Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 12 MÔN ĐỊA LÍ TRƯỜNG THPT HỒ XUÂN HƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.48 KB, 10 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 12 MÔN ĐỊA LÍ
TRƯỜNG THPT HỒ XUÂN HƯƠNG
CHƯƠNG I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
- Dạy đội tuyển là một công việc khó đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với
nghề, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Sự cần thiết của học sinh trong việc chắc chắn về kỹ năng và kiến thức.
- Hơn nữa học sinh trường THPT Hồ Xuân Hương đa phần là các em còn tự ti
chưa mạnh dạn và cho rằng việc học đội tuyển học sinh giỏi là một việc quá sức tưởng
tượng, dẫn đến sự quyết tâm chưa cao cho nên dễ bị chán làm kết quả học không tốt.
- Việc dạy đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 đòi hỏi người giáo viên dạy phải chắc
chắn cả kỹ năng và kiến thức toàn cấp học. Đặc biệt là kỹ năng thực hành, kiến thức địa
lí 12.
- Đội tuyển lớp 12 thi sớm hơn rất nhiều so với đội tuyển lớp 10,11 nên việc cho
học sinh nắm bắt kiến thức một số bài trước chương trình là rất cần thiết để từ đó học
sinh mới có khả năng nắm bắt và trả lời các câu hỏi liên quan của đề thi.
- Đây là đối tượng cần thiết vừa rèn luyện kiến thức - kỹ năng,vừa làm bài thi
.Đòi hỏi người giáo viên cũng cần có trách nhiệm và thấy được sự cần thiết của việc
vận dụng kiến thức - kĩ năng để làm các bài thi ĐH - CĐ và thi tốt nghiệp THPT trong
dạy đội tuyển.
Việc dạy đội tuyển Địa lí lớp 12 của trường THPT Hồ Xuân Hương còn có khó
khăn khác là số học sinh có nguyện vọng và theo học khối C ít, nhất là theo đội tuyển
địa lí 12. Vì vậy ngoài việc động viên cuốn hút các em, giáo viên dạy còn phải làm cho
học sinh thấy cái hay, mặt thuận lợi khi tham gia học sinh đội tuyển để từ đó học sinh
quyết tâm cao hơn.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm cấp trường.
3. Đối tượng
Là học sinh dự thi HSG khối 12 năm học 2011 - 2012.
4. Mục đích nghiên cứu


- Nhằm xác định rõ kế hoạch, nhiệm vụ của giáo viên phải dạy như thế nào để
cho học sinh đi thi có giải.
- Khích lệ cổ vũ phong trào học tập của học sinh trong đội tuyển, tạo tiền đề cho
bồi dưỡng các đội tuyển 10,11.
- Xác định được phương hướng ôn tập cho học sinh, tạo điểm nhấn sức vượt cho
học sinh khi tham dự đội tuyển HSG môn Địa lí.
- Giúp học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng tìm ra phương hướng học bộ môn để
học sinh yêu thích học bộ môn hơn nữa.
- Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương pháp
dạy học bộ môn của mình cũng như có bài học thực tiễn.
- Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của người giáo viên các
môn xã hội nhất là môn Địa lí.
- Tạo đà phát triển cao hơn cho việc bồi dưỡng đội tuyển trong năm 2011-2012
cũng như môn học khác.
- Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp cùng đơn vị. Cũng
như mong muốn sự đóng góp kinh nghiệm để đồng nghiệp, góp ý kiến nhằm nâng cao
chuyên môn và khả năng tự học, tự đào tạo thực hiện phương châm học thường xuyên,
học suốt đời.
CHƯƠNG II. NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO
Mỗi môn học trong trường THPT có những đặc trưng riêng về phương pháp
cũng như kỹ năng làm bài. Qua thực tiễn bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12
trường THPT Hồ Xuân Hương tôi đã rút ra được các bước tiến hành như sau:
1. Bước 1: Thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 12.
- Yêu cầu phải thành lập một đội có những em nhận thức và ham học tập môn
địa lí hơn học sinh khác.
- Chọn đối tượng là khâu đầu tiên, là hạt nhân nòng cốt cho đội tuyển.
+ Nếu muốn chọn được đối tượng tốt sẽ thuận lợi cho việc bồi dưỡng từ đó
người giáo viên có điều kiện để phát huy các thế mạnh về phương pháp bồi dưỡng và
kiến thức cần truyền đạt cho học sinh.
+ Giả thuyết nếu chọn đối tượng không tốt sẽ dẫn đến giáo viên: dù có phương

pháp tốt, biện pháp tốt nhưng học sinh bị ràng buộc, không đam mê từ đó dẫn đến kết
quả không cao (Vì dạy và học là hai yếu tố quan hệ hữu cơ với nhau, trò phải có hứng
thú và mong muốn tiếp nhận có tinh thần cầu tiến học hỏi thì thầy mới có điều kiện thực
hiện thành công ý tưởng của mình. Dẫn đến học trò có mong muốn sự học hỏi tích cực
sẽ đòi hỏi và thúc đẩy thầy dạy càng tốt hơn trong tìm tòi và đưa ra tri thức mới)
Kết quả đội tuyển lớp 10,11 nếu thuận lợi sẽ là động lực cho học sinh đội tuyển
12 . Nếu thấy nhân tố yếu sẽ cần phải thay thế và bổ sung tuy nhiên cần có sự kế thừa
năm cũ và phát triển năm mới.
2. Bước 2: Khi đã có đội tuyển 12 cần kiểm tra chặt chẽ đối tượng học sinh tham
gia đội tuyển từ các giờ chính khóa ở lớp đến kiểm tra kĩ năng kiến thức - kĩ năng
học bài ở nhà.
- Giáo viên cần có sổ theo dõi ghi chép đánh giá từng phần cụ thể kế hoạch đã đạt
được mặt còn hạn chế của đối tượng đã lựa chọn. Để từ đó tìm cách tháo gỡ dần những
tồn tại hạn chế cho các em. Đánh giá thường xuyên và có thông báo chi tiết cụ thể bằng
việc trả và chấm bài cho học sinh trong đội tuyển.
3. Bước 3: Sưu tầm các đề thi, các dạng bài tập Olympic cho đội tuyển
- Thường xuyên sưu tầm cập nhật các đề thi, các dạng kĩ năng đòi hỏi học sinh tự
hoàn thiện hoặc hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tiến tới nâng dần việc tự
học của học sinh. Để các em thấy việc cần thiết phải vận dụng được kiến thức cơ bản từ
SGK vào bài thi. Phần nào từ SGK cơ bản, phần nào từ SGK nâng cao. Học sinh tự
nhận thức và thấy được sự hạn chế của mình ở các nội dung cơ bản từ đó giúp cho việc
tự rèn luyện nâng cao trao đổi với GV để tự nâng cao bồi dưỡng có hiệu quả hơn.
4. Bước 4: Làm quen với đề thi HSG năm trước của tỉnh Vĩnh Phúc
- Làm quen với các đề thi năm trước. Đây cũng là cách giáo viên giúp cho học
sinh tổng hợp được, khái quát các kỹ năng kiến thức yêu cầu đối với học sinh giỏi lớp
12 của Tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó tạo điều kiện trang bị cho các em kỹ năng hoàn thiện, và
sự phản xạ với các đề, kiểu đề từ đòi hỏi thấp đến đòi hỏi cao. Học sinh đội tuyển luôn
có tầm để đón nhận các dạng đề mà người ra đề yêu cầu; có khả năng phát huy ngay
năng lực tư duy; kiến thức kỹ năng, phương pháp làm bài đã có. Không rơi vào tình
trạng bị động khi xem đề, dẫn đến bỡ ngỡ mất phương hướng hoang mang làm sai khi

đọc đề.
5. Bước 5: Kiểm tra thường xuyên kết hợp với việc chấm trả bài
- Kiểm tra thường xuyên sự chuyên cần học tập của học sinh trên chuẩn , yêu cầu
giáo viên đặt ra thông qua việc yêu cầu làm bài. Chấm, trả bài, chữa lỗi câu, lỗi chính
tả, lỗi kiến thức một cách nghiêm túc. Từ đó giúp học sinh có nhận thức sâu sắc hơn về
việc học, viết, trình bày để làm bài thi đạt điểm cao. Đó cũng là cách học cẩn thận khoa
học, chính xác.
6. Bước 6: Khai thác Allat, kênh hình HSG tập bản đồ
- Hướng dẫn khai thác tối đa kênh hình, Atlat, bản đồ trong rèn luyện thi học sinh
giỏi.
- Với địa lí nói chung, học sinh giỏi Địa lí 12 nói riêng việc đề cao khai thác tối
đa kênh hình trong SGK, sách thực hành, sách bài tập, tập bản đồ thế giới là hết sức cần
thiết. Đối với kênh hình đặc biệt cần vững vàng khai thác kỹ năng bản đồ: “Bản đồ là
Anpha.Ômêga của địa lí”; “Bản đồ là cuốn sách giáo khoa thứ hai”. Học sinh phải
thành thạo với bản đồ, phải biết tư duy với Atlat, bản đồ, khai thác được kiến thức từ
bản đồ.
- Cần nhận thức được học địa lí trên bản đồ và kiến thức SGK có mối quan hệ
hữu có với nhau.
7. Bước 7: Vận dụng các loại biểu đồ trong làm bài thi phần thực hành
- Với người giáo viên cần cung cấp cho học sinh tính năng tác dụng và đối tượng
sử dụng, cách vận dụng từng loại biểu đồ để học sinh nắm vững thành thạo sử dụng
từng loại biểu đồ với từng yêu cầu căn cứ vào bảng số liệu. Biết căn cứ câu dẫn dắt để
sử dụng đúng loại biểu đồ đề yêu cầu.
- Để thực hiện tốt bước này giáo viên cần cho học sinh rèn luyện các dạng bài tập
để học sinh nắm vững được cách nhận biết cách làm các biểu đồ cơ bản.
- Giáo viên nên khai thác các tài liệu:
+ Tuyển tập đề thi Ôlympic 30-4 hàng năm.
+ Tuyển tập các bài thực hành thi vào ĐH- CĐ.
+ Giới thiệu các đề thi ĐH- CĐ hàng năm.
+ Kỹ thuật thể hiện biểu đồ địa lí ôn thi ĐH- CĐ.

8. Bước 8:Dạy học cần bám sát chuẩn ôn thi HSG môn Địa lí cấp quốc gia
- Để giúp học sinh học theo chiều sâu, khai thác kiến thức theo chiều sâu. Ngoài
ra cần nắm chắc yêu cầu của “Lí luận dạy học môn Địa lí” và các chuyên đề bồi dưỡng
môn lí luận cho giáo viên để dạy đúng đặc trưng môn học cách kiểm trá đánh giá môn
học ở thời hiện đại.
9. Bước 9: cập nhật phương pháp thi và kiểm tra đánh giá của bộ môn
- Luôn Gặp gỡ trao đổi thường xuyên với đồng nghiệp nhất là giáo viên cùng
nhóm chuyên môn.
- Tìm cách tháo gỡ thắc mắc cả vể phương pháp, cách giải bài tập những phần
chương có bài tập khó. Tìm giải pháp hiệu quả để dạy từng chương từng vấn đề hoặc
chuyên đề định giảng dạy. Tìm ra phương pháp tiếp cận học sinh có hiệu quả nhất.
10. Bước 10: Cổ vũ động viên về mặt tinh thần cho các em trong đội tuyển
- Luôn cổ vũ động viên tinh thần cho các em trong đội tuyển giúp các em tự tin
trước và sau khi tham dự đội tuyển.
Đặt niềm tin và hy vọng vào các em, giúp các em phát huy hết năng lực khi làm bài.
Cần phối kết hợp với GVCN, GVBM, cán bộ đoàn… Tạo điều kiện cả về vật chất và
tinh thần cho các em khi tham dự đội tuyển.
11. Bước 11: Chủ động cho đội tuyển học sinh giỏi bồi dưỡng theo thời gian
- Giáo viên tự chủ động cho đội tuyển học sinh giỏi bồi dưỡng theo thời gian, địa
điểm hợp lí. Tránh ôn gấp rút, ôn trong thời gian dài, hoặc ôn kiểu nhồi nhét kiến thức.
12. Bước 12: Thực hiện trình tự ôn tập
- Thực hiện trình tự ôn tập. Nên ôn theo cấu trúc đề thi từ địa lí tự nhiên đến kinh
tế xã hội, rèn luyện từ cơ bản đến nâng cao. Luôn lắng nghe y kiến và thỏa mãn yêu cầu
giải đáp kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Tăng tính tích cực làm việc của thầy và trò
13. Bước 13: Ghi chép kết quả thi của học sinh.
- Ghi chép kết quả thi của học sinh, gặp gỡ để nắm bắt các tình huống khi học
sinh làm bài. Tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình và đồng nghiệp để thực hiện bồi
dưỡng học sinh giỏi các khối khác như 10, 11 và khối 12 năm sau tốt hơn. Đúc rút kinh
nghiệm để trao đổi với đồng nghiệp cùng tìm hướng giải quyết.
CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN

Với qui mô là đề tài sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển 12 năm 2011
nhưng có thể sử dụng cho các đối tượng dạy học môn Địa lí ở nhiều loại hình dưới đây:
- Giúp cho giáo viên nhanh chóng phát hiện nhân tố trong dạy và học.
- Qua thực tiễn đề tài còn giúp cho người giáo viên mau chóng cải thiện phương
pháp có hiệu quả hơn với các đối tượng dạy học cụ thể.
- Việc áp dụng các bước trong đề tài còn là cơ sở cho giáo viên hiểu, vận dụng
cách tự hoàn thiện và nâng cao chính kiến thức kỹ năng của thầy cũng như đo và đánh
giá từ đó nâng kiến thức, kỹ năng của đối tượng lựa chọn.
- Bài học qua thực nghiệm đề tài này còn giúp cho người dạy cần thấy rõ việc học
rèn luyện kiến thức cơ bản là bản lề để rèn luyện kiến thức nâng cao.
- Qua việc nghiên cứu sáng kiến này còn cho người đọc thấy rõ việc cập nhất
thông tin, cách kiểm tra đánh giá của đề thi bộ môn là một yêu cầu quan trọng đóng góp
cho người dạy.
- Tin tưởng, hy vọng giành tình cảm, biết động viên khích lệ học sinh đúng lúc
cũng là bài học đóng góp lên sự thành công.
- Qua thực tiễn dạy học và nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy sự thành công của
đội tuyển 12 môn địa lí nói riêng và các đội tuyển khác học sinh khác đòi hỏi người
giáo viên phải tâm huyết với nghề, luôn có sự tìm tòi sáng tạo.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Mặc dù là đề tài sáng kiến kinh nghiệm ở phạm vi hẹp, nhưng thực tiễn đã có sự
kiểm chứng rõ ràng. Kết quả của học sinh giỏi môn Địa lí 12 năm 2010 và năm 2011 có
sự đi lên kết quả đi lên một cách rõ rệt. (Năm 2010 với 04 học sinh dự thi với kết quả
01 em đạt giải khuyến khích đạt 20%; Năm 2011 với 03 học sinh đi thi thì 100% có giải
trong đó 02 giải ba đạt 66,7% và 01 giải khuyến khích đạt 33,3%)
Do thời gian làm đề tài chưa được kiểm chứng qua nhiều năm, việc áp dụng cho
các đối tượng khác còn ít nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Mong được sự đóng
góp kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để quá trình dạy học sinh giỏi cũng
như tự bồi dưỡng chuyên môn của tôi được tốt hơn./.
Xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Tường, ngày 20 tháng 05 năm 2012

×