Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng nha khoa Hy lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 5 trang )

HY LẠP CỔ ĐẠI
Bối cảnh không – thời gian, kinh tế - xã hội và văn hóa
Hy Lạp cổ đại (từ TK IX TC – VI SC), gồm 3 thời kỳ: Cổ đại (archaic period TK IX TC – TK VI
TC), Cổ điển (Classical period TK V TC – TK IV TC), Tân cổ (TK III TC – TK VI SC)

Đặc điểm bệnh lý, quan niệm và thực hành chữa bệnh
Trong sự phát triển nền văn minh Hy Lạp cổ đại, những phương cách điều trị có lý lẽ đã
bắt đầu thay thế sự ngự trị của mê tín dị đoan trong y khoa và nha khoa. Tuy vậy, trong giai đoạn
cổ nhất của y khoa Hy Lạp, vẫn còn tiếp tục dựa trên nền tảng mê tín tơn giáo và được điều hành
bởi các thầy tu trong các đền y tế hay spa. Những hiểu biết và thực hành thường được truyền từ
đời cha sang đời con trong nhiều thế hệ. Kết quả của việc chăm sóc là do kết hợp các hiệu quả của
lời khuyên, thuốc và tiểu phẫu thuật. Năm 1906, Caton đã mô tả một đền y tế1(hình )

Hình :Khung cảnh đền y tế và một cảnh thờ phụng rắn ở Cos. Nguồn: Caton, 1906

Asclepius, một bác sĩ trong thần thoại Hy Lạp, là nhân vật có thật khoảng 1200 TC, đã trở
thành hình ảnh trung tâm của nghi lễ tôn giáo về y khoa được thực hiện bởi thầy tu ở đền y tế.
Bệnh nhân nặng có thể được lưu lại qua đêm ở đền để điều trị. Những than phiền của bệnh nhân
và kỹ thuật điều trị được ghi chép trên tấm sét cúng và lưu tại đền. những tấm sét ghi chép về răng
và hàm đã được phát hiện ở đền Epidaurus2. Có bằng chứng về việc nhổ răng (có hai kìm) trong
một di tích đền y tế, Aristotle đã mơ tả việc dùng những kìm này để nhổ răng.
Về lý luận, các nhà triết học Hy Lạp đã phát triển thuyết bốn nguyên tố: lửa, khí, nước và
đất; và liên kết các nguyên tố này với bốn đặc tính, điều này tạo thành ý niệm sớm nhất về thế giới
1

R Caton: Hippocrates and the Newly Discovered Health Temple of Cos., The Lancet, March 10, 1906: 965 - 697
Asclepeion ở Epidaurus là một trung tâm/đền y tế - sức khỏe (health – healing center/temple) nổi tiếng. Người
bệnh tìm đến để được chữa trị các bệnh thể chất và tinh thần hoặc nghỉ dưỡng. Đền có tới 160 phịng khách và một
gian ngủ lớn, có suối khống cho điều trị.
2



hóa học: nóng với lửa, lạnh với khí, ẩm ướt với nước và khô với đất. Thuyết thể dịch về sức khỏe
và bệnh tật được Empedocles đề xướng, ông cũng là người sáng lập một trường Y Hy Lạp (Greek
medical shool) ở Sicily vào thế kỷ V TC. Empedocles cho rằng sức khỏe là kết quả của sự cân
bằng các nguyên tố, sự mất cân bằng đưa đến bệnh tật. Thuyết bốn nguyên tố đã trở thành tín điều
chuẩn trong suốt 2.000 năm.
Khảo sát 1.500 răng và xương hàm từ các mộ cổ Hy Lạp có niên đại 1500 TC, thấy tình
trạng răng tương tự như ở người Ai Cập cổ đại. Răng mòn rất phổ biến (6% răng rời và 27% răng
trên xương hàm bị mòn đến cổ răng), sâu răng khoảng 9%, 4,9% có dấu hiệu nhiễm trùng/áp xe
vùng chóp; 56% có túi nha chu và tiêu xương ổ do viêm nha chu mạn3.
Pedanios Dioscorides (40 – 90 TC) là bác sĩ, nhà dược lý học, và thực vật học Hy Lạp. Tác
phẩm De Materia Medica gồm 5 tập là một bách khoa thư về thảo dược và các chất làm thuốc
(dược thư - Pharmacopeia) được dịch sang tiếng Latin năm 600 và được sử dụng rộng rãi trong
hơn 1.500 năm. Ông cũng phục vụ trong quân đội La Mã thời Claudius.
Để điều trị răng đau, dioscorides đưa ra toa thuốc gồm dấm rễ cây kỳ nham, ỷ lăng
(cinqfoil), thục quì (marshmallow), mã đề (plantain), chữ ma (pellitory); hoặc mạt gỗ thơng (pine
splinters), thục q thơ và đã đốt cháy, kinh giới (marjoram), xơng với khói lưu huỳnh (?); hoặc hạt
sồi, muối, dầu bách xù (juniper oil), dấm trái cây, đốt xơng khói…

Hippocrates
Hippocrate sinh năm 460 TC ở Cos, trở thành người lãnh đạo của trường Y khoa Hy Lạp
(rational school of Greek medicine). Thực hành của Hippocrates dựa trên hiểu biết được tích lũy
từ nhiều thế kỷ thu được trong các đền của Asclepius. Nhưng y khoa của Hippocrates ít chịu ảnh
hưởng của phép thuật và tơn giáo hơn, đồng thời dựa trên bản chất hơn, thí dụ: sử dụng cây thuốc
và chế độ ăn để tăng cường sức khỏe. Một qui trình dựa trên khám xét kĩ lưỡng bệnh nhân và điều
trị những vấn đề của người bệnh đã quan sát được.
Hippocrates đã mở rộng ý tưởng của Empedocles bằng định đề về sự tồn tại của bốn dịch
chính: máu, đờm, mật đen, mật vàng, ứng với bốn ngun tố (nóng, lạnh, ẩm ướt , khơ). Hơn nữa,
cịn ứng với bốn loại khí chất: kích động, bình thản, sầu muộn, cáu gắt. Sức khỏe là khi bốn chất
dịch và nguyên tố ở trạng thái cân bằng, bệnh tật xuất hiện khi sự cân bằng bị rối loạn. Sau này,

cộng sự và các học trò của Hippocrates ghi chép các bài giảng thành “tuyển tập Hippocates”
(corpus Hippocratus”).
Theo Hippocrates, việc nhổ răng còn chắc và ngầm là cực kỳ nguy hiểm, do đó ơng khun
chỉ nên nhổ răng lung lay và sử dụng kìm bằng chì để tránh làm gãy chân răng. Nhiều bàn luận về
quá triển nướu (lợi), áp xe do răng, sâu răng, trật khớp thái dương hàm được nêu trong tổng tập
này. Răng bị sâu được cho là do tăng sự tích tụ đờm, thốt xuống đối với các răng hàm trên và
chảy lên đối với các răng hàm dưới. Điều trị gồm trích rạch máu, làm sạch và đắp nhiều loại thuốc
thảo mộc khác nhau. Nhổ răng chỉ được thực hiện khi các biện pháp trên không thành công và chỉ
được nhổ răng lung lay. Nhiều loại thuốc đắp được dùng cho răng và nha chu để làm suy yếu mô
3

HG. Carr: 157. Some Dental Characteristics of the Middle Minoans, Published by Royal Anthropological Institute
of Great Britain and Ireland: Man, Vol. 60 (Aug., 1960), pp. 119-122


nha chu, làm răng lung lay trước khi nhổ. Khi nhổ răng cần chú ý làm đầy lỗ sâu bằng sợi lanh và
chì để tăng cường cho thân răng trước khi dùng kìm, tránh làm gãy thân răng. Cách làm này cịn
được duy trì cho đến thời kỳ trung cổ ở Châu Âu.
Hippocrates cho rằng bác sĩ phải có đạo đức cao và có trách nhiệm xã hội. Họ cần phải
tránh thái độ thiếu tử tế và phục vụ miễn phí khi cần. Lời thề Hippocrates (Hippocratic Oath) được
mọi người bước vào nghề y mang theo có thể tóm tắt trong châm ngôn “cứu giúp người bệnh và
không làm điều có hại” (“help the patient and do no harm”). Lời thề hướng người thầy thuốc đến
sự tôn trọng thông tin cá nhân của người bệnh và tránh lợi dụng sự phụ thuộc và dễ bị thương tổn
của bệnh nhân (Hình ). Lời khuyên “tôi sẽ không dùng đến con dao mổ, ngay cả khi (người bệnh)
phải chịu đựng sự đau đớn do sỏi, mà rút lui để dành cho kỹ thuật viên”4 (hoặc “cho người tham
gia việc này”5). Lời khuyên này có ý nghĩa đặc biệt khi chúng ta biết rằng sự phát triển của thực
hành phẫu thuật y khoa và nha khoa bị tách rời với thao tác trí tuệ trong chẩn đoán, tiên lượng và
kê đơn điều trị vốn là trách nhiệm của giới bác sĩ. Trong những thế kỷ tiếp sau, điều này dẫn đến
sự chia tách đáng tiếc của phẫu thuật và nha khoa với y khoa, trong đó, bác sĩ y khoa ở vị trí cao
hơn bởi ưu thế về kiến thức tiếng Latin và nền giáo dục đại học⁴. Cũng có nhiều cách hiểu khác

đối với điều này trong lời thề, mà phổ biến là do tính chất dễ có nguy cơ từ việc mổ xẻ, tính chun
khoa hóa của nghề nghiệp thời đó⁵…
Những mô tả của Hippocrates về điều trị răng như sau:
Trong trường hợp răng đau, nếu răng bị sâu hoặc lung lay, cần phải nhổ. Nếu răng không
sâu và không lung lay, cần làm khô bằng mũi đốt nhiệt. Bệnh nướu do thiếu vitamin C cũng được
mô tả: nướu sưng to bằng quả nho gần với răng, màu sẫm và di động nhưng không đau trừ khi bệnh

Đây là cách lý giải theo PR. Garant: The Long Climb from Barber-Surgeons to Doctors of Dental Surgery,
Quintessence Publishing Co, Inc, 2013, trang 11
5
H. Markel: “I Swear by Apollo” - On Taking the Hippocratic Oath, n engl j med, 350: 2026-2029, May, 2004
4


Hình : một phần bản gốc lời thề Hippocrates trên giấy cói và bản dịch sang tiếng Anh của Edelstein
(Nguồn: Markel, 2004)
nhân nhai thức ăn, cần điều trị tại chỗ bằng thuốc đắp và toàn thân bằng thuốc sắc các loại đậu,
việc này cũng tốt cho các vết loét ở miệng.
Hyppocrates có lẽ là người đầu tiên đưa ra khái niệm về mài điều chỉnh sơ khởi: “răng cần
phải được làm nhẵn nếu bờ lưỡi bị thương tổn”6

Hình : Hippocrates
Nguồn: Hippocrates, engraving by Peter Paul
Rubens, 1638. Courtesy of the National Library of
Medicine

6

Hoffmann-Axthelm (1981), trang 70



Tóm tắt:
Hy Lạp cổ đại (từ TK IX TC – VI SC) có thể coi là nền văn minh đặt nền móng cho y học
hiện đại trên nhiều mặt. Những điểm đáng chú ý là:
Thuyết bốn nguyên tố trong khoa học tự nhiên và thuyết (bốn) thể dịch là những ý niệm duy
vật về thế giới và con người cũng như những vấn đề sức khỏe của con người, dẫn đến việc
điều trị dựa trên lý lẽ dần thay thế cho phép thuật.
Hình mẫu đền y tế/spa sức khỏe vừa là nơi điều trị, điều dưỡng các vấn đề sức khỏe thể chất
và tinh thần, phải chăng, cũng là mô hình ban đầu của y tế cơng cộng.
Hippocrates được coi là cha đẻ của y học, nhấn mạnh trách nhiệm xã hội và đạo đức của
người thầy thuốc. Tuyển tập Hippocrates (corpus Hippocratus) là tác phẩm đúc kết kiến thức
và thực hành y khoa. Về nha khoa, đã lưu ý biểu hiện ở miệng của bệnh toàn thân (thiếu
vitamin C), sử dụng mũi đốt, xơng khói điều trị đau răng, coi nhổ răng là nguy hiểm và là
biện pháp sau cùng.
Tác phẩm De Materia Medica của Dioscorides được coi là khoa thư về thảo dược và các chất
làm thuốc
Trong khi phát triển lý luận, có thể đã xuất hiện sự chia tách giữa một bên là phẫu thuật và
nha khoa với bên kia là y khoa.



×