Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

đảng bộ tỉnh tuyên quang lãnh đạo bảo tồn , phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ 1996 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

LƯU NGỌC QUỲNH

ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG
LÃNH ĐẠO BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

LƯU NGỌC QUỲNH

ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG
LÃNH ĐẠO BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số: 60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Kim Đỉnh

HÀ NỘI - 2012




MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ............................................................ 3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 4
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài .............................................................. 6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9
6. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................... 9
7. Bố cục của luận văn ................................................................................ 9
Chương 1: CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH
LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CỦA TỈNH TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1996
ĐẾN NĂM 2001 .......................................................................................... 10
1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và hệ thống di tích lịch sử
cách mạng tỉnh Tuyên Quang .................................................................... 10
1.1.1. Về điều kiện tự nhiên.................................................................... 10
1.1.2. Về kinh tế - xã hội ........................................................................ 12
1.1.3. Hệ thống các di tích lịch sử cách mạng chủ yếu ở Tuyên Quang .. 14
1.2. Thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách
mạng ở Tuyên Quang trước năm 1996 ...................................................... 18
1.3. Sự lãnh đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách
mạng của Đảng bộ Tuyên Quang từ năm 1996 đến năm 2001................... 21
1.3.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang ................................ 21
1.3.2. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng ở
Tuyên Quang ......................................................................................... 27

1



Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỪ NĂM
2001 ĐẾN NĂM 2010 ................................................................................. 33
2.1. Trong 5 năm đầu thế kỷ XXI từ năm 2001 đến năm 2005 .................. 33
2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh ...................................................... 33
2.1.2. Quá trình chỉ đạo và kết quả thực hiện ......................................... 37
2.2. Từ năm 2006 đến năm 2010 ................................................................ 56
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh ...................................................... 56
2.2.2. Quá trình chỉ đạo và kết quả thực hiện công tác bảo tồn, phát huy
giá trị các di tích lịch sử cách mạng của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang .... 62
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .............................................. 80
3.1. Quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị
các di tích lịch sử cách mạng ở tỉnh từ năm 1996 đến năm 2010 ............... 80
3.1.1. Những ưu điểm cơ bản ................................................................. 80
3.1.2. Một số hạn chế ............................................................................. 88
3.2. Một số kinh nghiệm ........................................................................... 91
KẾT LUẬN ................................................................................................. 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 99
PHỤ LỤC.................................................................................................. 109

2


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

KDT

Khu di tích


Nxb

Nhà xuất bản

SNN-PTNT

Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn

SVH-TT

Sở Văn hóa - Thông tin

SVHTTDL

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND

Ủy ban nhân dân

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí chiến lược
quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh. Trong Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, Tuyên Quang được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn
làm trung tâm của cách mạng cả nước. Tại Tân Trào - Thủ đô Khu giải phóng
đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với vận mệnh dân tộc. Suốt chín năm

trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân các dân tộc
Tuyên Quang luôn luôn làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng: Xây dựng, bảo vệ An
toàn khu (ATK); bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ,
Mặt trận cùng nhiều Bộ, Ban, Ngành Trung ương; bảo vệ các cơ quan đầu não
cách mạng của nước Lào…
Đảng bộ và nhân đân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đóng góp phần
quan trọng, to lớn vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, lập nhiều chiến
công vang dội, đập tan cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp. Bình
Ca, Km 7, Cầu Cả, Khe Lau… là những địa danh lịch sử làm rạng rỡ tinh thần
chiến đấu quả cảm, mưu trí, sáng tạo của quân, dân Tuyên Quang trong chiến
dịch Việt Bắc (Thu Đông năm 1947).
Tại Tuyên Quang nhiều hội nghị quan trọng của Trung ương Đảng,
Chính phủ được triệu tập. Đặc biệt Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (họp
tại Vinh Quang - Kim Bình, Chiêm Hóa từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951), là
Đại hội đầu tiên của Đảng được tổ chức trong nước. Đại hội đã bổ sung, hoàn
chỉnh đường lối kháng chiến, kiến quốc, đề ra nhiêm vụ xây dựng Đảng Lao
động Việt Nam vững mạnh, quyết định những chủ trương, biện pháp đưa
cuộc kháng chiến trường kỳ, oanh liệt của dân tộc ta đến thắng lợi.

4


Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc Tuyên Quang tiếp tục xây dựng hậu phương vững mạnh, làm tròn
nhiệm vụ của hậu phương lớn với tiền tuyến lớn, đánh thắng cuộc chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước.
Truyền thống yêu nước, đoàn kết, cách mạng, tinh thần đấu tranh anh
dũng của lớp lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã
để lại những bài học quý giá, những tấm gương sáng ngời cho các thế hệ mai

sau học tập, noi theo.
Các di tích này có vị trí, tầm vóc lịch sử không chỉ đối với Tuyên
Quang mà còn đối với cả nước, gắn với những sự kiện quan trọng của lịch sử
dân tộc, chứa đựng các giá trị về truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng
cách mạng cùng các giá trị về nghệ thuật chỉ đạo quân sự tài tình của Đảng,
Bác Hồ. Đó là những di sản văn hóa vô giá mà Đảng bộ, nhân dân các dân tộc
tỉnh Tuyên Quang vinh dự thay mặt cho nhân dân cả nước giữ gìn và phát huy
giá trị cho mọi thế hệ hôm nay và mai sau. Phục hồi, bảo tồn, tôn tạo các di
tích lịch sử - văn hoá đi liền với việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị các di
tích, đồng thời khai thác lợi thế tiềm năng này của tỉnh để phát triển mạnh
ngành kinh tế du lịch đang là một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với tỉnh Tuyên
Quang hiện nay. Việc tôn tạo các khu di tích (KDT) không chỉ nhằm bảo tồn,
phát huy giá trị mà còn đưa các KDT lịch sử cách mạng này thành điểm du
lịch thu hút khách trong và ngoài nước, trở thành cái nôi giáo dục chủ nghĩa
anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Với lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo
bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến
năm 2010” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.

5


2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Các di tích lịch sử cách mạng có giá trị quan trọng. Bảo tồn, phát huy
giá trị những di tích ấy không chỉ có ý nghĩa về giáo dục truyền thống, tri ân
các thế hệ cách mạng mà còn phục vụ tích cực nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Tuyên Quang. Vì vậy, vấn đề này đã được đề cập trong nhiều công
trình với các góc độ khác nhau:
* Sách:
Nhân kỷ niệm 116 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(19/5/1890 - 19/5/2006) và để hiểu rõ hơn về thời gian Bác Hồ hoạt động
cách mạng tại Tân Trào - Thủ đô của cách mạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia và Bảo tàng Tân Trào - ATK cùng phối hợp xuất bản lần thứ năm cuốn
sách “Bác Hồ ở Tân Trào” [44]. Thông qua nội dung cuốn sách, chúng ta
càng hiểu rõ hơn về ý chí, nghị lực phi thường và phong thái giản dị của Bác
trong những ngày đầy khó khăn gian khổ của cách mạng; những quyết sách
đầy sáng tạo mà Bác đề ra trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945; qua
đó nhắm giáo dục truyền thống cách mạng và nêu cao tấm gương vĩ đại của
Bác Hồ cho các thế hệ của quê hương Tân Trào và cả nước học tập.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang (2009), Tuyên Quang trong
Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(Tuyển chọn hồi ký) [8] là cuốn sách thể hiện tính chân thực của lịch sử, đồng
thời phản ánh một cách sinh động và toàn diện quá trình chiến đấu của các
chiến sĩ cách mạng và nhân dân Tuyên Quang trong Cách mạng Tháng Tám
và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cũng như những thành quả to
lớn mà nhân dân Tuyên Quang đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và
chính quyền Tuyên Quang trong thành công chung của cách mạng Việt Nam.
Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh(1890 - 2010), Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch (SVHTTDL) Tuyên Quang đã xuất bản cuốn

6


sách “Di tích lịch sử - lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Tuyên
Quang” [62], cung cấp cho người đọc những cứ liệu, những luận cứ thật sự
cô đọng về những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội - nhân tố quan trọng
tạo nên yếu tố cơ bản “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để Tuyên Quang trở
thành địa phương được Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vững tin
chọn làm căn cứ địa cách mạng, là trung tâm vùng An toàn khu Việt Bắc của
Trung ương thông qua giới thiệu 32 di tích lịch sử - lưu niệm của Chủ tịch Hồ

Chí Minh trên đất Tuyên Quang.
Kỷ niệm 60 năm diễn ra Đại hội II của Đảng, tháng 2 năm 2011, Ban
Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức Hội thảo khoa học
“Đại hội II của Đảng tại Tuyên Quang - Thủ đô kháng chiến”. Các tham luận
trong Hội thảo đã được xuất bản thành cuốn Đại hội II của Đảng tại Tuyên
Quang - Thủ đô kháng chiến [9]. Cuốn sách đã góp phần ôn lại truyền thống
lịch sử vẻ vang của Đảng; làm sáng tỏ thêm những giá trị, ý nghĩa lịch sử to
lớn của Đại hội và phát huy những giá trị đó trong quá trình đẩy mạnh thực
hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
* Báo và Tạp chí:
Trên Báo Nhân dân số ra ngày 5/5/2007, tác giả Nguyễn Việt Thanh có
bài viết “Tuyên Quang phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du
lịch”. Bài viết đã nêu lên việc bảo tồn, phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị di
sản văn hóa, trước tiên là các di tích lịch sử - văn hóa, một lợi thế, tiềm năng
của tỉnh, nhằm giáo dục truyền thống và tạo tiền đề vững chắc cho phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là phát triển mạnh ngành kinh tế du lịch
đang là hướng đi đúng của Tuyên Quang.
Bài viết “Tuyên Quang bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách
mạng” của đồng chí Nguyễn Việt Thanh - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và

7


Du lịch Tuyên Quang đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 17/8/2010 đã tổng
kết những giá trị lịch sử to lớn của các di tích lịch sử cách mạng và kháng
chiến trên đất Tuyên Quang. Đồng thời tác giả cũng đã nêu lên thực trạng của
công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng ở Tuyên Quang.
Qua đó đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện trong những năm
tiếp theo.

Các công trình nghiên cứu trên đã nói lên tầm quan trọng, vị trí hết sức
to lớn của các di tích lịch sử cách mạng, cũng như vai trò của việc bảo tồn,
tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích đó đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội trong xu thế hội nhập hiện nay. Đây là cơ sở cần thiết để nghiên cứu một
cách có hệ thống, sâu sắc và toàn diện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Tuyên Quang trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử
cách mạng trên địa bàn tỉnh nhằm rút ra những thành công, tồn tại, cũng như
những kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang trong quá trình lãnh đạo
thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đối
với bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng.
- Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử cách mạng của tỉnh Tuyên Quang từ năm 1996 đến năm 2010.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử cách mạng .
- Phân tích những thành công và hạn chế trong bảo tồn và phát huy giá
trị các di tích lịch sử cách mạng, qua đó rút ra những kinh nghiệm chủ yếu.

8


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đảng bộ Tuyên Quang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử cách mạng và quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng bộ
tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu được xác định trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Về thời gian: từ năm 1996 đến năm 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, luận văn vận dụng các phương pháp:
phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, cùng các phương pháp cụ thể:
phương pháp điều tra, phân tích số liệu thống kê, phương pháp tổng kết thực
tiễn…
6. Đóng góp mới của đề tài
- Đánh giá khái quát quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo bảo
tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến năm
2010. Từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tiễn.
- Góp phần nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách
mạng của tỉnh Tuyên Quang từ năm 1996 đến năm 2001
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá
trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 2001 đến năm 2010
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm

9


Chương 1
CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2001
1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và hệ thống di tích lịch

sử cách mạng tỉnh Tuyên Quang
1.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, vị trí địa lý từ
21°29’ đến 22°42’ độ vĩ bắc và 104°50’ đến 105°36’ độ kinh đông; phía Bắc
giáp Hà Giang, phía Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phía Đông giáp Cao
Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, phía Tây giáp Yên Bái. Tổng diện tích tự nhiên
toàn tỉnh là 582.002 ha trong đó 20% là đất nông nghiệp, 73,2% là đất lâm
nghiệp (424.374 ha) còn lại là 6,8% là các loại đất khác. Toàn bộ thổ nhưỡng
Tuyên Quang dễ bị xói mòn, phần lớn đất đai không thấm nước, có đất xét và
cấu thành granít, có nơi có đá vôi, đá xít [1, tr. 13].
Tính đến năm 2010, Tuyên Quang có 5 huyện, 1 thị xã với 137 xã, 3
phường và 5 thị trấn, trong đó có 51 xã và 72 thôn bản nằm trong vùng đặc
biệt khó khăn. Là tỉnh nằm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm kinh tế thương mại lớn của cả nước, Tuyên Quang chưa có đường sắt và sân bay vì
vậy việc thông thương sang các tỉnh khác và ra nước ngoài nhờ vào hệ thống
đường Quốc lộ 2, Quốc lộ 37 và giao thông đường thủy trên sông Lô.
Địa hình Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao
và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị
chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Có thể
chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau:

10


Vùng núi phía Bắc bao gồm: các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm
Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, có độ cao phổ biến từ 200 - 600m (so với
mực nước biển) và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 25°.
Vùng đồi núi giữa gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang
và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500m và thấp dần từ
Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 25°.
Vùng đồi núi phía Nam là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương,

mang đặc điểm địa hình trung du.
Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có
hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh - khô hanh; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Đặc
điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây
trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 - 24°C, lượng mưa trung
bình từ 1.500 mm - 1.800 mm; độ ẩm trung bình là 85%.
Hệ thống sông suối của Tuyên Quang khá dày đặc, phân phối tương đối
đều giữa các vùng, trong đó sông Lô có khả năng vận tải tốt, đây là điều kiện
thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ
Do điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều làm lớp vỏ phong hoá của đất Tuyên
Quang tương đối dày, cộng với thảm thực vật còn khá có tác dụng bảo vệ mặt
đất nên sự thoái hoá của đất ở mức độ nhẹ. Đất Tuyên Quang có các nhóm
chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất; đất vàng nhạt trên đá cát; đất
đỏ vàng trên đá macma; đất vàng đỏ trên đá biến chất; đất phù sa ven suối; đất
dốc tụ - thung lũng; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ:
đất nâu vàng, đất mun màu vàng, đất nâu đỏ, đất phù sa không được bồi
đắp… Tóm lại, tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng
loại, chất lượng tương đối tốt, thích ứng với các loại cây trồng.
Tổng diện tích rừng Tuyên Quang có khoảng 357.354 ha, trong đó rừng
tự nhiên là 287.606 ha và rừng trồng là 69.757 ha. Độ che phủ của rừng đạt

11


63%. Rừng Tuyên Quang có nhiều loại gỗ tốt như: đinh, lim, sến, táu, nghiến,
lát, pơmu… và bạt ngàn tre, nứa, song, mây… cùng các cây dược liệu như: sa
nhân, ba kích, thục, sâm… các đặc sản như: nấm hương, mộc nhĩ, mật ong…
cùng nhiều loài muông thú: hổ, báo, gấu, trăn, tắc kè, đặc biệt là voọc mũi
hếch - một loại thú có tên trong danh mục bảo vệ động vật hiếm trên thế giới.
Lòng đất Tuyên Quang chứa nhiều khoáng sản: vàng, thiếc, kẽm, barít,

pisít, ăngtimoan, mănggan, cao lanh…, thiên nhiên có sẵn các loại cát, sỏi, đá
vôi, đất chịu lửa… Đó là nguồn tài nguyên khoáng sản vô giá, cho phép địa
phương phát triển, làm giàu bằng ngành công nghiệp khai thác mỏ và sản xuất
vật liệu xây dựng.
Nhìn một cách tổng thể vị thế và điều kiện tự nhiên của Tuyên Quang
mặc dù đã để lại nhiều khó khăn trong quá trình đi lên của tỉnh, nhưng cũng
chính nó lại tạo ra những ưu thế riêng cho phát triển kinh tế, xã hội.
1.1.2. Về kinh tế - xã hội
Tuyên Quang phát triển chủ yếu là nền kinh tế theo cơ cấu nông, lâm
nghiệp - công nghiệp chế biến - dịch vụ, đặc biệt là phát triển chăn nuôi đại
gia súc (trâu, bò, dê, ngựa...), trồng cây công nghiệp và cây dược liệu (chè, cà
phê, mía, lạc, đỗ, quế, sa nhân, sả...) cùng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế
cao (cam, nhãn, vải, hồng, na...)
Ngoài chăn nuôi, trồng trọt là nghề chính, Tuyên Quang còn có nhiều
nghề thủ công khác như: khai thác, chế biến nông, lâm sản, đồ dùng sinh hoạt
và dược liệu, thêu dệt
Trong giai đoạn 1996 - 2000 nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng
năm đạt 8,78%. Bình quân lương thực đạt 383 kg/người/năm. Tỷ lệ hộ đói
nghèo theo tiêu chuẩn mới của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là
12,5%. GDP tăng bình quân 5 năm (2005 - 2010) đạt 13,53%. Cơ cấu kinh tế

12


chuyển dịch đúng hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần
tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP.
Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt mức tăng trưởng khá, có sự chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập
trung chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá. Chăn nuôi có bước phát
triển, hàng năm đàn bò tăng 17,8%, đàn lợn tăng 6%, đàn gia cầm tăng 9,9%;

đàn bò sữa HF thuần chủng có trên 4.000 con; đàn bò thịt cao sản Brahman
1.250 con.
Sản lượng lương thực hàng năm đều tăng, năm 2009, tổng sản lượng
lương thực đạt 32,9 vạn tấn, đạt 102,6% kế hoạch năm, tăng 1,3% so với
năm 2008.
Công tác trồng rừng được chú trọng, thực hiện cơ chế liên doanh trồng
rừng nguyên liệu để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng. Trồng mới 27.954 ha
rừng, độ che phủ của rừng đạt 63% . Tỉnh đã đầu tư, nâng cấp, quản lý và sử
dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi.
Hệ thống giao thông vận tải đường bộ phát triển mạnh. Đến năm 2005,
100% xã phường, thị trấn, 96,3% thôn bản có đường ô tô đến trung tâm.
Mạng lưới bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển, 100% trung tâm huyện,
thị phủ sóng điện thoại di động; 100% xã, phường, thị trấn có điện thoại, mật
độ 4,8 máy/100 người dân. Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 8,4 triệu
USD, tăng bình quân 10,1%/ năm. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng nhanh
như bột barit, gỗ chế biến.
Tuyên Quang có 22 dân tộc anh em. Người Kinh chiếm 50,18%, cư trú
khắp địa bàn tỉnh, tập trung đông nhất ở thị xã Tuyên Quang, huyện Yên Sơn,
huyện Sơn Dương. Những nơi vùng sâu vùng xa thường tập trung đồng bào
dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, bị ảnh hưởng nhiều phong tục tập quán
cũ không phù hợp với hiện nay. Vì vậy, chính quyền địa phương đã có biện

13


pháp phù hợp để phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc ít
người, giữ gìn bản sắc vốn có.
Cũng chính có sự góp mặt của các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh đã
tạo cho đời sống văn hóa của đồng bào tỉnh Tuyên Quang sự đa dạng và
phong phú với những điệu hát Then, Gọi, Sli, Sình ca... các hội Lồng Tông,

những đường nét tinh xảo, duyên dáng của hoa văn trên những tấm thổ cẩm,
vải, hàng mây tre đan và đồ trang sức đã thể hiện sinh động, đặc sắc đời sống
tinh thần của mỗi dân tộc, mỗi vùng.
Bên cạnh những thuận lợi và thế mạnh cơ bản, Tuyên Quang vẫn là
một tỉnh nghèo, không ít khó khăn: kinh tế phát triển chậm, trình độ sản xuất
còn thấp kém và mang nặng tính tự cung tự cấp. Thế mạnh về cây công
nghiệp, chăn nuôi chưa được khai thác tốt. Công nghiệp chưa phát triển, chỉ
chiếm 14% giá trị tổng sản phẩm xã hội; thu nhập bình quân đầu người còn
thấp xa so với mức bình quân của cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh
mới đảm bảo được 25 - 30% nhu cầu chi thường xuyên. Đời sống của nhân
dân còn nhiều khó khăn. Sự lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ, chính quyền các
cấp trong chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị
trường còn lúng túng. Trình độ cán bộ, đảng viên chưa được nâng lên kịp thời
với yêu cầu của tình hình nhiệm vụ đặt ra; còn một bộ phận giảm sút ý chí
chiến đấu, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
1.1.3. Hệ thống các di tích lịch sử cách mạng chủ yếu ở Tuyên
Quang
Tuyên Quang là tỉnh có hệ thống các di tích lịch sử cách mạng với mật
độ dày đặc nhất ở 3 huyện Sơn Dương, Chiêm Hóa, Yên Sơn. Trong đó
những di tích thuộc huyện Sơn Dương và Yên Sơn nằm trong hệ thống di tích
lịch sử cách mạng hiện được quản lý bởi Ban quản lý Khu du lịch lịch sử, văn
hóa và sinh thái Tân Trào. Những di tích ở huyện Chiêm Hóa nằm dưới sự

14


quản lý của Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang. Ngày 21/12/1975, KDT Tân Trào đã
vinh dự được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử và trở thành một trong
những di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của Quốc gia.
Tỉnh Tuyên Quang có 512 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 443 di

tích lịch sử cách mạng và kháng chiến, ghi dấu những địa điểm Bác Hồ,
Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành Trung ương ở
và làm việc. Trong số 512 di tích lịch sử, văn hóa đã có 118 di tích được xếp
hạng di tích quốc gia, 108 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, các di tích còn lại
đã và đang được lập hồ sơ khoa học, cắm biển ghi dấu sự kiện, khoanh vùng
bảo vệ.
KDT Tân Trào có tổng diện tích 2.500 ha, nằm trên địa bàn hai huyện
Sơn Dương và Yên Sơn; với tổng thể 177 di tích, trong đó có 40 di tích được
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp Bằng công nhận Di tích lịch sử Quốc
gia, 30 di tích được cấp Bằng Di tích lịch sử cấp tỉnh…
KDT Tân Trào là nơi diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, là
một quần thể gồm nhiều di tích quan trọng như:
Lán Nà Lừa là nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng
8 năm 1945 để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Lán được dựng bằng tre
theo kiểu nhà sàn. Ngày 4/6/1945, tại nơi đây, Bác Hồ đã triệu tập Hội nghị
cán bộ để chuẩn bị thành lập “Khu giải phóng, Quân giải phóng”, tiến tới
Quốc dân Đại Hội, Tổng khởi nghĩa. Hiện tại lán vẫn được bảo tồn và là điểm
du lịch hấp dẫn du khách thăm quan.
Cây Đa Tân Trào: dưới bóng cây Đa của làng Tân Lập, chiều ngày
16/8/1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến
của nhân dân Tân Trào và 60 Đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân Lệnh số 1 và ngay sau đó quân
Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về Hà Nội.

15


Đình Tân Trào, ngày 16/8/1945, các Đại biểu trên khắp mọi miền Tổ
quốc đã về họp Quốc dân Đại hội. Tại đây, các Đại biểu đã tán thành chủ
trương tiến hành Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua Lệnh khởi nghĩa và 10

chính sách lớn của Việt Minh, quy định Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc
ca là bài “Tiến quân ca” và cử ra Uỷ ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam tức
Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Sáng ngày
17/8/1945, thay mặt Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Bác Hồ đã đọc lời
thề thiêng liêng quyết tâm giành độc lập dân tộc.
Đình Hồng Thái (đình Kim Trận) là nơi dừng chân đầu tiên của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc khi người từ Pắc Bó, Cao Bằng đến với căn cứ địa Cách
mạng Tân Trào ngày 21/5/1945. Tại nơi đây, Người đã tiếp xúc với cán bộ
lãnh đạo của Phân khu Nguyễn Huệ.
Hang Bòng là nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược (thời kỳ 1949 - 1952). Chính tại đây Bác Hồ đã chỉ
đạo chiến dịch Biên giới 1950 và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II vào tháng
2 năm 1951.
Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự - Chủ nhiệm Việt Minh làng Kim
Long (nay là làng Tân Lập) là nơi đã từng gắn liền với quá trình hoạt động
cách mạng của Bác Hồ khi Người từ Pắc Bó, Cao Bằng về Tân Trào. Ngôi
nhà không chỉ là một di tích lịch sử cách mạng mà còn có giá trị kiến trúc nhà
sàn truyền thống tiêu biểu của dân tộc Tày ở Tân Trào, huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang.
KDT Nhà ở và Hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng ở thôn Chi
Liền (nay là thôn Đồng Ma), xã Trung Yên, huyện Sơn Dương. Đây là nơi
đồng chí Tôn Đức Thắng - Quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch
Mặt trận Liên Việt sinh hoạt và làm việc từ cuối năm 1952 đến năm 1954.

16


KDT Kim Quan (Yên Sơn) là trụ sở của Trung ương Đảng, Chính phủ.
Ở đây, có hội trường, nhà đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, nhà đồng chí
Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và các bộ phận của Văn phòng Trung ương

như: điện đài, văn thư, thư viện, bộ đội bảo vệ. Kim Quan còn là nơi Bác Hồ,
Trung ương Đảng, Chính phủ tiếp khách quốc tế.
Nha Công an Trung ương thuộc xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương. Từ
tháng 4 năm 1947 đến tháng 9 năm 1950, nơi đây là trụ sở của Nha Công an
Trung ương và các đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Bác Hồ, Trung ương
Đảng, Chính phủ, diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngoài ra, KDT Tân Trào còn có những di tích có giá trị lịch sử khác
như: Bản Khuổi Kịch, đình Thanh La, Vực Thia, làng Tân Lập, lán Cảnh Vệ Điện Đài, lán Đồng Minh, sân bay Lũng Cò, đèo Chắn, Đồng Man - Lũng
Tẩu, Khấu Lẩu - Vực Hồ, hang Thia, là cơ quan của các Bộ, Ban, Ngành
Trung ương…
KDT Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (từ ngày 11 đến
19/2/1951) nằm trên đồi Nà Loáng, thôn Phú An (nay là thôn Bó Củng) xã
Kim Bình, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
KDT lịch sử Làng Ngòi - Đá Bàn: Nơi đây, từ cuối năm 1950 đến cuối
năm 1951 Hoàng Thân Suphanuvông - Thủ tướng chính phủ Lào, Chủ tịch
Mặt trận Lào tự do (Neo Lào Ítxala) và các đồng chí cán bộ cách mạng Lào
đã ở và làm việc.
Các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến ấy gắn với những sự kiện
quan trọng của lịch sử dân tộc, chứa đựng các giá trị về truyền thống yêu
nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cùng các giá trị về nghệ thuật chỉ đạo
quân sự tài tình của Đảng, Bác Hồ. Các di tích cũng đã trở thành những di sản

17


văn hóa vô cùng quý giá không chỉ đối với đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên
Quang mà còn đối với nhân dân cả nước.
1.2. Thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách
mạng ở Tuyên Quang trước năm 1996

Từ khi tái lập tỉnh (năm 1991) đến năm 1996, dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Tuyên Quang, hoạt
động văn hóa thông tin được triển khai đồng loạt và đều khắp trên các lĩnh
vực: văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, phát hành sách, văn hóa
phẩm, thư viện, điện ảnh, bảo tồn - bảo tàng... bước đầu đã thu được những
kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào việc ổn định chính trị, phát triển
kinh tế, văn hóa xã hội và chăm lo đời sống tinh thần của nhân dân khắp nơi
trong tỉnh.
Đảng bộ và nhân dân Tuyên Quang nhận thức được tầm quan trọng của
các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến trên địa bàn tỉnh và đã có những
chủ trương, chính sách bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích ấy
phục vụ cho phát triển mọi mặt đời sống người dân. Một số di tích được trùng
tu, tôn tạo, chống xuống cấp hiệu quả. Hoạt động bảo tồn - bảo tàng cũng đạt
được nhiều kết quả đáng khích lệ với nhiều hiện vật đủ các chủng loại, trong
đó có những hiện vật quý hiếm. Đây cũng chính là những điểm thu hút đông
đảo khách tham quan đến từ mọi miền của đất nước và cả khách quốc tế, đặc
biệt là các di tích: KDT lịch sử cách mạng Tân Trào, ATK (Kim Quan), Kim
Bình, Làng Ngòi - Đá Bàn…
Tuy nhiên, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy một số công trình thuộc
KDT lịch sử cách mạng Tân Trào, Kim Quan, Kim Bình… còn nhiều khó
khăn. Do yêu cầu và điều kiện của cuộc kháng chiến, các di tích lịch sử cách
mạng đều được làm bằng vật liệu tự nhiên của địa phương như: gỗ, tre, nứa,
lá… lại ẩn mình trong rừng núi, quanh năm ẩm ướt, mối mọt nhiều nên độ

18


bền không cao, sự xuống cấp của các di tích rất nhanh. Kháng chiến chống
thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, đất nước ta bước vào cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ. Các di tích đã trải qua một thời gian dài bị lãng quên.

Dưới tác động của tự nhiên và con người, phần lớn các di tích bị hư hại, chỉ
còn lại địa điểm. Hiện vật liên quan đến di tích đã mất hoặc thất lạc, tài liệu
ghi chép sự kiện gắn với di tích còn nhưng không nhiều. Các nhân chứng lịch
sử tuổi đã cao, thời gian xảy ra sự kiện đã lâu nên lời kể cũng không đảm bảo
tính chính xác. Những yếu tố này đã làm cho công tác sưu tầm tư liệu, chứng
cứ lịch sử, phục dựng di tích gặp nhiều khó khăn.
Các tư liệu, hiện vật có liên quan đến các di tích hiện chưa được sưu
tầm, điều tra đầy đủ. Nhiều tư liệu hiện vật hiện đang lưu trữ tại Bảo tàng
Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh… Trong đó phải kể đến một
phần các tư liệu quý hiện do cá nhân lưu giữ. Việc tiếp tục khảo cứu bổ sung
các tư liệu lịch sử cũng như các tư liệu, hiện vật liên quan đến các di tích lịch
sử cách mạng tỉnh Tuyên Quang là rất quan trọng, từ đó xây dựng một phần
mềm thích hợp phục vụ công tác quản lý di tích, nghiên cứu cũng như giới
thiệu, thông tin cho khách tham quan một cách khoa học, đầy đủ nhất về các
di tích lịch sử cách mạng tỉnh Tuyên Quang.
Những di tích nằm ở xa khu vực trung tâm việc quản lý, bảo vệ di tích
còn yếu, trong khi đó cơ sở vật chất ở đây thiếu thốn, khó có điều kiện để
hoàn thành tốt việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Nhiều di tích
gần như hoang vắng, cây cỏ phủ kín cả lối vào di tích, thiếu sự chăm sóc,
quản lý thường xuyên, việc xâm hại đến di tích là không tránh khỏi. Nhân lực
mỏng, địa bàn quản lý rộng, di tích dàn trải, giao thông không thuận tiện là
những khó khăn rất lớn.
Việc khai thác, phát huy giá trị di tích tại các khu vực chưa đồng đều.
Hiện tượng khách tham quan tập trung phần lớn vào khu vực trung tâm của

19


KDT Tân Trào - Sơn Dương, còn di tích ở khu vực Kim Bình - Chiêm Hóa và
các khu vực khác ít hơn nhiều. Nguyên nhân chủ yếu do những di tích này ở

xa khu vực trung tâm, giao thông chưa thuận tiện, thiếu sức hút đối với khách
du lịch. Bên cạnh đó, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các KDT để tạo thành
các tuyến tham quan liên hoàn trong các tour du lịch.
Toàn bộ cảnh quan môi trường của các KDT lịch sử cách mạng hầu hết
được bảo tồn khá trọn vẹn. Các KDT chính đều đã được cắm mốc, khoanh
vùng bảo vệ, các khu dân cư nằm sát di tích đã được di dời khỏi vành đai bảo
vệ. Tuy nhiên trong thập kỷ 60, 70 của thế kỷ XX, do chưa ý thức được hết
công tác bảo tồn di tích nên một số KDT quan trọng đã bị xâm hại như:
đường giao thông phục vụ lâm nghiệp mở xuyên qua nền di tích Hội trường
Đại hội II (Chiêm Hóa), khu đập ngăn nước tại hồ Nà Lừa. Bên cạnh đó do
điều kiện lũ lụt, cảnh quan một số di tích quan trọng đã bị biến đổi nguy hiểm,
đặc biệt là các di tích nằm ven sông Phó Đáy.
Việc bảo vệ môi trường của các KDT cũng là một vấn đề cần quan tâm.
Môi trường của những di tích ở khu vực trung tâm được bảo vệ khá tốt, ngược
lại những di tích ở xa vẫn còn hiện tượng xả rác bừa bãi, thiếu hệ thống thu
gom rác thải và các thùng rác công cộng, các công trình vệ sinh công cộng
còn thiếu thốn nhiều hoặc có nhưng không sử dụng được.
Từ thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách
mạng, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đề ra chủ trương, chính sách, kế hoạch đổi
mới, phát triển trên mọi phương diện nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của người dân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, từng bước đưa
kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang phát triển mà vẫn giữ được những nét
truyền thống của quê hương cách mạng, xứng đáng là địa chỉ đỏ trong giáo
dục truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và
mai sau.

20


1.3. Sự lãnh đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách

mạng của Đảng bộ Tuyên Quang từ năm 1996 đến năm 2001
1.3.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn xác định vai trò, vị trí và giá trị
của các di sản văn hóa trong đời sống xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII (1996) đã khẳng định:
“Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di
sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn
hóa, danh lam thắng cảnh của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và
mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc
văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp
và lòng tự hào dân tộc.” [27, tr. 111]
Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
(tháng 7 năm 1998), lần đầu tiên Đảng ra nghị quyết riêng về Xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết
Trung ương 5 (khoá VIII) đã thể hiện sự phát triển cả nhận thức và tư duy lý
luận về văn hóa, lãnh đạo văn hoá của Đảng. Đó cũng chính là kết tinh của sự
kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa, về xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, về phương pháp lãnh đạo
văn hóa, quản lý văn hóa; là sản phẩm từ tổng kết lý luận và thực tiễn trong
quá trình hơn 70 năm lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo văn hóa của Đảng.
Nghị quyết đã xác định: “Di sản vǎn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng
đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị
mới và giao lưu vǎn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những
giá trị vǎn hóa truyền thống (bác học và dân gian), vǎn hóa cách mạng, bao
gồm cả vǎn hóa vật thể và phi vật thể.” [28, tr. 63]

21


Chiến khu Việt Bắc là một quần thể di tích cực kỳ quan trọng gắn liền

với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và kháng chiến chống thực dân
Pháp của dân tộc ta, trong đó ATK Tuyên Quang là căn cứ địa tuyệt mật của
Chiến khu Việt Bắc (cả thời kỳ tiền khởi nghĩa và kháng chiến chống thực
dân Pháp), nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, cùng các cơ quan đầu não của
Chính phủ kháng chiến đã đóng quân và chỉ đạo cuộc cách mạng của dân tộc
ta giai đoạn 1941 - 1954. Ngày 25/10/1999, Thủ tướng Chính phủ đã Phê
duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo và phát huy
khu di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến “Chiến khu Việt Bắc” - Quyết
định số 984/1999/QĐ-TTg. Phạm vi triển khai đề án trên địa bàn 6 tỉnh: Cao
Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Hà Giang. Với
mục tiêu: Phục hồi, bảo tồn, tôn tạo để gìn giữ lâu dài các di tích lịch sử cách
mạng và kháng chiến đã được xếp hạng tại “Chiến khu Việt Bắc”; Phát huy
giá trị văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần trong việc giáo dục truyền thống
đấu tranh giữ nước và giữ gìn bản sắc cao quý của dân tộc; gắn việc phục hồi,
bảo tồn, tôn tạo di tích với xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân
dân, cảnh quan môi trường và các hoạt động văn hoá du lịch.
Nhận thức quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa nói
chung, di sản văn hóa nói riêng, Đảng bộ Tuyên Quang luôn quan tâm bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Tuyên Quang lần thứ XII được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/5/1996 tại thị xã
Tuyên Quang. Đánh giá một cách khách quan những thuận lợi, khó khăn của
một tỉnh miền núi, Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 1996 - 2000 là: Phát huy mạnh mẽ mọi tiềm năng thế
mạnh và các nguồn lực của tỉnh; tập trung phát triển mạnh kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp - dịch vụ - du lịch theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện công bằng xã hội, chăm lo tốt hơn

22



các vấn đề văn hóa - xã hội; không ngừng giữ vững ổn định chính trị, bảo
đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh công cuộc đổi mới
một cách toàn diện và đồng bộ.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XII cũng xác định mục tiêu
cụ thể phát triển sự nghiệp văn hoá:
“Tập trung mục tiêu nâng cao một bước mức hưởng thụ văn hoá của
nhân dân ở khắp các vùng trong tỉnh bằng các biện pháp tiếp tục đưa các hoạt
động văn hoá, thông tin về cơ sở nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Phát
triển mạnh phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng đi đôi với việc củng cố,
xây dựng các tổ, đội thông tin lưu động…
…Tăng cường công tác sưu tầm, khai thác, bảo tồn và phát triển bản
sắc văn hoá tiên tiến của các dân tộc trong tỉnh. Tiếp tục quy hoạch, tôn tạo
các di tích lịch sử cách mạng Tân Trào, ATK (Kim Quan), Kim Bình và các
di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục ý thức hướng về cội nguồn, lòng tự hào về truyền thống cách
mạng cho nhân dân các dân tộc.” [21, tr. 60-61]
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 12/9/1998, Hội nghị lần thứ mười Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XII đã thông qua Nghị quyết số 19-NQ/TU.
Nghị quyết đánh giá thực trạng văn hoá trên địa bàn tỉnh những năm đổi
mới, khẳng định những thành tựu đạt được và chỉ rõ những yếu kém, tồn tại,
đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh xây dựng và phát
triển văn hoá:
1. Xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh
trong xã hội, trước hết trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần
chúng và trong từng gia đình;

23



×