Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.62 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Đối tượng nghiên cứu:
4. Kế hoạch nghiên cứu:
5. Phương pháp nghiên cứu:
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
3. Các sáng kiến đã được sử dụng để giải quyết vấn đề (Bài học kinh nghiệm)
4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

1


I . MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Bộ môn Thể dục ở trường tiểu học là một hoạt động Giáo dục thể chất nhằm rèn
luyện sức khỏe cho các em học sinh, và bước đầu cung cấp những kiến thức, kĩ năng
cơ bản nhất về Thể dục thể thao, giúp cho các em hình thành được những kĩ năng vận
động cơ bản nhất mà một cơ thể con người cần có như: Sức nhanh, sức mạnh, sức
bền, sự mềm dẻo, khéo léo… Và ở Thể dục lớp 1, lớp học đầu tiên ở cấp tiểu học mục
tiêu khi dạy cho các em bộ môn này là nhằm giúp các em bước đầu làm quen với một
số kiến thức, kĩ năng sơ đẳng nhất để vui chơi và tập luyện, giữ gìn sức khỏe, những
quy định về nền nếp kỉ luật, tác phong trong giờ học Thể dục. Biết vận dụng ở mức
nhất định những điều đã học khi sinh hoạt ở trường và tự chơi, tự học hàng ngày.


- Đối với kiến thức ở lớp 1 cũng là những kiến thức sơ đẳng nhất mà người học cần
có được đó là những kĩ năng về đội hình đội ngũ, thể dục rèn luyện tư thế cơ bản, bài
thể dục phát triển chung và một số trò chơi vận động.
- Với những kiến thức trên chương trình yêu cầu các em bước đầu biết thực hiện các
kĩ năng đó, và biết tự tập dưới dạng tự chơi, cũng như tham gia vào trò chơi một cách
tương đối chủ động.
- Tuy nhiên sau nhiều năm công tác tôi nhận thấy các em học sinh ở lớp 1 còn hạn chế
về năng lực tự học, tự quản trong giờ học. Thông thường vào giờ học các em chưa
chủ động xếp hàng, cán sự thể dục chưa tự hướng dẫn lớp khởi động cũng như tập
luyện. Tổ trưởng các tổ chưa tự tổ chức cho tổ mình tập luyện cũng như chơi trò chơi.
Phần lớn là giáo viên phải hướng dẫn và nhắc nhở các em thì các em mới có thể tập
luyện được. Và phải mất một thời gian khá dài là phải hết 1 học kì, hoặc có em đến
cuối năm học , bước sang năm học mới vẫn chưa thể hình thành được năng lực tự học,
tự quản.
2


- Xuất phát từ thực tế giảng dạy và hiện trạng học sinh lớp 1 như trên, tôi đã quyết
định chọn đề tài: “Rèn luyện năng lực tự quản trong giờ học thể dục cho học sinh
lớp 1A trường tiểu học Phúc n”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hình thành cho học sinh những kĩ năng cần thiết mà ai cũng phải có như năng lực
tự quản. Nhằm giúp các em thêm tự tin hơn khi học tập, cũng như vui chơi hay giao
tiếp với bạn bè, thầy cô giáo.
3. Đối tượng nghiên cứu
25 em học sinh lớp 1A trường TH Phúc Yên.
4. Kế hoạch nghiên cứu
STT
1


2

3

4

Thời gian

Nội dung công việc

Sản phẩm

Từ 20/10/2016

Lựa chọn đề tài nghiên cứu văn bản.

Đề cương chi tiết

đến 10/11/2016

Viết đề cương nghiên cứu

Từ 10/11/2016

- Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị

- Tài liệu, dụng

đến 20/11/2016


đồ dùng.

cụ.

- Khảo sát học sinh, tổng hợp số

- Đề khảo sát, kết

liệu.

quả khảo sát

Từ 20/11/2016

- Trao đổi với đồng nghiệp các

- Các ý kiến đóng

đến 20/01/2017

biện pháp rèn luyện.

góp

- Áp dụng thử nghiệm

- Chất lượng học

Từ 20/01/2017


- Tiếp tục Áp dụng các biện

sinh
- Chất lượng học

đến 20/02/2017

pháp rèn năng lực tự quản cho

sinh

học sinh
- Khảo sát chất lượng học sinh
3

- Kết quả khảo


5

lần 2

sát

Từ 20/02/2017

- Tiếp tục Áp dụng các biện

- Chất lượng học


đến 20/03/2017

pháp rèn năng lực tự quản cho

sinh

học sinh
6

7

Từ 20/03/2017

- Hệ thống hóa tài liệu, viết báo cáo

đến 20/04/2017

- Xin ý kiến đồng nghiệp

Từ 20/04/2017

Hoàn thiện báo cáo

đến 20/05/2017

Bản nháp báo cáo

Bản báo cáo
chính thức


5. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp trực quan
+ Phương pháp hoạt động nhóm
+ Phương pháp thi đua.
+ Phương pháp đóng vai
* Phương pháp trực quan
- Sử dụng 2 phương pháp trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp.
* Phương pháp trực quan trực tiếp:
- Ở mỗi tiết học giáo viên sẽ là người hướng dẫn và làm mẫu trực tiếp các động tác
trong mỗi bài tập cho các em. Khi làm mẫu giáo viên phải thực hiện chính xác ngay
từ đầu từng động tác để các em có thể hình thành ngay được những kiến thức đầu tiên.
- Trong khoảng 5 tiết học đầu tiên, giáo viên sẽ là người làm mẫu, hướng dẫn trực tiếp
các bài tập. Đồng thời giáo viên cũng kết hợp hướng dẫn các em cách làm mẫu cho
các bạn khác thực hiện theo.
- Ở những tiết học tiếp theo, giáo viên sẽ hướng dẫn Ban cán sự lớp làm mẫu và trực
tiếp hô cho lớp tập luyện các bài tập. Ví dụ các bài tập về ĐHĐN, Thể dục rèn luyện
tư thế cơ bản…

4


- Trong quá trình tập luyện giáo viên sẽ lựa chọn những em thực hiện được động tác
chính xác và đẹp nhất sẽ lên tập mẫu cho các bạn dưới lớp xem.
* Phương pháp trực quan gián tiếp:
- Ngoài phương pháp trực tiếp làm mẫu, giáo viên sẽ kết hợp cho học sinh quan sát
tranh, ảnh của các bài tập ở lớp 1. Như tranh về bài thể dục phát triển chung, về các
tư thế cơ bản trong thể dục…kết hợp cho học sinh xem video về các tiết học của một
số lớp học cao hơn, mà ở đó học sinh phát huy rất tốt vai trò tự quản của mình.
* Phương pháp hoạt động nhóm
- Với phương pháp này, học sinh sẽ đóng vai trị làm trung tâm, và chính các em sẽ tự

tổ chức tập luyện vì vậy sẽ phát huy rất tốt năng lực tự quản của các em.
- Trong mỗi tiết học, sau khi tập luyện chung cả lớp xong, giáo viên sẽ chia nhỏ lớp ra
làm 2 hoặc 3, 4 tổ tùy theo sĩ số học sinh mỗi lớp. Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho
mỗi tổ và yêu cầu tổ đó phải thực hiện đủ lượng bài tập và hoàn thành tốt bài tập đó
trong một thời gian nhất định. Khi tập luyện dưới dạng chia nhóm như này, người tổ
trưởng sẽ đứng ra điều khiển tổ mình tập luyện. Giáo viên sẽ là người quan sát, nhắc
nhở chung cho cả lớp tập luyện nghiêm túc.
* Phương pháp thi đua.
- Sử dụng phương pháp này giúp các em ln tích cực và chủ động hơn trong tập
luyện. Cũng là thi đua theo tổ hoặc cá nhân, từ đó mà các em sẽ tự giác học tập tốt
hơn.
- Sau mỗi lần chia nhóm tập luyện giáo viên sẽ kiểm tra kết quả của các tổ theo hình
thức thi đua. Ví dụ: Lớp chia thành 2 nhóm ơn tập 2 động tác vươn thở và tay của bài
thể dục phát triển chung, sau khi ôn tập khoảng 5 phút, 2 nhóm sẽ thi đua trình diễn
xem tổ nào tập đúng và đẹp nhất.
- Trong phần trò chơi, giáo viên có thể kết hợp cho các em chơi theo hình thức thi đua
xem tổ nào sẽ nhanh nhất, khéo nhất…

5


- Thi đua giữa cá nhân trong lớp. Trong qáu trình tập luyện sau khi kết thúc một nội
dung tập luyện giáo viên sẽ nhận xét kết quả của từng học sinh, qau đó thẻ hiện được
năng lực giữa các học sinh với nhau.
* Phương pháp đóng vai
- Sau khi dạy hết khoảng tiết học thứ 10, giáo viên sẽ lần lượt cho từng học sinh trong
lớp đóng vai làm cán sự lớp cũng như các tổ trưởng, sẽ tự điều hành lớp tập luyện.
Sau mỗi lần đóng vai như vậy các em sẽ rèn luyện được tốt năng lực tự quản của
mình. Và sau khi quay lại làm học sinh các em cũng vẫn sẽ giữ được năng lực đó vì
trong những lần làm Ban cán sự lớp các em đã hiểu được phần nào.

- Ở những trò chơi giáo viên tích cực cho các em được phát huy năng lực tự quản của
mình bằng cách thay nhau làm quản trị, điều khiển các bạn chơi. Ví dụ: Trị chơi
“Làm theo hiệu lệnh” Đầu tiên cô sẽ là quản trị, sau đó sẽ là em A rồi đến em B… và
các tiết học sau sẽ là những em chưa được thực hiện.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến:
- Qua thực tế nhiều năm công tác và tìm hiểu về tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học, tơi
thấy chưa có ai làm đề tài nghiên cứu này, nên mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu áp
dụng.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
- Các em học sinh ở lớp 1 còn hạn chế về năng lực tự học, tự quản trong giờ học.
Thông thường vào giờ học các em chưa chủ động xếp hàng, cán sự thể dục chưa tự
hướng dẫn lớp khởi động cũng như tập luyện. Tổ trưởng các tổ chưa tự tổ chức cho tổ
mình tập luyện cũng như chơi trò chơi. Phần lớn là giáo viên phải hướng dẫn và nhắc
nhở các em thì các em mới có thể tập luyện được.
- Khảo sát 25 em Học sinh lớp 1A về năng lực tự học, tự quản đầu năm học.
Tổng số Học sinh
25

Hoàn thành
2
6

Chưa hoàn thành
23


3. Bài học kinh nghiệm
- Sáng kiến được áp dụng thành cơng, học sinh hình thành được năng lực tự quản, từ
đó tự học, chủ động trong các hoạt động học tập. Từ đó các em tập trung lĩnh hội kiến

thức, tiếp thu bài học hiệu quả. Đúng theo mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học
trong giai đoạn hiện nay, giáo viên hướng dẫn và học sinh tự tìm hiểu, chủ động học
tập. Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh lớp 1 trong trường,
ngồi trường đối với bộ mơn thể dục, và áp dụng được đối với cả những học sinh ở lớp
lớn hơn mà còn yếu về năng lực tự quản.
4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường.
- Kết quả khảo sát về năng lực tự học, tự quản cuối năm học lớp 1A

Tổng số Học sinh
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
25
25
0
- Như vậy từ bảng khảo sát ta nhận thấy, sau khi áp dụng sáng kiến, các em học sinh
lớp 1A đã hình thành được năng lực tự quản, tự học của mình. Giúp các em ln chủ
động, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, từ đó nâng cao ý thức học tập, rèn luyện,
chất lượng của môn thể dục nói riêng và các mơn học nói chung.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Sau khi thực hiện nội dung trên, các em học sinh lớp 1 sẽ mạnh dạn, tự tin hơn và sẽ
phát huy được năng lực tự quản vốn có của mình. Trong các giờ học thể dục các em
sẽ mạnh dạn làm tốt vai trò quản trò khi tham gia các trò chơi, và em học sinh nào
cũng có thể làm được cán sự thể dục, điều khiển lớp tập luyện.
- Không chỉ đối với môn Thể dục, ở trong lớp với tất cả các bộ mơn khác, cũng như
các hoạt động ngoại khóa văn nghệ, TDTT các em đều sẽ phát huy tốt năng lực tự
quản của mình.
2. Kiến nghị


7


- Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo dục tạo điều kiện giúp đỡ để tơi có
thể nhân rộng sáng kiến, áp dụng cho tất cả các em học sinh lớp 1 của các trường
học.
- Trên đây là báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm của bản thân năm học 2016 –
2017. Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét công nhận đè tài sáng kiến
cấp huyện.

Phúc Yên, ngày 10 tháng 5 năm 2017
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

Đào Thị Thu Hồng
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
P. HIỆU TRƯỞNG

Quan Thu Huyền

8



×