra một câu chuyện không hoàn kết. Đặc biệt, các nhà lí luận đều nhấn
mạnh về “khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại văn học
khác” (Trần Đình Sử, nnk., 2012) ở thể loại tiểu thuyết. Với những đặc điểm trên,

tiểu thuyết trở thành một thể loại tự sự năng động, dân chủ và giàu khả năng tổng
hợp, phản ánh những góc ẩn khuất, mọi tầng bậc của đời sống trong tính toàn vẹn và
sinh động so với các thể loại văn học khác.
Tiểu thuyết vốn là thể loại mang trong mình sự năng động, linh hoạt cho nên nó
biến đổi không ngừng, nó xúc tác và làm nảy sinh những chuyển biến cho các thể loại
khác. Theo nhu cầu làm mới thể loại và quá trình tiếp xúc giữa các thể loại văn học,
chất tiểu thuyết xuất hiện, bổ sung hài hòa vào trong các thể loại khác như một chỉnh
thể có trật tự, song nó vẫn giữ nguyên bản chất loại hình của mình. Hiện tượng này
được gọi là quá trình tương tác thể loại theo hướng “tiểu thuyết hóa”, sau đó khái
niệm này chỉ về một loại hình đặc biệt của thể loại tự sự có sự góp mặt và mang
những đặc điểm như tiểu thuyết. Đi tìm hiểu Các loại hình cơ bản của truyện ngắn
hiện đại, Nguyễn Văn Đấu đã chứng minh được “tiểu thuyết hóa” là hướng viết đi
sâu vào việc “phân tích, lí giải đời sống qua quan hệ con người với mơi trường, hồn
cảnh, tính cách” (Nguyễn Văn Đấu, 2001). Khi tiểu thuyết thâm nhập vào thể loại
khác để làm mới và “làm chúng lây nhiễm tính biến đổi và tính không hoàn thành của
tiểu thuyết” (Trần Viết Thiện, 2012). Như vậy, có thể nhận định “tiểu thuyết hóa” là
một hướng tổng hợp thể loại vô cùng phức tạp, tạo ra cấu trúc tự sự mới có khả năng
giải phóng những ước lệ, mở ra con đường phát triển cho các thể loại khác.


14
Khi nói về sự chuyển đổi hệ hình trong tâm thức của hậu hiện đại đã hình thành
khái niệm metafiction, và được các nhà văn, nhà phê bình Việt Nam gọi là “siêu tiểu
thuyết” (hay siêu hư cấu). Cho nên, “siêu tiểu thuyết” (metafiction) là kiểu viết theo
phong cách hậu hiện đại, phá vỡ mọi quy tắc của tiểu thuyết truyền thống nhằm mục
đích “xóa bỏ ảo giác ngây thơ về tính như thật của tiểu thuyết” (Trần Đình Sử, Trần
Ngọc Hiếu, Đỗ Văn Hiếu, La Khắc Hòa, nnk., 2017). Trong phần phụ lục thuật ngữ
Tự sự học, Trần Đình Sử đã chỉ ra đặc điểm của loại này là “nhà văn, người kể chuyện
trở thành nhân vật chính của tiểu thuyết, hoạt động viết của tiểu thuyết, sự hư cấu,
chọn nhân vật trở thành sự kiện cơ bản trong tiểu thuyết” (Trần Đình Sử, nnk., 2017).

Sự xen lẫn, tổng hòa giữa thực và ảo xếp lớp, chồng chéo lên nhau khiến cho người
đọc không khỏi hoài nghi về mọi thứ trong câu chuyện được kể. Siêu tiểu thuyết vừa
là một hư cấu nhiều tầng lớp, cũng vừa là lí luận về sự đọc, nhìn nhận lại qua việc
đọc. Những truyện ngắn mang yếu tố siêu tiểu thuyết cũng có xu hướng kéo người
đọc vào những ảo tưởng do tác giả tạo lập và cùng tham gia vào trò chơi của ngôn
ngữ. Cấu trúc của văn bản mang yếu tố siêu tiểu thuyết trở thành cấu trúc của một trò
chơi ngơn ngữ, giớng như một mê lộ. Trị chơi đó cuốn người đọc phải mải miết theo
đuổi, đi tìm chân lí sâu xa mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm của mình. Từ trò chơi
đó, tác giả đã khơi ra nhiều tranh luận xoay quanh về sự viết và sự đọc, ở đó các nhân
vật cũng có thể là những người đại diện cụ thể cho những người đọc. Có thể thấy
“siêu tiểu thuyết” như là sự trỗi dậy của lời nói mang tính cá thể để truy tìm những
sự thật trần trụi. Nó không ngừng truy vấn sự tồn tại của hư cấu thông qua việc phơi
bày ra những dạng thức hư cấu khác, đặt ra câu hỏi cho mối quan hệ giữa thực tại và
hư cấu và bản chất của chúng.
Về khái niệm “yếu tố siêu tiểu thuyết” cũng là một lối thâm nhập vào trong cấu
trúc tự sự của thể loại giống như cách làm của “tiểu thuyết hóa”. Có thể hiểu yếu tố
siêu tiểu thuyết là hướng tương tác thể loại có sự thâm nhập của kiểu viết “siêu tiểu
thuyết” qua các đặc điểm như tự nhận thức, tự nhận biết khiến cho người đọc dễ rơi
vào trạng thái hoang mang vô định. Yếu tố siêu tiểu thuyết trình bày cho người đọc
về quan điểm tự đánh giá chính bản thân trong quá trình kiến tạo. Nó tạo ra những
cách tân sáng tạo của thời kì hậu hiện đại, kéo người đọc tham gia vào cuộc hành



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×