Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Quản lý xã hội về dân tộc và tôn giáo đánh giá quản lý xã hội về tôn giáo ở tỉnh nam định hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.52 KB, 26 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO
Đề tài:

ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO Ở
TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÍ XÃ HỘI VỀ
TƠN GIÁO...........................................................................................................3
1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................3
1.2. Đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng, tôn giáo.............................................4
1.3. Nội dung chủ yếu của quản lý xã hội về tơn giáo..................................4
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN
GIÁO Ở TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY..........................................................9
2.1. Giới thiệu về tỉnh Nam Định..................................................................9
2.2. Tình hình chung về tôn giáo ở tỉnh Nam Định.....................................10
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO,
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TƠN GIÁO....................................19
3.1. Phương hướng hồn thiện quản lý xã hội về tôn giáo..........................19
3.2. Giải pháp nâng cao quản lý xã hội về tôn giáo....................................19
KẾT LUẬN........................................................................................................23


MỞ ĐẦU
Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và nhà nước ta luôn xác định công
tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng. Trong suốt q trình
cách mạng, chính sách “tín ngưỡng tự do, lương giáo đồn kết” do Chủ Tịch Hồ


Chí Minh để ra và tập hợp được đông đảo quần chúng lao động của các tơn giáo
gắn bó với chế độ, góp phần lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và
bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, các hoạt động tôn giáo
diễn ra cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật, theo đúng Hiến chương, điều lệ, tơn
chỉ, mục đích của tơn giáo và thực hiện theo đúng phương châm hành đạo gắn
bó, đồng hành với dân tộc. Quan hệ giữa chính quyền với tơn giáo ngày càng cởi
mở, gắn bó hơn; khi đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, lãnh
đạo của 43 tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đã chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phịng, chống đại
dịch COVID-19 và hướng dẫn của các cơ quan chức năng về phịng, chống dịch.
Chính quyền các cấp đã quan tâm hướng dẫn, giải quyết nhu cầu tín
ngưỡng, tơn giáo chính đáng của Giáo hội, tạo sự đồng thuận trong chức sắc tơn
giáo và đồng bào có đạo, n tâm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước. Một số tổ chức tôn giáo đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ và tiến hành sửa đổi
Hiến chương để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo năm 2016 và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tơn giáo. Quan hệ quốc tế của các tơn
giáo đã góp phần thúc đẩy ngoại giao nhân dân. Các tổ chức tơn giáo ở trong
nước ngày càng có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức tôn giáo ở nước ngồi.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của cơng tác tơn giáo, cấp ủy, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc các cấp ở từng địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các
ban ngành, đoàn thể, các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn phối hợp
cùng với đồng bào tổ chức học tập, quán triệt sâu rộng và triển khai thực hiện
đầy đủ các Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà
nước về tự do tín ngưỡng tơn giáo đối với đồng bào theo đạo. Coi đây là nhiệm
1


vụ quan trọng thường xuyên, là nhân tố quan trọng hàng đầu để giữ vững ổn
định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên từng địa bàn, địa phương. Tăng cường

giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho cán
bộ, đảng viên và tồn thể nhân dân trong thực hiện chính sách tơn giáo của
Đảng, Nhà nước.
Trong q trình thực hiện cơng tác xã hội về tôn giáo, tỉnh Nam Định luôn
chú trọng việc tranh thủ, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng
đồng các tơn giáo, qua đó tuyên truyền, vận động đồng bào có đạo thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào
thi đua yêu nước do Mặt trận, các đồn thể nhân dân phát động. Chính vì vậy, để
làm rõ hơn về thực tiễn hoạt động quản lý của tỉnh Nam Định về tôn giáo, đồng
thời đề xuất một vài phương hướng và giải pháp nâng cao, hồn thiện quản lý xã
hội về tơn giáo, em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá quản lý xã hội về tôn giáo ở
tỉnh Nam Định hiện nay” làm đề tài viết tiểu luận môn Quản lý xã hội về dân
tộc, tôn giáo.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÍ XÃ HỘI VỀ TƠN GIÁO
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm tơn giáo
Tín ngưỡng, tơn giáo là hiện tượng đã có từ lâu trong đời sống tinh thần
của con người, nhưng cho đến nay vẫn chưa có khái niệm hồn chỉnh. Từ xa
xưa, người phương Đơng đã dùng khái niệm “Đạo” để chỉ những tập đoàn người
có cùng một tín ngưỡng như: Đạo Phật, Đạo giáo, Đạo nho… Sau này, các tôn
giáo phương Tây truyền vào cũng được gọi là các “Đạo” như: “Đạo Thiên
chúa”, “Đạo Tin lành”... Hiện nay chúng ta thống nhất dùng thuật ngữ “tôn
giáo”.
Thuật ngữ “tôn giáo” ( tiếng La tinh Religio ) có nghĩa là “mộ đạo”, “thần

thánh”, “đối tượng sùng bái”. Trong các từ điển thông dụng, thường định nghĩa
tôn giáo là sự sùng bái và sự thờ phụng của con người đối với thần linh hoặc các
mối quan hệ của con người với thần linh.
Tín ngưỡng: (Tiếng Anh Belief) đồng nghĩa với niềm tin, sự tin tưởng. Có
điều cần phải nhận thấy: Tín ngưỡng khơng phải là niềm tin nói chung, mà nó là
niềm tin đặc biệt. Đó là niềm tin vào cái gì thiêng liêng có sức mạnh chi phối số
phận con người và thế giới. Tín ngưỡng là gốc của tơn giáo. Mọi tín ngưỡng, tơn
giáo đều có một cái chung là “thế giới bên kia” khác với thế giới hiện thực mà
con người đang sống. Như vậy trong tơn giáo bao giờ cũng có yếu tố tín
ngưỡng, nhưng tín ngưỡng khơng đồng nhất với tơn giáo.
1.1.2. Khái niệm quản lý xã hội về tôn giáo
Quản lý xã hội về tôn giáo là một dạng quản lý đặc biệt của nhà nước,
mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách tơn giáo để
điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên lĩnh vực của đời sống về tôn giáo
do các cơ quan nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, đảm bảo quyền tự
do tơn giáo, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
3


1.2. Đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng, tơn giáo
Một là, Việt Nam là quốc gia có nhiều tơn giáo. Các tơn giáo lớn của thế
giới đều có mặt ở Việt Nam như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và Hồi
giáo. Bên cạnh các tơn giáo đó cịn có các tín ngưỡng và tơn giáo nội sinh của
dân tộc.
Hai là, Tính đan xen và hồ đồng của hệ thống tín ngưỡng, tơn giáo. Là
một quốc gia đa tơn giáo, nhưng trong q trình truyền bá, các tơn giáo ngoại
sinh ln phải thích ứng với hình thái văn hố tín ngưỡng của người Việt Nam,
do vậy đã có những biến đổi nhất định, khơng cịn ngun vẹn như trước nữa.
hay nói cách khác là các tơn giáo ngoại sinh khi vào Việt Nam đã được văn
hoá Việt Nam đồng hoá.

Ba là, Tính trội của yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưỡng, tơn giáo. Phật
giáo Việt Nam, mặc dù phẩm trật cao nhất thuộc về nam giới, song nhìn chung
số lượng Ni nhiều hơn Tăng và số nữ giới quy y nhiều hơn nam giới. Trong
Thiên chúa giáo số dòng tu nữ nhiều hơn dịng nam. Ngồi ra, số nữ giới sinh
hoạt tín ngưỡng khá đơng.
Bốn là, Ở Việt Nam các tín đồ tơn giáo phần lớn là nơng dân lao động.
Năm là, Là một quốc gia đa tôn giáo nhưng các tín đồ tơn giáo ở Việt
Nam nhìn chung đồn kết và gắn bó với dân tộc. Việt Nam là đất nước rất ơn
hịa trong quan hệ giữa các tơn giáo; có truyền thống đồn kết tơn giáo, đồn kết
tồn dân trong q trình dựng nước và giữ nước. Vì thế , ở Việt Nam khơng xảy
ra xung đột tơn giáo.
Sáu là, Thần thánh hố những người có cơng với gia đình , làng xã và tổ
quốc.
1.3. Nội dung chủ yếu của quản lý xã hội về tôn giáo
Căn cứ vào pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo ngày 18/6/2004 và Nghị định
số 22/2005/NĐ-CP ngày 1/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số
điều của pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, quản lý đối với tôn giáo bao gồm các
nội dung chính sau:
4


1.3.1. Đối với tổ chức tôn giáo
Một là, Xét duyệt, công nhận tổ chức tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo
cũng như các tổ chức xã hội khác, việc cho phép hoạt động hoặc việc thành lập
các tổ chức mới ở các cấp khác nhau phải trên cơ sở của pháp luật và đảm bảo
các thủ tục pháp lý cần thiết. Các tổ chức muốn được Nhà nước công nhận là tổ
chức tơn giáo phải có đủ những điều kiện nhất định (quy định tại điều 16 pháp
lệnh) và phải có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị cơng nhận tổ chức tơn giáo đến
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo quy
định như sau:

-

Thủ tướng Chính phủ cơng nhận tổ chức tơn giáo có phạm vi hoạt

động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công
nhận tổ chức tơn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương.
Hai là, Xem xét việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tơn
giáo trực thuộc. Trong q trình hoạt động tơn giáo, các tổ chức tôn giáo được
thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc, tuy nhiên
việc thực hiện phải xuất phát từ nhu cầu tổ chức tôn giáo phải tuân theo thủ tục
nhất định.
Ba là, Đăng ký hội đồn, dịng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể
khác. Để phục vụ cho hoạt động tôn giáo, nhà nước cho phép các tổ chức tơn
giáo được thành lập hội đồn, dịng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể và
đăng ký hoạt động. Tuy nhiên để hội đồn, dịng tu, tu viện và các tổ chức tu
hành tập thể hoạt động thì các tổ chức này phải trực tiếp đăng ký với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và phải tuân thủ những điều kiện nhất định.
Bốn là, Quản lý, đào tạo chức sắc, nhà tu hành. Việc đào tạo chức sắc,
nhà tu hành tôn giáo trong các trường đào tạo của tôn giáo là bảo đảm sự phát
triển bình thường của các tơn giáo, bảo đảm tính kế thừa các thế hệ, các nhà
chức sắc. Tuy nhiên khi thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những
5


người chuyên hoạt động tôn giáo phải tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định
theo quy định tại Nghị định 22, việc thành lập trường đào tạo phải được phép
của Thủ tướng Chính phủ, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn
giáo phải được phép của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Năm là, Quản lý việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, ứng
cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc tôn giáo. Đây là công việc nội bộ của tổ chức
tôn giáo, do tổ chức tôn giáo thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức
mình. Do tổ chức giáo hội thuộc tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội là đối tượng
quản lý, việc thay đổi chức danh là thay đổi phạm vi, mức độ quan hệ của các
chức sắc tôn giáo đối với xã hội. Nên việc thoả thuận, chấp thuận của nhà nước
là nội dung của quản lý nhà nước, đảm bảo cơ sở pháp lý của những biến động
tôn giáo trong điều kiện của nhà nước pháp quyền.
1.3.2. Về hoạt động tơn giáo
Một là, Xét duyệt chương trình hoạt động tôn giáo thường xuyên và đặt
xuất Những hoạt động tơn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đổ
được nhà nước bảo đảm. Tín đồ có quyền tiến hành các nghi thức cúng, cầu
nguyện tại gia đình và tham gia các hoạt động tơn giáo tại nơi thờ tự. Đối với
hoạt động tôn giáo thông thường, người phụ trách tổ chức tơn giáo cơ sở có
trách nhiệm đăng ký chương trình hoạt động tơn giáo hàng năm diễn ra tại cơ sở
đó với Uỷ ban nhân dân cấp xã. Ngồi những sinh hoạt thơng thường tơn giáo
cịn có những hoạt động bất thường đó là những hoạt động khơng có trong
chương trình đăng ký hàng năm thì phải thơng báo với cơ quan có thẩm quyền,
khi cơ quan có thẩm quyền cho phép mới được tiến hành.
Hai là, Đăng ký người vào tu. Việc lựa chọn đi tu hay không là quyền tự
do của mỗi người. Cho nên pháp luật quy định người đi tu tại các cơ sở tôn giáo
phải trên cơ sở tự nguyện, không ai được ép buộc hoặc cản trở. Đối với những
người chưa thành niên khi đi tu phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Người phụ trách cơ sở tơn giáo khi nhận người vào tu phải có trách nhiệm đăng
ký với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tơn giáo.

6


Ba là, Tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo. Hội nghị, đại hội là

một trong những hoạt động quan trọng của tổ chức tôn giáo. Theo quy định của
pháp luật, trước khi tổ chức hội nghị, đại hội tổ chức tôn giáo phải xin phép và
được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bốn là, Quản lý việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo, truyền đạo ngồi cơ sở
tơn giáo. Cuộc lễ diễn ra ngồi cơ sở tơn giáo được hiểu là những cuộc lễ diễn ra
ngoài phạm vi nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo những người chuyên hoạt động
tôn giáo, trụ sở của những tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo
được nhà nước công nhận. Đây là dạng hoạt động tơn giáo có ảnh hưởng rất lớn
đối với đời sống xã hội đặc biệt là đối với trật tự xã hội nơi diễn ra các sự kiện
đó. Vì vậy pháp luật quy định chặt chẽ, cụ thể trình tự, thủ tục và thẩm quyền
cho phép các hoạt động này.
Năm là, Xét duyệt việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơng trình kiến
trúc tơn giáo. Cơng trình kiến trúc tơn giáo là những cơng trình được xây dựng
để sử dụng vào mục đích hoạt động tôn giáo. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới
các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo phải được thực hiện theo quy
định của pháp luật về xây dựng. Việc sửa chữa, cải tạo cơng trình kiến trúc tơn
giáo mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an tồn của cơng trình
thì khơng phải xin giấy cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, trước khi sửa chữa, cải
tạo người phụ trách cơ sở tôn giáo phải thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban
nhân dân cấp xã sở tại đấy biết. Việc sửa chữa, cải tạo lớn làm thay đổi kiến
trúc, kết cấu chịu lực và an tồn của cơng trình bị hoang phế, bị huỷ hoại do
thiên tai… hoặc xây dựng mới cơng trình kiến trúc tơn giáo, người phụ trách cơ
sở tơn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đến Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh.
Sáu là, Quản lý việc tổ chức qun góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tơn
giáo. Tổ chức qun góp là hoạt động do tổ chức tôn giáo tổ chức, thực hiện
những mục đích tơn giáo như xây dựng, sửa chữa cơng trình tôn giáo, hoạt động
từ thiện… Cơ sở, tổ chức thực hiện việc qun góp phải đảm bảo tính cơng khai,
minh bạch đối với các khoản quyên góp, kể cả việc phân bổ, không được lợi
7



dụng danh nghĩa cơ sở, tổ chức tôn giáo để qun góp phục vụ lợi ích cá nhân
hoặc những mục đích trái pháp luật.
Bảy là, Xét duyệt q trình in, phát hành, xuất nhập khẩu văn hóa phẩm
tơn giáo. Xuất bản văn hố phẩm tơn giáo bao gồm: Các loại sách kinh, các tác
phẩm tôn giáo, sách lịch sử tôn giáo, giáo trình dạy trong các trường đào tạo
những người chuyên hoạt động tôn giáo và các ấn phẩm khác. Các xuất bản
phẩm này được thể hiện in trên giấy, băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình,
đĩa hình hay sách hoặc kèm theo sách. Các tổ chức tôn giáo có nhu cầu xuất bản
phẩm của tơn giáo phải đăng ký kế hoạch sản xuất với nhà xuất bản tôn giáo.
Tám là, Xét duyệt các hoạt động từ thiện nhân đạo. Tổ chức tơn giáo
được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện tham gia các hoạt động vì mục đích
từ thiện, nhân đạo phù hợp với hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và
quy định của pháp luật. Chức sắc, nhà tu hành, với tư cách công dân được nhà
nước khuyến khích tổ chức hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo theo
quy định của pháp luật.
Chín là, Xét duyệt các hoạt động quốc tế và đối ngoại tôn giáo. Hoạt
động quốc tế của tổ chức, cá nhân tôn giáo phải tuân thủ và phù hợp với chính
sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở
tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau, vì hồ bình, hợp tác và hữu nghị. Tổ chức tơn giáo, tín đồ, nhà tu
hành, chức sắc tôn giáo khi mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam để
tiến hành các hợp tác quốc tế có liên quan tới tơn giáo phải được sự đồng ý của
Ban Tơn giáo chính phủ.

8


CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO Ở TỈNH
NAM ĐỊNH HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu về tỉnh Nam Định
2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Nam Định
Nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng; tỉnh Nam Định có
tiềm năng, lợi thế rất lớn chưa được khai thác hết cho đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh, đặc biệt là: Lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, được đào
tạo cơ bản, có chất lượng cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông mới được
đầu tư khá đồng bộ, giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi đến thủ đô Hà
Nội cũng như cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng chỉ còn khoảng 1 giờ đồng
hồ. Hạ tầng điện lực có cơng suất nằm trong Top dẫn đầu cả nước, luôn sẵn
sàng đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Vùng
kinh tế biển của tỉnh rất giàu tiềm năng về phát triển công nghiệp, thương mại,
du lịch, dịch vụ và hạ tầng đô thị. Tỉnh luôn đảm bảo an ninh, an toàn cho các
nhà đầu tư trong và ngồi nước.
2.1.2. Văn hóa truyền thống
Với dải đồng bằng cổ xưa, nơi lưu giữ các phong tục tập quán đặc sắc tại
những làng mạc trù phú, Nam Định là vùng đất mang nét đặc trưng của nền văn
minh lúa nước sơng Hồng, thích hợp với các loại hình du lịch đồng quê, khảo
sát, nghiên cứu văn hóa, tâm linh, sinh thái. Còn lưu giữ trọn vẹn tại đây chứng
tích của triều Trần, triều đại phong kiến với những chiến công rực rỡ trong lịch
sử, cũng là giai đoạn phát triển cực thịnh của nền phong kiến Việt Nam.
Phía sau nhịp sống bình lặng, Nam Định ln tiềm ẩn sức sống mãnh liệt
của một nền văn hóa dân tộc chưa hề phai nhạt theo thời gian. Lễ hội Đền Trần
với hình ảnh 14 vị vua cùng Đức Thánh Trần Hưng Đạo luôn là nguồn cội để
mọi người dân Việt hướng về tinh thần đoàn kết dân tộc. Tại Khu di tích lịch sử
văn hóa Trần hiện hữu 45 di tích gắn liền với lịch sử Vương triều hưng thịnh bậc
nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Xưa kia, nơi đây vốn là hành cung
9



Thiên Trường được coi như kinh đô thứ hai của đất nước, cho tới nay ln có
sức thu hút với du khách trong nước và quốc tế.
2.2. Tình hình chung về tôn giáo ở tỉnh Nam Định
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có 3 tơn giáo được cơng nhận và
hoạt động, đó là: Phật giáo, Cơng giáo và Tin lành. Theo số liệu thống kê: Phật
giáo có 838 chùa; 848 tăng, ni và khoảng trên 15 vạn tín đồ(nếu kể cả những
người chịu ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo, có tới 65% dân số của tỉnh). Cơng
giáo gồm trọn vẹn Giáo phận Bùi Chu và 1 phần Giáo phận Hà Nội; có 141 xứ nhà thờ xứ (Giáo phận Bùi chu 119 xứ và Giáo phận Hà Nội 22 xứ), 521 nhà thờ
họ, 513 nhà Nguyện; 02 giám mục, 191 linh mục, 134 chủng sinh đang học tại
Đại chủng viện, trên 47 vạn giáo dân (chiếm 25% dân số tồn tỉnh); 6 dịng tu
với 39 cơ sở dịng và 1000 nữ tu khấn trọn; có cơ sở II Đại chủng viện Hà Nội
đóng tại Tịa Giám mục Bùi Chu (tháng 9/2010 sẽ khai giảng khóa đầu tiên với
33 chủng sinh). Đạo Tin lành có 2 Hội Thánh Tin lành thuộc Tổng Hội thánh
Tin lành Việt Nam (miền Bắc) do 2 mục sư và 1 mục sư nhiệm chức quản
nhiệm, có 02 nhà thờ với 670 tín đồ. Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh cịn có một số
điểm, nhóm Tin lành và một số hệ phái chưa được công nhận tư cách pháp nhân.
Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 516/QĐ-UBND ngày
13/03/2008 về việc sáp nhập Ban Tơn giáo chính quyền vào Sở Nội vụ. Theo
Quyết định này, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ có 2 phịng chun mơn: Phịng
Phật giáo và Phịng Cơng giáo và Tin lành.
Thực hiện Thông tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04/6/2008 của Bộ Nội vụ
“Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ,
Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện”. Ngày 03/10/2008, UBND tỉnh
ban hành Quyết định số 2004/2008/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tôn giáo
thuộc Sở Nội vụ, trên cơ sở tổ chức lại Phòng Phật giáo và phịng Cơng giáo và
Tin lành thuộc Sở Nội vụ. Ban Tôn giáo là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở
Nội vụ, có chức năng giúp Giám đốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh quản lý Nhà

10


nước về công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Ban Tơn giáo có tư cách pháp nhân,
có con dấu và tài khoản riêng. Ban Tơn giáo có Trưởng ban và các Phó Trưởng
ban chuyên trách, trong trường hợp cần thiết Trưởng ban có thể do Phó Giám
đốc Sở kiêm nhiệm. Tổ chức bộ máy gồm: Phịng Hành chính - Tổng hợp và
Phịng Nghiệp vụ cơng tác tơn giáo. Từ tháng 12/2008 đến tháng 12/2019, Phó
Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng Ban Tôn giáo; từ tháng 6/2020 đến nay có
Trưởng ban chuyên trách. Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền; sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác tơn giáo
nên tình hình tơn giáo trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn định; các hoạt động tơn
giáo diễn ra bình thường theo quy định của pháp luật và đi vào nề nếp. Chức
sắc, bà con giáo dân, tín đồ phật tử phấn khởi tin tưởng vào chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; đặc biệt trong cơng tác giải quyết các nhu
cầu sinh hoạt chính đáng của các tổ chức tôn giáo và bà con giáo dân đều được
đáp ứng và cơ bản theo quy định của pháp luật.
Các tơn giáo, trong đó Phật giáo và Công giáo du nhập vào Việt Nam và
tới Nam Định khá sớm; Đây là quê hương của vị tổ sáng lập Thiền phái Trúc
Lâm Trần Nhân Tông, là điểm đầu tiên các nhà truyền giáo đạo Công giáo
chọn để dừng chân (Giáo sử ghi nhận năm 1533 giáo sỹ Dòng Tên I-Ne-Khu
đến bến Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh và Trà Lũ thuộc huyện Xuân
Trường ngày nay, đặt cơ sở để thực hiện công cuộc truyền giáo vào Việt Nam).
Quá trình phát triển lâu dài của các tơn giáo ở Nam Định đã để lại những dấu
ấn vô cùng đậm nét, có tính điển hình của cả nước về cơ sở vật chất, ý thức và
niềm tin tôn giáo, số lượng chức sắc và tín đồ… đã đặt ra cho cơng tác tơn giáo
nói chung và cơng tác quản lý nhà nước về tôn giáo của tỉnh Nam Định, những
vấn đề không kém phần phức tạp.
Những năm qua, cùng với việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của
Đảng đối với tôn giáo, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo

được tăng cường, dần đi vào nề nếp; các hoạt động tơn giáo diễn ra bình thường,
thuần túy tôn giáo và tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo.
Các ban, ngành chức năng, các cấp trong tỉnh thường xuyên phối hợp, thống
11


nhất tham mưu cho thường trực cấp ủy, UBND chỉ đạo và giải quyết những vụ
việc liên quan đến tôn giáo theo đúng chức năng của từng cấp, đạt hiệu quả cao.
Sở Nội vụ ở cấp tỉnh, phòng Nội vụ ở cấp huyện đã tham mưu xem xét, giải
quyết các nhu cầu chính đáng của các tổ chức tơn giáo kịp thời, đúng pháp luật;
tạo điều kiện để chức sắc, nhà tu hành và đồng bào tín đồ các tơn giáo thực
hành, bày tỏ niềm tin tôn giáo “sống tốt đời, đẹp đạo” ngày càng tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước, cùng với
chính quyền và nhân dân tồn tỉnh xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, đồn kết các tơn giáo, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Đối với các hoạt động mang tính tồn quốc, tồn đạo của các tơn giáo tổ
chức trên địa bàn tỉnh Nam Định luôn được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
của các cấp, các ngành trong tỉnh như: Đại hội Tu sĩ toàn quốc, Hành hương
Năm Thánh; Lễ Tấn phong Giám mục Chu Văn Minh - Giám đốc Đại chủng
viện Hà Nội tại nhà thờ xứ Nam Định, của Giáo hội Công giáo; Đại hội đồng lần
thứ 33 của Tổng hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc); Các cuộc Hội thảo,
Dâng hương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Các cuộc lễ diễn ra trọng thể,
chu đáo, với nghi thức tôn giáo trong sự đảm bảo, giữ gìn trật tự an ninh và
chung sức của chính quyền cùng tồn thể nhân dân các địa phương nơi tổ chức.
Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng,
là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Cơng tác quản lý xã hội đối với các
hoạt động tôn giáo không thể tách rời quan điểm này của Đảng; trong đó, cơng
tác vận động chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo được đặc biệt quan tâm, bởi vì
nó quyết định tới hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Đây là
công tác thường xuyên, luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban, ngành

của tỉnh Nam Định coi trọng. Các ngày lễ trọng, những sự kiện lớn của các tôn
giáo, ngày tết cổ truyền của dân tộc, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính
trị từ tỉnh, đến xã đều tổ chức các đoàn đến chúc mừng, thăm hỏi, động viên
chức sắc, nhà tu hành đứng đầu giáo hội, những cơ sở thờ tự tiêu biểu, qua đó
tạo ra khơng khí gần gũi, hiểu biết nhau. Chức sắc, nhà tu hành khi ốm đau,
khó khăn, qua đời đều được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ, thăm viếng,
12


chia ưu. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền của tỉnh hàng năm có tiếp
xúc, gặp gỡ với các Giáo hội địa phương để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, của
chức sắc, nhà tu hành, để các tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội, phát
động tín đồ tham gia các phong trào thi đua yêu nước, chung sức phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng bào các tôn giáo trong tỉnh Nam Định đã hưởng
ứng có hiệu quả các cuộc vận động do các cấp , các ngành phát động và thể
hiện nội dung các cuộc vận động thành nội dung gần gũi với tín đồ các tơn giáo
như: “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” thành
phong trào “Xây dựng xứ, họ tiên tiến, gia đình Cơng giáo gương mẫu” và
“Xây dựng chùa tinh tiến. Xây dựng “Xứ, họ không ma túy” của Công giáo;
xây dựng “Tâm sáng hướng thiện” của Phật giáo…
Với mục tiêu đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp
luật, đảm bảo đồn kết trong tơn giáo và giữa các tơn giáo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn và tổ chức thực hiện
toàn diện những nội dung, nhiệm vụ, đồng thời vận dụng tốt các biện pháp quản
lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Từ năm 2015 đến nay, UBND tỉnh chấp
thuận thành lập Đại chủng viện Đức Mẹ Vô nhiễm Bùi Chu, 35 tổ chức tôn giáo
trực thuộc; tổ chức các ngày lễ lớn, đại hội, hội nghị ngoài danh mục hoạt động;
tổ chức an cư kiết hạ, tĩnh tâm, Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội; hội thảo, hành
hương mang tính chất vùng và tồn đạo; chấp thuận và tiếp nhận thông báo
phong chức, bổ nhiệm, suy cử 193 chức sắc, chức việc các tôn giáo; thuyên

chuyển 107 lượt chức sắc, chức việc các tôn giáo… Tăng cường công tác quản
lý Nhà nước về đất đai, xây dựng liên quan đến tôn giáo, theo hướng tạo điều
kiện trên cơ sở quy định của pháp luật. Trong đó, tỉnh chấp thuận về chủ trương
cho xây dựng 40 công trình tơn giáo. Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất các cơ sở tôn giáo, đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp với tình hình
thực tế của tỉnh và tình hình tơn giáo trên địa bàn.
Từ năm 2015 đến nay, UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo mở 12 lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo, kiến thức xây dựng phong trào tồn dân bảo
vệ ANTQ, phịng chống tội phạm cho 7.353 lượt cán bộ, công chức làm công tác
13


tơn giáo trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Chính quyền các cấp trong
tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để ban hành giáo xứ, giáo họ, ban hộ tự, ban chấp sự,
trưởng các hội đoàn của đạo Cơng giáo hồn thành nhiệm vụ; đồng thời thơng
qua chức sắc, chức việc tôn giáo phối hợp với lực lượng Cơng an, các ban,
ngành, đồn thể tích cực tun truyền vận động tín đồ nâng cao cảnh giác, tinh
thần trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng mối
quan hệ đồn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư và giữa các tôn giáo.
2.2.1. Thành tựu trong công tác quản lý xã hội về tôn giáo
Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng, là tỉnh
trọng điểm về tôn giáo với số lượng chức sắc, tín đồ đạo Cơng giáo đứng thứ 3
cả nước, Phật giáo đứng thứ 2 miền Bắc. Với đường hướng hành đạo: “Đạo
pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội”, “Kính Chúa - yêu nước”, “Sống phúc âm
trong lịng dân tộc”, đồng bào các tơn giáo tỉnh Nam Định luôn thực hiện
nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, các quy định của địa phương, thực hiện tốt phương châm hành đạo của
các tơn giáo; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng
NTM, các hoạt động từ thiện, nhân đạo và giữ gìn an ninh trật tự, góp phần xây
dựng khối đại đồn kết tồn dân tộc. Tỉnh Nam Định đã tổ chức bồi dưỡng,

nâng cao nhận thức quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
và Quy định của địa phương đối với tôn giáo và các hoạt động tôn giáo ( cụ thể
là: Nghị quyết số 25, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khoá IX về cơng tác tơn giáo; Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn
giáo; Nghị Định 22 CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh của Chính phủ và Quyết
định số 3350/2005/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nam Định quy định một số
điều trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh) cho đội ngũ cán bộ
chủ chốt các cấp bao gồm các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Ủy viên
BCH Đảng bộ tỉnh, Thường trực HĐND, UBND, lãnh đạo các sở, ban, ngành,
Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội; các đồng chí trong
Ban thường vụ Huyện uỷ, thường trực HĐND, UBND và trưởng các ban,
ngành, đoàn thể các huyện, thành phố trong tỉnh với số lượng 750 lượt người.
14


Để làm tốt công tác tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các
hoạt động tôn giáo, ngoài việc tăng cường củng cố tổ chức bộ máy, Sở Nội vụ
đã chủ động tham mưu, phối hợp với các cấp, các ngành tăng cường bồi dưỡng
kiến thức về tôn giáo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác quản lý nhà
nước về tôn giáo cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước
đối với các hoạt động tôn giáo; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước về tơn giáo cho chức sắc, nhà tu hành , chức việc, tín đồ
các tơn giáo…Trong 8 năm (2005 - 2012) đã mở 65 lớp cho cán bộ, công chức
làm công tác tôn giáo với 8.750 người tham dự, 14 lớp cho chức sắc, nhà tu
hành, chức việc với 1.715 người tham dự; phối hợp tổ chức hơn 50 hội nghị
phổ biến chính sách, pháp luật tơn giáo cho trên 4 vạn lượt người là tín đồ các
tơn giáo. Ngồi kinh phí đào tạo theo Quyết định 83 của Thủ tướng chính phủ
về phê duyệt “Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo và cán
bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo”giai đoạn 2006-2010; UBND tỉnh
Nam Định đã bổ sung hàng trăm triệu đồng để tổ chức các lớp tập huấn, bồi

dưỡng nghiệp vụ về công tác tôn giáo và công tác QLNN về tôn giáo cho 7
chức danh làm công tác tôn giáo cấp xã.
Tỉnh mở các lớp dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho đối tượng là cán
bộ chủ chốt của tỉnh, cán bộ lãnh đạo các Sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ và
các đoàn thể cấp tỉnh; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và các phịng, ban làm
cơng tác tơn giáo cấp huyện trong tồn tỉnh và Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch
UBND và Phó Chủ tịch UBMTTQ thuộc 229 xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Sở Nội vụ phối hợp với UBND các huyện, thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ
tỉnh, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hơn 20 bồi dưỡng kiến thức tơn giáo, quan
điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về tơn giáo cho các trưởng thơn, xóm,
hội viên trong tỉnh. Phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội
Biên phòng tỉnh phổ biến chính sách, pháp luật tơn giáo tại các lớp Bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng và an ninh biên giới biển cho hơn 500 chức sắc, nhà tu
hành các tôn giáo trong tỉnh.

15


Căn cứ nội dung quản lý đối với hoạt động tôn giáo theo quy định của
pháp luật, Sở Nội vụ tỉnh Nam Định đã chủ động, quan tâm giải quyết những đề
xuất, kiến nghị của tổ chức và cá nhân tôn giáo; tham mưu UBND tỉnh kịp thời
chấp thuận, đáp ứng các nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo chính đáng của nhân dân
như việc tổ chức các ngày lễ trọng hàng năm, việc tổ chức các lớp bồi linh, cấm
phòng, An cư kiết hạ và các hoạt động như: Xây sửa tôn tạo nơi thờ tự, thành lập
tổ chức tôn giáo cơ sở, đào tạo, thuyên chuyển, phong chức, phong phẩm, bổ
nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc tôn giáo... Đặc biệt năm 2007, Nam Định là tỉnh
đầu tiên của cả nước thực hiện và hoàn thành việc “Cấp đăng ký cho dịng tu, tu
viện”.
Đến nay, tồn tỉnh có 394 chùa đạt danh hiệu chùa tinh tiến, 847 lượt xứ,
họ đạt danh hiệu xứ, họ tiên tiến; 90.550 lượt gia đình Cơng giáo gương mẫu.

Hưởng ứng chương trình xây dựng NTM, đồng bào Cơng giáo đã hiến trên 20
nghìn m2 đất, hơn 200 tỷ đồng để làm đường giao thông nơng thơn và xây dựng
các cơng trình phúc lợi thơn, xóm. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID19, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã thông báo, kêu gọi tín đồ tham gia
phịng, chống dịch bệnh, tạm dừng hoặc tổ chức các hoạt động nghi lễ tơn giáo
theo cách phù hợp đảm bảo an tồn chống dịch. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh đã vận động, quyên góp trao số tiền 100 triệu đồng tới đại diện
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
2.2.2. Hạn chế trong công tác quản lý xã hội về tôn giáo
Trong thời gian qua, hoạt động tôn giáo diễn ra cơ bản ổn định. Tuy
nhiên, vẫn còn một số hoạt động sinh hoạt tôn giáo không tuân thủ quy định của
pháp luật hiện hành. Điển hình như hoạt động truyền đạo Tin lành của hệ phái
Truyền giáo Việt Nam; việc sinh hoạt và truyền Pháp luân công ở một số huyện;
việc sinh hoạt tơn giáo ngồi cơ sở thờ tự, ngoài địa điểm hợp pháp đã đăng ký ở
Giáo xứ Vụ Bản... Các hoạt động này đều khơng tn thủ quy định của Luật Tín
ngưỡng, tơn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 của Chính
phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tơn
giáo. Qua nắm bắt tình hình ở các địa phương, hiện tượng tín ngưỡng, tơn giáo
16


mới, tà đạo manh nha có một số hoạt động trái pháp luật như "Pháp môn diệu
âm” hoạt động dưới hình thức du lịch, tọa đàm tại nhà hàng, khách sạn trên địa
bàn tỉnh Nam Định. Nhìn chung, các hiện tượng tín ngưỡng, tơn giáo mới khơng
có các hoạt động cơng khai, chưa có biểu hiện gây mất trật tự, an ninh xã hội,
tập trung đông người, song tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.
Trong thời gian tới, cùng với q trình hội nhập sâu rộng với quốc tế,
chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước sẽ có nhiều đổi mới. Luật tín ngưỡng,
tơn giáo được thực hiện cởi mở hơn, thơng thống hơn để phù hợp với chủ
trương của Đảng. Do đó, tình hình tơn giáo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó
lường. Các tơn giáo đã được cơng nhận tư cách pháp nhân, số lượng tín đồ sẽ

tăng, địa bàn, phạm vi hoạt động rộng, phức tạp hơn. Số lượng đồng bào đã,
đang đi lao động ở Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan... sau khi về nước mang theo
các tài liệu, ấn phẩm của đạo Tin lành, lén lút tun truyền cho bạn bè, người
thân, thậm chí có đối tượng công khai hoạt động truyền đạo, học đạo thông qua
mạng internet ngày càng phổ biến rộng nên tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp.
Các tổ chức tôn giáo, cá nhân người nước ngoài tăng cường hoạt động
nhân đạo, từ thiện, tham gia các lĩnh vực y tế, giáo dục, qua đó để củng cố tổ
chức, truyền bá đức tin vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số gây nhiều khó
khăn, áp lực đối với chính quyền địa phương khi giải quyết các vấn đề liên
quan đến tôn giáo. Sự gia tăng số lượng lớn các "hiện tượng tôn giáo mới”,
"điểm”, "nhóm” mang tính chất tơn giáo ngày càng phát triển dưới các hình
thức kinh doanh, khuyến mại du lịch, hội thảo chuyên đề y tế, sức khỏe, gia
đình... để truyền giáo, lơi kéo tín đồ.
Một trong những khó khăn nữa là tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo
từ Trung ương tới cơ sở ngày càng thu gọn, tinh giản, cán bộ làm cơng tác tơn
giáo ít được đào tạo chuyên môn, chuyên ngành, không thu hút được cán bộ,
công chức, viên chức vào làm công tác tôn giáo. Nhận thức của một số cán bộ,
công chức, viên chức về công tác tôn giáo hạn chế, chưa xác định rõ nhiệm vụ
công tác tôn giáo, chưa quan tâm thường xuyên đến công tác tôn giáo. Việc
quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tơn giáo có
17


nơi, có lúc cịn mang tính hình thức, việc kiểm tra, đôn đốc chưa thường xuyên,
chưa kịp thời. Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo ở cấp cơ sở chưa tương
xứng với chức năng, nhiệm vụ đặt ra. Cơng tác nắm tình hình, dự báo tình hình
hoạt động của các tôn giáo chưa được tiến hành thường xuyên, chủ động, kịp
thời. Sự phối kết hợp giữa các ban, ngành, đồn thể trong cơng tác tơn giáo để
giải quyết các vấn đề tơn giáo có lúc, có nơi cịn cứng nhắc, chưa chủ động,
trông chờ vào một số cơ quan như nội vụ, công an.


18



×