Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Le hoi den mau au co phu tho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.24 KB, 27 trang )

Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Phú Thọ -đất tổ Hùng Vơng-trung tâm sinh tụ của của ngời Việt
cổ,miền đất còn lu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc trong kho
tàng vă hoá dân gian Việt Nam .Với gần 100 lễ hội tiêu biểu ,gắn với yếu tố
tâm linh tín ngỡng thờ các vua Hùng .Các lễ hội ở Phú Thọ đợc đan xen trải
dài vào những tháng mùa xuân và có hầu khắp các vùng miền trong tỉnh. Mỗi
một lễ hội đều mang một sắc thái chung đó là đợc gắn kết chặt chẽ với ngôi
đình làng và các loại hình tín ngỡng của ngời Việt cổ. Bên cạnh đó, mỗi lễ hội
ở Phú Thọ cũng chứa đựng những sắc thái văn hoá dân gian độc đáo, khắc hoạ
đời sống sinh hoạt, tín ngỡng của 21 dân tộc anh em cùng chung sống trên
mảnh đất Phú Thọ.Trong cuộc hành hơng về với cội nguồn dân tộc Việt Nam ,
về với Phú Thọ bạn sẽ đuợc hoà mình vào không khí lễ hội đấy là biểu tợng
tâm linh tín ngỡng của vùng đồng bằng sông Hồng nh lễ hội cớp bông, ném
trài của ngời (Vân Phú) lễ hội tết nhảy của ngời Dao ( Nga Hoàng Yên
Lập) ...đợc tham gia các trò diễn hoặc các môn thễ thao truyền thống thể hiện
tinh thần thợng võ của ngời dân tộc nh thi già bánh dày ,bơi chải(Bạch Hạc
Việt Trì),cớp cầu đinh (Phơng Xá -Cẩm Khê).Trong không khí Xuân ám
áp ,tràn ngập âm thanh lễ hội các làn điệu xoan ghẹo đằm thắm mặn mà sẽ đa
bạn về với các làng quê Phú Thọ ,nơi mà bạn sẽ đợc thởng thức các làn điệu
dân ca của các dân tộc Tày,Dao ,Cao Lan ,đợc hoà mình vào âm thanh cồng
chiêng rộn rà của đồng bào Mờng ở Tất Thắng (Thanh Sơn) đợc nghe điệu kèn
lá dìu dặt thiết tha của cô gái Mông đang chào đón bạn...Tất cả tạo nên bức
tranh lễ hội đầy màu sắc mang ®Ëm ©m hëng d©n gian trun thèng cđa vïng
®Êt ci nguồn .Về với Phú Thọ ta không thể quên lễ hội đền Mẫu Âu Cơ-ngời
mẹ đà sinh ra 54 dân tộc anh em.
Lễ hội truyền thống chính là dịp để con ngời giải toả , thể hiện
mình,đồng thời giao lu cộng cảm và trao truyền những đạo lý, tình cảm,mỹ
tục và khát vọng cao đẹp .Là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại,củng cố tinh
thần cố kết cộng đồng ,tình yêu quê hơng ,đất nớc và lòng tự hào về nguồn
gốc của mình.


Là sinh viên năm thứ 3 khoa bảo tàng trờng Đại Học Văn Hoá Hà Nội
tôi muốn vận dụng những kiến thức chuyên ngành đà đựoc nghe giảng trên lớp
và đi thực tế để vận dụng làm bài tiểu luận năm thứ 3 của mình.


Chính vì những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài Tìm hiểu lễ hội tại khu
di tích lịch sử đền Mẫu Âu Cơtại xà Hiền Lơng-huyện Hạ Hoà-tỉnh Phú Thọ.

2- Đối tợng nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu của bài tiểu luận này là lễ hội đền Mẫu Âu Cơ xÃ
Hiền Lơng-huyện Hạ Hoà-tỉnh Phú Thọ.

3-Phạm vi nghiên cứu
Về thêi gian :
Thêi gian tËp chung t×m hiĨu lƠ héi đền Mẫu Âu Cơ hiện nay .Trong điều kiện
có thể ,đề tài có khai thác lễ hội xa để làm t liệu so sánh những phần giống
nhau và khác nhau của lễ hội.
Lễ hội đợc tổ chức vào mùa xuân khi ngời dân vừa ăn tết xong vào ngày mồng
7 tháng giêng,và mở hội lớn trong ba ngày .
Về không gian:Gồm có không gian thiêng và phần hội
Không gian của lễ hội là tại xà Hiền Lơng huyện Hạ Hoà -tỉnh Phú Thọ

4-Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này tôi sẽ nghiên cứu ,tìm hiểu chung về vùng đất và con ngời nơi lễ hội diễn ra.
Sau đó tôi tìm hiểu về quá trình lễ hội diễn ra và các giá trị của lễ hội,Tiếp
theo tôi tìm hiểu về thực trạng của lễ hội .
Từ đó tôi đa ra những nhận xét đánh giá và những phơng hớng giải pháp bảo
tồn.Tôi hi vọng những giải pháp đó sẽ góp một phần vào công việc trùng tu và
bảo tồn di tích.


5-Phơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện bài tiểu luận này ,tôi phải tổng hợp tất cả những kiến
thứcđà đợc học và sử dụng phơng pháp nghiên cứu liên ngành để tiến hành nh:bảo tàng học ,dân tộc học ,văn hoá dân gian đề áp dụng vào việc nghiên
cứu ,khảo sát lễ hội .
Khi thực hiện đề tài này chủ yếu tôi sử dụng phơng pháp nghiên cứu ,khảo
sát,điều tra thực tế ngay chính lễ hội đền Mẫu Âu Cơ,áp dụng phơng pháp
điền dà dân tộc học ,Liên hệ để có sự giúp đỡ của địa phơng,phỏng vấn nhân
dân.quan sát ,chụp ảnh và đọc các tài liệu có liên quan.

6-Bố cục của bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu , kết luận và tài liệu tham khảo ,phụ lục .bố cục của
bài viết có 3 chơng:
Chơng 1:Giới thiệu chung về đền Mẫu Âu Cơ
Chơng 2:Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ


Chơng 3:Thực trạng lễ hội ,giải pháp bảo tồn và phát huy
Để hoàn thành bài tiểu luận này ,tôi đà đợc sự giúp đỡ nhiệt tình của cô
giáo Trịnh Thị Minh Đức là giảng viên khoa bảo tàng và các cô chú trong ban
quản lý di tích đền Mẫu và nhân dân xà Hiền Lơng trong khi tôi làm bài tiểu
luận này.Do kiến thức còn ít và trong thời gian ngắn nên bài tiểu luận không
tránh khỏi những khuyết điểm .Kímh mong sự giúp đỡ,đóng góp của thầy cô
và các bạn.Tôi xin chân thành cảm ơn.


Chơng 1
Giới thiệu chung về di tích đền Mẫu Âu Cơ
1.1 Điều kiện tự nhiên
Khu đền Mẫu Âu Cơ nằm trên một vạt đồi bằng phẳng rộng 3 ha ở xÃ
Hiền Lơng huyện Hạ Hoà -tỉnh Phú Thọ.Xa xa phía trớc có dÃy núi Giác

làm án, sau lng có vòng cung sông Thao làm long ,hội tụ khí thiêng của trời
đất .XÃ Hiền Lơng ở vị trí tận cùng Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ.
Vị trí địa lí:Phía Bắc giáp Yên Bái
Phía Tây giáp xà Quân Khê
Phía đông là dòng sông Thao
Phía nam giáp với xà Chế Lu
Diện tích tự nhiên của xà là 7 km2
Địa hình rất đa dạng có rừng núi ,đồi gò ,đất bÃi ,đất ruộng,nớc đầm hồ.Có
sông Thao chảy quanh rìa phía đông nên phong cảnh rất sơn thuỷ hữu tình.
Đờng đi đến đền Mẫu Âu Cơ
Xuất phát từ Việt Trì trung tâm của tỉnh Phú thä cã thĨ ®i b»ng ®êng thủ, ®êng bé, ®êng sắt với lộ trình khoảng 80km.
- Đờng thuỷ: dùng thuyền buồm, ca nô xuất phát từ ngà ba Hạc đi nguợc lên
sông Thao đến bến Hiền Lơng bên hữu ngạn thì lên bộ, từ bến vào đền khoảng
1km.
- Đờng sắt: Lên tàu hoả từ ga Việt Trì xuống ga Đoan Thợng qua đò lên bến
Hiền Lơng thì đi bộ vào.
- Đờng bộ: Từ Việt Trì qua cầu Phong Châu đi ngợc theo quốc lộ 32c đến
Hiền luơng.
1.2 Điều kiện xà hội và lịch sử hình thành đền Mẫu Âu Cơ
1.2.1. Điều kiện xà hội
1.2.1.1 Tình hình dân c
Hiền Lơng vốn là một vùng đất cổ nên nơi đây sớm có dân c sinh sống
lập nghiệp .Dân c sống tơng đối ổn định và thuần nhất về làm nghề nông.Dân
c trong làng vốn không có truyền thống buôn bán.Trong làng chỉ có một vài
gia đình làm ăn buôn bán nhỏ ,các sảm phẩm cũng chủ yếu là nông phẩm
phục vụ cho nhân dân trong làng.
Chủ yếu là đồng bào ngời Kinh sinh sống khoảng 1000 hộ gia đình.Sống quây
quần bên nhau tạo thành các xóm nhỏ.
1.2.1.2 Tình hình kinh tế
Hiền Lơng là một làng cổ với nền nông nghiệp lúa nớc cổ truyền.Trớc

và sau cách mạng ngời dân chỉ trông vào nghề nông (gồm trồng trọt và chăn


nuôi) nên đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn .Ngời dân làm nông
nghiệp chủ yếu trông vào cây lúa.Ngoài ra Hiền Lơng còn có đất bÃi ,đất đồi
để trồng dâu,trồng rừng và làm dịch vụ nên đời sống kinh tế phát triển hơn.
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của đền Mẫu âu cơ.
1.2.2.1. Lịch sử hình thành
Đền Mẫu Âu Cơ đợc xây dựng vào thời hậu Lê trên một khoảng đất rộng, giữa
cánh đồng.Đền nằm dới một gốc đa cổ thụ, mặt quay về hớng chính nam, bên
tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phợng. phÝa tríc cã nói Gi¸c nh mét ¸n th,
sau lng đền là sông Hồng ( Thao) uốn khúc. Ngời ta nói đền Mẫu Âu Cơ toạ
lạc giữa mảnh đất rồng lợn hổ ngồi tích tụ khí thiêng sông núi lên ngôi đền
tuy bình dị mà rất trang nghiêm.
1.2.2.2. Phát triển của đền Mẫu
Trong lịch sử tồn tại mấy ngàn năm. Đền thờ Mẫu Âu Cơ đà ba lần đợc
nhà nớc Việt Nam sắc phong. Lần thứ 1 dới triều vua Lê Thánh Tông( 1428 1527) nhà vua đà sai Giám quốc s lên Hạ Hoà phong thần và cấp tiền cho
nhân dân tôn tạo đền Mẫu âu cơ.
Lần 2 dới triều Nguyễn năm 1874 vua Tự Đức sắc phong là đền thờ quốc mẫu.
Lần thứ 3 ngày 3 tháng 8 năm 1991 đền Mẫu Âu cơ đựoc bộ văn hoá - Thông
tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia.
Trải qua biến thiên của lịch sử, ngôi đền đà đợc trùng tu tôn tạo nhiều lần .
Đời vua Gia long (1802-1820)đền đợc sửa chữa ,luồng giữa hai hàng cột cái
rộng khoảng 4m để tế lễ ,hai bên lát sạp ngồi,ngoài hiên dựng chấn xong.Ngai
và tợng Mẫu vẫn từ cổ xa lu lại.
Năm 1942 tuần phủ Phú Thọ Cung Đình Vận muốn trùng tu đền nhng phụ lÃo
trong làng không đồng ý.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) bị mất bộ bát bửu và các đồ
tế khí khác cũng cái mất cái còn.
Năm 1981 phụ lÃo trong làng thấy cột quá lâu năm đà bị rỗng ,mới hô hào

nhân dân Hiền Lơng đóng góp sửa chữa .Sau khi đợc bộ Văn hoá xếp hạng di
tích lịch sử quốc gia. Cuối năm 1998 nhà nớc cấp kinh phí sửa chữa 5 gian đền
cũ làm hậu cung và xây dựng thêm 5 gian đại bái bằng gỗ tứ thiết vận chuyển
từ Quảng Bình ra.Năm 2007 Nhà nớc mua gỗ lim từ Lào chuyển về kiến thiết
lại toàn bộ đền,đại bái nới rộng thành 7gian nh hiện nay.Đền có hình chữ
Nhất(-) lợp ngói vảy. cây đa cổ thụ sau Đền cành lá xum xuê gần nh bao phủ
ngôi đền bé nhỏ. Pho tợng Quốc Mẫu Âu Cơ cao 0,93m. Đặt trên ngai vị, hai
bàn tay đặt trên đầu gối, chân đi hài cong, đầu đội mũ lấp lánh kim cơng dáng


hình hiền hậu và thanh tú. Toàn bộ tợng và ngai đợc đặt trong một khám cao
1,82m xung quanh trạm trổ tùng, cúc, trúc, mai và rồng chầu mặt nguyệt.
Các thành phần khác bằng gỗ trong đền đều đợc trạm trổ cầu kì và sơn son
thiếp vàng.
1.3 Kiến trúc điêu khắc đền Mẫu Âu Cơ
* Không gian cảnh quan và mặt bằng tổng thể
Trong các công trình kiến trúc công cộng hay kiến trúc dân gian nhất là
công trình kiến trúc tôn giáo thì việc chọn vị trí thế đất phù hợp là rất quan
trọng.Đối với di tích đền Mẫu Âu Cơ thì vị trí không gian vừa thoáng đÃng
vừa phải phù hợp với chức năng tín ngỡng để tạo cho mọi ngời cảm giác ngôi
đền vừa linh thiêng vừa cao quý nhng cũng thật gần gũi với đời sống của nhân
dân.Đền xây dựng theo hớng nam, đây là hớng lý tởng để xây dựng các công
trình lý tởng ở nớc ta ,ấm về mùa đông mát về mùa hè.Mặt khác đây đợc coi là
hớng trí tuệ ,hớng của thần linh, hớng của sự sinh sôi phát triển.Đền Mẫu Âu
Cơ đợc xây dựng trên khoảng đất rộng giữa cánh đồng với cảnh quan thiên
nhiên rất đẹp.
* Kiến trúc Đền Mẫu Âu Cơ
Trong khu đền Mẫu Âu Cơ hiện nay có 12 kiến trúc là :Đền Mẫu, bên cạnh
phía tây đền là Miếu Cô và đền Mẫu Thợng Thiên.Trớc đền là sân rộng .Bên
trái sân là nhà Tả Mạc.Bên phải sân là nhà Hữu Mạc.Phía trớc sân là ao

sen.Chếch phía đông bắc đền đằng sau là giếng Loan,chếch phía tây nam đền
đằng trớc là giếng Phợng.Thẳng cửa đền là cổng chính .Đi từ ngoài vào bên
trái cổng là nhà lu niệm ,bên phải là nhà khách.


Chơng 2
Lễ hội đền mẫu âu cơ
2.1. Truyền thuyết về Mẫu Âu Cơ.
Âu cơ vốn là một nàng tiên chuyên về trồng dâu nuôi tằm dệt vải cho
Trời. Nhân tiết đầu xuân nàng du chơi, nhìn xuống hạ giới thay bÃi dâu bát
ngát ở động Lăng Xơng bên bờ sông Hồng xanh tốt tơi đẹp bèn bay xuống thởng ngoạn. Hôm đấy là ngày mồng 7 tháng giêng ta.
Bất ngờ trong giữa bÃi dâu xuất hiện một chàng trai đạo mạo phơng phi xng là
Lạc Long Quân vốn thuộc giống Rồng làm vua nớc Văn Lang. Nhà vua đi
tuần thú khai xuân, trông thấy Tiên xa mới đến đây chờ đợi.
Hai ngời gặp nhau chào hỏi, rồi chuyện trò vui vẻ đằm thắm từ sáng đến tra,
không thiết ăn uống. Long Quân ngỏ lời cầu hôn Âu Cơ, nàng nói:
- Chàng là giống Rồng thiếp là nòi Tiên, thuỷ hoả tơng khắc, lấy nhau
thế nào đợc!
Long Quân nói:
- Thuỷ hoả tơng khắc đấy, nhng âm dơng vẫn giao hoà mà sinh con đợc.
chỉ tiếc là không ờ lâu dài với nhau đợc thôi.
Âu cơ nói:
- Nếu sau một thời gian ngắn sống với Chàng thiếp lại về trời, thế cũng
đợc.
Long Quân đa Âu cơ về núi Nghĩa Linh, sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm
con trai. khi các con đà lớn khôn, Long quân bảo:
- Bây giờ đà đến lúc Tiên Rồng chúng ta phải chia tay, ta về miền biển cả
còn nàng về miền núi non, mỗi ngêi mang theo mét nưa sè con, phong cho
L©n Lang là con cả ở lại làm vua.
Âu Cơ dẫn 50 con đi ngợc sông Thao, đến trang Hiền Lơng thấy phong

cảnh hữu tình mới dừng chân nghỉ ngơi. Hàng ngày Mẫu để ý thấy dân c sáng
thì đi phát rẫy làm nơng, chiều thì xuống nớc mò cua cá, đói rách mới ở lại
giúp đỡ họ. Và Mẫu sai các con đi tiếp khai khẩn các vùng xa xôi.
Mẫu dậy dân Trang Hiền cấy lúa trồng dâu nuôi tằm dệt vải, bồi đắp đờng xá,
bắc cầu qua khe suối đi lại thuận tiện,đào giếng Loan, giếng Phợng lấy nớc
sạch ăn uống. Chừng mọi nhà đà biết làm ăn thành thạo trở nên ấm no khá giả
rồi, Mẫu mới quyết định bay về trời. Để tánh khó khăn lúc chia tay, Mẫu nhờ
thần thánh làm ra mua to gió lớn lúc nửa đêm ngày 25 tháng chạp ta, rồi đằng


vân. Mẫu vội vàng đánh rơi dải yếm , vơng vào ngọn đa cổ thụ cạnh giếng
Loan giếng Phợng.
Sáng hôm sau dân ta không thấy Mẫu đâu nữa, rất lo lắng đổ đi tìm. Gần tra
mọi ngời mới nhìn lên lùm đa thấy giải yếm vắt ngang, họ hiểu ra là Mẫu đÃ
về trời. Dân trang liền lập đền thờ Mẫu ngay dới tán đa, định lệ cầu cúng một
năm hai lần vào ngày Tiên giáng mồng 7 tháng giêng và ngày Tiên thăng 25
tháng chạp ta.
2.2. Thời gian diễn ra lễ hội
Đến Mẫu Âu Cơ mỗi năm có hai kỳ cầu tiệc vào các ngày mồng 7
tháng giêng Tiên giáng và ngày 25 tháng chạp tiên thăng.
Kỳ cầu 25 tháng chạp do ông từ sắp đồ lễ và xôi oản , chè khô và hoa quả.
Kỳ cầu ngày mồng 7 tháng giêng là kỳ cầu chính, mở hội lớn 3 ngày và đợc
chuẩn bị trớc nhiều ngày.
2.3. Không gian lễ hội.
Không gian thiêng liêng là nơi diễn ra phần lễ ở trong sân đền và bên
trong đền ở đây diễn ra các nghi lễ tôn nghiêm, tế lễ để tởng nhớ Mẫu Âu Cơ,
không gian bên ngoài diễn ra phần hội. đó là bÃi rộng để diễn ra các trò chơi
cho du khách thập phơng về dự lễ hội.
2.4. Quy mô lễ hội
Lễ hội đợc tổ chức liên làng. Với sự tham gia của nhiều Làng cùng

đóng góp tiền của, công sức,để chuẩn bị cho lễ hội.
2.5 Chuẩn bị lễ hội
Hội chính vào ngày mồng 7 tháng giêng đợc mở trong 3 ngày và đợc
chuẩn bị từ trớc rất lâu.
* Về lễ phẩm có ngũ quả( Chuối , cam, quýt, bởi, phật thủ) chè lam
bánh ngọt riêng bánh ngọt phải đợc chuẩn bị từ cuối tháng chạp. Dân làng họp
để bầu chọn xóm đăng cai ( xóm chợ,xóm gò, xóm lớn). Nếu xóm nào quanh
năm hoà thuận không xảy ra trộm cắp hoặc con gái chửa hoang thì đợc xin
đăng cai. xóm lại chọn một gia đình tiêu biểu để đăng cai. Gia đình đợc chọn
là gia đình song toàn con cái thảo hiền, luôn sống êm ấm hạnh phúc mới đợc
đăng cai.
Số gạo nếp cần hơn 10 thúng ( khoảng 3 tạ), mật mía cần 3 đến 4 thùng
( khoảng 1 tạ). Vì vậy, để đỡ cho gia đình đăng cai, trong làng ai có lòng công
đức thì mang đến đóng góp, nhng phải có lời lẽ kính cÈn “ con xin ®ãng gãp


bao nhiêu gạo, bao nhiêu mật .Hạt gạo phải đợc lựa chọn kỹ , hạt tròn đều
không đợc gẫy. Một ngời lớn tuổi trong làng xóm uy tín đợc bầu làm cụ Trùm
để chỉ đạo công việc, cụ Trùm huy động trai gái tân khiết trong làng đến làm
giúp , bắt đầu từ ngày mồng 5 tháng giêng. Phải bơi thuyền ra giữa sông Hồng
lấy nớc đem về để lắng trong mới dùng ngâm gạo. Ngày mồng 6 và đêm hôm
đó phải làm xong toàn bộ công việc gồm: dà gạo thành bột xay mịn, nhào mật
cho đều , rồi bỏ vào chõ xôi chín. Dùng lá chuối tơi lau sạch, dải lên mặt bàn ,
đổ bột chín lên lá chuối, tay xoa dầu vừng cho khỏi dính, dàn bột mỏng rồi
cuốn lại bằng chiếc ống thổi, rồi cắt thành từng chiếc độ dài chừng ngón tay,
xếp lên mâm thau, rồi đậy bằng dấu ngũ sắc ( trắng , đỏ , xanh, tím , vàng).
Số thanh niên làm giúp nhà đăng cai đến vài chục ngời, do các cụ gia trông coi
nhắc nhở. Nhà đăng cai mổ lợn, nấu cơm thiết đÃi, đến tối phải thắp đèn ba
dây sáng máy gian nhà để họ làm, họ vừa làm vừa hát ví rất vui vẻ.
Sáng Mồng 7 các thứ đà đợc chuẩn bị từ trớc gồm hoa quả , xôi oản đợc đội ra

đền Mẫu.
* Hèm cầu treo dải lụa đào từ ngọn cây đa thõng xuống nóc đền Dải lụa
tợng trng cho chiÕc d¶i m cđa MÉu khi bay vỊ trời đánh rơi vơng lại trên
ngọn đa.
* Chuẩn bị nhân sự
Trớc hết dân làng họp bầu ra một ban tổ chøc lƠ héi ®Ĩ ®iĨu khiĨn mäi
viƯc trong lƠ héi .Quan trọng nhất là tổ chức bầu ra những ngời vào đội tế bao
gồm chủ tế 1 ngời ,bồi tế 2 ngời ,đông xớng vào tây xớng gồm 2 ngời .1 đội tế
gồm 14 ngời là nữ .Trong đó chủ tế phải là ngời đứng tuổi,gia đình kinh tế khá
giả,song toàn.Làng cũng phải thuê vờn bát nhạc phục vụ cho nghi lễ tế.Ngày
nay đội tế đợc chuyển sang 14 cô gái trẻ cha chồng ,xinh đẹp.
*Chuẩn bị trang phục cho đội tế và thành phần tham gia cũng rất kỹ
càng.
Trang phục của chủ tế là áo dài đỏ ,quần trắng ,đi hài;của bồi tế là áo dài hồng
,quần trắng;còn những ngời còn lại áo dài vàng ,quần trắng,tất cả có khăn đội
đầu .
2.6 Diễn trình lễ hội
Lễ hội truyền thống diễn ra ở đền Mẫu Âu Cơ nhằm tởng nhớ và biết ơn
đối với Mẫu.Mọi công việc chuẩn bị cũng nh diễn trình của lễ hội đền Mẫu xa
và nay có sự biến đổi.Trớc cách mạng tháng 8 năm 1945 lễ hội đền Mẫu vẫn
đợc tổ chức theo nếp cũ.Sau cách mạng tháng 8, trong 1 thời gian dài với tác
động của chiến tranh và sự thay đổi trong cách nhìn nhận,đánh giá về các vấn


đề văn hoá dan gian đà làm cho lễ hội bị ngắt quÃng, trong dân làng chỉ còn
duy trì các nghi lễ cúng tế nhỏ và các trò chơi trong ngày hội tạm dừng
lại .Trong những năm gần đây, lễ hội đền Mẫu Âu Cơ đà đợc khôi phục
lại ,với sù phơc hng nhanh chãng , néi dung mµ lƠ hội còn giữ đợc nhiều yếu
tố của một lễ hội cổ truyền nhng bên cạnh đó cũng có thêm những hoạt động
mới.Sự thay đổi đó cũng là tất yếu bởi xà hội ngày càng phát triển đi lên,đời

sống của nhân dân đợc nâng cao,nhiều sinh hoạt lễ hội gắn với điều kiện môi
trờngvà xà hội đà có những thay đổi đáng kể.Từ thực tế đó , tôi tiến hành khảo
sát và miêu tả lại lễ hội đền Mẫu đang diễn ra trong thêi ®iĨn hiƯn nay, ®ång
thêi cã sù so sánh với tình hình tổ chức lễ hội trớc đây.
Lễ hội ở đền Mẫu Âu Cơ cũng nh lễ hội ở bao di tích khác gồm hai nội
dung chính là lễ và hội .Lễ và hội là hai phần riêng biƯt song cã mèi quan hƯ
mËt thiÕt víi nhau,trong lƠ cã héi ,trong héi cã lÔ .
2.6.1 LÔ
Trong lÔ héi của ngời Việt ,lễ là nội dung rất đợc coi trọng ,nó thể hiện
sự tôn kính đối với thánh thần là một hình thức giao tiếp với thần linh theo t
duy của ngời Việt và nhiều dân tộc khác .Lễ đợc chuẩn bị và tiến hành trong
không khí trang trọng ,khói hong lan toả mang màu sắc linh thiêng huyền
bí.Nghi thức lễ đợc tiến hành trong ngày hội gồm tế lễ và rớc hội ,nó không
đơn lẻ mà bao gồm một hệ thống các nghi lễ khác nhau .Bắt đầu ngày mồng 7
tháng giêng các nghi lễ chính đợc tiến hành.Bắt đầu là lễ mộc dục.
2.6.1.1 Lễ mộc dục
Lễ mộc dục là lễ lau rửa long ngai ,bài vị của Mẫu ,các đồ thờ tự để
chuẩn bị cho lễ hội và cũng thể hiện sự tôn kính với Mẫu .Công việc này rrất
quan trọng và ngời làm công việc này do dân làng tín nhiệm và đề cử.Nớc rửa
long ngai cũng phải ra sông Hồng lấy rồi để trong ,dùng vải màu đỏ rồi lau tợng ,ngai cho sạch sẽ sau đó lau khô rồi để lại vị trí nh cũ.
2.6.1.2 Các nghi lễ chính
Gồm có hai phần là rớc kiệu và tế
Phần rớc kiệu không phải là rớc kiệu Mẫu nh các lễ hội khác mà là rớc
các con cháu Mẫu đợc thờ ở đình Hiền Lơng đến phối hởng.Đình cách đền
500m ,thờ 3 vị :Đột Ngột Cao Sơn(theo truyền thuyết ở Hiền Lơng là con trởng của Mẫu) Hïng ChÊn Q Minh (theo trun thut ë HiỊn L¬ng là con
trai của Đức Cao Sơn) .Khiêng kiệu là nam giới ,nhng khi kiệu đến cửa đền thì
dừng lại ,để đội tế nữ chuyển bài vị của các ngài vào bên trong của đền.


Phần tế do nữ giới đảm nhiệm ,khoảng năm 1940 về trớc do các bà già

trên 50 tuổi sạch sẽ, dáng ngời đẹp đứng tế.đội tế gồm 14 ngời đều mặc áo dài
nâu ,quần lĩnh,chủ tế đội mũ chữ nhân màu đỏ ,còn tất cả chít khăn vàng.Từ
năm 1941 mới chuyển cho lớp trẻ đứng tế.Đội tế gồm 14 cô gái cha
chồng ,xinh đẹp phân ra làm các chức việc:Một cô làm chủ tế mặc áo dài
đỏ ,quần trắng ,đi hài,đầu vấn khăn đỏ,quấn đai đỏ kim tuyến bên ngoài.Hai
cô làm bồi tế , khăn và áo dài phớt hồng ,quần trắng ,đi hài.Hai cô làm đông
tây xớng.Một cô làm thông tán đọc chúc văn .Hai cô làm chấp sự bng đèn dẫn
đờng .Hai cô làm chấp sự dâng hơng.Hai cô làm chấp sự dâng rợu .Hai cô làm
chấp sự đánh chiêng trống.Tất cả 11 cô đều mặc áo dài vàng ,quần trắng,đi hài
,đầu vấn khăn vàng bên ngoài quấn đai kim tuyến .Khi tế có tấu nhạc bát
âm.Tế xong thì nhân dân xa gần vào dâng hơng.
Tế lễ là nghi thøc trang träng nhÊt cđa lƠ héi vµ do đội tế thể hiện qua 3
tuần dâng nớc ,dâng hơng và dâng rợu theo quy chế tế lễ nh sau:
Tây xớng đọc 1.Cử soát lễ vật (kiểm tra lễ vật)
2. NghƯ chÊp sù gia c¸c t kú sù (chØnh sư quần áo)
3. Tế quan chấp quán tẩy sở(rửa tay)
4. Tất tÈy( rưa tay xong)
5. Khëi chung cỉ ( 3 håi trống)
6. Nhạc sinh khởi nhạc (phờng bát âm cử nhạc)
7. Bồi tế ra tựu vị( bồi tế vào vị trí)
8. Tế quan tựu vị (chủ tế vào vị trí)
Đông xớng đọc
9. Lễ vật dĩ túc (lễ vật đầy đủ)
10. Quán tẩy (rửa tay)
11. Tất tẩy(rửa tay xong)
12. Nghệ hơng án tiên(chủ tế đa hơng lên hơng án)
13. Quỵ (quỳ)
14. Nhậm hớng(châm hơng)
15. Niệm hớng(khấn)
16. Nghệ đại vơng thần vị tiên(mang hơng vào hậu cung)

17. Ngũ phục(năm vái)
18. Bình thân( đứng lên)
19. Phụ vị( về chỗ)
20. Nghệ tửu tôn sở( chuẩn bị rót rợu)
21. Tửu tôn gia cử mịch(mở khăn đỏ ở đài rợu)


22. Chớc tửu( rót rợu)
23. Nghệ hơng án tiên(đa rợu lên hơng án)
24. Quỵ(quỳ)
25 . Nghệ tửu tớc vị(chuẩn bị dâng rợu)
26. Khiển tớc(kiểm tra rợu)
27. Hiến tớc (dâng rợu lên)
28. Nghệ đại vơng thần vị tiên(mang rợu vào hậu cung)
29. Phủ phục (1 bái)
30. Bình thân(đứng lên)
31. Phục vị(về chỗ)
32. Giai quỵ (chủ tế và quan đọc chúc quỳ)
33. Chuyển chúc
34. Đọc chúc
35.Phủ phục
36.Bình thân
37. Bái(2 bái)
38. Phục vị
39. Nghệ tửu tôn sở
40 .Tửu tôn gia cửu mịch
41.Chớc tửu
42. Nghệ hơng án tiên
43. Quỵ
44. Nghệ tiên tớc vị

45. Tiến tớc
46. Nghệ đại vơng thần vị tiên
47.Ngũ phục
48. Bình thân
49.Phục vị
Tây xớng đọc
50. Thợng hớng(hành lễ lên nhanh)
51. Hành sơ kiến lễ(chuẩn bị lễ)
52. Ngênh lễ cúc cung bái (bái 4 vái)
53. Hành sơ kiến lễ
54.Phần chúc(đốt chúc văn)
55. Tạ lƠ cóc cung b¸i
56. LƠ tÊt


Phần tế đà có sự rút bớt so với trớc đây do trong một thời gian dài lễ hội
không đợc tổ chức nên đà có sự cắt giảm nhng nó vẫn đảm bảo các thủ tục cần
thiết của lễ hội.Sau tế lễ là dâng hơng.
Lễ dâng hơng cũng bao gồm đầy đủ chủ tế ,chấp sự ,đông xớng và tây
xớng cũng tế tơng tự nh tế dâng tửu ,tế xong thì hoá vàng.Tế lễ là nghi
thứcchung của cả làng đợc đại diện bởi một số ngời do làng lựa chọn .Ngoài
việc cả làng tổ chức tế lễ dâng lễ vật thì mỗi gia đình cũng sắm sửa một chút
lễ mọn để dâng lên Mẫu .Ngời giầu thì có sôi,gà ,hoa quả...ngời nghèo thì chỉ
nén nhang thôi cũng đủ.
Theo quan niệm chung của việc cúng lễ, thắp hơng là hình thức tiếp cận
với thần linh ,khói hơng bay lên cao là cầu nối giữa cõi trời và cõi thực,khói hơng truyền tải lời cầu xin của con ngời tới thần linh.Theo quan niệm của ngời
Việt số lẻ tợng trng cho sự sinh sôi nảy nở.vì thế khi họ thắp hơng bao giờ
cũng thắp số lẻ chứ không bao giờ thắp số chẵn.Điều này thể hiện rõ ớc vọng
của c dân nông nghiệp cầu mong sự sinh sôi nảy nở.Sau khi thắp nén hơng ,khói hơng bay lên cao gặp gỡ các thần linh.Nghi thức này biểu lộ sự
thành kính đối với thần linh.Khi lạy phải quỳ,mỗi lần vái (số lẻ)phải chấp tay

cúi đầu chạm đất,hai bàn tay để trớc gối ,mặt bàn tay úp xuống chiếu.Hiện
nay ngời ta chỉ chắp vái và khấn.
Sau một tuần hơng ngời ta lễ tạ ,hạ đồ lễ,và đem sớ đi hoá .Đây là nghi
lễ thông thờng của đền Mẫu nói riêng và lễ hội ở các di tích nói chung.
2.6.2 Hội
Hội là một hình thức hoạt động xà hội bằng văn hoá ,nó đóng vai trò
quan trọng trong đời sống tinh thần của ngời dân Việt Nam,nó ăn sâu bán rễ
vào đời sống cộng đồng làng xà .Hội là không gian ,là cơ hội để mọi ngời yêu
thơng và sát lại gần gũi với nhau không chỉ là một làng ,một vùng mà cả nớc.Hội giúp ngời dân có điều kiện tìm hiểu cội nguồn ,thắt chặt mối quan hệ
cộng đồng, giao lu văn hoágóp phần làm tăng thêm kho tàng văn hoá dân gian
Việt Nam.Hội làng vừa bảo lu yếu tố truyền thống vừa cởi mở hoà đồng cho
phép tiếp nhận nhiều loại hình hoạt động mới để làm tròn chức năng của nó
trong đời sống tinh thần của nhân dân. Vì vậy trong ngày hội hiện nay vừa có
trò vui truyền thống vừa có các trò chơi thể thao văn hoá rất mới mẻ cũng có
mặt góp phần làm nên sự hấp dẫn cđa héi .
HiƯn nay ë héi ®Ịn MÉu vÉn duy trì các trò chơi dân gian nh bơi
chải ,chọi gà,kéo co ,cờ ngời...Các chơng trình biểu diễn văn nghệ truyền


thống nh hát chèo đợc tổ chức vào các buổi tối .Ngoài ra,hiện nay còn phát
triển các trò chơi nh cầu lông, bóng chuyền.
2.6.2.1Trò chơi chọi gà
Chơi chọi gà là trò chơi truyền thống ở lễ hội đền Mẫu.Trò chơi này rất
công phu.Muốn có gà chọi tốt thì phải chọn gà từ khi gà còn nhỏ,đó là những
con khoẻ mạnh ,có hình dáng đẹp,chọn tông ,chọn giống gà sau đó nuôi và
chăm sóc nó cẩn thận.Chọi gà đợc tổ chức ở sân đền trên khoảng đất rộng
bằng phẳng không có dây cỏ kẻo gà vớng chân vào.
Khi trống báo hai chủ gà lấy số ôm gà ngồi đối diện nhau chừng
2m.Trống lệnh vừa dứt thì hai chủ gà thả ra cho chúng mặc sức thi đấu với
nhau,hai chú gà vơn cổ đá ,đạp vào nhau không ngớt trong tiếng vỗ tay hoan

hô cổ vũ của khán giả.Mỗi trận thi đấu là 5 hồi(mỗi hồi bằng 15 phút) Phải
qua nhiều hồi mới biết đợc chú gà nào thắng nào thua nhng cũng có khi có
chú gà bỏ cuộcngay từ đầu.Giải thởng tuy không lớn nhng nó là niềm vinh dự
cho cả chủ gà và gà.
Chọi gà là một thú chơi dân gian có sức thu hút rất đông đảo mọi ngời
dân .nó vừa mang tính chất giải trí vừa là một hình thức nuôi dỡng tinh
thần .Là chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng đà từng tồn tại trong một thời
gian khá dài ở các hội làng.
2.6.2.2 Bơi chải
Bơi chải cũng là một trò chơi đợc diễn ra khắp các lễ hội vùng ven sông
nớc trong đó có Hiền Lơng .Đây là một ngày hội ra quân của ngời dân chài
ven biển xong ở Hiền Lơng không có nghề chài lới xong bơi chải vẫn đợc tổ
chức vì nằm bên cạnh con sông Hồng đồng thời nó biểu dơng sức mạnh tập
thể.
2.6.2.3 Kéo co
Kéo co cũng là một trò chơi truyền thống biểu dơng sức mạnh của cả
cộng đồng .Trò chơi này đơn giản nhng không kém phần hấp dẫn vì thế nó
không chỉ đợc tổ chức ở trong lễ hội mà còn có trong các cuộc vui tập thể
khác.
Trò chơi thể hiện sự đồng tâm hiệp lực của cả một tập thể ngời ,nó thể hiện
tinh thần đoàn kết của các cá nhân nhằm chống lại các thế lực thù địch.
2.6.2.4 Trò chơi đánh cờ ngời
Đánh cờ ngời là thú vui của dân ta ngày xa thực chất là chơi cờ tớng .Đây là cuộc thi thể hiện trí thông minh nhạy bén của ngời chơi cờ .Bàn
cờ là một khoảng sân rộng đợc kẻ bằng vôi trắng nh bµn cê tíng .Mét bé cê


gồm 32 ngời ,16 nam đóng quân đỏ,16 nữ đóng quân đen .Tớng ông ,tớng bà
là những ngời khôi ngô ,tuấn tú .Các vai tớng sĩ có che ô lọng .Mỗi quân cờ
ngồi trên một chiếc ghế con .Bên cạnh có một ngời đánh trống và một ngời
phát cờ và hai đối thủ.Khi một đối thủ đi quân cờ nào thì đọc tên quân cờ

đó ,ngời đánh trống đánh một nhịp và ngời cầm cờ phát .Quân cờ ngời nghe
theo hiệu lệnh và di chuyển đến vị trí cần đến.Cứ nh vậy cuộc thi diễn ra và sẽ
phân ra ai thắng ai thua,ngời thắng sẽ có phần thởng.
Ngoài trò chơi truyền thống thể hiện đoàn kết sức mạnh ,sự khéo léo
dẻo dai.Hội ngày nay còn kết hợp tổ chức các cuộc thi thể thao nh cầu
lông ,bóng chuyền.Đây là những môn thể thao giúp rèn luyện sức khoẻ ,sự
khéo léo nên đông đảo ngời tham gia.
Bên cạnh các trò chơi,các cuộc thi thể thao ,các chơng trình văn nghệ
đặc biệt là hát chèo vẫn đợc duy trì.Vào những năm hội tổ chức lớn thì mời
các đoàn nghệ thuật của tỉnh và trung ơng đến biểu diễn .Thực sự hội đà để lại
ấn tợng sâu sắc không chỉ trong lòng ngời dân Hiền Lơng mà trong lòng nhân
dân cả nớc.
* Sự biÕn ®ỉi cđa lƠ héi ®Ịn MÉu trong ®êi sèng hiện đại
Sau 1 thời gian dài lễ hội truyền thống đền Mẫu bị ngắt quÃng,đến nay
đà đợc khôi phục trở lại. Có bớc chuyển biến khá riêng biệt và có nhiều điểm
khác so với xa.Những năm gần đây các thủ tục trong lễ hội có giảm đi khá
nhiều.Nguyên nhân của sự biến đổi này nằm trong sự biến đổi về kinh tế,văn
hoá xà hội .Hơn nữa ,sau 1 thời gian dài lễ hội ở đây không đợc tổ chức do
chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ cứu nớc ,một phần do quan niƯm mét
thêi cha ®óng vỊ vÊn ®Ị tÕ lÕ vµ héi hÌ.Trong mét thêi gian dµi lƠ héi không đợc tổ chức đó đà tạo nên sự đứt gÃy trong việc trao truyền văn hoá cổ
truyền.Do đó trong lớp trẻ ngày nay niềm linh thiêng với Mẫu ,với thần linh
có phần giảm sút.Điều này ảnh hởng rất lớn tới tinh thần tham gia lễ hội mặc
dù những ngời lớn tuổi trong làng , nhất là các cụ già rÊt cã ý thøc trong viƯc
kh«i phơc ,tỉ chøc lƠ hội truyền thống.
Do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, các làng xà ngoại thành cũng
chịu ảnh hởng của lối sống đô thị .Trong cuộc sống hiện đại với nhiều phơng
tiện thông tin đại chúng đài ,tivi, internet...với những chơng trình đa dạng ,
hấp dẫn và những chơng trình giải trí hiện đại đà cuốn hút thanh thiếu niên
than gia,do đó nhu cầu đi hội với họ không còn cần thiết nh xa .Để cho lớp trẻ
ngày nay có điều kiện hiểu đợc giá trị văn hoá truyền thống mà các lớp cha

ông ta đà giữ gìn bảo vệ thì các bậc cha mẹ và ông bà phải thờng xuyên giáo


dục con cái giữ gìn truyền thống trong gia đình và cộng đồng để họ có ý thức
về nguồn gốc của mình.
Ngày xa việc bầu ra ban tế là những ngời phụ nữ trung tuổi còn ngày
nay là các cô gái cha chồng xinh đẹp.Trong sinh hoạt lễ hội không còn sự
phân biệt đối xử nh xa nữa .Tất cả mọi ngời từ già trẻ, trai gái, sang hèn trong
làng ngoài xà đều có quyền tham gia lễ hội .Nghi lễ có phần giảm đi đôi chút
nhng hầu hết vẫn giữ đợc nguyên vẹn.Các nghi lễ tế vẫn đợc tiến hành nh xa
với các thủ tục.
Tóm lại ,lễ hội truyền thống đền Mẫu ngày nay tuy có phần giảm bớt
nhng vẫn giữ đợc nhiều yếu tố của một lễ hội truyền thống và cũng có những
biến đổi cho phù hợp với tình hình xà hội hiện đại .Về cơ bản nó vẫn mang nội
dung và trình tự của một lễ hội cổ truyền và cũng có những biến đổi cho phù
hợp với tình hình xà hội hiện đại.Về cơ bản nó vẫn mang nội dung và trình tự
của một lễ hội truyền thống nhng không lập lại hoàn toàn mô hình của lễ hội
quá khứ.
Xu hớng xà hội ngày càng phát triển theo nhịp điệu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá cuốn hút con ngời vào vòng xoáy của nền kinh tế thị trờng, cơn
lốc của công nghệ thông tin hiện đại.Con ngời ngày càng có ít thời gian suy
ngẫm về quá khứ ,về cội nguồn.Lễ hội chính là dịp để con ngời ôn lại quá khứ
và suy ngẫm về cuộc sống thực tại ,củng cố tinh thần và niềm tintrong cuộc
sống, đồng thời giáo dục tình yêu quê hơng,đất nớc và lòng tự hào dân tộc.
Lễ hội đền Mẫu thực sự là một nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng lành mạnh,
khách thập phơng về với lễ hội nh đợc trở về với cuội nguồn lịch sử văn hoá
dân tộc,trở về với các giá trị chân thiện mĩ và đợc sống trong những giây phút
giao cảm linh thiêng đầy tinh thần cộng đồng làng xóm.
2.7 Kết thúc lễ hội
Lễ hội kết thúc ngày mông 7 tháng giêng nhng đến ngày mồng 8 mọi

công việc mới xong .Sau mấy ngày vui chơi dân làng ai về việc nhà nấy.Riêng
công việc của những ngời trong ban tổ chức lễ hội thì cha kết thúc .Ngày
mồng 8 tháng giêng còn tiến hành lễ giải y,lễ tạ yên vị của thành hoàng ở đình
thì míi kÕt thóc.Ngêi ta dän dĐp mäi thø sau lƠ hội .Sau đó những ngời trong
ban quản lý lễ hội họp rút kinh nghiệm nhìn nhận đánh giá khách quan việc tổ
chức lễ hội, còn những khó khăn ,khuyết điểm gì thì khắc phục cho lễ hội năm
sau.


CHƯƠNG 3
Thực trạng lễ hội , giảI pháp bảo vệ và phát huy
3.1 Giá trị lễ hội
Giá trị ở đền nói riêng và di tích nói chung vừa là tâm linh tín ngỡng
vừa là niềm vui hạnh phúc đời thờng.
- Lễ là nghi thức chính để tiếp cận với thần linh để bày tỏ ớc vọng và
tấm lòng của con ngời với tâm linh.Hội là sự tụ họp của đông ngời để thực
hành một số nguyên tắc nổi bật của lễ. Nếu lễ là một hệ thống có tính quy
phạm chặt chẽ đợc cử hành trang trọng ở đền thì trái lại hội là một nét sinh
hoạt dân dà phóng khoáng ,diễn ra trên bÃi, sân ,hay trên sông nớc để ngời
dân cùng vui chơi ,bình đẳng với hàng loạt các trò chơi hấp dẫn .Hội là nơi vui
chơi giải tri không ràng buộc bởi các nghi lễ tôn giáo đẳng cấp ,nó là ngày vui
của cộng đồng.Ngày hội làng đông vui hẳn lên ,đồng áng nghỉ việc ,ngời đi xa
về làng.Không khí trong làng đầy hào hứng phấn khởi ®Ịu híng vỊ MÉu, híng
vỊ ci ngn.
- Trong lƠ héi tế lễ ,đợc diễn ra với mục đích đón rớc vµ thØnh mêi MÉu
vỊ dù héi , hëng lƠ vËt đồng thời là dịp để dân làng bày tỏ lòng biết ơn đối với
Mẫu,cầu mong Mẫu tiếp tục bảo vệ cho gia đình đợc hạnh phúc,cơm no áo
lành.
Phần tế lễ đợc chuẩn bị kỹ càng và trang nghiêm nhất của lễ hội để nói
lên giá trị của nó.Bên cạnh tế lễ đám rớc cũng là một trong các nghi thức của

phần lễ ở hội làng .Đám rớc là hình ảnh tập chung nhất của hội làng,tiêu biểu
cho sức mạnh của cộng đồng đang vận động trớc mắt mọi ngời.Nghi thức rớc
cũng biểu thị của sự tôn kính .Ai tham gia đám rớc cũng đợc lựa chọn kỹ và
khoác bộ lễ phục .Đây là sự biểu hiện của sự tôn kính với Mẫu.
Đón rớc bao giờ cũng tập chung đợc đông đảo dân làng đến tham dự với
không khí náo nhiệt tng bừng nhng không kém phần linh thiêng.Vừa thể hiện
đợc sự uy nghi vừa thể hiện đợc sự hào hùng .Đám rớc thể hiện một nghi lễ
quan trọng diễn ra theo nguyên tắc nhất định vừa thể hiện phần hội với tiếng
nhạc điệu múa và cả cái ồn ào của đám đông tạo nên.
Hội là hình thức hoạt động xà hội bằng văn hoá,hội cần đợc xem nh
một hiện tợng tinh thần hoàn chỉnh có những đặc trng cấu trúc riêng của nó
- Tính cộng đồng ,cộng cảm là những đặc trng của lễ hội ,hội là thứ
ngôn ngữ làm cho mội ngời yêu thơng và sát lại với nhau hơn Thực ra hội bao
giờ cũng bắt nguồn từ từ một ý thức tốt đẹp nhắc nhở nhân dân nhớ về cội
nguồn và những chiến công chống quân xâm lợc .Thậm chí hội còn gắn liền


với các vấn đề khái quát nhất nh thế giới quan tôn giáo của dân tộc .Nhu cầu
này là tuyệt đối ,là tất yếu của xà hội chứ không phải là ngẫu nhiên ,cho nên
cộng cảm trở thành động cơ chính của việc thiêt lập ra hội,nên nó phải là một
đặc trng.
Đặc trng xuất phát của hội
Bởi con ngời là một sinh vật ,ngoài cách sống cho bản thân con ngời
còn sống cho xà hội .Hơn thế nữa con ngời còn biết lấy xà hội làm tiền đề để
cải tạo ra lợi ích cá nhân .Hội chính là một hoạt động của con ngời. hội là dây
nối cá nhân với tập thể bằng cách lấy những hình ảnh chung của xà hội ,của
tập thể làm sức mạnh phơng hớng phấn đấu cho bản thân mỗi cá nhân thấy
sức mạnh của mình đợc nâng lên trong sức mạnh tập thể của các lực lợng siêu
nhiên .Khi tiếp xúc với các biểu trng này con ngời tự đồng hoá mình với biểu
trng đó .Từ đó họ cảm thấy gần gũi yêu thơng nhau hơn .Do đó họ thấy quyền

bình đẳng dân chủ trong khi tiÕn hµnh lƠ héi cịng nh tham gia mọi hoạt động
khác trong xà hội.
Nếu nh cộng cảm là đặc trng thứ nhất của hội thì đặc trng thứ hai thuộc
về quá trình phát triển của hội ,nói đúng hơn đây là đặc trng thuộc về số lợng
và chất lợng của hội .Sự phong phú và đa dạng trên nhiều phơng diện của đời
sống xà hội đợc tập chung lại dờng nh đợc tăng lên gấp bội .Không chỉ thể
hiện ở các trỏ chơi mà còn thể hiện ở các bộ quần áo đầy màu sắc của ngời đi
hội tô điểm cho hội trở nên muôn hình muôn vẻ .Mọi ngòi dân mang bán
những thứ đặc sản của quê hơng hây làm quà tặng.
Những phút giây tham gia vào hội khiến ngời ta quên đi những bận rộn
lo toan của cuộc sống thờng ngày,đựoc thăng lên để tìm đến để nhận thức cao
hơn ,một trạng thái tình cảm phấn chấn hơn .Mục đích cuối cùng của hội là sự
thể hiện ớc vọng để tìm đến sự giải thoát tinh thần mạnh mẽ giải toả mọi băn
khoăn của con ngời ,sự hớng về cuội nguồn truyền thống ,khẳng định hiện tại,
tin tởng vào tơng lai.Chính ở đây con ngời đà mợn cách biểu hiện để tự giải
toả cho mình, ý nghĩa nhân văn của hội là ở chỗ đó.Qua hội con ngời đà vui
chơi giải trí bổ ích là đặc trng kết quả của các cuộc vận động của hội .Nó
quyết định cho việc tồn tại hay không tồn tại và việc giẩi quyết cá nhân có
tham gia hội sau này nữa hay không .Nếu kết quả tốt thì nó sẽ duy trì phát
triển.
Đây là 3 đặc trng phản ấnh sự phát triển vận động của hội theo chu kỳ
ngày càng đợc mở rộng.


Về mặt xà hội, hội là một hình thức hoạt động văn hoá có tính chất tổng
hợp . Quan sát quá trình phát triển trong không gian hay thời gian ta thÊy ë
héi cã sù lùa chän hÕt søc can đối giữa các thành phần nghệ thuật . Hội bao
gồm nghệ thuật động (nh âm nhạc, thơ ca, hát xoan)vừa bao gồm nghệ thuật
tĩnh (kiến trúc, điêu khắc) .Tất cả tạo cho hội một hệ thống hoàn chỉnh.
Hội vừa là hƯ thèng phøc t¹p bëi nã bao gåm nhiỊu u tố tạo

thành .Tuy nhiên tất cả các yếu tố đó là có tính mục đích rất rõ ràng , đều nằm
trong một tổ chức chung và kết hợp với nhau ®Ĩ lµm râ chđ ®Ị cđa héi ,lµm râ
triÕt lÝ dân tộc chứa đựng trong hội.Các yếu tố tạo thành cơ bản của hội đó là
hoạt động nghi lễ, biểu diễn nghệ thuật và các trò vui chơi khác.
Tính định hình tơng đối của mọi hoạt động văn hoá đà cho ta phác thảo
diện mạo của hội .Các yếu tố và thành phần của hội không chỉ gắn với nhau
một cách hình thức mà chúng còn quy định lẫn nhau ,bổ xung cho
nhau .Chính với một kiến trúc độc đáo nh thÕ héi cëi më kh«ng khÐp kÝn ,cho
phÐp tiÕp nhận nhiều loại hình hoạt động trong tổ hợp hoạt động của nó, lại
vừa chặt chẽ phản ánh một cách trung thực tinh thần và tình cảm của nhân dân
qua các thời đại và làm tròn chức năng của nó trong đời sông tinh thần của
nhân dân.
Tóm lại ,lễ hội là bản sắc văn hoá của ngời Việt Nam tồn tại bao đời
nay và không ngừng phát triển.Lễ hội duy trì tính bình đẳng trong cộng đồng
làng xÃ.Lễ hội là dịp chuyển giao văn hoá , mọi dịp lễ hội là một bức thông
điệp chuyển cho mai sau.Lễ hội còn là dịp sáng tạo ra văn hoá.
3.2 Thực trạng của lễ hội
Lễ hội dân gian truyền thống đợc phục hồi làm cho đời sống văn hoá
tinh thần của nhân dân trong vùng có những khởi sắc, ngày càng thêm phong
phú đa dạng tơng xứng với đời sống văn hoá đang từng bớc đi lên .Nhân dân
đợc hởng những ngày văn hoá làng xà trong không khí tng bừng náo nhiệt đầy
tình làng nghĩa xóm .Mọi ngời không phân biệt tuổi tác, giới tính, thuộc các
thành phần kinh tế xà hội khác nhau đều đến dự hội .Tính cộng đồng ,tự giác,
tự quản của làng xà đợc phát huy,tôn ti trật tự của làng xà nhờ lễ hội đợc củng
cố, góp phần đẩy lùi những biểu hiện xuống cấp trong quan hƯ gi÷a con ngêi
víi nhau.
LƠ héi thĨ hiƯn tÝnh céng đồng ,thể hiện tinh thần tập thể làng xà , là
một nét đẹp vật chất rất thực tế đó là khi lễ hội xong mọi ngời đợc hởng lộc
vui vẻ ấm áp tình ngời.



Lễ hội đền Mẫu diễn ra trong không khí vui vẻ của nhân dân,là ngày tụ
họp của gia đình. Những ngêi d©n ë xa nhí vỊ MÉu, nhí vỊ ci nguồn dân
tộc thắp nén hơng tỏ lòng thành kính đối với Mẫu.
Qua ngày hội những giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng làng xÃ
đợc bảo tồn và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.Những sinh hoạt văn
hoá văn nghệ,những trò chơi dân gian góp phần quan trọng trong việc giáo
dục con cháu biết giữ gìn truyền thống .Thông qua ngày hội các tầng lớp nhân
dân nhất là thanh thiếu niên hiểu rõ về cuội nguồn của dân tộc.
Bên cạnh những mặt tích cực của lễ hội Đền Mẫu còn bộc lộ một số
tiêu cực làm ảnh hởng đến không khí lễ hội .
Các trò chơi hiện đại mang tính chất cờ bạc xuất hiện khá nhiều xung
quanh lễ hội nh trò chơi quay nón đặt cợc, đỏ đen đà làm ảnh hởng tới không
gian lễ héi vµ lµm mÊt thÈm mü cđa lƠ héi .HiƯn tọng này bắt đầu từ sự thiếu
hiểu biết về văn hoá và lối sống thực dụng tầm thờng của một bộ phận dân
chúng trong điều kiện kinh tế thị trờng nên lễ hội laqf dịp để họ thu đợc nhiều
lời .Họ lợi dụng lễ hội để kiếm tiền bằng cách đánh vào tâm lý nhẹ dạ cả tin
của ngời dân tham gia lễ hội.
Bên cạnh đó còn có quá nhiều hàng hoá ,đồ chơi đợc bầy bán không có
quy hoạch làm ách tắc giao thông và làm thiếu thẩm mỹ.Thậm trí những ngời
bán hàng còn lấn chiếm cả đờng đi vào đền.
Nạn ăn xin xảy ra thờng xuyên không chỉ có ở lễ hội đền Mẫu mà có ở
khắp các lễ hội ở nớc ta.Đây là một hình thức giả bị tàn tật để nhận sự thơng
hại của những ngời đi hội. Đây là một hành động rất thiếu văn hoá còn tồn tại
trong một bộ phận nhân dân.
Nạn chộm cắp ,bất cứ ở lễ hội nào tệ nạn ăn cắp đều diễn ra,những ngời
xấu trà chộn vào đám đông để lấy chộm tiền vàng của khách thập phơng về dự
hội .
Nội dung tổ chức của lễ hội cha đợc phong phú còn nặng về lễ bái hơn
hoạt động về văn hoá ,nghệ thuật cha gây đợc niềm vui thích đối với ngời

xem.
Ngời tổ chức cha làm nổi bật đợc cái đẹp trong lễ hội trên mọi khía
cạnh ,cha tạo ra đợc sự thiêng liêng huyền bí từ lễ hội để hấp dẫn khách thập
phơng.
Qua nhiều năm gían đoạn lễ hội không đợc tổ chức thờng xuyên nên có
những nét văn hoá cha đợc phục hồi trở lại nh lễ hội ngày xa.
Chính vì còn những mặt hạn chế mà lễ hội cha tạo ra sự hấp dẫn ,đồng
cảm giữa con ngêi víi con ngêi.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×