Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên Ứu Ảnh Hưởng Ủa Một Số Thông Số Ông Nghệ Án Ép Mex Đến Độ Bền Bám Dính Giữa Mex Và Vải Dạ.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.03 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ
CÔNG NGHỆ CÁN ÉP MEX ĐẾN ĐỘ BỀN BÁM DÍNH
GIỮA MEX VÀ VẢI DẠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

HÀ NỘI – 2017

1708330000902f398c326-0a14-422c-8199-e5f1d18c3802
1708330000902cd51e41a-3b71-4443-809f-17a6e05e1075
1708330000902ed3b9da1-a63e-4c13-9dc2-a46d4329924b


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ
CÔNG NGHỆ CÁN ÉP MEX ĐẾN ĐỘ BỀN BÁM DÍNH
GIỮA MEX VÀ VẢI DẠ

CHUN NGÀNH: CƠNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY


MÃ SỐ: 15B150139

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG THANH THẢO

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ
Hoàng Thanh Thảo. Kết quả nghiên cứu luận văn được thực hiện tại phịng thí
nghiệm Vật liệu Dệt - Viện Dệt May Da giầy & Thời trang - Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội và Trung tâm dịch vụ sản xuất - Trường Đại học Cơng
nghiệp Dệt May Hà Nội.
Tác giả hồn tồn chịu trách nhiệm với nội dung của luận văn không có
sự sao chép từ các luận văn khác.
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi vô cùng biết ơn Tiến sĩ Hồng Thanh Thảo, người đã tận
tâm hướng dẫn, khích lệ và dành nhiều thời gian giúp tơi hồn thành luận văn

thạc sĩ kỹ thuật này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy Cô giáo trong viện Dệt May
Da giầy & Thời Trang - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hết lòng
truyền đạt những kiến thức khoa học trong suốt thời gian học tập tại trường và
ln tạo điều kiện cho tơi hồn thành bản luận văn này.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng, xin kính chúc Q Thầy - Cơ, các bạn đồng nghiệp sức khỏe
và thành đạt.
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2017

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii
LỜI NĨI ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. Sản phẩm áo dạ .................................................................................................. 3
1.1.1. Đặc điểm sản phẩm áo dạ ....................................................................... 3
1.1.2. Đặc thù công nghệ sản xuất áo dạ........................................................... 4
1.1.3. Đánh giá chất lượng sản phẩm áo dạ ...................................................... 6
1.1.4. Nguyên phụ liệu sản xuất áo dạ .............................................................. 7
1.1.4.1. Vải ngoài sử dụng cho sản phẩm dạ .................................................... 7
1.1.4.2. Dựng mex sử dụng cho sản phẩm áo dạ ............................................ 17
1.1.4.3. Vải lót sử dụng cho sản phẩm áo dạ .................................................. 18
1.1.4.4. Một số nguyên phụ liệu khác ............................................................. 18

1.2. Vật liệu mex ..................................................................................................... 18
1.2.1. Cấu tạo của mex .................................................................................... 18
1.2.2. Chức năng của mex trong công nghiệp may......................................... 19
1.2.3. Phân loại mex ........................................................................................ 20
1.2.4. Nguyên tắc lựa chọn mex ...................................................................... 23
1.3. Công nghệ cán ép mex .................................................................................... 24
1.3.1. Yêu cầu đối với chất lượng cán ép mex................................................ 24
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán ép mex ............................... 25
1.3.2.1. Vật liệu sản xuất mex ......................................................................... 26
1.3.2.2. Thông số cơng nghệ cán ép mex ........................................................ 29
1.3.2.3. Quy trình may hoàn thiện sản phẩm áo dạ........................................ 30
1.4. Nhận xét….. ..................................................................................................... 32

iii


CHƢƠNG 2. NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 34
2.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 34
2.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 34
2.2.1. Vải dạ……..................................................................................................... 34
2.2.2. Mex ....................................................................................................... 35
2.3. Thiết bị thí nghiệm .......................................................................................... 37
2.3.1. Bàn là PEN 520 ..................................................................................... 37
2.3.2. Máy ép mex HASHIMA ....................................................................... 38
2.3.3. Máy giặt khô OASIS ............................................................................. 38
2.3.4. Thiết bị kiểm tra độ bền đa năng AND ................................................. 40
2.3.5. Phương tiện nghiên cứu khác................................................................ 40
2.4. Các phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 41
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 41

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nhiều yếu tố ............................ 42
2.4.3. Mơ hình tổng hợp quay trung tâm của Box - Wilson ........................... 43
2.4.4. Phương pháp thực nghiệm .......................................................................... 48
2.4.4.1 Chuẩn bị mẫu ...................................................................................... 48
2.4.4.2. Cán ép mex......................................................................................... 48
2.4.4.3. Giặt mẫu sau khi cán ép mex dựa theo tiêu chuẩn ASTM D2724-072011 ................................................................................................................. 50
2.4.4.4. Đo độ bền bám dính giữa mex và vải dạ ........................................... 51
2.4.5. Xử lý kết quả thí nghiệm ............................................................................. 54
2.4.6. Nhận xét ..................................................................................................... 55
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................... 57
3.1. Phương án thí nghiệm ..................................................................................... 57
3.2. Kết quả thí nghiệm và bàn luận ..................................................................... 58
3.2.1. Ảnh hưởng của áp lực, nhiệt độ, thời gian cán ép mex đến độ bền bám
dính của vải dạ D1........................................................................................... 59
iv


3.2.1.1. Ảnh hưởng của áp lực và thời gian cán ép mex đến độ bền bám dính
giữa mex và vải dạ D1 .................................................................................... 61
3.2.1.2. Ảnh hưởng của áp lực và nhiệt độ cán ép mex đến độ bền bám dính
giữa mex và vải dạ D1 .................................................................................... 63
3.2.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian cán ép mex đến độ bền bám dính
giữa mex và vải dạ D1 .................................................................................... 64
3.2.2. Ảnh hưởng của áp lực, nhiệt độ, thời gian cán ép mex đến độ bền bám
dính của vải dạ D2........................................................................................... 66
3.2.2.1. Ảnh hưởng của áp lực và thời gian cán ép mex đến độ bền bám dính
giữa mex và vải dạ D2 .................................................................................... 68
3.2.2.2. Ảnh hưởng của áp lực và nhiệt độ cán ép mex đến độ bền bám dính
giữa mex và vải dạ D2 .................................................................................... 69
3.2.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian cán ép mex đến độ bền bám dính

giữa mex và vải dạ D2 .................................................................................... 71
3.3. So sánh độ bền bám dính giữa mex và vải của vải dạ D1 và vải dạ D2 ... 72
3.3.1. So sánh độ bền bám dính giữa mex và vải khi thay đổi áp lực cán ép
mex .................................................................................................................. 72
3.3.2. So sánh độ bền bám dính giữa mex và vải khi thay đổi nhiệt độ cán ép
mex .................................................................................................................. 73
3.3.3. So sánh độ bền bám dính giữa mex và vải khi thay đổi thời gian cán ép
mex .................................................................................................................. 75
3.4. Nhận xét…….................................................................................................... 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1a. Mặt trước áo dạ nữ .......................................................................... 3
Hình 1.1b. Mặt sau áo dạ nữ ............................................................................. 3
Hình 1.2. Hình chụp những xơ cotton thơ dưới kính hiển vi điện tử.............. 15
Hình 1.3. Cấu trúc cotton ................................................................................ 15
Hình 1.4. Hình vẽ mơ tả cấu tạo mex.............................................................. 18
Hình 1.5. Mex giấy.......................................................................................... 21
Hình 1.6. Mex vải............................................................................................ 22
Hình 1.7. Mex cán láng ................................................................................... 22
Hình 2.1. Các mẫu vải dạ, mex nghiên cứu trong luận văn ............................ 36
Hình 2.2. Bàn là PEN 520 ............................................................................... 37
Hình 2.3. Máy ép mex HASHIMA ................................................................. 38
Hình 2.4. Máy giặt khơ OASIS ....................................................................... 39
Hình 2.5. Thiết bị kiểm tra độ bền đa năng AND ........................................... 40
Hình 2.6. Hình vẽ mơ tả mẫu thí nghiệm ........................................................ 41

Hình 2.7. Mẫu thí nghiệm ............................................................................... 48
Hình 2.8. Chế độ cơng nghệ với áp lực cán ép 3 bar; nhiệt độ 150 0C; ........... 49
thời gian 20s .................................................................................................... 49
Hình 2.9. Chế độ công nghệ với áp lực cán ép 3 bar; nhiệt độ 160 0C;
thời gian 20s .................................................................................................... 50
Hình 2.10. Chế độ công nghệ với áp lực cán ép 3 bar; nhiệt độ 140 0C; thời
gian 20s ........................................................................................................... 50
Hình 2.11. Sơ đồ cắt mẫu đo độ bền bám dính từ mẫu cán ép mex ............... 52
Hình 2.12. Hình vẽ mơ tả mẫu đo độ bền bám dính ...................................... 52
Hình 2.13. Mơ tả bóc tách mẫu cán ép mex bằng tay ..................................... 52
Hình 2.14. Mơ tả thí nghiệm đo độ bền bám dính .......................................... 54
Hình 3.1. Hình ảnh vải dạ sau khi bóc tách mex ............................................ 59
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và thời gian cán ép mex đến
độ bền bám dính giữa mex và vải dạ D1 ....................................................... 62
vi


Hình 3.3. Đồ thị khơng gian 3D biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và thời gian
cán ép mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải dạ D1 .............................. 62
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và nhiệt độ cán ép mex đến
độ bền bám dính giữa mex và vải dạ D1......................................................... 63
Hình 3.5. Đồ thị không gian 3D biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và nhiệt độ
cán ép mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải dạ D1 .............................. 64
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian cán ép mex
đến độ bền bám dính giữa mex và vải dạ D1 .................................................. 65
Hình 3.7. Đồ thị không gian 3D biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ và thời
gian cán ép mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải dạ D1....................... 65
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và thời gian cán ép mex đến
độ bền bám dính giữa mex và vải dạ D2......................................................... 68
Hình 3.9. Đồ thị khơng gian 3D biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và thời gian

cán ép mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải dạ D2 .............................. 69
Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và nhiệt độ cán ép mex đến
độ bền bám dính giữa mex và vải dạ D2......................................................... 70
Hình 3.11. Đồ thị khơng gian 3D biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và nhiệt độ
cán ép mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải dạ D2 .............................. 70
Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian cán ép mex
đến độ bền bám dính giữa mex và vải dạ D2 .................................................. 71
Hình 3.13. Đồ thị khơng gian 3D biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ và thời
gian cán ép mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải dạ D2....................... 71
Hình 3.14. Độ bền bám dính giữa mex và vải dạ theo áp lực ......................... 72
Hình 3.15. Độ bền bám dính giữa mex và vải theo nhiệt độ .......................... 74
Hình 3.16. Độ bền bám dính giữa mex và vải theo thời gian ......................... 76

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chế độ gia công cán ép đối với các loại vải ..................................... 5
Bảng 1.2. Tính chất của Polyeste .................................................................... 10
Bảng 1.3. Thành phần cấu tạo nên xơ cotton thô ............................................ 14
Bảng 1.4. Lựa chọn vải cho sản phẩm áo dạ................................................... 17
Bảng 2.1. Thông số của mẫu vải dạ D1 .......................................................... 34
Bảng 2.2.Thông số của mẫu vải dạ D2 ........................................................... 35
Bảng 2.3. Thông số của mex ........................................................................... 35
Bảng 2.4. Số lượng thí nghiệm trong quy hoạch thực nghiệm ....................... 45
Bảng 2.5. Bố trí thí nghiệm theo mơ hình tổ hợp quay trung tâm .................. 46
cho hàm bậc hai có ba biến số......................................................................... 46
Bảng 3.1. Biến số độc lập và mức nghiên cứu của các thông số công nghệ .. 57
Bảng 3.2. Xác lập phương án thí nghiệm........................................................ 57
Bảng 3.3. Kết quả thí nghiệm độ bền bám dính giữa mex và vải dạ D1 ........ 59

Bảng 3.4. Kiểm định sự có nghĩa của các hệ số hồi quy vải dạ D1 ................ 60
Bảng 3.5. Kiểm định khả năng tương thích của phương trình hồi quy
vải dạ D1 ......................................................................................................... 60
Bảng 3.6. Kết quả thí nghiệm độ bền bám dính giữa mex và vải dạ D2 ........ 66
Bảng 3.7. Kiểm định sự có nghĩa của các hệ số hồi quy vải dạ D2 ................ 67
Bảng 3.8. Kiểm định khả năng tương thích của phương trình vải dạ D2 ...... 67
Bảng 3.9. Độ bền bám dính giữa mex và vải dạ khi thay đổi áp lực cán ép
mex .................................................................................................................. 72
Bảng 3.10. Độ bền bám dính giữa mex và vải khi thay đổi nhiệt độ cán ....... 73
ép mex ............................................................................................................. 73
Bảng 3.11. Độ bền bám dính giữa mex và vải dạ khi thay đổi thời gian........ 75
cán ép mex ....................................................................................................... 75

viii


LỜI NÓI ĐẦU
Với dân số khoảng 100 triệu dân, hiện nay ngành May của Việt Nam đã
và đang là một trong những ngành cơng nghiệp mũi nhọn, nhưng có xu hướng
phát triển chậm lại. Một số nước láng giềng có nguồn lao động dồi dào, giá
nhân công thấp hơn như Philipin, Lào, Campuchia, …. đã thu hút các nhà đầu
tư nước ngồi chuyển sang. Chính vì vậy, ngành Dệt May đang đứng trước
một thách thức và khó khăn mới. Việc tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt hạn
chế gia cơng và tìm ra hướng đi mới để khẳng định vị thế của mình trên thị
trường ln được các doanh nghiệp May quan tâm. Trong xu hướng phát triển
cần phải đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh hàng may mặc: chuyển từ
sản xuất gia công sang sản xuất hàng trọn gói FOB. Đây chính là bài tốn cịn
nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp, do còn thiếu nguồn ngun liệu,
phụ liệu trong nước. Có rất nhiều các cơng ty lớn đã và đang nghiên cứu thị
trường trong và ngồi nước nhằm chủ động tìm kiếm ngun phụ liệu, khách

hàng cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, nhu cầu về chất lượng hàng may mặc trên thị trường trong
nước cũng như xuất khẩu đòi hỏi ngày càng cao, đặc biệt là sản phẩm cao cấp
như áo dạ. Sản phẩm áo dạ của Việt Nam đã và đang xuất hiện tại nhiều trung
tâm thương mại thế giới. Với yêu cầu chất lượng khắt khe. Bên cạnh kiểu
dáng mẫu mã mặt hàng, cần lưu ý đảm bảo được các tiêu chuẩn về chất lượng
như ngoại quan sản phẩm, độ ổn định kích thước, độ bền cơ học, độ bền
màu,…. Trong các tiêu chuẩn chất lượng thì yêu cầu về độ bền bám dính giữa
mex và vải trong sản phẩm may nói chung, đặc biệt là sản phẩm áo dạ (loại
sản phẩm địi hỏi phải giữ được phom dáng) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Xuất phát từ thực tế sản xuất hàng may mặc, luận văn chọn đề tài:


Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số thông số công nghệ cán ép mex đến

độ bền bám dính giữa mex và vải dạ” được thực hiện nhằm xác định ảnh
hưởng đồng thời của các yếu tố công nghệ cán ép mex đến độ bền bám dính
1


giữa mex và vải, góp phần lựa chọn các thơng số công nghệ cán ép mex phù
hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm áo dạ.
Trong phạm vi thời gian và điều kiện thực tế, luận văn tập trung thực
hiện những nội dung chính được trình bày trong ba chương sau:
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

2



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Sản phẩm áo dạ
1.1.1. Đặc điểm sản phẩm áo dạ
Xu hướng thời trang cho phái đẹp ngày nay không ngừng thay đổi và
cách tân để phù hợp với nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ. Trong thời tiết
giá lạnh, áo dạ vẫn luôn là một loại áo khốc ngồi cao cấp, là sự lựa chọn
hàng đầu của mọi cơ gái. Ngồi việc giữ ấm cơ thể, áo dạ còn mang lại sự
thanh lịch và cuốn hút cho người mặc. Ra đời từ rất lâu nhưng chiếc áo dạ
chưa bao giờ lỗi mốt, đây cũng là một loại trang phục có tính phức tạp trong
thiết kế và may sản phẩm. Áo dạ nữ với nhiều kiểu dáng và màu sắc chắc
chắn sẽ đem lại sự hài lịng cho mọi lứa tuổi.

Hình 1.1a. Mặt trƣớc áo dạ nữ

Hình 1.1b. Mặt sau áo dạ nữ

Ngồi ra áo dạ là loại áo khốc ngồi cao cấp, mang lại vẻ đẹp điệu đà,
lịch sự, trang trọng cho người mặc. Các chi tiết sử dụng vải ngoài trên áo
3


thường có cùng cấu trúc, màu và thành phần nguyên liệu. Tuy nhiên đơi khi
để tạo tính thời trang cho trang phục trên một sản phẩm có thể dùng kết hợp
hai hay nhiều loại màu sắc phối với nhau.
Ấn tượng cảm nhận được tạo ra khi ta nhìn trực diện áo. Tất cả những
nét sang trọng, lịch sự, tinh tế được thể hiện ở tỷ lệ cân đối hài hòa hình dáng
của các chi tiết có cán ép mex như: cổ áo, túi áo trên thân trước. Độ ôm phom
cổ áo với cơ thể và tỷ lệ của các chi tiết tạo nên vẻ đẹp tổng thể cho sản phẩm
áo dạ nữ.

Áo dạ thường xuyên thay đổi kiểu dáng, nhưng các nhà thiết kế luôn
quan tâm đến việc thay đổi kiểu dáng các bộ phận có cán mex như: cổ áo, ve
nẹp, túi, tay áo,... và kết cấu đường nét của các chi tiết có cán mex. Điều đặc
biệt của sản phẩm áo dạ, cho dù có thay đổi kiểu dáng hay họa tiết của áo
nhưng sản phẩm vẫn giữ được nét đặc trưng riêng không lẫn sang các loại sản
phẩm khác. Chính vì lý do đó, q trình chọn lựa và thay đổi kiểu dáng hay
thay đổi chất liệu, cần phải chú ý đến các yếu tố chất liệu và công nghệ gia
công sản phẩm [10].
1.1.2. Đặc thù công nghệ sản xuất áo dạ
Đặc thù khác biệt trong sản xuất áo dạ công nghiệp gồm: là, cán ép mex,
là phom, là ép siroset sẽ quyết định chất lượng sản phẩm áo dạ. Cần đảm bảo
vật liệu không bị co giãn khi sản xuất trên các thiết bị là ép, là phom, là ép
siroset, … Các loại thiết bị cán ép và định hình sản phẩm thường dùng: bàn là
hơi, máy là ép, máy ép mex, ép siroset, … Trong sản xuất công nghiệp may
áo dạ, việc cán ép phụ thuộc vào nguyên vật liệu của sản phẩm áo dạ, các
công đoạn sản xuất bán thành phẩm hoặc thành phẩm, … nên u cầu vật liệu
có độ ổn định hình dáng cao. Những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng,
năng suất, cán ép mex gồm: áp lực, nhiệt độ và thời gian cán ép mex.
Khi cán ép phụ thuộc vào nguyên liệu, bán thành phẩm của sản phẩm áo
dạ, khâu chuẩn bị sản xuất quyết định lựa chọn chế độ gia cơng nhiệt thích
hợp. Việc lựa chọn chế độ công nghệ cán ép mex phù hợp phụ thuộc vào:

4


nguyên liệu may, lượng hơi nước cung cấp, đặc tính hơi, nhiệt độ là và đế là
[10].
Bảng 1.1. Chế độ gia công cán ép đối với các loại vải [2]
Tên Vải


Lượng hơi

Đặc tính hơi

Độ (0C)

Chú ý

Cotton

Trung bình

Ẩm

180-220

Áp lực

Trung bình

Độ ẩm thấp

180-220

Vải lanh

Nhiều

Ẩm


215-230

Cotton/ lanh

Nhiều

Ẩm

180-220

Len

Nhiều

Ẩm

160-170



Rất nhỏ

Độ ẩm thấp

150-165

Vixco

Trung bình


Ẩm

150-180

Axetat

Nhỏ

Khơ

180-190

Độ bóng

Dệt Jecxi

Nhỏ

Khơ

140-150

Độ bóng

Len Jecxi

Nhỏ

Khơ


140-150

Hơi

Polyeste

Rất nhỏ

Rất khơ

160-200

Polyamid

Nhỏ

Khơ

Elastan

Rất nhỏ

Khơ

150-180

Polyacrylic

Rất nhỏ


Khơ

150-180

Rất nhỏ

Rất khơ

180-220

Sợi tổng hợp

Trung bình

Khơ

160-170

Len acrylic

Trung bình

Độ ẩm thấp

180-190

Nhung
cotton

Popolin,

gabadin

Khơng dùng áp
lực
Sự hút

Khơng cần nước

150-160P

P-perion

180-200N

N-nylon

Sự hút

Là theo một
hướng

Trong công nghệ sản xuất áo dạ, đặc thù là phom được dùng trong cơng
đoạn cuối của q trình gia cơng sản phẩm, trước khi đóng gói đóng thùng
hoặc dùng để là từng chiếc áo đảm bảo đúng phom.

5


Là phom được thực hiện bằng hơi nước hoặc bằng khí nén. Thiết bị có
các bộ phận chính sau:

- Hệ thống phân phối khí nén, hệ thống phân phối hơi nước.
- Phom có các loại, các cỡ điều chỉnh được.
- Đồng hồ đo lực của hơi nước và khí nén.
Khởi động thốt hơi và khí, điều chỉnh lực ép của hơi và khí, thời gian
cho chu kỳ hơi và khí [2].
1.1.3. Đánh giá chất lƣợng sản phẩm áo dạ [10]
Bề mặt ngồi của sản phẩm khơng bong rộp, co rúm, thay đổi màu sắc
như ố vàng, bóng mặt vải.
Cổ áo đúng dáng ôm cổ, hai bên đối xứng.
Vạt áo hai bên mo đều, không vênh, cạnh nẹp thẳng không cong.
Túi đúng dáng, cơi khơng bùng, nhăn, góc túi khơng sổ tuột, miệng túi
khít, đáy túi khơng bục êm phẳng.
Hai tay phải ơm thân, trịn đều, khơng bị lảng, quắp, khơng nhăn.
Đường may lắp ráp phải êm phẳng, đều, không bục, xỏa mép, bỏ mũi,
nhăn rúm, sùi chỉ.
Cúc, khuyết phải chắc chắn, cúc cài vừa khuyết.
Lót áo và lót tay có độ xúp đúng quy định đảm bảo áo êm phẳng.
Vải Uni:
Tất cả các chi tiết trong áo xuôi một chiều, tất cả các sản phẩm trong lô
hàng phải xuôi theo một chiều (theo chỉ định cụ thể của từng mẫu).
Vải karo, kẻ dọc:
+ Hai ve, hai đầu bản cổ đối kẻ.
+ Chiết ly ngực trùng kẻ ngang (kẻ đối xứng qua tâm chiết).
+ Cơi túi trùng karô (kẻ dọc) với thân.
+ Hai thân trước đối karô (kẻ dọc).
+ Thân sau đối karô (kẻ dọc).
+ Hai tay áo đối karô (kẻ dọc).

6



+ Chắp sống tay, bụng tay trùng kẻ ngang (trùng từ cửa tay).
+ Chắp cúp trước với thân trước trùng kẻ ngang từ gấu lên đến ngang
miệng túi.
+ Chắp sườn trùng kẻ ngang.
+ Tất cả các chi tiết trong áo xuôi một chiều.
1.1.4. Nguyên phụ liệu sản xuất áo dạ
1.1.4.1. Vải ngoài sử dụng cho sản phẩm dạ
Vải ngoài sử dụng cho sản phẩm áo dạ thường dùng vải có kiểu dệt 2H,
3H, 4H, …. (heringborn: xương cá ) có chi số sợi 80/2 x 50/1, 80/2 x 80/2,
72/2 x 50/2, 60/2 x 60/2, … có khối lượng 325g/m2, 418g/m2 , ... có thành
phần thường dùng 100% len, len pha polyeste, polyeste pha bông, … hoặc
theo yêu cầu riêng của từng mã hàng [10].
Hiện nay, các mặt hàng vải pha được sản xuất và sử dụng rất phổ biến
trên thế giới cũng như trong nước. Vải pha là vải được dệt từ các loại xơ khác
nhau, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm kết hợp được những ưu
điểm và khắc phục nhược điểm của các loại nguyên liệu thành phần.
Có rất nhiều cách sản xuất vải pha như: dệt những loại vải mà sợi dọc là
một loại nguyên liệu, còn sợi ngang là một loại nguyên liệu khác, hoặc hai
loại nguyên liệu được kéo sợi riêng sau đó xe chập lại thành một sợi pha.
Nhưng phương pháp phổ biến nhất là pha trộn các loại xơ với nhau ngay từ
giai đoạn kéo sợi. Khi trộn các xơ với nhau để sản xuất vải pha thường nhằm
các mục đích sau đây:
+ Giảm giá thành sản phẩm: thơng thường người ta pha PES với bơng
hoặc PES với len thì giá thành sẽ giảm nhiều vì len và bơng là hai loại nguyên
liệu có giá thành cao hơn nhiều so với PES.
+ Đạt hiệu quả hơn trong sử dụng: sản phẩm sẽ bền hơn, ít chịu phá hủy
của vi sinh vật, lại có khả năng chống biến dạng cao, giữ nếp được lâu, …

7



Vì những lý do kể trên, nên mặt hàng vải pha rất đa dạng, chủ yếu là pha
xơ thiên nhiên với xơ tổng hợp. Thông thường người ta pha hai, ba thành
phần nguyên liệu nhưng cũng có trường hợp pha nhiều hơn 4 thành phần.
a/ Vải pha polyeste với len [3]
Tính chất cơ lý của PES khá trái ngược với len. Do đó, khi pha sẽ phát
huy những ưu điểm của cả hai loại xơ.
Trong công nghiệp dệt, xơ polyeste dạng xtapen được sử dụng để pha
len, dệt các loại vải dầy để may quần áo mặc ngồi (ví dụ như áo dạ). Những
loại vải này thường khơng co, ít nhàu, có độ bền đứt cao hơn vải 100% len.
Thường thì tỷ lệ xơ polyeste trong các loại vải pha len này trong khoảng 30%
- 50%. Sản phẩm tạo ra có khả năng giữ nhiệt cao, khả năng giữ nếp tốt ngay
cả khi ở trạng thái ướt.
* Tính chất của polyeste [3]
- Tính chất cơ lý của polyeste
+ Polyeste (PES) là một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc
trưng là ethylene (nguồn gốc từ dầu mỏ).
+ Polyeste được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất
các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, vật liệu
cách điện, … Quá trình hóa học tạo ra các polyeste hồn chỉnh được gọi là
q trình trùng hợp. Có bốn dạng sợi polyeste cơ bản là sợi filament, xơ, sợi
thô, và fiberfill.
+ Sợi polyeste có nhiều ưu thế hơn khi so sánh với các loại sợi truyền
thống là không hút ẩm, nhưng hấp thụ dầu. Chính những đặc tính này làm cho
polyeste trở thành một loại vải hoàn hảo đối với những ứng dụng chống nước,
chống bụi và chống cháy. Khả năng hấp thụ thấp của polyeste giúp nó tự
chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên.
+ Polyeste không bị co khi giặt, chống nhăn và chống kéo giãn. Nó cũng
dễ dàng được nhuộm màu và không bị hủy hoại bởi nấm mốc.


8


+ Polyeste có tính hút ẩm, nghĩa là nó tự nhiên hấp thụ nước từ mơi
trường xung quanh nó. Độ ẩm của sợi polyeste ở điều kiện thường là 0.4%.
Sợi polyeste cũng không bị ảnh hưởng nhiều khi ngâm trong nước. Tuy nhiên,
nước sôi sẽ làm sợi co rút, gây thủy phân và làm giảm vĩnh viễn độ bền của
sợi, hiện tượng này rõ ràng hơn trong môi trường hơi nước và tăng nhanh với
sự có mặt của một lượng nhỏ amin, đặc biệt là cyclohexylamin. Trong mơi
trường hồn tồn khô, sợi polyeste cũng kháng nhiệt khá tốt, lên tới 1800C.
Sợi polyeste nóng chảy ở 2500C.
Do đó polyeste cần được sấy trước khi đưa vào các công đoạn sản xuất
tiếp theo. Nhiệt độ và thời gian sấy bằng khơng khí thông thường như sau:
- 1400C khoảng 12 giờ
- 1450C khoảng 6,5 giờ
- 1600C khoảng 4 giờ
Thời gian sấy không được ngắn hơn 4 giờ. Điều này là do các vật liệu
khơ trong ít hơn 4 giờ sẽ địi hỏi phải có nhiệt độ trên 160 0C. Tiếp xúc với
nhiệt độ cao như vậy sẽ làm phân hủy lớp ngoài của vật liệu trước khi bên
trong nó khơ hồn tồn.
+ Polyeste là vật liệu cách nhiệt hiệu quả. Polyeste có độ cứng cao, độ
bền, độ dẻo dai tốt ngay cả ở nhiệt độ thấp và khả năng chống rão tốt.
+ Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của polyeste là chỉ số độ
nhớt– Intrinsic Viscosity. Chỉ số độ nhớt của vật liệu phụ thuộc vào độ dài
của mạch polymer. Mạch càng dài, các vật liệu càng cứng hơn, và do đó độ
nhớt càng cao. Chiều dài mạch trung bình của nhựa có thể được kiểm sốt
trong q trình.
Tính chất hóa học của polyeste
+ Polyeste (PES) có tính kháng axit, ngoại trừ các axit vơ cơ đặc nóng.

Sợi PES cũng có tính kháng kiềm yếu, tuy nhiên tính kháng amin lại khơng
tốt, sự có mặt của amin trong thành phần của cao su có thể gây phân hủy một
phần sợi polyeste – liên kết với cao su. Sợi polyeste cũng tan trong phenol và

9


các dung môi cyclohexanone, benzyl alcohol, nitrobenzene, dimethyl
phthalate và ethylene glycol ở nhiệt độ sơi. Nó khơng bị tấn cơng bởi vi sinh
vật, khi cháy có khói và có mùi hơi ngọt.
b/ Vải pha polyeste với bơng [3]
* Tính chất của polyeste với bơng
+ Xơ polyeste có tính chất chịu kéo tốt, chịu môi trường nước tốt, khả
năng đàn hồi cao nên có khả năng chống nhàu cao, nhưng khả năng hút ẩm
thấp (TB 0,4 - 0,5%).Trong khi đó xơ bơng có độ bền kéo thấp, hút ẩm cao
(TB 11-12%), khả năng chống nhàu thấp. Chính vì vậy pha polyeste với bơng
sẽ tạo ra vải có nhiều ưu điểm như: bền, chống nhàu tốt, dễ bảo quản và đặc
biệt giá thành rẻ.
Bảng 1.2. Tính chất của Polyeste [2]
Tính chất vật lý
Khối lượng riêng
3

(g/cm )
Khả năng duy trì ngọn
lửa
Giới hạn oxi cho phép
Chỉ số khúc xạ
Khả năng chống tia cực
tím

Cân bằng nước hấp thụ
Độ nhớt ở T=75oC
Tính chất cơ học

Giá trị

Tính chất nhiệt

Giá trị

1,3-1,4

Điểm chớp cháy

Trên 200 oC

Nhiệt độ làm việc dưới (oC)

60 đến -40

21%

Nhiệt độ làm việc trên (o C)

115-170

1,58-1,64

Nhiệt dung riêng (J/kg.K)


1200-1350

Tự dập
tắt

Tốt
<0,7%
600

Độ dẫn nhiệt (W/m.K) ở
23oC
Sự chênh lệch nhiệt độ ở
1,8MPa (o C)
Sự chênh lệch nhiệt độ ở
o

mPa.s

0,45MPa ( C)

Giá trị

Tính chất hóa học

0,15-0,4
80
115
Giá trị
Tốt với hầu


Hệ số ma sát

0,2-0,4

Bền axit

hết axit
thường

10



×