LỜI MỞ ĐẦU
Xác định chiến lược là một công việc cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của bất
cứ doanh nghiệp nào, bởi vì để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, cần phải
biết rõ môi trường tồn tại của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh biến đổi nhanh
luôn tạo ra các cơ hội và nguy cơ trong tương lai. Chiến lược kinh doanh sẽ giúp các
doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội và giảm bớt các nguy cơ liên quan đến môi
trường kinh doanh.
Là một doanh nghiệp Xuất khẩu thủy sản, AGIFISH đã và đang xây dựng cho mình
một chiến lược kinh doanh nhằm đạt mục tiêu đề ra, trở thành công ty thuỷ sản lớn
mạnh hàng đầu của Việt Nam và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Dựa trên việc
phân tích tình hình thực tế môi trường kinh doanh và nội lực của doanh nghiệp, Công ty
điều chỉnh và triển khai chiến lược kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Bài thảo luận với đề tài: “Phân tích Môi trường chiến lược thương mại Quốc tế của Cty
CP XNK Thuỷ sản An Giang AGIFISH. Từ đó xây dựng và lựa chọn chiến lược vào
giai đoạn tới, điều kiện triển khai chiến lược” mục đích phần đưa ra hình dung sơ lược
nhất về Môi trường kinh doanh Quốc tế và chiến lược kinh doanh của một doanh
nghiệp.
Bài viết ngoài phần Lời mở đầu và kết luận, gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về CTCP Xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang – AGIFISH
Phần 2: Phân tích Môi trường kinh doanh Quốc tế của AGIFISH
Phần 3: Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh Quốc tế của AGIFISH trong giai
đoạn tới và điều kiện triển khai chiến lược.
1
1. TỔNG QUAN VỀ CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN AN GIANG -
AGIFISH
Dòng sông Mekong, một trong những con sông lớn nhất khu vực Đông Nam Á chảy
qua tỉnh An Giang mang theo nhiều loài cá nước ngọt có giá trị, trong đó Cá Basa và cá
Tra là hai chủng loại cá đặc biệt chỉ có ở đồng bằng Sông Cửu Long. Chúng có giá trị
kinh tế cao, hương vị đặc biệt đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường thế giới và đây
cũng là hai sản phẩm chế biến chính của Công ty Agifish.
Agifish là tên thương mại của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An Giang là
một trong những nhà chế biến thực phẩm thủy sản hàng đầu của Việt Nam góp phần
đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội trong nước từ năm 1997.
Sự năng động và sáng tạo đã giúp Agifish trở thành nhà chế biến có uy tín hàng đầu
trong ngành công nghiệp thủy sản và là một trong số mười công ty xuất khẩu thủy sản
hàng đầu của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới.
I.1. Lĩnh vực kinh doanh
+ Sản xuất, chế biến và mua bán, xuất nhập khẩu thủy, hải sản đông lạnh, thực phẩm,
nông sản, vật tư nông nghiệp;
+ Mua vật tư nguyên liệu,hóa chất phục vụ cho sản xuất (không mang tính độc hại);
+ Mua bán đồ uống các loại và hàng mỹ phẩm;
+ Sản xuất và mua bán thuốc thú y, thủy sản;
+ Sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản;
+ Lắp đặt hệ thống cơ điện, thông gió, điều hòa cấp nhiệt, hệ thống làm lạnh, kho lạnh,
điều hòa trung tâm, hệ thống bơm, ống nước, điều hòa không khí;
+ Chế tạo thiết bị cho ngành chế biến thực phẩm, thủy sản, mua bán máy móc thiết bị
chuyên ngành chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản; lai tạo giống, sản xuất con giống;
nuôi trồng thủy sản;
+ Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê;…..
2
I.2. Cơ sở vật chất
Nhằm không ngừng mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm tăng sức cạnh
tranh, trong những năm vừa qua Agifish không ngừng đầu tư mở rộng nhà xưởng và
trang bị các loại máy móc thiết bị hiện đại, thực hiện một cách có hiệu quả trong việc
đầu tư đổi mới thiết bị đối với hai xí nghiệp đông lạnh, tập trung đầu tư chiều sâu, đầu
tư mở rộng công suất, thay đổi dần các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu bằng các thiết bị
mới với nhiều tính năng ưu việt hơn, đồng thời thực hiện tự động hóa nhiều công đoạn
sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.
I.3. Thị trường và sản phẩm tiêu thụ
+ Thị trường nước ngoài: Agifish đã có nhiều khách hàng từ hầu hết các quốc gia trên
thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc, Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản...
Agifish ngày càng có uy tín cao trên thị trường và một trong những thương hiệu mạnh
trên thị trường thế giới.
+ Thị trường trong nước: Agifish đã và đang tiêu thụ với hơn 100 sản phẩm chế biến
từ cá basa, cá tra với hệ thống phân phối rộng khắp 50 tỉnh thành trong cả nước như:
đại lý, nhà hàng, siêu thị, hệ thống phân phối Metro, các bếp ăn tập thể, trường học…
+ Sản phẩm – đa dạng hoá: Bên cạnh sản phẩm chính là cá Tra và cá Basa, Công ty
còn chế biến các loại cá nước ngọt phong phú trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long
và các sản phẩm có giá trị khác như: Tôm càng, chả thác lác, cá rô phi, sản phẩm cá
tẩm bột, mực...
Tiếp theo những thành công trên thương trường quốc tế, Agifish đã và đang chiếm vị
thế tốt trên thị trường nội địa với việc đa dạng hóa sản phẩm giá trị gia tăng. Các sản
phẩm này rất phù hợp với khẩu vị Việt Nam và đạt chất lượng xuất khẩu với hơn 100
loại sản phẩm giá trị gia tăng đã được quảng bá trên toàn quốc.
Đặc biệt thương hiệu Agifish đã được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất
lượng cao.
3
I.4. Nghiên cứu và phát triển
Công ty Agifish cộng tác với cơ quan CIRAD của Pháp để nghiên cứu sinh lý và sinh
sản cá Basa và cá tra với kết quả đáng khích lệ. Con giống sinh sản nhân tạo đã không
ngừng phát triển trong nhiều năm, điều này đáp ứng được nhu cầu con giống cho ngư
dân trong khi nguồn cung cấp giống từ thiên nhiên ngày càng ít đi. Đây là một thành
công lớn trong nghiên cứu khoa học của Công ty Agifish. Trong tương lai công ty
Agifish sẽ phát triển mối quan hệ hợp tác với Cirad để nghiên cứu các điều kiện cho
việc phát triển chất lượng liên quan đến dây chuyền sản xuất cá basa, cá tra tại vùng
Đồng Bằng sông Cửu long nhằm không ngừng cải tiến chất lượng cá nuôi, cung cấp
nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao cho thị trường.
Kết luận: Từ tiến trình đổi mới, Agifish đã trở thành nhà chế biến sản phẩm thủy sản
hàng đầu của Việt Nam. Doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm,
với sản lượng đạt 20.000 tấn thành phẩm xuất khẩu. Thành quả đạt được này nhờ vào
sự điều hành năng động và sáng tạo, dám nghĩ dám làm kết hợp với đội ngũ công nhân
lành nghề. Với những đóng góp tích cực trên, Agifish đã nhận danh hiệu “Anh Hùng
Lao Động” do nhà nước ban tặng.
4
3.. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ CỦA CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN AN GIANG
(AGIFISH)
2.1. Môi trường bên ngoài Doanh nghiệp
2.1.1. Môi trường kinh doanh đặc trưng
Là những yếu tố môi trường kinh doanh riêng của Doanh nghiệp và làm 5ien55
phân biệt với các doanh nghiệp khác.
- Nhà cung cấp: Agifish là một trong những công ty hàng đầu có mô hình sản
xuất khép kín khi gắn kết giữa nguyên liệu và chế biến biến xuất khẩu thông qua
Câu lạc bộ Agifish. Triển khai các bộ phận có 5ien quan nắm bắt kịp thời tình
hình biến động nguồn nguyên liệu: số lượng, cơ cấu, chất lượng, giá cả… trên
cơ sở đánh giá thông qua sự biến động giá cả của thị trường xuất khẩu và thị
trường nguyên liệu để có chính sách thu mua hợp lý phù hợp với từng tình hình
cụ thể nhằm đảm bảo hoàn thành được kế hoạch sản xuất và kinh doanh có lãi.
Đặc biệt với phương thức thu mua theo chất lượng thực tế của lô nguyên liệu
sau chế biến đã kích thích người nuôi không ngừng cải tiến kỹ thuật, gắn chất
lượng cá nuôi với sản xuất chế biến và xuất khẩu.
- Các khách hàng: Khách hàng trong và ngoài nước, các đại lý, siêu thị, cửa hàng
bán buôn và bán lẻ, các nhà sản xuất thu mua nguyên vật liệu từ sản phẩm cá và
bột cá, các cửa hàng phân phối thuốc thú ý…
- Tổ chức cạnh tranh và bạn hàng: Trong quá trình kinh doanh, AGIFISH gặp
phải rất nhiều cạnh tranh từ các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước.
Riêng tại thị trường nội địa đã có hơn 200 nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy
sản tới khoảng trên 50 thị trường nước ngoài. Còn trên thị trường thị trường
quốc tế, số đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều, trong đó
phải kể đến các đối thủ từ Trung Quốc, Ấn Độ, ChiLê, Nhật Bản…
- Nhà nước và chính sách, luật pháp:
+ Trong nước: Các chính sách đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh
nghiệp thuỷ sản nói riêng. Nhất là với việc xác định mặt hàng thủy sản là một
5
trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tạo điều kiện cho doanh
nghiệp có được ưu tiên để phát triển nguồn hàng…
+ Quốc tế: Các chính sách, các rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan
áp dụng tại các thị trường khác nhau, từng khu vực khác nhau và từng nước khác
nhau… Chẳng hạn Bộ thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố áp dụng mức thuế
chống bán phá giá cho Công ty AGIFISH là 0.52%, đồng thời đưa ra danh mục
thuốc kháng sinh đối với mặt hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu vào Hoa Kỳ…
2.1.2. Môi trường kinh doanh chung của doanh nghiệp
- Các điều kiện kinh tế:
+ Kinh tế trong nước: Năm 2008, nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng
khá trong điều kiện lạm phát cao (Tăng trưởng GDP cả năm ước đạt khoảng 6,5
– 7%). Lạm phát cao, nhập siêu lớn, cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc; Hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, sản xuất kinh doanh gặp nhiều
khó khăn, tăng trưởng kinh tế khó đạt chỉ tiêu đề ra.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 01/2009 đạt 3,7 tỷ USD, giảm 25,8% so
với cùng kỳ năm trước và giảm 2,1% so với số liệu đã ước tính. Kim ngạch hàng
hóa xuất khẩu tháng 02/2009 ước tính đạt 4,3 tỷ USD, tăng 15,6% so với tháng
trước và tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung kim ngạch hàng hoá
xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 8 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng
kỳ năm 2008, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 20,6%;
khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 3,8 tỷ USD, giảm
23,4%.
Sản lượng thuỷ sản tháng 02/2009 ước tính đạt 334,1 nghìn tấn, tăng 2,5% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 261,3 nghìn tấn, tăng 1,9%; tôm đạt 24,4
nghìn tấn, tăng 3%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tháng 02/2009 ước tính đạt
129,1 nghìn tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 102 nghìn
tấn, giảm 2,9% do diện tích nuôi có xu hướng giảm; tôm đạt 14,1 nghìn tấn, tăng
0,7%.
+ Kinh tế Quốc tế: Những bất ổn của thị trường tài chính nước Mỹ khởi phát
vào mùa hè năm 2007 sau đó đã biến thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
6
từ mùa thu năm 2008.IMF dự báo, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính,
tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2009 sẽ chỉ đạt 2,2%, như vậy đã giảm 0,8% so
với dự báo được đưa ra hồi tháng 10 của IMF. Mức tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ là
-0,7% trong năm 2009, giảm mạnh so với mức dự đoán tăng trưởng 0,1% cách
đây 1 tháng. Dự báo mới về tăng trưởng kinh tế tại khu vực các nước sử dụng
đồng tiền chung euro trong năm 2009 cũng là -0,5%, thay vì tăng trưởng ở mức
0,2% trước đó. Dự báo mới về tăng trưởng kinh tế tại khu vực các nước sử dụng
đồng tiền chung euro trong năm 2009 cũng là -0,5%, thay vì tăng trưởng ở mức
0,2% trước đó.Các quốc gia Đông Á, kể cả Trung Quốc, sẽ chỉ tăng trưởng
7,1%, giảm 0,6% so với ước tính trước đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bùng
nổ tại khu vực này sẽ tiếp tục, dù có chậm lại.
- Các điều kiện Chính trị: Nhìn tổng thể, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn tiếp
tục là xu thế chủ đạo vào năm 2009. Xung đột cục bộ, mâu thuẫn sắc tộc, tôn
giáo, khủng bố, tranh chấp biên giới lãnh thổ, tài nguyên có thể tiếp tục diễn ra ở
một số nơi. Chủ nghĩa ly khai đang trỗi dậy có thể tạo ra những thách thức mới
đối với một số quốc gia, khu vực.
- Các điều kiện Xã hội: Các tập quán, thói quen và thị hiếu của từng dân tộc và
từng khu vực, từng nhóm khách hàng. Với một doanh nghiệp có nhiều thị trường
tại khắp các châu lục như AGIFISH, khi xuất khẩu sang các thị trường khác
nhau cần tìm hiểu thị hiếu người tiêu dung (người sản xuất) tại thị trường đó.
Chẳng hạn, tại Australia, Người tiêu dùng Ôxtrâylia nhìn chung khá bảo thủ và
rất quan tâm đến giá trị - tức là thứ mà họ mua có xứng đáng với số tiền mà họ
bỏ ra hay không – chứ không chỉ đơn giản chỉ là giá. Các sản phẩm rẻ tiền ngày
càng chiếm thị phần ít đi do người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều đến các
sản phẩm chất lượng, khi chọn sản phẩm, họ thường căn cứ vào chất lượng, mẫu
mã và giá cả hơn là nơi sản xuất.
Nhà nhập khẩu Ôxtrâylia quan tâm là giá, chất lượng, độ tin cậy, thời gian giao
hàng và khối lượng tối thiểu. Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp nước ngoài phàn
nàn rằng 3 nguyên tắc vàng khi bán hàng sang Ôxtrâylia chỉ là “giá, giá, và giá”.
Điều này không hoàn toàn đúng nhưng thực tế là câu hỏi đầu tiên nhà nhập khẩu
7
Ôxtrâylia đưa ra cho đối tác nước ngoài bao giờ cũng 8ien quan đến giá
FOB/FCA. Họ thường đòi hỏi mua hàng với giá thấp hơn các bạn hàng Hoa Kỳ
và Châu Âu nhưng lại yêu cầu hàng phải có chất lượng đồng đều và giao hàng
đúng thời hạn. Họ cũng chỉ đặt các đơn hàng nhỏ chứ không lớn như các đơn
hàng của các nhà nhập khẩu nước khác.
Kết luận: Như vậy, với từng đối tác, khách hàng, tại các thị trường khác nhau,
doanh nghiệp cần quan tâm để có được sản phẩm phù hợp thị hiếu của khách
hàng.
3.. Các điều kiện về Kỹ thuật và Công nghệ: Sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới tác động tới các doanh nghiệp thủy sản,
buộc các doanh nghiệp phải tăng khả năng cạnh tranh bằng việc ứng dụng các
công nghệ tiến tiến trong hoạt động của mình. Đặc biệt trong quy trình khai thác
và chế biến sản phẩm, công nghệ sạch và năng suất cao được đặt lên hàng đầu.
2.2. Môi trường bên trong Doanh nghiệp
2.2.1. Văn hoá Doanh nghiệp
- Chính sách với người lao động
AGIFISH có tổng số CB-CNV toàn công ty đến trên 3.600 người.
+ Phối hợp với Công cổ phần xây dựng Sao Mai xây dựng cư xá Agifish với 96
phòng khá tiện nghi cho công nhân thuê. Cư xá đủ chổ ở cho gần 600 công nhân
cùng với các công trình phụ trợ như khu ăn uống, nhà giữ xe, công viện cây xanh.
+ Trang bị đầy đủ công cụ, dụng cụ và bảo hộ lao động… tạo điều kiện tốt nhất để
người lao động an tâm sản xuất.
+ Thực hiện đầy đủ các chế độ: hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội…
+ Làm tốt các chế độ khen thưởng hàng năm, khen thưởng đột xuất và tổ chức cho
nhiều đợt CB-CNV tham quan du lịch.
+ Tiếp tục áp dụng cơ chế giao quyền , cơ chế khoán cho các đơn vị cơ sở nhằm
phát huy tính chủ động của cán bộ lãnh đạo các cấp.
8