Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Lớp 11 Bình Thuận 11.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.52 MB, 97 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH BÌNH
áng

02

4

Th

01 – 2

THUÂN

11


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH

BÌNH THUÂN

11



LỚP

1


LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Nhằm đáp ứng yêu cầu nội dung giáo dục địa phương của Chương trình
Giáo dục phổ thơng năm 2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức
biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Thuận – Lớp 11.
Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Bình Thuận bao gồm những vấn đề
cơ bản về văn hố, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,...
của địa phương, bổ sung cho nội dung giáo dục chung thống nhất trong cả nước,
nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho
học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học
để giải quyết những vấn đề của quê hương Bình Thuận.
Tài liệu được cấu trúc thành 7 chủ đề tương ứng với nội dung các môn học
và hoạt động giáo dục lớp 11 theo Chương trình Giáo dục phổ thơng năm 2018.
Với tính chất đồng hành, hỗ trợ, chúng tôi hi vọng Tài liệu giáo dục địa phương
tỉnh Bình Thuận – Lớp 11 sẽ đồng thời giúp các em phát triển các phẩm chất và
năng lực của bản thân, vừa cụ thể hố tình u q hương bằng những suy nghĩ,
hành động và việc làm cụ thể; góp phần xây dựng quê hương Bình Thuận phát
triển bền vững, hài hoà giữa truyền thống và hiện đại; hội nhập sâu rộng với các
khu vực, vùng miền trên cả nước.
Chúc các em có những trải nghiệm thú vị cùng Tài liệu giáo dục địa phương
tỉnh Bình Thuận – Lớp 11.
BAN BIÊN SOẠN

2



CÁC KÍ HIỆU SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆU

MỤC TIÊU

Những kiến thức, phẩm chất, năng lực và thái độ mà
các em cần đạt được sau mỗi chủ đề.
KHỞI ĐỘNG

Tạo được tình huống mâu thuẫn trong tư duy và sự
hứng thú trong tìm hiểu kiến thức mới.

KHÁM PHÁ

Giúp các em tự chiếm lĩnh những kiến thức thông qua
các chuỗi hoạt động dạy học và giáo dục.
LUYỆN TẬP

Giúp các em tập làm và hiểu rõ hơn những điều
vừa khám phá được.
VẬN DỤNG

Giúp các em vận dụng những nội dung đã học vào
thực tiễn.

Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu
để dành tặng cho các em học sinh lớp sau!

3



MỤC LỤC
Trang
LỜI NĨI ĐẦU....................................................................................................................................................................2
CÁC KÍ HIỆU SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆU...............................................................................................................3
CHỦ ĐỀ 1.
ĐỊA LÍ DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN..........................................................................................................................5
CHỦ ĐỀ 2.
DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ Ở TỈNH BÌNH THUẬN.................................................................................... 17
CHỦ ĐỀ 3.
KHU DI TÍCH CĂN CỨ TỈNH UỶ BÌNH THUẬN
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ .................................................................................................................... 31
CHỦ ĐỀ 4.
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIẾT BÌNH THUẬN TRƯỚC NĂM 1975.................................................................. 40
CHỦ ĐỀ 5.
LỄ HỘI VÀ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG......................................................................................................... 62
CHỦ ĐỀ 6.
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG........................................................................... 69
CHỦ ĐỀ 7.
THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VÀ Ý TƯỞNG KINH DOANH.................................................................................. 80
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ........................................................................................................................................... 93

4


CHỦ ĐỀ

1


ĐỊA LÍ DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN

MỤC TIÊU

– Chứng minh được tiềm năng và sự đa dạng, phong phú của các loại tài nguyên du lịch
tỉnh Bình Thuận.
– Trình bày được các loại hình du lịch hiện nay của tỉnh Bình Thuận.
– Liên hệ được các ngành nghề liên quan đến du lịch tỉnh Bình Thuận.
– Nêu được tình hình phát triển, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của ngành du lịch tỉnh
Bình Thuận đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

KHỞI ĐỘNG

Dựa vào hình 1, em hãy cho biết ngành du lịch tỉnh Bình Thuận có sự kiện gì mang tầm
quốc gia vào năm 2023. Theo em, vì sao tỉnh Bình Thuận tổ chức sự kiện này?

Hình 1
(Nguồn: Lê Phương)

5


KHÁM PHÁ

I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
TỈNH BÌNH THUẬN
Tỉnh Bình Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp với Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, nằm trong vùng ảnh hưởng của ba trung tâm du lịch quan
trọng là Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Nha Trang – Ninh Chử –
Đà Lạt. Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh đang được tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp,

cải tạo. Trong đó, điểm nhấn là tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết –
Vĩnh Hảo và dự án nâng cấp, mở rộng sân bay Phan Thiết. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc
thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong ba trụ cột chiến
lược “Công nghiệp (năng lượng – chế biến); du lịch – thể thao biển; nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao” của tỉnh Bình Thuận. Vì vậy, việc phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận
có vai trị hết sức quan trọng:
– Đóng góp rất lớn trong tổng thu nhập (GRDP) hằng năm của tỉnh, đồng thời thúc đẩy sự
phát triển của các ngành kinh tế khác như giao thông vận tải, bưu chính viễn thơng, bảo hiểm,
tài chính – ngân hàng, dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi,…
Bảng 1. Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2016 – 2022
Năm
Doanh thu
(tỉ đồng)

2016

2017

2018

2019

2020

2022

9 045

10 812


12 864

15 201

9 400

13 680

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, năm 2023)
– Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của tỉnh,
thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hoá tại chỗ.
– Tạo việc làm cho người lao động địa phương (đặc biệt là lực lượng lao động vùng ven
biển và khu vực nơng thơn). Năm 2022, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận đã giải quyết việc làm
cho hơn 22 224 lao động.
– Quảng bá hình ảnh về con người, phong tục tập quán, các danh lam thắng cảnh,… tỉnh
Bình Thuận.
– Kết nối, thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa các tỉnh trong nước, các quốc
gia với nhau.
6


?

Dựa vào bảng 1 và thông tin trong bài, em hãy:
– Nhận xét về doanh thu và tỉ lệ đóng góp của ngành du lịch trong GRDP tỉnh Bình Thuận,
giai đoạn 2016 – 2022.
– Cho biết vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Thuận.
Nêu ví dụ chứng minh.


II. TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hố làm
cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hố.(1)

Hình 2. Phân bố một số tài ngun du lịch tự nhiên và văn hố tỉnh Bình Thuận, năm 2020
(Nguồn: La Nữ Ánh Vân và Tạ Đức Hiếu)
(1)

Luật Du lịch Việt Nam 2017.

7


1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
a) Địa hình
Tỉnh Bình Thuận có địa hình
đa dạng, là điều kiện thuận lợi để
phát triển nhiều loại hình du lịch.
– Địa hình đồi núi thấp chiếm
40,7% diện tích tự nhiên tồn tỉnh.
Một số núi tiêu biểu như Tà Cú
(649 m), Đa Mi (1 642 m),… Vùng
đồi núi có khí hậu trong lành,
nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp,
tạo điều kiện thuận lợi phát triển
loại hình du lịch tâm linh,
nghỉ dưỡng,…

Hình 3. Chùa núi Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam

(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)

– Tỉnh Bình Thuận có 192 km chiều dài bờ biển với bờ cát mịn, nước trong xanh, ấm áp
quanh năm. Các bãi tắm được nhiều du khách biết đến như Mũi Né, Bãi Rạng, Cam Bình –
La Gi,… Bên cạnh đó, đồi cát và cồn cát ven biển chiếm khoảng 18,2% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh, thuận lợi để tổ chức các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí trên cát.

Hình 4. Đồi cát Bay Mũi Né,
thành phố Phan Thiết
(Nguồn: dantocmiennui.vn)

Hình 5. Một góc bờ biển ở Cù lao Câu,
huyện Tuy Phong
(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)

Vùng biển Bình Thuận có nhiều đảo như Phú Q (huyện Phú Quý), Cù lao Câu (còn gọi
là Hòn Cau, huyện Tuy Phong), Hòn Ghềnh (còn gọi là Hòn Lao, thành phố Phan Thiết),
Hòn Bà (thị xã La Gi),... Các đảo có mơi trường trong lành, thích hợp cho việc tổ chức các
loại hình du lịch biển – đảo.

8


Hình 6. Bãi đá Ơng Địa, thành phố Phan Thiết

Hình 7. Hịn Bà, thị xã La Gi

(Nguồn: dantocmiennui.vn)

(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)


b) Khí hậu
Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung
bình năm khoảng 270C, lượng mưa trung bình từ 800 – 1 500 mm, nhiều nắng, nhiều gió,
ít thiên tai nên các hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm.
Tốc độ gió ven biển khá lớn (trung bình 6 – 7m/s) và ổn định, tạo điều kiện phát triển các
loại hình thể thao trên biển như lướt ván, dù lượn; tham quan cánh đồng điện gió,… Điện gió
khơng chỉ tạo ra năng lượng mà còn là điểm nhấn du lịch với những dãy chong chóng khổng lồ.
c) Sơng, hồ
Trữ lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh tương đối lớn với 7 lưu vực sơng chính gồm: sơng
Lịng Sơng, sơng Luỹ, sơng Cà Ty, sông Quao, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà. Hầu
hết các con sơng đều ngắn, dốc, ít thuận lợi cho giao thông và khai thác du lịch. Tuy nhiên,
tỉnh Bình Thuận có số lượng hồ, thác nước khá lớn, trong đó một số hồ, thác nước đã bắt
đầu khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch như hồ Hàm Thuận – Đa Mi, Bàu Trắng,
hồ sông Quao, thác Đa Mi, Thác Bà,…

Hình 8. Hồ sơng Quao, huyện Hàm Thuận Bắc

Hình 9. Thác Bà, huyện Tánh Linh

(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)

(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)

9


Trên địa bàn tỉnh có một số nguồn suối nước nóng, suối nước khống để phục vụ du lịch,
nghỉ dưỡng, chữa bệnh như Vĩnh Hảo (Tuy Phong), Bưng Thị, Phong Điền (Hàm Thuận Nam),
Đa Kai (Đức Linh),...

d) Sinh vật
Rừng chiếm khoảng 40,7% tổng diện tích rừng tự nhiên của tỉnh, đa dạng về hệ sinh thái và loài.
Các khu bảo tồn thiên nhiên như Núi Ông (huyện Tánh Linh), Tà Cú (huyện Hàm Thuận Nam);
Khu bảo tồn biển đảo Phú Quý là những khu vực còn giữ được rừng nguyên sinh với thảm thực
vật đa dạng, thích hợp phát triển du lịch sinh thái.

?
Dựa vào các hình và thơng tin trong bài, em hãy:
– Trình bày đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Bình Thuận.
– Kể tên một số bãi biển có khả năng khai thác du lịch ở tỉnh Bình Thuận.
– Nêu một số khó khăn về đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch
tỉnh Bình Thuận.

2. Tài nguyên du lịch văn hố
– Di sản văn hố vật thể: tính đến năm 2023, tỉnh Bình Thuận có 77 di tích được
xếp hạng, trong đó có 28 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 49 di tích xếp hạng cấp tỉnh.
Một số di tích tiêu biểu như Di tích lịch sử – văn hoá Địa điểm trường Dục Thanh
(thành phố Phan Thiết), Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Pơ Sah Inư (thành phố
Phan Thiết), Di tích kiến trúc nghệ thuật Dinh Thầy Thím (thị xã La Gi), Di tích thắng cảnh
Cổ Thạch tự (còn gọi là Chùa Hang) (huyện Tuy Phong), Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ
Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ (huyện Hàm Thuận Bắc).
– Di sản văn hoá phi vật thể: tỉnh Bình Thuận có 4 di sản văn hoá được đưa vào danh mục
di sản phi vật thể cấp quốc gia bao gồm Nghề làm gốm của người Chăm; lễ hội Cầu ngư
ở vạn Thuỷ Tú; lễ hội Dinh Thầy Thím; lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận.
Trong đó, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh mục
di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (năm 2022).
Tỉnh Bình Thuận có hơn 450 lễ hội truyền thống và nghi lễ dân gian, trong đó Uỷ ban
nhân dân tỉnh đã chọn 5 lễ hội tiêu biểu của các dân tộc để tổ chức phục vụ phát triển
du lịch gồm: lễ hội Katê của người Chăm tại tháp Pô Sah Inư, lễ hội Cầu ngư ở vạn Thuỷ Tú,
lễ hội Trung thu, lễ hội Nghinh Ông (thành phố Phan Thiết), lễ hội Dinh Thầy Thím (thị xã

La Gi). Ngồi ra, các loại hình văn hố nghệ thuật đặc trưng của tỉnh Bình Thuận khá
đa dạng như chèo Bá Trạo, dân ca Chăm, hát Hari Raglai,…
10


Hình 10. Lễ hội Cầu ngư
ở vạn Thuỷ Tú,
thành phố Phan Thiết,
tỉnh Bình Thuận
(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)

Hình 11. Lễ hội Katê
tại tháp Pơ Sah Inư,
thành phố Phan Thiết,
tỉnh Bình Thuận
(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)

Các làng nghề truyền thống của tỉnh Bình Thuận rất đa dạng, nổi bật là các làng nghề
chạm gỗ, đan mây tre, gốm và thủ công mĩ nghệ. Hiện nay, tỉnh đang tập trung đầu tư
một số dự án nhằm khôi phục nghề truyền thống và phục vụ phát triển du lịch ở một
số làng nghề tiêu biểu, như: bánh tráng Phú Long (huyện Hàm Thuận Bắc), bánh tráng
Chợ Lầu (huyện Bắc Bình), mía đường Tân Phúc (huyện Hàm Tân), dệt thổ cẩm La Dạ
(huyện Hàm Thuận Bắc), gốm gọ Bình Đức (huyện Bắc Bình),…
Đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận được nhiều du khách biết đến là nước mắm
Phan Thiết, mực một nắng, thanh long, bánh cốm, bánh rế,... Văn hố ẩm thực mang
đặc trưng hương vị vùng biển Bình Thuận được thể hiện trong cách chế biến, cách
thưởng thức các món ăn, như: bánh xèo, bánh căn, bánh canh chả cá, bánh tráng nướng
mắm ruốc, gỏi cá, lẩu thả, sị điệp và các món ăn được chế biến từ hải sản,...

11



Em có biết
Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa là bảo tàng nước mắm đầu tiên và cũng là duy
nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Bảo tàng được xây dựng với tổng diện tích
khoảng 1 600 m2, toạ lạc tại thành phố Phan Thiết. Không gian bên trong bảo tàng được
chia thành 14 khu vực với từng chủ đề khác nhau nhằm tái hiện trọn vẹn cũng như sống
động nhất lịch sử hình thành và phát triển trong suốt 300 năm của làng chài Phan Thiết.

Hình 12. Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa,
thành phố Phan Thiết
(Nguồn: vnexpress.net)

Đến với bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa, khách du lịch sẽ được tận mắt chứng kiến
từng di sản, di vật một cách chân thực nhất, trực tiếp được tương tác nhập vai thành những
người dân làng chài lưới, khám phá nguồn gốc cũng như những quy trình để làm ra được
nước mắm đậm đà, thơm ngon.

?
Dựa vào các hình và thơng tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm tài ngun du lịch văn hố
tỉnh Bình Thuận.

12


3. Một số loại hình du lịch
Trên cơ sở đánh giá những tiềm năng về tài nguyên du lịch, tỉnh Bình Thuận đã xây dựng
và phát triển các loại hình du lịch nổi bật như:
– Du lịch biển, thể thao giải trí: trọng tâm lấy Khu du lịch quốc gia Mũi Né làm hạt nhân,
lan toả để thúc đẩy phát triển du lịch ra các khu vực khác.


Hình 13. Lướt ván, dù lượn trên biển,
thành phố Phan Thiết

Hình 14. Trải nghiệm chạy xe trên đồi cát
ở Bàu Trắng, huyện Bắc Bình

(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)

(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)

– Du lịch văn hố: khơi phục, giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch sử – văn hoá, giá trị truyền
thống, lễ hội, làng nghề, ẩm thực,… đặc trưng của địa phương.
– Du lịch điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ: phát triển các khu du lịch điều dưỡng, chữa
bệnh, các cơ sở hưu dưỡng.
– Kết hợp du lịch nghỉ dưỡng – MICE: đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng
gắn với du lịch MICE.
– Du lịch nông nghiêp, sinh thái rừng – biển – đồi cát: khuyến khích doanh nghiệp, hợp
tác xã, nơng dân đầu tư hình thức du lịch nơng nghiệp, du lịch sinh thái nhằm giữ gìn, bảo
tồn, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, đặc sản địa phương,…

Hình 15. Tham quan bằng cáp treo
trên núi Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam

Hình 16. Tham quan vườn thanh long,
huyện Hàm Thuận Nam

(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)

(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)


13


– Du lịch cộng đồng: khơi phục, giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, làng
nghề, cảnh quan tự nhiên; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương về các sản
phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, làng nghề,… để phát triển du lịch cộng đồng.

?

Dựa vào thông tin bài, em hãy cho biết các loại hình du lịch ở tỉnh Bình Thuận hiện nay.
Theo em, những loại hình du lịch nào là đặc thù của tỉnh Bình Thuận?

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN
Trong giai đoạn 2016 – 2022: ngành du lịch tỉnh Bình Thuận có sự phát triển tích cực:
– Chất lượng dịch vụ du lịch được
nâng cao, số lượt khách du lịch (trong
nước, quốc tế) và doanh thu du lịch
trong giai đoạn 2016 – 2022 tăng
nhưng có biến động (giảm trong giai
đoạn 2018 – 2020). Số lượt khách
tăng hằng năm đạt 11,44%, doanh thu
từ hoạt động du lịch tăng bình quân
18,76%.
– Thương hiệu và uy tín của tỉnh
được giữ vững trong những năm qua
và từng bước trở thành địa phương
trọng điểm về du lịch cả nước.

Hình 17. Doanh thu và số lượt khách du lịch

tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2016 – 2022
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, năm 2023)

Em có biết
Năm Du lịch quốc gia 2023 là sự kiện
văn hoá, kinh tế – xã hội tiêu biểu, được
đăng cai tổ chức tại tỉnh Bình Thuận
với chủ đề “Bình Thuận – Hội tụ xanh”
khẳng định lựa chọn phát triển du lịch
theo hướng xanh và bền vững. Đây là sự
kiện cũng là cơ hội để tỉnh Bình Thuận
quảng bá các giá trị văn hố vật thể, phi
vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch
đặc sắc của con người, vùng đất Bình Thuận
nhằm thu hút khách du lịch.

14

Hình 18. Logo Năm Du lịch quốc gia 2023
(Nguồn: svhttdl.binhthuan.gov.vn)


– Nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và kĩ năng.
– Hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch được quan tâm; môi trường đầu tư, kinh
doanh được cải thiện, vì vậy đã thu hút được một số nhà đầu tư có thương hiệu, tiềm lực
tham gia vào các dự án quy mơ lớn, cao cấp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch,
phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
– Đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận – Hội tụ xanh”.
Qua đó, tỉnh Bình Thuận khẳng định khơng chỉ phát triển du lịch đơn thuần mà xa hơn là
phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững nhằm phát triển kinh tế phải hài hồ với thiên

nhiên, khơng đánh đổi mơi trường với tăng trưởng kinh tế.

Hình 19. Lễ Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023
diễn ra vào ngày 25 – 3 – 2023
(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)

Tuy nhiên, ngành du lịch của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Các sản phẩm
du lịch chưa phong phú, đa dạng; số ngày lưu trú của khách du lịch còn ngắn; môi trường,
cảnh quan du lịch chưa thật sự xanh, sạch, đẹp; một số dự án du lịch còn chậm triển khai;
khả năng kết nối, liên kết vùng trong phát triển du lịch cịn hạn chế; cơng tác tun truyền,
quảng bá tiềm năng, hình ảnh du lịch chưa được đầu tư đúng mức.

?
Dựa vào hình 17 và thơng tin trong bài, em hãy:
– Nhận xét số lượt khách và doanh thu du lịch tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2016 – 2022. Giải thích
vì sao số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch giảm trong năm 2020.
– Nêu tình hình phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận.

15


IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
– Hồn thiện quy hoạch, chính sách, xây dựng hệ sinh thái du lịch tỉnh Bình Thuận, như:
+ Xây dựng quy hoạch chung Khu du lịch quốc gia Mũi Né.
+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án “Xây dựng Bình Thuận thành trung tâm du lịch –
thể thao biển mang tầm quốc gia”.
+ Xây dựng và tổ chức đề án phát triển kinh tế đêm của tỉnh đến năm 2030.
– Hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển đa dạng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
– Tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương hồn thành cảng hàng khơng

Phan Thiết; nâng cấp mở rộng quốc lộ 28B, hoàn thành các trục đường ven biển và
tuyến đường kết nối đường ven biển với quốc lộ 1A, cao tốc.
– Quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Bình Thuận.
– Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học – công nghệ trong ngành du lịch.
– Phát triển nguồn nhân lực du lịch.
– Nâng cao vai trò kiến tạo của cơ quan Nhà nước trong phát triển du lịch, nhất là trong thu
hút đầu tư, quản lí đất đai, bảo vệ mơi trường, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách.
– Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi, phát triển trong bối cảnh tác động của đại dịch
COVID-19.
– Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Bình Thuận đón khoảng 8,9 triệu lượt khách, trong đó
khách quốc tế chiếm từ 10 – 12%. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 23 300 tỉ đồng. Du lịch
đóng góp vào GRDP của tỉnh đạt 10 – 11%.
(Nguồn: Nghị Quyết số 06-/NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV ngày
24 tháng 10 năm 2021: Về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030)
LUYỆN TẬP

1. Dựa vào bảng 1, em hãy vẽ biểu đồ thể hiện doanh thu của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận,
giai đoạn 2016 – 2022. Nhận xét.
2. Em hãy cho biết vì sao ngành du lịch tỉnh Bình Thuận có nhiều tiềm năng để trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn.
VẬN DỤNG

Em hãy cho biết các ngành nghề liên quan đến du lịch tỉnh Bình Thuận. Theo em, để đáp
ứng được yêu cầu của ngành nghề liên quan đến du lịch ở tỉnh Bình Thuận, người lao động
cần chuẩn bị những gì? (Gợi ý: kiến thức, kĩ năng, ngoại ngữ,…).

16


CHỦ ĐỀ


2

DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ Ở TỈNH BÌNH THUẬN

MỤC TIÊU

– Nêu khái niệm về danh nhân.
– Nêu vai trò của danh nhân trong lịch sử.
– Giới thiệu và nêu được những đóng góp của các danh nhân tiêu biểu.

KHỞI ĐỘNG

– Dưạ vào hiểu biết của bản thân, kể tên một số danh nhân, nhân vật lịch sử tỉnh
Bình Thuận mà em biết.
– Kể tên những ngôi trường, đường phố gắn liền với nơi em học tập, sinh sống mang tên
một nhân vật lịch sử của địa phương ở tỉnh Bình Thuận.
KHÁM PHÁ

I. KHÁI QUÁT VỀ DANH NHÂN LỊCH SỬ Ở TỈNH BÌNH THUẬN
1. Khái niệm về danh nhân
Theo Từ điển tiếng Việt, danh nhân là người có danh tiếng (danh tiếng là tiếng tăm đồn đãi
được nhiều người biết đến)(1) hoặc là người có danh tiếng, được xã hội công nhận(2).
Danh nhân là những người mà tên tuổi của họ được đông đảo quần chúng biết đến trong sự
ngưỡng mộ, kính u hoặc tơn thờ. Họ sở hữu tài năng xuất chúng, sự nghiệp lẫy lừng và tạo
nên được những ảnh hưởng lớn lao tốt đẹp cho cộng đồng xã hội, quốc gia, thế giới(3). Tầm vóc
của danh nhân được thể hiện ở phạm vi lan toả về danh tiếng, có thể ở một vùng, một đất nước
hoặc thế giới(4). Họ là những người có đạo đức, vị tha, nhân ái, dũng cảm, sự tận tuỵ, khiêm tốn;
có lí tưởng sống cao đẹp; nghị lực lớn lao; tài giỏi, thành cơng. Dựa trên các lĩnh vực có thể phân
loại danh nhân về: lịch sử, chính trị, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học,…

(1)

Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, NXB Hồng Đức, 2012, trang 213.

(3) (4) Vương Tấn Việt, Những đặc điểm chung của danh nhân qua các thời đại ()
(2)

17


Danh nhân lịch sử là người góp phần làm nên lịch sử, là một phần của lịch sử. Lịch sử
đất nước, lịch sử địa phương ln có bóng dáng những nhân vật nổi tiếng của đất nước,
địa phương.

?
Em hãy cho biết danh nhân là gì.

2. Vai trị của danh nhân tỉnh Bình Thuận
Danh nhân lịch sử tỉnh Bình Thuận xuất hiện cùng với quá trình thực dân Pháp xâm lược
Việt Nam. Năm 1861, cụ Phan Trung chiêu mộ hơn 2 000 nghĩa binh đánh giặc. Năm 1867,
cụ Nguyễn Thông đã chọn Bình Thuận làm nơi tị địa tìm cơ hội chống giặc. Từ năm 1885 đến
năm 1886, hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, các cụ Ung Chiếm, Cao Hành,
Phùng Hàn, Phùng Tố,... đã chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp và tay sai. Những năm 1906 –
1908, cụ Trương Gia Mô hưởng ứng phong trào Duy Tân đã bàn tính với ơng Nguyễn Trọng Lội
(là con cụ Nguyễn Thơng, cùng em trai mình là ơng Nguyễn Q Anh) thành lập các công ty,
hiệp hội nhằm chấn hưng công nghiệp bản xứ, tuyên truyền tư tưởng yêu nước, mở mang
dân trí cho nhân dân. Tuy các phong trào chống Pháp trước khi có Đảng đều bị đàn áp và thất bại
nhưng tinh thần yêu nước của nhân dân Bình Thuận không bao giờ lắng xuống. Các danh nhân
lịch sử thời kì này xuất hiện mãi lưu dấu vào trong kí ức nhân dân vùng đất Bình Thuận.
Ngày 3 – 2 – 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, lãnh đạo nhân dân giành

chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, tiến hành hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi. Dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân tỉnh Bình Thuận
đứng lên cùng cả nước làm nên nhiều thắng lợi. Thời kì này, xuất hiện nhiều danh nhân lịch
sử của tỉnh Bình Thuận được nhiều người nhắc đến. Nhà cách mạng Hồ Quang Cảnh tuyên
truyền đường lối cách mạng vào làng Rạng – Thiện Khánh (nay là phường Hàm Tiến, xã
Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết); nhà cách mạng – thầy giáo Ngô Đức Tốn thành lập
Chi bộ Tam Tân tại làng Tam Tân (nay là xã Tân Tiến, thị xã La Gi) – Chi bộ đảng đầu tiên của
tỉnh Bình Thuận; các nhà cách mạng lão thành Nguyễn Tương, Nguyễn Gia Tú, Lâm Đình Trúc
ln đi đầu trong những năm khó khăn, gian khổ nhất lãnh đạo nhân dân chống Pháp. Trong
kháng chiến chống Mỹ, tỉnh Bình Thuận có biết bao bà mẹ đưa tiễn con lên đường đánh giặc
và những người con không trở về. Tiêu biểu trong số các bà mẹ đó, có Bà mẹ Việt Nam
Anh hùng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Phạm Thị Ngư với 7 người con thân yêu
đã ngã xuống cho nền độc lập tự do của Tổ quốc và còn nhiều anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu và
anh dũng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc như: Đặng Văn Lãnh, Từ Văn Tư, Võ Hữu,
Nguyễn Hội,… mà tên tuổi các anh cịn mãi cho đến hơm nay và mai sau.

?
Kể tên một số danh nhân lịch sử tỉnh Bình Thuận mà em biết. Em có cảm nghĩ như thế nào về
công lao, sự hi sinh của một số danh nhân lịch sử tỉnh Bình Thuận?

18


II. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC DANH NHÂN TIÊU BIỂU Ở TỈNH BÌNH THUẬN(1)
1. Ung Chiếm (? – 1886)
Ung Chiếm chưa rõ năm sinh, quê ở làng Lại An (nay thuộc xã Hàm Thắng, huyện
Hàm Thuận Bắc), là Chánh tổng Lại An (phủ Hàm Thuận), tinh thơng võ nghệ, có tài
mưu lược.
Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần vương, ông chiêu mộ nghĩa quân đứng lên đánh
Pháp và tay sai. Nhờ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân địa phương, nghĩa quân Ung

Chiếm đã bao vây, tiêu diệt bọn quan qn triều đình tại phủ Hàm Thuận (đóng trên
đất làng Phú Tài, nay thuộc Phan Thiết), làm chủ một số địa bàn. Bọn tay sai ở phủ và
tỉnh Bình Thuận phải cầu viện binh từ Sài Gòn. Tháng 7 – 1886, tên thiếu tá Đơ-lơm
(Delorme) và tay sai Trần Bá Lộc chỉ huy quân lính tiến đánh nghĩa quân. Do lực lượng
không cân sức, nghĩa quân thua trận, ông Ung Chiếm bị giặc bắt đưa ra xử chém.
Để tưởng nhớ công trạng của ông, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Uỷ ban
nhân dân cách mạng lâm thời huyện Hàm Thuận đặt tên xã Lại An Hạ lúc bấy giờ là
xã Ung Chiếm. Hiện nay, tên ông được đặt cho một thôn thuộc xã Hàm Thắng, huyện
Hàm Thuận Bắc và một con đường thuộc phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết.

?
– Nêu khái quát quá trình hưởng ứng chiếu Cần vương trong kháng chiến chống Pháp của
ông Ung Chiếm.
– Theo em, ngồi ơng Ung Chiếm, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cịn có nghĩa sĩ nào hưởng
ứng chiếu Cần vương khởi nghĩa chống Pháp?

2. Nguyễn Thông (1827 – 1884)
Nguyễn Thông sinh năm 1827 ở thơn Bình Thanh, tổng
Thạnh Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định
(nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An),
là quan Triều Nguyễn, danh sĩ Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.
Năm 1849, ông thi đậu cử nhân. Trong cuộc đời làm quan, ơng
được triều đình bổ nhiệm nhiều chức vụ như: Hàn lâm viện
Tu soạn (1856), Đốc học Vĩnh Long (1863), Biện lí Bộ Hình
(1868), Tu nghiệp Quốc Tử Giám (1876),...
Hình 1. Nguyễn Thơng
(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)
(1) Nội dung lược trích từ Tài liệu dạy và học lịch sử địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, (nhiều tác giả, lưu hành nội bộ

2020), từ trang 66 đến trang 80 (8/ 14 danh nhân gồm: Ung Chiếm, Nguyễn Thông, Trương Gia Mô, Nguyễn Trọng Lội,

Nguyễn Gia Tú, Nguyễn Tương, Phạm Thị Ngư, Đặng Văn Lãnh do tác giả Nguyễn Thị Xuân Trang, Nguyễn Thị Thanh Thuý
biên soạn).

19



×