Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Luật doanh nghiệp. tranh chấp giữa công ty, góp vốn thành lập,...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.91 KB, 15 trang )

Câu 1: A, B, C và Cơng ty XYZ có thể góp vốn để thành lập một Doanh Nghiệp
mới như vậy được khơng? Nếu được thì có thể thành lập những loại hình doanh
nghiệp nào? Tại sao?
Trả lời:
1.1. A,B,C và Cơng ty XYZ có thể góp vốn để thành lập một doanh nghiệp mới.
- Cơ sở pháp lý: 
- Điểm i khoản 1 điều 76 quy định chủ sở hữu công ty có quyền: "Quyết định thành
lập cơng ty con, góp vốn vào công ty khác"
- Khoản 3 điều 188: " Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư
nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành
viên hợp danh của công ty hợp danh."
- Điều 17: "Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần
vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo
quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước
góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng khơng được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán
bộ, cơng chức, Luật Viên chức, Luật Phịng, chống tham nhũng."
- Khoản 3 điều 195: "Các công ty con có cùng một cơng ty mẹ là doanh nghiệp có
sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước khơng được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật
này."
- Kết luận: A,B,C và Cơng ty XYZ có thể góp vốn để thành lập một doanh nghiệp
mới, bởi vì:
+ Những cá nhân, tổ chức này không thuộc những đối tượng không được quyền thành
lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh
nghiệp năm 2020;
+ A là chủ doanh nghiệp tư nhân A, B là chủ Doanh nghiệp tư nhân B và C đều có
quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp mới theo điểm i khoản 1 điều 76 và khoản 3
điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020;



+ Vì hai doanh nghiệp tư nhân do A và B làm chủ không phải công ty con của Công ty
XYZ nên theo quy định tại khoản 3 điều 195 Cơng ty XYZ có quyền góp vốn thành
lập doanh nghiệp;
+ Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh là tham gia đấu thầu và xây dựng các
chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội khơng thuộc ngành, nghề cấm; có trụ sở chính
được đặt trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp; có số thành
viên tối thiểu phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.
1.2. A, B, C và Cơng ty XYZ có thể cùng nhau góp vốn thành lập một doanh
nghiệp mới với loại hình doanh nghiệp có thể thành lập là Cơng ty TNHH hai
thành viên trở lên và Công ty Cổ phần.
- Cơ sở pháp lý:
+ Khoản 1 Điều 74: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do
một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”
+ Khoản 1 Điều 188: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm
chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp”
+ Khoản 3 Điều 188: " Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư 
nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành
viên hợp danh của công ty hợp danh."
+ Khoản 1 Điều 46: “ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh
nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp
vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần
vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và
53 của Luật này.”
+ Điểm b khoản 1Điều 111: “Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối
thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa”.

- Kết luận: A,B,C và cơng ty XYZ có thể tành lập loại doanh nghiệp: Công ty TNHH2
thành viên trở lên và Cơng ty cổ phần, bởi vì:


+ Do doanh nghiệp mà A, B, C và Công ty XYZ góp vốn để thành lập gồm cả cá
nhân(A,B,C) và tổ chức(Công ty X) làm chủ sở hữu, như vậy doanh nghiệp này khơng
thể theo loại hình Doanh nghiệp tư nhân và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do không thỏa mãn quy định tại Khoản 1 Điều 188 và Khoản 1 Điều 74 BLDN
2020.
+ A và B không được thành lập thêm công ty tư nhân nào khác và không được là thành
viên của công ty hợp danh do A và B đều đã là chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy
định tại Khoản 3 Điều 188.
+ Doanh nghiệp mà A, B, C và Công ty XYZ góp vốn để thành lập đáp ứng đủ các quy
định để thành lập loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và công ty
cổ phần quy định tại Khoản 1 Điều 46 và Khoản 1 Điều 11.
Câu 2: Giả sử các Sáng lập viên muốn thành lập doanh nghiệp mới là Công ty cổ
phần. Các sáng lập viên dự định đặt tên cho Doanh nghiệp mới là Công ty cổ
phần ABCXYZ. Đặt tên doanh nghiệp mới như vậy có phù hợp với quy định của
pháp luật không? Tại sao?
Trả lời:
- Các sáng lập viên có thể đặt tên cho Doanh nghiệp mới là Cơng ty cổ phần
ABCXYZ. 
- Cơ sở pháp lý: Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Điều 38 Luật Doanh nghiệp
năm 2020 và Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Lý giải:
+ Tên Doanh nghiệp mới này là “Công ty cổ phần ABCXYZ” thỏa mãn điều 37 Luật
Doanh nghiệp 2020 là tên Tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ
tự:
· Loại hình doanh nghiệp (Cơng ty cổ phần)
· Tên riêng (ABCXYZ): được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ

F, J, Z, W
+ Tên này không vi phạm Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 41 Luật
Doanh nghiệp năm 2020 về những điều cấm trong đặt tên Doanh nghiệp:
· Tên này không giống hoặc tương tự với bất kỳ tên riêng cá nhân, tổ chức hoặc doanh
nghiệp nào đã được đăng ký trước đó.


· Tên này không trùng hoặc gây nhầm lẫn với bất kỳ tên của cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị-xã hội hay tổ chức quốc tế nào.
· Tên không chứa từ ngữ, biểu tượng, ký hiệu vi phạmtruyền thống lịch sử, văn hóa,
đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tuy không rõ từng từ nghĩa của
"ABCXYZ," nhưng nó khơng bị xem là vi phạm u cầu này.
Như vậy, việc đặt tên doanh nghiệp là Công ty cổ phần ABCXYZ không vi phạm
những quy định về tên doanh nghiệp nêu trên trong Luật doanh nghiệp năm 2020. Tuy
nhiên, để đảm bảo tất cả các yêu cầu điều kiện và quy định khác, các sáng lập viên nên
tham khảo rõ ràng và tuân thủ đúng các quy định pháp luật liên quan đến đặt tên doanh
nghiệp.
Câu 3: Để thành lập doanh nghiệp mới là Công ty cổ phần thì theo quy định của
pháp luật cần phải làm Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các loại giấy tờ gì?
Trả

lời:

- Cơ sở pháp lý: 
Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần gồm
những loại giấy tờ như sau: 
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2. Điều lệ công ty
3. Danh sách thành viên 
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư
nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người
đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo
ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngồi là tổ chức.
Đối với cổ đơng là tổ chức nước ngồi thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức
phải được hợp pháp hóa lãnh sự; 
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định
của Luật Đầu tư.
- Kết luận: A, B, C và Công ty XYZ để thành lập doanh nghiệp mới là Công ty cổ
phần cần chuẩn bị các loại giấy tờ: 
· Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020) trong


đó nêu rõ thơng tin về:
+ Tên doanh nghiệp: cơng ty cổ phần mới phải được đặt tên theo quy định pháp luật
được quy định trong Điều 37, 38, 39, 41 Luật Doanh nghiệp 2020.
+ Địa chỉ trụ sở chính: phường Mai Dịch (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội).
+ Ngành nghề kinh doanh: đấu thầu và xây dựng.
+ Vốn điều lệ
+ Thông tin người đại diện pháp luật và các cổ đông sáng lập
+ Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào
bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
+ Thông tin đăng ký thuế;
+ Số lượng lao động dự kiến;
+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân
đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần.
· Điều lệ công ty (theo Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020): phải được soạn thảo theo
quy định của pháp luật và phải được tất cả các cổ đông sáng lập ký duyệt. Điều lệ bao

gồm các quy định về quản trị công ty, cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ của cổ đông,
và các quy định khác liên quan đến hoạt động của công ty.
· Danh sách cổ đông sáng lập (theo Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2020): Danh sách
này bao gồm thông tin như họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc, mã số doanh
nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của cổ đơng sáng lập hoặc người đại diện pháp luật hay
đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập. Cụ thể trong trường hợp này là thông
tin của ông A, B, C và Công ty XYZ, cùng với số lượng cổ phần, loại cổ phần, tỷ lệ
sở hữu cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn,
thời hạn góp vốn của từng cổ đơng sáng lập
· Bản sao các giấy tờ:
+ Ơng A, ông B, và ông C cần cung cấp bản sao của giấy tờ tùy thân có cơng chứng
hoặc chứng thực.
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với
tổ chức): Công ty XYZ cần cung cấp bản sao có cơng chứng hoặc chứng thực của
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.
 


Câu 4: Với những điều kiện nào thì doanh nghiệp của họ mới được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Trả lời:
- Cơ sở pháp lý: 
Khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện Cấp giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp như sau: 
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều
kiện sau đây: 
a) Ngành nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41
của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; 

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ
phí. 
- Kết luận: 
- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mới của của A,B,C và đại diện công ty
TNHH Nhà nước một thành viên XYZ là đấu thầu và xây dựng là ngành nghề không
bị cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật đầu tư số 61/2020 và không phải là
ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên khơng cần có chứng chỉ hành nghề. 
- Tên doanh nghiệp mới này là “Công ty cổ phần ABCXYZ” đã đúng quy định pháp
luật.
- Doanh nghiệp mới này cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký hợp lệ:
+ Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định tại Điều 22 Luật Doanh
Nghiệp 2020 và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp
luật
· Đối với doanh nghiệp: Khi thành lập doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các hồ sơ
trong việc thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh như: Giấy đề nghị
đăng ký doanh nghiệp, danh sách cổ đông sáng lập, điều lệ công ty, bản sao các giấy tờ
liên quan.
Doanh nghiệp cần thực hiện kê khai đầy đủ, chính xác các thông tin một cách hợp
pháp theo đúng quy định pháp luật


- Doanh nghiệp mới này khi đăng ký doanh nghiệp phải nộp đủ lệ phí đăng ký doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Như vậy, doanh nghiệp mới của A,B, C và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
XYZ đã đáp ứng được 2 điều kiện về ngành nghề và tên của doanh nghiệp, để được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp mới này cần đáp ứng được
2 điều kiện còn lại là có hồ sơ đăng ký hợp lệ và nộp đủ lệ phí. 
 
Câu 5: Giả sử doanh nghiệp mới tên gọi tắt là Công ty ABCXYZ sau một thời
gian hoạt động muốn tăng vốn điều lệ thì Cơng ty phải làm như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại điều 123 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần ABCXYZ muốn
tăng vốn điều lệ cần chào bán cổ phần để tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần
được quyền bán để tăng vốn điều lệ. 
Doanh nghiệp có thể thực hiện những hình thức sau đây để chào bán cổ phần:
- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu (Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Chào bán cổ phần riêng lẻ (Điều 125 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Chào bán cổ phần ra công chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng
khoán
- Thanh toán cổ tức bằng cổ phần
- Hồ sơ tăng vốn điều lệ của Công ty cổ phần bao gồm những giấy tờ sau đây:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật
của Doanh nghiệp ký;
+ Nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông công ty về việc thay đổi vốn điều
lệ;
+ Văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua
phần vốn góp theo quy định Luật Đầu tư.
- Trường hợp đại hội đồng cổ đông thông qua việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều
lệ, đồng thời hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết
thúc mỗi đợt bán cổ phần kèm theo thông báo nêu trên, hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ
phải có các loại giấy tờ sau:


+ Nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc chào bán cổ phần
để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và ra hội đồng quản trị
thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần;
+ Nghị quyết quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị Công ty cổ phần
về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần.
- Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Cổng thông tin quốc
gia về doanh nghiệp, theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ và nhận kết quả là giấy chững nhận

đăng ký doanh nghiệp mới.
6. Tháng 6/2023 Cơng ty ABCXYZ có tranh chấp với Công ty Xi măng Chinfon
(là doanh nghiệp FDI có trụ sở tại thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên, TP
Hải Phòng) liên quan đến một hợp đồng mua bán xi măng. Tranh chấp này có thể
giải quyết bằng những phương thức nào? Bạn hãy trình bày khái quát về những
phương thức giải quyết tranh chấp?
Trả lời:
- Tranh chấp giữa Công ty ABCXYZ với Công ty Xi măng Chinfon (là doanh nghiệp
FDI có trụ sở tại thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng) liên quan
đến một hợp đồng mua bán xi măng có thể giải quyết bằng những phương thức:
+ Phương thức thương lượng;
+ Phương thức hịa giải;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp thơng qua tố tụng tại Tòa án;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại (hoặc Trọng tài
quốc tế gọi tắt chung là Trọng tài).
- Cở sở pháp lý: Điều 317 Luật Thương mại năm 2005.
- Khái quát về những phương thức giải quyết tranh chấp:
 Phương thức thương lượng
- Khái niệm: Phương thức thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp
thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất
đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà khơng cần có sự trợ giúp hay phán quyết của
bất kỳ bên thứ ba nào.


- Ưu điểm:
+ Cách thức đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện và ít tốn kém chi phí
của các bên;
+ Các bên có tranh chấp xảy ra cũng có thể bảo vệ uy tín cho chính họ, bảo vệ
bí mật kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Phương thức thương lượng khơng chịu sự điều chỉnh của pháp luật, khơng bị

gị bó bởi các qui định chặt chẽ về quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham
gia, thời gian thực hiện, cũng như không tốn kém tiền bạc.
- Nhược điểm:
+ Không được đảm bảo thi hành bởi cơ chế bắt buộc;
+ Kết quả của phương thức thương lượng phụ thuộc vào thiện chí của các bên.
Nếu một trong các bên tranh chấp thiếu thiện chí thì q trình giải quyết sẽ kéo dài,
thậm chí tranh chấp khơng được giải quyết.
 Phương thức hòa giải
- Khái niệm: Phương thức thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp
với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên
tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
- Ưu điểm:
+ Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, sự linh hoạt, hiệu quả, ít tốn kém. Hòa
giải còn có thêm ưu điểm vượt trội do người thứ ba (thường là người có trình độ
chuyên môn, có kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực đang tranh chấp) mang lại;
+ Trường hợp các bên tranh chấp khả năng nhận thức hạn chế trong lĩnh vực
đang tranh chấp thì dùng phương thức hòa giải sẽ có khả năng thành công cao hơn
thương lượng;
+ Kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến của người thứ ba nên mức độ
tôn trọng và tuân thủ các cam kết đạt được trong quá trình hòa giải cũng cao hơn.
- Nhược điểm:


+ Uy tín, bí mật kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng, ngồi ra các bên cịn tốn kém chi
phí dịch vụ cho người thứ ba đứng ra hòa giải cho các bên.
+ Dù có sự trợ giúp của người thứ ba làm trung gian mà một bên không trung
thực, thiếu sự thiện chí, hợp tác trong quá trình đàm phán thì hòa giải cũng khó có thể
đạt được kết quả mong đợi.
 Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua tố tụng tại Tòa án
- Khái niệm: Phương thức giải quyết tranh chấp thơng qua tố tụng tại Tịa án là

phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước,
được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định
của tòa án về vụ tranh chấp nếu khơng có sự tự nguyện tn thủ sẽ được đảm bảo thi
hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
- Ưu điểm:
+ Chi phí để giải quyết một tranh chấp thương mại thơng qua Tịa án sẽ thấp
hơn so với trọng tài;
+ Phán quyết của Tịa án có giá trị thi hành cao vì được cưỡng chế thi hành
bằng sức mạnh của Nhà nước;
+ Trình tự tố tụng chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
- Nhược điểm:
+ Thủ tục cứng nhắc, thiếu linh hoạt và kéo dài;
+ Tính xét xử công khai không phù hợp với hoạt động kinh doanh thương mại
vì dễ ảnh hưởng đến bí mật kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp;
+ Phán quyết có thể bị kháng cáo dẫn đến tranh chấp bị kéo dài.
 Phương thức giải quyết tranh chấp tại Trọng tài
- Khái niệm: Phương thức giải quyết tranh chấp tại Trọng tài là phương thức
giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật
Trọng tài thương mại 2010.
- Ưu điểm:


+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, ít tốn thời gian, tiền bạc các bên;
+ Quyết định của Trọng tài là quyết định chung thẩm nên không thể bị kháng
cáo, kháng nghị;
+ Đảm bảo bí mật hơn so với Tịa án, các bí mật kinh doanh và thơng tin mật
của Doanh nghiệp sẽ được đảm bảo không bị tiết lộ ra ngồi;
+ Các bên có thể lựa chọn trọng tài viên giải quyết nên có thể lựa chọn được
các chuyên gia có chun mơn và kinh nghiệm thực tế cao.
- Nhược điểm:

+ Chi phí trọng tài thường cao hơn Tịa án;
+ Hai bên nhất thiết phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và có thể thực hiện
được;
+ Sự thành công trong việc giải quyết bằng trọng tài phụ thuộc vào thái độ cũng
như sự hợp tác của các bên tranh chấp;
+ Tính cưỡng chế thi hành của trọng tài thường khơng cao bằng Tịa án.
7. Trong hợp đồng mua bán xi măng nói trên, các bên thỏa thuận một điều khoản
như sau: “Mọi tranh chấp liên quan tới hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng
tài thương mại theo quy định của pháp luật”. Với điều khoản trọng tài trong hợp
đồng như vậy thì vụ tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài khơng? Tại
sao?
Trả lời:
- Với điều khoản trọng tài trong hợp đồng như vậy thì vụ tranh chấp có thể được giải
quyết bằng trọng tài nếu thỏa thuận trọng tài phù hợp với pháp luật, không trái pháp
luật và lĩnh vực tranh chấp phải thuộc thẩm quyền của Trọng tài theo quy định của
pháp luật.
- Cơ sở pháp lý: Điều 3, Điều 5, Điều 18 và Điều 43 Luật Trọng tài thương mại 2010.
- Lý giải:


+ Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, thoả thuận
trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể
phát sinh hoặc đã phát sinh.
+ Theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, các hình thức thỏa
thuận trọng tài bao gồm:


Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong

hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.



Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa

thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư
điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, cơng chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại
bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng
tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả
thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
+ Theo quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại thì thỏa thuận trọng tài sẽ
khơng được giải quyết bằng trọng tài và sẽ bị vô hiệu nếu Tranh chấp phát sinh trong
các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài; Hình thức của thoả thuận trọng tài
khơng phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này; Thỏa thuận trọng tài vi phạm
điều cấm của pháp luật…
=> Do đó, trong tình huống này, các bên thỏa thuận điều khoản: “Mọi tranh chấp liên
quan tới hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài thương mại theo quy định
của pháp luật” nên căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì
vụ tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài nhưng phải không thuộc một trong
các trường hợp quy định tại Điều 18 của Luật này. Đồng thời, trong trường hợp khi
các bên đã có thỏa thuận trọng tài như trên, nhưng khơng chỉ rõ hình thức trọng tài


hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên
phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết
tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài

để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn (theo quy định
tại Khoản 5 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).
8. Giả sử công ty ABCXYZ khởi kiện công ty Xi măng Chinfon ra Tồ án thì Tồ
án nào có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp? Có giải thích cụ thể và viện dẫn
căn cứ pháp lý?
Trả lời:
- Giả sử công ty ABCXYZ khởi kiện công ty Xi măng Chinfon ra Tồ án thì TAND
cấp tỉnh là Tồ án nhân dân TP Hải Phịng sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp.
- Cơ sở pháp lý: Điều 37, Điều 39 BLTTDS năm 2015 và Điều 7 Luật Trọng tài
thương mại năm 2010.
- Lý giải:
+ Do tranh chấp giữa công ty ABCXYZ và công ty Xi măng Chinfon là tranh chấp
kinh doanh, thương mại và công ty Xi măng Chinfon có yếu tố nước ngồi nên theo
quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 37 BLTTDS năm 2015, Toà án nhân dân TP Hải
Phịng hoặc TAND TP Hà Nội có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp.
+ Do công ty ABCXYZ khởi kiện công ty Xi măng Chinfon nên Công ty ABCXYZ là
nguyên đơn và công ty Xi măng Chinfon là bị đơn. Theo quy định tại Điểm a Khoản 1
Điều 39 BLTTDS năm 2015, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh
thổ đối với tranh chấp này là Toà án nhân dân TP Hải Phịng vì thẩm quyền giải quyết
vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là nơi bị đơn có trụ sở làm việc.
Cùng với đó, theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015, các bên
cũng có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm
việc của nguyên đơn, nơi nguyên đơn có trụ sở là TAND Hà Nội giải quyết vụ tranh
chấp.
+ Tuy nhiên, theo như trong hợp đồng mua bán xi măng nói trên, tại Điểm 7, các bên
đã thỏa thuận một điều khoản như sau: “Mọi tranh chấp liên quan tới hợp đồng này sẽ


được giải quyết bằng trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật” nên theo quy
định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và Điểm o

Khoản 2 Điều 39 BLTTDS năm 2015, TAND tỉnh, thành phố trung ương nơi bị đơn
cư trú, có trụ sở sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với hoạt động trọng tài.
=> Như vậy, theo quy định của pháp luật và với những dẫn chứng trên, có thê kết
luận, trong tranh chấp này, TAND TP Hải Phịng sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh
chấp.
9. Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận với nhau để lựa chọn một Tồ án khác
(khơng phải là Tồ án có thẩm quyền đã nói ở Điểm 8 để giải quyết vụ tranh chấp
không? Tại sao?
Trả lời:
- Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận với nhau để lựa chọn một Tồ án khác khơng
phải là Tồ án có thẩm quyền đã nói ở Điểm 8.
- Cơ sở pháp lý: Điều 39, 40 BLTTDS năm 2015.
- Lý giải: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015, các bên tranh chấp
có thể thỏa thuận với nhau để lựa chọn 1 trong 2 Tòa án là Tòa án nơi bị đơn cư trú,
làm việc, có trụ sở (Tồ án nhân dân TP Hải Phòng) hoặc Tòa án nơi cư trú, làm việc,
có trụ sở của nguyên đơn (TAND TP Hà Nội) để giải quyết vụ tranh chấp. Do đó, các
bên tranh chấp có thể thỏa thuận với nhau để lựa chọn một Toà án khác là TAND TP
Hà Nội (khơng phải là Tồ án có thẩm quyền đã nói ở Điểm 8) để giải quyết vụ tranh
chấp.
+ Ngồi ra, theo quy định tại Điều 39 và Điểm g Khoản 1 Điều 40 BLTTDS năm
2015, các bên cũng có thể thỏa thuận với nhau về việc lựa chọn TA nơi hợp đồng được
thực hiện để giải quyết tranh chấp.
10. Giả sử Tồ án nói ở Điểm 8 đã giải quyết vụ tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm
mà Công ty Xi măng Chinfon kháng cáo Bản án sơ thẩm thì Tồ án nào có thẩm
quyền giải quyết vụ tranh chấp theo thủ tục phúc thẩm? Có giải thích cụ thể và
viện dẫn căn cứ pháp lý?
Trả lời:


- Giả sử Tồ án nói ở Điểm 8 đã giải quyết vụ tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm mà

Công ty Xi măng Chinfon kháng cáo Bản án sơ thẩm thì Tồ dân sự Tịa án nhân dân
cấp cao có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể là Tịa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có
thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp theo thủ tục phúc thẩm.
- Cơ sở pháp lý: Điều 29 Luật Tổ chức TAND năm 2014.
- Lý giải: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Tổ chức TAND năm 2014 thì
TAND cấp cao sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà
bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo,
kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Do đó, trong tình huống này, Tòa án nhân
dân cấp cao tại Hà Nội sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo thủ tục phúc thẩm
khi Công ty Xi măng Chinfon kháng cáo Bản án sơ thẩm. Vì cơng ty ABCXYZ và
cơng ty Xi măng Chinfon có trụ sở đặt tại miền Bắc nên Tịa án nhân dân cấp cao tại
Hà Nộisẽ có thẩm quyền giải quyết.



×