Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Giá trị kiến trúc – nghệ thuật và lễ hội miếu mạch lũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.68 KB, 52 trang )

1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu:.................................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................5
6. Bố cục bài tiểu luận....................................................................................5
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI
CỦA DI TÍCH MIẾU MẠCH LŨNG...........................................................6
1.1. Vài nét về địa danh và cư dân nơi di tích tồn tại.....................................6
1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................6
1.1.2 Đời sống kinh tế, văn hóa..................................................................9
1.2 Qúa trình hình thành và tồn tại của di tích Miếu Mạch Lũng................11
1.2.1. Vị thần được thờ.............................................................................11
1.2.2. Miếu Mạch Lũng qua các thời kỳ lịch sử.......................................13
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI
MIẾU MẠCH LŨNG....................................................................................16
2.1. Giá trị kiến trúc - nghệ thuật Miếu Mạch Lũng....................................16
2.1.1. Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng....................................16
2.1.2. Các đơn nguyên kiến trúc...............................................................18
2.1.3. Hệ thống di vật ở Miếu Mạch Lũng................................................27
2.2. Lễ hội Miếu Mạch lũng.........................................................................33
2.2.1. Thời gian diễn ra Lễ hội..................................................................33
2.2.2.Diễn trình Lễ hội..............................................................................34


2



2.2.3. Giá trị văn hóa của Lễ hội...............................................................38
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA DI
TÍCH MIẾU MẠCH LŨNG.........................................................................40
3.1. Thực trạng di tích Miếu Mạch Lũng.....................................................40
3.1.1. Thực trạng kiến trúc.......................................................................40
3.1.2. Thực trạng di vật.............................................................................41
3.1.3. Thực trạng lễ hội.............................................................................41
3.1.4. Ý thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn di tích.................42
3.2. Bảo vệ, tơn tạo di tích...........................................................................43
3.2.1. Bảo vệ di tích..................................................................................43
3.2.2. Tơn tạo di tích.................................................................................45
3.3. Khai thác và phát huy giá trị di tích......................................................47
3.3.1. Tổ chức tham quan tại di tích..........................................................47
3.3.2. Giới thiệu về di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng.......48
3.3.3. Viết sách, tờ gấp giới thiệu về di tích.............................................48
KẾT LUẬN....................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................51


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc ta với gần 4000 nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Vậy
với thời gian khá dài đó, cha ơng ta từ khởi tổ các vua Hùng dựng nước cho
tới nay, họ đã sống và sáng tạo ra biết bao cơng trình vĩ đại cho hậu thế. Đó
chính là những tài sản vô giá của tổ tiên để lại cho con cháu muôn đời mà thế
hệ chúng ta hôm nay, phải biết và khơng được phép lãng qn.
Tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa là tìm hiểu về cội nguồn dân tộc. Từ

đókế thừa và phát huy, góp phần tơ đẹp thêm truyền thống văn hố Việt. Những
di tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu,
phân tích từng lớp văn hố chứa đựng trong nó để góp phần hiểu sâu hơn về
nguồn cội để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hố, truyền thống đạo đức, góp
phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sống và tồn tại với biết bao thăng trầm của lịch sử, văn hóa, xã hội nhiều
di tích lịch sử – văn hố có giá trị bị huỷ hoại dưới bàn tay vơ tình hay hữu ý của
con người, thêm vào đó là sự khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và
hậu quả của chiến tranh đã tàn phá nặng nề khiến cho nhiều di tích lịch sử – văn
hố trong cả nước cũng như ở Hà Nội bị thu hẹp, đổ nát và xuống cấp nghiêm
trọng hoặc bị phủ một lớp rêu phong vì sự lãng quên của con người
Thấy được giá trị vật chất, giá trị tinh thần và kiến trúc nghệ thuật hội
tụ trong bản thân di tích. Từ đó giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau phải
biết gìn giữ, nâng niu, trân trọng đồng thời thể hiện truyền thống yêu nước tự
hào dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc mình – q hương mình.
Miếu Mạch Lũng là một di tích cịn mới mẻ, chưa được nghiên cứu sâu,
tiếp cận một cách có hệ thống. Với việc tìm hiểu, nghiên cứu này sẽ góp phần
làm tư liệu cho các cơng trình nghiên cứu về sau.


4

Góp phần vào phát triển năm du lịch quốc gia đồng bằng châu thổ sơng
Hồng 2013. Từ đó quảng bá các di tích lich sử văn hóa ở Đơng Anh – Hà Nội
với khách du lich để họ hiểu hơn về con người cũng như mảnh đất truyền
thống, anh hùng này.
Tìm hiểu di tích để thấy được hiện trạng thực tế của nó từ đó đưa ra
những biện pháp để bảo tồn tu bổ, tơn tạo cho di tích khi cần thiết. Khai thác
và phát huy những giá trị tiêu biểu của di tích.
Đồng thời cá nhân có sự quan tâm, hứng thú với vấn đề nghiên cứu di

tích vận dụng kiến thức chuyên ngành đã tích lũy được vào thực tiễn, tập
dượt khả năng nghiên cứu, viết bài.
Chính vì những lý do trên, tôi đã quyết định chọn di tích Miếu Mạch
Lũng làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu vùng đất, con người nơi di tích Miếu Mạch Lũng tồn tại, làm
cơ sở cho việc nghiên cứu di tích.
Tìm hiểu q trình hình thành, tồn tại của di tích Miếu Mạch Lũng từ
khi khởi dựng cho đến nay.
Nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của di tích Miếu
Mạch Lũng(lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, lễ hội,…)
Nghiên cứu thực trạng tồn tại của di tích Miếu Mạch Lũng hiện nay.
Đề xuất các phương án khả thi để bảo tồn, phát huy giá trị vốn có của
di tích Miếu Mạch Lũng trong bối cảnh hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là Miếu Mạch Lũng (thôn Mạch
Lũng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).
4. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Nghiên cứu di tích Miếu Mạch Lũng gắn liến với q
trình hình thành, tồn tại của di tích từ khi khởi dựng đến nay.


5

Về khơng gian: Nghiên cứu di tích Miếu Mạch Lũng trong khơng gian
lịch sử - văn hóa của vùng đất nơi di tích tồn tại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp liên ngành: Bảo tàng học, Bảo tồn dích lịch sử - văn hóa,
khoa học Lịch sử, Khảo cổ học, Dân tộc học, Xã hội học, Mỹ thuật học, Văn
hóa dân gian,…

Khảo sát thực tế, điền dã.
Các phương pháp khác: Thống kê, so sánh, phân tích, nghiên cứu tài
liệu,…
6. Bố cục bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục bài
tiểu luận gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Lịch sử hình thành và q trình tồn tại của di tích Miếu
Mạch Lũng.
Chương 2: Giá trị kiến trúc – nghệ thuật và lễ hội Miếu Mạch
Lũng.
Chương 3: Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của di tích Miếu
Mạch Lũng.


6

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN
TẠI CỦA DI TÍCH MIẾU MẠCH LŨNG
1.1. Vài nét về địa danh và cư dân nơi di tích tồn tại
1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.1.1 Vị trí địa lý Hà Nội
Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ
sơng Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến
106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía
Bắc, Hà Nam, Hịa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n phía
Đơng, Hịa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải
Phịng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008,
thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng
tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây

sang Đơng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ
phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở
hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần
diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ
Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim
(462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có
một số gị đồi thấp, như gị Đống Đa, núi Nùng.
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu
cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mưa về đầu
mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt
đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có
nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá


7

lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà
Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ
tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ
tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C.
Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu
trời thường xuyên bị che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày
chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng
4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu
và đông.
Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt
Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cịn được xếp vào đơ thị loại đặc
biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng
số lao động trên 90%, quy mô dân số trên 5 triệu, mật độ dân số bình quân từ

15.000 người/km² trở lên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh.
Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, Hà Nội hiện
có 29 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã – và
577 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn.
1.1.1.2 Vị trí địa lý xã Đại Mạch
Ở phía Tây huyện Đơng Anh có một vùng đất xanh mướt ngơ dâu, bên
con sông Hồng quanh năm nước đỏ phù sa cuộn chảy. Mảnh đất có địa giới
giáp ranh của ba tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc. Mạch Lũng cịn có tên xưa
là làng Súng, nay thuộc xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội. Đứng trên cầu
Thăng Long nhìn xuống vùng làng, nhìn thấy con đê sơng Hồng như một dài
lụa mơ màng uốn lượn trong gió trời. Từ thuổ vua Hùng, khi cha ơng đi mở
đất thì những bãibờ ven sông cư dân tụ hội, lập lên những làng chài lưới,
trồng ngô khoai và lúa, để bảo vệ họ sinh tồn và chống giặc ngoại xâm. Trang


8

Mạch Lũng có tự ngàn xưa, trải thời gian gió mưa biến đổi, những tên đất tên
làng đều gắn lịch sử chống giặc ngoại xâm và những câu chuyện dân giân
huyền thoại.
Xã Đại Mạch gồm có 3 thơn: Đại Đồng, Mạch Lũng (cả Lũng Đồng) và
Mai Châu, diện tích tự nhiên 915 ha, 7.366 nhân khẩu toàn là dân tộc Kinh, có
xóm nam thơn Mai Châu, nhân dân theo đạo Gia Tô, 115 nhân khẩu (theo số
liệu 1993) xã Đại Mạch thuộc huyện Đông Anh trước thuộc tỉnh Phúc Yên.
Năm 1950 tỉnh Phúc Yên hợp với tỉnh Vĩnh Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc. Năm
1961 huyện Đông Anh thuộc thành phố Hà Nội.
Xã Đại Mạch ở phía Tây Bắc Hà Nội, cách độ 15 km, Bắc giáp xã Tiền
Phong, Tây giáp xã Hiệp Lực huyện Mê Linh. Đông giáp xã Kim Chung cùng
huyện, Nam giáp sơng Hồng. Phía Tây Nam xã có sơng Hồng, đê sơng Hồng
chạy dọc theo xã. Phía Đơng Bắc có quốc lộ số 32, thuận tiện cho việc đi lại

và vận chuyển trên đất xuống dưới sông.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Đại Mạch ngày nay gồm có 4
xã cũ là: Đại Đồng, Mạch Lũng, Lũng Đông và Mai Châu thuộc tổng Sáp Mai
huyện Đông Anh tỉnh Phúc Yên. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành
cơng, năm 1946 theo chủ trương của chính phủ cách mạng lâm thời hợp nhất
một số xã cũ thành xã mới: Đại Đồng; Mạch Lũng; Lũng Đông thành xã Đại
Mạch; Mai Châu, Sáp Mai, Đại Độ, Võng La thành xã Tứ Dân. Khi xã cũ hợp
thành xã mới, xã cũ gọi là khu.
Năm 1949 giặc Pháp uy hiếp gay gắt, để chính quyền Xã chỉ đạo cơng
tác được tập trung và kịp thời Chính Phủ lại quyết hợp nhất 2 xã Tư Dân và
Đại Mạch thành xã Dân Chủ, các khu đổi là thôn.
Năm 1955 sau cải cách ruộng đất xã Dân Chủ lại chia làm 2 xã: Xã
Dân Chủ gồm các thôn: Đại Đồng, Mạch Lũng (gồm cả Lũng Đông) và Mai
Châu, các xã Việt Thắng gồm các thôn: Sáp Mai, Đại Độ và Võng La. Năm


9

1965 xã Dân Chủ đổi tên thành xã Võng La cho đến ngày nay (cuối năm
1975).
1.1.2 Đời sống kinh tế, văn hóa.
1.1.2.1 Kinh Tế
Năm 2012, là năm nền kinh tế chung của cả nước có nhiều biến động
phức tạp, dịch vụ thương mại sụt giảm hẳn, lãi suất tín dụng tăng cao, doanh
nghiệp và người sản xuất khó tiếp cận được vốn gây ảnh hưởng lớn đến công
tác chỉ đạo sản xuất, giá cả các mặt hàng nông sản, sản phẩm từ chăn nuôi đều
sụt giảm, ế đọng, người dân thiếu vốn để duy trì sản xuất, nhiều doanh nghiệp
và kinh tế hộ gia đình bị phá sản, thu nhập của người dân giảm sút rõ rệt. Tuy
nhiên, với nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy – HĐND – UBND kinh tế xã hội của Đại Mạch đã đạt được một số kết quả:
Về kinh tế: Sản xuất nông nghiệp: Thực hiện nghị quyết của HĐND tại

kỳ họp thứ III, IV về tiếp thu giống mới, giống có năng suất chất lượng cao,
áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất năng suất, sản lượng cây trồng trong
năm 2012 đã đạt được kết quả đáng mừng. Tổng diện tích gieo trồng 2 vụ là
686 ha, trong đó diện tích lúa là 451 ha. Năng suất của cả năm ước đạt 50,3
tạ/ha, sản lượng đạt 2.270 ha. Sản lượng thực quy thóc ước đạt 5.070 tấn,
vượt chỉ tiêu hơn 2000 tấn so với kế hoạch. Mơ hình trồng chuối tiêu hồng
khu vực soi bãi đang cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản lượng ước đạt
14,175 tỷ đồng. Tổng giá trị trong ngành trồng trọt ước đạt 125,715 tỷ đồng.
Chăn ni: Duy trì diện tích ni trồng thủy sản là 56 ha. Sẩn lượng nuôi
trồng thủy sản trong năm ước đạt 86 tấn, giá trị sản lượng đạt 34,4 tỷ đồng.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm tiếp tục được duy trì và phát triển:
Tổng đàn lợn có 3.280 con, trong đó có 2.300 con lợn thương phẩm,
sản lượng đạt 644 tấn; Tổng đàn, bị có 127 con, trong đó 21 con bị sữa
cái.Giá trị sản lượng chăn nuôi gia súc đạt 38,43 tỷ đồng.


10

Tổng đàn vịt có 16.000 con, vịt sinh sản là 12.00 con, sản lượng trứng
đạt 3,456 triệu quả; Tổng đàn gà có 113.000 con, gà sinh sản trên 70.000 con;
sản lượng trứng đạt 10,71 triệu quả, sản lượng gà thịt thương phẩm đạt 602
tấn. Tổng đàn chim cút có 1,286 triệu con, sản lượng trứng đạt 277,8 triệu
quả. Giá trị sản lượng chăn nuôi gia cầm đạt 176,92 tỷ đồng.
Tổng giá trị sản xuất trong chăn nuôi ước đạt 249,75 tỷ đồng. Tuy
nhiên hiệu quả sản xuất trong ngành chăn nuôi không cao do giá cả nguyên
liệu đầu vào tăng cao trong khi giá cả từ chăn nuôi lại thấp. Để duy trì được
đàn gia cầm như hiện nay là sự cố gắng không không nhỏ của các hộ nông
dân, các chủ trang trại và việc hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ ngân hang chính sách
xã hội thơng qua các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội xã.
Thương mại, dịch vụ công nghiệp ngày một tăng. Tổng doanh thu toàn

xã hội của xã Đại Mạch ước đạt 977,27 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu
người ước đạt 2,1 triệu/người/ tháng, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch.
1.1.2.2 Văn hóa
Trong những năm qua hệ thống truyền thanh được quan tâm tu sửa, kịp
thời tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà
nước tới nhân dân, đặc biệt là chủ trương về xây dựng nông thôn mới , tạo
nên sự đồng thuận giữa Đảng, chính quyền với nhân dân ra sức thi đua lao
động, sản xuất, các trương trình phát động được nhân dân hưởng ứng.
Các hoạt động biểu diễn văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi
nổi mừng Đảng mừng xuân, ngày lễ và các sự kiện trên địa bàn. Tổ chức treo
105 băng zôn, khẩu hiệu tường các loại, treo tờ tổ quốc tại các trục đường lớn,
treo 90 lượt cờ đuôi nheo, cờ chuối chào mừng các sự kiện chính trị của đất
của địa phương và trong các dịp lễ, tết trong năm.
Đánh giá chung: Năm qua xã đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát
triển kinh tế xã hội, chính trị ổn định, cở sở hạ tầng được xây dựng khang


11

trang, bộ mặt nông thôn tiếp tục được đổi mới, an ninh chính trị được giữ
vững, chính sách xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân ngày một được
nâng lên.
1.2 Qúa trình hình thành và tồn tại của di tích Miếu Mạch Lũng
1.2.1. Vị thần được thờ
Sinh thời, Hồ chủ tịch đã nói: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước”.
Lịng u nước nồng nàn đó giờ đây được kết thành truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, truyền thống – đạo đức:
“Uống nước nhớ nguồn”
Như vậy, bất cứ ai là người con đất Việt đều phải tưởng nhớ và biết ơn
đến công lao của những anh hùng hào kiệt trong sự nghiệp dựng nước và giữ

nước của dân tộc.
Miếu Mạch Lũng (trước cịn có tên là Lũng Trang) tọa lạc trên gị đất
cao rộng trên 30.000m2 thuộc thơn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, huyện Đông
Anh, Hà Nội.
Miếu thờ Ba Đức Đại vương thời vua Hùng đời thứ 18: Minh lão Hùng
Đại Vương, Minh lão Hùng Đoạn Đại vương và Minh lão Hùng Nghi Đại
vương.Theo thần phả (do quan Đơng Các Đại học Sĩ Nguyễn Bính soạn từ
năm 1572, thời vua Lê Anh Tông) lưu ở miếu Mạch Lũng cho biết: Nước Văn
Lang có người em kế nhà vua tên là Hùng Trang, lúc đó là Trưởng quan đạo
Hải Dương lấy con gái Trưởng quan hộ chủ Cửu Chân là là Xoa Nương.
Hai vợ chồng rất mực thương yêu nhau nhưng lạ thay về nhà chồng đã
tám, chín năm nhưng vẫn chưa có con nối dõi, lúc đấy ơng đã 42 tuổi, bà lo
lắng khuyên chồng nên lấy tì thiếp để có con nối dõi, nhưng ơng một lịng
chung thủy chọn vẹn. Từ đó, Xoa Nương ngày đêm thắp nhang cầu nguyệt
trời đất, làm nhiều điều thiện, ba, bốn năm ròng rã. Thế rồi vào một đêm nọ,
Xoa Nương nằm mộng thấy có ba con rồng từ ngồi vào. Trong mơ màng hư


12

thực, thấy ba con rồng vàng hóa thành ba người con, Người anh xưng là
chàng Cả, Em xưng chàng Hai, Em út xưng là chàng Ba, tất cả đều ở Thủy
cung tình nguyện xin đầu thai làm con.Bà tỉnh dậy trong mùi hương bay sức
nực, liền vui mừng khôn xiết vội làm lễ tạ. Thế rồi từ đấy bà có thai.
Ngày 14/8 năm Nhâm Tý, bà sinh được một bọc, nở ra được ba người
con trai đều có thiên tư xuất chúng lạ thường.
Lớn lên, cả ba anh em đều thông minh, học vài năm mà thiên kinh vạn
quyển đều đã tinh thông, trên tường thiên văn, dưới thông địa lí, khơng việc gì
khơng biết, khơng vật gì khơng hay. Lại có phong tư đĩnh độ, tướng mạo phi
thường.

Rồi một năm mất mùa, hạn hán, nhà vua liền giao cho 3 anh em kho
thóc đi phát chẩn cứu đói. Ba ngài vâng lệnh vua lên thuyền rong ruổi. Khi
đến địa đầu huyện Chu Diên, phủ Tam Đới (nay là bến Lộc Trì) nghỉ lại. Lạ
thay, đêm hơm đấy người dân trong Mạch Lũng đều mơ thấy có ba vị linh
thần áo xanh cờ vàng đến phán rằng “ ngày mai có ba vị thần long hầu đi qua
địa phận sơng của làng, đấy chính là ba vị phúc thần”. Sáng hơm sau dân làng
tỉnh mộng, ai cũng nói về giắc mơ kỳ lạ, liền kéo ra bờ sông bày hương án.
Đến giờ thân thì quả nhiên thấy ba vị long thần, dân làng mừng vui khôn xiết,
lạy tạ kể về giấc mơ và xin được tôn làm phúc thần. Thấy dân thơn có lịng
thành kính, ba ngài liền reo thuyền lên trang Mạch Lũng lập cung thất. Lúc
bấy giờ vào mùa hạ mưa nhiều, nước lớn, bãi bờ ngập lụt không gieo trồng
được. Thương dân ba ngài liền lập đàn tràng tế tam phủ rồi viết long điệp gieo
xuống thủy cung. Lạ thay nước bỗng rút thời tiết thuận hòa, mùa màng tươi
tốt, nhân dân no ấm. Tiếng lành đồn xa, đến tai nhà vua, triều đình bèn ban
chiếu cho vời về kinh để phong tước. Nhân dân làng trang Mạch Lũng dâng
bửu xin vua cho ba ngài ở lưu lại. Nhà vua chấp thuận , ba ngài liền xây cung
thất ở Mạch Lũng và lập thêm cung đón mẹ về. Ngồi việc binh nghiệp ba vị
tướng cịn cùng mẹ giúp đỡ nhân dân ấp Lũng Trang cày bừa, trồng lúa nước,


13

trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt vải, chăn nuôi, làm nhà và chế tác đồ gốm sứ.
Từ đó dân làng trong vùng luôn được no ấm, yên vui. Thế rồi ít lâu sau, giặc
dã nổi lên, nhà vua liền triệu ba ngài cùng Tản Viên sơn thánh đi đánh giặc.
Ba ngài được thống lĩnh thủy quân, đi đến đâu quân giặc đều khiếp vía. Thắng
trận trở về, Ba ngài liền bái tạ nhà vua rồi cởi hết cân đai. Thì lạ thay trời đất
bỗng tối sầm, gió mưa vân vũ, ba ngài liền biến thành giao long xuống sông
về thủy cung. Hôm ấy là ngày 13/7. Nhà vua vô cùng thương tiếc liền ban sắc
phong thượng đẳng thần, lệnh cho dân trong Mạch Lũng lập miếu thờ để đời

đời hương khói. Thánh mấu Xoa Nương cũng được phối thờ. Từ đó về sau,
miếu rất linh thiêng, các vị thường hiển linh giúp nước, giúp dân, cầu mưa,
cầu tạnh đều linh ứng cả. Các đế vương sau này đều có sắc phong thần ..
Ơng Vương Xn Viên, Trưởng thơn Mạch Lũng, đại diện cho Ban tổ
chức lễ hội cho biết: Hàng năm, người dân Mạch Lũng mở hội làng để tỏ lịng
tơn kính đối với tổ tiên sinh thành và biết ơn thế hệ đi trước, trong suốt 3 ngày
lễ hội, các đoàn đại diện cho các tổ đội sản xuất, nhóm đồng niên, đơng ngũ,
đồng mơn… và các gia đình lần lượt mang lễ lên miếu làm lễ dâng hương.
Những gia đình làm ăn khá giả có thể dâng đến 5 mâm lớn với thủ lợn, xôi,
gà, trầu cau, bánh cốm… Tất cả các việc đại sự trong các gia đình như hiếu,
hỉ, xây nhà…đều phải dừng lại để tập trung cho ngày Thánh.
Từ khi miếu Mạch Lũng được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia năm
1993, dân làng thường tổ chức lễ rước kiệu 5 năm một lần. Cùng với các nghi
lễ truyền thống như tế nam, tế nữ, tế cáo, rước kiệu, lễ hội làng Mạch Lũng
cịn có nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: chọi gà, cờ tướng, bịt mắt đập
niêu, hát quan họ… thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.
1.2.2. Miếu Mạch Lũng qua các thời kỳ lịch sử
Lịch sử có những lúc thăng - lúc trầm, lúc thịnh - lúc duy thoái. Nhưng
những di tich lịch sử văn hóa như di tích Miếu Mạch Lũng vẫn mãi là nguồn sử
liệu sống động nhất phản ánh chân thực về mảnh đất cũng như con người nơi đây.


14

Chính vì lễ đó mà khi đến các di tích lịch sử văn hóa mỗi chúng ta cảm
thấy mình như đang được sống trong bầu khơng khí của một thời đã qua.
Chính nơi đây cịn lưu giữ được các dấu vết từ thời xa xưa gần như nguyên
vẹn, trên tất cả các lĩnh vực như: Kinh tế, văn hóa, xã hội,…Bởi trong mỗi di
tích ln mang trong mình những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc của thời
đại và phản ánh tư tưởng của cộng đồng xã hội đương thời.

Theo như truyền thuyết và thần tích về các vị thần được thờ trong miếu
thì sau khi các ngài theo lệnh nhà vua đi dẹp giặc, giữ yên bờ cõi.Thắng trận
trở về, Ba ngài liền bái tạ nhà vua rồi cởi hết cân đai. Thì lạ thay trời đất bỗng
tối sầm, gió mưa vân vũ, ba ngài liền biến thành giao long xuống sông về thủy
cung. Hôm ấy là ngày 13/7. Nhà vua vô cùng thương tiếc liền ban sắc phong
thượng đẳng thần, lệnh cho dân trong Mạch Lũng lập miếu thờ để đời đời
hương khói. Thì có thể ngơi miếu thờ tam vị minh mỗ Đại vương đầu tiên
được xây dựng dưới thời vua Hùng đời thứ 18.Trải qua một tiến trình lịch sử
khá dài, thì đến nay vẫn chưa tìm thấy một nguồn tài liệu nào chứng minh cho
việc ngôi miếu được dựng từ thời Hùng vương đời thứ 18, đây cịn là dấu hỏi
cho lịch sử.
Theo thơng tin của cụ Lê Công Giáp, thủ từ miếu Mạch Lũng. Ngơi
miếu được tọa lạc ngồi đê, tương truyền được xây dựng từ thời nhà Lý và
được xây dựng quy mô vào thời Lê Trung Hưng. Mặt tiền hướng quay hướng
tây nam, có kiến trúc theo kiểu chữ đinh (J), ven bãi sơng Hồng, giữa một
khơng gian lộng gió.
Miếu Mạch Lũng đã được trông nom, bảo vệ cẩn thận và tu sửa nhiều lần
tuy nhiên những tài liệu về những lần tu sửa này vẫn cịn hạn chế về thơng tin.
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động như: con người, thiên nhiên,
khí hậu khắc nhiệt, bản thân các cấu khiện kiến trúc được làm bằng gỗ nên
trải qua thời gian chúng bị mối, mọt,...ngôi miếu đã bị xuống cấp nghiêm


15

trọng, do vậy dân làng họp bàn và được sự thơng qua của chính quyền địa
phương, các phịng, sở văn hóa, đã tiến hành bảo quản, tu bổ, tơn tạo cho di
tích.Trải qua những lần trùng tu nên có dáng dấp như ngày nay.
Với bao biến thiên của lịch sử, ngôi miếu vẫn phần nào giữ được nét
đẹp của di tích cổ. Trên kiến trúc cịn bảo lưu được những nét hoa văn của

nghệ thuật thế kỷ 17-18. Hiện miếu vẫn cịn lưu giữ được những di vật có giá
trị như cuốn thần phả chữ Hán và sắc phong thần, trong đó sắc sớm nhất có
niên hiệu Tự Đức 6 (1853), sắc muộn nhất có niên hiệu Khải Định 9 (1924)
và 3 bộ long ngai, bài vị thờ thần và những tác phẩm nghệ thuật TK19. Với
những giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, miếu Mạch Lũng được xếp hạng
di tích lịch sử quốc gia năm 1993.


16

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ
HỘI MIẾU MẠCH LŨNG
2.1. Giá trị kiến trúc - nghệ thuật Miếu Mạch Lũng
2.1.1. Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng
2.1.1.1. Cảnh quan mơi trường
Di tích lịch sử văn hóa miếu Mạch Lũng đồng thời cũng là một di tích
kiến trúc tín ngưỡng. Ngơi miếu có một hình khối kiến trúc với vẻ đẹp hài hòa
giữa các tỉ lệ chiều cao, chiều rộng kết hợp vẻ đẹp không gian tạo cho chốn
thờ thần một dáng vẻ huyền bí thơ mộng, ẩn chứa trong mình cả một hệ thống
văn hóa tâm linh.
Khi nghiên cứu khơng gian cảnh quan của một cơng trình kiến trúc hay
một di tích thì “ hướng” của nó là một điểm chúng ta cần quan tâm.
Dân gian có câu:
“Đau mắt là tại hương đình
Cả làng đau mắt chứ riêng mình em đâu”.
Câu ca dao đó cho ta thấy đối với di tích thì hướng mặt tiền của nó rất
quan trọng. Nếu hướng chọn khơng phù hợp có thể gây ốm đau bệnh tật cho
cả làng. Miếu Mạch Lũng quay về hướng tây nam, tuy chưa hẳn là hướng lý
tưởng theo quan niệm của người Việt. Nhưng đó cũng là hướng đẹp mang lại
nguồn gió lành cho di tích và làng xóm nơi đây.

Bên cạnh hướng của di tích thì vị trí, thế đất cũng vơ cùng quan trọng.
Đất dựng thường dựa theo luật “phong thủy”. Trong tín ngưỡng truyền thống
các di tích thường phải được xây dựng trên trán hoặc lưng của các con
vậtthiêng tiềm ẩn trong đất như: Long, Ly, Quy, Phượng. Nhưng trên thực tế
thì khơng phải di tích nào cũng thỏa mãn được các đặc điểm trên, ở đây miếu
Mạch Lũng là một ví dụ điển hình. Nó được xây dựng trên một khu đất cao,


17

rộng và bằng phẳng, có thể đây mới là một vị trí đẹp. Ngơi miếu được xây
dựng trên địa thế cao là biểu hiện của sự tôn trọng các vị thần được thờ trong
miếu, nó tránh được cái nhìn trực diện của khách qua đường vào chốn thiêng
liêng nơi các ngài đang ngự trị. Đồng thời với vị thế cao và bằng phẳng như
thế này các vị thánh có thể hướng tầm nhìn ra được bốn phương nơi chốn
mình cai quản, che chở cho dân làng trong vùng được yên ấm.
Phía trước miếu là con sơng Hồng đỏ màu phù sa cứ quanh năm không
ngừng chảy. Đối với đất nước ta xuất phát là nghề nơng trồng lúa nước thì
yếu tố “ nước ” là yếu tố được đặt lên hàng đầu như trong ca dao cha ông ta
đã đúc kết: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nếu như khơng có nước
thì khơng những con người mà cây cối khơng thể sinh sơi và phát triển được,
nó dần tàn úa và chết đi. Đối với cư dân nông nghiệp “ nước ” như vị thần
đem lại cho họ cuộc sống, một mùa màng bội thu.
Đối với di tích cũng như vậy, trước miếu là con sông Hồng chảy qua đã
đem lại nguồn sinh khí tốt lành cho nơi đây. Đó chính là thế đất “tụ linh, tụ
phúc” mang lại sự yên vui, lo đủ cho cả làng.
Bốn xung quanh miếu được trồng rất nhiệu loại cây khác nhau như vải,
nhãn, cau, trứng gà,…Nó vừa tạo khơng gian mát mẻ, thống đãng, vừa tăng
thêm sự cổ kính, thanh tịnh cho chốn thánh thần.
2.1.1.2. Bố cục mặt bằng

Các di tích lịch sử văn hóa của ta thường có bố cục mặt bằng như: hình
chữ đinh (J); hình chữ cơng (I); chữ nhất, nhị, tam; tiền chữ nhất hậu chữ
công hay nội công ngoại quốc. Vậy ở đây Miếu Mạch Lũng có bố cục mặt
bằng hình chữ đinh (J), gồm có: tòa tiền tế và tòa hậu cung. Các kiến trúc này
được liên kết gắn bó mật thiết với nhau bằng hệ thống tường bao khép kín.
Từ ngồi vào đến sân chính của miếu chúng ta đi qua nghi mơn, được
cấu tạo bởi bốn cột đồng trụ có bố cục đối xứng qua trục chính tâm của di
tích. Hai trụ cột biểu chính giữa cao hơn hai cột bên, trên đỉnh có đắp hình


18

bốn con phượng chụm đi vào nhau tạo thành hình quả dành dành, qua đó
chúng ta thấy được bàn tay khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân dân gian.
Bước qua một khoảng sân khá rộng, được lát gạch gốm Giếng đáy màu
đỏ tươi là bậc thềm với ba bậc là chúng ta tới tòa tiền tế. Với cấu trúc ba gian
hai rĩ theo kiểu truyền thống, mái nhà được lợp bằng ngói mũi hài đỏ, nóc tịa
tiền tế là hình ảnh lưỡng long chầu nhật và ở vị trí cao nhất của ngôi nhà tạo
cho ta cảm giác như hai con rồng đang bay lượn trên những đám mây trắng,
tranh nhau quả cầu lửa.
Hậu cung là tòa nhà nằm dọc, vng góc với tịa tiền tế và sâu về phía
sau như làm cho khơng gian của cả cơng trình được dài hơn, hun hút hơn. Nơi
ấy chính là vị trí tọa lạc của các vị thành hồng, trong đó có đặt ba bộ long
ngai, bài vị và một số đồ thờ tự khác.
Phía sau tịa hậu cung là vườn tược nơi trồng rất nhiều các loại cây
khác nhau, chúng đang mùa đâm chồi nảy nộc, chàn chề nhựa sống, các cành
cây đang đua nhau đón ánh mặt trời.
Đối xứng hai bên tịa nhà chính, nhưng ở phía trên là hai dãy nhà tả vu,
hữu vu. Hai tòa nhà này được xây dựng với chức năng tôn tạo cảnh quan cho
di tích, tạo sự hài hồ giữac ác đơn ngun kiến trúc, đồng thời nó được sử

dụng làm phịng tiếp khách khi họ đến viếng thăm cảnh thánh, phật.
Ngoài ra cịn có các đơn ngun khác như: dãy nhà bếp, nhà ở cho
người trơng nom di tích (đang trong q trình xây dựng) và khu vệ sinh. Tất
cả góp phần cho việc khai thác và phát huy giá trị của di tích. Đồng thời phục
vụ nhu cầu của du khách khi đến thăm quan trong dịp lễ hội.
2.1.2. Các đơn nguyên kiến trúc
Nghi môn
Đi khắp mọi miền của tổ quốc, đâu đâu ta cũng bắt gặp những cơng
trình, kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng. Trong các cơng trình đó thì nghi môn


19

(hay tam quan, cổng) khơng thể thiếu, chúng ngồi chức năng để đi lại thì
chức năng tâm linh đóng vai trò quan trọng, chúng là ranh giới giữa thần và
người, giữa cái thiêng liêng và cái trần tục.
Nghi môn miếu Mạch Lũng được xây theo kiểu “ tứ trụ nghi mơn ”, đối
xứng hài hịa với các đơn ngun kiến trúc khác của miếu, phù hợp với cảnh
quan nơi đây.
Đỉnh của hai trụ giữa được đắp nổi bốn con Phượng úp bụng vào nhau,
đi xịe ra, đầu quay bốn hướng – biểu hiện cho bốn phương của đất trời:
Đông, Tây, Nam, Bắc, đi xịe ra như hứng lấy nguồn sinh khí từ vũ trụ bao
la. Phần tiếp phía dưới là trang trí bốn con rồng với đầu hướng về bốn
phương, trang trí đèn lồng, các câu đối chữ hán ca ngợi về cảnh đẹp chốn di
tích. Phía trước của hai trụ giữa là hai bệ rồng đá, mồm ngặm ngọc, thân uốn
nhiều khúc và nhỏ dần về phía sau.
Hai trụ hai bên, đỉnh là hai con lân quay mặt vào nhau, mà dân gian tin
rằng lân có thể “kiểm sốt tâm hồn kẻ hành hương”. Phía dưới hai con lân là
kiến trúc đèn lồng, các câu đối và phía trước trụ là hai con nghê đá rất bệ vệ,
mặt sắc nét. Đó là những con vật thiêng, nó biểu tượng cho sức mạnh, hiện

thân để giúp đỡ con người việc trơng nom chốn cửa thánh trước các thế lực
xấu xa.
Tịa tiền tế (Đại bái):
Đại bái là tòa nhà nằm ngang, phía trước tịa hậu cung. Có kết cấu hình
chữ nhất, chiều dài khoảng 10m, rộng khoảng 5m với ba gian hai dĩ. Như vậy
là tương đối rộng rãi để thuận lợi cho việc tế lễ.
Trong lòng gian giữa đặt nhang án, bên trên có các đồ thờ tự như: bát
nhang, lư hương, chân nến, chân đèn, mâm bồng, lọ hoa,…Hai bên là đôi hạc
gỗ đứng trên lưng rùa được sơn vàng, rĩ bên trái có một bộ kiệu trong đặt bát
nhang và bằngxếp hạng cấp quốc gia của miếu Mạch Lũng do Bộ Văn hóa


20

thơng tin cơng nhận năm 1993. Hai gian cịn lại và dĩ bên phải để trống, tạo
khơng gian thống, rộng rãi cho tịa nhà.
Tồn bộ tịa đại bái có bốn bộ vì kèo, hai hàng chân cột. Các bộ vì được
làm theo kiểu “chồng rường, giá chiêng”. Trên mỗi con rường đều được các
họa sĩ trang trí đề tài thực vật như: hoa cúc, lá cây, cây dây leo; hình hình học:
hình vng, các đường thẳng, đường cong gấp khúc,…Trong đó họa tiết hoa
cúc chiếm số lượng khá đậm đặc, theo triết lý của nhà Phật, loài hoa này biểu
thị cho sự đạo mạo, là dấu hiệu “dương” biểu trưng của bầu trời. Giá chiêng
được được để mộc màu gỗ khơng trang trí bất cứ một họa tiết nào cả.Với kỹ
thuật chạm bong kênh, lối trang trí tiêu giản, ít họa tiết hơn so với các mảng
trang trí khác ở hậu cung và để màu gỗ mộc làm cho các bộ vì kèo trơng rất
thanh thốt, nhẹ nhàng nhưng vẫn không kém phần chắc chắn, là điểm tựa
vững chãi cho cả phần nóc nhà phía trên. Lối chạm bong kênh làm cho hoa lá
thêm phần sinh động, có hồn hơn. Chúng như đang được đung đưa giữa nắng
xuân. Phần đầu xà nóc (thượng lương) trang trí chữ thọ, nó biểu hiện cho cho
sự bền bỉ, trường tồn, đối với các vị thần chữ thọ biểu hiện mong ước vị thần

tồn tại vĩnh cửu để phù trợ cho dân làng, từ đó thần ban sức khỏe, hạnh phúc,
sự hưng thịnh phát triển lâu dài cho muôn dân.
Cửa võng và ba bước điêu khắc hình đầu rồng và cả con rồng mang dấu
ấn nghệ thuật thế kỷ XX cuối thời Nguyễn, trong bước cửa võng đề tài gồm
có: lưỡng long chầu nhật ở phía trên cùng, bên dưới là đầu rồng ở chính giữa
tỏe hai bên râu rồng là nhiều con rồng con với đầy đủ các bộ phận, hai bên
diềm cửa võng kéo dài xuống là họa tiết hoa sen, hoa cúc, dây leo tạo sự thon
gọn.Rồng với đầu lớn có vẻ hung dữ, mắt to tròn, mũi nở, miệng mở rộng,
răng cửa nhọn, đao và tóc thơ cứng, thân sử dụng nhiều đường cong uốn khúc
vừa phải trông mảnh yếu, đi rồng lượn sóng hoặc tõe các tua đi.Ở đây có
sự kế thừa kiến trúc điêu khắc truyền thống, có độ uốn lượn đều đặn, chau



×