Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đồ án logistics của cty cp petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.74 KB, 4 trang )

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của
xăng dầu, là nguồn năng lượng thống trị trong thế giới cơng nghiệp hóa. Xăng dầu dần trở
thành một nguồn nhiên liệu thiết yếu trong đời sống xung quanh con người và được sử
dụng phục vụ vào việc vận chuyển, cung cấp năng lượng cho nhiều phương tiện giao thơng
và cũng nắm giữ vai trị quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, giao thông vận tải, thương
mại, du lịch và trong đời sống xã hội hiện nay. Bên cạnh đó xăng dầu cũng có những tác
động cụ thể đến mặt chiến lược và nền kinh tế quốc dân của một số quốc gia như là về an
sinh xã hội và kinh tế, việc giá xăng dầu tăng giảm khơng ổn định gây ra những khó khăn
cho đời sống sinh hoạt của người dân luôn là một thách thức cho chính phủ của quốc gia
đó. Về nước ta, Việt Nam vẫn còn là một quốc gia đang trên đà phát triển nên vẫn chưa
thể tự chủ hoàn toàn được nguồn cung xăng dầu mà phải nhập khẩu nhiều dầu mỏ như Ả
Rập Saudi, Nga,... để đáp ứng và đảm bảo nhu cầu năng lượng để duy trì hoạt động sản
xuất kinh doanh và hoạt động đời sống xã hội. Hiện nay ta đã có một số các nhà máy lọc
dầu trong nước như nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc Cơng ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình
Sơn (BSR) với cơng suất thiết kế 6,5 triệu tấn dầu thơ/năm và Liên hợp lọc hóa dầu Nghi
Sơn (NSPR) thuộc cơng ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn với công suất thiết kế 10 triệu
tấn dầu thô/năm cũng chế biến một lượng nhất định để sản xuất xăng dầu tuy nhiên vẫn
chưa thể đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu cả nước. Việc nhập khẩu và sản xuất xăng dầu
thường phải thích ứng với biến động giá dầu thô thế giới. Dù nguồn cung xăng dầu trong
nước được đảm bảo gần 80% nhu cầu tiêu thụ, chỉ nhập khẩu hơn 20%, nhưng thực tế,
mức chi ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu thành phẩm và dầu thô phục vụ các nhà máy lọc dầu
sản xuất xăng dầu hàng năm vẫn rất lớn.
Cùng với sự căng thẳng về chính trị giữa các quốc gia và đại dịch covid-19 trên thế giới
đã có những tác động ít nhiều đến ngành xăng dầu của Việt Nam. Năm 2021, giá xăng Việt
Nam đã có tận 16 lần tăng giá cao hơn gấp 3 lần số lần giảm vì vậy giá bán lẻ xăng đã tăng
41% trong năm 2021 so với năm 2020. Ngoài ra trong năm 2020, một trong những nguồn
cung xăng dầu của nước ta là Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đã không thể cung ứng đủ sản


lượng được đề ra dẫn đến tình trạng khó khăn và khan hiếm góp phần tăng giá xăng dầu.
Và theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng năm 2022, Việt Nam nhập khẩu
gần 10 triệu tấn dầu thô, trị giá gần 6,5 tỷ USD, tăng 20,3% về lượng và tăng 60,5% về trị
giá so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài ra, cả nước còn nhập trên 7,1 triệu tấn xăng dầu, trị
giá 7,34 tỷ USD, tăng lần lượt 22,8% và 123,8% so với cùng kỳ. Theo Vụ Thị trường trong
nước (Bộ Công Thương), tổng nguồn cung xăng dầu từ 2 nguồn nhập khẩu, sản xuất 5
tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 9,779 triệu m /tấn, trong đó nhập khẩu chiếm 42,64%, sản
xuất trong nước chiếm 52,36%.
3

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là một doanh nghiệp trọng yếu của nhà nước
được thành lập theo chỉ định của Bộ Thương Nghiệp, có quy mơ tồn quốc, bảo đảm 50%


thị phần xăng dầu của cả nước thông qua hệ thống kho cảng hiện đại với sức chứa trên
2.200.000 m3 được phân bổ dọc theo chiều dài đất nước, 2.576 cửa hàng xăng dầu thuộc
Petrolimex và hơn 4.000 cửa hàng xăng dầu thuộc đại lý, tổng đại lý trên phạm vi tồn
quốc. Ngồi ra, cơng ty Petrolimex cũng sở hữu khoảng 41 Cơng ty thành viên, 34 chi
nhánh và Xí nghiệp trực thuộc các công ty thành viên 100% vốn Nhà nước, 23 cơng ty cổ
phần có góp vốn chi phối của Tổng công ty, 3 công ty liên doanh nước ngoài và 1 Chi
nhánh nước ngoài tại Singapore. Petrolimex hiện nay là đơn vị lớn nhất cung cấp các chủng
loại xăng dầu phù hợp với quy chuẩn quốc gia và quốc tế trên 63 tỉnh, thành Việt Nam.
Petrolimex cũng là doanh nghiệp xăng dầu tiên phong và duy nhất trên thị trường Việt
Nam cung cấp các nguồn nhiên liệu sạch với tiêu chuẩn cao nhất hiện nay như sản phẩm
dầu Diezen và xăng Ron 95 tiêu chuẩn Euro 5. Trong những năm qua Petrolimex ln phát
huy vai trị chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hóa
dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất nhì nước
ta, tập trung nhiều các doanh nghiệp lớn nhỏ và các nhà đầu tư trong và ngồi nước bởi vì

các đầu mối giao thơng thuộc vào loại lớn nhất nước ta với sự xuất hiện của các tuyến giao
thông huyết mạch giao giữa thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố lớn khác như đường
ơ tô, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng khơng. Trong đó, Cảng Sài Gịn
là một trong những cảng biển lớn nhất nước ta, đóng vai trị quan trọng trong chuỗi cung
ứng và logistics của khu vực. Nó khơng chỉ là điểm trung chuyển hàng hóa quốc tế mà cịn
là trung tâm lưu trữ và phân phối hàng hóa. Với những điều kiện và vị trí địa lý lí tưởng
đó thì thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được nhiều cơng ty, tập đồn lớn trong đó cũng
bao gồm Tập đồn xăng dầu Petrolimex chi nhánh Sài Gịn - Công ty cổ phần vận tải và
dịch Petrolimex Sài Gòn.
Hiện nay, do ảnh hưởng từ biến động bởi các sự kiện bất ngờ như chính trị, thiên tai và các
tranh chấp về thương mại đã dẫn đến tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Tình trạng này
dẫn đến việc không thể cung ứng đủ nguyên vật liệu, mặt khác làm gián đoạn chuỗi cung
ứng và tạm ngừng gây tác động trực tiếp đến sản xuất, vận chuyển và cung ứng hàng hóa.
Bà Phạm Thị Bích Huệ - chủ tịch Công ty Western Pacific, nêu con số khiến nhiều doanh
nghiệp trăn trở là hiện chi phí vận tải trên tổng chi phí logistics của Việt Nam đang ở mức
rất cao, lên tới hơn 60%, cao khoảng gấp đôi so với các nước khác. Trong khi chi phí vận
tải chỉ chiếm 30 - 40% tổng chi phí logistics. Theo chủ tịch Western Pacific, đây là con số
rất lớn. Và một trong những giải pháp để thốt khỏi tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng
cũng như giảm thiểu rủi ro đáng kể đó là giảm các chi phí vận chuyển, vận tải hàng hóa
logistics ngồi ra cịn để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển đến các
chi nhánh xăng dầu cũng như các doanh nghiệp, khách hàng. Vì vậy đề tài này sẽ tập trung
tìm hiểu về mạng lưới logistics, tính tốn chi phí, sau đó đề xuất phương án tối ưu tuyến
đường vận tải và kiểm soát hàng hóa trong q trình vận tải của Cơng ty Cổ phần
Petrolimex Sài Gòn ( PSC).
1.2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung: Tìm hiểu và thiết kế được mạng lưới logistics cho công ty cổ phần dịch
vụ và vận tải Petrolimex Sài Gòn


Mục tiêu cụ thể:

- Hiểu được mạng lưới logistics của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Sài Gòn
- Hiểu được phần mềm ERP quản lý tồn kho của Petrolimex
- Thiết kế được mạng lưới logistics dựa trên số liệu thu thập.
- Tính tốn được các chi phí logistics trong mơ hình.
- Đề xuất được giải pháp cải thiện tính hiệu quả của mạng lưới.
1.3. Phương pháp thực hiện đề tài
- Khảo sát, nghiên cứu, tìm tịi và thu thập thông tin, số liệu của các nguồn có chọn lọc
như sách, báo và Internet để hiểu rõ về mạng lưới logistics cũng như là các tuyến đường
vận tải, thời gian giao hàng, các chi phí vận chuyển của Tập đoàn xăng dầu (Petrolimex).
- Trước hết, nắm được q trình vận chuyển xăng dầu của Petrolimex. Sau đó, vận dụng
các kiến thức đã học ở các học phần như Vận trù học, Vận tải hàng hoá và các kiến thức
đã tham khảo để thiết kế mạng lưới logistics cho công ty nhằm đảm bảo tối ưu về chi phí,
quãng đường, thời gian vận chuyển và hơn hết là đảm bảo an toàn nhất khi đến tay người
tiêu dùng.
- Dựa trên các học phần Quản lý logistics, Quản lý chuỗi cung ứng đã học và số liệu đã
thu thập được về chi phí logistics hiện nay nhằm tính tốn và so sánh chi phí trước và sau
khi thiết kế mạng lưới.
1.4. Đối tượng và phạm vi thực hiện đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Mạng lưới vận tải của công ty vận tải và dịch vụ Petrolimex Sài
Gòn
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Đề tài tập trung chủ yếu vào mảng phân phối mặt hàng xăng dầu trực tiếp
từ Công ty Xăng dầu Khu vực II TNHH MTV (Petrolimex Sài Gòn) đến các khách hàng
trên các điểm bán lẻ nằm rộng khắp khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như
Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Dương, Long An, Lâm Đồng, Đắc Nông.
- Thời gian: số liệu thu thập từ năm 2021-2023
1.5. Các nội dung chính của đề tài
- Các nội dung chính:
Chương I: Giới thiệu



Chương II: Lược khảo tài liệu
Chương III: Giới thiệu công ty vận tải và dịch vụ Petrolimex Sài Gòn
Chương IV: Mạng lưới logistics của công ty vận tải và dịch vụ Petrolimex Sài Gòn
Chương V: Kết luận và kiến nghị



×