Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Stress ở tuổi trung niên gây mất trí nhớ tuổi già

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.69 KB, 1 trang )

Các nhà nghiên cứu tại Thụy Điển cho biết, phụ nữ tuổi trung niên có cuộc sống căng thẳng (stress) có thể tăng nguy cơ mắc
chứng mất trí nhớ (bệnh Alzheimer) sau này.

Nghiên cứu được tiến hành trên 800 phụ nữ Thụy Điển, những người đã từng phải đối mặt với stress như
ly hôn hay người thân qua đời, thất nghiệp... và ở độ tuổi từ gần 40 đến hơn 50 tuổi. Những phụ nữ này
phải trải qua một số bài kiểm tra khi họ ở độ tuổi từ gần 40 đến hơn 50 và làm lại những bài kiểm tra này
định kỳ trong 4 thập kỷ tiếp theo. Trong suốt thời gian theo dõi có 425 người qua đời và 153 người phát
triển bệnh mất trí.
Sau khi xem xét lịch sử các sự kiện ở tuổi trung niên của những người này, các nhà nghiên cứu phát hiện
ra mối liên hệ giữa sự căng thẳng và nguy cơ mất trí. Các sự kiện càng gây căng thẳng thì nguy cơ mắc
bệnh càng lớn.

Sau khi xem xét lịch sử các sự kiện ở tuổi trung niên của những người này, các nhà nghiên cứu phát hiện
ra mối liên hệ giữa sự căng thẳng và nguy cơ mất trí. (Ảnh minh họa)
Các nhà khoa học cho rằng các hormon gây căng thẳng là nguyên nhân của điều này, bởi nó kích hoạt các
thay đổi có hại trong bộ não, gây ra một số thay đổi cho cơ thể và tác động đến huyết áp cũng như sự
kiểm soát đường huyết và chúng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao trong nhiều năm sau khi trải qua những sự
kiện buồn.
Tuy nhiên cũng rất khó để biết liệu có phải sự căng thẳng đóng góp trực tiếp vào sự phát triển bệnh mất
trí nhớ hay không, hay nó chỉ đơn thuần là một vật chỉ thị của một yếu tố nguy cơ tiềm tàng khác. Vì vậy,
các bằng chứng hiện nay cho thấy cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mất trí là ăn uống điều
độ, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá, theo dõi huyết áp và chỉ số cholesterol.



×