TIỂU LUẬN
MÔN XÃ HỘI HỌC KINH TẾ
MỤC LỤC
Phần I: Trình bày và làm rõ quan niệm thứ hai về đối tượng nghiên cứu của Xã
hội học kinh tế, đó là: Nghiên cứu khía cạnh xã hội, “mặt xã hội”, “cái xã hội”
của các hiện tượng, quá trình kinh tế.........................................................................1
Phần II. Nhiệm vụ thực hiện của cá nhân và sự phối hợp của cá nhân với các
thành viên trong nhóm trong q trình chuẩn bị, đi thực địa và xử lý kết quả sau
khảo sát thực địa.........................................................................................................3
Phần III. Chạy tương quan.........................................................................................4
1. Mơ tả mẫu............................................................................................................4
2. Phân tích tương quan vấn đề : “ Dự định cho tuổi già của người cao tuổi”...........5
2.1. Các biến số:.........................................................................................................5
2.2. Phân tích kết quả.................................................................................................6
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................12
Phần I: Trình bày và làm rõ quan niệm thứ hai về đối tượng nghiên
cứu của Xã hội học kinh tế, đó là: Nghiên cứu khía cạnh xã hội, “mặt xã
hội”, “cái xã hội” của các hiện tượng, quá trình kinh tế.
Xã hội học kinh tế là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành của xã hội học
chuyên nghiên cứu về quy luật , tính quy luật , thuộc tính và đặc điểm của sự
nảy sinh , vận động và phát triển mối quan hệ giữa con người , xã hội và kinh
tế . Xã hội học kinh tế là lĩnh vực nghiên cứu vừa liên ngành vừa chuyên ngành.
Xã hội học kinh tế là lĩnh vực liên ngành giữa kinh tế học và xã hội học,
tập trung vào nghiên cứu:
Chức năng xã hội của sự vật, hiện tượng kinh tế (A. Comte, E.
Durkheim);
Sự biến đổi kinh tế - xã hội (K. Marx, M. Weber);
Hình thái kinh tế xã hội, cấu trúc phân tầng xã hội và sự phát triển nền
kinh
tế của xã hội (K. Marx, A. Stinchcombe);
“Hệ thống kinh tế” (T. Parsons, N. Smelser);
“Đời sống kinh tế” (N. Smelser);
“Thiết chế kinh tế” (H. Spencer, E. Durkheim);
“Hành vi và hành động kinh tế” (M. Weber, G. Tarde, G. Homans,
Endruweit và Trommsdorft);
Mối quan hệ giữa các khía cạnh kinh tế và phi kinh tế của đời sống xã
hội (N. Abercrombie, S. Hill và B. Turner).
Các quan niệm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của xã hội học được
chia làm 4 nhóm, trong đó có quan niệm: Xã hội học kinh tế chủ yếu nghiên cứu
khía cạnh xã hội , “ mặt xã hội ” , “ cái xã hội ” của các hiện tượng , quá trình
kinh tế.
Các nhà xã hội học theo hướng này cho rằng họ chỉ nghiên cứu những
khía cạnh nào mà các nhà kinh tế học ít quan tâm chú ý trong khi các nhà kinh tế
học cho rằng đối tượng nghiên cứu của kinh tế học chủ yếu là các hoạt động sản
xuất, những trao đổi của cải và dịch vụ cần thiết cho sự tồn tại vật chất của con
người và xã hội. Mác cho rằng đối tượng nghiên cứu của xã hội học kinh tế
thường phong phú và đa dạng hơn, nhiều khi nó địi hỏi một cách nhìn tổng thể
về các quan hệ xã hội, về sự thay đổi xã hội, dựa trên những biến đổi của những
điều kiện sản xuất ra những của cải và dịch vụ trong một xã hội.
1
Chẳng hạn , các nhà kinh tế nghiên cứu vấn đề đầu tư và trả công lao
động , sử dụng và quản lý lao động sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất . Các
nhà xã hội học , đặc biệt là G. Simmel , E. Durkheim và M. Weber rất chú ý
nghiên cứu các vấn đề tương tác xã hội , phân tầng xã hội , bất bình đẳng xã hội
của các quá trình kinh tế . Các tác giả này phân tích yếu tố tổ chức , sự hợp lý
hóa và vấn đề chia sẻ quyền lực và sự kiểm sốt xã hội đối với q trình lao
động sản xuất , đồng thời đưa ra một số lý thuyết giải thích nguồn gốc kinh tế và
phi kinh tế của sự phân tầng xã hội , bất bình đẳng xã hội .
Ví dụ khi nghiên cứu về tiêu dùng, lý thuyết kinh tế vi mô giả định một
người tiêu dùng có những sở thích được cho trước, ổn định và họ xem xét trong
số những rổ sản phẩm được cung ứng, lựa chọn ra sản phẩm phù hợp với sở
thích và ngân sách của họ; như thế tiêu dùng của một sản phẩm bất kì tùy thuộc
vào thu nhập của người tiêu dùng và vào những giá tương đối của các sản phẩm.
Xã hội học kinh tế lại xét vấn đề tiêu dùng ở nhiều tiêu chí như: thu nhập
tương đương, người già và người trẻ, độc thân và chủ gia đình, nam giới và nữ
giới, dân thành thị và dân nông thôn, công nhân và nhân viên bàn giấy, cán bộ
công chức và cán bộ doanh nghiệp, công nhân gốc nông dân và công nhân gốc
công nhân không tiêu dùng những rổ sản phẩm giống nhau. Do đó sở thích
khơng được phân bổ một cách ngẫu nhiên; chúng được cấu trúc bởi vị thế trong
thứ bậc xã hội, bởi nguồn gốc và quỹ đạo cá nhân. Tiêu dùng là một cách khẳng
định mình thuộc một nhóm xã hội và để tự phân biệt với những nhóm xã hội
khác; nó chỉ một vị thế trong thứ bậc xã hội.
Một ví dụ nữa khi nghiên cứu về doanh nghiệp, xã hội học kinh tế quan
tâm đến doanh nghiệp như nơi diễn ra những quan hệ xã hội trong sản xuất. Các
nhà xã hội học kinh tế sẽ đặt ra câu hỏi "bằng cách nào những quan hệ giữa các
cá nhân trong lao động có thể nối khớp với nhau đến độ hợp thành một cơng ti
có tính bền vững lâu dài như một kiểu tự quản xã hội có khả năng tác động đến
kết quả kinh tế của sản xuất?”. Để tìm câu trả lời, xã hội học kinh tế quan tâm
trước hết đến hành vi của con người trong lao động, sự thương thảo tập thể và
những xung đột lao động, hệ thống điều tiết trong nội bộ doanh nghiệp: bằng
cách nào những nhóm có những quyền lợi mâu thuẫn nhau -người làm công ăn
lương thừa hành, khung tổ chức, ban lãnh đạo, cổ đông nhỏ và lớn- đi đến
những tình thế hợp tác hay xung đột? Đâu là nguồn gốc của uy quyền và đâu là
vai trò của ràng buộc tôn ti trật tự? Đâu là quyền lực song song của những ai
nắm được một nguồn lực chiến lược.
2
Văn hoá doanh nghiệp tổng hợp tinh thần của những khối nghề nghiệp
khác nhau, những thói quen gắn với nơi làm việc, sự đối lập với văn hoá doanh
nghiệp của các nhà cạnh tranh, thậm chí tinh thần trách nhiệm đối với môi
trường tự nhiên hay xã hội hay tinh thần phục vụ dịch vụ cơng ích. Trong nội bộ
doanh nghiệp, những phản ứng trước sự thay đổi công nghệ và sự thay đổi xã
hội đi kèm với thay đổi công nghệ, những thái độ trước sự hợp nhất, thôn tính
hay biến mất của doanh nghiệp cũng là đối tượng nghiên cứu ưu tiên của xã hội
học kinh tế.
Khác với kinh tế học, xã hội học kinh tế khơng nhìn ngây thơ về những
quan hệ quyền lực trong nội bộ doanh nghiệp: được thể hiện trong một sơ đồ tổ
chức, và sự phân chia thực tế quyền lực có một khoảng cách lớn. Quyền lực thật
sự không phải bao giờ cũng nằm tại những văn phịng giám đốc: những hình
thức đặc biệt của phân cơng lao động có thể trao cho một số nhân viên thừa hành
những quyền lực chiến lược trên đời sống và sự sống còn của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói, đối tượng của xã hội học kinh tế khác với kinh tế
học ở “ cái xã hội”, “ mặt xã hội” trong cách nhìn về kinh tế. Các nhà xã hội học
kinh tế ln tìm những “ bí mật xã hội vơ hình” đằng sau những con số, xem xét
chúng, lý giải chúng và coi các vấn đề kinh tế như một hiện tượng xã hội cần lý
giải. Do đó, xã hội học kinh tế có yếu tố trung lập, khách quan, tơn trọng sự thật
dù là nhỏ nhất chứ không phải chỉ tập trung nâng cao hiệu quả, tạo ra lợi nhuận
như kinh tế học đơn thuần hướng đến mà bỏ qua những yếu tố xã hội đằng sau.
Phần II. Nhiệm vụ thực hiện của cá nhân và sự phối hợp của cá nhân
với các thành viên trong nhóm trong q trình chuẩn bị, đi thực địa và xử
lý kết quả sau khảo sát thực địa.
Tiến trình thực hiện của nhóm và cá nhân
Ngày thứ 2 sau khi tới địa phương, em cùng với các bạn cán bộ lớp đi tới
nhà của bác Chủ tịch hội người Cao tuổi ở thôn 1 để lấy danh sách mẫu. Sau khi
nhận được danh sách thấy số mẫu quá ít nên đã quyết định lấy danh sách của các
thôn khác và phân chia khu vực, đại diện nhóm bốc thăm chọn thơn.
Nhóm chia thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ 2 người với nhiệm vụ thay
phiên nhau hỏi. Người này hỏi người kia sẽ ghi âm, chụp hình làm tư liệu và hỗ
trợ cho người hỏi trong việc tích bảng hỏi để người hỏi tập trung khai thác thông
tin.
3
Cá nhân em đã phối hợp rất hiệu quả với bạn Đỗ Thị Lan Chinh trong quá
trình đi phỏng vấn người dân. Chúng em đi bộ vào từng nhà, thường sẽ quan sát
xem dây phơi ở sân của nhà đó có quần áo của các cụ già hay khơng hoặc sẽ hỏi
người dân quanh khu vực để nhờ họ dẫn vào để thêm phần tin cậy. Thời gian đi
khảo sát sẽ chọn vào tầm trưa, chiều vì buổi sáng NCT thường đi làm đồng hoặc
bận những công việc riêng.
Mỗi thành viên phỏng vấn sâu 2 người cao tuổi về vấn đề tham gia hoạt
động kinh tế, tổng cả nhóm là 16 phỏng vấn sâu. Sau khi phỏng vấn mỗi cá nhân
gỡ băng phỏng vấn của mình và gửi cho người phụ trách tổng hợp trong nhóm.
Đánh giá
- Thuận lợi:
+ NCT ở xã Tiến Xuân rất thân thiện và chân thật, nhóm khơng bị từ chối
khi đi phỏng vấn, ngược lại còn được mời vào nhà chơi, uống nước, ăn cơm.
+ Khu vực khảo sát của nhóm tại thơn 1, gần hơn so với các nhóm khác
- Khó khăn:
+ Thời tiết nắng nóng, thiếu phương tiện đi lại, hầu hết phải đi bộ
+ Có tình trạng trùng mẫu do các nhóm khác khơng hỏi đúng theo phân
chia khu vực nhóm mình
+ Người cao tuổi nghe khơng được tốt, có một số trường hợp bị lẫn và
phải nhờ sợ giúp đỡ của con cháu
Phần III. Chạy tương quan.
1. Mô tả mẫu
- 241 NCT tham gia khảo sát bằng bảng hỏi
- Về giới tính: Trong tổng số 241 người trả lời, có 69 NCT là nam
(28.6% ) và 172 NCT là nữ (71.4%)
4
- Về dân tộc: phần lớn là người dân tộc Mường (73%), dân tộc Kinh gần
bằng 1/3 dân tộc Mường (28.6%), chỉ có 1 người là dân tộc Tày (0.4%)
- Về độ tuổi: Trong 241 mẫu thì độ tuổi từ 60 tuổi đến 70 tuối chiếm
nhiều nhất chiếm 60,6% ( 146 trường hợp ), độ tuổi từ 71 -80 tuổi 25,3% (61
trường hợp ), còn lại là độ tuổi trên 80 tuổi chiếm 14,1% (34 trường hợp ).
- Về trình độ học vấn: phần lớn người trả lời mù chữ hoặc ở trình độ tiểu
học ( 49.6%), trình độ trung học cơ ở là 37.9%, trình độ trung học phổ thơng
thấp bằng 1/4 trình độ mù chữ, tiểu học (11,6%), trình độ trung cấp, cao đẳng,
đại học có 2 người (0,8%)
- Về tình trạng hơn nhân: Phần lớn người trả lời đang có vợ/chồng chiếm
66.8%, 30.3% người trả lời gố, 2.1% người trả lời đang độc thân/chưa kết hôn,
và chỉ có 0.4% người trả lời hiện đang li thân.
- Về số thế hệ trong gia đình: Cao nhất là tỷ lệ người cao tuổi sống trong
gia đình ba thế hệ - chiếm 72.8%, cao thứ hai là tỷ lệ người cao tuổi sống trong
gia đình 2 thế hệ - chiếm 11.7%, đứng thứ ba là gia đình 4 thế hệ, tiếp theo là gia
đình 1 thế hệ - chiếm 4.6% và thấp nhất là gia đình 5 thế hệ - chiếm 0.8%.
2. Phân tích tương quan vấn đề : “ Dự định cho tuổi già của người cao
tuổi”
2.1. Các biến số:
* 5 biến độc lập
- Giới tính
5
- Độ tuổi
- Trình độ học vấn
- Tình trạng hơn nhân
- Số thế hệ sống chung trong gia đình
* Các câu hỏi làm biến phụ thuộc
- Ơng/ bà có mong muốn, dự định tìm cơng việc tạo ra thu nhập nào trong
thời gian tới khơng?
- Ơng/ bà dự định sẽ làm việc đến khi nào thì nghỉ?
- Trong gia đình ông/ bà, có cháu nhỏ nào dưới 6 tuổi hoặc trẻ em cần
trơng nom, chăm sóc khơng
- Ơng/ bà có phải trơng cháu đó khơng? ( giới)
2.2. Phân tích kết quả.
* Mô tả biến phụ thuộc
Qua khảo sát, đa số NCT cho rằng sẽ nghỉ làm khi khơng cịn đủ sức khỏe
(83,9%), các lý do khác chỉ chiếm 16,1%, trong đó lý do “ đến khi đủ tiền dưỡng
già” chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,1%)
6
Trong số 241 mẫu có 151 người trả lời câu hỏi. Ở đó đa số NCT khơng có mong
muốn, dự định tạo ra thu nhập ( 73,5%), số NCT cho rằng có thể và có, chắc
chắn chỉ chiếm (26,5%) trong đó số số người khẳng định có, chắc chắn sẽ đi
kiếm việc làm tạo thu nhập chỉ 11,3% (bằng 1/7 số người trả lời không)
Với 153 NCT trả lời, số NCT khơng có cháu nhỏ nào dưới 6 tuổi hoặc trẻ em
cần trơng nom, chăm sóc chiếm đa số (55,6%), số NCT có cháu nhỏ dưới 6 tuổi
hoặc trẻ em cần trơng nom, chăm sóc chiếm 44,4%
7
Trong 145 NCT trả lời, phần lớn là không phải trông cháu (57,9%), số NCT phải
trông cháu là 42,1% , số NCT phải trơng chính chiếm 1/3 số người NCT phải
trông cháu, số NCT phụ giúp con cháu chiếm 2/3
* So sánh tương quan
A3bd
Số NTL
Chiếm (%)
Từ 60-65 tuổi
89
36,9
Từ 66-71 tuổi
64
26,6
Từ 72 tuổi trở lên
88
36,5
Tổng
241
100
8
Tương quan giữa biến độ tuổi với dự định nghỉ việc của NCT (A3bdB17)
Đơn vị %
Dự định nghỉ
60 - 65 tuổi
66-71 tuổi
Từ 72 tuổi
trở lên
Khi đủ tiền dưỡng già
0
3,8
0
Khi hơng cịn sức khỏe
làm việc
84,1
88,5
76,5
Khi khơng muốn làm
nữa
13,6
7,7
11,8
Khác
2,3
0
11,8
Theo kết quả trên ta thấy, có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi với dự định nghỉ
việc. NCT đa số dự định nghỉ việc khi khơng cịn sức khỏe làm việc.Trong đó,
độ tuổi từ 66-71 tuổi có dự định này nhiều nhất (88,5%), người từ 72 tuổi trở lên
có dự định này ít nhất ( 76,5%). Nhóm tuổi từ 66-71 quan tâm tới việc đủ tiền
dưỡng già hơn hai nhóm tuổi cịn lại
Tương quan giữa biến độ tuổi với dự định tìm cơng việc tạo ra thu nhập
nào trong thời gian tới của NCT (A3bd – B22)
Đơn vị %
Dự định làm việc
60 - 65
tuổi
66-71
tuổi
Từ 72
tuổi trở
lên
Có, chắc chắn
18,2
7,9
8,7
Có thể
15,9
21,1
11,6
Khơng
65,9
71,1
79,7
Kết quả trên cho thấy đa số NCT khơng muốn tìm cơng việc trong tương lai, độ
tuổi càng cao càng có xu hướng khơng muốn tìm cơng việc. Điều này là do tuổi
càng cao, NCT càng gặp vấn đề về sức khỏe nên không đủ khả năng lao động,
tạo ra thu nhập. Độ tuổi càng trẻ càng chắc chắn về việc chọn công việc sau này,
9
cụ thể nhóm tuổi từ 60 – 65 có tỷ lệ chắc chắn nhiều nhất (18,2%), nhóm tuổi từ
66-71 cho rằng có thể chọn nhiều nhất (21,1%)
Tương quan giữa biến số thế hệ sống chung trong gia đình với NCT có
cháu nhỏ dưới 6 tuổi hoặc trẻ em cần trơng nom, chăm sóc (A8-B19)
Đơn vị %
Có cháu nhỏ
dưới 6 tuổi
cần chăm sóc
1 thế
hệ
2 thế
hệ
3 thế
hệ
4 thế
hệ
5 thế
hệ
Có
28,6
0
46,5
55
100
Khơng
71,4
100
53,5
45
0
Qua phân tích cho thấy NCT sống với gia đình càng nhiều thế hệ, tỷ lệ có cháu
nhỏ dưới 6 tuổi hoặc trẻ em cần trơng nom, chăm sóc càng cao. Cụ thể, những
NCT sống cùng 5 thế hệ 100% đều có cháu nhỏ dưới 6 tuổi hoặc trẻ em cần
trông nom, chăm sóc; những người sống với 4 thế hệ có 55% là có cháu nhỏ
dưới 6 tuổi hoặc trẻ em cần trơng nom, chăm sóc; tỷ lệ đó ở người có 3 thế hệ là
46,5%. Người sống với 2 thế hệ 100% khơng có cháu nhỏ dưới 6 tuổi hoặc trẻ
em cần trơng nom, chăm sóc do NCT là những người trẻ, con chưa lập gia đình
hoặc có cháu lớn, bố mẹ đi làm ăn xa ( rỗng thế hệ)
Tương quan giữa biến giới tính với việc phải trơng cháu của NCT (A1B20)
Đơn vị %
Việc trơng cháu
Nam
Nữ
Có, tơi trơng là chính
2,6
17
Có, tơi phụ giúp con
43,6
23,6
Khơng
53,8
59,4
Từ bảng số liệu trên ta thấy, đa số NCT không phải trông nom cháu nhỏ, trong
số những NCT phải trơng cháu thì NCT là nam có xu hướng phụ giúp hơn là
10
trơng chính ( NCT là nam phải trơng chính chỉ bằng 1/16 so với NCT nam phụ
giúp) ; người NCT là nữ thường trơng chính nhiều hơn ( trơng chính bằng 1/2
phụ giúp). Điều này có thể do yếu tố về quan niệm giới cho rằng nữ sẽ có khả
năng chăm sóc trẻ con tốt hơn nam nên sẽ đảm nhận chính.
Như vậy, qua phân tích một số biến số phụ thuộc, ta thấy được đôi nét về dự
định tuổi già của NCT ở xã Tiến Xuân. Người cao tuổi sẽ đi làm tới khi khơng
cịn sức khỏe, càng nhiều tuổi, họ càng nghĩ rằng sức khỏe mình yếu dần, từ đó
ảnh hưởng tới quyết định tìm kiếm việc làm trong tương lai của họ. Đa số NCT
khi không đi làm sẽ về phụ giúp việc gia đình, chủ yếu là trông cháu nhỏ.
Những NCT ở với nhiều thế hệ sẽ phải tham gia nhiều hơn vào việc trông nom
cháu, trong đó có sự khác biệt về mức độ tham gia giữa nam và nữ. Đa phần
NCT là nữ vẫn giữ vai trị chủ yếu trong việc chăm sóc cháu nhỏ.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. Giáo trình Xã hội học Kinh tế - Phạm Thị Vân
3. />
12