Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Thực trạng nội dung trưng bày của bảo tàng vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.4 KB, 48 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một người học bảo tàng em thấy rằng nghiên cứu về bảo tàng địa
phương là một vấn đề rất tâm đắc phù hợp vối chuyên nghành. Thực tế cho
thấy là người địa phương của tỉnh vĩmh phúc,Bảo tàng Vĩnh Phúc là một cơ
quan nghiên cứu khoa học có tầm sâu rộng với lịch sử văn hoá địa phương
nằm trong hệ thống của bao tàng tỉnh,thành phố phía bắc. Bảo tàng Vĩnh Phúc
được đánh giá là một trong những bảo tàng có cơ sở khang trang với nhiều
loại hình hiện vậtđáp ứng được nhu cầu hưởng thụ và nghiên cứu của nhân
dân. Em chọn đề tài này nhằm mục đích bước đầu tìm hiểu về Bảo tàng Vĩnh
Phúc nhằm trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để sau này có thể
vững vàng về chun mơn với cơng việc của mình.
Có thể nói, với một người học bảo tàng em thấy những kiến thức trang
bị trong nhà truờng là rất cần thiết nhưng chưa đủ bởi vì những kiến thức đa
phần là mang tính lý thuyết ít có điều kiện tiếp xúc với thực tế qua các công
tác cụ thể của bảo tàng viên. Do vậy em đã chọn đề tài này để có điều kiện
mài giũa kinh nghiệm thực tế kết hợp với những lý thuyết đã được trang bị
trong nhà trường. Hơn nữa là một người con của quê hương Vĩnh Phúc học
văn hoá em thấy tâm huyết với vùng văn hố Vĩnh Phúc-nơi đây có nguồn tài
ngun phong phú,một bề dày truyền thống lịch sử văn hoá được tập trung
phản ánh đầy đủ qua những tài liệu hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Vĩnh Phúc
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu một cách hệ thống khái quát về Bảo tàng Vĩnh Phúc đặc
biệt là công tác trưng bày
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đó chính là Bảo tàng Vĩnh Phúc và cụ thể là ba phòng trưng bày chính
trong bảo tàng.


4. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân


tích,phương pháp điều tra, phương pháp tiếp cận qua công nghệ thồg tin,qua
tài liệu sách báo, điều tra điền dã thực địa.
5. Bố cục:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đề tài được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Bảo tàng Vĩnh Phúc
Chương 2: Thực trạng nội dung trưng bày của Bảo tàng Vĩnh Phúc
Chương 3: Một số nhận xét và đánh giá
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này em đã được bảo tàng giúp
đỡ nhiều trong vấn đề tìm tài liệu. Em xin chân thành cảm ơn cơ quan bảo
tàng đã giúp đỡ em.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG
VĨNH PHÚC
1.1 Quá trình hình thành Bảo tàng Vĩnh Phúc
Bảo tàng Vĩnh Phúc nằm ở số 12 ,phố Lý Bôn ,phường Ngô Quyền,
thành phố Vĩnh Yên , tỉnh Vĩnh Phúc-nơi có địa thế đẹp ,tương truyền bảo
tàng toạ lạc trên dịa thế là đầ rồng, hiện nay vẫn cịn vết tích "giếng mắt
rồng" trước cửa bảo tàng.
Bảo tàng có diện tích là 3800 m 2 được bao bọc bởi khuôn viên cây
xanh bao gồm 30 loài cây quý hiếm khác nhau .
Bảo tàng Vĩnh Phúc có một q trình ra đời về mặt lịch sử, tiền thân
của Bảo tàng Vĩnh Phúc là nhà kỷ niệm và sự kiệm Bác Hồ về thăm Vĩnh
Phúc ngày 2/3/ 1963. Khi đó bảo tàng chỉ là nhà cấp 4
Trong thời kỳ chống Mỹ xâm lược từ năm 1968- 1972 , được sự
quan tâm của tỉnh uỷ nghành Văn hố thơng tin, Bảo tàng tiếp tục được
xây dựng, nhưng do chiến tranh ác liệt nên cơng trình đã tiến hành chậm.

Sau chiến tranh từ năm 1980- 1988, bảo tàng tiếp tục được đàu tư nâng
cấp xây dựng thêm từ 1992-1994, được xây dựng thành một toà nhà khang
trang bề thế với diện tích mặt sàn trưng bày là 2.500m2, gồm 13 phòng
( chưa kể gian tiền sảnh)
Do đất nước ngày càng hội nhập và phát triển , con người càng có
nhu cầu cao về văn hố, đó là nhu cầu hưởng thụ, nhu cầu học hỏi, nhu
cầu nghiên cứu…. Vì vậy Bảo tàng Vĩnh Phúc ra đời trước tiên là để đáp
ứng về nhu cầu hưởng thụ cho người dân tỉnh Vĩnh Phúc
1.2 Chức năng , nhiệm vụ của Bảo tàng Tỉnh Vĩnh Phúc


Cũng như các Bảo tàng Quốc gia khác, Bảo tàng Vĩnh Phúc cũng
thực hiện đầy đủ các chức năng xã hội củ mình đó là :
Chức năng nghiên cứu khoa học
Chức năng giáo dục , tuyên truyền
Chức năng bảo vệ, bảo quản di sản văn hoá
Chức năng tài liệu hoá khoa học
Chức năng thơng tin, giải trí và thưởng thức
Tất cả những chức năng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
không tách rời nhau được thực hiện trên cơ sở những hiện vật, sưu tầm
hiện vật tiêu biểu của Tỉnh Vĩnh Phúc
Bảo tàng Vĩnh Phúc có nhiệm vụ là một cơ quan nghiên cứu tổng
hợp khảo cứu địa phương tham mưu với uỷ ban nhân dân và ngành văn
hố thơng tin về cấp bằng cơng nhận các di tích lịch sử văn hố, tổ chức
tiến hành nghiên cứu, khảo sát để thu thập các hiện vật ở các làng , các
xã ở địa bàn Tỉnh Vĩnh phúc có tính chất tiêu biểu cho lịch sử tự nhiên,
lịch sử xã hội, về phong tục tập quán của người dân Vĩnh phúc. Sau đó
tiến hành phân loại , xác định khoa học , ghi chép khoa học , đăng ký ,
quản lý những sưu tập gốc tiêu biểu của Tỉnh.Phải bảo quản, lưu giữ
những hiện vật đã được xếp hạng có lý lịch, tiến hành trưng bày, tuyên

truyền, phổ biến kiến thức về di tích lịch sử cho nhân dân địa phương,
tham mưu với các xã phường, thị trấn về công tác bảo quản lưu giữ các
hiện vật ở địa phương, xây dựng các nhà văv hoá địa phương, thường
xuyên khảo sát kiện tàon một hệ thống lý lịch hiện vật địa phương, ban
hành những tiêu chuẩn quy chế đẻ xếp hang, đánh giá hiện vật. Tiến hành
trưng bày triển lãm thường trực và lưu động phục vụ các nhiệm vụ chính
trị xã hội của tỉnh đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, tìm hiểu nghiên cứu khoa
học, tham quan của tầng lớp nhân dân đặc biệt của các cán bộ, học sinh,
sinh viên, nhà nghiên cứu khoa học. thường xuyên trao đổi với các bảo


tàng tỉnh bạn để bổ sung thêm kinh nghiệm quản lý chuyên môn và các
công tác khoa học khác. Bảo tàng Tỉnh Vĩnh phúc được thành lập theo
quyết định số 97 ngày 24/1/1997 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3 Cơ cấu tổ chức
Bảo tang Vĩnh phúc gồm có 19 cán bộ, trong đó có 10 cán bộ được
biên chế và 9 cán bộ chưa được biên chế.
Ban giám đốc gồm có:1 Giám đốc và 1 phó giám đốc. Có 4 phịng
ban:
* Phịng hành chính tổng hợp
* Phịng nghiên cứu sưu tầm
* Phòng kiểm kê bảo quản
* Phòng trưng bày tuyên truyền
Trong phịng trưng bày tun truyền lại có 3 phịng trưng bày giới
thiệu về ba chủ đề khác nhau trong bảo tàng Vĩnh phúc


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NỘI DUNG TRƯNG BÀY
CỦA BẢO TÀNG VĨNH PHÚC

Bảo tàng Vĩnh phúc cũng như các bảo tàng khác đảm nhiệm các
khâu công tác chuyên môn gồm công tác nghiên cứu, kiểm kê, bảo quản,
trưng bày, tuyên truyền giáo dục.
Công tác kiểm kê bảo quản: Bảo tàng Vĩnh phúc tiến hành đánh số
bảo quản các hiện vật theo hệ thống lý lịch sổ sách. Cơng tác kho có
nhiệm vụ sắp đặt các hiện vật theo danh mục, chất liệu thuờng xuyên tiếp
nhận thêm những hiện vật được sưu tầm về để đánh số và lưu kho, tiến
hành bảo quản những hiện vật đã có theo đúng kỹ thuật để bảo quản lâu
dài các hiện vật theo thời gian. đề xuất những kiến nghị để nâng cao công
tác bảo quản giữ gìn hiện vật được lâu dài, tiến hành phối hợp với các bộ
phận khác như là sưu tầm, trưng bày để phục vụ các công tác khác như
tiếp nhận hiện vật lưu kho, cung cấp những danh mục hiện vật theo chủ đề
trưng bày. Ngoài ra bộ phận kho trưng bày cịn đề xuất ý kiến những gì
cịn tồn tại cần khắc phục ở kho: như đầu tư trang thiết bị cho công tác
bảo quản, đưa ra ý kiến về những hiện vật nào cần sưu tầm thêm để bổ
sung theo chủ đề và những hiện vật nào đã đủ rồi.
Công tác nghiên cứu sưu tầm: bộ phận này có nhiệm vụ chính là
tiến hành các đợt sưu tầm điền giã tại các địa phuơng , cơ sở để chọn lọc
sưu tầm những hiện vật có đầy đủ các tiêu chí của hiện vật về giá trị lịch
sử, văn hoá, khoa học, đảm bảo đúng những nội dung cần thiết để phục vụ
cho công tác lưu kho. Cán bộ sưu tầm là người phải am hiểu về nội dung,
phương pháp của cơng tác sưu tầm, phải có một bề dày về kiến thức lịch
sử văn hoá, cách đánh giá , phân loại , sắp xếp hiện vật cùng với kinh
nghiệm về công tác điền giã để khi tiến hành những đợt nghiên cứu sưu


tầm mới có thể đáp ứng được về số lượng, chất luợng nội dung hiện vật
của bảo tàng trong đó công tác thẩm định hiện vật về các giá trị là một
khâu quan trọng để chọn lựa những hiện vật có giá trị đáp ứng được các
tiêu chí của bảo tàng. Cơng tác nghiên cứu sưu tầm cịn đề xuất với ban

giám đốc những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho mình để đáp ứng nguồn
hiện vật cho hiện tại và tương lai. Cơng tác sưu tầm địi hỏi các các bộ
phải nhiệt tình có tâm huyết với nghề. Trong những năm qua các bộ của
bảo tàng Vĩnh Phúc đã tiến hành những đợt sưu tầm toả ra xung quanh các
huyện, xã của Tỉnh, đã thu thập được hàng nghìn hiện vật trong đó có
hàng trăm hiện vật có giá trị lịch sử văn hoá khoa học. đồng thời làm lý
lịch cho các hiện vật này một cách khoa học chính xác thơng qua hội đồng
giám định khoa học để hiện vật có đủ điều kiện lưu kho và trưng bày. Các
hiện vật sưu tầm được xếp theo các nội dung khác nhau
Công tác trưng bày tuyên truyền giáo dục
Công tác trưng bày là khâu cuối quan trọng của một chuỗi công tác
đan xen nhau. Công tác tuyên truyền của bảo tàng Tỉnh Vĩnh phúc trong
những năm qua thường xuyên tiến hành trưng bày tuyên truyền phục vụ
các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của các cơ quan lãnh đạo Tỉnh giao
cho. Ngoài trưng bày thường trực của ba phịng trưng bày, cơng tác trưng
bày tun truyền lưu động cũng được tiến hành thường xuyên đó là vào
các dịp tổ chức các sự kiện chính trị như ngày thành lập đảng cộng sản
Việt Nam, thành lập Tỉnh trưng bày Vĩnh Phúc trong sự nghiệp đáu tranh
giải phóng dân tộc trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Trưng bày
thực hiện cuộc vận động học tâp theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cơng tác trưng bày tun truyền đã phát huy tác dụng thu hút hàng
vạn khách tham quan trong và ngồi tỉnh trong đó đã giáo dục tuyên
truyền cho rất nhiều đối tượng nhân dân Vĩnh Phúc đặc biệt là các tầng
lớp cán bộ lão thành cách mạng, tầng lớp nhân dân, đảng viên , học sinh


sinh viên về truyền thống dựng và giữ nước của nhân dân Vĩnh phúc , có
ý nghĩa sâu sắc tác động nhằm động viên khích lệ cổ vũ các tầng lớp nhân
dân biết giữ gìn bản sác văn hố cuă địa phương thêm yêu mảnh đất quê
hương Vĩnh phúc có bề dày truyền thống lịch sử văn hố. Ngồi ra trưng

bày tuyên truyền còn thường xuyên đua tin trên báo đài địa phương về
công tác trưng bày tuyên truyền nhằm truyền bá đưa văn hoá bảo tàng đến
với mọi người dân. Bên cạnh đó trưng bày tun truyền cịn có các cuộc
họi thảo toạ đàm về các đề tài khoa học như các danh nhân ở vĩnh Phúc
cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, người dân.
Hôm nay bảo tàng Vĩnh Phúc đang trưng bày giai đoạn 1 với các
nội dung: " Vĩnh Phúc từ thời kỳ tiền sơ sử đến trước năm 1930 " gồm ba
phòng trưng bày:
2.1. Chủ đề 1: Phần mở đầu (gian long trọng) : giới thiệu về vị
trí địa lý , tài nguyên thiên nhiên, khảo cổ học Vĩnh Phúc , các loại
khoáng sản, giới thiệu về sự kiện Bác hồ về thăm và nói chuyện với
đảng bộ nhân dân Vĩnh phúc ngày 2/3/1963
2.1.1 Tiểu đề 1: Vị trí địa lý , tài nguyên thiên nhiên, khảo cổ học,
các loại khoáng sản
Tỉnh Vĩnh phúc được thành lập năm 1950 trên cơ sở hợp nhất của
hai tỉnh Vĩnh yên và Phúc yên. đến năm 1968 Vĩnh Phúc sát nhập với
tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, nhưng đến năm 1989 lại tách ra thành
tỉnh Vĩnh phúc, Vĩnh Phúc có nghĩa là" hạnh phúc dài lâu". Hiện nay
theo thống kê tỉnh Vĩnh phúc có diện tích là 1370,73km2, dân số khoảng
1,2 triệu người gôm 31 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn tỉnh.
Vĩnh phúc có một vị trí quan trọng nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ
đơ Hà Nội, phía bắc tiếp giáp với 2tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang.
Phía nam giáp Hà Tây(cũ) , phía tây giáp Phú Thọ, phía đông giáp Hà


Nội. địa hình tỉnh gồm 3 vùng sinh thái : đồng bằng, trung du, miền núi
trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình ở Miền Bắc
Vĩnh Phúc có các con sông lớn bao quanh mặt Tây Nam như:Sông
Lô, sông Hồng và một số sông chảy dọc nội tỉnh như sơng Phan, sơng Phó
đ, sơng Cà Lồ……cùng một hệ thống đầm hồ tự nhiên trong Tỉnh như

đầm vạc( Vĩnh yên), đầm Dưng( vĩnh tường), hồ Vân trục( Lập thạch). hồ
vực xanh( Vĩnh tường)…
Do có địa hình cảnh quan đa dạng lại được thiên nhiên ưu đãi đã tạo
cho nơi đây những cảnh quan kỳ vỹ nổi tiếng , trở thành những danh
thắng cảnh đẹp như khu nghỉ mát Tam đảo, danh thắng Tây thiên, đầm
vạc, đại lải… đây là những tiềm năng để phát triển nghành kinh tế du lịch
của Tỉnh nhà
Vĩnh Phúc có một bề dày lịch sử truyền thống văn hoá lâu đời, theo
thống kê trong tỉnh có 967 di tích lịch sử- văn hố gồm các loại di tích
đình, đền, chùa miếu, di chỉ khảo cổ học, di tích cách mạng kháng chiến
trong đó có 86 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia như vườn sinh thái
quốc gia Tam đảo, Tây thiên, thiền viện trúc lâm…
Ngi ra người Vĩnh Phúc cịn có nhưng điệu hát truyền thông đia
phương như hát trống quân của người kinh ở đức Bác_ Lập Thạch, hát
soong cô của dân tộc Sán Dìu, hát đối của người Cao Lan, hát xéc bùa của
người Mường và các hoạt động lễ hội tưng bừng náo nhiệt diễn ra với các
hình thức phong phú đa dạng trong các dịp xuân thu nhi ky ở khắp nơi
trên các làng quê Vĩnh phúc
Vĩnh Phúc có dãy Tam Đảo sừng sững chắn ở phía bắc và một hệ
thống đòi gò kiểu bát úp chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam từ Lập
Thạch qua Vĩnh Yên qua Mê Linh được hình thành khá sớm. Vĩnh Phúc
có nhiều sơng cổ, đồi gị thấp. thềm sơng cổ gần sơng suối là những điều
kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho cuộc sống của người tiền sử, nên nơi


đây đã trở thành địa bàn sinh trụ của ngưòi Việt cổ xưa. Theo các nhà
khảo cổ học thì lớp người đầu tiên đến khai phá Vĩnh Phúc là lốp người
thuộc nền văn hoá Sơn Vy thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ, cách ngày nay
khoảg20000 đến 10000 năm. Qua phát hiên khảo cổ học đã tìm ra rất
nhiều những di vật cơng cụ được chế tác từcác hịn đá cuội, họ đã dùng

những hòn cuội lớn ghè trực tiếp vào cạnh viên cuội từng lốp từ ngoài vào
trong để tạo ra những hịn cuội có rìa cạnh sắc phục vụ cho đời ssống sinh
hoạt săn bắt và lươm cua người văn hố Sơn Vy thời kì đó.
2.1.2 Tiểu đề 2: Giới thiệu sự kiện Bác Hồ về thăm và nói chuyện
với Đảng bộ nhân dân Vĩnh Phúc ngày 2/3/1963
Ngày 2/3/1963 Bác Hồ về thăm và nói chuyện với hơn hai vạn Cán bộ,
Đảng viên và nhân dân Vĩnh Phúc tại Đồi cao (nay là trụ sở của Bảo tàng).
Bác về thăm nhân dịp nhân dân Vĩnh Phúc có thành tích chống hạn đạt thành
tích sản lượng trồng lúa cao trong vụ thu đông năm 1963. Bác ca ngợi và
đánh giá cao về con người Vĩnh Phúc, về sự cố gắng và tinh thần đồn kết
vượt khó cua họ. Bác động viên các cán bộ tích cực làm việc và học hỏi thêm
nữa để giúp đỡ dân. Cuối buổi Bác cịn nhấn mạnh câu nói "phải phấn đấu
làm sao cho Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh giàu có vá phồn vinh
nhất Miền Bắc. Hiện nay trước cửa của Bảo tàng có bia tưởng niệm ngày Bác
về thăm Vĩnh Phúc.
2.1.3 Tiểu đề 3: Các loại hiện vật được trưng bày tại chủ đề một
và chủ đề hai
Vĩnh Phúc có rất nhiều di tích lịch sử văn hố, một trong những di
tích tiêu biểu của tỉnh là tháp Bình Sơn. Đây là một cơng trình kiến trúc
mỹ thuật phật giáo đặc sắc thời nhà trần thế kỉ XIII. Tháp nằm trong quần
thể di tích chùa Vĩnh Khánh thuộc xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch. Toàn
bộ tháp được xây bằng chất liệu gạch đất nung với nhiệt độ cao, chất kết
dính là đất sét luyện với vôi, ở giữa các viên gạch có các chì chốt mộng


với nhau, táp hình vng có các tầng mái được thu nhỏ dần từ chân tháp
tới đỉnh, bên trong lòng táp rỗng bốn mặt tháp trổ các cửa cuốn tò vị và
được trang trí hoa văn lá đế,dây leo,hoa chanh mang những đề tài phật
giáo
Dãy núi trường thành Tam Đảo: đứng sừng sững hiên ngang, là

phên dậu bảo vệ phía Bắc Tổ Quốc. Đồng thời khẳng định lời hứa quyết
tâm của Đảng bộ nhân dân Vĩnh Phúc quyết vượt qua mọi gian khổ thực
hiện thắng lợi lời hứa của Người.
Bức tranh hiện vật gị đồng: thể hiện cái nhìn tồn cảnh về tỉnh Vĩnh
Phúc, đây là bức tranh thể hiện Vĩnh Phúc trong thời kì đổi mới phát triển
kinh tế, phát triển cơng nghiệp hố- hiện đại hố cùng cả nước. kể từ ngày tái
lập tỉnh cho đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cùng
nhiều nhà máy xí nghiệp , tập trung liên doanh nước ngoài xây dựng trường
học,bệnh viện đặc biệt Vĩnh Phúc tập trung phát triển đào tạo nguồn nhân lực
có tri thức, trình độ khoa học kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu lao động đòi hỏi
chất lương trong sự nghiệp cơng nghiệp hố- hiện đại hố. Và thật đáng mừng
Vĩnh Phúc đã gặt hái được nhiều thành tựu về mọi mặt kinh tế, văn hoá, giáo
dục, y tế, an ninh, quốc phịng…..
Bức tranh tồn cảnh về thiên nhiên Vĩnh Phúc thể hiện cảnh quan địa
hình đa dạng ở Vĩnh Phúc bao gồm : Đồng bằng, trung du và miền núi. Vĩnh
Phúc là một vùng đất giàu tiềm năng, một trong những tiềm năng đó là tài
nguyên đất. Đát ở Vĩnh Phúc có khoảng 26 loại đất khác nhau, trong đó tiêu
biểu là đất phù xa , đất đồi núi. Tổng diện tích quỹ đất là130846 ha, trong đó
diện tích đất gieo trồng là 117000 ha. Tròg các loại đất thì đất phù xa co giá
trị lớn nhất , đất phù xa do bồi tụ của Sông Hồng, Sông Lô có chứa nhiều
khống chất và lượng phù xa tươi tốt. Hiện nay nhờ đầu tư khoa học kĩ thuật
về giống, phân bón, bảo vệ thực vật, máy móc thu hoạch nên đã tạo ra sản
lượng nơng nghiệp có chát lượng cao như gạo khang dân, nếp TK352, Đậu


tương ĐT82. Từ lâu đã hình thành hai vùng đồng bằng phù xa màu mỡ trở
thành vựa lúa trọng điểm của tỉnh đó là vùng đồng bằng huyện Vĩnh Tường
va huyện n Lạc. Ngồi ra đts đồi núi rất thích hợp với các cây công
nghiệp , cây ăn quả như chè, quýt,vải ,xoài….
Bức tranh vườn Quốc gia Tam Đảo: là nơi tập trung các nguồn tài nguyên

phong phú đặc biệt là tài nguyên sinh học . Vườn Quóc gia Tam Đảo nằm trêndãy
núi Tam Đảo có diện tích trên 36000 ha, trên điaj giới ba tỉnh Vĩnh Phúc-Tuyên
Quang- Thái Nguyên.trong đó phần đất lâm nghiệp Vĩnh Phúc được giao có vườn
Quốc gia Tam Đảo có diện tích trên 15000 ha. Vườn Qc gia Tam Đảo được ví
như một bảo tàng thiên nhiên vô giá tập trung mật độ sinh vật tự nhiên dày đặc
bao gồm hệ thống thực vật rừng khá phong phú và đa dạng.theo đánh giá của các
nha sinh thái học, thống kê có 496 lồi thuộc 130 họ,344 chi của ba nhóm: quyết
thực vật, thực vật hạt kín, thực vật hạt trần. Trong đó co 620 lồi cây thân gỗ với
nhiều lọi gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao như gỗ pơ mu, la hán, kim giao, sam
bông, trầm hương, đinh ,lim…Xét về công dụng phân chia thực vật ở rừng có bốn
nhóm:nhóm cho gỗ co 83 lồi, nhóm cho rau an có 54 lồi, nhóm ăn quả 62 lồi,
nhóm làm thuốc 214 lồi trong đó có 62 lồi dược liệu quan trọng như sa nhân,
ngũ gia bì, hà thủ ơ. Cịn các loại động vật là :lớp thú có khoảng 45 lồi, lớp bị sát
có 46 lồi,lớp chim có số lượng đơng khoảng 158 lồi,lớp lưỡng cư có 19 lồi.
Vườn thực vật Quốc gia Tam Đảo cịn tập trung số lượng lớn các lồi côn trùng
cánh cứng và cánh mềm. Tiêu biểu cho loại côn trùng cánh mềm được lưu giữ tại
bảo tàng là hàng chục loại bướm khác nhau:bướm phấn, bướm đốm, bướm với
nhiều màu sắc kích cỡ khác nhau là mn vàn bông hoa sặc sỡ tô điểm cho núi
rừng Tam Đảo. Các loại cơn trùng cánh cứng với nhiều loại có ích như:họ kìm
cánh cam,bọ dừa…
Bức tranh hiện vật tiêu biểu về những khu du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.
Đây là tiềm năng phát triển du lịch lớn của Vĩnh Phúc như là Tam Đảo, Tây
Thiên, đầm Vạc. đầm Dưng, Đại Lải, vườn cò, thác Bảo long, di chi khảo cổ
học Đồng Đậu


Bức tranh hiện vật gò đồng về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đây
là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ
nước của nhân dân Việt Nam nói chung và của nhân dân Vĩnh Phúc nói riêng.
Thế kỉ I(40-43) chống quân xâm lược Đông Hán(trung quốc). Vĩnh Phúc

không chỉ tự hào là quê hương sinh ra hai vị nữ vương anh hùng mà còn là đất
dựng cờ khởi nghĩa chiến thắng quân thù xâm lược:
"Đơ kì đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta"
Tiếp đến là nhóm tượng Bác Hồ . Vĩnh Phúc rất vinh dự và tự hào
là một trong những tỉnh ở Miền Bắc được nhiều lần đón Bác Hồ về thăm.
Từ năm 1945-1963, tỉnh Vĩnh Phúc đã vinh dự được tám lần về thăm. Đặc
biệt ngày 2/3/1963 Bác Hồ về thăm Vĩnh Phúc nhân dịp nhân dân Vĩnh
Phúc có thành tích chống hạn đảm bảo thắng lợi vụ sản xuất Đông xuân.
Trống đồng- một hiện vật trống đồng Đông Sơn vô cùng quý báu.
Trống đồng để lại những giá trị vật chất và tinh thần, là cội nguồn ý thức
của dân tộc, đỉnh cao của văn hoá thời Hùng Vương . Người Việt Cổ làm
ra trống mang nhiều ý nghĩa lịch sử- văn hố trong đó thể hiệ cho quyền
lực , đồng thời trốg đồng còn là một nhạc khí quân sự thúc giục tinh thần
quân sỹ, được hoà tấu lên bởi chiêng trống vang dội, cờ sỹ rợp trời trong
ngày ra trận. và trống đồng cũng thể hiện ý nghĩa về tư duy nông nghiệp
của cha ông ta. Đây là chiếc trống đồng được phát hiện lần đầu tiên trên
đất Vĩnh Phúc ở xã Đạo trù(Tam đảo) năm 2000.Trống đồng đạo trù thuộc
văn hố đơng sơn thời Vua Hùng cách đây khoảng 2000 năm. Mặt trơng
có đường kính 47cm, cao 31cm. ở mặt, thân, tang, và chân của trống đều
có trang trí các vành hoa văn khác nhau. Giữa mặt trống là hình mặt trời
với 12 tia nhọn, có 4 cặp tượng cóc đứng ở rìa mặt trống. Theo đánh giá
của các nhà nghiên cứu văn hố, trống đồng biểu tượng cho tín ngưỡng
cầu mùa nơng nghiệp và cách tính thời gian của người Việt cổ xưa


* Danh mục các hiện vật trưng bày tại gian long trọng
-Bản đồ địa lý hành chính:
+ Bản đồ


1 chiếc

+Tháp Bình Sơn

HVG
1 ảnh

HVTG
+ Gạch xây tháp Bình Sơn

6 viên

HVG

+ Trống đồng

1 chiếc

HVG

+ Một góc TP Vĩnh n

1 ảnh

HVTG

+Cánh đơng lúa Vĩnh tường

1 ảnh


HVTG

-Khoáng sản
+ Các loại mẫu đất cát

10 mẫu

HVG

+ các loại mẫu gỗ

11 mẫu

HVG

16 mẫu

HVG

+ các loại chim, thú,
Xương động vật
+ các tiêu bản lá
+ công trùng

30 hộp

HVG

+ Các loại hạt cây


5 mẫu

HVG

+ Các loại khoáng sản

5 mẫu

+ Nhuyễn thể

23lọ

HVG

+Khu nghỉ mát Tam đảo

1 ảnh

HVTG

+ Đầm vạc

1 ảnh

nt

+ Danh thắng Tây Thiên

1 ảnh


nt

+Vườn cò Hải lựu

1 ảnh

nt

+Thác Bản Long

1 ảnh

nt

HVG

- Thắng cảnh tiềm năng
Phát triểndu lịch


+Đồi 79 mùa xuân

1 ảnh

nt

+Đầm Dưng

1 ảnh


+Di chỉ khảo cỏ học Đồng đậu

1 ảnh

-Di chỉ khảo cổ học
+Văn hoá Sơn Vy

14 chiếc

- di chỉ khảo cổ học Đồng đậu
+ Dọi xe chỉ

7 chiếc

+ Mảnh vòng

12 mảnh

+ Hat chuỗi

3 hạt

+ bi

9 viên

+ Tượng

1 tượng


+Khay đựng hạt gạo

1 khay

+ mảnh gốm

19 mảnh

+ Nồi gốm

1 chiếc

+ Chày đá

2 chiếc

+ Lọ gốm

1 chiếc

+ Rìu đá

19 chiếc

+ Chạc gốm

2 chiếc

+ Bàn mài


10 chiếc

+ Tượng đất nung

2 tượng

+ Xưong động vật

1 bộ

+ Răng động vật

28 chiếc

+ Công cụ: mũi tên, mũi lao

32 chiếc

+ Khuôn đúc đồng

2 khuôn

+Hoa tai

1 chiếc


- Các di chỉ khảo cổ học khác
+ Bàn mài


2 chiếc

+Mảnh gốm

6 mảnh

+ Rìu

6 chiếc

+ Chân chạc gốm

2 chiếc

+ Dọi xe chỉ

5 chiếc

+Tượng trâu

1 tượng

+ Mảnh vịng

1 mảnh

+Cơng cụ đồng

6 chiếc


+ Di cốt người Phùng nguyên

1 bộ

2.2 Phần 2 :Giới thiệu về đời sống văn hoá các tộc người sinh sống
trên đất Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh có diện tích xếp thứ 56 trong số 64 tỉnh thành cả
nuớc nhưng từ lâu đã có 31 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có 4
thành phần dân tộc chính có số dân đơng là: Kinh, Cao lan, Sán Dìu và Dao
Quần Chẹt.
Người Kinh cư trú lâu đời nhất ở vùng đất này, phân bố trên khắp các
địa bàn trong tỉnh. Dân tộc Cao lan chủ yếu định cư ở xã Quang Yên (Lập
Thạch). Người Dao Quần chẹt điểm tụ cư ở Lãng Công ( Lập Thạch). Dân tộc
Sán Dìu sinh sống dọc theo dãy núi Tam Đảo từ xã Quang Sơn (Lập Thạch)
đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên). Còn lại 27 dân tộc khác số lượng người rất ít,
họ sinh sống xen kẽ với các dân tộc trong tỉnh. Trải qua bao đời sống xen kẽ
gần gũi bên nhau, họ ln có truyền thống đồn kết tương thân tương ái cùng
xây dựng quê hương Vĩnh Phúc ngày càng giàu đẹp phồn vinh.
2.2.1 Đời sống vật chất


Đời sống vật chất của các dân tộc anh em sinh sốnởi đất Vĩnh Phúc bao
gồm có trang phục, sưu tập đồ dùng sinh hoạt và công cụ lao động sản xuất,
các làng nghề lao đông thủ công truyền thống. Tất cả những thứ đó đều được
lưu giữ tại phịng 2 của bảo tàng Vĩnh Phúc.
Trước hết về sưu tập trang phục dân tộc cổ truyền trong phòng trưng
bày: Trong trường kỳ lịch sử , mỗi dân tộc đến định cư ở một vùng đất đều
mang theo truyền thống, phong tục tập quán… Nhưng qua thời gian, do tiếp
xúc và giao lưu với các dân tộc láng giềng có lĩnh vực văn hố biến đổi nhiều,
chỉ lưư giữ lại đơi nét sắc thái riêng của dân tộc mình, nhưng ở lĩnh vực văn

hoá lại bảo lưu gần như nguyên vẹn trong đó có trang phục đặc biệt là trang
phục nữ vì trong xã hội truyền thống phụ nữ ít giao tiếp với bên ngồi, ít đi lại
các vùng xa như nam giới nên họ giữ lại lâu bền nhất sắc thái dân tộc thơng
qua trang phục và các hình thức sinh hoạt khác. Với phụ nữ Vĩnh Phúc, nét
đặc sắc đó đuợc lưu giữ ở y phục của 4 dân tộc cư trú lâu đời nhất trên đất
Vĩnh Phúc gồm: dân tộc Cao lan, Dao Quần chẹt, Sán Dìu, Kinh.
Nữ phục truyền thống của người Cao lan rất đơn giản. áo được may nối
thân trên màu nâu, dưới màu chàm. Váy khâu kín bằng năm miếng vải, cạp
váy nhỏ, nẹp bằng vải nhiều màu và buộc những nọn trẻ tết tròn đầu chỉ để
thành tua rua luồn vào trong cạp. Xà cạp gọi là "tọn cao kích" màu trắng có
dây buộc thêu bằng chỉ nhiều màu được quấn từ mắt cá chân lên đầu gối
Phụ nữ Cao lan dùng khăn dài để uốn trên đầu và thắt vắt chéo nhau ở sau gáy
vừa như chiếc nón để che nắng che mưa vừa tránh rét trong mùa đông. Đặc
biệt trong những ngày xuân đi chơi hội, ngày đi lấy chồng, phụ nữ thường thắt
ba đến bốn dải vải nhiễu điều xanh đỏ ngang eo bụng, cái nọ đáp trồng lên
cái kia tạo thành dáng vẻ thướt tha uyển chuyển.
Y phục của phụ nữ Dao quần chẹt còn bảo lưu nhiều yếu tố đặc trưng
bản sắc dân tộc cổ truyền gắn với ý niệm về thuỷ tổ xưa của dân tộc Dao: "
Bàn Vương" có cơng đánh giặc được vua gả cơng chúa, sinh hạ thành người


Dao. Vì vậy trên áo của phụ nữ thêu hình" c ấn bàn vương" đều có nguồn
gốc sâu xa từ ý niệm này. Nét độc đáo của phụ nữ dao quần chẹt là quần cắt
kiểu chân què, ống hẹp bó sát chân dài dưới gối khoảng 1-2 cm. Hoa văn thêu
chủ yếu ở gấu quần, mơ típ chủ đạo là hình lá cây, các đường thẳng song
song, vạch chéo…..
Y phục của phụ nữ Sán Dìu: đặc biệt nổi bật là chiếc váy hai mảnh, một
mảnh ở phía trước, một mảnh ở phía sau, để hở hai bên suờn. Tương truyền
xưa kia chiếc váy của phụ nữ Sán Dìu có nhiều mảnh gọi là "sệch cú" - váy lá,
phụ nữ có thẻ dùng lá , sợi cây cuốn quanh mình làm váy che thân. Sau này

họ đã biết trồng bông dệt vải làm thành khố , váy, chiếc váy hiện nay là dấu
vết của chiếc váy lá cổ xưa đuợc phụ nữ Sán Dìu cải tiến cho phù hợp với mơi
trường sống và điều kiện sinh hoạt của họ
Y phục của phụ nữ Kinh: người phụ nữ Kinh xưa kia thường mặc áo tứ
thân, có lẽ bắt nguồn từ khổ vải may hệp, phần lưng ghép hai khổ vải thành
hai thân sau, cịn hai thân trước là hai tà áo có thể thả hoặc buộc hai vạt áo
vào nhau ở trước bụng tạo thêm phần duyên dáng. Váy của phụ nữ Kinh rất
đơn giản, hình ống, nhuộm màu đen rồi thắt dải rút trên dây lưng màu sặc sỡ
ra ngoài để làm nổi nền màu của váy áo tạo thêm phần thon thả" thắt đáy
lưng ong" của phụ nữ. yếm là bộ phận phụ nhưng bao giờ cũng được phụ nữ
chăm chút thành bộ phận trang sức nổi rõ trên nền màu của váy áo. Bởi vậy
xung quanh chiếcc yếm nảy sinh bao câu chuyện trữ tinh
"Trầu em têm tối hôm qua
Buộc trong dải yếm mở ra mời chàng"
Và họ còn gửi gắm biết bao tâm sự:
"Uớc gì sơng rơng chừng gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi"
Đi cùng với trang phục là trang sức, đay là bộ phận quan trọng của y
phục nhằm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ. Tuy mỗi dân tộc có cách làm


đẹp khác nhau nhưng họ đèu sử dụng các loại nhẫn, vịng , hoa tai, xà tích….
bằng các kim loại q đựoc chế tác cơng phu, hình dáng thanh thốt phù hợp
với y phục và phong tục tập quán của mỗi dân tộc.
Bên cạnh những sưu tập trang phục là sưu tập đồ dùng sinh hoạt hàng
ngày và công cụ lao động sản xuất. Để phù hợp với điều kiện sinh hoạt đời
sống canh tác của một tỉnh có địa hình đa dạng gồm ba vùng đồng bằng, trung
du , miền núi. Các cư dân Vĩnh Phúc đã tận dụng các sản vật có trong vườn
nhà như tranh, tre nứa , lá cộng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo đã tạo nên
những đồ dùng sinh hoạt rất tiện lợi, đẹp mắt phục vụ đời sống như: thúng ,

mủng , dần , sàng , nong , nia, rổ ,rá….. đặc biệt là chiếc thang chỉ bằng cây
tre chẻ đôi. tận dụng các tay tre đẻ làm bậc thang lên xuống đã tạo ra chiếc
thang vững chãi, mang tính thảm mỹ cao.
Trồng bơng dệt vải là một nghề có từ lâu đời ở Vĩnh Phúc, hầu hết các
công việc dệt vải đều do phụ nữ đảm nhận.Từ lúc gieo bơng đến lúc thu hoạch
phơi khơ bóc vỏ rồi đem cất đi , đợi khi nông nhàn mới đem quả bông ra cho
vào cán xa bông tách hạt ra khỏi sợi bông rồi dùng xa quay kéo thành con sợi
sau đó hồ sợi bằng bơt gạo hoặc rễ cây ti đăng và đưa lên khung dệt để tạo ra
những tấm vải may quần áo mặc hàng ngày.
Để phù hợp với công việc đồng áng, các cư dân sinh sống ở vùng đồng
bằng sử dụng cày chìa vơi, cào, bừa, liềm , hái….trong q trình canh tác.
Cịn ở vùng sơng nước thì cơng cụ để đánh bắt thuỷ hải sản rất phong phú
gồm lờ, đó, cụp, chao rủi nhằm khai thác các nguồn lợi sẵn có trong thiên
nhiên phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Với những cư dân sinh sống ở vùng đồi núi, dụng cụ canh tác của họ là
dao phác, dao đi nương, cào khoăm, dậu gánh….đặc biệt dao ngắt lúa khum
là sáng tạo hiếm thấy của người Cao lam. Trong những lúc nông nhàn, đàn
ông sử dụng các loại súng kíp, cạm kiềng, cung, tên, bẫy… để săn bắt, đàn bà
vào rừng hái lượm hoa quả, măng, nấm và các loại rau rừng…. sản phẩm thu


được đóng vai trị quan trọng nhiều khi là nguồn sơng chính đẻ vượt qua thời
kỳ giáp hạt hay mùa màng thất bát.
Cịn đối với làng nghề thủ cơng truyền thống , được hình thành và tồn
tại trong lịch sử phát triển của các dân tộc vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng. Từ xa xưa các cư dân cổ Vĩnh Phúc
Đã biết làm nhiều nghề thủ công như: đan lát, dệt vải, chế tạo đá, nghề
gôm, nghề luyện kim đúc đồng…..Nhưng qua thời gian, các nghề đã bị mai
tộy, có nghề phát triển còn lại đến nay một số làng nghề mà hầu hết các hộ gia
đình trong làng đến sản xuất, sản phẩm có chất lượn được tiêu thụ rộng rãi

trong và ngoài tỉnh với bốn làng nghề:
Làng rèn Lý Nhân, thuộc xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường nổi tiếng với
nghề rèn, các sản phẩm chủ yếu là cấc đồ nông cụ và đồ gia dụng như: liềm,
hái, cày bừa, cuốc, xẻng, mai , thuổng, dao , kếo….được tạo ra voéi hình thức
đẹp, tiện cho sử dụng và rất sắc bén.
Trong kháng chiến chống Pháp với khẩu hiệu "sắm vũ khí đuổi thù
chung"các lị rèn Lý Nhân ngày đêm rèn các loại giáo, kiếm ,dao, mác phục
vụ công cuộc kháng chiến kiến quốc. Ngày nay trong cơ chế thị trường nhiều
gia đình đã cải tiến dây chuyền sản xuất bằng máy móc, trang thiết bị hiện đại
như: búa máy, máy cán ,máy dập….nhằm giải phóng sức lao động , giảm giá
thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Làng mộc Bích Chu cũng thuộc xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, là
một làng nghề tồn tại cách ngày nay khoảng 300 năm với kĩ thuật làm đồ gỗ,
chạm trổ điêu khắc đạt trình độ kĩ thuật điêu luyện được khách hàng nhiều nơi
ưa chuộng. Những công cụ làm mộc thô sơ như: thước, bào, dùi,
đục ,cưa,búa. Nhờ đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo đã biến những khúc gỗ
xù xì trở thành vật dụng thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như:
gường, tủ, bàn ghế mang đậm nét đặc trưng quê nhà. Ngày nay khi xã họi
phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao, làng mộc Bích Chu sản xuất



×