Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận xã hội học kinh tế (tham gia hoạt động kinh tế của người cao tuổi )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.92 KB, 11 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN XÃ HỘI HỌC KINH TẾ


MỤC LỤC

PHẦN 1 :..........................................................................................................1
PHẦN 2 :..........................................................................................................3
PHẦN 3 :..........................................................................................................5
Bảng 1: Độ tuổi NCT tham gia hoạt động kinh tế........................................5
Bảng 2 : Tương quan giữa tình trạng sức khỏe thể chất của NCT với việc
tham gia hoạt động kinh tế.............................................................................6
Bảng 3: Tương quan giữa tình trạng sức khỏe tinh thần của NCT với việc
tham gia hoạt động kinh tế.............................................................................6
Biểu đồ 1. Tỉ lệ người cao tuổi tại thôn Cố Đụng.........................................7
Biểu đồ 2. Tỷ lệ giới tính NCT ở thơn Cố Đụng...........................................7
Biểu đồ 3. Tình trạng hơn nhân của NCT.....................................................8
Biểu đồ 3. Tỷ lệ dân tộc (%)...........................................................................8
KẾT LUẬN......................................................................................................9


PHẦN 1 :
Hãy trình bày và làm rõ quan niệm thứ hai về đối tượng nghiên
cứu của Xã hội học Kinh tế, đó là : Nghiên cứu khía cạnh xã hội , “ mặt
xã hội “, “cái xã hội” của các hiện tượng, q trình kinh tế (có lấy ví dụ
minh họa)
Theo quan niệm thứ hai, xã hội học kinh tế chủ yếu nghiên cứu khía
cạnh xã hội, “mặt xã hội”, “cái xã hội” của các hiện tượng, quá trình kinh tế.
Các nhà xã hội học theo hướng này cho rằng họ chỉ nghiên cứu những khía
cạnh nào mà các nhà kinh tế học ít quan tâm chú ý. Chẳng hạn, các nhà kinh
tế nghiên cứu vấn đề đầu tư và trả công lao động, sử dụng và quản lý lao động


sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất. Các nhà xã hội học, đặc biệt là G.
Simmel, E. Durkheim và M. Weber rất chú ý nghiên cứu các vấn đề tương tác
xã hội, phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội của các quá trình kinh tế. Các
tác giả này phân tích yếu tố tổ chức, sự hợp lý hóa và vấn đề chia sẻ quyền
lực và sự kiểm sốt xã hội đối với q trình lao động sản xuất, đồng thời đưa
ra một số lý thuyết giải thích nguồn gốc kinh tế và phi kinh tế của sự phân
tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội
Là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học, xã hội học kinh tế có nhiệm vụ
chủ yếu là phát hiện ra quy luật, phân tích khái niệm và phát triển tri thức
khoa học chuyên ngành về đối tượng nghiên cứu của mình. Có sự khác biệt
về quan niệm và cách lập luận phân tích giữa bộ mơn xã hội và kinh tế cho
nên tạo nên sự khác biệt trong cách họ nhìn nhận vấn đề xã hội để phân tích
kinh tế và nhìn nhận vào nền kinh tế để chỉ ra được vấn đề xã hội . Khi nghiên
cứu vấn đề việc sáng tạo thông tin thống kê hay việc đánh giá những chính
sách xã hội là việc cả hai ngành đều phải phân tích, mỗi bên đều hưởng lợi từ
tính liên ngành này. Thật vậy, điều cần thiết là phải tiến hành một phân tích
xã hội học những sự kiện kinh tế cũng như một phân tích kinh tế những sự
kiện xã hội học. Khi tìm hiểu những trường hợp ngoại lệ của "qui luật" kinh
tế, phân tích đi của những phân bổ thống kê, nơi mà hành vi tối đa hoá
1


thường ít khi xảy ra,các nhà khoa học khơng thể giải thích theo kinh tế học,
khi đó các nhà xã hội học làm giảm phần của phương sai không được giải
thích và gợi ý đưa những giả thiết mới cho hiện tượng kinh tế này, đây cũng
là mối liên hệ giữa kinh tế học và xã hội học.
Ví dụ: Phân tích vấn đề tiêu dùng cho thấy lợi ích của xã hội học này
về sự khác biệt tiêu dùng, minh hoạ tốt cho phương thức tương tác giữa phân
tích kinh tế và phân tích xã hội học có thu nhập bằng nhau, những nhóm xã
hội khác nhau khơng chi tiêu những số tiền giống nhau cho cùng những sản

phẩm giống nhau. Tương tự như thế việc sinh đẻ trẻ con, đặc biệt là kể từ đứa
thứ ba, có thể được phân tích từ những tiêu chuẩn thuần tuý kinh tế. Lí thuyết
kinh tế vi mơ giả định một người tiêu dùng có những sở thích được cho trước
và ổn định và lựa chọn, trong những sản phẩm mà đối tượng có nhu cầu họ sẽ
lựa chọn những sản phẩm có tính thiết yếu và phù hợp với kinh tế của mình .
Tổng tiêu dùng chỉ phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng, với một độ
co dãn dương đối với thu nhập và nhỏ hơn 1. Khi thu nhập thay đổi, trong
thời gian cũng như trong không gian xã hội, cấu trúc của tổng tiêu dùng luôn
lệch theo cùng một hướng: tỉ phần tương đối của cái ăn và cái mặc giảm
nhường chỗ cho những chi tiêu nhà ở, đi lại, sức khoẻ và tiêu khiển, tức là
những thứ thật sự cần thiết và những thứ là sở thích không ràng buộc thừa
nhận tác động của những nhân tố kinh tế trên cấu trúc của tiêu dùng, các nhà
xã hội học làm rõ vai trò cơ bản trong hành động tiêu dùng của thành phần xã
hội. Sở thích khơng được phân bổ một cách ngẫu nhiên; chúng được cấu trúc
bởi vị thế trong thứ bậc xã hội, bởi nguồn gốc và quỹ đạo cá nhân. Những
cách tiêu dùng khác nhau được tổ chức thành lối sống, giống như những từ
của một ngôn ngữ được cấu trúc thành bao nhiêu cách ăn nói khi có bấy nhiêu
nhóm xã hội (Baudrillard, 1968). Tiêu dùng là một cách khẳng định mình
thuộc một nhóm xã hội và để tự phân biệt với những nhóm xã hội khác; nó
chỉ một vị thế trong thứ bậc xã hội. Để triển khai những giả thiết của họ, các
nhà xã hội học viện đến những dữ liệu đa dạng và tinh vi hơn những dữ liệu
2


của các nhà kinh tế: những cuộc điều tra chi tiết về tiêu dùng, theo từng sản
phẩm và nhóm xã hội-nghề nghiệp được ưa chuộng hơn là những chuỗi dữ
liệu theo một tiêu chí duy nhất là sản phẩm; những cuộc điều tra dư luận cho
phép tìm hiểu những sản phẩm được cảm nhận như thế nào; quan sát lối sống
của các hộ gia đình cho thấy được bằng cách nào các sản phẩm được tổ chức
để trở thành biểu trưng có ý nghĩa xã hội: ví như vua chúa hồng tộc ngày xưa

ăn “ nem cơng, chả phượng” như để biểu trưng cho sự xa hoa và khẳng định
địa vị của giai cấp
PHẦN 2 :
Nhiệm vụ thực hiện của cá nhân và sự phối hợp của cá nhân với
các thành viên trong nhóm trong q trình chuẩn bị, đi thực địa và xử lí
kết quả sau khảo sát thực địa
Về nhiệm vụ cá nhân
Tìm hiểu sơ lược địa bản nghiên cứu, phong tục tập quán của người dân
Chuẩn bị bảng hỏi Phỏng vấn sâu cá nhân của môn, luyện tập trước
cách thuyết trình và cách khai thác thơng tin trong lúc phỏng vấn sâu
Tỉm hiểu các tài liệu có sẵn và các cơng trình nghiên cứu có liên quan
tới đề tài nhóm , tóm lược và khái quát tài liệu
Triển khai xây dựng bảng hỏi chung của nhóm , đóng góp xây dựng
bảng hỏi, xây dựng bộ bộ cơng cụ, khung lí thuyết và thang đo, đưa ra các lập
luận và các biến số cụ thể
Thử nghiệm và tiến hành sửa đổi bảng hỏi và làm bảng hỏi online
Sự phối hợp của cá nhân với nhóm : mỗi người đều được giao nhiệm
vụ và đều làm việc trong suốt quá trình đi thực địa và làm báo cáo. Tuy kết
quả chưa thực sự hoàn hảo nhưng mọi người đều rất cố gắng để hoàn thành
đúng thời hạn và sửa đổi những điểm sai mà nhóm trưởng chỉ ra.
Trong quá trình đi thực địa cịn gặp nhiều khó khăn ( vấn đề phương
tiện đi lại, rào cản về ngôn ngữ, thái độ không hợp tác của đối tượng , về thời
gian khảo sát,v.v..) nhưng tất cả mọi người đều nỗ lực để hồn thành cơng
3


việc. Vì thời gian có hạn nên nhóm đã chia thành nhóm nhỏ ( 1 - 2 người) đi
hỏi bảng hỏi và tiến hành phỏng vấn sâu , đối tượng phỏng vấn của nhóm là
người cao tuổi nên cũng có khó khăn nhất định. Có một số người vì tuổi cao
nên khơng cịn minh mẫn và có một số đối tượng không đủ sức khỏe để tiến

hành tham gia phỏng vấn sâu. Về vấn đề thời gian, phần lớn người dân
( người cao tuổi) đều làm nông nghiệp cho nên khoảng thời gian buổi sáng
sớm họ tham gia họp chợ, trưa trở về ăn cơm, chiều lại đi ra ruộng , và tối
mới trở về nhà thật sự không dư chút thời gian rảnh rỗi nào cho nên đây cũng
là một trở ngại lớn cho các điều tra viên. Nhóm chúng em buổi sáng khơng
thể hỏi họ q lâu vì có thể cản trở tình hình bn bán của người dân, buổi
trưa là thời gian nghỉ nên nhóm cũng khơng đến làm phiền, buổi tối vì vấn đề
phương tiện đi lại và khơng rành địa hình nên khơng thể đi đến những nơi quá
xa, chỉ có buổi chiều nhóm chia ra đi tới các ruộng mương để xin chút thời
gian hỏi thăm và phỏng vấn ngắn người dân. Tuy có rất nhiều khó khăn trong
q trình điều tra khảo sát nhưng chúng em cũng rất biết ơn đoàn, phường và
người dân đã hỗ trợ tạo điều kiện cho chúng em tìm hiểu thơng tin.
Điểm trừ mà bản thân em tự nhận thấy đó là trong q trình đi hỏi thăm
đơi khi còn vụng về trong việc giao tiếp khiến câu hỏi trở nên nhạy cảm,
mang tính riêng tư quá mức và cách biểu đạt câu từ còn chưa rõ ràng khiến
người dân cảm thấy hoang mang và khó hiểu; đơi lúc phỏng vấn còn bị cuốn
theo câu chuyện mà họ trải lịng , chưa thực sự vào vấn đề chính cần khai thác
. Bên cạnh đó em cũng rất biết ơn người dân, vì họ rất tạo điều kiện cho
chúng em, luôn sẵn sàng trả lời bọn em mặc dù câu hỏi cịn chưa được hồn
thiện, thái độ của người dân rất thân thiện và nhiệt tình khiến chúng em cảm
thấy rất ấm áp và biết ơn . Chuyến đi thực địa này là một trải nghiệm mới mẻ
và cũng chứa đựng nhiều bài học cho bản thân em về rất nhiều phương diện
như : giao tiếp, thuyết trình, teamwork ,v..v..

4


Q trình xử lí dữ liệu : sau khi trở về chúng em đã chạy lại số liệu,
sàng lọc lại các bảng hỏi không đạt yêu cầu, tiến hành nhập spss, xử lí số liệu
trên máy tính và lập thành các biểu đồ tương quan. Các bài phỏng vấn sâu của

từng thành viên chủ động gỡ băng và note những phát hiện nổi bật . Từ số liệu
tính ra, bản phỏng vấn sâu và các thông tin khai thác được chúng em đã khái
quát địa bàn nghiên cứu, làm hoàn thiện bản báo cáo và Powerpoint để thuyết
trình về chuyến đi và kết quả thực địa lần này.
PHẦN 3 :
Chọn một nội dung trong phần khảo sát về Tham gia hoạt động
kinh tế của người cao tuổi tại xã Tiến Xn để xử lí và phân tích kết quả
tần suất/mơ tả chung và tương quan đến tham gia hoạt động kinh tế của
người cao tuổi làm biến phụ thuộc và chọn 5 biến độc lập để so sánh
tương quan)
Bảng 1: Độ tuổi NCT tham gia hoạt động kinh tế
60- 69 tuổi

70 - 79 tuổi

Từ 80 tuổi trở lên



48.5%

28.4%

14.3%

Khơng

51.5%

71.6%


85.7%

Nhận xét:
Tìm hiểu về tương quan giữa độ tuổi của NCT với ý kiến “NCT tham
gia hoạt động kinh tế “ đã cho ra kết quả rằng NCT càng lớn tuổi thì mức độ
đồng tình với ý kiến này càng thấp. Với phương án “Có” có 48,5% nhóm từ
60-69 tuổi lựa chọn và giảm mạnh ở 2 nhóm tuổi 70- 79 tuổi và 80 tuổi trở
lên, lần lượt là 28,4%% và 14,3%. Với phương án “Khơng”, có 51,5% nhóm
từ 60-69 tuổi lựa chọn và tăng dần ở 2 nhóm tuổi 70- 79 tuổi và 80 tuổi trở
lên, lần lượt là 71,6% và 85,7%.
Có thể thấy càng lớn tuổi, người cao tuổi càng ít tham gia vào các hoạt
động kinh tế một phần vì khơng đủ sức khỏe , một phần vì con cái cũng có
thu nhập đủ chi tiêu nên khơng cần cha mẹ phải lao lực . Nhưng ở độ tuổi

5


thấp hơn ( khoảng 60 – 69 tuổi) người cao tuổi cảm thấy họ vẫn có đủ sức
khỏe thì họ vẫn đi làm tạo thêm thu nhập và đóng góp kinh tế , không muốn
quá phụ thuộc vào con cái mình
Bảng 2 : Tương quan giữa tình trạng sức khỏe thể chất của NCT với việc
tham gia hoạt động kinh tế


Khơng

Tốt

43.3%


27.8%

Bình thường

54.4%

59.6%

Kém

2.2

9.9%

Rất yếu

0%

2.6%

Nhận xét:
Tìm hiểu về tương quan giữa “tình trạng sức khỏe thể chất của NCT với
việc tham gia hoạt động kinh tế ” đã cho ra kết quả rằng NCT có thể chất “
Tốt” và “ Bình thường” thì mức độ đồng tình với ý kiến này càng cao với
mức độ đồng ý là 43,3% và 54,4%.
- Người cao tuổi đánh giá tình trạng sức khỏe thể chất ở mức bình thường trở
lên tham gia các cơng việc tạo ra thu nhập cao hơn so với người cao tuổi đánh
giá tình trạng sức khỏe thể chất ở mức kém, rất yếu
- Không kể đến những bệnh tuổi già như xương khớp, người cao tuổi đánh giá

sức khỏe của mình ở mức độ bình thường là chủ yếu
Bảng 3: Tương quan giữa tình trạng sức khỏe tinh thần của NCT
với việc tham gia hoạt động kinh tế


Khơng

Khỏe mạnh, minh mẫn

46.7%

51.3%

Đôi khi hay bị quên

30%

28.7

Lúc nhớ lúc quên

22.2%

16.7%

Hay nhầm lẫn, thiếu minh mẫn

1.1%

3.3%


6


Nhận xét:
Người cao tuổi đánh giá tình trạng sức khỏe tinh thần ở mức khỏe
mạnh, minh mẫn tham gia các công việc tạo ra thu nhập cao hơn so với người
cao tuổi đánh giá tình trạng sức khỏe tinh thần ở thấp hơn.

Biểu đồ Tỉ lệ người cao tuổi tại thôn Cố Đụng

31; 31.00%
44; 44.00%

25; 25.00%

Trên 72 tuổi

66 - 71 tuổi

60 - 65 tuổi

Biểu đồ 1. Tỉ lệ người cao tuổi tại thơn Cố Đụng

Biểu đồ Tỷ lệ giới tính NCT ở thôn Cố Đụng
Nam; 23; 23.00%

Nam

Nữ; 77; 77.00%


Biểu đồ 2. Tỷ lệ giới tính NCT ở thơn Cố Đụng

7

Nữ


Biểu đồ Tình trạng hơn nhân của NCT
0.80%

2.20%

30.00%

67.00%
Chưa kết hơn

Đã có vợ/chồng

Góa

Khác

Biểu đồ 3. Tình trạng hơn nhân của NCT

Biểu đồ Tỷ lệ dân tộc (%)
0.40%
26.60%


73.00%

Kinh

Mường

Tày

Biểu đồ 3. Tỷ lệ dân tộc (%)

Giữa các biến độc lập khơng có mối quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo

8


KẾT LUẬN
Người cao tuổi càng ít tham gia vào các hoạt động kinh tế một phần vì
khơng đủ sức khỏe , một phần vì con cái cũng có thu nhập đủ chi tiêu
Phần lớn người cao tuổi không tham gia công việc tạo ra thu nhập và
phụ thuộc nhiều vào con cái
Người cao tuổi tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu từ làm
nông nghiệp, chăn nuôi và bn bán ở tại địa phương
Độ tuổi và tình trạng sức khỏe là yếu tố cản trở người cao tuổi tham gia
vào các hoạt động kinh tế
Người cao tuổi ở xã Tiến Xuân hiện nay vẫn tham gia lao động với
công việc phổ biến nhất là làm nông nghiệp
Hầu như người cao tuổi làm việc ngay tại địa phương với những công
việc, lao động chân tay không yêu cầu đến trình độ chun mơn kỹ thuật cao
Thời gian làm việc của người cao tuổi linh hoạt sẽ phụ thuộc vào tính
chất của cơng việc và khơng cố định thời gian

Những người cao tuổi tự đánh giá thu nhập của mình ở mức vừa đủ để
chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày
Đa số những người cao tuổi sẽ nghỉ việc khi cảm thấy khơng cịn sức
khoẻ nữa và một phần là con cái sợ họ vất vả

9



×