Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Quản lý xã hội về dân tộc và tôn giáo quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh hoà bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.42 KB, 49 trang )

TIỂU LUẬN
Môn: Quản lý xã hội về dân tộc và tôn giáo
Đề tài: QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HỒ BÌNH HIỆN NAY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................................3
Chương 1:.........................................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC........................3
1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................3
1.2.

Vai trò của quản lý xã hội về dân tộc............................................6

1.3. Nội dung quản lý xã hội về dân tộc.....................................................7
Chương 2:.......................................................................................................12
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC Ở TỈNH HỒ BÌNH
HIỆN NAY.....................................................................................................12
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Hồ Bình......................12
2.2. Đặc điểm dân tộc trên địa bàn tỉnh Hồ Bình hiện nay.................14
2.3. Tình hình quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh Hồ Bình
hiện nay......................................................................................................16
2.4. Đánh giá tình hình quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh Hồ
Bình.............................................................................................................29
Chương 3:.......................................................................................................32
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HỒ BÌNH
THỜI GIAN TỚI...........................................................................................32
3.1. Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xã hội về dân tộc


trên địa bản tỉnh Hồ Bình thời gian tới.................................................32
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xã hội về dân tộc trên
địa bàn tỉnh Hồ Bình thời gian tới.........................................................37
KẾT LUẬN....................................................................................................41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................42


DANH MỤC CÁC KÝ TỰ, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DTTS

: Dân tộc thiểu số

ĐBDTTS

: Đồng bào dân tộc thiểu số

ĐBKK

: Đặc biệt khó khăn

GD – ĐT

: Giáo dục đào tạo

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KT – XH


: Kinh tế xã hội

MN

: Miền núi

MTQG

: Mục tiêu quốc gia

UBND

: Uỷ ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Dân tộc ln có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của

mỗi quốc gia có một hay nhiều tộc người cả trong lịch sử và trong thế giới
hiện đại. Nó ảnh hưởng đến sự ổn định, tồn tại và phát triển của nhà nước, thể
chế chính trị ở quốc gia đó nếu khơng được giải quyết đúng đắn.
Quản lý xã hội về dân tộc là một trong những nội dung được chú ý ngay
trong văn bản pháp luật cao nhất là Hiến pháp cũng như trong cơ cấu tổ chức
của Quốc hội, Chính phủ. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định
phải tăng cường quản lý xã hội về dân tộc để đấu tranh chống các thế lực thù
địch lợi dụng. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về

công tác dân tộc đều nhấn mạnh về vai trò cũng như hoạt động quản lý.
Hồ Bình là một tỉnh miền núi thuộc Tây Bắc của Việt Nam với nhiều
đồng bào dân tộc gồm nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và
những lễ hội rất sinh động. Quản lý xã hội về dân tộc ở tỉnh Hồ Bình trong
những năm qua đã có nhiều tiến bộ, đạt được một số kết quả nhất định giúp
đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng dân tộc được cải thiện.
Nhưng bên cạnh đó, vẫn cịn bộc lộ một số hạn chế nhất định
Nhận thức được điều đó, em lựa chọn vấn đề “Quản lý xã hội về dân tộc
trên địa bản tỉnh Hồ Bình hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ thực trạng quản lý xã hội về dân tộc ở tỉnh Hồ Bình,
từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý
xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh Hồ Bình trong thời gian tới.
1


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận của quản lý xã hội về dân tộc.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn
tỉnh Hồ Bình hiện nay
- Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường
công tác quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh Hồ Bình trong thời gian
tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh Hồ Bình
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu công tác quản lý xã hội về dân tộc trên
địa bàn tỉnh Hồ Bình

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Tiểu luận được nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quản lý xã hội
về dân tộc
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử. Ngồi ra, tiểu luận cịn sử dụng một số phương pháp khác như
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, gắn lý

2


luận với thực tiễn để chọn lọc kiến thức khoa học về quản lý xã hội về dân
tộc.
5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
kết cấu của Tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xã hội về dân tộc
Chương 2: Thực trạng quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh Hồ
Bình hiện nay
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý xã
hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh Hồ Bình trong thời gian tới

3


NỘI DUNG
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm quản lý
Hoạt động quản lý đã xuất hiện từ lâu, nhưng thuật ngữ “quản lý” tùy
thuộc vào từng mục tiêu và dưới các góc độ nghiên cứu, người ta có thể đưa
ra những quan niệm khác nhau về quản lý.
Theo quan điểm của học thuyết Mác-Lênin, một trong những nguyên
nhân thúc đẩy sự ra đời của nhà nước trong lịch sử xã hội lồi người đó là nhu
cầu quản lý. Nhà nước ra đời quản lý xã hội nhằm tạo ra một trật tự xã hội có
lợi cho giai cấp thống trị (mà nhà nước là đại diện).
Khái niệm quản lý nói chung được đề cập trong sách “Một số thuật ngữ
hành chính” của Viện Nghiên cứu hành chính, Học viện Hành chính quốc gia
là “q trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý
nhằm đạt được mục tiêu quản lý” [13, tr.36]. Nói cách khác, quản lý là hoạt
động có ý thức của con người, nhằm sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành,
hướng dẫn, kiểm tra... các quá trình xã hội và hoạt động của con người để
hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác
định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất.
Hiện nay, các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý lại quan niệm, quản lý
là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã
đề ra và đúng với ý chí của người quản lý. Theo cách hiểu này, quản lý là việc
tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được mục đích của người
quản lý. Như vậy, cách tiếp cận này đã nói rõ cách thức quản lý và mục đích
quản lý.
4


Như vậy, quản lý được hiểu là tất cả hoạt động tác động một cách có tổ
chức và định hướng của chủ thể quản lý tới những đối tượng quản lý để điều
chỉnh chúng vận động và phát triển theo những mục tiêu nhất định đã đề ra.

1.1.2. Khái niệm quản lý xã hội
Ngày nay, quản lý xã hội không cịn là vấn đề mới mẻ, bởi nó được
hình thành và được các chủ thể quản lý sử dụng ở tất cả các lĩnh vực quản lý.
Dưới những góc độ tiếp cận khác nhau đã có những cách hiểu và định nghĩa
khác nhau về quản lý xã hội.
Quản lý xã hội là những tác động có ý thức của các chủ thể xã hội (cá
nhân hoặc tổ chức) vào xã hội nhằm sắp xếp và duy trì các phẩm chất đặc thù
của xã hội, đáp ứng sự tồn tại và phát triển xã hội trong tất cả các lĩnh vực
hoạt động của nó như lao động và học tập, văn hóa chính trị, tơn giáo và các
cơng tác xã hội khác.
Theo Giáo trình “Lý thuyết chung về quản lý xã hội” của tác giả
Nguyễn Vũ Tiến, khái niệm quản lý xã hội được hiểu như sau: “Quản lý xã
hội là sự tác động liên tục, có tổ chức của các chủ thể lên các lĩnh vực của
đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội) và các đối tượng có liên
quan, nhằm duy trì và phát triển xã hội theo quy luật khách quan và các đặc
trưng của xã hội” [11, tr.13].
Theo nghĩa rộng, quản lý xã hội là hiện tượng vốn có của các hệ thống
xã hội, bảo đảm duy trì tính vẹn tồn, sự đặc thù về chất, sự tái tạo và sự phát
triển của hệ thống xã hội đó.
Theo nghĩa hẹp, quản lý xã hội là sự tác động có ý thức, có hệ thống, có
tổ chức của chủ thể quản lý đến xã hội nhằm chấn chỉnh và hoàn thiện hoạt
động xã hội đó đạt mục đích đã xác định.

5


Từ hai cách tiếp cận trên, ta có thể hiểu quản lý xã hội là sự tác động có
tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đối với các hoạt động của đời
sống xã hội nhằm hướng tới mục tiêu nhất định.
1.1.3. Khái niệm dân tộc

Dân tộc theo nghĩa thông thường (Ethinece)
Theo Xtalin, dân tộc là một cộng đồng hình thành trong lịch sử của con
người, nảy sinh trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế
và nếp tâm lý thể hiện ở cộng đồng văn hoá.
Trên cơ sở khái niệm dân tộc của Xtalin, chúng ta có thể hiểu dân tộc là
hình thái cộng đồng người được hình thành trong lịch sử, là cộng đồng người
có chung một tiếng nói, lịch sử, cùng nguồn gốc, cùng một đời sống văn hoá
dân tộc truyền thống, có ý thức tự giác dân tộc, cùng cư trú trên địa bàn đầu
tiên.
Khái niệm dân tộc là chỉ một tộc người cụ thể, tộc người trong quốc gia
– dân tộc. Do nhiều tộc người hợp tành trong cơ cấu của dân tộc – quốc gia
đó. Các tộc người bình đẳng (thiểu số cũng như đa số), cùng sinh sống, có
chung chế độ chính trị, nhà nước, pháp luật, kinh tế, văn hố, nhưng lại có
văn hố tộc người riêng của mình (như ngơn ngữ, phong tục, tập quán, lối
sống).
Dân tộc theo nghĩa quốc gia – dân tộc (Nation)
Dân tộc là khái niệm chỉ cộng động người thống nhất, cùng sinh sống
trong một quốc gia, được lãnh đạo bởi một nhà nước. Được thiết lập trên một
địa bàn lãnh thổ nhất định do nhu cầu tồn tại và phát triển có mối quan hệ với
nhau, có một tên gọi, một ngơn ngữ hành chính chung, thống nhất, tạo nên
một tính cách dân tộc.

6


Dân tộc theo nghĩa này là sự hình thành dân tộc gắn liền với sự ra đời
của nhà nước, đó là nhà nước dân tộc, đó phải là nhà nước độc lập, thống
nhất, có chủ quyền. Dân tộc khơng chỉ là một cộng đồng người hay cộng đồng
đa dân tộc mà cịn là cộng đồng kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá và gắn với
nhà nước và những điều kiện lịch sử nhất định.

1.1.4. Khái niệm quản lý xã hội về dân tộc
Quản lý xã hội về dân tộc là quá trình tác động của chủ thể quản lý ở
vùng dân tộc lên các quá trình xã hội và các hoạt động xã hội của cộng đồng
các dân tộc thiểu số nhằm duy trì sự ổn định và phát triển xã hội vùng dân tộc,
tạo điều kiện cho các dân tộc phát triển tiến bộ theo định hướng của Đảng và
Nhà nước trong quá trình xây dựng đất nước.
Phân biệt quản lý xã hội với khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà
nước (administration) là sự tác động mang tính quyền lực nhà nước, tức là
bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế. Quyền lực của Nhà nước mang
tính mệnh lệnh đơn phương và tính tổ chức rất cao. Quản lý nhà nước là một
loại hình quản lý xã hội, do hệ thống cơ quan nhà nước và cá nhân được nhà
nước ủy quyền thực hiện.
Quản lý nhà nước là tổ chức thực hiện quyền hành bằng một loạt các
hoạt động chấp hành Hiến pháp, luật pháp, các văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên và điều hành hoạt động trong các lĩnh vực, tổ chức đời sống xã hội
của các cơ quan hành chính nhà nước và những người được ủy quyền được
tiến hành trên cơ sở pháp luật để thi hành pháp luật trong đời sống xã hội.
1.2.

Vai trò của quản lý xã hội về dân tộc
Đảm bảo định hướng đúng đắn sự phát triển vùng dân tộc. Đảm bảo sự
lãnh đạo của Đảng, quản lý đối với vùng dân tộc theo định hướng của Đảng
và Nhà nước XHCN đủ để ra. Nói về vấn đề này Lênin đã nêu: “Khi bắt đầu
các cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần đặt cho mình một cách rõ ràng
7


các mục đích cuối cùng những cuộc cải tạo ấy phải đi tới mục đích chủ nghĩa
cộng sản”(1). (1). VI Lênin, toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ Mát xcơ va, tr 44.
Nó đảm bảo tăng cường sự quản lý Nhà nước với vùng dân tộc, thực

hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý và các tổ
chức xã hội với quá trình xây dựng vùng dân tộc. Làm cho việc thực hiện các
nhiệm vụ phát triển vùng dân tộc thực hiện có hiệu quả. Đảng ta đã khẳng
định không kiểm tra coi như không lãnh đạo, cho nên thực hiện kiểm tra mới
đảm bảo quản lý.
Phát huy sự tích cực, sáng tạo của đồng bào dân tộc trong quá trình xây
dựng xã hội mới, cải tạo xã hội cũ – xã hội không phù hợp với điều kiện mới.
Cổ vũ, động viên, hướng dẫn đồng bào dân tộc tích cực tham gia thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng. Củng cố và phát
huy vai trò của hệ thống chính trị, các đồn thể quần chúng của vùng dân tộc
thiểu số, làm cho các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức quần chúng
hoạt động hiệu quả hơn để lãnh đạo và tổ chức thực hiện thăng lợi các nhiệm
vụ của dân tộc.
Quản lý xã hội góp phần điều tra, đánh giá, xây dựng quy hoạch khai
thác, sử dụng có hiệu quả tài ngun, khống sản ở vùng dân tộc. Nhà nước
phát huy được các nguồn lực, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của vùng
dân tộc thiểu số, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khống sản giàu có
trên địa bàn dân tộc.
Phát huy kịp thời, tìm rõ nguyên nhân, nhận thức sâu sắc và giải quyết
kịp thời những vấn đề phát sinh ở vùng dân tộc, thơng qua q trình kiểm tra,
đánh giá các hoạt động để nhận biết được đầy đủ những yếu tố mới nảy sinh,
từ đó tìm biện pháp thiết thực để khắc phục biểu hiện mới nảy sinh ấy. Đó là
các biểu hiện lệch lạc, sự phá hoại, lôi kéo, kích động đồng bào dân tộc của
các thế lực thù địch. Quản lý chặt chẽ sẽ có tác dụng ngăn ngừa và khắc phục
triệt để được những yếu tố gây mất ổn định ở vùng dân tộc.
8


Quản lý xã hội vùng dân tộc tạo điều kiện phát triển cho vùng dân tộc.
Quản lý tạo nên sự ổn định, hài hoà ở vùng dân tộc, thực hiện có hiệu quả các

chương trình kinh tế - xã hội, do đó thu hút đầu tư, tăng sự hấp dẫn đối với
các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào vùng dân tộc. Đồng thời
quản lý xã hội vùng dân tộc mới thực hiện được sự ưu tiên với vùng dân tộc,
tạo môi trường thuận lợi phát triển mọi mặt ở vùng dân tộc thiểu số.
Tóm lại: Quản lý xã hội về dân tộc có vai trị rất quan trọng với sự phát
triển và đảm bảo ổn định vùng dân tộc. Nó đảm bảo định hướng phát triển và
ngăn ngừa, đấu tranh với những yếu tố gây ảnh hưởng, cản trở sự tiến bộ,
phát triển của vùng dân tộc.
1.3. Nội dung quản lý xã hội về dân tộc
a. Quản lý xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án
của vùng dân tộc.
+ Nguyên tắc quản lý các chương trình dự án:
Nhà nước thống nhất quản lý các chương trình, dự án vùng dân tộc trên
cơ sở tập trung dân chủ, cơng khai minh bạch, có phân cơng, phân cấp, có
kiểm tra giám sát chặt chẽ, và phát huy tính sáng tạo của các cấp , các ngành,
địa phương và đồng bào dân tộc.
Kinh phí của dự án là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước
hoặc của tổ chức, cá nhân được nhà nước cho phép thực hiện chương trình, dự
án ở vùng dân tộc
Thu hút các nguồn lực để thực hiện các chương trình dự án.
Đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất của các quy định về quản lý và sử
dụng nguồn lực, đảm bảo sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan, theo
quy định của chính phủ.

9


Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về
quản lý các chương trình, dự án quốc tế đầu tư ở vùng dân tộc.
+Xác định đầy đủ các căn cứ trong quản lý dự án: Đường lối, chính sách

pháp luật, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, tình hình và đặc
điểm của các dân tộc, luật ngân sách nhà nước.
+ Nội dung quản lý chương trình, dự án: Quy trình quản lý chương
trình , dự án; Quản lý chương trình, dự án: Nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn
của cơ quan chủ quản các chương trình, dự án; quyền hạn, trách nhiệm và
quyền hạn của chủ dự án
Thành lập Ban chủ nhiệm, ban quản lý chương trình, dự án; Chuẩn bị
kinh phí thực hiện chương trình, dự án.
Điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, dự án trong quá trình thực
hiện Quản lý thực hiện, nghiệm thu, bàn giao , quyết tốn các chương trình,
dự án. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết chương trình, dự án.
b. Quản lý về xây dựng, hồn thiện chính sách dân tộc
Chính sách dân tộc là hệ thống những quyết sách của Đảng, nhà nước
được thực thi thông qua bộ máy hành pháp nhằm quản lý nhằm phát triển
kinh tế kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội đối với các dân tộc nhằm tạo ra sự
bình đẳng, hịa nhập phát triển của cộng đồng dân tộc.
. + Nguyên tắc chính sách dân tộc: Đồn kết, bình đẳng, tơn trọng và
giúp nhau cùng tiến bộ.
+ Nội dung quản lý xã hội về dân tộc: Quản lý về kinh tế -xã hội; chính
trị - xã hội; văn hóa- thơng tin, giáo dục; xã hội; an ninh quốc phịng; mơi
trường sinh thái.
c. Phân cơng phân cấp có hiệu quả trong các lĩnh vực công tác dân tộc
10


+ xây dựng quy chế, quy trình phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức quản
lý xã hội về dân tộc; xác định rõ ràng, cụ thể quyền và trách nhiệm của các
cấp , các ngành, tổ chức trong quản lý xã hội vùng dân tộc.
+Hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách để thực hiện chính sách dân tộc.
d. Quản lý các nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc

d. Quản lý các nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc
+ Nguồn lực là điều kiện cần và đủ để hoạch định và tổ chức thực hiện
thành Công các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của một địa phương, một
vùng lãnh thổ hay của một quốc gia. Nguồn lực là cơ sở để phát triển kinh tếxã hội của một tổ chức, ngành, vùng lãnh thổ, hay một quốc gia.
+ quản lý nguồn tài nguyên, đất, nhân lực, rừng, tài chính.
đ. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án
phát triển vùng dân tộc,và giải quyết những đề phát sinh ở vùng dân tộc: xây
dựng các kế hoạch kiểm tra; ban hành các quy chế, quy trình kiểm tra, giám
sát việc thực hiện chính sách dân tộc. Kiểm tra việc giải quyết các vấn đề nảy
sinh, vấn đề bức xúc ở vùng dân tộc.
e. Vận động quần chúng tham gia thực hiện chính sách dân tộc: Tăng
cường Công tác tuyên truyền chủ trương , chính sách dân tộc. Thực hiện tốt
cơng tác vận động đồng bào dân tộc. Tổ chức tốt phong trào tương trợ giữa
các dân tộc thiểu số.
g. Quản lý hệ thống thơng tin về tình hình dân tộc và tổ chức thực hiện
chính sách dân tộc.
f. Quản lý thực hiện tốt công tác dân tộc thiểu số:

11


+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp của các cấp , các
ngành (hệ thống chính trị) từ Trung ương đến cơ sở về xây dựng và tổ chức
thực hiện chính sách dân tộc.
+ Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân gắn
với thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trị của những người
có uy tín trong đồng bào dân tộc ( già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ , nhân
sĩ tri thức người dân tộc) Làm tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng và sử dụng
cán bộ là người dân tộc
+ Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án

đầu tư, hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi; đẩy mạnh cơng tác xóa đói giảm
nghèo; tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc như tăng cường xây dựng và
phát triển cơ sở hạ tầng vùng dân tộc; thực hiện đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa; quy hoạch và sắp
xếp lại dân cư nơi cần thiết
+ Tăng cường công tác vận động quần chúng, đổi mới nội dung và
phương pháp dân vận ở vùng dân tộc; thực hiện phương châm “ chân thành,
tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc”và phong cách " trọng dân, gần
dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”
+ Xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân;
tập trung giải quyết cơ bản những điểm nóng phức tạp, bức xúc hiện nay là lợi
dụng tôn giáo, các tổ chức phản động “ nhà nước Khơ me krom” ở nam bộ, “
vương quốc người mông”, “ nhà nước Đề Ga” ở Tây Nguyên”. Tăng cường
công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự khu vực biên giới, xây dựng
biên giới hịa bình, hữu nghị , ổn định lâu dài với các nước láng giềng.
+ Kiện toàn, chăm lo xây dựng hệ thống cơ quan làn công tác dân tộc từ
trung ương đến địa phương

12


+ Phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, tăng cường đào tạo nguồn nhân
lực. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh các sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc, tổ chức các lễ hội,
tăng cường giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong khu vực và các vùng
trong cả nước.
+ Xây dựng và thực hiện các đề án thể dục, thể thao vùng đồng bào dân
tộc
+ Nâng cao chất lượng và tăng cường thời lượng phát sóng truyền thanh,
truyền hình bằng tiếng các dân tộc, làm báo hình bằng tiếng dân tộc.

+ Vận động đồng bào khắc phục, tiến tới xóa bỏ các tập tục lạc hậu trong
sinh hoạt, trong tiêu dùng và các hủ tục: tảo hơn, mê tín dị đoan...làm cản trở
sự phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc và miền núi.

1.1.

13


Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC Ở TỈNH HỒ
BÌNH HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Hồ Bình
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Hồ Bình là tỉnh miền núi, nằm ở toạ độ địa lý 200 19' - 210 08' vĩ
độ Bắc, 104048' - 105040' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 73 km. Phía
Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Ðơng
giáp tỉnh Hà Tây; phía Tây giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hóa. Diện tích tự nhiên
tồn tỉnh là 4.662,5 km2, chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các
đường giao thơng quan trọng trên địa bàn tỉnh như quốc lộ số 6 đi qua các
huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, thị xã Hịa Bình, huyện Tân Lạc, Mai Châu; quốc
lộ 15A đi từ huyện Mai Châu nối quốc lộ 6 với các huyện vùng cao tỉnh
Thanh Hóa; quốc lộ 12B đi qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ và
tỉnh Ninh Bình, nối quốc lộ 6 với quốc lộ 1; quốc lộ 21 đi từ thị trấn Xuân
Mai tỉnh Hà Tây qua các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ nối với quốc
lộ 12B tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Hệ thống sơng ngịi thuỷ văn:
Hồ Bình có mạng lưới sông suối phân bổ tương đối dày và đều khắp ở các
huyện. Sông Ðà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km2 chảy
qua các huyện Mai Châu, Ðà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thị xã Hịa Bình với
tổng chiều dài là 151 km. Hồ sơng Ðà có dung tích 9,5 tỷ m3 nước; sơng

Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, dài 55km; sông Bôi bắt
nguồn từ xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, dài 125km; sông Bùi bắt nguồn từ
xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn, dài 32km; sông Lãng bắt nguồn từ xã Bảo
Hiệu huyện Yên Thuỷ, dài 30km.
Ðịa hình: Ðịa hình tỉnh Hịa Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, khơng
có các cánh đồng rộng (như các tỉnh Lai Châu, Sơn La), độ dốc lớn và theo
hướng Tây Bắc-Ðông Nam, chia thành 2 vùng rõ rệt. Vùng núi cao (phía Tây
14


Bắc) có độ cao trung bình từ 600-700m, độ dốc trung bình 30-350, có nơi có
độ dốc trên 400. Ðịa hình hiểm trở, đi lại khó khăn. Diện tích tồn vùng là
2.127,4km2, chiếm 46% diện tích tự nhiên tồn tỉnh; vùng trung du (phía
Ðơng Nam) có độ cao trung bình từ 100-200m, độ dốc trung bình từ 20-250,
địa hình là các dải núi thấp, ít bị chia cắt với diện tích tồn vùng là
2.535,1km2, chiếm 54 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
2.1.3. Kinh tế - xã hội
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, tình
hình kinh tế-xã hội của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, một số lĩnh
vực tiếp tục tăng trưởng khá.
Cụ thể, Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm ước
tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Nơng, lâm nghiệp, thủy sản
tăng 3,57%; cơng nghiệp-xây dựng tăng 32,22%; dịch vụ tăng 5,51%; thuế
sản phẩm tăng 8,09%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Tỷ trọng ngành
nông, lâm nghiệp, thủy sản 19,92%; công nghiệp-xây dựng 44,45%; dịch vụ
30,55%; thuế sản phẩm 5,08%.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 8.631,7 tỷ đồng, tăng
7,12% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt
64.000 ha, bằng 100% kế hoạch. Tình hình chăn ni phát triển ổn định.
Cơng tác chăm sóc, khoanh ni và phát triển rừng được quan tâm, đã trồng

được trên 451.000 cây phân tán và cây ăn quả các loại phục vụ Tết trồng cây
và trên 4.845 ha rừng tập trung, đạt 85,7% kế hoạch năm. Tiếp tục ni trồng
thủy sản trên 2.700 ha diện tích mặt nước và trên 4.700 lồng nuôi cá, sản
lượng thu hoạch ước đạt 3.880 tấn. Đến nay, có 12 xã đạt chuẩn nông thôn
mới nâng cao, 46 khu dân cư kiểu mẫu, 151 vườn mẫu; có 58/131 xã đạt
chuẩn nơng thơn mới (chiếm 44,3% tổng số xã), bình qn đạt 15,4 tiêu
chí/xã.

15


Dân số: 854.131 người;
Dân tộc: Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc chính cùng sinh
sống, đơng nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc Việt (Kinh) chiếm
27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tày
chiếm 2,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%.
Các lĩnh vực văn hóa-xã hội có bước phát triển so với cùng kỳ năm
trước, đời sống tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao.
Cơng tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, thanh tra, tư pháp cơ
bản ổn định.
2.2. Đặc điểm dân tộc trên địa bàn tỉnh Hồ Bình hiện nay
Hịa Bình là tỉnh có đơng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống.
Do đó, kết cấu dân số theo dân tộc (tộc người) được xem là một trong những
nét nổi bật trong dân số học ở Hịa Bình. Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra
dân số năm 2009, Hịa Bình có 6 dân tộc có số dân đơng hơn cả là dân tộc
Mường (64%), dân tộc Kinh (26%), dân tộc Thái (4%), dân tộc Tày (3%), dân
tộc Dao (2%), dân tộc Mông (0,3%); các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất thấp
(cộng chung là 0,7%).
Cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của nước nhà, đồng bào các dân
tộc tỉnh ln đồn kết, có ý chí khắc phục khó khăn, gian khổ, bền bỉ, phấn

đấu vươn lên trong phát triển KT-XH. Đồng thời, mỗi dân tộc đều thể hiện
được nét bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo, tạo nên nền văn hoá đa dạng,
phong phú, đặc sắc…
Về nguồn gốc lịch sử, với kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học,
khảo cổ học, dân tộc học..., thì hai dân tộc Mường, Việt từ ngàn năm trước
đây có chung tổ tiên là người Lạc Việt - chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn
rực rỡ ở Việt Nam.

16


Là một tộc người bản địa có cùng nguồn gốc xa xưa với người Kinh, sau
khi phân hóa thành hai tộc người với đầy đủ yếu tố của từng dân tộc, người
Mường tiếp tục lưu giữ và phát triển nền văn hóa của mình. Là chủ nhân lâu
đời nhất của mảnh đất Hịa Bình, ngay từ thời xa xưa, người Mường đã cư trú
ở khắp các huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Ở các vùng thấp, vùng thung lũng, nơi
có nhiều đồng ruộng, đặc biệt là ở 4 cánh đồng trù phú của Hịa Bình là:
Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động.
Người Mường sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, khai thác ruộng
nương để trồng trọt và chăn ni. Trong đời sống văn hố, nhiều giá trị nghệ
thuật, văn hoá của dân tộc Mường như mo Mường (đang trên hành trình
hướng tới di sản văn hóa thế giới), chiêng Mường (di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia), dân ca Mường, sử thi Đẻ đất - đẻ nước… vẫn được lưu giữ và được
đánh giá cao.
Người Kinh tới Hịa Bình khá muộn và đến rải rác vào nhiều thời điểm
khác nhau. Trong đó, có hai thời điểm quan trọng nhất là từ nửa sau thế kỷ
XVIII và từ những năm 60, 70 của thế kỷ XX, khi Nhân dân ta bắt đầu bước
vào xây dựng và kiến thiết đất nước, nhất là trong thời kỳ thực hiện kế hoạch
5 năm lần thứ nhất (1961-1965) và sau năm 1979, khởi cơng xây dựng cơng
trình thủy điện Hịa Bình. Hiện nay, cùng với quá trình đẩy mạnh CNH HĐH đất nước, đồng bào Kinh cùng với đồng bào các dân tộc trong tỉnh xây

dựng nơng thơn mới, giữ gìn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống.
Người Thái ở Hịa Bình thuộc ngành Thái Trắng, chủ yếu sinh sống ở
huyện Mai Châu. Người Thái chủ yếu là cư dân nơng nghiệp. Người Thái ở
Mai Châu vẫn cịn gắn bó với ngơi nhà sàn truyền thống và giữ được nét bản
sắc văn hóa truyền thống như lễ hội Xên Mường - Xên bản, múa xòe. Nhiều

17



×