Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.77 KB, 36 trang )

Thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và
phát triển việt nam
2.1 Một số nét về sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển :
Lịch sử hình thành và phát triển của sở I NHĐT&PTVN gắn liền với lịch sử
ra đời và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam. Có thể chia quá
trình trên thành 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: Từ năm 1957 đến 1990, đây là giai đoạn hình thành và phát triển
của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam. Ngày 26 tháng 4 năm 1957, thủ tường
chính phủ ký nghị định số 177/TTG về việc thành lập ngân hàng kiến thiết Việt
nam trực thuộc Bộ tài chính thay thế cho vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản. Thời
kỳ này ngân hàng làm nhiệm vụ chủ yếu là quản lý và cấp phát vốn do nhà nước
cấp cấp cho kiến thiết, xây dựng cơ bản, nhằm thực hiện các kế hoạch phát triển
kinh tế và và hỗ trợ công cuộc chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Từ năm 1957 đến năm
1981, ngân hàng trực thuộc Bộ tài chính. Thời điểm này, hoạt động của ngân hàng
nặng về kiểm soát và thanh toán các công trình xây dựng cơ bản hơn là cho vay,
nặng về quản lý vốn trước và trong khi cấp phát vốn, coi nhẹ quản lý sau khi cấp
phát vốn. Ngân hàng hầu hết là cấp phát vốn của nhà nước mà không có những
hoạt động nhận tiền gửi của khách và cho vay.
Ngày 24 tháng 6 năm 1981, hội đồng chính phủ ra quyết định số 259/CP về
việc chuyển ngân hàng kiến thiết Việt nam trực thuộc bộ tài chính thành ngân hàng
Đầu tư và xây dựng Việt Nam trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt nam, với quyết
định này ngân hàng được tổ chức như một doanh nghiệp quốc doanh, nhiệm vụ của
ngân hàng là thu hút và quản lý các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản
các công trình không do ngân sách cấp hoặc không đủ vốn tự có, đại lý thanh toán
và và kiểm soát các công trình thuộc diện ngân sách đầu tư. Ngân hàng vẫn chưa
thực hiện nhiệm vụ kinh doanh .
Ngày 14 tháng 11 năm 1990 chủ tịch hội đồng bộ trưởng ra quyết định thành
lập ngân hàng đầu tư và phát triển thay cho tên gọi cũ là ngân hàng Đầu tư và xây
dựng cơ bản trước đây. Bây giờ, ngân hàng có chức năng huy động vốn trung và
dài hạn trong và ngoài nước và nhận vốn từ ngân sách nhà nước cho vay các dự án


chủ yếu tronh lĩnh vực đầu tư và phát triển.
Giai đoạn 1991 đến 1997: Đây là giai đoạn ra đời và tìm hướng đi cho sở giao
dịch I NHĐT&PTVN.
Căn cứ vào quyết định 76/QĐ-TCCB ngày 28 tháng 3 năm 1991 của tổng
giám đốc ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam về việc thành lập sở giao dịch
ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam
Căn cứ vào Điều lệ hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam ban
hành kèm theo quyết định 349QĐ/NH5 ngày 16 tháng 10 năm 1997 của thống đốc
ngân hàng nhà nước Việt nam. Trong thời gian này, sở giao dịch ngân hảng đầu tư
và phát triển Việt nam là một đơn vị phụ thuộc thực hiện cho vay, nhận gửi từ trên
xuống. Mọi hoạt động của sở giao dịch đều mang tính chất bao cấp thực hiện theo
chỉ thị (Sở giao dịch chủ yếu cho vay đối với các dự án phát triển kinh tế do Ngân
hàng đầu tư và phát triển trung ương chỉ định ), lỗ, lãi không tự hạch toán và không
tự chịu trách nhiệm. Chủ yếu do ngân hàng đầu tư và phát triển trung ương đỡ
đầu .
Giai đoạn từ 1998 đến nay: Đây là giai đoạn sở giao dịch có bước chuyển
biến lớn thực sự tách ra thành một ngân hàng hạch toán độc lập. Năm 1998-1999,
mặc dù đã được tách ra song sở giao dịch I vẫn thực hịên hạch toán phụ thuộc.
Trước 3/99 vẫn thực hiện cho vay với các bộ, ngành do chính phủ chỉ định, nhưng
sau tháng 3/99 thì có sự chuyển biến đáng kể, ngân hàng không còn cho vay theo
hình thức chính phủ chỉ định nữa mà dần chuyển sang cho vay thương mại.
Năm 2000, sở giao dịch I chính thức thực sự chuyển sang kinh doanh thương
mại, đến nay phần lớn là cho vay thương mại chỉ còn khoảng1000 tỷ cho tổng
công ty điện lực vay là cho vay theo hình thức chỉ định của chính phủ.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức.
Hiện nay, sở I NHĐT&PTVN có trên 200 cán bộ công nhân viên.
Trụ sở chính tại 53 Quang Trung.
Chi nhánh khu vực Gia Lâm đặt tại 558 Nguyễn Văn Cừ_gia Lâm_Hà Nội .
- Phòng giao dịch số I đặt tại 35 Hàng Vôi_Hà Nội.
- Phòng giao dịch số II đặt tại 108 Phạm Ngọc Thạch_Hà Nội.

- Phòng giao dịch trung tâm Tràng Tiền Plaza 24 Hai Bà Trưng_Hà Nội
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của sở I NHĐT&PTVN

Ban giám đốc bao gồm một giám đốc và ba phó giám đốc phụ trách các lĩnh
vực khác nhau của sở.
Ban giám
đốc
Phòng
Giao
Dịch
Quản

Khách
Hàng
Phòng
Tín
dụng
Phòng
Hành
Chính
Kho
Quỹ
Phòng
Nguồn
Vốn
Kinh
Doanh
Kiểm
Tra
Kiểm

Soát
Nội
Bộ
Phòng
Thanh
Toán
Quốc
Tế
Phòng
Điện
Toán
Chi Nhánh
Gia Lâm
Hành
Chính
Thanh
Toán
Quốc
Tế
Nguồn
Vốn
Tín
Dụng
Kế
Toán
Các phòng ban có trưởng phòng và các phó phỏng. Dưới đây là chức năng nhiệm
vụ cụ thể của từng phòng ban của sở giao dịch.
- Phòng tín dụng:
Thực hiện việc cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ,
thực hiện bảo lãnh cho các khách hàng theo các chế độ tín dụng hiện hành, bảo

đảm hiệu quả, an toàn của đồng vốn. Đảm nhận việc tư vấn cho khách hàng trong
hoạt động tín dụng và uỷ thác đầu tư theo các quy định. Tổ chức lập kế hoạch hàng
tháng, quý, năm cho phòng mình đồng thời cùng với các phòng ban khác lập kế
hoạch hoạt động cho sở. Tổ chức thực hiện công tác khách hàng thường xuyên:
nắm bắt nhu cầu, phục vụ nhu cầu khách hàng, khai thác tiềm năng của khách hàng
truyền thống đồng thời tìm kiếm thu hút thêm khách hàng mới không ngừng mở
rộng khách hàng của ngân hàng. Trên cơ sở những thông tin nhận được về khách
hàng, về xu hướng nhu cầu của khách ..vv phòng tín dụng sẽ tham mưu, góp ý
kiến cho các phòng ban, cho những nhà lãnh đạo của ngân hàng nắm bắt được
thông tin mới và có thể thay đổi một số yếu tố cho phù hợp với môi trường.
- Phòng nguồn vốn kinh doanh :
Một trong số những hoạt động quan trọng của ngân hàng là huy động vốn để
cho vay, nhiệm vụ này thuộc về phòng nguồn vốn. Phòng nguồn vốn thực hiện các
hoạt động thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau như từ dân cư, từ các tổ chức kinh
tế ..vv, thông qua các hình thức tiền gửi đa dạng như kỳ hạn khác nhau, lãi suất
khác nhau, bằng các loại tiền nội tệ và ngoại tệ, trả lãi trước và trả lãi khi đến
hạn ..vv. Bên cạnh đó phòng nguồn vốn cũng thực hiện mua bán chuyển đổi ngoại
tệ và các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại khác theo quy định của tổng giám đốc. Tổ
chức công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn theo yêu cầu. Tổng hợp thông
tin và báo cáo thống kê phòng ngừa rủi ro, phục vụ công tác điều hành của ngành
và của sở.
- Phòng tài chính kế toán :
Phòng này làm nhiệm vụ ghi chép lại, thực hiện hạch toán kế toán để phản
ánh đầy đủ, chính xác, kịp thởi mọi hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phát
sinh tại sở. Lập các bảng báo cáo tài chính, báo cáo kế toán với cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền theo những quy định hiện hành và cung cấp số liệu báo
cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo ngân hàng đầu tư trung
ương và ban giám đốc sở I. Trực tiếp thực hiện việc cung ứng một số sản phẩm cuả
ngân hàng cho khách hàng như dịch vụ chuyển tiền nhanh, dịch vụ trả lương, dịch
vụ thanh toán không dùng tiền mặt ..vv.

- Phòng quản lý khách hàng:
Chịu trách nhiệm về mặt tìm kiếm, thu hút khách hàng, tiếp xúc khách hàng
và thực hiện maketing khách hàng ..vv.
Phòng tổ chức công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị phần của sở giao
dịch trên cơ sở đó sẽ thực hiện việc tham mưu cho lãnh đạo ngân hàng xây dựng
chiến lược khách hàng, xây dựng các chính sách đối với khách hàng, nhóm khác
hàng và từng khách hàng cụ thể.Tham mưu cho lãnh đạo về việc thực hiện các
chính sách khách hàng sao cho đạt hiệu quả cao nhất, giảm tối đa chi phí hoạt
động, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, qua đó tăng lợi nhuận cho ngân
hàng và tạo ra khả năng phát triển bền vững của ngân hàng trong điều kiện kinh tế
có nhiều biến động.
- Phòng thanh toán quốc tế :
Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế như mở L/C, thanh toán L/C cho
khách, thực hiện các dịch vụ ngân hàng quốc tế ..vv.
- Phòng tổ chức hành chính kho quỹ :
Nhiệm vụ chính là thực hiện việc tổ chức, quản lý cán bộ, tuyển chọn nhân
viên, quản lý việc thu, chi các quỹ lương ..vv.
- Phòng giao dịch :
Phòng quản lý các quỹ tiết kiệm, chức năng huy động vốn và cho vay cầm
cố các chứng từ có giá .
- Phòng kiểm soát nội bộ:
Thực hiện công tác trong nội bộ các hoạt động kinh doanh tại sở giao dịch
theo các quy chế của ngành, quy định của pháp luật cũng như theo các quy định
của bản thân ngân hàng.
- Phòng điện toán :
Chịu trách nhiệm quản lý về mặt kỹ thuật các máy móc thiết bị của sở
nhằm phục vụ cho các phòng ban hoạt động tốt hơn.
2.2 Tình hình hoạt động của sở I ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.
2.2.1 Tình hình nguồn vốn và huy động vốn .
Nguồn vốn là yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

thương mại, nó quyết định sự thành công của ngân hàng. Sở I NHĐT&PTVN đã
xác định tạo vốn là khâu mở đầu, tạo ra khả năng vốn vững chắc cả về VND và
ngoại tệ, coi vốn trong nước là quyết định vốn nước ngoài là quan trọng.
Với phương châm đó sở I NHĐT&PTVN đã thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn
bằng nhiều hình thức và kênh huy động khác nhau từ mọi nguồn vốn trong nước và
ngoài nước. Ngân hàng đã mở rộng phạm vi huy động vốn, đa dạng các hình thức
huy động như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đa dạng các loại kỳ hạn, đa dạng hoá
lãi suất .. nhằm thu hút vốn tối đa phục vụ nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế.
Nhờ áp dụng nhiều chính sách đa dạng nói trên, trong vài năm qua vốn huy
động của sở I NHĐT&PTVN đã có những chuyển biến tích cực, cơ cấu nguồn vốn
cũng có sự thay đổi theo chiều hướng thuận lợi.
Bảng1: Bảng nguồn vốn trong giai đoạn 2000 - 2002
Đơn vị: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu 2000 2001 2002
1. Tiền gửi các loại.
1.1 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
1.2 Tiền gửi của dân cư
2. Các khoản vay
3. Vốn uỷ thác tài trợ phát triển
4. Vốn vay nước ngoài cho ĐT&PT
5. Phát hành kỳ phíếu, trái phiếu
6. Vốn và các quỹ
7. Tài sản nợ khác
2.825
1.921
904
614
1.842
1.722
737

3.931
614
4.569
2.924
1.645
914
1.980
1.614
1.218
3.959
976
7.790
3.972
3.818
931
2.291
2.019
844
4.095
1.030
Tổng 12.285 15.230 19.000
(Nguồn: Báo cáo thường niên sở I NHĐT&PTVN giai đoạn 2000 - 2002 )
Tổng nguồn vốn tăng trưởng qua các năm:
Tổng nguồn vốn năm 2000 là 12.285 tỷ đồng, năm 2001 là 15.230 tỷ đồng tăng
2.945 tỷ so với năm 2000 tương ứng với 23,9%, năm 2002 tổng nguồn vốn là
19.000 tỷ, tăng so với năm 2001 là 3.770 tỷ, tương ứng với tăng 24,7%. Cơ cấu
tiền gửi các loại trong tổng nguồn vốn, qua các năm là khá cao và có xu hướng
tăng, thể hiện khả năng thu hút vốn của ngân hàng ngày càng tốt, năm 2000 vốn từ
tiền gửi của dân và các tổ chức kinh tế là 2.825 tỷ chiếm khoảng 23% trong tổng
nguồn vốn, 2001 là 4.569 chiếm 30%, năm 2002 là 7.790 tỷ chiếm 41%. Vốn uỷ

thác tài trợ cho phát triển cũng tăng nhanh năm 2000 là 1.842, năm 2001 là 1.980
tỷ đồng, năm 2002 là 2.291 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng
nguồn vốn, điều này thể hiện khả năng tiếp cần và thu hút các nguồn vốn phục vụ
cho phát triển của ngân hàng càng ngày càng có nhiều tiến bộ.
Về cơ cấu vốn nội tệ và ngoại tệ, trong năm 2002 là tương đối hợp lý, nguồn
vốn huy động đã góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn đảm bảo đủ vốn
phục vụ giải ngân các hợp đồng đã ký kết với khách hàng, đảm bảo khả năng thanh
toán.
Biểu đồ1: Cơ cấu nguồn vốn của sở I
Tính đến ngày 31/12/2002
Huy động vốn của ngân hàng thông qua phát hành trái phiếu năm 2000 là 737 tỷ
đồng, năm 2001 là 1.218 tỷ đồng, năm 2002 là 844 tỷ đồng
Điểm đáng chú ý là cơ cấu vốn từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và người
dân có sự biến đổi rõ rệt và theo chiều hướng tốt cụ thể là vốn huy động từ người
dân tăng lên rất nhanh cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Năm 2000 cơ cấu giữa
vốn huy động từ dân cư và vốn huy động từ các tổ chức kinh tế lần lượt là 904 tỷ
đồng tương ứng với 32%và 1.921 tỷ đồng tương ứng với 68% tổng vốn từ dân và
từ doanh nghiệp, năm 2001 con số này là 1.645 tỷ ứng với 36% và 2.924 tỷ đồng
ứng với 62%, năm 2002 con số này rất đáng chú ý, nó là 3.818 tỷ đồng ứng với
49% và 3.972 ứng với 51%. Sự biến đổi mạnh mẽ cơ cấu nói trên cho thấy người
dẫn đã ngày càng tín nhiệm ngân hàng, ngày càng gửi nhiều tiền vào ngân hàng, là
dấu hiệu tốt cho sở I NHĐT&PTVN có thể có nhiều vốn hơn đáp ứng ngày càng
tốt cho nhu cầu vốn phục vụ đầu tư và phát triển.
Biểu đồ 2: Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn qua các năm
Giai đoạn 2000 - 2002
* Năm 2000 :12.285
1.Tiền gửi các loại chiếm 41%.
2.Các khoản vay chiếm 15,5%.
3. Vốn và quỹ chiếm 21,5%.
4.Vốn uỷ thác chiếm 12,05%.

5. Tài sản nợ khác chiếm 5,5%.
6. Vốn từ phát hàn kỳ phiếu chiếm 4,4%.
* Năm 2001:15.230
* Năm 2002: 19.000
Công tác huy động vốn cũng được ngân hàng quan tâm đặc biệt chính vì vậy
mà kết quả huy động vốn đạt được là rất đáng khích lệ. Trong giai đoạn 2000 -
2002 vốn huy động không ngừng tăng qua các năm.
Thực tế đó có thể thấy rõ thông qua biểu đồ về công tác thu hút vốn của sở I
ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam
Biểu đồ 3: Tăng trưởng huy độngvốn qua các năm
Giai đoạn 2000 - 2002
Đơn vị:Tỷ đồng
* Năm 2000: 3.562
* Năm 2001: 5.787
* Năm 2002: 8.634
Trong công tác nguồn vốn, cân đối và sử dụng vốn hàng ngày linh hoạt, chặt
chẽ, tiết kiệm, đảm bảo tốt khả năng thanh toán thường xuyên, công tác thanh toán,
chi trả lãi trái phiếu đều được thanh toán an toàn, chính xác, kịp thời kể cả những
lúc nguồn vốn gặp khó khăn.
Sở giao dịch đã mở thêm ba điểm huy động vốn mới và triển khai hình thức
huy động mới: như tiết kiệm tích luỹ nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi, trên
mọi kênh huy động, phát tờ rơi quảng cáo, nâng cao nhận thức vê tầm quan trọng
của công tác huy động vốn đối với từng cán bộ của sở giao dịch.
Ngoài những công tác trên, hàng tháng sở còn duy trì phân tích cơ cấu tài sản
nợ có, phân tích tình hình huy động vốn tại sở, theo dõi biến động lãi suất trên thị
trường.. nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời với các diễn biến của thị
trường. Kết quả là cơ cấu lại tài sản nợ đã có nhiều biến chuyển tích cực, sử dụng
nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn giảm, hiệu suất sử dụng nguồn USD
tăng lên, cơ cấu sử dụng các loại tiền đã được thay đổi theo hướng tốt.
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn tại sở giao dịch I NHĐT&PTVN.

Trong công tác sử dụng vốn, ngân hàng chú ý đa dạng hoá các hình thức sử
dụng như: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn phục vụ đầu tư phát triển,
bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư, cho vay uỷ thác tài trợ phát triển,
góp vốn liên doanh, các loại hình đầu tư vốn khác.
Trong những năm qua Sở I đã chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc và không ngừng
tăng trưởng, Tổng tài sản của ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng cao qua các năm.
Năm 2000 tổng tài sản của ngân hàng là 12.285 tỷ đồng, năm 2001 là 15.230 tỷ
đồng tăng 24,7% so với năm 2000, năm 2002 là 19.000 tỷ đồng tăng 24% so với
năm 2001, đây là mức tăng trưởng cao cả về số tương đối và số tuyệt đối. Sự tăng
trưởng hàng năm với tốc độ cao thể hiện sức phát triển vượt bậc của ngân hàng.
Nhìn vào bảng tổng kết nói trên ta thấy :
Dư nợ tín dụng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2000 tổng dư nợ
( bao gồm cho vay các loại và cho vay uỷ thác tài trợ đầu tư ) của ngân hàng là
10.004 tỷ đồng, năm 2001 là 11.812 tỷ đồng tăng 1.808 tỷ tương ứng với 18% so
với năm 2000, năm 2002 là 15.033 tỷ đồng tăng 3.221 tỷ đồng ứng với 27% so với
năm 2001.
Bảng 2: Bảng sử dụng vốn của sở I NHĐT&PTVN
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2000 2001 2002
1. Các khoản dự trữ kinh doanh
2. Cho vay các loại
2.1 Cho vay trung và dài hạn
2.2 Cho vay ngắn hạn
1.769
8.206
4.945
3.261
2.663
9.899
5.861

4.038
3.018
12.854
7.791
5.063
3. Cho vay uỷ thác tài trợ phát triển
4. Các khoản đầu tư
5. Tài sản có khác
1.798
120
392
1.913
198
557
2.179
262
687
Tổng 12.285 15.230 19.000
( Nguồn báo cáo thường niên của sở I NHĐT&PTVN )
Biểu đồ 4: Tổng dư nợ qua các năm từ 2000 - 2002
Đơn vị: Tỷ đồng

* Năm 2000: 12.285 tỷ đồng
* Năm 2001:15.320 tỷ đồng
* Năm 2002:19.000 tỷ đồng
Trong đó:
Đối với tín dụng ngắn hạn: Ngân hàng tiếp tục đạt được những kết quả đáng
khích lệ với những chính sách khá hợp lý, ưu tiên tập trung cho vay đối với các
doanh nghiệp trong thi công xây lắp, khảo sát thiết kế, sản xuất vật liệu xây dựng,
đảm bảo vốn cho các doanh nghiệp trúng thầu các dự án lớn trong nước và quốc tế,

các khách hàng có số dư tiền gửi lớn tại ngân hàng. Cụ thể số dư tín dụng ngắn
hạn của ngân hàngkhông ngừng tăng qua các năm, năm 2000 là 3.261 tỷ đồng, năm
2001 là 4.038 tỷ đồng tăng 777 tỷ ứng với tăng 23,8% so với năm 2000, năm 2002
là 5.063 tỷ đồng tăng 1.802 tỷ đồng ứng với 55,2% so với năm 2000.
Đối với tín dụng trung và dài hạn: Ngân hàng luôn xác định lấy khách hàng
làm trung tâm, coi hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng là hiệu
quả của các khoản tín dụng ngân hàng. Trên quan điểm đó ngân hàng đã tích cực
đa phương hoá khách hàng trên cơ sở duy trì và phát triển khách hàng truyền
thống, đồng thời mở rộng khách hàng mới một cách có chọn lọc.
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng trong ba năm thường tăng,
năm 2000 là 4.945 tỷ đồng, năm 2001 là 5.861 tỷ đồng, năm 2002 là 7.791 tỷ đồng.
Về chính sách tín dụng của ngân hàng: Với phương châm đa dạng hoá các sản
phẩm, đa dạng hoá đầu tư, nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và phân tán rủi ro,
ngân hàng sử dụng vốn tạo ra nhiều loại tài sản khác nhau trong đó coi tín dụng
đầu tư phát triển, tín dụng thi công xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị, vật liệu xây
dựng là mặt trận hàng đầu, đồng thời coi trọng việc mở rộng có chọn lọc các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng và dịch vụ phi ngân hàng khác trong đó chú trọng cho vay
khép kín, kết hợp đồng tài trợ và bảo lãnh dưới các hình thức khác nhau.
Biểu đồ 5 : Cơ cấu tài sản của ngân hàng giai đoạn 2000- 2002
Ngân hàng đã tập trung vốn cho các dự án trọng điểm, hiệu quả cao theo các mục
tiêu hiện đại hoá, mở rộng tín dụng đối với các thành phần kinh tế.
Vốn đầu tư đã tập trung cho các chương trình kinh tế, dự án trọng điểm của
nền kinh tế như: vật liệu xây dựng, điện lực, mía đường, dệt may, đánh bắt cá xa
bờ.
Sang năm 2001, mặc dù tình hình kinh tế đất nước và khu vực có nhiều khó
khăn thiên tai, khủng hoảng tài chính tiền tệ, nhưng hoạt động của ngân hàng vẫn
tăng trưởng góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ, kiềm chế
lạm phát. Qua đây ta càng thấy vai trò của ngân hàng trong phát triển và ổn định
kinh tế.
Ngân hàng không ngừng dịch chuyển cơ cấu các hoạt động, mở rộng và nâng

cao chất lượng dịch vụ với phương châm kinh doanh đa năng tổng hợp, tập trung
khai thác, mở rộng lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, thanh toán đại lý uỷ thác, bảo lãnh,
kinh doanh ngoại tệ.
Cụ thể như sau:
Về thanh toán: Ngân hàng đã thực hiện công tác thanh toán khá tốt bao gồm cả
thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, đặc biệt thanh toán quốc tế có nhiều
1.Cho vay các loại chiếm
67,6%.
2 Các khoản dự trữ kinh doanh
15,8%.
3.Cho vay tài trợ uỷ thác 11,4%.
4.Đầu tư và tài sản khác 5,5%
tiến bộ, doanh số thanh toán quốc tế đạt 451 triệu USD bằng 101,2% so với năm
2001, đạt 96,06% kế hoạch năm 2002. Doanh số thanh toán XNK đạt 233 triệu
USD. chuyển tiền đi và chuyển tiền đến trong năm 2002 tăng 120% so với năm
2001 (với số món là 10.500 món), tuy nhiên doanh số lại giảm chỉ đạt 125,8 triệu
USD. Thu phí dịch vụ từ công tác thanh toán đạt 6,5 tỷ đồng, bằng 148,09% năm
2001 và đạt 116,07% kế hoạch năm.
Đã soạn thảo và hoàn tất quy trình hạch toán chuyển tiền nhanh (western union)
đã được ban lãnh đạo duyệt và đưa vào áp dụng.
Bước đầu đưa dịch vụ Bank Draf vào triển khai tại SGD và đã thực hiện những
giao dịch đầu tiên . Tham gia quy trình phát hành Bank Draf, séc du lịch.
Về kinh doanh ngoại tệ: Doanh số mua bán quy đổi đạt 460 triệu USD. Thu
kinh doanh ngoại tệ đạt 7,2 tỷ đồng chiếm 26,27% tổng thu dịch vụ cả năm, luôn
cung ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng với giá cả cạnh
tranh trên thị trường.
Công tác bảo lãnh : công tác bảo lãnh đạt kết quả tốt. Doanh số bảo lãnh năm
2002 đạt 1.808,45 tỷ đồng, số dư bảo lãnh quy đổi là 1.964,6 tỷ đồng tăng 80% so
với 31/12/2001, tăng 6% so với kế hoạch. Thu từ dịch vu bảo lãnh 9 tỷ đồng
chiếm 33,33% so với tổng thu dịch vụ trong cả năm.

Về công tác kế toán kho quỹ : Thanh toán trong nước với doanh số rất lớn đạt
100.986 tỷ đồng qua nhiều kênh thanh toán như thanh toán bù trừ, thanh toán tập
trung, thanh toán liên ngân hàng ... thu nhập từ dịch vụ thanh toán trong nước đạt
trên 3 tỷ đồng .
Thực hiện tốt công tác quyết toán năm 2002, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời,
chính xác.
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối ngày càng phát triển, số tiền chuyển từ nước
ngoài về cho nhân thân ở Việt nam ngày một tăng lên, đặc biệt là dịch vụ chuyển

×