Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khảo sát khả năng kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao chiết cây dừa cạn catharanthus roseus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NƠNG NGHIỆP – TÀI NGUN THIÊN NHIÊN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN
VÀ KHÁNG OXY HÓA CỦA
CAO CHIẾT CÂY DỪA CẠN
(Catharanthus roseus)

TRƢƠNG THỊ MỸ CHI

AN GIANG, THÁNG 05 NĂM 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NƠNG NGHIỆP – TÀI NGUN THIÊN NHIÊN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN
VÀ KHÁNG OXY HÓA CỦA
CAO CHIẾT CÂY DỪA CẠN
(Catharanthus roseus)

TRƢƠNG THỊ MỸ CHI
MSSV: DSH192418

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN



Ths. BẰNG HỒNG LAM

AN GIANG, THÁNG 05 NĂM 2023


CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Khóa luận “Khảo sát khả năng kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao
chiết cây dừa cạn (Catharanthus roseus)” do sinh viên Trƣơng Thị Mỹ Chi
thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Ths. Bằng Hồng Lam.

Phản biện 1

Phản biện 2

Ts. Đoàn Thị Minh Nguyệt

Ths. Lê Hoàng Bảo Ngọc

Giáo viên hƣớng dẫn

Ths. Bằng Hồng Lam

i


LỜI CẢM TẠ
Sau quá trình học tập, nghiên cứu tại khoa Nông nghiệp - TNTN trƣờng
Đại học An Giang, em đã tiếp thu đƣợc rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý
báu nhờ sự giảng dạy, hƣớng dẫn tận tình của các thầy cơ trong bộ mơn. Em

xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô Bằng Hồng Lam đã ln quan tâm, ủng
hộ và tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ hết mình và truyền đạt những kinh nghiệm,
kiến thức vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu
Trƣờng Đại học An Giang, Ban chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên
thiên nhiên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập, học hỏi nhiều kinh
nghiệm và tạo mọi điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ để em có thể thực hiện
tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Đặc biệt, con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ đã ln chăm
sóc, quan tâm và động viên con suốt trong quãng đƣờng học tập để con có
thêm nghị lực và quyết tâm để thực hiện ƣớc mơ của mình. Con xin gửi lời
biết ơn sâu sắc đến cha mẹ.
Cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Công nghệ sinh học ˗ chuyên ngành vi sinh
đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong những năm học vừa qua để em có đủ
những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích để em thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin chúc tất cả quý thầy cô và bạn bè luôn dồi dào sức
khỏe và thành công trên bƣớc đƣờng sự nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
An Giang, ngày 15 tháng 05 năm 2023
Ngƣời thực hiện

Trƣơng Thị Mỹ Chi

ii


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu và kết quả
có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận mới về khoa học của đề tài này chƣa từng

đƣợc công bố trong bất kỳ tài liệu nào trƣớc đây.
An Giang, ngày 15 tháng 05 năm 2023
Ngƣời thực hiện

Trƣơng Thị Mỹ Chi

iii


TÓM TẮT
Nghiên cứu “Khảo sát khả năng kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao chiết
cây dừa cạn (Catharanthus roseus)” đƣợc thực hiện nhằm thu nhận cao chiết
từ cây dừa cạn và định tính một số hợp chất thiên nhiên có trong cao chiết cây
dừa cạn, khảo sát khả năng kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao chiết cây
dừa cạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy bằng phƣơng pháp ngâm dầm với
ethanol 70 có sự hiện diện của các hợp chất flavonoid, steroid và terpenoid
và hiệu suất trích ly trung bình của cao chiết cây dừa cạn khá cao 8,82 . Bên
cạnh đó kết quả khảo sát khả năng kháng oxy hóa của cao chiết cây dừa cạn
bằng phƣơng pháp DPPH cho thấy cao chiết cây dừa cạn có khả năng kháng
oxy hóa đạt 95,30 ở nồng độ 500 μg/mL và giá trị IC50 = 245,65 μg/mL.
Ngoài ra, việc khảo sát khả năng kháng khuẩn của cao chiết cây dừa cạn với
năm dòng vi khuẩn Escherichia coli (E. coli), Salmonella sp., Staphylococcus
sp., Vibrio sp. và Propionibacterium acnes (P.acnes) ở các nồng độ từ 10 ˗ 50
mg/mL so với đối chứng âm (0 mg/mL) và đối chứng dƣơng (kháng sinh
Tetracyclin 30µg) cho thấy khả năng kháng khuẩn trung bình của cao chiết
cây dừa cạn với năm dòng vi khuẩn trên đều khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
mức 5 với nhau, trong đó khả năng kháng đối với E. coli là cao nhất, tiếp
theo là P.acnes, Vibrio sp., Staphylococcus sp. và thấp nhất là Salmonella sp.
với đƣờng kính vịng kháng khuẩn lần lƣợt là 6,52 mm; 6,33 mm; 5,90 mm;
5,48 mm và 4,50 mm. Khả năng kháng khuẩn trung bình giữa các nồng độ cao

chiết cũng đều khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 5 với nhau và
đều thấp hơn kháng sinh Tetracyclin (đối chứng dƣơng), trong đó khả năng
kháng khuẩn cao nhất là ở nồng độ 50 mg/mL và giảm dần theo t lệ giảm dần
của các nồng độ, thấp nhất là ở nồng độ 10 mg/mL, và không kháng ở nồng
độ 0 mg/mL. Cụ thể, qua các nồng độ 50; 40; 30; 20 và 10 mg mL thì đƣờng
kính vịng kháng khuẩn cũng giảm lần lƣợt là 5,73 mm; 4,33 mm; 3,73 mm;
2,40 mm và 1,33 mm và kháng sinh là 22,80 mm.
Từ khóa: Cao chiết cây dừa cạn, hợp chất tự nhiên, kháng khuẩn, kháng oxy
hóa.

iv


MỤC LỤC
CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG ....................................................................... i
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... ii
LỜI CAM KẾT ................................................................................................. iii
TÓM TẮT ......................................................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH S CH BẢNG ....................................................................................... ix
DANH S CH H NH ......................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... xiii
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 2
CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY DỪA CẠN ............................................................ 3

2.1.1 Phân loại theo khoa học ............................................................................ 3
2.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG.................................................................................. 4
2.2.1 Đặc điểm của cây dừa cạn ........................................................................ 4
2.2.2 Phân bố của cây dừa cạn ........................................................................... 4
2.2.3 Thành phần hóa học của cây dừa cạn ....................................................... 5
2.2.4 Cơng dụng của cây dừa cạn ...................................................................... 5
2.3. HOẠT TÍNH CỦA C C BỘ PHẬN CÂY DỪA CẠN ............................. 6
2.3.1 Hoạt tính kháng khuẩn .............................................................................. 6
2.3.2 Hoạt tính chống oxy hóa ........................................................................... 7
2.3.3 Hoạt tính kháng nấm ................................................................................. 7
2.4. TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PH P HÕA TAN CHIẾT XUẤT THỰC
VẬT. .................................................................................................................. 8
v


2.4.1 Định nghĩa................................................................................................. 8
2.4.2 Mục tiêu của hòa tan chiết xuất ................................................................ 8
2.4.3 Các phƣơng pháp hòa tan chiết xuất ......................................................... 8
2.5. TỔNG QUAN VỀ TRÍCH LY ................................................................. 10
2.5.1 Định nghĩa............................................................................................... 10
2.5.2 Dung mơi trích ly .................................................................................... 10
2.6. TỔNG QUAN VỀ CAO CHIẾT (CAO THUỐC) ................................... 10
2.6.1 Định nghĩa............................................................................................... 10
2.6.2 Đặc điểm và phân loại ............................................................................ 10
2.6.3 Yêu cầu chất lƣợng ................................................................................. 11
2.6.4 Lợi ích của cao chiết ............................................................................... 12
2.7. CƠ CHẾ KH NG KHUẨN CỦA C C HỢP CHẤT CÓ NGUỒN
GỐC THỰC VẬT ............................................................................................ 12
2.7.1 Định nghĩa............................................................................................... 12
2.7.2 Cơ chế kháng khuẩn................................................................................ 12

2.8. PHƢƠNG PH P X C Đ NH HOẠT TÍNH KH NG KHUẨN ............ 13
2.8.1 Phƣơng pháp khuếch tán trên đĩa thạch .................................................. 13
2.8.2 Phƣơng pháp khuếch tán trên giếng thạch .............................................. 13
2.9. GỐC TỰ DO VÀ HOẠT TÍNH KH NG OXY HĨA ............................ 13
2.9.1 Gốc tự do ................................................................................................ 13
2.9.2 Chất chống oxy hóa ................................................................................ 13
2.10. MỘT SỐ PHƢƠNG PH P Đ NH GI HOẠT TÍNH KH NG OXY
HÓA ................................................................................................................. 14
2.10.1 Phƣơng pháp khử gốc tự do DPPH....................................................... 14
2.10.2 Phƣơng pháp sử dụng TBA – đo lƣợng MDA...................................... 14
2.10.3 Phƣơng pháp đánh giá khả năng kết hợp với ion sắt II ........................ 15
2.10.4 Phƣơng pháp pha loãng ........................................................................ 15
2.11. SƠ LƢỢC VỀ C C CHỦNG VI SINH VẬT GÂY BỆNH .................. 16
2.11.1 Staphylococcus aureus .......................................................................... 16
2.11.2 Escherichia coli .................................................................................... 17
vi


2.11.3 Salmonella enterica .............................................................................. 18
2.11.4 Propionibacterium acnes ...................................................................... 19
2.11.5 Vibrio parahaemolyticus ...................................................................... 20
2.12. T NH H NH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI .. 21
2.12.1 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ......................................................... 21
2.12.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 22
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PH P NGHIÊN CỨU ........... 24
3.1. PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ............................................................. 24
3.1.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm ........................................... 24
3.1.2 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................. 24
3.1.3 Dụng cụ ................................................................................................... 24
3.1.4 Thiết bị .................................................................................................... 25

3.1.5 Hóa chất .................................................................................................. 25
3.1.6 Môi trƣờng phân lập ............................................................................... 25
3.2. PHƢƠNG PH P NGHIÊN CỨU ............................................................ 25
3.2.1 Nội dung 1: Thu nhận cao chiết từ cây dừa cạn ..................................... 26
3.2.2 Nội dung 2: Định tính một số hợp chất thiên nhiên có trong cao
chiết cây dừa cạn .............................................................................................. 26
3.2.3 Nội dung 3: Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của cao chiết cây
dừa cạn bằng phƣơng pháp khử gốc tự do DPPH............................................ 28
3.2.4 Nội dung 4: Khảo sát khả năng kháng khuẩn của cao chiết cây dừa
cạn .................................................................................................................... 31
3.3. PHƢƠNG PH P PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ................................................ 32
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................... 33
4.1.Trích cao bằng dung mơi ethanol .............................................................. 33
4.2. Kết quả định tính một số hợp chất có hoạt tính sinh học trong cao
chiết cây dừa cạn .............................................................................................. 34
4.3. Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết ethanol cây dừa cạn bằng
phƣơng pháp DPPH ......................................................................................... 36
4.4. Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của cao chiết cây dừa cạn
với vi khuẩn gây bệnh E. Coli, Salmonella sp., Staphylococcus sp.,
vii


Vibrio sp. và P.acnes ....................................................................................... 41
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH .................................................... 53
5.1 KẾT QUẢ .................................................................................................. 53
5.2 KIẾN NGH ............................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53
PHỤ LỤC CHƢƠNG ...................................................................................... 63

viii



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. Định tính một số hợp chất trong cao chiết cây dừa cạn ..................... 28
Bảng 2. Kết quả chiết cao ethanol cây dừa cạn ............................................... 34
Bảng 3. Kết quả định tính một số hợp chất trong cao chiết cây dừa cạn ........ 35
Bảng 4. Kết quả khảo sát khả năng khử gốc tự do của cao chiết dừa cạn ....... 37
Bảng 5. Kết quả khảo sát khả năng khử gốc tự do của Vitamin C bằng
phƣơng pháp DPPH ......................................................................................... 39
Bảng 6. Giá trị IC50 kháng oxy hóa của cao chiết và vitamin C ...................... 40
Bảng 7. Khả năng kháng khuẩn của cao chiết cây dừa cạn. ............................ 42

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1. Cây dừa cạn .......................................................................................... 3
Hình 2. Chất chống oxy hóa đƣợc sản xuất bởi Catharanthus roseus .............. 5
Hình 3. Phản ứng trung hịa gốc DDPH .......................................................... 14
Hình 4. Phản ứng trong phƣơng pháp sử dụng TBA-đo lƣợng MDA ............. 15
Hình 5. Sơ đồ quy trình bố trí thí nghiệm tổng qt ........................................ 26
Hình 6. Sơ đồ quy trình thử hoạt tính kháng oxy hóa bằng DPPH ................. 30
Hình 7. Sơ đồ thực hiện khảo sát khả năng kháng khuẩn của cao chiết cây
dừa cạn ............................................................................................................. 32
Hình 8. Quy trình trích cao ethanol cây dừa cạn. ............................................ 33
Hình 9. Đồ thị thể hiện khả năng khử gốc tự do DPPH của cao chiết cây
dừa cạn ............................................................................................................. 38
Hình 10. Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết cây dừa cạn với nồng độ
từ 0 ˗ 500 μg mL .............................................................................................. 38
Hình 11. Đồ thị biểu diễn khả năng khử gốc tự do DPPH của vitamin C ....... 39

Hình 12. Khả năng khử gốc tự do của nồng độ Vitamin C từ 0 ˗ 24 µg/mL... 40
Hình 13. Kháng sinh Tetracyclin với các dòng vi khuẩn E. coli, Salmonella
sp., Staphylococcus sp., Vibrio sp. và P.acnes. ............................................... 46
Hình 14. Đối chứng âm (DMSO 100%) với các dòng vi khuẩn E. coli,
Salmonella sp., Staphylococcus sp., Vibrio sp. và P.acnes. ............................ 47
Hình 15. Khả năng kháng khuẩn của cao chiết cây dừa cạn với các dòng vi
khuẩn E.coli, Salmonella sp., Staphylococcus sp., Vibrio sp. và P.acnes ở
nồng độ 10 mg/mL. .......................................................................................... 48
Hình 16. Khả năng kháng khuẩn của cao chiết cây dừa cạn với các dòng vi
khuẩn E. coli, Salmonella sp., Staphylococcus sp., Vibrio sp. và P.acnes ở
nồng độ 20 mg/mL. .......................................................................................... 49
Hình 17. Khả năng kháng khuẩn của cao chiết cây dừa cạn với các dòng vi
khuẩn E. coli, Salmonella sp., Staphylococcus sp., Vibrio sp. và P.acnes ở
nồng độ 30 mg/mL. .......................................................................................... 49
Hình 18. Khả năng kháng khuẩn của cao chiết cây dừa cạn với các dòng vi
khuẩn E. coli, Salmonella sp., Staphylococcus sp., Vibrio sp. và P.acnes ở
nồng độ 40 mg/mL. .......................................................................................... 51
x


Hình 19. Khả năng kháng khuẩn của cao chiết cây dừa cạn với các dòng vi
khuẩn E. coli, Salmonella sp., Staphylococcus sp., Vibrio sp. và P.acnes ở
nồng độ 50 mg/mL. .......................................................................................... 52

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DMSO


Dimethyl sulfoxide

DPPH

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl

ĐC

Đối chứng

IC50

50 Inhibitory concentration (Nồng độ
ức chế 50 )

LB Broth

Luria Bertanni Broth

mm

Milim t

OD

Optical Density (Độ hấp thu quang phổ)

µm

Microm t


xii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các thập niên gần đây, các nguồn dƣợc liệu từ thực vật và các chế phẩm
thực vật, đặc biệt là các nguồn thực vật đƣợc sử dụng trong dân gian ngày
càng nhiều, đƣợc các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm nhiều
nhằm tìm kiếm các minh chứng khoa học cho tác dụng dƣợc lý của chúng.
Thực vật đƣợc xem nhƣ là một trong những nguồn thay thế lý tƣởng vì mức
độ an tồn, khơng hoặc ít phản ứng phụ và có nhiều đích tác động khác nhau
lên tế bào vi khuẩn nên ít có nguy cơ gây ra sự kháng thuốc (Raskin, 2002;
Ahn và cs., 1994).
Đất nƣớc ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với nền thực vật vô cùng phong
phú, nguồn dƣợc liệu cùng với nền y học lâu đời. Theo số liệu thống kê gần
đây, hệ thực vật Việt Nam có trên 10000 lồi trong đó có khoảng 3200 loài
cây thảo dƣợc (Võ Văn Chi, 2012). Các loại thảo dƣợc điển hình nhƣ thầu dầu
(R. communis L.), lƣỡi rắn (H. corymbosa L.), mật gấu (V. amygdalina del.),
chùm ngây (M. oleifera), sài đất (W. calendulacea (L) Less), ô rô (A.
ilicifolius L.),... đã đƣợc xác định là có hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh đối
với một số loại vi khuẩn gây bệnh nhƣ Vibrio parahaemolyticus và Vibrio
harveyi (Hồng Mộng Huyền và cs., 2018).
Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don., ) tên đồng nghĩa là Vinca rosea
L. thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae) là một loài cây đƣợc dùng làm thuốc và
làm cảnh (Phạm Hồng Hộ, 2006). Dừa cạn thích nghi tốt với mọi điều kiện
khí hậu ở Việt Nam, cây ra hoa quanh năm, lâu tàn và đƣợc lai tạo thành công
với nhiều màu sắc dùng để trang trí, tạo cảnh quan đô thị (Bùi Hồng Hải,
Nguyễn Thị Y Thanh & Đỗ Minh Hiếu, 2020). Ngoài ra, rễ và lá dừa cạn

chứa hơn 55 alkaloid đã đƣợc định danh với các công dụng khác nhau:
vincaleuciblastin, leurocristine và leurosidine có tác dụng chống ung thƣ;
catharantin giúp lợi tiểu; vincaleuciblastin (vinblastine) là thuốc độc bảng A
dùng để trị bệnh Hodgkin, chống Plasmodium falciparum (Phạm Hoàng Hộ,
2006; Đỗ Tất Lợi, 1999). Mặc dù cây dừa cạn đã đƣợc sử dụng từ lâu đời
nhƣng những công trình nghiên cứu về cây vẫn cịn hạn chế. Việc đánh giá
hoạt tính sinh học của cây dừa cạn là điều hết sức cần thiết, góp phần hồn
thiện các phƣơng thuốc dân gian có tiềm năng đƣợc sử dụng trong điều trị
bệnh.
Với cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn trên, đề tài “Khảo sát khả năng kháng

1


khuẩn và kháng oxy hóa của cao chiết cây dừa cạn (Catharanthus roseus) ”
đƣợc tiến hành để xác định hiệu suất trích ly của cao chiết từ cây dừa cạn,
định tính một số hợp chất thiên nhiên có trong cao chiết cây dừa cạn cũng nhƣ
khảo sát khả năng kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao chiết cây dừa cạn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thu nhận đƣợc cao chiết cây dừa cạn dạng bột khơ và định tính một số hợp
chất thiên nhiên có trong cao chiết cây dừa cạn.
Đánh giá đƣợc khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cao chiết cây dừa
cạn.
1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Cây dừa cạn (Catharanthus roseus) đƣợc thu hái tại xã Phú Hƣng, huyện Phú
Tân, t nh An Giang.
Năm dòng vi khuẩn: Escherichia coli, Salmonella enterica, Staphylococcus
aureus, Propionibacterium acnes v Vibrio parahaemolyticus đƣợc lƣu trữ
tại phịng thí nghiệm Cơng nghệ sinh học, Khu thí nghiệm Trung tâm,
Trƣờng Đại học An Giang.

1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát hiệu suất thu hồi cao chiết từ cây dừa cạn.
Định tính một số hợp chất thiên nhiên có trong cao chiết cây dừa cạn.
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của cao chiết cây dừa cạn.
Khảo sát khả năng kháng khuẩn của cao chiết cây dừa cạn.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp nguồn tài liệu tham khảo
cho các nghiên cứu tiếp theo về cao chiết cây dừa cạn về một số hợp chất
thiên nhiên có trong cao chiết cây dừa cạn cũng nhƣ khả năng kháng khuẩn và
kháng oxy hóa của cao chiết cây dừa cạn đối với một số dịng vi khuẩn.
Trong nơng nghiệp và công nghiệp: Giúp ngƣời dân biết tận dụng và khai thác
thêm nguồn dừa cạn và cao chiết từ cây dừa cạn giúp nâng cao giá trị sử dụng
của cây và giảm thải rác thải ra môi trƣờng. Sản xuất cao chiết cây dừa cạn có
khả năng kháng khuẩn và kháng oxy hóa và ứng dụng vào một số sản phẩm
hỗ trợ sức khỏe con ngƣời và đem lại hiệu quả kinh tế.
Về mặt y học: Cung cấp nguồn dƣợc liệu dồi dào cho các nghiên cứu thuốc
điều trị bệnh từ cao chiết cây dừa cạn.

2


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY DỪA CẠN
2.1.1 Phân loại theo khoa học
Tên khoa học: Catharanthus roseus (L.) G. Don; Vinca roseus L.; Lochnera
rosea Reich.
Tên gọi khác: Trƣờng xuân hoa, dừa tây, bông dừa, hải đằng, phjắc pót đơng
(Tày), dƣơng giác,...
Theo Bennouna và cs. (2008), cây Dừa cạn nằm trong hệ thống phân loại nhƣ

sau:
Ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp: Hoa Môi (Lamiidae)
Bộ: Trúc Đào (Apocynales)
Họ: Trúc đào (Apocynaceae)
Chi: Catharanthus
Loài: Catharanthus roseus (L.) G. Don.

H nh 1. Cây dừa cạn
Chi Dừa cạn Madagascar (danh pháp khoa học: Catharanthus) là một chi gồm
8 loài cây thân thảo sống lâu năm, trong số này có 7 lồi là đặc hữu của
Madagascar. Trong thực tế, các loài trong chi này chia sẻ cùng một tên gọi
chung (Dừa cạn) với các loài trong chi Vinca (Dừa cạn Châu Âu).
Các loài trong chi:

3


Catharanthus coriaceus: dừa cạn lá cứng (Markgr, 1970).
Catharanthus lanceus (Bojer ex A.DC.): dừa cạn lá kiếm (Pichon, 1948).
Catharanthus longifolius (Pichon): dừa cạn lá thn (Pichon, 1949).
Catharanthus ovalis: dừa cạn trịn (Markgr, 1970).
Catharanthus pusillus (Murray) G. Don: dừa cạn Ấn Độ (Murray, 1837).
Catharanthus roseus (L.) G. Don, 1837: Dừa cạn, trƣờng xuân hoa, hải đằng,
bông dừa.
Catharanthus scitulus (Pichon): dừa cạn hoa tím (Pichon, 1949).
Catharanthus trichophyllus (Baker): dừa cạn lá nhám (Pichon, 1949).
2.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
2.2.1 Đặc điểm của cây dừa cạn

Dừa cạn là cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 40 ˗ 80 cm, phân nhiều cành
thẳng đứng, cây có bộ rễ phát triển, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phần trên, mọc
thành bụi đầy, có cành đứng (Đỗ Tất Lợi, 2006).
Lá mọc đối, thn dài, đầu hơi nhọn, phía cuống hẹp, nhọn, dài 3 ˗ 8 cm, rộng
1 ˗ 2,5 cm, khơng có nhựa mủ. Hoa trắng hoặc hồng, mùi thơm, mọc riêng lẻ
ở kẽ lá phía trên, đài hợp thành ống ngắn. Tràng hợp hình đinh. Phiến có 5
thùy, 5 nhị đính trên tràng, 2 lá nỗn hợp với nhau ở vòi. Quả gồm 2 quả đại,
dài 2,5 ˗ 5 cm, rộng 2 ˗ 3 mm, mọc thẳng đứng hơi ngả sang hai bên, trong có
12 ˗ 20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt hạt có những mụn nổi
thành hàng dọc. Mùa hoa, quả gần nhƣ quanh năm. Rễ thƣờng ch có một rễ
cái và chùm rễ phụ. Rễ cái đâm thẳng xuống đất , có thể đạt chiều dài 35 ˗ 40
cm, rễ phụ mọc thành chùm thƣa, ngắn, phát triển theo chiều ngang (Đỗ Tất
Lợi, 2006).
2.2.2 Phân bố của cây dừa cạn
Dừa cạn là một loại cây thảo sống lâu năm, có nguồn gốc từ quần đảo
Madagasca của Châu Phi. Vào khoảng đầu thể kỷ 18, chúng du nhập vào các
nƣớc có khí hậu nhiệt đới ở Nam và Đông Nam , trong đó có Việt Nam
và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Đến giữa thế kỷ 18 cây dừa cạn dần đƣợc
trồng nhiều hơn ở các nƣớc Châu Âu để làm cảnh và phục vụ cho mục đích
nghiên cứu (Đỗ Tất Lợi, 2006).
Ở nƣớc ta, dừa cạn mọc hoang khá nhiều ở vùng bãi cát ven biển từ Hải
Phòng đến Kiên Giang. Nơi tập trung nhiều nhất là các t nh Kiên Giang, đảo
Phú Quốc và Cơn Đảo, có nhiều ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên ˗ Huế,
4


Quảng Nam ˗ Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên. Cây còn mọc cả ở những vùng
đồi, thảm cây bụi trên đất pha cát hoặc sỏi đá, độ cao tới 1500 m. Nguồn dừa
cạn mọc tự nhiên ở Việt Nam tƣơng đối dồi dào (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
2.2.3 Thành phần hóa học của cây dừa cạn

Từ dừa cạn, ngƣời ta đã chiết đƣợc các chất sau đây: Axit pyrocatechic, sắc tố
flavonic (glucozit của quercetol và campferol) và anthocyanic từ thân và lá
dừa cạn hoa đỏ. Ngoài ra từ lá ngƣời ta còn chiết đƣợc acid ursoloc, từ rễ
chiết đƣợc cholin (Đỗ Tất Lợi, 2006).
Dừa cạn tạo ra hơn 120 alkaloid, 70 trong số đó có hoạt tính dƣợc lý. Chiết
xuất từ cây dừa cạn có đặc tính chống oxy hóa tốt do sự hiện diện của nhiều
loại polyphenol khác nhau đã đƣợc xác định (Barrales-Cureño, 2019).

H nh 2. Chất chống oxy hóa đƣợc sản xuất bởi Catharanthus roseus
2.2.4 Cơng dụng của cây dừa cạn
Từ xa xƣa, Catharanthus roseus (C. roseus) đã đƣợc sử dụng để chữa trị
nhiều loại bệnh khác nhau. Loài cây này đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong y
học dân gian. Ở Madagascar, chiết xuất của cây dừa cạn đã đƣợc sử dụng từ
lâu nhƣ một loại thuốc an thần, hạ huyết áp, sát trùng và thuốc điều trị tiểu
đƣờng. Ở Ấn Độ, chiết xuất từ lá của dừa cạn đã đƣợc sử dụng để xử lý vết
ong đốt. Ở Trung Quốc, dừa cạn đƣợc biết đến nhƣ một loài cây giúp lợi tiểu,
trị ho và làm săn se niêm mạc. Ở Trung và Nam Mỹ, dừa cạn đƣợc sử dụng để
chữa viêm mắt và đau họng ( Võ Văn Chi, 2000).
Dừa cạn cũng đƣợc dùng phổ biến trong các bài thuốc Đông y để trị cao huyết
áp, trị bệnh tiểu đƣờng, tiêu hóa k m, lỵ thông tiểu tiện, bệnh đi tiểu đỏ,....
Một số trƣờng hợp còn dùng để trị ung thƣ máu, ung thƣ phổi ( Võ Văn Chi,
2012).
5


Catharanthus roseus đƣợc coi là một nhà máy sản xuất đến 130 terpenoid
indole alkaloids (TIAs) khác nhau, trong đó có nhiều chất có hoạt tính dƣợc
học quan trọng đƣợc dùng trong điều trị ung thƣ, tiểu đƣờng, cao huyết áp, dị
ứng, táo bón và nhiều bệnh đƣờng ruột. Trong đó, vinblastine là hợp chất đã
đƣợc FDA (Food and Drug Administration) của Mỹ phê duyệt vào năm 1965

và trở thành một thành phần chính của phƣơng pháp hóa trị liệu trong điều trị
nhiều loại ung thƣ nhƣ bạch cầu, bàng quang, tinh hoàn, các u bạch huyết,
ung thƣ vú, ung thƣ phổi tế bào nhỏ,…đƣợc bán trên thị trƣờng hơn 40 năm
nay. Ngồi ra, vincristine và vinblastine cịn thể hiện hoạt tính kháng khuẩn
(Grellier và cs., 1999).
Các nhà khoa học hiện đại đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh đƣợc khả
năng điều trị tiểu đƣờng của các alkaloid trong loài cây này (Islam và cs.,
2009; Robert và cs., 2002). Các alkaloids từ Catharanthus roseus ngăn chặn
sự phát triển của tế bào ung thƣ bằng cách liên kết với các tubulin trong quá
trình phân bào. Chúng cũng gây nên apoptosis (trình tự hủy diệt của tế bào
theo chƣơng trình có sẵn trong gen). Chúng cũng ức chế sự lây lan của nhiều
loại ung thƣ khác nhau (Arora, 1998; Arora và cs., 2009).
Không những vậy, một vài nghiên cứu khác đã chứng minh đƣợc tác dụng hạ
huyết áp và lipid huyết của chiết xuất từ lá dừa cạn. Các chiết xuất từ lá dừa
cạn có thể đƣợc dùng làm thuốc hoặc bổ sung vào chế độ ăn đối với những
ngƣời có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp (Ara và cs., 2009). Bên cạnh đó,
chiết xuất từ cây dừa cạn cịn có các tác dụng khác nhƣ làm lành vết thƣơng
nhanh chóng (Nayak và cs., 2007), điều trị tiêu chảy (Kyakulaga và cs.,
2011).
Chiết xuất từ cây dừa cạn cho các tác dụng hiệu quả lên các vi khuẩn và vi
nấm khác nhau. Theo một vài nghiên cứu, các hợp chất trong cây dừa cạn có
tác động kháng khuẩn trên một số các vi khuẩn chọn lọc (Balaabirami &
Patharajan, 2012 ; Kumari & Gupta, 2011).
2.3. HOẠT TÍNH CỦA CÁC BỘ PHẬN CÂY DỪA CẠN
2.3.1 Hoạt tính kháng khuẩn
Muhammad và cs. (2009) đã báo cáo rằng tiềm năng kháng khuẩn trong chiết
xuất thô của các bộ phận khác nhau (ví dụ: lá, thân, rễ và hoa) của C. roseus
chống lại các chủng vi khuẩn có ý nghĩa lâm sàng.
Hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất ethanol, methanol, dung dịch nƣớc và
chloroform của lá, thân và hoa của Catharanthus roseus đã đƣợc nghiên cứu

chống lại Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus,

6



×