Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Quản lý xã hội về dân tộc và tôn giáo quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn tỉnh điện biên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.56 KB, 28 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN : QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO...3
1.1. Khái niệm quản lý xã hội về tôn giáo....................................................3
1.2. Chủ thể và nội dung quản lý xã hội về tôn giáo....................................3
1.2.1. Chủ thể của quản lý xã hội về tôn giáo...........................................3
1.2.2. Nội dung quản lý xã hội về tơn giáo...............................................4
1.3. Vai trị của quản lý xã hội về tôn giáo...................................................4
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY........................................................5
1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn
tỉnh Điện Biên.................................................................................................5
1.2. Thực trạng quản lý xã hội về tôn giáo ở tỉnh Điện Biên hiện nay........7
1.3. Kết quả đạt được của quản lỹ xã hội về tôn giáo...................................9
1.1. Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế.......................................14
1.1.1. Hạn chế..........................................................................................14
1.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại.................................16
1.2. Bài học kinh nghiệm............................................................................17
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN
GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG THỜI GIAN TỚI.......18
3.1. Phương hướng quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên
trong thời gian tới..........................................................................................18
3.2. Giải pháp quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong
thời gian tới...................................................................................................21


3.3. Kiến nghị quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên......21
KẾT LUẬN.........................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................25


MỞ ĐẦU
Tơn giáo khơng chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể
xã hội, ra đời và phát triển từ hàng nghìn năm nay. Từ khi ra đời, tôn giáo đã trải
qua những thăng trầm và không ngừng biến đổi theo sự biến đổi của tồn tại xã
hội, nhưng chung nhất, nó ln là một nhu cầu tinh thần của đa số nhân loại.
Trong q trình tồn tại và phát triển, tơn giáo có sức ảnh hưởng sâu sắc đến mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội và đến tập quán của nhiều quốc gia, của các tộc
người trong một quốc gia, theo cả hai chiều kích tích cực và tiêu cực. Việt Nam
là một quốc gia đa tôn giáo, bên cạnh các tôn giáo lớn có tổ chức với số lượng
tín đồ đơng đảo cịn có các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống. Tôn giáo
đã và đang trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, các hoạt động
của tôn giáo được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, số người theo tôn giáo ngày
càng tăng. Trong những năm qua, tình hình tơn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn
tỉnh Điện Biên nói chung và các huyện, xã , thị trấn nói riêng tương đối ổn định,
sinh hoạt tơn giáo và đời sống tín ngưỡng, tơn giáo diễn ra đúng với chủ trương,
chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước. Đại bộ phận chức sắc, nhà tu hành
và tín đồ các tơn giáo trong tỉnh an tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp đổi
mới của Đảng.Về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội; huyện Điện Biên đã tích
cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính
trị của địa phương. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn nổi lên các vấn
đề liên quan đến tôn giáo theo hướng tiêu cực như lợi dụng tôn giáo nhằm phá
hoại khối đại đoàn kết dân tộc,.... Tỉnh Điện Biên cũng có lượng người dân tộc
theo tơn giáo và công tác quản lý xã hội đối với tôn giáo còn nhiều vấn đề đáng
lưu tâm, Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình chung của tỉnh Điện Biên đã xảy ra
một số vụ việc bất ổn liên quan trực tiếp đến vấn đề tôn giáo như vấn đề Tin

Lành trong người Mơng, sự vụ Mường Nhé,…. Dó đó, vấn đề quản lý tôn giáo
đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh Điện Biên
nói chung và huyện Điện Biên nói riêng. Để làm tốt cơng tác này đòi hỏi chúng

1


ta phải đi từ cơ sở, từ gốc rễ. Tỉnh Điện Biên đóng vai trị làm hình mẫu quan
trọng cho các địa bàn khác trên tồn tỉnh từ đó tạo thành một lối quản lý hiệu
lực, hiệu quả, tạo điều kiện cho các mặt an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội –ổn định và phát triển trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tâm
linh, tơn giáo, tín ngưỡng chính đáng của người dân.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO
1.1.

Khái niệm quản lý xã hội về tơn giáo
Khái niệm Tơn giáo: Dưới góc độ pháp lý, tôn giáo được hiểu là “niềm tin

của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng
tôn thờ, giáo lý, giáo luật, nghi lễ và tổ chức” (Khoản 5, Điều 2, Luật Tín
ngưỡng, Tôn giáo năm 2016).
Khái niệm quản lý: Là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ
hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi
trường

Khái niệm quản lý xã hội: Là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý lên xã hội và các khách thể của nó, nhằm phát triển xã
hội theo quy luật khách quan và đặc trưng của xã hội.
1.2.

Chủ thể và nội dung quản lý xã hội về tôn giáo

1.2.1. Chủ thể của quản lý xã hội về tôn giáo
Một là Ban Tơn giáo chính phủ. Đây là cơ quan thuộc Chính phủ, thực
hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trong
phạm vi cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo.
Hai là cơ quan chuyên môn giúp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
quản lý nhà nước về công tác tôn giáo. Cơ quan chuyên môn làm công tác tôn
giáo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( sau đay gọi
chung là tỉnh) bao gồm 3 loại hình tổ chức: Ban Tơn giáo ( có con dấu, tài khoản
riêng), Ban tơn giáo ( có con dâu nhưng khơng có tài khoản riêng), Sở quản lý
nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực trong đó có quản lý cơng tác tơn giáo ( sau này
gọi chung là sở có chức năng quản lý công tác tôn giáo).
3


Ba là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân huyện, quận thị xã,
thành phố thuộc tỉnh quản lý nhà nước về công tác tôn giáo, Cơ quan chuyên
môn làm công tác tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh.
Bốn là công tác quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn. Đối với xã, khơng có tổ chức độc lập giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà
nước về công tác tôn giáo, phân công một ủy viên Ủy ban nhân dân kiêm
nghiệm, theo dõi, tổ chức thực hiện công tác tôn giáo trên địa bàn.
Năm là tách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành

viên trong công tác tôn giáo
1.2.2. Nội dung quản lý xã hội về tôn giáo
Đối với tổ chức tôn giáo một là xét duyệt, công nhận tổ chức tôn giáo. Hai
là xem xét việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực
thuộc. Ba là đăng kí hội đồn, dịng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể
khác. Bốn là quản lý, đào tọa chức sắc, nhà tu hành. Năm là quản lý việc phong
chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, ứng cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc tôn
giáo.
Về hoạt động tơn giáo thì xét duyệt chương trình hành động tơn giáo
thường xun và đột xuất. Hai là đăng kí người vào tu. Ba là tổ chức hội nghị,
đại hội của tổ chức tôn giáo. Bốn là quản lý việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo,
truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo. Năm là xét duyệt việc cải tạo, nâng cấp, xây
dựng mới cơng trình kiến trúc tơn giáo. Sáu là quản lý việc tổ chức quyên góp
của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tơn giáo. Bảy là xét duyệt q trình, phát hành,
xuất nhập khẩu văn hóa phẩm tơn giáo. Tám là xét duyệt các hoạt động từ thiện,
nhân đạo. Chín là xét duyệt các hoạt động quốc tế và đối ngoại tơn giáo.
1.3.

Vai trị của quản lý xã hội về tôn giáo

4


Thứ nhất, vai trị của tơn giáo được thể hiện khác nhau qua từng thời kỳ
lịch sử. Điều này cho thấy rằng, quản lý xã hội về tôn giáo rộng, phức tạp, liên
quan đến các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh, trật tự.
Thứ hai, quản lý xã hội về tôn giáo là một trong những chức năng của nhà
nước .để đảm bảo cho công dân có quyền tự do tơn giáo, theo hoặc khơng theo
một tơn giáo nào. Các tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự
của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tôn giáo

hoặc lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Thứ ba, trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là xu hướng tồn cầu hóa đã ảnh
hưởng mạnh mẽ đến hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta. Ngồi
pháp luật về tơn giáo là cơng cụ của nhà nước để điều chỉnh các hoạt động tơn
giáo, cịn chịu sự điều chỉnh của các điều ước Quốc tế mà Nhà nước tham gia ký
kết hoặc thừa nhận.

5


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY
1.1.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn
tỉnh Điện Biên
Về diện tích tự nhiên:tỉnh điện biên có diện tích tự nhiên: 9.562,9 km2

(theo nghị quyết số 45/nq-cp, ngày 25/8/2012 của chính phủ).
Về vị trí địa lý : điện biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng tây
bắc của tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ bắc và 102o10’ –
103o36’ kinh độ đông. Nằm cách thủ đô hà nội 504 km về phía tây, phía đơng
và đơng bắc giáp tỉnh sơn la, phía bắc giáp tỉnh lai châu, phía tây bắc giáp tỉnh
vân nam (trung quốc), phía tây và tây nam giáp chdcnd lào. Là tỉnh duy nhất có
chung đường biên giới với 2 quốc gia: trung quốc (dài 38,5km) và lào (dài 360
km). Trên tuyến biên giới việt – lào, ngoài 2 cửa khẩu đã được mở là huổi puốc
và tây trang, còn 3 cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ được mở. Trên tuyến biên
giới việt - trung sẽ mở cặp cửa khẩu a pa chải - long phú thành cửa khẩu quốc
gia. Đặc biệt, cửa khẩu tây trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng tây
bắc và cả nước, được chính phủ hai nước thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu

quốc tế và khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội
rất lớn để điện biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực
này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên á phía bắc, nối
liền vùng tây bắc việt nam với khu vực bắc lào - tây nam trung quốc và đơng
bắc mianma.
Về địa hình và khí hậu: Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa
hình của điện biên rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt
mạnh. Được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam
với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m. Địa hình thấp dần từ bắc xuống
nam và nghiêng dần từ tây sang đơng. Ở phía bắc có các điểm cao 1.085m,

6


1.162 m và 1.856 m (thuộc huyện mường nhé), cao nhất là đỉnh pu đen đinh cao
1.886m. Ở phía tây có các điểm cao 1.127m, 1.649m, 1.860m và dãy điểm cao
mường phăng kéo xuống tuần giáo. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng,
sông suối nhỏ hẹp và dốc. Trong đó, đáng kể có thung lũng mường thanh rộng
hơn 150km2, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và tồn vùng tây bắc.
Núi bị bào mịn mạnh tạo nên những cao nguyên khá rộng như cao nguyên a pa
chải (huyện mường nhé), cao nguyên tả phình (huyện tủa chùa). Ngồi ra cịn có
các dạng địa hình thung lũng, sơng suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích,
hang động castơ,... Phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhưng diện tích nhỏ.
Điện biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đơng tương đối lạnh
và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân
hố đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây khơ và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng
năm từ 21o – 23oc, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng
2 năm sau (từ 14o – 18oc), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 9 (25oc) - chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp hơn 500m. Lượng mưa hàng
năm trung bình từ 1.300 - 2.000mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo
dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76 - 84%.

Số giờ nắng bình quân từ 158 – 187 giờ trong năm; các tháng có giờ nắng thấp
là tháng 6, 7; các tháng có giờ nắng cao thường là các tháng 3, 4, 8, 9.
Về dân số Tính đến ngày 1 tháng 3 năm 2021, dân số của tỉnh điện biên là
598.856 người với mật độ dân số là 63 người/km². Trong đó, dân số nam là
303.436 người và dân số nữ là 295.420 người; dân số thành thị đạt 85,779
người, chiếm 14,3% dân số tồn tỉnh và dân số nơng thơn đạt 513.077 người,
chiếm 85,7% dân số toàn tỉnh.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của điện biên từ năm 2009 đến năm 2021 là 2
‰. Điện biên có 134.273 hộ gia đình với 24.646 hộ ở thành thị và 109.627 hộ ở
nông thôn.

7


1.2.

Thực trạng quản lý xã hội về tôn giáo ở tỉnh Điện Biên hiện nay
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 tơn giáo chính đang hoạt động gồm: Tin

lành, Cơng giáo, Phật giáo; ngồi ra cịn một số hiện tượng mang yếu tố tín
ngưỡng, tơn giáo và tà đạo như: Tín ngưỡng tâm linh Hồ Chí Minh, Pháp Mơn
Diệu âm, Pháp Luân công, Hội thánh Ðức Chúa Trời Mẹ, Bà Cơ Dợ, Giê Sùa.
Tính đến ngày 30/5/2020, tồn tỉnh có hơn 12.000 hộ với trên 68.000 người theo
tơn giáo, cư trú tại 674 thôn, bản, tổ dân phố thuộc 122 xã, phường, thị trấn trên
địa bàn 10/10 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, tỷ lệ người dân theo đạo Tin
lành chiếm đa số với 92,49% số hộ và 94,76% số người.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động tôn giáo tương đối ổn định, tuân thủ pháp
luật. Các điểm nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt tập trung chấp hành tốt các chủ
trương của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện theo đúng
chương trình, nội dung đăng ký hàng năm, các quy định của địa phương và nơi

cư trú... Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn cịn một số nhóm, phái cực đoan liên
quan đến đạo Tin lành hoạt động trái pháp luật như “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”,
“Hội thánh Ðức Chúa Trời Mẹ”. Ðây là những tơn giáo chưa được cơng nhận,
có yếu tố tà đạo, hoạt động lén lút dưới nhiều hình thức và được một số tổ chức,
cá nhân tôn giáo trong và ngoài nước chỉ đạo hoạt động và tài trợ tiền, kinh
sách. Một số đối tượng thường xuyên đến địa bàn củng cố niềm tin tôn giáo, chỉ
đạo hướng dẫn tuyên truyền phát triển đạo, tổ chức các hoạt động tôn giáo trái
pháp luật, lơi kéo kích động người dân viết đơn vu cáo chính quyền gây khó
khăn, cản trở sinh hoạt, hoạt động tôn giáo.
Xác định công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, do
vậy Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp chặt
chẽ trong triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, tham mưu giải quyết các
hoạt động liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo. Theo đó, các cơ quan chức năng
đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật
Nhà nước về tôn giáo; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước
8


về tôn giáo cho cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang từ tỉnh đến cơ sở. Thời
gian qua, UBND tỉnh đã ban hành hàng loạt văn bản nhằm cụ thể hoá các văn
bản quy phạm pháp luật của Trung ương về công tác tôn giáo như: Văn bản số
649/UBND-KT ngày 13/3/2019 về phối hợp, quản lý, hướng dẫn tổ chức lễ hội
Phật giáo mùa Hoa Ban lần thứ 5 và kỷ niệm 5 năm thành lập Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh Ðiện Biên; Văn bản số 125/UBND-NC ngày 11/4/2019 về tăng
cường công tác quản lý và chấn chỉnh một số hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo
liên quan đến đạo Phật trên địa bàn tỉnh Ðiện Biên… Công tác kiện toàn, củng
cố tổ chức, bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước
về tơn giáo đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Hiện nay, tỉnh ta đã
thành lập Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ chuyên trách theo dõi, tham mưu
cho UBND tỉnh quản lý các hoạt động tôn giáo trên địa bàn; 10/10 huyện, thị xã,

thành phố đã bố trí từ 1- 2 cán bộ, chuyên viên phụ trách, theo dõi (kiêm nhiệm)
công tác tôn giáo. Các cấp chính quyền ln quan tâm, tạo điều kiện để chức
sắc, tín đồ tơn giáo được thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo; thực hiện
các lễ nghi trong khuôn khổ của pháp luật. Triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng,
tơn giáo, Ban Tơn giáo đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện,
tập trung tuyên truyền phổ biến pháp luật về tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, viên
chức làm công tác tôn giáo và các chức sắc, chức việc của các tôn giáo trên địa
bàn tỉnh. Các tôn giáo được hướng dẫn đăng ký hoạt động theo quy định của
pháp luật.
Về Phật giáo, huyện Điện Biên có Ban Trị sự Giáo Hội Phật giáo tỉnh
Điện Biên hoạt động tôn giáo tại 03 địa điểm là chùa Linh Sơn (xã Thanh
Luông), chùa Linh Quang (xã Thanh Nưa) và khu tưởng niệm các anh hùng liệt
sỹ đồi Tông Khao với 05 chức sắc và 21 người trong Ban Trị sự đang sinh hoạt
tôn giáo tại đây.
Về đạo Cơng giáo,tính đến thời điểm hiện tại có 21 hộ, 50 tín đồ, 02 chức
sắc (Linh mục Quản xứ, Phó Quản xứ) sinh hoạt tơn giáo .Các tín đồ và tổ chức

9


tôn giáo thuộc Giáo xứ Điện Biên hoạt động theo đường hướng “Sống phúc âm
giữa lòng dân tộc”, tập trung vào việc củng cố tổ chức, kiện toàn nhân sự. Hoạt
động tôn giáo của đạo Công giáo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và
ln được chính quyền các cấp quan tâm tạo điều kiện.
Về đạo Tin lành, đến nay tồn huyện có 06 hệ phái khác nhau với 2.185
tín đồ. Có 18 Ban Chấp sự, 18 nhóm trưởng, gồm các hệ phái (cả các hệ phái đã
được công nhận tư cách pháp nhân và chưa được công nhận tư cách pháp nhân)
gồm: Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền bắc), Liên hữu Cơ Đốc, Phúc Âm
ngũ tuần, Liên Đoàn Truyền giáo Phúc âm, Cơ đốc phục lâm, Giám lý liên hiệp
Việt Nam. Trong số 18 diểm nhóm trên có 02 điểm nhóm (Bản Sơn Tống xã Na

Tơng và bản Huổi Un xã Mường Pồn) đã được UBND xã cấp Chứng nhận đăng
ký sinh hoạt.
1.3.

Kết quả đạt được của quản lỹ xã hội về tôn giáo
Thứ nhất, công tác xây dựng các văn bản pháp luật và triển khai thực hiện

các văn bản pháp luật về công tác tơn giáo. Cơng tác xây dựng văn bản pháp luật
đóng vai trị quan trọng trong hệ thống và cơng tác quản lý xã hội đối với tôn
giáo, là bàn đạp để củng cố hệ thống văn bản pháp luật, đóng vai trò phản biện
giúp việc đưa ra các văn bản pháp luật về tôn giáo đã phù hợp hơn, khách hơn.
Đây chính là cơng tác khơng thể thiết đối với bất kì lĩnh vực quản lý nào nói
chung và cơng tác tơn giáo nói riêng. Triển khai thực hiện các văn bản pháp luật
về công tác tôn giáo là một bước quan trọng để mang lại hiệu quả quản lý tốt.
Việc thực hiện đúng với hệ thống văn bản pháp luật phù hợp sẽ có tác động thúc
đẩy mặt cơng tác theo đúng chiều hướng, ngược lại nếu yếu kém sẽ dẫn đến hậu
quả khôn lường.
Thứ hai, về công tác tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về
tôn giáo. Hiện nay, vấn đề tổ chức bộ máy làm cơng tác tơn giáo của hệ thống
chính trị nước ta mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng thực chất vẫn còn

10


nhiều vấn đề phải tiếp tục tháo gỡ, nhằm tạo ra sự thống nhất từ trên xuống
dưới. Vẫn có tình trạng bộ máy làm cơng tác tơn giáo cịn “khập khiễng”, nơi có
nơi khơng; nơi tổ chức theo mơ hình này, nơi theo mơ hình khác. Vấn đề củng
cố tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo hiện nay, thiết nghĩ nên chú trọng hơn
đến bộ máy quản lý xã hội các cấp, nhất là cấp huyện, xã. Đến thời điểm hiện
nay, bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý xã hooji về tôn

giáo ở các cấp trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được củng cố, kiện toàn đầy đủ.
Thứ ba, về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ tôn giáo. Tỉnh
Điện Biên nhận thức được tầm quan trọng và cái gốc chính là cán bộ nên từ năm
2010 đến nay đã định kỳ tổ chức tập huấn về tôn giáo cho cán bộ từ cấp xã cho
đến cấp huyện ít nhất 1 lần trên năm. Trong các buổi tập huấn, cán bộ được phổ
biến quán triệt về đường lối, chủ trương, pháp luật về tơn giáo theo tình hình
nhận định thực tại, phổ biến về tình hình thực tế ở chính tỉnh Điện Biên và
huyện Điện Biên, đặc biệt đây là một trong những thành tựu quan trọng đạt
được.
Nhìn chung, công tác bồi dưỡng, nâng cao cho cán bộ làm công tác tôn
giáo trên địa bàn huyện Điện Biên đã đạt được những kết quả tiến triển tốt theo
chiều hướng đi lên từ năm 2010 cho đến nay. Đây có thể coi là mặt chủ chốt
giúp huyện Điện Biên giữ vững an ninh, chính trị, trong khi tại địa bàn tỉnh Điện
Biên đã xẩy ra vấn đề bạo động ở huyện Mường Nhé liên quan đến điểm nóng
tơn giáo vào cuối năm 2010 đầu năm 2011.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, đấu tranh với các loại hình đạo lạ chưa
được cấp phép xâm nhập vào huyện Điện Biên. Việc ngăn chặn sự xâm nhập
của các loại hình đạo lạ ln được quan tâm kịp thời, nên chưa để xảy ra vấn đề
gì làm bất ổn an ninh, xã hội tại địa bàn của huyện. Cụ thể, sự tác động, tuyên
truyền từ các phương tiện thông tin đại chúng từ bên ngồi Manila (Plippin) phát
bằng tiếng Mơng nhằm rao giảng, tun truyền người Mơng có Chúa, muốn
tránh được tai họa và có cuộc sống sung sướng thì phải theo Chúa… dẫn tới một
11


bộ phận đã tin theo cái gọi là “Vàng Chứ” trong đó có bộ phận người Mơng ở
huyện Điện Biên. Họ được chính quyền phối hợp với các ban ngành, lực lượng
biên phòng vận động, thuyết phục quay lại với tín ngưỡng bản địa. Cơng tác
tun truyền, vận động đối với các đối tượng này được đẩy mạnh thực hiện từ
năm 2011 cho đến nay và đạt kết quả tốt.

Thứ năm, quản lý hoạt động của chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo và
quản lý hoạt động của tổ chức tôn giáo. Hoạt động của chức sắc, nhà tu hành các
tôn giáo và hoạt động tổ chức tôn giáo ln diễn biến theo thời gian, ln có sự
biến đổi, địi hỏi các cơ quan thực hiện cơng tác quản lý phải bám sát, theo dõi,
có tác động để những hoạt động của chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo và của tổ
chức tôn giáo đi đúng với văn hóa, đạo đức, pháp luật, đóng góp vào khối đại
đồn kết dân tộc. Tỉnh Điện Biên nắm được diễn biến không ngừng nên trong
những năm qua luôn luôn bám sát, có những tác động hợp lý đối với hoạt động
cả các chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo nên
việc quản lý diễn ra đến hiện tại là tốt, chưa xẩy ra vấn đề ảnh hưởng đến an
ninh chính trị, xã hội, bất đồng với tín đồ theo đạo trên địa bàn huyện Điện Biên.
Thời gian gần đây, công tác phối hợp đấu tranh chống việc lợi dụng tôn
giáo trên địa bàn tỉnh được các cơ quan chức năng chú trọng. Các sở, ban,
ngành, chính quyền các cấp tăng cường cơng tác nắm tình hình, thường xun rà
sốt, đánh giá thực trạng sinh hoạt, hoạt động tơn giáo của các điểm nhóm, các
tổ chức tôn giáo trên địa bàn. Thực hiện quản lý, theo dõi chặt chẽ các đối tượng
từ bên ngoài đến địa bàn tỉnh tìm hiểu tơn giáo và tun truyền, thực hiện các
hoạt động có liên quan đến tơn giáo; kịp thời ngăn chặn một số đối tượng chuẩn
bị tổ chức tuyên truyền, giảng đạo trái pháp luật. Tranh thủ các chức sắc, chức
việc, người có uy tín, động viên họ tích cực tham gia cơng tác vận động tín đồ
khơng tin theo luận điệu tun truyền lập “Nhà nước Mông”, không di cư,
không xuất cảnh trái phép; không tập trung đông người gây rối an ninh trật tự.

12


Không ngừng nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về tơn giáo, những
năm qua, tình hình tơn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, các quyền cơ bản
của chức sắc, tín đồ được đảm bảo đã tạo sự đồng thuận giữa chính quyền và
giáo hội; những vụ việc liên quan đến tôn giáo phát sinh trên địa bàn cơ bản

được giải quyết tốt, tình hình an ninh chính trị được giữ vững. Xu hướng đối
thoại, hợp tác giữa các tơn giáo với chính quyền ngày càng được củng cố, tăng
cường; sinh hoạt tôn giáo cơ bản tuân thủ pháp luật, giáo hội các tôn giáo
thường xuyên phối hợp hướng dẫn, vận động các chức sắc, tín đồ thực hiện
phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào thi đua
yêu nước tại địa phương.
Cấp ủy, chính quyền trong tỉnh ln tơn trọng, đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng tơn giáo và khơng tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân theo quy định pháp
luật. Các tổ chức, chức sắc, tín đồ tơn giáo được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt
động. Hiện nay, Điện Biên đã chấp thuận và công nhận cho 2 tổ chức tôn giáo
thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc và thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở là Giáo
hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên và Giáo xứ Điện Biên. Riêng với đạo Tin
lành, chính quyền cơ sở đã cấp giấy chứng nhận đăng ký sinh hoạt cho 50 điểm
nhóm. Đây là điều kiện quan trọng để các hoạt động tôn giáo sinh hoạt ổn định,
đi vào nề nếp và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Hệ thống tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp
được quan tâm củng cố, kiện toàn. Hiện nay tỉnh đã thành lập Ban Tôn giáo
thuộc Sở Nội vụ; ở cấp huyện, các phịng nội vụ phân cơng 1 lãnh đạo và 1
chun viên phụ trách, theo dõi công tác tôn giáo; ở các xã có tơn giáo đều bố trí
1 phó chủ tịch UBND xã phụ trách và 1 công chức xã kiêm nhiệm, hoặc cán bộ
bán chuyên trách theo dõi công tác tôn giáo. Thông qua hệ thống tổ chức bộ
máy, cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo đã giúp cho công tác
quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo đi vào nền nếp, giải quyết kịp thời
nhiều vấn đề, sự vụ liên quan tới hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Mặt trận

13


Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia tích cực vào cơng tác tun
truyền, vận động nhân dân, nhất là tăng cường đoàn kết giữa đồng bào có tơn

giáo và đồng bào khơng tơn giáo, giúp cho đồng bào có tơn giáo sống tốt đời,
đẹp đạo, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, xây dựng khối đồn kết
các dân tộc. Chính quyền các cấp luôn quan tâm, tạo điều kiện để chức sắc, tín
đồ tơn giáo được thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo; thực hiện các lễ
nghi trong khn khổ pháp luật; quan tâm thăm hỏi, động viên, chúc mừng các
tổ chức tôn giáo nhân các dịp lễ; xây dựng xu hướng đối thoại, hợp tác giữa
chính quyền với tổ chức tôn giáo trong giải quyết các vấn đề liên quan tới tơn
giáo... Do đó, tình hình tơn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định; các chức sắc,
tín đồ sinh hoạt tơn giáo thuần túy, tn thủ pháp luật, tích cực tham gia các
phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Những kết quả nêu trên là sự chuyển biến tích cực trong cơng tác quản lý
Nhà nước về tôn giáo và thực hiện pháp luật về tơn giáo ở Điện Biên. Tuy nhiên,
bên cạnh đó các thế lực thù địch lợi dụng đức tin và sự thật thà, chất phác của
người dân, nhất là người dân vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, trình độ
cịn hạn chế để tuyên truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo người dân theo các tà
đạo, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Trong khi đó, địa
bàn tỉnh rộng, địa hình hiểm trở, đường biên giới dài; năng lực, trình độ của một
bộ phận cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tơn giáo cịn hạn chế; việc
nắm và quản lý địa bàn, đối tượng ở cơ sở thiếu sâu sát... dẫn tới việc xử lý các
tình huống phát sinh có việc hiệu quả chưa cao.
1.1.

Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế

1.1.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý xã hội về tôn
giáo tại tỉnh Điện Biên vẫn còn những hạn chế tồn tại, vướng mắc như: hạn chế
trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình

14



theo quy định pháp luật, hạn chế về nguồn nhân lực và kinh phí. Cụ thể như: đội
ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ thực hiện công tác tơn giáo ở cơ sở
hoạt động kiêm nhiệm cịn nhiều, trình độ chun mơn, nghiệp vụ chưa đồng
đều, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn.
Nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác tơn giáo được xác định,
có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các
cấp không ổn định, bố trí chưa đạt tiêu chuẩn, u cầu cơng tác, còn “tay ngang”
trong hoạt động xây dựng và thực thi chính sách pháp luật về tơn giáo. Việc bố
trí ngân sách, quản lý, sử dụng kinh phí để tổ chức các hoạt động tơn giáo cịn
lúng túng, khó khăn, chưa kịp thời. Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ
cho cơng tác tơn giáo cịn thiếu, nhất là ở cơ sở. Khả năng huy động các nguồn
lực xã hội để phục vụ cho công tác tôn giáo, chế độ đãi ngộ cán bộ làm công tác
tôn giáo chưa được quan tâm đúng mức, vấn đề hợp tác quốc tế về tơn giáo vẫn
cịn hạn chế.
Việc phối hợp trong công tác tôn giáo đôi khi vẫn chưa thống nhất, phối
hợp chưa tốt, chưa đồng bộ, chưa được chú trọng, hiệu lực và hiệu quả chưa cao,
thậm chí đùn đẩy trách nhiệm trong công tác quản lỹ xã hội về tôn giáo trên địa
bàn. Một số cán bộ, công chức làm công tác quản lỹ xã hội về tôn giáo, nhất là ở
các địa phương trên địa bàn tỉnh còn nhận thức giản đơn về chính sách pháp luật
về tơn giáo, cịn đồng nhất chính sách tơn giáo là pháp lệnh về tín ngưỡng tơn
giáo hay Luật Tín ngưỡng, Tơn giáo mà không xem xét đây là một tập hợp các
văn bản có liên quan trong lĩnh vực tơn giáo. Cũng như, chưa phân biệt rõ ràng
giữa quản lỹ xã hội về tín ngưỡng và quản lỹ xã hội về tơn giáo, nhất là trong
giai đoạn “chuyển giao” Luật Tín ngưỡng, Tơn giáo năm 2016 thay thế Pháp
lệnh tín ngưỡng, tơn giáo trước đây đã ảnh hưởng đến q trình triển khai chính
sách pháp luật mới về tơn giáo vào trong đời sống thực tiễn tại địa phương trên
địa bàn tỉnh.


15


Còn tồn tại ở một vài xã, địa bàn, cấp ủy, chính quyền, cán bộ làm cơng
tác tơn giáo chưa nhận thức đúng đắn chủ trương, chính sách tơn giáo của Đảng
và Nhà nước, chưa làm tốt công tác hướng dẫn, vận động chức sắc tín đồ tơn
giáo.
Trong thời gian qua, sinh hoạt của các tôn giáo tại tỉnh Điện Biên diễn ra
bình thường, tuy nhiên trong từng tơn giáo, nhất là Cơng giáo và Tin lành cũng
cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp liên quan đến ổn định chính trị như vấn đề cơ
sở thờ tự, tụ họp sinh hoạt tôn giáo,… gây hoang mang trong quần chúng, tín đồ.
Một số phần tử quá khích trong Tin lành móc nối với nước ngồi hoạt động tơn
giáo phức tạp… Những vấn đề này hiện nay còn gặp nhiều lúng túng trong xử lý
và giải quyết theo quy định của pháp luật.
Công tác quản lý xã hội đối với các hệ phái Tin lành chưa được công nhận
tư cách pháp nhân cịn lúng túng; một vài nơi có biểu hiện quản lý cứng nhắc, có
nơi lại có biểu hiện bng lỏng, chưa kiên quyết đấu tranh với những hành vi
lệch lạc, sai trái,vẫn cịn tình trạng truyền đạo chưa đăng ký xin phép và lợi
dụng tôn giáo tiến hành hoạt động phức tạp, nhiều người còn lợi dụng nơi thờ tự
để hành nghề mê tín. Đây là mầm mống gây mất ổn định an ninh chính trị, trật
tự an tồn xã hội, Tình trạng này hiện vẫn đang tồn tại ở một số tơn giáo. Việc
đăng ký điểm nhóm cho Tin lành tuy năm nào cũng đăng ký mới cho những
điểm nhóm mới nhưng vẫn tồn tại song song là những điểm nhóm hoạt động trái
phép, khơng có đăng ký với chính quyền, việc này trải dài từ năm 2010 đến nay
vẫn chưa giải quyết được, cịn thiếu xót, cịn chậm chạp.
Chế độ thơng tin, báo cáo về tình hình tơn giáo từ xã đến huyện và các
ngành, đồn thể được duy trì thường xuyên; tuy nhiên, một số nơi chưa thực
hiện nghiêm túc, nhất là các báo cáo nhanh về các vấn đề tơn giáo có diễn biến
phức tạp, dẫn đến việc xử lý thiếu đồng bộ, kịp thời. Kèm theo đó là tình trạng
các báo cáo từ năm 2015 đến 2020 còn quá sơ bộ, thiếu đi sâu vào từng mảng, rõ

ràng và chi tiết.
16


Đặc biệt năm 2019 việc đánh giá lại các văn bản tôn giáo được áp dụng,
quan tâm, quán triệt nhưng tồn tại một số vấn đề như một số cụm từ trong Pháp
lệnh chưa được giải thích dẫn đến cách hiểu khơng đúng, khơng đầy đủ, gây khó
khăn, lúng túng trong q trình triển khai thực hiện từ phía cơ quan Nhà nước
cũng như tổ chức, cá nhân tôn giáo như: tín ngưỡng, tơn giáo, sinh hoạt tơn
giáo…; chưa phân cơng rõ ràng cho cơ quan nào có chức năng quản lý hoạt
động tín ngưỡng, hoạt động của các tổ chức chưa được cấp đăng ký, việc xử lý
giải quyết các hiện tượng “đạo lạ”, “tà đạo. Khó phân biệt sự khác nhau giữa
“đăng ký hoạt động tôn giáo” hoặc “đăng ký sinh hoạt tôn giáo” được quy định
tại Pháp lệnh và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số
01/2005/CT-TTg, ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công
tác đối với đạo Tin lành phần “đăng ký sinh hoạt đạo”. Tuy luật Tín ngưỡng,
Tơn giáo năm 2016 đã phần nào tháo gỡ khó khăn này nhưng đến tận bây giờ
vẫn còn bỡ ngỡ đối với những cán bộ làm công tác tôn giáo khi triển khai trên
thực tiễn.
Trình độ cán bộ tuy đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên
đúng mức nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ , nhưng để thực hiện trên thực
tế thì có những nơi cịn chậm chạp, thiếu nhanh nhạy nhiều nơi điều kiện trang
thiết bị vật chất và điều kiện làm việc của cơ quan chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn.
1.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại
Thứ nhất, hệ thống văn bản quy định về hoạt động tơn giáo của Nhà nước
cịn chưa hồn thiện, chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước
trong quá trình hội nhập quốc tế, đang đặt ra khơng ít vấn đề mới về tơn giáo.
Nhất là trước năm 2016 khi chưa ban hành Luật tín ngưỡng, tơn giáo.
Thứ hai, do hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ

trung ương đến tỉnh, huyện thì có sự thống nhất, nhưng đến cơ sở thì lại khơng

17


có riêng biệt, chun mơn sâu mặc dù điều kiện thực tế đang u cầu có chun
mơn sâu về tơn giáo đến tận từng cơ sở.
Thứ ba, trình độ cán bộ cũng như trang bị cơ sở vật chất và điều kiện làm
việc của cơ quan làm công tác quản lý tơn giáo đối với tơn giáo cịn nhiều bất
cập. Đại đa số cán bộ làm công tác này là trái ngành, trái nghề hoặc là kiêm
nhiệm, lại chưa được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về sâu về công tác tôn giáo.
Thứ tư, các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong ln tìm cách
móc nối, ni dưỡng những phần tử xấu chống đối trong nước, chỉ đạo hoạt
động chống giáo hội, chống Nhà nước ta để bọn xấu trong và ngoài nước tạo cớ
vu cáo Nhà nước ta vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tín ngưỡng tơn giáo.
Đặc biệt với người dân tộc Mơng theo Tin lành, vì trình độ dân trí thấp song
song với đời sống kinh tế thấp kém khiến các thế lực dễ lôi kéo, lợi dụng.
1.2.

Bài học kinh nghiệm
Trước hết, để làm tốt cơng tác tơn giáo, cần có sự thống nhất nhận thức

của tồn hệ thống chính trị trên cơ sở thấm nhuần các chủ trương, đường lối của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo và cơng tác
tơn giáo trong tình hình mới. Sự thống nhất về nhận thức chính là cơ sở để triển
khai có hiệu quả cơng tác tơn giáo, tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn
giáo và nhân dân thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước. Cần thấy rõ rằng, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ hai, trong công tác tôn giáo, cần thấu suốt quan điểm: Nội dung cốt

lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Bởi vậy, công tác
tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo phải thực hiện tốt phương châm
“Trọng dân, gần dân, thân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”.
Thứ ba, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo muốn đạt hiệu quả tốt,
trước hết cần nắm thật chắc tình hình tơn giáo ở địa phương, thường xuyên tiếp
18



×