MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo định nghĩa của ICOM (Hội nghị toàn thể lần thứ XX tại Seoul,
Hàn Quốc, tháng 10 năm 2004): “Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận,
hoạt động thường xuyên, mở cửa đón công chúng đến xem, phục vụ cho xã
hội và sự phát triển của xã hội. Bảo tàng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu thông
tin và trưng bày các bằng chứng vật thể và phi vật thể về môi trường của con
người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức”.1
Khái niệm bảo tàng ở nước ta được khẳng định trong Luật Di sản Văn
hóa năm 2001: “Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản,
nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng về vật chất, thiên
nhiên, con người và môi trường sống của con người nhằm phục vụ nhu cầu
nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của cơng chúng”.
Theo Luật Di sản Văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Bảo tàng là
một thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày,
giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và
môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập,
tham quan và hưởng thụ văn hóa của cơng chúng”.
Luật Di sản Văn hóa được ban hành vào ngày 29 tháng 6 năm 2001 đã
tạo cơ sở hành lang pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của một loại bảo tàng
hồn tồn mới ở Việt Nam đó là Bảo tàng tư nhân nay được gọi là Bảo tàng
ngoài cơng lập. Ban đầu cả nước chỉ có 6 Bảo tàng tư nhân, về sau số lượng
bảo tàng ngày càng tăng. Hiện nay Việt Nam đã có 15 Bảo tàng ngồi cơng lập
được cấp phép hoạt động, trong đó tại tỉnh Nam Định có hai bảo tàng: Bảo tàng
kỷ vật chiến tranh (số 9/17 đường Đặng Việt Châu, Thành phố Nam Định) và
Bảo tàng Đồng Quê (làng Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy).
Hội đồng quốc tế các Bảo tàng (2005), Lịch sử và quy tắc đạo đức bảo tàng. Cục Di sản Văn hóa dịch và
xuất bản, Hà Nội, tr 113.
1
1
Từ xưa Nam Định được coi là miền đất “Địa linh nhân kiệt” nơi phát
tích của vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh và bậc nhất trong lịch sử
phong kiến Việt Nam. Người dân Nam Định vốn tài hoa, thông minh, cần cù,
năng động, từ xưa đã tạo dựng và để lại cho con cháu kho tàng di sản văn hóa
vật chất và tinh thần mang đậm bản sắc dân tộc với những nét đặc trưng của
nền văn minh lúa nước. Chính vì vậy, ngồi các cơ quan văn hóa của Nhà
nước, sự tồn tại và hoạt động của các Bảo tàng ngồi cơng lập tại vùng đất
này cũng có những đóng góp đáng kể, tích cực cho việc bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa.
Bảo tàng Đồng Quê ra đời đã trở thành một địa chỉ lưu giữ, bảo tồn các
giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Đặc biệt, trong một năm hoạt động vừa qua, hệ thống cơng trình bảo tàng đã
được hồn chỉnh, được đông đảo công chúng quan tâm.
Là một sinh viên ngành Bảo tàng học, cũng là một con người sinh ra và
lớn lên trên mảnh đất Nam Định giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, tơi quyết
định chọn đề tài : “ Bảo tàng Đồng Quê với việc bảo tồn, phát huy giá trị
các hiện vật phản ánh đặc trưng văn hóa của vùng nơng thơn đồng bằng
Bắc Bộ” làm đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hoạt động bảo tồn, phát huy giá
trị các hiện vật phản ánh đặc trưng văn hóa của vùng nơng thơn đồng bằng
Bắc Bộ tại Bảo tàng Đồng Quê (xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định).
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu việc bảo tồn, phát huy giá trị các hiện vật
phản ánh đặc trưng văn hóa của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ tại Bảo
tàng Đồng Quê gắn liền với quá trình hình thành và hoạt động của Bảo tàng.
2
- Về không gian: Bảo tàng Đồng Quê (xã Giao Thịnh, huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định).
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu sự ra đời, quá trình hoạt động của Bảo tàng Đồng Quê
- Nghiên cứu việc thu thập, lưu giữ, khai thác; phát huy giá trị các hiện
vật phản ánh đặc trưng văn hóa của vùng nơng thơn đồng bằng Bắc Bộ
- Phân loại, tìm hiểu nội dung, giá trị sưu tập hiện vật của Bảo tàng
Đồng Quê.
- Từ thực trạng của Bảo tàng Đồng Quê, đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng trong bối cảnh hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mac- Lênin : Duy vật lịch sử và
Duy vật biện chứng
- Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu: Bảo
tàng học, Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục học, Khoa học Lịch sử,…
- Một số phương pháp khác như: Thống kê, So sánh, Phân tích,
Nghiên cứu tài liệu, Khảo sát thực tế,…
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phần phụ lục, bố
cục bài viết gồm 3 chương. Cụ thể như sau :
Chương 1: Bảo tàng Đồng Quê - một bảo tàng ngồi cơng lập ở Việt Nam
Chương 2: Việc bảo tồn, phát huy giá trị các hiện vật phản ánh đặc
trưng văn hóa của vùng nơng thơn đồng bằng Bắc Bộ tại Bảo tàng Đồng Quê
Chương 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo tàng Đồng Quê
3
Chương 1
BẢO TÀNG ĐỒNG Q
MỘT BẢO TÀNG NGỒI CƠNG LẬP Ở VIỆTNAM
1.1. Sự xuất hiện và hoạt động của Bảo tàng ngồi cơng lập ở
Việt Nam
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ
Trước năm 2001, ở Việt Nam chỉ công nhận sự tồn tại của loại Bảo
tàng công lập, một trong các thiết chế văn hóa của Nhà nước, do Nhà nước
lập ra, tổ chức, biên chế, kinh phí trả lương và mọi hoạt động của bảo tàng
đều từ ngân sách Nhà nước.
Lần đầu tiên trong lịch sử sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa dân tộc, sự tồn tại và hoạt động của bảo tàng không thuộc sở hữu Nhà
nước đã được công nhận. Điều 47 Luật Di sản văn hóa năm 2001 quy định
“Bảo tàng Việt Nam gồm có:
- Bảo tàng quốc gia
- Bảo tàng chuyên ngành
- Bảo tàng cấp tỉnh
- Bảo tàng tư nhân
Trong đó đã nêu ra khái niệm của Bảo tàng tư nhân: “Bảo tàng tư nhân
là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về một hoặc nhiều chủ đề”.
Theo Luật Di sản Văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009, điều 47 quy
định Bảo tàng Việt Nam gồm có:
Bảo tàng cơng lập bao gồm:
- Bảo tàng quốc gia
- Bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương
- Bảo tàng cấp tỉnh
4
Bảo tàng ngồi cơng lập là bảo tàng thuộc sở hữu của tổ chức, của một
hoặc nhiều cá nhân hoặc liên kết giữa cá nhân với tổ chức có vốn đầu tư
khơng phải vốn Nhà nước”1.
Luật Di sản Văn hóa năm 2001 đã ghi nhận sự tồn tại và hoạt động của
Bảo tàng tư nhân. Luật Di sản Văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009 khái niệm
Bảo tàng tư nhân đã được thay bằng Bảo tàng ngồi cơng lập. Nguyên nhân
của sự thay đổi như vậy là do sự mở rộng khái niệm, mở rộng đối tượng sở hữu
bảo tàng, phù hợp với tình hình mới khi sửa đổi, bổ sung Luật Di sản Văn hóa.
Giữa Bảo tàng cơng lập và Bảo tàng ngồi cơng lập có một số điểm
giống nhau là:
-
Một là: Bảo tàng ngồi cơng lập cũng như Bảo tàng cơng lập đều là
thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới
thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật thể về thiên nhiên, con người và môi
trường sống của con người nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham
quan và hưởng thụ văn hóa của cơng chúng.
-
Hai là: Bảo tàng ngồi cơng lập và Bảo tàng cơng lập đều có chung
các nhiệm vụ sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày các sưu tập hiện vật,
nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa,
tổ chức phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ xã hội, xây dựng, đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực của bảo tàng; quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị
kỹ thuật thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt
động dịch vụ khách tham quan phù hợp với nhiệm vụ của bảo tàng; thực hiện
các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
-
Ba là: Bảo tàng ngồi cơng lập cũng như Bảo tàng cơng lập cũng
được quyền xếp hạng bảo tàng theo quy định của pháp luật về tiêu chí xếp
hạng, thẩm quyền, thủ tục và hồ sơ xếp hạng,…
Luật Di sản văn hóa năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật Hà Nội, Hà Nội, Tr35.
1
5
Bên cạnh những điểm chung đó giữa Bảo tàng cơng lập và Bảo tàng
ngồi cơng lập có điểm riêng là:
Bảo tàng công lập là hệ thống bảo tàng do Nhà nước quản lý gồm có
Bảo tàng quốc gia, Bảo tàng thuộc Bộ, ngành, thuộc tỉnh, thành phố, các cơ
quan, đoàn thể trung ương,…Hoạt động của các bảo tàng này do Nhà nước
cấp vốn đầu tư; do đó các Bộ, ngành, cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm
quản lý, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động đối với các bảo tàng. Cịn Bảo
tàng ngồi cơng lập là bảo tàng thuộc sở hữu của tổ chức, của một hoặc nhiều
cá nhân hoặc liên kết giữa cá nhân với tổ chức có vốn đầu tư không phải vốn
Nhà nước.
1.1.2. Cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của bảo tàng
ngồi cơng lập
1.1.2.1. Luật Di sản văn hóa năm 2001
Trong Luật Di sản văn hóa năm 2001 (điều 47 mục 3) đã nêu “Bảo tàng
tư nhân là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về một hoặc nhiều chủ đề”.
Đây là cơ sở pháp lý ghi nhận sự tồn tại cũng như hoạt động của Bảo tàng tư
nhân trong đời sống văn hóa của xã hội.
Sau khi có Luật Di sản Văn hóa năm 2001, Nhà nước đã ban hành nghị
định số 92/2002/NĐ-CP (ngày 11 tháng 11 năm 2002) của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều Luật Di sản Văn hóa, đã dành 2 điều 36 và
điều 37 quy định về Bảo tàng tư nhân
1.1.2.2. Quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo tàng tư nhân
Trong bản Quy chế “Tổ chức và hoạt động của Bảo tàng tư nhân” đã
phân tích nội dung cụ thể hơn về “Bảo tàng tư nhân” và cách tổ chức hoạt
động như sau :
Bảo tàng tư nhân là những bảo tàng thuộc sở hữu của tổ chức, của một
hoặc nhiều cá nhân, hoặc liên kết giữa cá nhân với tổ chức có vốn đầu tư
6
khơng phải vốn của Nhà nước, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu
tập về một hoặc nhiều chủ đề lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu
cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của cơng chúng.
Đối với Bảo tàng tư nhân và các tổ chức xã hội, mặc dù Nhà nước
không cấp vốn nhưng mọi hoạt động của các Bảo tàng tư nhân phải tuân thủ
đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa và phải phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nghiêm cấm các Bảo tàng tư nhân mua,
bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngồi. Trong phạm vi tồn quốc
thì Bộ Văn hóa - Thơng tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động của các Bảo tàng tư nhân.
Cịn trong phạm vi địa phương thì Giám đốc Sở Văn hóa - Thơng tin có trách
nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chỉ đạo, hướng dẫn hoạt
động nghiệp vụ của Bảo tàng tư nhân tại địa phương mình.
Quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo tàng tư nhân ban hành kèm theo
Quyết định số 09/2004/QĐ-BVHTT ngày 24 tháng 2 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa – Thơng tin gồm 5 chương, 16 điều, Quy định khá chi tiết
về điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của Bảo tàng tư nhân; chế độ
thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với
hoạt động của Bảo tàng tư nhân.
Sau khi Quy chế “Tổ chức và hoạt động của Bảo tàng tư nhân” được
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thơng tin Phạm Quang Nghị ký ban hành ngày 24
tháng 2 năm 2004, một số nhà sưu tập tư nhân Việt Nam chủ động xúc tiến
xây dựng bảo tàng đó là:
- Bảo tàng Hồng Gia(Tỉnh Quảng Ninh)
- Bảo tàng Mỹ thuật và các họa sỹ Sỹ Tốt và gia đình (thơn Cổ Đơ, Xã
Cổ Đơ, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội)
7
- Bảo tàng Mỹ thuật của họa sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ (thôn Phú Đức, xã
Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội)
- Bảo tàng chiến sỹ cách mạng bị bắt và tù đày (thôn Nam Quất, xã
Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội)
- Bảo tàng cổ vật Hồng Long (phường Đơng Thọ, Thành phố Thanh
Hóa, Tỉnh Thanh Hóa)
- Bảo tàng gốm sứ Champa (Tỉnh Bình Định)
Nhìn chung, các Bảo tàng này mới ra đời nhưng đã có tác dụng tích cực
trong việc hạn chế, khắc phục tình trạng thất thốt cổ vật ra nước ngồi, tạo
cơ hội để công chúng tiếp cận, thưởng thức và tham quan một bộ phận di sản
văn hóa quý giá của đất nước được lưu giữ và trưng bày trong các Bảo tàng tư
nhân ở các tỉnh nêu trên.
1.1.2.3. Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009
Trong Luật Di sản văn hóa sửa đổi bổ sung năm 2009 tại điều 47 đã
nêu “Hệ thống bảo tàng bao gồm Bảo tàng cơng lập và Bảo tàng ngồi
cơng lập”.
Sau khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
năm 2009 và nghị định số 98/2010/NĐ/CP, ngày 21 tháng 9 năm 2010 của
chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa; Bộ Văn hóa- Thơng tin và
Du lịch đã ban hành thông tư số 18/2010/TT-BVHTTDL, ngày 31 tháng 12
năm 2010 Quy định về tổ chức và hoạt động của Bảo tàng gồm 13 điều, với
các nội dung cụ thể đặt tên bảo tàng; tổ chức của bảo tàng; Hội đồng khoa học
của bảo tàng; Hoạt động nghiên cứu khoa học của bảo tàng; Hoạt động sưu
tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và giới thiệu Di sản văn hóa phi vật thể;
Hoạt động giáo dục; Hoạt động truyền thông; Hoạt động dịch vụ.
Đến năm 2010 đã có thêm một số Bảo tàng tư nhân được thành lập đó là:
8
- Bảo tàng Kỷ vật chiến tranh (Số 9/17 đường Đặng Việt Châu, Thành
phố Nam Định)
- Bảo tàng Cố Viên Lầu (Tỉnh Ninh Bình)
- Bảo tàng Khơng gian văn hóa Mường (Phường Thái Bình, Thành phố
Hịa Bình, Tỉnh Hịa Bình)
- Bảo tàng Cội nguồn (huyện đảo Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang)
Hiện nay đã có 15 Bảo tàng ngồi cơng lập đã được cấp phép hoạt động.
Con số tuy còn ít ỏi so với tiềm năng của xã hội nhưng với các bảo tàng ngồi
cơng lập hiện nay cho thấy những tín hiệu đáng mừng, một số hoạt động bảo
tàng khá hiệu quả và trở lên nổi tiếng, thu hút đơng khách tham quan.
1.1.3. Bảo tàng ngồi cơng lập với việc xã hội hóa hoạt động bảo tồn
di sản văn hóa
Xuất hiện ở một đất nước khơng có “ truyền thống” về bảo tàng tư
nhân, tuổi đời còn “non trẻ” nhưng vai trị, sự đóng góp, nhiệt huyết và tính
năng động của các Bảo tàng tư nhân - Bảo tàng ngồi cơng lập là điều khẳng
định rất đáng ghi nhận.
Các Bảo tàng ngồi cơng lập đã thu thập, lưu giữ các hiện vật có giá trị
tồn tại trong đời sống xã hội. Có thể lấy ví dụ về Bảo tàng Khơng gian văn
hóa Mường, nơi đây có các hiện vật được trưng bày thể hiện được mọi mặt
trong đời sống sinh hoạt của người Mường như: dụng cụ săn bắn, canh tác
nông nghiệp, dệt vải, cối giã gạo,…Tại Bảo tàng cịn có phịng trưng bày đời
sống tâm linh thể hiện lại toàn bộ tang lễ của người Mường vốn nổi tiếng về
sự phức tạp và tốn kém. Hoặc với Bảo tàng Đồng Quê tại xã Giao Thịnh,
huyện Giao Thủy, nơi đây cũng thu thập rất nhiều hiện vật có giá trị mang
những nét đặc trưng văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ như các công cụ sản
xuất, đồ dùng trong sinh hoạt,…Nhìn chung Bảo tàng ngồi cơng lập trong
q trình hoạt động đã góp phần vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị Di
sản văn hóa của dân tộc và nhân loại.
9
Tuy nhiên, một hiện tượng dễ nhận thấy là số lượng bảo tàng ngồi
cơng lập (sau 10 năm có Luật Di sản văn hóa) hiệu quả đạt được cịn q
khiêm tốn so với tiềm năng to lớn của xã hội và chủ trương của Đảng và Nhà
nước ta về xã hội hóa hoạt động bảo tàng.
Ngun nhân của tình hình trên là:
-
Công tác quản lý Nhà nước, chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn
nghiệp vụ nhằm thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các Bảo tàng ngồi cơng
lập chưa được quan tâm đúng mức. Việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực
hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích sự ra đời và phát triển của các Bảo
tàng ngồi cơng lập cịn thiếu đồng bộ, kém hiệu quả.
- Các địa phương, các cơ quan chức năng còn chưa nhận thức đầy đủ
về vị trí, vai trị và tiềm năng phát triển của các Bảo tàng ngồi cơng lập đối
với sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước Âu - Mỹ, người ta rất
quen với bảo tàng tư nhân. Ở nước ta, tâm lý của nhiều nhà sở hữu sưu tập tư
nhân cịn có phần e ngại vì nhiều lẽ như: Việc cơng khai cổ vật của mình
được gì, mất gì, ngại về các quy trình, thủ tục thành lập bảo tàng do Nhà nước
quy định; bận rộn nhiều cơng việc khác, chưa có thời gian, điều kiện dành cho
việc thành lập và hoạt động của bảo tàng; tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ
của Nhà nước,…
- Công tác nghiên cứu, giám định hiện vật, nhất là đối với cổ vật có
nhiều khó khăn đối với các chủ sở hữu sưu tập, đòi hỏi phải có chun mơn
sâu, mất nhiều thời gian, cơng sức và kinh phí.
- Các chủ sở hữu sưu tập, trước hết phải nói rằng họ là những người
có lịng đam mê, đầy nhiệt huyết với di sản văn hóa; có người dành cả đời,
dành phần lớn tiền bạc của mình để thực hiện đam mê đó. Nhưng khơng phải
ai trong số họ cũng đủ tiềm lực để xây dựng bảo tàng. Vì bảo tàng là phải có
khơng gian, mặt bằng, tịa nhà, diện tích trưng bày, diện tích kho bảo quản và
nhiều yếu tố khác theo quy định. Đây là một khó khăn khơng nhỏ.
10
Để đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng và phát triển Bảo tàng ngồi
cơng lập, trong thời gian tới bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý Nhà
nước, cần có thêm việc tuyên truyền, vận động, đề cao trách nhiệm của các cơ
quan chức năng, chính quyền các cấp,…
Như vậy, Bảo tàng tư nhân – Bảo tàng ngoài cơng lập là một loại bảo
tàng cịn hết sức mới mẻ ở Việt Nam. Việc thành lập Bảo tàng tư nhân – Bảo
tàng ngồi cơng lập mang nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa xã hội
to lớn, sự ra đời của Bảo tàng tư nhân – Bảo tàng ngồi cơng lập đã góp phần
làm đa dạng hóa các loại bảo tàng Việt Nam. Trước đây trong lịch sử phát
triển của ngành Bảo tồn - Bảo tàng nước ta đã hồn tồn vắng bóng các Bảo
tàng tư nhân, trong khi thế giới loại bảo tàng này đã xuất hiện từ rất lâu.
Trong điều kiện đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa, văn hóa được nhìn nhận và xác định là nền tảng
tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát
triển của xã hội. Hiện vật, sưu tập hiện vật là cơ sở cho sự ra đời của bảo tàng
và là một bộ phận của di sản văn hóa được con người giữ gìn, trân trọng bởi
chúng có giá trị lịch sử - văn hóa và ln mang tính xác thực, biểu cảm cao.
Bảo tàng tồn tại được trong xã hội bởi đó là nơi đi tìm, giữ lại, khai thác và
giới thiệu những di sản văn hóa với cộng đồng. Chính vì lẽ đó mà bảo tàng
cần phải ln quan tâm đến việc phục vụ công chúng một cách tốt nhất.
Phần lớn các Bảo tàng Việt Nam ra đời trong cơ chế bao cấp cho nên
khi nền kinh tế quốc gia chuyển đổi sang cơ chế thị trường thì các Bảo tàng
Việt Nam buộc phải có một sự chuyển đổi quan trọng ngay từ trong nhận thức
nghề nghiệp cũng như trong vận hành các hoạt động của mình để đảm bảo sự
tồn tại và tiếp tục phát triển.Chủ trương xã hội hóa hoạt động bảo tàng được
Đảng và Nhà nước đề ra trong giai đoạn hiện nay chính là một chiến lược
phát triển lâu dài và hiệu quả cho sự nghiệp Bảo tồn - Bảo tàng ở nước ta.
11
Vấn đề xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa đặt ra cho các bảo tàng
kể cả Bảo tàng cơng lập và Bảo tàng ngồi cơng lập rất nhiều trọng trách phải
thực hiện. Đối với các Bảo tàng ngồi cơng lập phải tự lực hồn tồn về vốn, kinh
phí hoạt động thì việc thực hiện xã hội hóa càng tạo điều kiện thuận lợi cho họ
phát triển. Nhưng nhìn chung vấn đề đặt ra cho cả hai loại bảo tàng này là hoạt
động năng động, hiệu quả, đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu của xã hội.
1.2. Sự ra đời của Bảo tàng Đồng Quê
Bà Ngô Thị Khiếu sinh năm 1955, quê gốc tại xã Xuân Tân, huyện
Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội
năm 1978, bà về công tác tại trường cấp 2 xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định. Bà đã có 35 năm trong nghề dạy học ở 6 trường của 3 tỉnh,
thành phố; đã đi hầu hết các tỉnh thành trong cả nước; đã tìm hiểu và có tình
cảm đặc biệt, nhiều kỷ niệm sâu sắc với các thế hệ học sinh mà cô đã dạy.
Chồng bà là thầy giáo Hoàng Kiền (sinh năm 1951). Sau thời gian đảm
nhiệm công việc giảng dạy, thầy đã rời bục giảng lên đường ra mặt trận, xây
dựng Trường Sa, biên giới. Bà Khiếu cũng cắp sách mang nghiệp dạy học
theo chồng, lúc miền Nam, miền Trung, rồi đi biên giới hải đảo. Sau bao năm
đi khắp nơi trên dải đất hình chữ S, hai vợ chồng bà trở ra Hà Nội công tác
đến tuổi về hưu.
Năm 2009, bà Ngô Thị Khiếu được mời về dự lễ khánh thành Trường
mầm non của xã Giao Thịnh. Trường được xây dựng mới nhưng cơ sở vật
chất cịn khó khăn nhiều mặt. Các cháu nhỏ thì thiếu nơi vui chơi, giải trí, đồ
dùng học tập, sách báo. Bà Ngơ Thị Khiếu đã đặt vấn đề xin mua một sào đất
để xây dựng, lập một thư viện nho nhỏ đem số sách mà gia đình sưu tầm được
trong mấy chục năm qua trưng bày, phục vụ để giúp các cháu học sinh có
thêm tài liệu nghiên cứu và nhân dân địa phương đến đọc, với mong muốn
đóng góp phần nào nhằm nâng cao dân trí cho làng xóm q hương. Ý tưởng
đơn sơ đó đã được lãnh đạo xã, hợp tác xã, thơn, xóm ủng hộ đặc biệt là đồng
12
chí Nguyễn Xuân Nghinh - Bí thư kiêm Chủ tịch huyện hoan nghênh, khuyến
khích mở rộng diện tích ra để xây dựng thành Khu Văn hóa Đồng Quê. Khi
đến thăm Giáo sư- Anh hùng Lao động Vũ Khiêu (cùng quê hương Xuân
Trường), được Giáo sư ủng hộ tận tình chỉ dẫn và tặng hai câu đối:
“Giữ lấy tinh hoa từ thuở trước
Để con cháu mãi ngàn sau”.
Bà Ngô Thị Khiếu kể: “Từ gần 20 năm trước, nhân chuyến về quê, thấy
mọi người bán những chiếc thau đồng, chậu đồng, mâm đồng, sanh đồng, nồi
ba, nồi bảy,…tơi xót ruột lắm. Họ mua phế liệu để bán sang Trung Quốc với
giá đồng nát”. Từ đó giấu chồng, bà nhờ cơ em dâu Nguyễn Thị Đồng sưu
tầm, mua lại những thứ mà theo bà “nó in hẳn cả tuổi thơ tơi trong đó”. Hai
chị em trở thành “liên minh” sưu tầm những gì mà họ cho rằng có thể lúc nào
đó sẽ khơng thể tìm lại nổi. Kỳ cơng, sau nhiều năm, bà Khiếu đã gom được
số lượng những hiện vật gắn liền với đời sống người nơng dân qua các thời kì.
Từ những hiện vật này bà có ý tưởng mở bảo tàng tại quê hương.
Khi được địa phương ủng hộ, được bà con nhân dân thơn xóm đồng
thuận, được chính quyền các cấp xem xét, quyết định giao cho bà Ngô Thị
Khiếu hơn 5000m2 đất và cả khúc sông cụt tổng cộng lên tới gần 6000m 2. Dự
án Bảo tàng Đồng Quê đã được phê duyệt, kế hoạch xây dựng từ năm 2012
đến năm 2015 hoàn thành và ban đầu cũng chỉ định làm những ngơi nhà đơn
sơ, bình dân. Trong quá trình xây dựng được sự cổ vũ, động viên của anh em,
con cháu hai bên gia đình, của bà con làng xã, bạn bè thân thiết, các phóng
viên báo đài đã về tìm hiểu đưa tin tuyên truyền giá trị, ý nghĩa nhân văn sâu
sắc của Khu Bảo tàng Văn hóa Đồng Quê. Đặc biệt là sự ủng hộ, giúp đỡ của
Bộ tư lệnh Binh đoàn 12, Bộ tư lệnh Binh chủng Cơng binh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định; Cục Chính trị; Cơng ty xây dựng Cơng
trình Tân Cảng; Trung đồn CB83/ Qn chủng Hải qn, Các Bảo tàng:
Đường Hồ CHí Minh, Cơng binh, Nam Định, Hải quân và nhiều đơn vị, cá
13
nhân khác nên dự án được xây dựng với tiến độ nhanh hơn và quy mơ được
bổ sung hồn chỉnh hơn.
Khu bảo tàng được quy hoạch tổng thể, dự án được địa phương xem
xét, chấp thuận cấp đất xây dựng. Trên cơ sở bản vẽ kiến trúc, thiết kế sơ bộ
được lập ra với sự tham gia của các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư
Hoàng Kiền trực tiếp tính tốn thiết kế chi tiết, lập biện pháp thi cơng với
quan điểm bình dân, triệt để tiết kiệm, tận dụng tối đa thơng gió, ánh sáng tự
nhiên để sử dụng điện ở mức thấp nhất. Cơng trình được khởi cơng ngày 15
tháng 3 năm 2011 và đã hồn thành giai đoạn I vào ngày 12 tháng 12 năm
2012. Trong vòng 21 tháng anh em, con cháu trong gia đình, bà con nhân dân
địa phương và bạn bè, đồng đội đã chung sức, chung lịng hăng say lao động,
khơng quản nắng, mưa, gió rét, bằng mồ hơi, cơng sức, trí tuệ, tay nghề xây .
Ngày 6 tháng 4 năm 2013, tại Bảo tàng Đồng Quê xã Giao Thịnh,
huyện Giao Thủy đã diễn ra lễ công bố quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh
cấp phép hoạt động cho bảo tàng. Tham dự lễ cơng bố quyết định có đại diện
lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Quốc phịng; Cục Di sản
văn hóa- Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các Sở, ban,
ngành, chức năng của tỉnh Nam Định, huyện Giao Thủy, cùng đông đảo nhân
dân địa phương.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân
dân tỉnh biểu dương gia đình bà Ngơ Thị Khiếu đã có tấm lịng, tình cảm sâu
sắc với q hương, đầu tư kinh phí và cơng sức xây dựng hệ thống bảo tàng
theo chủ trương xã hội hóa bảo tàng của Nhà nước.
Đồng chí Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh đã trao quyết
định của Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép hoạt động cho Bảo tàng Đồng Quê.
Hiện nay bà Ngô Thị Khiếu đang là Giám đốc của bảo tàng. Về lâu dài
ơng bà Hồng Kiền- Ngô Thị Khiếu cho biết, họ sẽ tặng bảo tàng cho địa
phương quản lý để duy trì hoạt động sao cho có hiệu quả. Bảo tàng xứng đáng
14
là nơi để nhân dân trong khu vực đến vui chơi, giải trí, học sinh các cấp đến
tham quan, học tập, những người quan tâm tới lịch sử - văn hóa đồng q đến
tìm hiểu, nghiên cứu. Hi vọng nơi đây sẽ trở thành một địa điểm hấp dẫn cho
khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.
15
Chương 2
VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC HIỆN VẬT
PHẢN ÁNH ĐẶC TRƯNG VĂN HĨACỦA VÙNG NƠNG THƠN
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TẠI BẢO TÀNG ĐỒNG QUÊ
2.1. Việc bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng của vùng nơng thơn
đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh hiện nay
2.1.1. Khái quát về đặc trưng văn hóa vùng nơng thơn đồng bằng
Bắc Bộ
2.1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Cư dân nông thôn đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề lúa nước,
làm nông nghiệp một cách thuần túy. Người nông dân Việt Bắc Bộ quen
thuộc với hoạt động đắp đê, lấn biển trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven
biển. Hàng ngàn năm lịch sử, người nông dân Việt khơng có việc đánh cá
được tổ chức một cách quy mơ lớn, khơng có những đội tàu thuyền lớn. Nghề
khai thác hải sản không mấy phát triển. Bắc Bộ là một châu thổ có nhiều sơng
ngịi, mương máng nên người dân chài trọng về khai thác thủy sản. Tuy
nhiên, cùng với cây lúa diện mạo cây trồng ở Bắc Bộ còn nhiều loại cây khác
phù hợp với chất đất từng vùng và khí hậu từng mùa.
Trong khi đó, đất đai ở Bắc Bộ không phải là nhiều, dân cư lại đơng. Vì
thế để tận dụng thời gian nhàn rỗi của vịng quay mùa vụ, người nơng dân làm
thêm nghề thủ công. Ở đồng bằng sông Hồng trước đây, người ta đã thống kê
hàng trăm nghề thủ cơng, có một số làng nghề phát triển thành chuyên nghiệp
với những người thợ có tay nghề cao. Một số nghề đã phát triển, có lịch sử
phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, nghề luyện kim, đúc đồng,…
Mặt khác những người nông dân lại sống quần tụ thành làng. Làng là
đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ; tế bào sống của xã hội Việt. Nó là
16
kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang cơng xã nơng thơn. Tiến
trình lịch sử đã khiến cho làng Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội trồng lúa nước,
một xã hội của các tiểu nông.
Về mặt sở hữu ruộng đất, suốt thời phong kiến, ruộng công, đất công
nhiều là đặc điểm của làng Việt Bắc Bộ. Sự gắn bó giữa con người với con
người trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng,
trên những di sản vật thể chung như đình làng, chùa,… mà cịn là sự gắn bó
các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức. Đảm bảo cho những
quan hệ này là các hương ước, khám ước của làng xã. Các hương ước hay
khám ước này là những quy định khá chặt chẽ về mọi phương diện của làng
từ lãnh thổ làng đến dùng đất đai, từ quy định về sản xuất và bảo vệ môi
trường đến quy định về tổ chức làng xã, ý thức cộng đồng làng xã. Vì thế trở
thành sức mạnh tinh thần khơng thể phủ nhận. Chính những đặc điểm ấy của
làng Việt Bắc Bộ sẽ góp phần tạo ra những đặc điểm riêng vùng nông thôn
đồng bằng Bắc Bộ.
2.1.1.2. Đặc trưng văn hóa vật chất
Văn hóa cư trú: Hàng ngàn năm lịch sử, người dân Việt đã chinh phục
thiên nhiên, tạo lên một diện mạo đồng bằng như ngày nay, bằng việc đào
mương, đắp bờ, đắp đê. Người nông dân đồng bằng Bắc Bộ thường muốn
xây dựng ngôi nhà của mình theo kiểu bền chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn hịa
hợp với cảnh quan.Ngơi nhà từ xưa đến nay trong quan niệm của người Việt
không chỉ là nơi che nắng che mưa, mà cịn là mái ấm gìn giữ văn hóa
truyền thống, nét đẹp của gia đình, nơi ni dưỡng tâm hồn Việt.
Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, đến lũy tre trên đường làng, hay vườn
cây, ao cá...Vốn là nét đẹp đặc trưng của làng quê Việt. Ngày trước, muốn
vào làng, người dân phải đi qua cổng làng. Cổng được xây bằng gạch, đứng
lừng lững, tôn nghiêm như chứng tích thời gian, ghi dấu bao kỷ niệm vui
buồn của một đời người. Qua cổng làng, ta sẽ bước vào thế giới làng với hệ
17
thống đường ngang ngõ tắt như xương cá, dù đi đến đâu, thì nhà nào nhà nấy
cứ mở cổng là gặp ngõ, qua ngõ là đường làng. Làng được bao bọc bởi
những lũy tre xanh, sau lũy tre là những mái nhà tranh ấm cúng.
Kiến trúc nhà ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa khá giống
nhau, đó là những ngôi nhà một tầng đơn sơ, nền làm sát mặt đất, nguyên
liệu cốt là tre, nứa lá, rơm rạ. Khuôn viên nhà gồm: qua cổng đến vườn cây,
vào đến sân rồi mới đến nhà chính, nhà phụ, nhà bếp, khu vệ sinh, chuồng
ni gia súc, trâu bị, vườn sau ao trước, hàng rào cây bao quanh, bên ngoài
bao bọc bởi lũy tre làng,... Tạo nên mơ hình sinh thái khép kín vườn - ao chuồng.Q trình xây dựng nhà ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa là
sự tích lũy vốn sống ngàn đời của người nơng dân, nhà cửa của họ khi xây
dựng phải hợp với môi trường thiên nhiên, nương vào tự nhiên tạo nên một
hệ sinh thái bền vững. Người Việt rất tôn trọng việc chọn địa điểm làm nhà,
dựa trên kinh nghiệm và sự hiểu biết về vùng đất sinh sống.
Ông cha ta đã đúc kết nhiều kinh nghiệm quý trong quá trình từ chọn
đất, chọn hướng đến xây dựng nhà ở, ví dụ “Lấy vợ hiền hòa, chọn nhà hướng
nam”. Vốn gần biển, trong khu vực gió mùa nên trong bốn hướng chỉ có hướng
Nam là tránh được nắng chiều hướng Tây, gió lạnh từ phương Bắc, bão từ phía
Đơng và hứng được gió nồm thổi đến từ phía Nam vào mùa nóng.
Nhà ở của cư dân đồng bằng Bắc Bộ thường được làm bằng khung
xoan, mít hay tre có kết cấu vững chắc với vì kèo ba bốn cột, liên kết bởi xà
ở đầu và bậu ở chân cột. Xoan, mít hay tre sau khi được lựa chọn, để tránh
bị tượng mối mọt và tăng độ bền, trước khi dựng nhà người ta thường mang
đi ngâm ở các ao, hồ khoảng 1-2 năm. Nhà thường được làm với kết cấu ba
gian hai chái, đối với những nhà khá giả thì có thể nhiều hơn và nguyên vật
liệu làm nhà có thể là những cây gỗ tốt hơn.
Mái của ngôi nhà được thiết kế có độ dốc lớn để thốt nước mưa và
tránh dột, tận dụng không gian từ độ dốc lớn làm thành gác, kệ lửng thêm
18
chỗ để kho chứa thóc lúa, ngơ khoai...Mái đưa ra xa chân tường vừa tạo nên
bóng râm vừa tránh mưa hắt vào các chân cột gỗ và tường đất nện. Từ đó tạo
nên hiên nhà giúp che nắng.Chất liệu lợp mái tùy thuộc vào điều kiện kinh tế
của từng gia đình mà có thể là ngói hoặc tranh. Để tạo không gian mát lành
cho ngôi nhà, người xưa đã biết sử dụng tán cây, trồng những giàn cây leo
quanh nhà như mướp, bầu bí,… tạo thành các tấm che nắng tự nhiên, vừa
tránh nắng nóng cho người và gia súc, vừa lấy rau quả làm thức ăn.
Phần tường bao quanh nhà vừa bảo vệ, ngăn chia không gian, vừa
cách nhiệt - nhất là hướng Tây, để có những giải pháp cách nhiệt điều tiết
khí hậu như các cửa sổ, tường quét vôi màu trắng hoặc để nguyên màu tự
nhiên của nguyên liệu, tường gạch không tô trát mà chỉ miết mạch làm bớt
đi cái nóng bức của mái ngói, sân gạch. Đối với tường bằng đất nện thì được
làm rất dày tạo sự yên ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè. Ngôi nhà thường
chiếm tỉ lệ khá nhỏ so với diện tích khn viên, phần nhiều được làm sân
vườn trồng rau, hoa màu và cây ăn quả, làm hàng rào,… tạo nguồn rau tươi,
bóng mát điều hịa mơi trường, che nắng, mưa, gió.
Kinh nghiệm dân gian cho thấy người xưa khi ứng xử với khí hậu thời
tiết: trồng cây lá rậm, lá to như cây chuối ở mặt nhà phía Bắc để ngăn gió
lạnh vào mùa đơng, cản bức xạ vào mùa hè; trồng cây có thân cao như cây
cau ở phía Nam của nhà để khơng ngăn cản gió mát mùa hè cũng như
thường che ánh nắng chiếu vào nhà về mùa đông. Các cụ đã đúc kết được
kinh nghiệm khi lựa chọn trồng cây cạnh nhà “trước cau sau chuối”.Việc
trồng cây quanh nhà, tạo thành vườn, làm hoa viên, ngồi chức năng tạo
bóng mát, … người ta cịn tính đến việc khẩn hoang giá trị kinh tế. Khn
viên vườn thường có quy mơ nhỏ gồm nhiều loại cây, rau. Người dân cày
tận dụng thời gian nông nhàn tăng gia sản xuất, trồng hoa màu cung cấp
thêm nguồn thực phẩm và nhu cầu khác cho gia đình khi mà việc trồng lúa
theo mùa vụ không đủ đảm bảo nhu cầu cho cuộc sống. Cây trồng trong
19
vườn gồm nhiều loại có giá trị cho cuộc sống bình thường của người Việt:
loại cây tạo nguồn thực phẩm rau mầu, cây ăn quả, cây gia vị, cây làm
thuốc. Đây cũng là kinh nghiệm đúc rút qua nhiều năm, nhiều thế hệ của cư
dân nơi đây, tạo nên nét kiến trúc độc đáo trong việc xây dựng không gian
đời sống văn hóa mà tiêu biểu là khn viên ngơi nhà gắn với cảnh sắc và
con người, tạo nên nét đặc trưng về văn hóa làng quê Việt.
Văn hóa ẩm thực: Người Việt Bắc Bộ muốn trồng cây cối quanh nơi cư
trú tạo bóng mát cho ngơi nhà, ăn uống của cư dân vùng nông thôn đồng bằng
Bắc Bộ vẫn như mơ hình bữa ăn của người Việt trên các vùng đất khác đó là
cơm, rau, cá. Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ người Việt Bắc Bộ có
chú ý tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng
cho cơ thể. Các gia vị có tính chất cay, chua, đắng quen thuộc với cư dân
Trung Bộ, Nam Bộ lại khơng có mặt trong bữa ăn của người Việt Bắc Bộ
nhiều lắm.Bữa ăn chính của người Việt thường bao gồm:
- Một nồi cơm chung cho cả gia đình
- Một bát nhỏ đựng nước chấm cả gia đình dùng chung.
- Một món mặn có chất đạm động vật và chất béo được luộc, rán hoặc
kho như thịt, cá
- Một món rau luộc hoặc xào, hoặc rau thơm, rau sống, dưa muối
- Một món canh có thể đậm đà, cầu kỳ nhưng cũng khơng hiếm khi chỉ
đơn giản là một bát nước luộc rau.Bữa ăn chính của người Việt thường bao
gồm một món chủ lực (cơm), một món gia vị (nước chấm) và ba món ăn cơ
bản đủ chất và cân bằng âm dương:
Văn hóa trang phục: Cách mặc của người dân nơng thơn đồng bằng
Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn thích ứng với thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ đó
là màu nâu. Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá tọa, áo cánh màu nâu
sống, đàn bà cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu khi đi làm. Ngày hội hè, lễ tết
20