Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tìm hiểu di tích chùa phúc khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 40 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................5
3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................5
6. Bố cục....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT NƠI DI TÍCH TỒN TẠI....6
1.1. Khái quát về xã Tình Cương...............................................................6
1.1.1 Vị trí địa lý.....................................................................................6
1.1.2 Điều kiện tự nhiên.........................................................................7
1.1.3 Dân cư xã hội.................................................................................8
1.2. Sơ lược về lịch sử chùa Phúc Khánh..................................................9
1.2.1. Niên đại khởi dựng của di tích......................................................9
1.2.2. Qúa trình tồn tại của di tích........................................................11
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC – NGHỆ THUẬT CỦA DI TÍCH
CHÙA PHÚC KHÁNH..............................................................................13
2.1. Giá trị kiến trúc.................................................................................13
2.1.1. Không gian cảnh quan................................................................13
2.1.2. Bố cục mặt bằng.........................................................................14
2.1.3. Các đơn nguyên kiến trúc...........................................................15
2.2. Giá trị nghệ thuật..............................................................................17
2.2.1. Bài trí tượng và nghệ thuật tạc tượng.........................................17
2.2.2. Trang trí trên kiến trúc................................................................23
2.2.3. Hệ thống Cổ vật, Di vật, Hiện vật..............................................24
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI
TÍCH...........................................................................................................27
3.1. Thực trạng của di tích chùa Phúc Khánh..........................................27
1




3.2. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn.....................................................29
3.3. Phát huy giá trị của di tích chùa Phúc Khánh...................................30
KẾT LUẬN................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................33
PHỤ LỤC...................................................................................................34

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi khởi thủy loài người xuất hiện cho đến ngày nay. Niềm tin
vào tín ngưỡng, tơn giáo là điều khơng thể thiếu trong đời sống tinh thần
của con người. Và hiện tại, trên thế giới tồn tại rất nhiều tôn giáo lớn, như
Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Đạo giáo,... Mỗi tôn giáo lại có một vị thế, một
chỗ đứng riêng trong lịng các tín đồ.
Đất nước ta là một quốc gia có nhiều tơn giáo cùng song song tồn
tại. Song tơn giáo có thời gian xuất hiện và tồn tại lâu dài nhất đó là phật
giáo. Phật giáo du nhập vào nước ta từ rất sớm, từ thế kỉ thứ I trước Công
Nguyên. Do có nhiều sự tương đồng nên phật giáo đã đi vào cuộc sống của
người dân Việt Nam một cách nhanh chóng ở nơng thơn cũng như ở thành
thị, nó đã có được những bước đầu phát triển nhất định trong lòng người
dân. Theo dòng thời gian, Phật giáo đã khẳng định được vị thế của riêng
mình. Sát cánh cùng lịch sử đất nước, phật giáo cũng có những bước phát
triển thăng trầm theo dân tộc. Đó là bước phát triển rực rỡ vào thời Lý
(1010-1225), đây được coi như đỉnh cao của phật giáo ở nước ta. Khi mà
hàng ngàn ngôi chùa được xây dựng trên khắp đất nước. Nhưng sang đến
thời Lê Sơ, do cục diện chính trị thay đổi, lúc này là sự lên ngôi của Nho

giáo, phật giáo tạm lùi, nhường bước phát triển cho Nho giáo. Nhưng mặc
dù vậy, phật giáo vẫn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người dân những
lúc khó khăn, là nơi để con người thực hiện các nghi lễ tơn giáo, nơi để con
người nhìn nhận lại bản thân mình, nơi dạy dỗ con người hướng đến những
điều thiện, và là nơi tìm lại sự thanh thản sau những sơ bồ của cuộc sống.
Cùng sự tồn tại đó của phật giáo, là hệ thống cơng trình kiến trúc – nghệ
thật đồ sộ đó là những ngơi chùa.
Ngơi chùa là hình ảnh rất đỗi thân quen và bình dị với mỗi chúng ta,
trong kí ức ai cũng có một ngơi chùa cho riêng mình.Tuy nhiên khơng phải
3


ngôi chùa nào cũng giống ngôi chùa nào. Mỗi ngôi chùa ở mỗi vùng miền
lại mang phong cách kiến trúc - nghệ thuật, bản sắc văn hóa riêng. Đem lại
sự đặc sắc, phong phú vô tận cho hệ thống chùa ở nước ta.
Chùa Phúc Khánh là một trong những di tích lịch sử văn hố của
tỉnh Phú Thọ, cũng giống như những ngôi chùa việt khác, chùa Phúc
Khánh bấy lâu nay gắn liền với cuộc sống bình dị của con người nơi đây, là
nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân,
và cũng là nơi chứa đựng rất nhiều giá trị lịch sử văn hoá.
"Phúc Khánh linh tự chùa ta
Giữa trời thiết lập một tồ thiên thai"
Chùa Phúc Khánh là một ngơi chùa có diện tích khơng được lớn nên
giá trị của chùa chưa được nhiều người biết đến. Những điều mà mọi người
biết đến ngơi chùa thì đó là nơi thờ phật, cịn những giá trị lịch sử văn hố
khác thì cịn rất hạn chế. Vì vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu góp phần giới
thiệu đơi điều về giá trị lịch sử - văn hoá, giá trị - kiến trúc nghệ thuật của
chùa Phúc Khánh là rất cần thiết. Chùa Phúc Khánh là một ngôi chùa cổ, là
trung tâm sinh hoạt tôn giáo của người dân trong và ngoài địa phương. Tại
chùa cịn lưu giữ nhiều cổ vật, di vật q có giá trị. Đặc biệt trong chùa còn

lưu giữ lại nhiều pho tượng thổ rất đẹp, không những vậy chùa Phúc Khánh
cịn là ngơi chùa duy nhất của khu vực cịn giữ được tính nguyên gốc từ khi
khởi thuỷ cho đến nay. Và đặc biệt hơn nữa, kết cấu của chùa có hình chữ
nhị ( một kiểu kết cấu rất hiếm gặp ở những ngôi chùa Việt).
Nhận thấy giá trị quý báu của ngơi chùa này, nghiên cứu một cách
có hệ thống là việc nên làm để nhằm phát huy giá trị tiềm năng của ngơi
chùa, mang lại cái nhìn tồn diện hơn về giá trị của ngơi chùa. Nhằm có
những chính sách bảo tồn và phát huy đúng đắn, kịp thời về ngơi chùa. Vì
vậy, em chọn đề tài “tìm hiểu di tích chùa Phúc Khánh” làm để tài nghiên
tiểu luận năm thứ 3.

4


2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là di tích chùa Phúc Khánh - Xã
Tình Cương - huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ.
3. Mục đích nghiên cứu.
Quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của di tích chùa Phúc
Khánh.
Nghiên cứu các giá trị kiến trúc – nghệ thuật của chùa Phúc Khánh.
4. Phạm vi nghiên cứu.


Thời gian: Nghiên cứu chùa Phúc Khánh gắn liền với q trình hình

thành tồn tại và phát triển.


Khơng gian: Nghiên cứu chùa Phúc Khánh trong không gian lịch sử


văn hóa của vùng đất nơi di tích tồn tại.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin: duy vật lịch
sử và duy vật biện chứng.
Các phương pháp khác: thống kê, phân tích, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực địa,…
6. Bố cục.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố
cục bài tiểu luận chia làm 3 chương:
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT NƠI DI TÍCH TỒN TẠI
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC – NGHỆ THUẬT CỦA DI TÍCH
CHÙA PHÚC KHÁNH
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH

5


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT NƠI DI TÍCH TỒN TẠI
1.1. Khái qt về xã Tình Cương
1.1.1 Vị trí địa lý
Tình Cương là xã miền núi, nằm về phía Đơng Nam huyện Cẩm
Khê, tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm huyện lỵ 6 km về phía Tây Bắc. Nhìn
trên bản đồ địa lý hành chính tỉnh Phú Thọ, địa hình xã nhỏ hẹp, nằm sát
bờ sông Thao ( sông Hồng đoạn chảy từ n Bái đến Việt Trì).
Phía Tây và phía Bắc giáp xã Phú Lạc.
Phía Nam giáp xã Hiền Đa.
Phía Đông là sông Thao, bên kia sông là xã Thanh Hà, huyện
Thanh Ba.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, địa lý hành chính xã Tình Cương có

nhiều thay đổi. Xa xưa, vùng đất này thuộc bộ Văn Lang, rồi quận Giao
Chỉ. Xưa kia, Tình Cương là tên gọi của một trong 5 làng của xã Tình
Cương, hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Sách
“Chế thống dinh điền cựu bạ” do tác giả Tô Đức Vượng viết năm 1812 ghi
rõ: “Làng Tình Cương thuộc xã Chế Nhuệ, huyện Hoa Khê, phủ Lâm
Thao, trấn Sơn Tây”. Năm 1841, nhà Nguyễn đổi tên huyện Hoa Khê thành
huyện Cẩm Khê. Năm 1886, Tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định cắt
chuyển huyện Cẩm Khê về tỉnh Hưng Hóa; làng Tình Cương thuộc xã Chế
Nhuệ, huyện Cẩm Khê, tỉnh Hưng Hóa. Ngày 05 tháng 5 năm 1903, tỉnh lỵ
Hưng Hóa chuyển về làng Phú Thọ và đổi tên thành tỉnh Phú Thọ; làng
Tình Cương lúc đó là một trong 8 làng của tổng Chương xá, huyện cẩm
Khê, tỉnh Phú Thọ. Tổng Chương xá thời đó có 8 làng là: Tình Cương, Chế
Nhuệ, Hanh Cù, Phiên Quận, Tang Châu, Hiền Đa, Phú Lạc và Chương
Xá. Đầu năm 1946, Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hịa quyết
định xóa bỏ cấp tổng, mở rộng phạm vi cấp xã. Tổng Chương Xá được lập
6


thành một xã (hay liên xã) lấy tên là xã Nhật Tiến, gồm các thơn: Tình
Cương, Chế Nhuệ, Hanh Cù, Phiên Quận, Tang Châu, Hiền Đa, Phú Lạc,
Chương Xá. Đầu năm 1948, xã Nhật Tiến được tách thành 2 xã mới là
Thanh Lâm và Nhật Tiến. Xã Thanh Lâm gồm 2 thôn Phú Lạc và Chương
Xá, ngày nay là xã Phú Lạc và xã Chương Xá. Xã Nhật Tiến gồm 5 thơn
là: Tình Cương, Chế Nhuệ, Hanh Cù, Phiên Quận, Tang Châu. Tháng 8
năm 1964, xã Nhật Tiến được đổi tên thành xã Tình Cương như ngày nay.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Là xã miền núi, Tình Cương hiện có tổng diện tích đất tự nhiên là
484,9 héc ta, trong đó đất nơng nghiệp có 259,76 héc ta, chiếm 54%; đất
lâm nghiệp có 10,1 héc ta, chiếm 2,1%; đất chuyên dùng có 38,61 héc ta,
chiếm 8%; đất ở là 28,32 héc ta, chiếm 5,9%; đất chưa sử dụng 148,11 héc

ta, chiếm 30,9%. Trong số diện tích chưa sử dụng của xã chủ yếu là diện
tích mặt nước sơng, ngịi, chiếm tới 134,2 héc ta, bằng 27,7% tổng diện
tích đất tự nhiên.
Địa hình của xã Tình Cương được phân thành hai vùng rõ rệt. Phía
Tây là dãy gị, đồi thấp với nhiều quả đồi nhỏ nằm kế tiếp nhau như: gò
Trúc, gò Bờ Vàng, gị Cây Xi, gị Đình,... Đồi, gị của xã có đặc điểm là độ
dốc nhỏ, thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Xen kẽ giữa các quả
đồi là những cánh đồng nhỏ, tương đối màu mỡ chủ yếu là để trồng lúa và
các cây hoa màu khác. Trước kia, các cánh đồng của xã thường bị úng
ngập nhiều vào mùa mưa lũ, vì nước sơng Hồng tự do chảy vào đồng.
Nhưng từ năm 1962, nhờ sự quan tâm của ban ngành các cấp, hai con đê đã
được đắp, che chắn cho xã Tình Cương. Nhờ đó mà các cánh đồng của
Tình Cương đã được tiêu úng, giúp cho nhiều tràn ruộng trước kia chỉ cấy
được một vụ lúa thì nay đã cấy được hai vụ tương đối ổn định.
Phía ngồi đê là dải đất phù sa màu mỡ ven sông, trải từ chân dốc
Chủ Chè đến giáp xã Hiền Đa với diện tích 34,58 ha. Do thường xuyên
được phù sa sông Thao bồi đắp, nên dải đất này thích hợp cho các loại cây
7


ngũ cốc và rau màu khác. Vì vậy việc sản xuất nơng nghiệp ở Tình Cương
khá ổn định.
Mặc dù là miền núi nhưng giao thơng ở Tình Cương khá thuận lợi.
Về giao thông đường thủy, do nằm sát ven sông Hồng lại có địa thế thuận
tiện nên bến đị Tình Cương trở thành một trong những mối giao thương
buôn bán rất phát triển. Đối với giao thơng đường bộ, có tuyến đường quốc
lộ 32C chạy qua, cũng tạo điều kiện cho giao thương hàng hóa phát triển.
1.1.3 Dân cư xã hội
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, dân số của cả năm làng có
khoảng 1.160 người, thuộc 290 hộ. Trong đó nhiều nơng dân miền xi lên

làm phu đồn điền Chủ Chè trở thành bộ phận cư dân ở đây. Trong thời kì
kháng chiến chống Pháp và khi hịa bình lập lại, cư dân của một số tỉnh
như Thái Bình, Nam Định, Hà Tây cũ đã di cư đến sinh cơ, lập nghiệp ở
vùng đất này. Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên nên mật độ dân cư của
xã đơng lên dần. Đến năm 2005, xã Tình Cương có 3.062 nhân khẩu, hầu
hết là dân tộc Kinh.
Sản xuất nơng nghiệp là nghề chính của nhân dân xã Tình Cương mà
chủ yếu là trồng cây lúa nước và trồng các loại cây màu, cây công nghiệp.
Cùng với trồng trọt chăn nuôi cũng là một thế mạnh của địa phương, góp
phần tăng thu nhập và cung cấp nguồn thực phẩm cải thiện đời sống hàng
ngày.
Ngồi nghề chính là sản xuất nơng nghiệp, nhân dân Tình Cương
cịn một số nghề phụ như trồng dâu nuôi tằm; nghề tráng bánh đa; nghề
mộc nề, nghề rèn... Thực hiện tốt việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa ngày
càng mạnh, vì thế đến nay Tình Cương cơ bản đã đảm bảo an ninh lương
thực.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các thế hệ người dân Tình Cương
đã tạo dựng nên truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản
8


xuất, dũng cảm trong đấu tranh, chống chọi với thiên nhiên, kiên cường bất
khuất trong chống giặc ngoại xâm, giàu lịng nhân hậu và tình thương u
con người. Những truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và ngày càng phát huy
có hiệu quả vào việc xây dựng và bảo vệ q hương đất nước.
Đời sống chính trị - văn hóa của người dân Tình Cương xưa
kia cũng rất thấp kém và lạc hậu bởi những chính sách hết sức thâm độc là
“ dùng người bản xứ cai trị người bản xứ”, “ lấy chiến tranh nuôi chiến
tranh” do thực dân Pháp đặt ra khi đô hộ nước ta. Người dân bị bóc lột

nằng nề với chính sách thuế khóa và các hương ước, lệ làng. Đi đơi với các
chính sách áp bức bóc lột về kinh tế, nơ dịch về chính trị, chính quyền thực
dân cịn thực hiện chính sách ngu dân triệt để về văn hóa – xã hội để dễ bề
cai trị. Trước Cách mạng tháng Tám, cả Tổng chỉ có bốn trường học. Một
trường dậy chữ Hán, và ba trường còn lại dạy chữ quốc ngữ. Nhưng chủ
yếu là con em của những gia đình hào lý, chức sắc hoặc là những gia đình
giàu có. Vì thế có đến hơn 90% người dân trong làng khơng biết chữ. Các
hủ tục lạc hậu được khuyến khích phát triển. Nhưng hiện nay nhờ sự quan
tâm của các cấp chính quyền, về cơ bản 100% người dân biết chữ. Tình
Cương đã hồn tồn xóa bỏ được nạn mù chữ và được hưởng quyền bình
đẳng, được tham gia bầu cử các cấp.
1.2. Sơ lược về lịch sử chùa Phúc Khánh
1.2.1. Niên đại khởi dựng của di tích
Nằm trong vùng đất cổ của quốc gia Văn Lang xưa, nên trong quá
trình hình thành và phát triển, các thế hệ người dân Tình Cương đã kế tiếp
nhau xây dựng quê hương mình vốn văn hóa tình thần khá phong phú. Cây
đa, bến nước, sân đình đã in đậm dấu ấn của nhiều thế hệ người dân nơi
đây – một trong những nét đặc sắc của làng quê Việt Nam. Một số hình
thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân
như tục thờ cúng tổ tiên, cúng thần linh, ăn tết Nguyên Đán, tết Hàn Thực (
mùng 3 tháng 3 âm lịch, hàng năm nhân dân tổ chức làm bánh trôi, bánh
9


chay để ăn tết), tết giết sâu bọ mùng 5 tháng 5 hàng năm, ngày rằm tháng 7
“xá tội vong nhân”,tết Trung Thu rằm tháng 8, tết cơm mới (mùng 10
tháng 10) là nghi lễ kết thúc mùa vụ chuyển sang dùng lúa gạo mới. Đây là
một nơi rất giàu truyền thống văn hóa tinh thần. Vì vậy mà nơi đây từng
tồn tại 5 ngơi chùa và 5 ngơi đình. Mà một trong năm ngơi chùa đó cịn
được lưu lại khá là nguyên vẹn cho đến ngày nay đó là chùa Phúc Khánh.

Chùa Phúc Khánh nằm ngay sát bờ đê sơng Hồng đoạn chảy qua địa
phận xã Tình Cương, và cũng chính là quốc lộ 32C. Vì vậy mà khn viên
của chùa không được rộng rãi như nhiều ngôi chùa khác. Tuy nhiên thì
khung cảnh xung chùa lại rất đẹp.
Theo như lời kể của các cụ, ngày trước có một người chở bè gỗ từ
trong miền Phúc Khánh ( xứ n Lập) theo dịng nước về miền xi xây
chùa. Nhưng khi ra đến địa phận xã Tình Cương thì bị mắc cạn. Dòng dã
suốt nhiều tháng trời mà bè gỗ vẫn không xuôi được. Cuổi cùng, đã quyết
định công đức số gỗ này cho người dân nơi đây để xây dựng chùa, tại
chính nơi bè gỗ bị mắc cạn. Sau khi chùa được khánh thành, để tưởng nhớ
đến công lao to lớn của người trên, người dân đã quyết định đặt tên chùa là
chùa Phúc Khánh.
Hiện chưa có cơ sở tư liệu để khẳng định được niên đại xây dựng
chính xác của chùa Phúc Khánh. Trên cơ sở một số pho tượng cổ, một số
cổ vật, di vật đang được lưu giữ trong chùa là những cơ sở để chúng ta có
thể tìm hiểu, đốn định được niên đại xây dựng và những lần trùng tu di
tích.
Chùa Phúc Khánh cịn bảo lưu được bộ khung gỗ chịu lực cùng với
thức kiến trúc cột - vì - xà - kẻ và hệ thống tượng thờ trong chùa có một số
pho tượng mang phong cách tạo tác tượng tròn thời Nguyễn, cùng một số
cổ vật chất liệu gỗ có niên đại cuối thế kỷ XIX. Từ đó, chúng ta có thể
đốn định được niên đại chùa Phúc Khánh được xây dựng vào thời
Nguyễn, cuối thế kỷ XIX. Và ngôi chùa đã trải qua một vài lần tu sửa nhỏ
10


sau này như thay ngói mũi bằng ngói Sơng Cầu, thay dui, hoành vào những
năm cuối thế kỷ XX và phục hồi, xây dựng thêm một số cơng trình kiến
trúc phụ trợ trong khuôn viên chùa vào đầu thế kỷ XXI.
1.2.2. Qúa trình tồn tại của di tích

Trước đây trên địa bàn xã có 5 ngơi chùa là: chùa Tình Cương, Chế
Nhuệ, Hanh Cù (chùa Phúc Khánh, nằm trên địa phần thôn Hanh Cù),
Quốc Tế ( Phiên Quận), Phe Thu ( Tang Châu) và 5 ngơi đình của làng.
Các ngơi chùa này đều được làm bằng gỗ quý, có chạm trổ hoa văn, họa
tiết tinh sảo và rất công phu. Chùa vừa là nơi hội họp bàn việc làng, vừa là
nơi diễn ra các hoạt động văn hóa của nhân dân địa phương. Về sau do thời
gian và do chiến tranh tàn phá nên đến nay 5 ngơi đình ở địa phương chỉ
cịn lại dấu tích như sân đình, cây đa trước cửa đình. Duy nhất tại làng
Hanh Cù cịn lưu giữ được một ngôi chùa cổ niên đại hàng trăm năm, đó là
chùa Phúc Khánh.
Đã có thời kì chùa Phúc Khánh được gọi là chùa “Danh Lam”, vì khi
thực dân Pháp xâm lược, đàn áp bóc lột nhân dân nặng nề, chúng cướp hết
tài sản của người dân, ngay thậm chí chùa chiền, miếu mạo chúng cũng
cướp. Phần do nhân dân đói kém, phần do thời gian chùa bị bỏ hoang khá
dài, khơng có người chăm sóc. Nên chùa bị xuống cấp rất nhiều. Cũng do
ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt đã cuốn trôi nhiều cuốn sách quý, cũng như
hệ thống các di vật, cổ vật quý trong chùa. Vì vậy khi hịa bình lập lại,
nhân dân khơi phục lại chùa, nhưng khơng ai cịn nhớ tên, mà các thư tịch
cổ cũng đã bị cuốn trôi hết. Không cịn dấu tích nào về tên chùa. Do phong
cảnh xung quanh chùa rất đẹp, bốn vòng quang là ao sen, khơng gian n
tĩnh, khơng khí trong lành thống mát, vì vậy mà các cụ đã quyết định đặt
tên mới cho chùa đó là chùa “ Danh Lam”. Nhưng sau này, đến năm 2009
ban quản lí di tích tỉnh Phú Thọ, có đi khảo sát và xếp hạng các di tích.
Dựa vào những nguồn sử liệu đáng tin cậy và khẳng định. Chùa “ Danh
Lam” nay, xưa vốn có tên là chùa Phúc Khánh. Sau khi bàn bạc, các cụ đã
11


đồng ý thống nhất với ủy ban nhân dân xã, sửa theo tên cũ của chùa. Và
gọi là chùa Phúc Khánh.

Chùa Phúc Khánh đã trải qua một vài lần trùng tu như: Thay ngói
mũi bằng ngói Sơng Cầu, thay dui, hoành vào những năm cuối thế kỷ XX
( vào thập kỷ 80) và phục hồi xây dựng thêm một số cơng trình kiến trúc
phụ trợ trong khn viên chùa vào đầu thế kỷ XXI.
Căn cứ vào giá trị hiện có của di tích, năm 2009 ban quản lý di tích
và danh thắng tỉnh Phú Thọ đã quyết định, xếp hạng di tích chùa Phúc
Khánh là di tích cấp tỉnh và thuộc loại hình di tích lịch sử văn hóa.

12


CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC – NGHỆ THUẬT CỦA DI TÍCH
CHÙA PHÚC KHÁNH
2.1. Giá trị kiến trúc
2.1.1. Khơng gian cảnh quan
Đối với bất cứ một cơng trình kiến trúc nào của người Việt thì việc
lựa chọn thế vào đất là công việc hết sức quan trọng, nhất là đối với Đình,
Chùa đây là nơi linh thiêng được quan tâm đặc biệt.
Theo quan niệm thời xưa, thì đất được chọn để xây chùa phải là nơi
đất khỏe, thống mát, có nhiều cây cối và đặc biệt phải có các tiêu chí: đất
tụ thủy, tả thanh long, hữu bạch hổ,.... Chùa được xây dựng trên một gị đất
rộng, cao thống hơn tràn ruộng xung quanh. Phía trước chùa và phía Tây
chùa có ao sen thơm mát, được thế thủy tụ, đắc tài, đắc lộc. Tạo không gian
thánh thiện, thanh tao, tĩnh tâm, tâm hồn an lạc, thoát khỏi những phiền
não nơi trần tục. Bên cạnh sự thanh khiết, đẹp đẽ của những ao sen này thì
nó cịn có ý nghĩa tẩy sạch bụi trần cho du khách thập phương khi bước
vào nhà Phật, giúp người tu hành nhanh chóng thành chính quả.
Từ xa xưa, khi tiến hành xây dựng một cồng trình kiến trúc nào đó
thì quan tâm số một đó là quy luật phong thủy. Đặc biệt là với một di tích

của cả làng, cả xã như vậy, tầm quan trọng của quy luật phong thủy này
càng được mọi người đặc biệt quan tâm. Hướng Nam và hướng Tây được
cho rằng là tốt nhất. Hướng về hướng Tây là nơi đất Phật, giúp cho con
người sớm được giác ngộ Phật pháp và được phật che chở. Hướng Nam là
hướng mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, dân gian cịn có câu “ Lấy
vợ hiền hịa, làm nhà hướng Nam”. Ngồi ra hướng Nam cịn được coi là
hướng của Đế Vương “ Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ”. ( Thánh
nhân mặt quay hướng Nam mà nghe lời tấu bày của thiên hạ). Theo triết lí
âm dương thì phía Nam là phía sáng sủa đầy dương tính. Với ngơi chùa thì

13


hướng Nam cịn có ý nghĩa là các Đức Phật và Bồ Tát ngồi quay hướng
Nam để nghe lời kêu cứu của chúng sinh trong kiếp đời tục lụy, đặng dùng
pháp lực vô biên từ, bị, hỉ, xả mà cứu vớt.
Chùa Phúc Khánh cũng giống như những ngôi chùa Việt khác. Chùa
nhìn hướng Nam, hướng đi đến phước hạnh và trí tuệ viên mãn, để phật tử
tu hành thiện nghiệp.
Xung quanh chùa được bao bọc bởi màu xanh dịu mát của các loại
cây bản địa như: Đa đỏ, đa xanh, Xà cừ, long não, bồ đề, xoài, nhãn, bàng,
cau, chậu hoa cây cảnh như si, ngọc lan, hồng, ngâu, mẫu đơn...
Chùa Phúc Khánh là một ngơi chùa cổ, có tên chữ là “Phúc Khánh
Tự”. Chùa tọa lạc tại khu hành chính 8, tiếp cận quốc lộ 32C về phía trong.
Du khách muốn thăm khu di tích cổ chùa Phúc Khánh, cách phía dưới cầu
Tình Cương khoảng 300m là tới nơi.
2.1.2. Bố cục mặt bằng
Khung cảnh nơi đây mang đậm cảnh quan của vùng đồng bằng bình
địa. Từ quốc lộ 32C đi vào đường bê tơng khoảng 50m, qua “cổng chào
đón khách” rồi tới “cổng Tam quan”, “Đại thiền môn” 2 tầng, có Lầu

chng, rồi lên chùa.
Chùa Phúc Khánh có kiểu kết cấu chữ Nhị ( = ) gồm hai tòa: Tiền
đường và Chính điện, mặt nền cách nhau 0.5m. Hai tịa kiến trúc này cơ
bản có kết cấu giống nhau: 3 gian 2 chái, kiểu nhà hai mái, mái lợp ngói
Sơng Cầu, tường hồi bít đốc, mặt tiền mỗi tịa tạo ba khuông cửa bức bàn 6
cánh. Đáng quan tâm là chùa Phúc Khánh còn lưu giữ được khá nhiều kết
cấu kiến trúc bằng gỗ mít của ngơi chùa cổ với hệ thống cột gỗ làm theo
kiểu “Thượng thu - Hạ thách”, thân sơn son, cột gỗ được kê trên chân tảng
bằng đá trứng, dày chắc, có màu xám.
Trước tịa Tiền đường là bể Kim Quy đội bia công đức và cây hương
thờ đức Cửu Thiên Huyền Nữ.

14


Góc bên trái có nhà Mẫu, mới được xây dựng để chào mừng đại hội
đồng nhân dân các cấp vào ngày 25 - 04 - 2004. phía trước cổng Tam
Quan, qua cây cầu ra giữa ao sen là ngôi bảo tháp thờ đức Bạch y Kim
tướng Quan Thế Âm Bồ Tát. Tháp có 3 tầng với 12 mái cong. Tháp Quan
Âm cùng với cổng Tam Quan và nhà khách đều được xây dựng năm 2010,
để chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Trước kia các tăng ni, phật tử muốn vào chùa hành lễ thì phải men
theo một lối mòn nhỏ, đi qua mạn phải của chùa, qua hè phải rồi mới vào
được đến chùa. Nhưng từ năm 1997 khi cụ Phạm Mạnh Khang lên làm chụ
trì chùa, cụ đã cho tu sửa lại chùa, cho người đắp đất, đổ con đường mới
vào chùa khang trang sạch đẹp như bây giờ.
2.1.3. Các đơn nguyên kiến trúc
2.1.3.1. Tam quan – Gác chuông:
Trong bố cục tổng thể chùa Việt Nam hầu như ta cũng gặp Tam
Quan là cơng trình đầu tiên, có những di tích lớn cịn có tam Quan nội,

Tam Quan ngoại, nhưng phần lớn các di tích chỉ có một tam quan.
Cơng trình kiến trúc Tam Quan này của chùa Phúc Khánh mới được
phục hồi lại, tuy cũng tuân thủ theo chức năng truyền thống: bên dưới là
cồng đi rộng 2.4m, cao 6m, với ba cửa vòm cuốn, bên trên là nơi treo
chuông với hai cột trụ đỡ phần mái cong 4 góc, song Tam quan - Gác
chuông chùa Phúc Khánh chưa đạt được những yêu cầu về kỹ, mỹ thuật
truyền thống.
2.1.3.2. Tòa Tiền đường:
Qua khoảng sân láng xi măng rộng 12m, tới tòa Tiền đường ở cấp
nền cao hơn sân 0.4m. Tòa Tiền đường dài 9.9m, rộng 6m, chiều cao từ cái
nóc xuống mặt nền là 4.3m, phía sau để thơng thống khơng tạo tường tiếp
giáp với hiên tịa chính diện. Gồm có 3 gian 2 dĩ, mái lợp ngói Sơng Cầu
( Hương Ký), tường hồi bít đốc, xây bằng gạch thủ cơng, vữa xây gồm vôi
cát tro con trai trai, muối, mật. Mặt tiền là 3 khung cửa bức bàn. Trong tòa
15


Tiền đường bài trí ban thờ thành hồng làng Hanh Cù giáp tường bên trái
( đình Hanh Cù đã bị hư hỏng) và là nơi tu lễ của các tăng ni, phật tử. Bộ
khung gỗ gồm hai hàng cột cái có 8 cột, cao 3.54m, đường kính 0.3m; một
hàng cột quân 4 cột cao 2.7m, đường kính 0.2m được dựng giữa các cửa,
các bộ vì kết cấu khơng giống nhau: Hai vì gian giữa kiểu “ Thượng giá
chiêng – hạ kẻ” với kiểu thức: Trên đỉnh vì là một xà nóc tỳ lực trên các
đấu hình thuyền, đấu tỳ trên một con rường ngắn, mập cong lên phía trên
( được gọi là rường bụng lợn hay rường con cung), phần bụng khoét lõm
một rãnh nhỏ, hai đầu rường ăn mộng vào hai cột trốn, phía ngồi hai cột
trốn là hai con rường cụt một đầu ăn mộng vào cột trốn đầu kia tỳ trên một
con rường khác qua đấu vuông thót đáy dày, con rường cuối ăn mộng qua
hai cột trốn đứng trên câu đầu. Phần không gian giới hạn bởi hai cột trốn
hai bên, rường bụng lợn phía trên và câu đầu phía dưới có hình chữ nhật.

Về hình thức, kết cấu này tương tự như những giá treo chiêng, khánh,
trống. Mỗi bên vì nóc đỡ 4 hồnh mái. Tồn bộ hệ thống vì nóc đặt một
câu đầu to, khỏe được làm từ một thân gỗ lớn, dài và ăn mộng vào đầu hai
cột cái kiểu mộng ngoàm. Câu đầu bào soi vỏ măng, cật - dạ phẳng, sơn
đỏ. Hai vì nóc ngồi cùng làm vì kèo với hai kẻ gác chéo nhau theo chiều
dốc mặt mái, ăn mộng với nhau ở đỉnh, đỡ cái nóc, chạy dài xuống đầu cột
cái ăn mộng qua đầu cột, kéo dài xuống đầu cột quân ra hiên với phần trên
lưng đỡ ván dong, tương ứng với 2 khoảng hồnh. Các bộ vì nóc làm theo
kiểu kẻ ngồi ăn mộng qua đầu cột cái chạy xuống khớp với đầu xà nách
kiểu mộng ngoàm, lưng kẻ đội một ván nong dày có khoét các ổ đỡ hoành.
Xà nách được bào soi các đường viền chỉ dọc theo chiều dài.
2.1.3.3 Tòa Thượng Điện:
Tòa thượng điện cấp nền cao hơn tòa tiền đường 0.2m, dài 9.9m,
rộng 4m, chiều cao từ cái nóc xuống là 4.3m. Gồm có 3 gian 2 dĩ, mái lợp
ngói Sơng Cầu (Hương Ký), tường hồi bít đốc, xây bằng gạch thủ cơng,
vữa xây gồm vôi, cát, tro con trai trai, muối, mật. Bộ khung gỗ gồm hai
16


hàng cột cái 8 cột cao 3.54m, đường kính 0.3m, một hàng cột quân 4 cột
cao 2.7m, đường kính 0.2m cũng được dựng giữa các cửa. Tòa thượng điện
chùa Phúc Khánh còn bảo lưu được tương đối nguyên vẹn bộ khung gỗ
truyền thống với kỹ thuật bào soi, để mộc làm nổi lên những đường vân
xoắn lượn ken nhau của gỗ mít. Các bộ vì nóc kết cấu khơng giống nhau:
Hai vì gian giữa kiểu “ Thượng giá chiêng – Hạ kẻ”, hai vì ngồi cùng kiểu
“ Thượng chồng rường – Hạ kẻ”. Vì nóc giá chiêng cũng được làm với
kiểu thức truyền thống với các thức kiến trúc liên kết với nhau bằng các
mộng ngồm, mộng xun: Xà nóc, đấu hình thuyền chạm chữ thọ, rường
bụng lợn, cột trốn, đấu vng thót đáy, câu đầu... Tuy nhiên, con rường
cuối không áp trên câu đầu không tạo kiểu rường cụt mà là một con rường

chạy suốt luồn qua hai cột trốn. Đây là một trong những dạng của kết cấu
vì nóc giá chiêng và cách thức chạm trang trí trên câu đầu ở những kiến
trúc từ thế kỷ XVIII về sau. Vì nóc hai gian ngồi cùng làm chồng rường
với 4 con rường ngắn dài khác nhau kê trên nhau qua những đấu vng
thót đáy dày – cao. Các rường ngắn dần về phía cái nóc để con rường cuối
đội cái nóc qua một đấu nhỏ. Các bộ vì nách làm theo kiểu kẻ ngồi đội ván
nong dày có khoét các ổ ở giữa để luồn hoành qua.
Từ cột quân ra hiên là một kẻ liền với phần trên lưng đỡ ván dong,
tương ứng với 2 khoảng hồnh. Trong tịa thượng điện xây giật 3 cấp và
ban thờ hai bên để bày tượng thờ.
2.1.3.4. Nhà thờ mẫu:
Nằm góc ngồi cùng bên trái sân chùa, là ngôi nhà cấp bốn nhỏ 2
gian, trong nhà xây bệ thờ tam tòa thánh Mẫu và Bác Hồ kính yêu.
2.2. Giá trị nghệ thuật
2.2.1. Bài trí tượng và nghệ thuật tạc tượng
Cũng như các ngơi chùa thờ phật khác theo phái Đại thừa, điện thờ
chùa Phúc Khánh có 33 pho ( 6 pho tượng gỗ, còn lại là tượng thổ) được
bày bên trên và hai bên thượng điện. Đây là thực trạng của một số ngôi
17


chùa mà hệ thống tượng thờ biến đổi qua các thời kỳ lịch sử khi mà mỗi
lần trùng tu chùa, người ta thường tạo ra một số pho mới, nhưng các tượng
cũ nếu như chưa hư hỏng thì cũng khơng bị bỏ đi. Ngồi ra, các tín đồ cũng
thường cúng vào chùa các pho tượng. Và có khi người ta cũng đưa vào
chùa những pho tượng của các ngôi chùa đã bị sụp đổ. Hệ thống tượng của
chùa Phúc Khánh cũng khơng nằm ngồi thực tế lịch sử trên. Và đây cũng
là số lượng tượng ở bốn ngôi chùa khác của xã Tình Cương đã bị hư hỏng
tập trung về đây, đó là: Chùa Phiên Quận, chùa Chế Nhuệ, chùa Tang Châu
và chùa Phe Thu. Do vậy hệ thống tượng thờ bài trí chưa đúng và cịn thiếu

một số pho tượng cần thiết, nhưng lại thừa một số pho tượng cùng loại.
Hệ thống tượng thờ trong tịa chính điện chùa Phúc Khánh được bài
trí như sau:


Trên thượng điện bày 7 lớp tượng (từ trên xuống dưới):
+ Lớp thứ nhất: Bài trí bộ tượng Tam thế (bằng gỗ).
+ Lớp thứ hai: Bày hai pho tượng Tam thế và a di đà (tượng gỗ).
+ Lớp thứ ba: Pho tượng Quan Âm chuẩn đề bày ở giữa, hai pho
tượng Tam thế hai bên.
+ Lớp thứ tư: Bày hai pho tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ (tượng

thổ).
+ Lớp thứ năm: Bày bộ tượng đạo lão (tượng thổ): Tượng Ngọc
Hoàng, Nam Tào và Bắc Đẩu.
+ Lớp thứ sau: Bày hai pho tượng Nam Tào và Bắc Đẩu (tượng thổ).
+ Lớp thứ bảy: Tượng Thích Ca sơ sinh – tịa Cửu Long (tượng gỗ).


Bài trí tượng hai bên thượng điện (từ trong ra ngoài):
+ Bên phải bày 6 pho tượng thổ gồm 4 pho Đức Ông, 2 pho Nam

Tào

-Bắc Đẩu; bên trái bày 3 pho tượng thổ: Thánh Tăng, Đường Tăng đi

lấy kinh và tượng Thị Giả.

18



+ Bên phải thượng điện là một pho tượng Mẫu (tượng gỗ), bên trái
bày pho tượng Thổ Địa (tượng thổ).
+ Bên phải thượng điện bày pho tượng Nam Tào, bên trái là pho
tượng

Quan Âm tống tử.
+ Hai bên thượng điện bày hai pho Nam Tào và Bắc Đẩu.
+ Bên phải thượng điện là tượng Tuyết Sơn (tượng thổ) và tượng
Thổ Địa

bên trái.
Sơ đồ bài trí tượng thờ

27
30

29

3

1

28

31

4

8


5

13

20
18

21

22
26

7

25

12

24

10

11

15
33

17
19


6

9

32

2

14
16

* Lớp tượng thứ nhất:
- Bộ tượng Tam Thế: Tượng gỗ pho số 1, pho số 2 và pho số 3.
- Tượng Đức Ông: Tượng thổ pho tượng số 17, 20, 21 và 22.
-Tượng Thánh Tăng: Tượng thổ pho số 27.
* Lớp tượng thứ hai:
- Tượng A di đà: Tượng gỗ pho số 4.
- Tượng Tam Thế: Tượng gỗ pho số 5.
19

23


- Tượng Nam Tào – Bắc Đẩu: Tượng thổ pho số 18 và 19.
- Tượng Mẫu: Tượng gỗ pho số 26.
- Tượng Thị Giả: Tượng thổ pho số 28.
- Tượng Đường Tăng đi lấy kinh: Tượng thổ pho số 29.
- Tượng Thổ Địa: Tượng thổ pho số 30.
* Lớp tượng thứ ba:

- Tượng Quan Âm chuẩn đề: Tượng thổ pho số 6.
- Tượng Tam Thế: Tượng thổ pho số 7,8.
- Tượng Nam Tào: Tượng thổ pho số 25.
- Tượng Quan Âm tống tử: Tượng thổ pho số 31.
* Lớp tượng thứ tư:
- Tượng Kim Đồng: Tượng thổ pho số 9,10.
* Lớp tượng thứ năm:
- Tượng Ngọc Hoàng: Tượng thổ pho số 11.
- Tượng Nam Tào - Băc Đẩu: Tượng thổ pho số 12, 13.
- Tượng Nam Tào - Băc Đẩu: Tượng thổ pho số 24, 32.
* Lớp tượng thứ sáu:
- Tượng Nam Tào - Bắc Đẩu: Tượng gỗ pho số 14, 15.
* Lớp tượng thứ bảy:
- Tượng Thích Ca sơ sinh - Tòa Cửu Long: Tượng gỗ pho số 16.
- Tượng Tuyết Sơn: Tượng thổ pho số 23.
- Tượng Thổ Địa: Tượng thổ pho số 33.
- Bộ tượng Tam Thế: Kích thước gần giống nhau: Hai pho số 1 và
pho số 3 cao 0.8m, pho số 2 cao 0.7m. Bộ tượng Tam Thế được tạo tác
đẹp, sơn màu tử kim, có hình dáng giống nhau, tư thế ngồi “tọa thiền” trên
tịa sen, mình mặc áo chồng trùm rủ, nhiều nếp xếp đều đặn, ngang bụng
thắt ba, tóc xoắn ốc, đầu có phật đỉnh, khn mặt bầu với nét mặt đăm
chiêu như đang tĩnh tâm nhìn về cõi hư vơ; hai tay vòng lại đan vào nhau
để trên lòng đùi. Pho tượng Tam thế ở giữa ngực ấn chữa vạn. Pho tượng
20



×