Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 về công ty hợp danh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.23 KB, 17 trang )

MỞ BÀI
Công ty hợp danh là một trong những hình thức công ty ra đời sớm
nhất trong lịch sử hình thành công ty. Khái niệm về “hợp danh” bắt đầu
xuất hiện và tồn tại từ khi con người bắt đầu hợp tác với nhau. Như vậy,
công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch
sử loài người. Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong
pháp luật của Việt Nam chưa lâu; lần đầu tiên được ghi nhận là ở
Luật Doanh nghiệp năm 1999. Những quy định hiện hành về công ty
hợp danh tập trung trong Luật Doanh nghiệp năm 2005. Thực tế áp
dụng các quy định Luật doanh nghiệp năm 2005 đối với công ty hợp
danh vẫn còn nhiều bất cập đã cho thấy tính chưa phù hợp của một
số các quy định trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay; phần nào
làm hạn chế sự phát triển của công ty hợp danh nói riêng và sự đi lên
của nền kinh tế nước nhà nói chung.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát chung về các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005
về công ty hợp danh.
1. Khái niệm và đặc điểm.
Ở đa số các nước trên thế giới, công ty hợp danh được pháp luật
ghi nhận là một loại hình đặc trưng của công ty đối nhân, trong đó có ít
nhất hai thành viên( đều là cá nhân và là thương nhân) cùng tiến hành
hoạt động thương mại( theo nghĩa rộng) dưới một hãng chung( hay hội
danh) và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của
công ty. Theo Luật doanh nghiệp năm 2005 quan niệm về công ty hợp
danh ở nước ta hiện nay có một số điểm khác với cách hiểu truyền thống
về công ty hợp danh. Công ty hợp danh được định nghĩa với các đặc điểm
pháp lí cơ bản sau:
1
- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty
cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung( gọi là thành viên hợp danh);
ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn.


- Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh.
- Trong quá trình hoạt động công ty hợp danh không được phát
hành bất kì loại chứng khoán nào.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty hợp danh
+ Hội đồng thành viên
+ Chủ tịch hội đồng thành viên
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
3. Đại diện theo pháp luật của Công ty hợp danh
Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ
chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
4. Hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh
+ Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư
nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường
hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
+ Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân
hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh
doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân
khác.
+ Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc
toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không
được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
2
Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của
nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành
viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các

bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá
phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt
đối tin tưởng nhau. Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới
chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh
là rất cao.
II. Các quy định chưa phù hợp về công ty hợp danh tại Luật doanh
nghiệp năm 2005.
1. Khái niệm công ty hợp danh.
Khái niệm về công ty hợp danh được quy định cụ thể tại khoản 1
Điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005.
“Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty,
cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp
danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.”
Như vậy, nếu căn cứ vào tính chất thành viên và chế độ chịu trách
nhiệm tài sản, thì công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp năm 2005 có
thể chia được chia thành hai loại. Loại thứ nhất là những công ty giống
với công ty hợp danh theo pháp luật các nước, tức là chỉ bao gồm các
thành viên hợp danh ( chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản của công ty). Loại thứ hai là những công ty có cả thành viên
hợp danh và thành viên góp vốn ( chịu trách nhiệm hữu hạn). Loại công
ty này pháp luật các nước gọi là công ty hợp vốn đơn giản( hay hợp danh
3
hữu hạn) và cũng là một loại hình của công ty đối nhân. Như vậy, nếu căn
cứ vào tính chất thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài sản, thì công ty
hợp danh theo Luật doanh nghiệp năm 2005 có thể chia được chia thành

hai loại. Loại thứ nhất là những công ty giống với công ty hợp danh theo
pháp luật các nước, tức là chỉ bao gồm các thành viên hợp danh ( chịu
trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty).
Loại thứ hai là những công ty có cả thành viên hợp danh và thành viên
góp vốn ( chịu trách nhiệm hữu hạn). Loại công ty này pháp luật các nước
gọi là công ty hợp vốn đơn giản( hay hợp danh hữu hạn) và cũng là một
loại hình của công ty đối nhân. Nhưng hai “loại” này lại được quy định
chung vào với nhau, không tách bạch. Điều này thực sự không hợp lý vì
hai loại này tuy gần như hoàn toàn giống nhau về quy chế pháp lý nhưng
trong thực tế sẽ phát sinh những điểm không thỏa đáng, nhất là trong việc
giải thể của công ty. Điều này đã chứng tỏ sự cứng nhắc của pháp luật
hiện hành. Có thể thấy khái niệm công ty hợp danh theo Luật doanh
nghiệp năm 2005 của Việt Nam có nội hàm của khái niệm công ty đối
nhân theo pháp luật các nước. Với quy định về công ty hợp danh, Luật
doanh nghiệp đã ghi nhận sự tồn tại của các công ty đối nhân ở Việt Nam.
Định nghĩa này cho thấy hai vấn đề lớn cần phải bàn:
Vấn đề lớn thứ nhất, công ty hợp danh theo quan niệm của Luật
Doanh nghiệp năm 2005 phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, có nghĩa
là hai người chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các khoản
nợ của công ty. Điều này là đúng nếu Luật Doanh nghiệp năm 2005
không quan niệm công ty hợp danh bao gồm cả công ty hợp vốn đơn
giản. Bản chất của công ty hợp danh đúng nghĩa là sự liên kết của các
thương nhân đơn lẻ để kinh doanh dưới một tên hãng chung. Vì vậy, công
ty hợp danh phải có từ hai thành viên hợp trở lên, nếu không thì sẽ vẫn
chỉ là thương nhân đơn lẻ. Còn đối với công ty hợp vốn đơn giản thì chỉ
cần có một thành viên hợp danh (hay “thành viên nhận vốn” – gọi một
4
cách dễ hiểu hơn và đỡ bị nhầm hơn về ngữ nghĩa) và một thành viên góp
vốn là đủ. Ngay ở Hoa Kỳ người ta quan niệm: “Công ty hợp danh hữu
hạn bao gồm hai hay nhiều người, với ít nhất một thành viên hợp danh và

một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn”. Cần lưu ý thêm: “công ty hợp
danh hữu hạn: gọi theo cách của chúng ta xưa kia là “công ty hợp vốn
đơn giản” hay “công ty hợp tư đơn thường”.
Vấn đề lớn thứ hai, thành viên hợp danh theo Luật Doanh nghiệp
năm 2005 phải là cá nhân, có nghĩa là pháp nhân không thể góp vốn
thành lập công ty hợp danh. Bản chất thủa ban đầu của công ty hợp danh
là sự liên kết giữa các thương gia thể nhân hay thương nhân đơn lẻ để
cùng kinh doanh dưới một tên hãng chung. Tuy nhiên, ngày nay khi đã
cách xa cái thủa ban đầu đó hàng thiên niên kỷ, thì công ty hợp danh
mang bản chất là sự liên kết giữa các thương nhân mà trong đó có cả
thương gia thể nhân và thương gia pháp nhân, có nghĩa là thành viên của
công ty hợp danh có thể là pháp nhân. Về mặt lý thuyết cho thấy pháp
nhân mô phỏng vị trí pháp lý của thể nhân. Nó có tên gọi, cơ sở, quốc
tịch, ý chí, sản nghiệp, trách nhiệm, có nghĩa là nó có các quyền dân sự
như thể nhân trừ một số quyền đặc trưng của thể nhân như về gia đình, về
chính trị… Đứng trước pháp luật, thể nhân hay pháp nhân đều được gọi là
người, nhưng để phân biệt giữa chúng người ta gắn vào đó các tính từ. Sự
phân biệt như vậy là cần thiết để thiết lập đời sống pháp lý khác nhau cho
chúng, song sự phân biệt đó không làm cản trở tới việc tham gia vào các
hoạt động kinh tế của pháp nhân. Về mặt pháp luật thực định, chúng ta đã
thấy Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 có một hình thức
đầu tư là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hay hợp đồng hợp tác
kinh doanh mà các luật gia trên thế giới quan niệm đó chính là hình thức
công ty hợp danh, mặc dù khi xây dựng Luật Doanh nghiệp năm 1999,
nhiều quan điểm ở Quốc hội cho rằng, hình thức công ty hợp danh là quá
mới đối với Việt Nam, nên đã cắt xén dự thảo để chỉ thông qua vỏn vẹn
5
năm điều về công ty hợp danh. Điều đáng lưu ý rằng, các bên trong hợp
đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có
thể là pháp nhân. Vậy tại sao Luật Doanh nghiệp năm 2005 cho rằng

thành viên của công ty hợp danh chỉ có thể là thể nhân? Có lẽ nhà làm
luật nghĩ, thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải chịu trách
nhiệm vô hạn định đối với các khoản nợ của công ty nên buộc phải là cá
nhân, vì xem điểm b, khoản 1, Điều 130 của Luật Doanh nghiệp năm
2005 có bóng dáng của những nhận thức như vậy. Chịu trách nhiệm vô
hạn định có nghĩa là phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
hiện có hoặc sẽ có trong tương lai. Vậy cả thể nhân và pháp nhân đều
phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ
của họ, chỉ có điều khác biệt là pháp nhân khi đã bị thanh lý hết tài sản thì
có thể không tồn tại nữa, còn thể nhân thì vẫn có cơ hội để làm ăn, có
nghĩa là có thể có tài sản trong tương lai. Ngày nay, các công ty thường
lựa chọn các hình thức đầu tư rất linh hoạt. Họ có thể sử dụng hình thức
công ty hợp danh để tạo ra các chi nhánh chung hoặc để kiểm soát hữu
hiệu một công ty hoặc nhiều công ty khác trong việc khai thác một cơ hội
kinh doanh nào đó. Vậy tại sao Luật Doanh nghiệp năm 2005 lại hạn chế
quyền tự do lựa chọn hình thức đầu tư của các thương nhân mà không có
lý do chính đáng từ phía cộng đồng? Để lý giải đầy đủ cho quan niệm
thành viên hợp danh có thể là pháp nhân, chúng ta còn phải nắm được vị
thế pháp lý của thành viên hợp danh.
Công ty hợp danh và công ty dân sự rất gần gũi nhau, nhưng không
chuyển đổi được sang nhau. Các thành viên của công ty hợp danh mặc
nhiên được coi là có tư cách thương gia và liên đới chịu trách nhiệm với
các khoản nợ của công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh gọn nhẹ,
do đó nó rất thích hợp với việc tổ chức các doanh nghiệp nhỏ. Hình thức
công ty này xuất hiện ngày càng nhiều trong mối liên hệ giữa các công ty
để hình thành một chi nhánh chung giữa các công ty, các tập đoàn, làm cơ
6

×