Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Quản lý xã hội về dân tộc và tôn giáo quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn tỉnh điện biên hiện nay 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.71 KB, 40 trang )

TIỂU LUẬN
Môn: Quản lý xã hội về dân tộc và tơn giáo
Đề tài: QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TƠN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

3

NỘI DUNG

6

Chương 1:

6

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO 6
1.1. Một số khái niệm liên quan, đặc điểm của quản lý xã hội về tôn
giáo

6

1.2. Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung quản lý xã hội về tơn giáo

11

1.3. Vai trị và tầm quan trọng của quản lý xã hội về tơn giáo


15

Chương 2:

18

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TƠN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
18
2.1. Những yếu tố tác động đến việc quản lý xã hội về tôn giáo trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay
18
2.2. Thực trạng quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
hiện nay
22
2.3. Đánh giá công tác quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ hiện nay
30
Chương 3:

32

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI
GIAN TỚI
32
3.1. Phương hướng nhằm nâng cao công tác quản lý xã hội về tôn giáo
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
32
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý xã hội về tôn giáo trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
33
KẾT LUẬN

38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

39

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo vừa là một thực thể xã hội vừa là tổ chức xã hội, ra đời từ
hàng nghìn năm nay và sẽ tồn tại song song với sự phát triển của lồi người.
Tơn giáo ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội,
tâm lý, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia.
Việt Nam là một nước đa dân tộc, đa tôn giáo, với đời sống tôn giáo đa
dạng và khá phức tạp. Hiện nay, tôn giáo đã và đang trở thành nhu cầu tinh
thần của một bộ phận nhân dân, các hoạt động của tôn giáo được khôi phục và
phát triển mạnh mẽ, số người theo tôn giáo ngày càng tăng. Sự phát triển
mạnh mẽ của tôn giáo cũng khiến cho những thế lực xấu ra sức lợi dụng tôn
giáo, nhân quyền nhằm chống phá Đảng và nhà nước ta. Vì vậy, Đảng và Nhà
nước ta đã xác định phải tăng cường quản lý xã hội về hoạt động tôn giáo,
xem đây là một hoạt động thường xuyên liên tục của mỗi địa phương để vừa
đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh
chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để đi ngược lại lợi ích của nhân
dân, của dân tộc. Đây là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa quyết định sự
thành bại của cơng tác tơn giáo trong tình hình mới.

Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía
Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm, coi trọng
công tác quản lý tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, tỉnh Phú Thọ
đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong quản lý xã hội về tôn giáo. Tuy
nhiên, quản lý xã hội về tơn giáo vẫn cịn những tồn tại, hạn chế nhất định,
cùng với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm
ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Xuất phát từ thực trạng tôn giáo và công tác quản lý xã hội về tôn giáo
hiện nay tại tỉnh Phú Thọ, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý xã hội về


tôn giáo nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động tôn giáo luôn nằm
trong khuôn khổ pháp luật là nhu cầu cấp thiết trên địa bàn tỉnh tỉnh Phú Thọ
hiện nay. Chính vì những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Quản lý xã hội về
tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay” làm đề tài tiểu luận kết thúc
mơn của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tiểu luận làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng quản lý
xã hội về tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất phương
hướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác này ở tỉnh Phú Thọ trong
những năm tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, tiểu luận có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Một là. làm rõ các cơ sở lý luận quản lý xã hội về tơn giáo
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý xã hội về tôn giáo ở
tỉnh Phú Thọ hiện nay
Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả quản lý xã hội về tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý xã hội về tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tiểu luận chủ yếu tập trung nghiên cứu quản lý xã hội về
tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ.
Về không gian: Tiểu luận nghiên cứu quản lý xã hội về tôn giáo ở tỉnh
Phú Thọ hiện nay
Về thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2021
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn
giáo và quản lý xã hội đối với hoạt động tôn giáo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được dựa trên phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác – Lênin trong việc phân tích, xem xét vấn đề nghiên cứu. Ngồi ra
tiểu luận cịn sử dụng phương pháp lơgic, so sánh, phân tích- tổng hợp,
nghiên cứu tài liệu, tổng kết thực tiễn…
Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
kết cấu của Tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý xã hội về tôn giáo
Chương 2: Thực trạng quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ hiện nay
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý
xã hội về tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới


NỘI DUNG
Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO
1.1. Một số khái niệm liên quan, đặc điểm của quản lý xã hội về tôn
giáo
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm quản lý
Hoạt động quản lý đã xuất hiện từ lâu, nhưng thuật ngữ “quản lý” cho
đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Tùy từng mục tiêu và dưới các


góc độ nghiên cứu, người ta có thể đưa ra những quan niệm khác nhau về
quản lý.
Theo quan điểm của học thuyết Mác-Lênin, một trong những nguyên
nhân thúc đẩy sự ra đời của nhà nước trong lịch sử xã hội lồi người đó là nhu
cầu quản lý. Nhà nước ra đời quản lý xã hội nhằm tạo ra một trật tự xã hội có
lợi cho giai cấp thống trị (mà nhà nước là đại diện).
Khái niệm quản lý nói chung được đề cập trong sách “Một số thuật ngữ
hành chính” của Viện Nghiên cứu hành chính, Học viện Hành chính quốc gia
là “q trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý
nhằm đạt được mục tiêu quản lý” [a, tr.36]. Nói cách khác, quản lý là hoạt
động có ý thức của con người, nhằm sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành,
hướng dẫn, kiểm tra... các quá trình xã hội và hoạt động của con người để
hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác
định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất.
Hiện nay, các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý lại quan niệm, quản lý
là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã
đề ra và đúng với ý chí của người quản lý. Theo cách hiểu này, quản lý là việc
tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được mục đích của người

quản lý. Như vậy, cách tiếp cận này đã nói rõ cách thức quản lý và mục đích
quản lý.
Như vậy, quản lý được hiểu là sự tác động có tổ chức, quyền uy và có
định hướng của chủ thể lên khách thể, nhằm đạt được mục tiêu định trước.
1.1.1.2. Khái niệm quản lý xã hội
Ngày nay, quản lý xã hội khơng cịn là vấn đề mới mẻ, bởi nó được hình
thành và được các chủ thể quản lý sử dụng ở tất cả các lĩnh vực quản lý. Dưới
những góc độ tiếp cận khác nhau đã có những cách hiểu và định nghĩa khác
nhau về quản lý xã hội.


Quản lý xã hội là những tác động có ý thức của các chủ thể xã hội (cá
nhân hoặc tổ chức) vào xã hội nhằm sắp xếp và duy trì các phẩm chất đặc thù
của xã hội, đáp ứng sự tồn tại và phát triển xã hội trong tất cả các lĩnh vực
hoạt động của nó như lao động và học tập, văn hóa chính trị, tơn giáo và các
cơng tác xã hội khác.
Theo Giáo trình “Lý thuyết chung về quản lý xã hội” của tác giả Nguyễn
Vũ Tiến, khái niệm quản lý xã hội được hiểu như sau: “Quản lý xã hội là sự
tác động liên tục, có tổ chức của các chủ thể lên các lĩnh vực của đời sống xã
hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội) và các đối tượng có liên quan, nhằm
duy trì và phát triển xã hội theo quy luật khách quan và các đặc trưng của xã
hội” [b, tr.13].
Theo nghĩa rộng, quản lý xã hội là hiện tượng vốn có của các hệ thống
xã hội, bảo đảm duy trì tính vẹn toàn, sự đặc thù về chất, sự tái tạo và sự phát
triển của hệ thống xã hội đó.
Theo nghĩa hẹp, quản lý xã hội là sự tác động có ý thức, có hệ thống, có
tổ chức của chủ thể quản lý đến xã hội nhằm chấn chỉnh và hoàn thiện hoạt
động xã hội đó đạt mục đích đã xác định.
Từ hai cách tiếp cận trên, ta có thể hiểu quản lý xã hội là sự tác động có
tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đối với các hoạt động của đời

sống xã hội nhằm hướng tới mục tiêu nhất định.
1.1.1.3. Khái niệm về tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, xã hội đã có từ lâu trong đời sống tinh
thần của con người. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tơn giáo đã ảnh
hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hố, xã hội, đạo đức, lối sống
của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia khác nhau. Hiện nay tuỳ vào cách tiếp cận
và mục tiêu nghiên cứu, người ta đưa ra những khái niệm khác nhau về tôn
giáo.
Theo quan niệm của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh
bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng có trái tim, nó là tinh thần của trật tự


khơng có tinh thần” [5, tr.569]. Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn
giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu
óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống
hàng ngày…” [6, tr.437]. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin tơn giáo
là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh niềm tin của con người vào lực lượng
siêu nhiên và cho rằng lực lượng siêu nhiên này quyết định cuộc sống của họ.
Đồng thời, với niềm tin của con người vào lực lượng siêu nhiên nó thể hiện sự
bất lực của con người trước tồn tại xã hội đã sinh ra nó.
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm tôn giáo được thể hiện tại Khoản 5
Điều 2 Luật Tín ngưỡng, Tơn giáo năm 2016: “Tơn giáo là niềm tin của con
người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn
thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”. [10, tr.8]
Như vậy, rất khó có thể đưa ra khái niệm hay định nghĩa tơn giáo một
cách hồn chỉnh, được mọi người, mọi nhà nghiên cứu, nhà khoa học công
nhận với đầy đủ góc độ, khía cạnh khác nhau, nhưng có thể khẳng định tơn
giáo là hình thái ý thức xã hội, một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, đề cập
đến tơn giáo là nói đến hoạt động của con người, trong đó thể hiện mối quan
hệ giữa hai thế giới thực tế và hư ảo, của hai tính trần tục và thiêng liêng,

trong đó lực lượng siêu nhiên, siêu phàm chi phối đời sống vật chất và tinh
thần hàng ngày của con người (tín đồ).
1.1.1.4. Khái niệm quản lý xã hội về tôn giáo
Từ các khái niệm như đã trình bày ở phần trên, ta có thể đưa ra khái niệm về
quản lý xã hội về tôn giáo theo nghĩa như sau: Là một dạng quản lý xã hội
mang tính chất nhà nước, chức năng nhiệm vụ của nhà nước, là quá trình chấp
hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống
hành pháp để điều chỉnh các q trình tơn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn
giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định pháp luật.


1.1.2. Đặc điểm quản lý xã hội về tôn giáo
1.1.2.1. Đặc điểm về chủ thể quản lý xã hội về tôn giáo
Chủ thể quản lý xã hội về tôn giáo bao gồm: Chính phủ; Bộ Nội vụ; Ban Tơn
giáo Chính phủ; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Nội vụ; Cấp huyện; Cấp xã.
Theo quy định tại Điều 61, luật Tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016 về trách
nhiệm quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo như sau:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tôn giáo trong phạm vi cả nước.
Cơ quan quản lý nhà nước về tơn giáo ở Trung ương chịu trách nhiệm
trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo.
Đối với huyện khơng có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Uỷ ban nhân
dân huyện đồng thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp
xã quy định tại Luật Tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016.
1.1.2.2. Đặc điểm về đối tượng quản lý xã hội về tôn giáo
Đối tượng quản lý xã hội về tôn giáo gồm:
Tổ chức tôn giáo: Ở Việt Nam, tổ chức tôn giáo được coi là tổ chức xã
hội. Bởi vậy, việc hình thành, sáp nhập, giải thể…phải tuân thủ quy trình của
pháp luật.

Tín đồ, chức sắc, nhà tu hành: Là cơng dân Việt Nam, tín đồ, chức sắc
tơn giáo, nhà tu hành vừa mang những đặc điểm chung của người Việt Nam,
nhưng cũng mang những nét đặc trưng riêng của người có đạo.
Đối tượng quản lý xã hội về tơn giáo cịn có cả cơ sở vật chất phục vụ
các sinh hoạt tơn giáo như: đình, chùa, nhà thờ, văn miếu, văn thánh ... Cơ sở
thờ tự không đơn giản chỉ là một thực thể vật chất mà còn bao hàm ý nghĩa và
giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng. Ngồi ra cịn có các cơng trình khác có
liên quan phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng giáo dân, nó là tài sản
của giáo hội, đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo, được Nhà nước
cấp giấy chứng nhận và giao cho các tổ chức tôn giáo quản lý.


1.1.2.3. Quản lý xã hội về tơn giáo mang tính quyền lực nhà nước, sử
dụng cơng cụ pháp luật, chính sách về tôn giáo để quản lý
Quyền lực ở đây được hiểu là khả năng chi phối của một chủ thể đến một
khách thể trong mối quan hệ nào đó, nhằm đạt được một mục tiêu nhất định.
Theo đó, quyền lực của chủ thể quản lý nhà nước về tôn giáo hay cơ quan
quản lý nhà nước về tôn giáo được hiểu là khả năng chi phối lãnh đạo, quản lý
đến đối tượng quản lý (các chức sắc, nhà tu hành,...) trong mối quan hệ vận
động phát triển nhằm mục tiêu tổng thể, mục tiêu phát triển chung về kinh tế,
xã hội và các lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Quản lý xã hội về
tôn giáo là hoạt động thực thi quyền hành pháp, là sự tác động, điều chỉnh có
tổ chức tơn giáo do các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ Trung
ương đến cơ sở (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp) tiến hành.
1.2. Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung quản lý xã hội về tôn giáo
1.2.1. Mục tiêu quản lý xã hội về tôn giáo
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nhằm đảm bảo quyền tự do tôn giáo của nhân dân; tăng cường khối đại
đoàn kết dân tộc; để các hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ pháp
luật, việc thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối

với tôn giáo.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, cần hướng tới và
đạt được những mục tiêu chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, quản lý xã hội về tôn giáo trước hết phải bảo đảm được
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, quản lý xã hội về tôn giáo phải phát huy được những mặt tích
cực, khắc phục được những hạn chế, tiêu cực của tôn giáo đối với sự phát
triển của xã hội, chống lợi dụng tôn giáo chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa.


Thứ ba, quản lý xã hội đối với hoạt động tơn giáo phải thực hiện được
mục tiêu đồn kết đồng bào có tín ngưỡng, tơn giáo và đồng bào khơng có tín
ngưỡng, tơn giáo, tạo ra sức mạnh đại đồn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ tư, quản lý xã hội về tôn giáo phải đảm bảo sự tăng cường vai trò
của nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động tôn giáo.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý xã hội về tôn giáo
Quản lý xã hội đối với hoạt động tôn giáo khơng ngồi mục đích bảo
đảm cho hoạt động tơn giáo diễn ra trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp
luật vì lợi ích chung, trong đó có cả lợi ích của đồng bào có đạo và lợi ích của
các Giáo hội.
Quản lý xã hội về tơn giáo có một số nguyên tắc chính sau:
Một là, nguyên tắc đảm bảo cho mọi cơng dân được bình đẳng trước
Hiến pháp và pháp luật.
Bình đẳng trước pháp luật được coi là một nguyên tắc Hiến định, không
chỉ thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 mà cịn được cụ thể hóa trong các lĩnh
vực cụ thể của quan hệ pháp luật. Theo đó, cơng dân có quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các

tín ngưỡng, tơn giáo được pháp luật bảo hộ. Khơng ai được xâm phạm tự do
tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để làm trái pháp luật
và chính sách của nhà nước [11, tr.70].
Chỉ thị 37- CT/TW về cơng tác tơn giáo trong tình hình mới của Bộ
chính trị ngày 02/7/1998 cũng đã khẳng định: “Tơn trọng và bảo đảm quyền
tự do tín ngưỡng, tơn giáo và tự do khơng tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân.
Mọi cơng dân đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, không
phân biệt người theo đạo và người không theo đạo, cũng như giữa các tôn
giáo khác nhau” [4, tr.118].


Vì vậy, khơng phân biệt nghĩa vụ và quyền lợi của cơng dân vì lý do
tơn giáo, cơng dân theo tơn giáo và khơng theo tơn giáo đều bình đẳng trước
pháp luật, được hưởng mọi quyền lợi công dân, đồng thời có trách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ cơng dân. Đây là nguyên tắc đồng thời cũng là nội dung quan
trọng của quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Hai là, nguyên tắc đảm bảo tự do tôn giáo của công dân.
Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của con người đã xuất hiện từ xa xưa
trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội lồi người. Niềm tin tơn giáo
khó áp đặt cũng khơng dễ tước đoạt, nó tồn tại như nhu cầu khách quan của
đời sống hiện thực. Vì vậy, tại Điều 8 Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tơn giáo đã
khẳng định: “Khơng được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo để phá
hoại hịa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên
truyền chiến tranh, tuyên truyền trái pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia
rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự cơng cộng,
xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người
khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị
đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác” [13, tr.3]. Chính vì
những lý do trên nhà nước có trách nhiệm quản lý và điều chỉnh các hoạt
động của cá nhân và tổ chức tôn giáo sao cho những hoạt động ấy diễn ra

trong khuôn khổ của pháp luật, không ảnh hưởng đến xã hội.
Ba là, nguyên tắc về tính thống nhất giữa sinh hoạt tơn giáo và bảo tồn
giá trị văn hóa.
Sự tồn tại của tơn giáo cũng có nghĩa là sự bảo lưu văn hóa. Việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc khơng thể khơng quan tâm đến sinh
hoạt tín ngưỡng dân gian và tơn giáo truyền thống mà nhân dân ta lưu giữ qua
nhiều đời nay. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa đích thực khơng
thiếu những hiện tượng phản văn hóa có trong tơn giáo, những hủ tục cũ trỗi
dậy, mê tín dị đoan gia tăng, thương mại hóa trong tơn giáo phát triển…
những hiện tượng ấy trà trộn, thẩm thấu vào sinh hoạt tôn giáo làm vẩn đục


bầu khơng khí sinh hoạt tơn giáo lành mạnh. Quản lý xã hội đối về tôn giáo
làm sao vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời loại bỏ dần
những hiện tượng phản văn hóa trong sinh hoạt tôn giáo.
Bốn là, nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất, hài hịa lợi ích cá nhân,
cộng đồng và lợi ích quốc gia, xã hội.
Người có tín ngưỡng, tơn giáo và người khơng có tín ngưỡng, tơn giáo
thường có nhiều nhu cầu xuất hiện trong đời sống xã hội. Đối với tín đồ các
tơn giáo, nhu cầu tâm linh của họ được nhà nước coi trọng và tạo mọi điều
kiện để họ đáp ứng nhu cầu ấy. Nhưng ở vào một thời điểm nào đó đứng
trước nhiều nhu cầu thì ở đây địi hỏi tín đồ phải giải quyết hài hịa, thỏa đáng
giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể với lợi ích chung của xã hội. Thực hiện
nguyên tắc này đòi hỏi phải giải quyết tốt các xung đột, mâu thuẫn xuất hiện
giữa các chủ thể nói trên.
Năm là, những hoạt động tơn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp
của tín đồ phải được đảm bảo.
Những hoạt động tơn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân được
khuyến khích. Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, lợi
dụng tín ngưỡng, tơn giáo để chống lại Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ cơng dân, phá hoại sự nghiệp đồn
kết tồn dân, làm phương hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc và hoạt
động mê tín dị đoan đều bị lên án và xử lý vi phạm theo luật định.
1.2.3. Nội dung quản lý xã hội về tôn giáo
Một là, xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về
tôn giáo. Đây là hoạt động xây dựng và đưa ra các quyết định chính sách, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan đơn vị chun mơn phân tích,
xác định mục tiêu chính sách, giải pháp chính sách, đánh giá tác động của văn
bản quy phạm pháp luật về tôn giáo để đưa ra những lựa chọn chính sách
đúng đắn, các quy định của pháp luật về tơn giáo. Nhà nước xây dựng chính


sách, pháp luật về tôn giáo nhằm đảm bảo các quyền con người về tôn giáo,
đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo ra cơ chế quản lý đối
với các hoạt động tơn giáo. Chính sách, pháp luật về tôn giáo đặt trong mối
quan hệ với các quy định của pháp luật khác trong tổng thể hệ thống pháp luật
Việt Nam. Nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện các quyền
hiến định, luật định của con người và công dân về tôn giáo, kiểm soát việc
tuân thủ các quy định pháp luật về nội dung, thủ tục liên quan đến các quyền
con người về tơn giáo hay tự do tín ngưỡng, tơn giáo của người dân.
Hai là, quy định tổ chức bộ máy nhà nước về tôn giáo. Căn cứ vào quy
định của pháp luật hiện hành, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tơn giáo
bao gồm: Chính phủ; Bộ Nội vụ; Ban Tơn giáo Chính phủ; Các Bộ, ngành
khác có liên quan; các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.
Ba là, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tơn giáo. Tổ chức
thực hiện chính sách, pháp luật về tơn giáo là tồn bộ q trình chuyển hố ý
chí của chủ thể quản lý xã hội về tơn giáo trong chính sách, pháp luật thành
hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng.
Bốn là, phổ biến, giáo dục pháp luật về tơn giáo. Đây là hoạt động có
tổ chức của chủ thể nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật về tơn giáo có tác động

một cách thường xun, liên tục và lâu dài lên đối tượng được phổ biến, giáo
dục pháp luật về tơn giáo nhằm mục đích hình thành ở đối tượng tri thức pháp
luật, tình cảm pháp lý và hành vi xử sự phù hợp với các quy định của pháp
luật về tôn giáo hiện hành.
Năm là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác
tôn giáo
Sáu là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về tôn giáo.
Bảy là, quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo.


1.3. Vai trò và tầm quan trọng của quản lý xã hội về tơn giáo
Tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời là thực thể xã hội,
tôn giáo luôn biến động, phản ánh sự biến đổi của lịch sử nhân loại. Tôn giáo
ra đời từ những tiền đề kinh tế-xã hội, từ nguồn gốc tâm lý và nhận thức,
trong đó nguồn gốc kinh tế- xã hội giữ vai trị quyết định. hác cần tơn trọng và
bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo của nhân dân. Trong quá trình tồn
tại và phát triển của mình, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vực
thuộc đời sống xã hội của nhiều quốc gia. Bên cạnh xu hướng hành đạo cùng
dân tộc, thuần túy tôn giáo, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật cũng đã xuất hiện
hoạt động tơn giáo khơng bình thường, vi phạm pháp luật, lợi dụng tín
ngưỡng tơn giáo để hành nghề mê tín dị đoan. Ngồi ra, một số người lợi
dụng tự do tín ngưỡng tiến hành hoạt động chống đối chính quyền, kích động
tín đồ tạo điểm nóng tơn giáo gây mất ổn định chính trị...
Do đó, để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân, phát
huy những mặt tích cực, khắc phục hạn chế, tiêu cực, chúng ta cần phải tổ
chức quản lý xã hội để cho các hoạt động của đạo tôn giáo diễn ra phù hợp
với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù
hợp với sự phát triển và lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Việc tăng cường quản lý xã hội về tơn giáo có vai trị quan trọng, nó thể

hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất, hoạt động tơn giáo có liên quan đến tất cả lĩnh vực của đời
sống xã hội, với chức năng quản lý xã hội của mình, Nhà nước đóng vai trị
hết sức quan trọng trong việc quản lý tôn giáo và các hoạt động tôn giáo nhằm
đảm bảo trật tự của xã hội, duy trì sự phát triển của xã hội theo định hướng
của nhà nước, qua đó hiện thực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền
đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội.
Thứ hai, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo diễn ra trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đời sống tơn giáo, việc tăng cường


quản lý xã hội các hoạt động tôn giáo nhằm hiện thực hóa đường lối, chính
sách, pháp luật được hiện thực, tạo mối đồn kết gắn bó giữa đồng bào có đạo
và khơng có đạo trong khối đại đồn kết tồn dân tộc, tạo động lực cho sự
thành cơng của cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ ba, tăng cường quản lý xã hội về tôn giáo nhằm đập tan âm mưu
của các thế lực thù địch ln tìm mọi cách lợi dụng vấn đề tơn giáo để chống
phá cách mạng nước ta, tạo điều kiện để đồng bào lương – giáo tích cực tham
gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Thứ tư, Việt Nam đang trên con đường mở cửa, hội nhập để phát triển,
theo đó các thế lực thù địch cũng thông qua con đường hợp tác, liên doanh, du
lịch… thâm nhập vào những vùng nhạy cảm về tôn giáo, mua chuộc một số
chức sắc, tín đồ tơn giáo. Tăng cường quản lý xã hội đối với hoạt động tôn
giáo giúp cho việc hội nhập quốc tế của đất nước ta có nhiều thành cơng hơn.


Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
2.1. Những yếu tố tác động đến việc quản lý xã hội về tôn giáo trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc, là nơi có bề dày truyền
thống lịch sử và hàng nghìn năm văn hiến từ khi Vua Hùng dựng nước Văn
Lang. Với vị trí “ngã ba sơng”- điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và
sông Lô, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đơ Hà Nội, cách Hà Nội 80km về
phía Bắc. Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường
sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng
và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật
giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Phú Thọ có
hệ thống giao thơng thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy.
Phú Thọ nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đơng lạnh, nhìn
chung khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật ni đa dạng. Diện
tích đất khá lớn, đất đai có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho 1 số ngành
công nghiệp chế biến. Tài nguyên rừng của Phú Thọ được xếp vào những tỉnh
có độ che phủ rừng lớn so với các tỉnh trong cả nước (chiếm 42% diện tích tự
nhiên), cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Nằm ở
trung lưu của hệ thống sơng Hồng, hệ thống sơng ngịi của tỉnh phân bố tương
đối đồng đều, gồm 3 con sông lớn là Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô cùng
với hàng chục sông, suối nhỏ khác đã tạo ra nguồn cung cấp nước chủ yếu
cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, có điều kiện phát triển vận tải thủy,
ni trồng thủy sản, đủ nguồn nước mặt cung cấp cho yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội.


2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Từ năm 1997, tỉnh Phú Thọ được tái lập cho đến nay trải qua 24 năm
phấn đấu Đảng và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã tạo ra một diện mạo kinh tế - xã
hội mới.
Tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã

Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm
Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập. Thành phố
Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành
chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền
núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.
Trong những năm qua, phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Phú Thọ thực hiện
trong điều kiện có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, diễn biến
phức tạp hơn so với dự báo, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu xuất hiện
bất thường, đặc biệt là đại dịch Covid-19, tác động lớn đến sản xuất, đời sống
Nhân dân. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân
dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh, nhất là trong năm 2020, 2021 vừa tập trung
phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội,
về tổng thể trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh kết quả đạt
được khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 05 năm 2016 2020 đạt 7,58%; trong đó: Nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,68%, công
nghiệp - xây dựng tăng 10,84%, dịch vụ tăng 6,79%. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng nhanh tỷ
trọng của công nghiệp và dịch vụ. Hết năm 2020, cơ cấu GRDP ngành công
nghiệp - xây dựng chiếm 36,5%, dịch vụ 40,5%, nông lâm nghiệp 23% (tỷ lệ
cơ cấu tương ứng năm 2015 là 33,5% - 42,4% và 24,1%). Thu hút đầu tư kết
cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng then chốt đạt kết quả quan trọng, tạo sức lan
tỏa và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đời sống của người
dân nhìn chung ổn định, công tác an sinh xã hội được Đảng và Nhà nước từ
Trung ương đến địa phương quan tâm, hỗ trợ kịp thời. Hiện nay, tỉnh đã phổ


cập giáo dục tiểu học cho 13/13 huyện, thị, thành phố với 100% số xã, tỷ lệ
người biết chữ đạt 98,3% dân số.
Như vậy với những yếu tố tác động nêu trên, ta có thể thấy những đặc
điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ là những yếu tố tác động rất mạnh mẽ đến công tác quản lý xã

hội về tơn giáo, trong đó tác động lớn đến nội dung hoạt động tơn giáo có yếu
tố nước ngồi và cơng tác đấu tranh chống lợi dụng tơn giáo. Tuy nhiên quá
trình phát triển cũng nảy sinh những nhân tố tiêu cực; những hạn chế bất cập
và nó đang là những yếu tố gây kìm hãm sự phát triển của tỉnh, nó cũng ảnh
hưởng đến hiệu quả quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
2.1.3. Thực trạng tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 2 tơn giáo chính là đạo Phật và đạo Cơng
giáo với 230.935 tín đồ chiếm 17,76 % dân số tồn tỉnh.
Đạo Cơng giáo có 133.785 tín đồ, chiếm 10,29 % dân số; có 62 linh
mục thường trú và làm mục vụ; 04 linh mục, 01 tu sinh đang đi đào tạo tại
nước ngồi, 91 chủng sinh các khóa đang học tại các Đại chủng viện; 1080
chức việc, có 8 nhà Dịng Mến Thánh giá với 32 tu sĩ. Về tổ chức giáo hội:
trên địa bàn tỉnh có 42 giáo xứ với 149 giáo họ, 70 nhóm sinh hoạt tơn giáo
tập trung thuộc 2 giáo phận Hưng Hóa và Bắc Ninh (giáo phận Bắc Ninh có
giáo xứ Vân Cương gồm 2 họ giáo: Vân Cương và Vân Tập; họ giáo Bạch
Hạc thuộc giáo xứ Hoà Loan) và trên 20 loại tổ chức hội đồn tơn giáo thu
hút hàng chục ngàn tín đồ tham gia. Cơ sở tơn giáo có 128 nhà thờ, nhà
nguyện.
Đạo Phật có 97.150 phật tử chiếm 7,47 % dân số sinh hoạt tơn giáo tại
328 ngơi chùa, có 167 sư. Về tổ chức, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
tỉnh được thành lập và hoạt động 5 nhiệm kỳ; 13/13 huyện, thành, thị thành


lập Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện. Tại các địa phương đã
thành lập được 225 Ban Đại diện Phật giáo xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh cịn có đạo BaHa’i, đạo Tin lành và một số
đạo lạ hoạt động, cụ thể:
Phật giáo Nguyên thủy có 5 nhóm với 47 người.
Đạo BaHa’i có 10 tín đồ thuộc xã Kim Thượng và Xuân Đài, huyện
Tân Sơn (trong đó có 01 đang sinh sống tại địa phương cịn lại khơng có mặt

tại địa phương). Hiện nay chưa đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Đạo Tin lành: 11 tổ chức với 29 điểm nhóm đang hoạt động và 541 tín
đồ (trong đó có 13 nhóm với 351 tín đồ đã đăng ký sinh hoạt tơn giáo tập
trung)
Hoạt động của các hiện tượng tín ngưỡng, tơn giáo mới: Đồn 18 Phú
Thọ có 02 người, Hồng Thiên Long 130 người, Pháp môn Diệu Âm 40
người, Long hoa di lặc 39 người, Pháp Luân công 219 người." Hội thánh của
Đức chúa trời mẹ có 18 trường hợp, qua cơng tác vận động đến nay đã từ bỏ.
Nhìn chung, đồng bào các tôn giáo trong tỉnh tin tưởng vào đường lối
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cần cù, chịu khó lao động sản
xuất, đời sống vật chất, tinh thần từng bước được cải thiện. Công tác quản lý
xã hội về tơn giáo được chính quyền các cấp chú trọng, thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật, chưa phát hiện các âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn
giáo để xâm phạm An ninh Quốc gia.
Tuy nhiên, hoạt động tơn giáo trái phép vẫn cịn xảy ra, trong đó, nổi
lên và có dấu hiệu phức tạp là tình trạng lập ra nhiều hội, đồn tơn giáo trái
phép nhằm lơi kéo các tín đồ, củng cố phát triển về số lượng và cơ cấu tổ
chức; việc mua bán, hiến nhượng, sử dụng đất trái mục đích vào các hoạt
động tôn giáo, mở rộng cơ sở thờ tự trái phép, tự ý xây dựng các cơng trình
phụ trợ tơn giáo khi chưa được phép, đặt tượng không đúng quy định, tự ý



×