MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên đất nước ta có tới hơn ba ngàn di tích lịch sử văn hóa. Trải dài trên
khắp đất nước cùng với bề dày lịch sử, văn hóa đó chính là sự ra đời, tồn tại và
vững bền của một nền văn hóa, của hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa. Di tích
lịch sử văn hóa đó chính là sự minh chứng cho một nền văn hóa lâu đời, đang
tồn tại và sống mãi với thời gian. Là tài sản vô giá của dân tộc cũng như nhân
loại
Khi chúng ta tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa đó chính là sự tìm hiểu về
trang sử về cội nguồn của dân tộc. Để từ đó mà nhận thức được tầm quan trọng
của việc kế thừa phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó mà làm
đẹp thêm nền văn hóa đất nước. Cùng với thời gian và thử thách có những di
tích đã ko còn tồn tại, có những di tích chỉ còn là phế tích hay dấu tích, cũng có
những di tích hư hại nặng và những di tích còn nguyên vẹn với thời gian. Song
về giá trị chúng vẫn là những kho tàng, những bảo tàng văn hóa, nghệ thuật.
Không thể phủ nhận sự phát triển ngày càng lớn mạnh của đất nước thì
công tác bảo tồn, phát huy và khai thác di tích lịch sử văn hóa đã và đang rất
được coi trọng và ngày một phát triển hơn. Hòa nhập và là một bộ phận quan
trọng của tiến trình xây dựng nước ta thành một nước tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc. Việc tìm hiểu các giá trị văn hóa giúp đáp ứng yêu cầu của Đảng và nhà
nước ta để phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đó góp phần xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Những năm qua để theo kịp xu thế chung của thế giới, xu thế toàn cầu hóa
nên các công trình kiến trúc cổ, các di tích lịch sử cũng bị ảnh hưởng do nhu cầu
nhà ở, diện tích và nhiều vấn đề khác. Mặt khác do ý thức của nhân dân nhiều
1
1
nơi mà đã làm cho các di tích ngày càng xuống cấp. Do đó việc giữ gìn và phát
huy các giá trị di tích lịch sử là vô cùng quan trọng.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ 1 sau Công Nguyên,
phật giáo dần đi vào cuộc sống của người dân Việt Nam một cách nhanh chóng
ở khắp mọi miền trên đất nước. Ở nước ta Phật giáo dần khẳng định được sự lớn
mạnh và vị thế của mình, đồng thời phát triên rất nhanh chóng. Tuy rằng có
những lúc thăng trầm nhưng Phật giáo vẫn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho
người dân trong những lúc khó khăn, là nơi để con người tìm lại được sự công
bằng giữ cho cái tâm trong sáng. Bên cạnh những giá trị tinh thần còn là những
giá trị văn hóa, vật thể và phi vật thể
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề cũng như chính lòng yêu thích
những gì đã được thấy, đã được học về nghề nghiệp của mình. Tôi đã quyết định
đề tài “Tìm hiểu di tích chùa Đồng Quang, phường Quang Trung, quận
Đống Đa, Hà Nội” làm đề tài cho tiểu luận của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài tiểu luận là chùa Đồng Quang
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phương diện thời gian: Nghiên cứu di tích chùa Đồng Quang gắn liền với
quá trình tồn tại của di tích từ khi xây dựng tới nay
- Phương diện không gian: Nghiên cứu di tích chùa Đồng Quang trong
không gian lịch sử - văn hóa quận Đống Đa
4. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc của di tích
chùa Đồng Quang
- Nghiên cứu thực trạng tồn tại của di tích chùa Đồng Quang đồng thời đề
xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị lịch sử, văn
hóa của di tích
- Cung cấp thêm thông tin cho những người muốn nghiên cứu và tìm hiểu
về chùa Đồng Quang
2
2
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lê nin: Duy vật lịch
sử và Duy vật biện chứng
- Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu: Bảo tồn
di tích lịch sử và văn hóa, Khoa học lịch sử , Khảo cổ học, Dân tộc học
- Phương pháp: thống kê, so sánh, phân tích, nghiên cứu tài liệu...
6. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục. Bố
cục bài viết gồm 3 chương. Cụ thể như sau :
- Chương 1: Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích chùa
Đồng Quang
- Chương 2: Giá trị kiến trúc - nghệ thuật của di tích chùa Đồng Quang
- Chương 3: Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của di tích chùa Đồng
Quang
3
3
Chương 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH
1.1. Khái quát về lịch sử vùng đất nơi di tích tồn tại.
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Quận Đống Đa là một miền đất có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời phong
phú và đặc sắc, truyền thống yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại
xâm, đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, các bậc khai quốc công thần.. đã
được ghi vào trang sử vẻ vang của dân tộc qua các thời kì dựng nước và giữ
nước.
Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Quận Đống Đa giáp với
các quận:
-Phía Bắc giáp quận Ba Đình
-Phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới phố Lê Duẩn)
-Phía đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường
Giải Phóng)
-Phía nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới đường Trường Chinh và
đường Láng)
-Phía tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới sông Tô Lịch)
Riêng vị trí nơi ngôi chùa Đồng Quang đang ngự trị và một địa điểm rất
đẹp nằm gần nư ở trung tâm của quận. Nằm trên tuyến đường chính Tây Sơn Nguyễn Lương Bằng. Đối điện với chùa Đồng Quang chính là di tích lịch sử văn
hóa nổi tiếng Gò Đống Đa. Nằm trong chuỗi các di tích liên quan đến sự kiện
lịch sử Ngọc Hồi- Đống Đa của nghĩa quân Tây Sơn. Chính vì thế mà con
đường này mới mang tên Tây Sơn. Và địa điểm đặt ngôi chùa thuộc phường
Quang Trung. Mang tên vị anh hùng hào kiệt đứng đầu nghĩa quân Tây Sơn.
Trước đây trước kia là hai trại Nam Đồng và Thịnh Quang, làng Khương
Thượng, huyện Hoàn Long nay là phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội.
4
4
1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình của Quận Đống Đa tương đối bằng phẳng. Có một số hồ lớn như
Ba Mẫu, Kim Liên, Xã Đàn, Đống Đa, Văn Chương. Trước có nhiều ao , đầm
nhưng cùng với quá trình đô thị hóa đã bị lấp. Quận có hai con sông nhỏ là Sông
Tô Lịch và Sông Lừ. Phía đông có một gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa.
Nằm giữa lòng thành phố Hà Nội. Nơi mà xưa kia do điều kiện tự nhiên
trời phú. Đã được Lý Công Uẩn lựa chọn làm kinh đô nước Việt. Quận Đống Đa
cũng thừa hưởng được điều này với các khu vực khác của thành phố. Khí hậu
Quận Đống Đa là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và
mùa đông lạnh, mưa ít.
Nằm trong vùng nhiệt đới, quận Đống Đa quanh năm tiếp nhận được lượng
bức xạ mặt trời dồi dào và có nhiệt độ cao. Đồng thời ó độ ẩm và lượng mưa khá
lớn. Trung bình hằng năm nhiệt độ không khí là 23,6 độ C, độ ẩm 79% lượng
mưa 1245 mm. Mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Nơi đây có đủ bốm mùa
xuân, hạ, thu, đông. Sự luân chuyển của các ùa làm cho khí hậu thêm phông
phú, đa dạng và có những nét riêng. Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa hè: nóng và
thi thoảng có mưa rào. Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa thu. Thời tiết khô ráo,
trời cao, xanh ngắt, gió mắt, nắng vàng. Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là
mùa đông. Thời tiết lạnh, khô ráo. Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân. Cây cối
xanh tốt với hàng ngàn loài hoa khoe sắc, mùa của những lễ hội truyền trống độc
đáo.
-Nhiệt độ thấp nhất là 2,7 độ C (tháng 1/1955)
-Nhiệt độ cao nhất là 42, 80 độ C (tháng 5/ 19526).
Diện tích của quận Đống Đa là 9.96km2. Là một trong những quận lớn của
Thành phố Hà Nội.
1.1.2 Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Về mặt kinh tế : Những năm qua, kinh tế quận Đống Đa luôn giữ vững ổn
định, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008, giá trị sản xuất
công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1.541 tỉ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2009,
5
5
giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 772 tỉ đồng, với một số nhóm
hàng chủ yếu như chế biến thực phẩm, sản xuất thiết bị điện. Tổng thu ngân
chính sách Nhà nước của quận năm 2008 đạt 843, 64 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm
2009 ước đạt 573 tỉ đồng (tăng 26,5 % so với cùng kỳ ăm 2008)
Quận Đống Đa là địa bàn có số doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều nhất
thành phố Hà Nội. Năm 2008, có 10.052 doanh nghiệp (trong đó 6.738 doanh
nghiệp hoạt động).
Hoạt động thương mại dịch vụ được đẩy mạnh trên địa bàn hình thành
được đẩy mạnh, hình thành một trung tâm buôn bán sôi động: Khâm Thiên,
Nam Đồng, Giảng Võ
- Về lao động việc là: Mỗi năm quận tạo việc làm cho khoảng 8000-8500
lao động. Năm 2008, quận đã cho vay vốn giải quyết việc làm 669 hộ tổng số
vốn cho vay là 9.6 tỉ đồng.Cho vay hộ nghèo, cận nghèo và gia đình khó khăn
2000 hộ, tạo điều kiện giải quyết việc làm 9.300 người đạt 100% kế hoạch trong
đó 5.384 người có công việc ổn định
- Về giáo dục và đào tạo. Công tác giáo dục và đào tạo của quận có bước
phát triển mạnh, chất lượng dạy và học được nâng cao. Những năm gần đây,
ngành giáo dục Đống Đa rất quan tâm ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng
dạy
- Về công tác xã hội : Quận Đống Đa rất coi trọng việc trợ cấp thường
xuyên cho người cao tuổi, hộ nghèo không có khả năng lao động, sửa chữa nhà
cho hộ nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, giúp phát triển đời sống
- Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa nghệ thuật với nhiều loại hình phong
phú, gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn của đất
nước, của thủ đo. Duy trì vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa
1.1.3 Lịch sử hình thành
Trước kia vùng đất Đống Đa là khu phía Tây của huyện Thọ Xương cũ,
tỉnh Hà Nội. Trước năm 1945, Đống Đa là phần đất của đại lý Hoàn Long thuộc
ngoại thành Hà Nội. Năm 1961, khu Đống Đa bao gồm các khu vực sau
6
6
+ Khu phố Đống Đa cũ
+ Các khối từ 2 đến 14, từ 15 đến 20, từ 22 đến 25 của khu phố Ba Đình cũ
+ Khu Bệnh viện Bạch Mai của khu phố Bạch Mai cũ
+ Khu công nghiệp Thượng Đình
+ Xã Phương Liên (quận 7 ngoại thành). Các thôn Khương Trung, Khương
Thượng (thuộc xã Tam Khương, quận 7 ngoại thành)
+ Các thôn Thái Hà, Thịnh Quang (thuộc xã Thái Trịnh, quận 6 ngoại
thành ) ; các thôn Thịnh Hào, Hoàng Cầu (thuộc xã Thống Nhất, quận 6 ngoại
thành ) và xóm Chùa của thôn Láng Hạ (thuộc xã Trung Thành , quận 6 ngoại
thành)
Từ năm 1981, khu Đống Đa chính thức gọi là quận Đống Đa với 24
phường : Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột , Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm
Thiên, Phương Liên, Phương Mai, Khương Thượng, Láng Thượng, Cát Linh,
Văn Chương, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên,
Trung Tự, Thịnh Quang, Láng Hạ, Nguyễn Trãi, Phương Liệt, Thượng Đình,
Thanh Xuân.
Đống Đa là nơi có vị trí địa lý và tự nhiên thuận lợi. Là địa điểm có thể
phát triển về mọi mặt kinh tế văn hóa. Lịch sử hình thành đã cho thấy vùng đất
Đống Đa đã có truyền thống lịch sử xây dựng quê hương từ ngàn đời. Trải qua
nhiều quá trình thăng trầm của lịch sử. Một quận nằm giữa lòng thành phố Hà
Nội có sự đa dạng về văn hóa, phong tục và phát triển về kinh tế. Với bề dày
lịch sử cùng rất nhiều các di tích văn hóa nằm trong địa bàn quận. Quận Đống
Đa đang góp phần gìn giữ lại những giá trị tiêu biểu của dân tộc
1.2 Diễn trình lịch sử của chùa Đồng Quang
1.2.1 Niên đại khởi dựng
Các công trình kiến trúc, tôn giáo hay những di tích lịch sử trước kia được
ông cha ta xây dựng nên đều đã có một cái tên chính thức cho mình, song bên
cạnh đó còn có tên chữ Hán và tên mà nhân dân địa phương gọi theo tên vùng
đất nơi di tích tồn tại. Theo thời gian có rất nhiều di tích đã bị thay đổi diện còn
7
7
có khi đổi tên gọi vì một lý do nào đó hoặc là có thêm tên mới, tên này thường
gắn với một đặc điểm của ngôi chùa đó.
Bên cạnh đó là việc xác định niên đại cho ngôi chùa. Hầu hết các ngôi
chùa, các công trình di tích lịch sử được xây dựng từ thời xưa đều được ghi chép
lại. Muốn xác định niên đại phải dựa vào các tài liệu thư tịch cổ hoặc những di
vật trong chùa như bia đá, thần phả... Tuy nhiên khi nhắc tới chùa Đồng Quang
thì hầu hết đều gợi nhớ đến trong suy tưởng mỗi người là nó gắn liền với sự kiện
lịch sử của dân tộc trận Ngọc Hồi - Đống Đa.
Chùa Đồng Quang tên chữ Hán là Đồng Quang Tự thuộc phường Quang
Trung, quận Đống Đa , Hà Nội. Tọa lạc tại số 15, ngõ 119, phố Tây Sơn, quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội. Dưới thời Lê Trung Hưng, khu vực này là trường
thi Bác cử - trường thi võ chọn người tài dưới triều Lê - Trịnh và sau là chiến
trường trong trận Đống Đa năm Kỷ Dậu (1789) . Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông.
Nhiều tư liệu hiện nay đã căn cứ vào bài văn của Tiến sĩ Lê Huy Trung trên tấm
bia dựng năm Tự Đức thứ 9 (1856) . Theo văn bia thì khu đất xây dựng chùa
xưa là nơi giao chiến giữa quân Tây Sơn và quân địch Mãn Thanh.
Như vậy ta có thể xác định được niên đại của Chùa Đồng Quang là vào
năm Tự Đức thứ 4 tức năm (1851). Từ thời xây dựng tới nay ngôi chùa cũng đã
đi qua rất nhiều giai đoạn lịch sử song nó vẫn tồn tại gắn liền với đời sống nhân
dân quận Đống Đa nói chung và phường Quang Trung nói riêng
1.2.2 Quá trình tồn tại của di tích
Di tích chùa Đồng Quang được Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa
Thể Thao - Du Lịch xếp hạng là di tích kiến trúc - nghệ thuật ngày 27 tháng 12
năm 1990
Chùa Đồng Quang cũng như bao ngôi chùa khác nó là công trình kiến trúc ,
công trình văn hóa tôn giáo của nhân dân địa phương. Gắn liền với đời sống tâm
linh của nhân dân nơi đây. Là nơi họ tin tưởng gửi gắm ý niệm, mong muốn và
những tin tưởng từ xưa tới nay.
8
8
Dựa vào sử sách, theo lời kể cũng như tìm hiểu cho thấy. Theo tấm bia
dựng năm thứ 8 niên hiệu Tự Đức (1856) khoảng năm hiệu Thiệu trị (1840 1847) quan tổng đốc Hà Nội là Đặng Hậu (Đặng Văn Hòa) sai thu táng những
thi hài chết trong trận Đống Đa (1789) ở đầu đường, cuối ngòi thành 12 gò, lấy
nhân công , tiền của hai trại Thịnh Quang, Nam Đồng để làm mộ điện. Đến năm
Tự Đức 4 (1851) quan kinh lược Nguyễn Đăng Giai khi mở đường, mở chợ mới
ở vùng này lại thấy nhiều xương khô nên sai đắp thêm một gò mộ nữa. Nguyễn
Đăng Giai kêu gọi các nhà hảo tâm dựng thêm ở tự đàn 4 gian nhà nữa tức là
Đồng Quang. Tháng hai hưng công , tháng 6 xong. Trước kia Thượng tọa Thích
Bảo Nghiêm cho biết vào thời gian này Hà Nội bị vỡ đê, có mấy pho tượng Phật
trôi dạt đến, moi người cho rằng ứng với việc làm chùa mới, sau đó sư các chùa
cúng thêm 6 pho tượng nữa, dân làng đặt tượng thờ và gọi là chùa Đồng Quang
(chùa của hai trại Nam Đồng và Thịnh Quang). Những năm sau đó như 1886,
1915, 1956 và 1999, chùa tiếp tục được trùng tu, xây dựng để có quy mô như
ngày nay. Năm Bính Tuất niên hiệu Đồng Khánh (1886) tri huyện THọ Xương
cải tạo lại chùa Đồng Quang, làm hai tòa tả hữu. Tới năm 1915, nhà sư trụ trì đã
sửa chữa chùa, làm nhà hữu tu và xây cổng.
Hiện nay kiến trúc của chùa chia làm hai phần. Chùa thờ Phật và tự đàn.
Chùa quay về hướng nam, phía ngoài có cổng, chùa hình chữ Công gồm tiền
đường năm gian, thượng điện 3 gian. Tự đàn hình chữ nhị thờ người chết trong
trận Đống Đa. Trong khuôn viên chùa còn có nhà tổ, tả vu, vườn tháp và các
công trình phụ.
9
9
Chương 2
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC – NGHỆ THUẬT CỦA CHÙA
ĐỒNG QUANG
2.1 Giá trị kiến trúc
2.1.1 Không gian cảnh quan
Mỗi một kiến trúc, một công trình nghệ thuật đều chọn cho mình một
khoảng không gian thích hợp, vị thế riêng. Đối với chùa Đồng Quang cũng vậy.
Không riêng gì khi xây dựng một ngôi chùa mà các công trình kiến trúc khác
cũng vậy, đơn giản như xây cất một ngôi nhà đơn giản cũng cần tới việc lựa
chọn hướng và thế đất cho công trình. Đó được xem như công việc hết sức quan
trọng, đối với đình chùa lại là việc hệ trọng hơn, bởi đây là những nơi linh
thiêng và quan trọng của cả một khu vực nên phải được quan tâm một cách đặc
biệt.
Quan niệm từ xa xưa cho thấy mảnh đất được chọn để xây dựng chùa phải
là nơi có vị thế đẹp, đất khỏe, không gian thoáng mát, cảnh quan đẹp và nhiều
cây xanh, hơn nữa tiêu chí quan trọng là : đất tụ thủy, tả thanh long và hữu bạch
hổ... Vị thế đẹp được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để xây cất
ngôi chùa. Yếu tố vị thế gần như đã gắn liền với suy nghĩ tâm linh của những
người xưa. Thường là khi chọn một địa điểm đẹp là chọn những nơi gần sông hồ
hoặc có sông hồ chảy qua trước mặt theo hướng từ phải sang trái để tạo sự thanh
quang, cũng như tẩy sạch bụi trần. Tuy nhiên đối với chùa Đồng Quang thì
không phụ thuộc quá vào điều này, không nằm gần gũi quá với một con sông
với hồ nước nào tuy nhiên điều đó cũng không phải là quan trọng nhất.
Cùng với địa thế tốt thì mảnh đất xây dựng chùa phải là mảnh đất có
hướng tốt để tạo nên sự hài hòa cho không gian. Người xưa cho rằng hướng Tầy
và hướng Nam là tốt nhất cho một di tích, đặc biệt là những công trình như chùa
chiền, lăng tẩm hay đình đền. Hướng Tây là nơi đất Phật, nơi đón hơi hướng
Phật, giúp cho con người cảm nhận được niềm tin đối với Phật và sớm giác ngộ
10
10
được điều Phật pháp dạy bảo, mong được che chở bởi Phật. Còn hướng Nam là
hướng tránh được gió lạnh vào mùa đông chào đón hơi ấm áp còn về mùa hè thì
tránh được cái nắng nóng của mùa hè cũng như gió nóng, đón sự mát mẻ, thanh
mát từ hướng nam thổi về. Đơn giản như việc cất nhà người dân ta từ xa xưa đã
có câu “lấy cợ hiền hòa thì làm nhà hướng nam”. Quan niệm xưa còn cho thấy
hướng Nam là hướng của Đế Vương “Bậc thánh nhân mặt quay hướng Nam mà
nghe lời tấu bày của thiên hạ”. Hãy nghĩa Hán nói “Thánh nhân nam diện nhi
thính thiên hạ”. Cũng như khi xây chùa về hướng Nam cũng được hiểu như là
các Đức Phật và Bồ tát ở trên cao đang ngồi quay hướng về hướng Nam để nghe
lời kêu cứu của chúng sinh trong kiếp đời tục, về quan niệm âm dương còn cho
thấy phía Nam là phía của dương tính đón những ánh nắng sáng sủa, chiếu rọi
thế gian.
Được xây dựng vào thời Nguyễn sau trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa. Ở
thời kì này người xưa thường áp dụng thuyết ngũ hành và phong thủy ảnh hưởng
của Trung hoa, áp dụng một cách triệt để vào việc xây dựng các công trình kiến
trúc, các di tích, đặc biệt là những lăng tẩm của các vua đời Nguyễn. Chùa Đồng
Quang cũng nằm trong những công trình kiến trúc, di tích như vậy.
Chùa Đồng Quang có cổng nằm đối diện với miếu Trung Liệt và gò Đống
Đa. Được tọa lạc trên một mảnh đất bằng phẳng và rộng rãi, mặt chính của chùa
quay về hướng Nam. Kiến trúc ban đầu của chùa là chữ Đinh. Trước kia chùa
được xây dựng trên mảnh đất thoáng và rộng rãi, có địa thế thuận tiện, nằm trên
trục đường lớn. Tuy nhiên không gian của chùa Đồng Quang giờ đây đã bị thay
đổi rất nhiều. Chỉ có một đoạn đường ngắn vài chục mét mà rất nhỏ, việc đi lại
tưởng nhue thuận tiện nhưng lại khó khăn hơn, dẫu chỉ cách đường lớn khoảng
15 - 20m. Bốn mặt của chùa cảm tưởng như rất bức bách. So với các chùa khác
thì khoảng không gian cảnh quan của chùa Đồng Quang dường như rất thiệt
thòi. Chỉ có ngôi chùa vẻn vẹn trơ trọi giữa 4 bề là những ngôi nhà dân xây lên
cao vun vút. Che khuất mọi hướng gió. Ấy vậy mà chùa Đồng Quang vẫn trụ
vững với thời gian.
11
11
2.1.2 Bố cục mặt bằng tổng thể.
Chùa Đồng Quang nằm trong quần thể di tích cùng với gò Đống Đa và
chùa Bộc thuộc quận Đống Đa. Tổng thể di tích chùa Đồng Quang là rất nhiều
hạng mục công trình quan trọng. Theo tìm hiểu một số tài liệu cũng như những
gì vẫn còn tồn tại có thể thấy rằng. Chùa được xây dựng với kiến trúc chữ Đinh,
quay mặt về hướng nam, bao gồm có tiền đường và thượng điện. Chùa được
chia làm hai phần : chùa thờ Phật và tự đàn. Tự đàn thì có kiến trúc hình chữ
nhị, được xây đựng để thờ những người đã chết trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa.
Hiểu nôm na cho thấy thì ngôi chùa này cũng còn thờ các vong người lính Tàu
đã chết trong sự kiện lịch sử này. Trong khuôn viên của chùa còn có nhà tổ, tả
hữu và vườn tháp và còn có các công trình phụ khác nữa.
Nhà tiền đương gồm 5 gian, bờ nóc đắp hổ phù tòa sen, có rồng chầu hai
bên. Kiến trúc máu kiểu chồng rường, giá chiêng, hạ kẻ, phần trên của hai vì hồi
theo kiểu kẻ chuyển. Mái chùa được xây dựng không quá cao, những đủ độ
thoáng cho các tòa thờ. Nền chùa được lát gạch vuông. Thượng điện có ba gian
chạy dọc, vì kèo chồng rường giá chiêng, xây bệ cao dần để bài trí tượng Phật.
Gần đây chùa đang được đi vào xây dựng thêm và tu sửa lại một số chỗ. Sẽ tạo
cho chùa Đồng Quang một kiến trúc khác, tuy nhiên phải giựa trên khuôn mẫu
và hợp lý với kiến trúc từ lâu đời của chùa. Bởi điểm mấu chốt chính là lịch sử
hình thành lâu đời của ngôi chùa. Cần phải giữ lại cốt lõi, sự thiêng liêng của
ngôi chùa. Bởi đây là nơi mà người dân trao niềm tin và ước vọng tới cõi linh
thiêng. Để tạo sự rộng rãi và điều kiện cho người dân thập phương đến với nhà
chùa nhà chùa đã tạo thêm một cổng phía trong rộng rãi để tiện cho khách thập
phương, tránh đi thẳng vào Tiền đường cũng như cổng quá bé không đủ không
gian và diện tích cho khách tới viếng, sự qua lại ở cổng này sẽ gây ồn ào ở Tiền
đường. Như vậy giờ đây người dân tới viếng sẽ đi bằng cổng phụ nhưng rộng rãi
và thoáng, cũng như thuận tiện hơn nhiều. Hy vọng trong một khoảng thời gian
gần khi ngôi chùa được sửa sang lại sẽ có không gian mới thoáng đãng mà
không mất đi những cái cốt lõi vốn có từ xa xưa để lại.
12
12
2.1.3 Các đơn nguyên kiến trúc.
2.1.3.1. Tam quan
Không có ngôi chùa nào mà lại không có cổng. Có chùa tồn tại tam quan
cũng có chùa không tồn tại tam quan. Cổng chùa là một phần rất quan trọng đối
với mỗi ngôi chùa. Khi bước vào mỗi một ngôi chùa, tâm thanh thản của chúng
ta được mở ra,bỏ lại bên ngoài tất cả những bộn tạp của cuộc sống hàng ngày.
Cổng chùa là nơi tiếp giáp giữa chốn thanh tịnh và cõi trần thế, bên trong và bên
ngoài của hai thế giới hoàn toàn khác nhau về mặt tâm thức, cho mỗi người có
sự khế hợp nhất định về tâm linh để hướng họ đến điều lương thiện hơn. Như
thế vô hình chung cổng chùa trở thành vách ngăn tâm linh, mở ra hai thế giới
vừa đối lập vừa nối tiếp nhau giữa đời và đạo. Cổng chùa không chỉ dừng lại là
nơi bước từ bên ngoài vào bên trong ngôi chùa mà đã trở thành hệ thống triết
học phổ hợp lên kiểu thức kiến trúc.
Mặt bằng chung và chính của chùa Đồng Quang là quay về hướng Nam.
Tuy nhiên cổng chùa Đồng Quang lại là hướng chính Tây, cổng chùa Đồng
Quang hướng ra phía đường Tây Sơn. Bên kia đường chính là Tam quan còn lại
của Trung liệt miếu tại di tích lịch sử nổi tiếng gò Đống Đa. Tuy nhiên đây chỉ
là cổng chùa mà hiện nay được sử dụng. Tam quan chính của chùa nằm phía
trước tiền đường. Có hai cột cao tầm 5m bên trên có hai hình búp sen đang
chuẩn bị nở. Tam quan được trang trí đơn giản không có cửa và nhà vòm phía
trên. Tuy nhiên Tam quan này bây giờ đã bị bịt lại không còn là nơi ra vào nữa.
Do sự lấn chiếm của người dân. Một căn nhà 3 tầng đã chắn lấy hoàn toàn Tam
quan.
Đứng trước ngõ 119 phố Tây Sơn ta sẽ nhận ra được cổng chùa Đồng
Quang. Đó là một cái cổng cũ, đơn sơ bị lấn chiếm chỉ còn lại cổng vòm đi vào
trong. Không có cổng bề thế như những ngôi chùa khác, không cao ráo như Tam
Quan của miếu Trung Liệt nằm đối diện. Cổng chùa Đồng Quang nằm khuất
dưới tán xây và nằm lọt trong những nhà dân xung quanh. Hai bên cổng, tả hữu
là hai đoạn tương gạch cao tầm hơn 1m. Cổng chính cao tầm 6m. Bên dưới có
13
13
vòm cao tầm 3m. Phần dưới của cổng có độ dày tầm 1m. Ở chỗ này có một nhà
dân đã bán hàng nước ở đây suốt nhiều năm. Cổng chùa không có cửa. Đây
cũng là nơi ra vào của những hộ dân nằm kế sát với chùa trong ngõ 119. Trên
cổng chùa đề tựa 3 chữ Hán. Phiên âm ra có nghĩa là : “Đồng Quang Tự” . Dịch
ra có nghĩa là Chùa Đồng Quang. Cổng chùa rất đơn sơ không được trang trí gì
đặc biệt, bên trên cổng chùa là mái vòm vút cong ở bốn góc giống như tam quan
của những ngôi chùa thờ Phật khác. Cổng này thuộc dạng cổng có gác. Cổng
này nhỏ nhưng lại được xây gác bên trên. Đây lại là cổng làm bằng gạch nên
nhất thể có gác giả để tạo thêm chiều cao cho cổng. Tuy nhiên ở gác cổng chùa
này lại không phải để đặt trống, hay treo chuông, khánh. Mái ngói màu đỏ hầu
như ít trang trí
Đi vào sâu bên trong khoảng gần 20m mà không gian chính của chùa. Ở
đây có một cái cổng bé rộng tầm hơn 1m. Cao khoảng gần 4m. Bên trên có đề
chữ Việt là Chùa Đông Quang. Cánh cổng này như là ghi tên hay là đánh số để
cho ai tìm đến chùa có thể dễ dàng nhận ra. Cổng này có cửa bằng sắt. Bình
thương thì luôn đóng, chỉ mở cửa vào những ngày trọng đại và ngày lễ. Bởi đây
là cổng đi qua mặt chính của Tiền đường vì vậy để tránh ồn ào. Cửa luôn được
khóa. Và nhà chùa đã cho mở mang thêm 1 cánh cổng sắt mới rộng rãi để cho
người dân tới đây được lễ bái thuận tiện hơn. Cánh cổng mới đi thằng vào phía
sau tòa Tiền đường và vào sân chùa.
Quay về phía tay trái của cổng này một chút là cổng đi vào nhà Tổ. Cổng
cao tầm 4m. Có 2 cánh cửa bằng gỗ, ở đây cũng như cánh cổng vào Tiền đường.
Luôn luôn đóng vào những ngày bình thường. Vào những ngày rằm, mùng một
và ngày lễ thì mở ra cho người dân tới lễ bái, cầu xin. Cổng này chỗ nào có chữ
Hán sẽ được sơn màu trắng, còn lại là sơn vàng. Gồm có 2 tầng mái. Bên trên đề
4 chữ Hán. Mái ngói đỏ rất đơn giản. Có trang trí hoa văn ở góc mái. Ở mái này
thì không cong lên như là cánh cổng chính đi vào.
Hầu hết các cổng ở chùa Đồng Quang đều được trang trí rất đơn sơ. Cho
đến ngày nay thì gần như là rất cũ kĩ và không còn nổi bật nữa. Tuy nhiên dẫu là
14
14
đơn giản hay phức tạp. Thì tam quan của một ngôi chùa cũng là rất quan trọng.
Tam quan của chùa Đồng Quang đã không còn nguyên vẹn do diện tích bị thu
hẹp. Nhiều lần sửa chữa và không giữ vững được kiến trúc như lúc ban đầu do
ngoại cảnh. Tuy nhiên đây cũng được xem như một phần hồn của di tích.
2.1.3.2 Tiền đường
Tòa tiền dường gồm một tòa nhà 5 gian, hai dĩ, 6 vì mái, mỗi vì 6 hàng
chân cột được xây theo kiểu tường hổi bít đốc tay ngai. Tiền đường dài tầm
18m, rộng 8m, phía trước Tiền đương là một sân gạch không được rộng rãi cho
lắm do diện tích ít, phía trước sân gạch đặt tượng Quan Âm màu trắng đứng
giữa sân. Cùng với lư đá. Phía trước chính điện là một bức cuốn thư và một
mảnh khắc đá. Bộ mái lợp hai lớp mái, lớp dưới là ngói lót lớp trên là ngói ta.
Tiền đường có kết cấu các vì mái kẻ hiên, kẻ cổ ngỗng, chồng rường con nhị.
Kết cấu các vì mái này được đỡ bởi hệ thống cột, kèo, và vững chắc, tạo cho
không ian Tiền đường thoáng mát hơn. Kết cấu của các cấu kiện kiến trúc hầu
như là đặc trưng của kiến trúc thế kỉ thứ 19.
Tiền đường có kết cấu theo kiểu 6 hàng cột với bộ vì nóc kiểu bán giá
chiêng. Ở giữa Tiền đường có một đôi hoành phi, câu đối. Hai bên tả hữu phía
trên tượng Đức Ông và Hộ Pháp cũng có 2 bức hoành phi khác. Gồm 2 bộ câu
đầu ăn khớp với con rường, ba bộ đầu vuông tháp đáy đỡ lấy con rường và cột
trốn. Có một xà dọc chạy cho tới hết mái. Vì nách kiểu kẻ ngồi nổi bật của thế kỉ
19 – 20. Liên kết ở hiên là một bộ kẻ cổ ngỗng cong ra ngoài đỡ lấy mái
Tòa Tiền đường chùa Đồng Quang gồm 4 bộ cửa. Ba bộ phía trước Tiền
đường mở ra ba gian nằm giữa tòa điện chính. Một bộ cửa chính giữ nhìn thẳng
vào Thượng điện. Và hai bộ cửa hai bên. Được trang trí rất đơn giản. Phía trên là
những song cửa được tiện tròn tỉ mỉ tạo sự mềm mại, uốn lượn. Phía dưới chỉ là
ô hình chữ nhật đục nhẹ rất cơ bản.
Phía bên phải của Tiền đường có một cánh cửa nhỏ đi từ phía sân sau và
cánh sửa này đi tắt sang nhà hậu. Cửa này chỉ là một cánh đơn giản không có gì
đặc biệt.
15
15
2.1.3.3 Thượng điện
Đây là tòa được nối liền với Tiền đường bằng 3 gian nhà, 4 vì mái, nằm
vuông góc với Tiền đường tạo thành cấu trúc chữ Đinh. Toàn Thượng điện dài
tầm 8m, rộng 6m. Kiến trúc các vì, mái thì giống với cấu kiện kiến trúc của Tiền
đường. Các vì mái được đỡ bởi hệ thống hai chân cột, xà và tường mái.
2.1.3.4 Nhà Mẫu
Nằm phía bên ngoài của chùa . Gồm có ba gian thờ Mẫu, kiến trúc bởi hai
lớp ngói. Một hàng cột gia cố đỡ lấy đầu kẻ. Đầu kẻ mái hiên là kẻ cổ ngỗng.
Phía bên vì nách là kẻ ngồi. Cấu kiện bên trong cũng giống như Tiền đường và
Thượng điện. Nhà mẫu cũng được xây dựng kiến trúc chữ đinh. Phía trong điện
thờ mẫu không có chân cột đỡ giống như là nhà hậu. Nhưng không có hai xà dọc
ăn khớp với đấu vuông tháp đáy như ở nhà hậu.
2.1.3.5 Nhà Hậu
Nhà Hậu là hai tòa nhà nằm song song với Thượng điện của chùa. Có cấu
kiện kiến trúc khác với Tiền đường. Mỗi tòa nhà gồm ba gian. 4 hàng chân cột
ngoài hiên. Phía trong hai tòa nhà hậu không có chân cột đỡ mà có 4 bộ vì mái
giá chiêng chồng rường con nhị. Có hai xà dọc chạy dài ăn khớp với đấu vuông
tháp đáy đỡ lấy câu đầu. Có hai con rường, cột trốn mang tư cách là cột giá
chiêng.
2.2 Giá trị nghệ thuật.
2.2.1 Trang trí trên kiến trúc
Hầu hết trang trí trên kiến trúc chùa Đồng Quang rất đơn giản. Không có gì
quá nổi bật. Ít được chạm trổ rộng phượng hay hoa văn. Đặc sắc nhất ở đây chỉ
có bức cuốn thư được khắc bằng đá là có nhiều hoa văn trang trí, rồng uốn lượn
và những hoa dây, những họa tiết. Cùng với những bia tháp đá cũng chạm trổ
trên đá rất công phu. Hầu hết những hiện vật bằng đá thì rất được quan tâm tới
hoa văn. Như những cấu kiện bằng gỗ và những điểm khác thì ít được chạm trổ,
rất đơn giản và không có gì cầu kì. Chỉ có những pho tượng và những bức hoành
16
16
phi câu đối rất được chú trọng. Ở mỗi bức hoành phi lại đượ chạm trổ một kiểu
khác. Được sơn son và chạm tỉ mỉ.
2.2.2 Các di vật trong chùa Đồng Quang
2.2.2.1 Hệ thống tượng thờ
Hệ thống tượng Phật khá phong phú bao gồm nhiều lớp và bộ tượng khác
nhau. Hàng thứ nhất trên cùng là tượng Tam thế Phật. Ba pho tượng cao khoảng
80cm đang ngồi trên tòa sen, hình giống nhau. Tức là tượng thường trụ tam thế
diệu pháp thân. Người ta thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật. Nghĩa là Phật
thường trụ đại diện cho 3 kiếp: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Các lớp tóc xoắn
ốc ngược chiều kim đồng hồ, đỉnh đầu luôn có một u nhỏ lồi lên gọi là Nhục
Kháo, đó là biểu hiện cho trí tuệ. Mắt khép hờ nhìn xuống, tai tượng chảy dài,
mặt đầy đặn. Đây là bộ tượng mà chùa nào thờ Phật cũng đều có và được đặt sát
vách trên cùng của Phật điện.
Hàng thứ hai là bộ tượng Di Đà Tam Tôn gồm Đại Thế Chí Bồ Tát, A Di
Đà và Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây là lớp thứ 2 gồm ba tượng có kích thước lớn.
Lớn nhất là pho tượng ngồi giữa A Di Đà tức là thụ dụng trí tuệ thân. Tượng cao
1,1m vai rộng, đùi mở rộng. Tượng này cũng được đặt trên đài sen. Hai bên
tượng A Di Đà là hai pho Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát. Pho
tượng đứng bên tả là pho tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Pho tượng đứng bên
hữu là pho tượng đức Đại Thế Chí Bồ Tát. Tượng A Di Đà ngồi giữa, hai tay kết
ấn trong lòng đùi, tượng màu vàng, tóc xoắn ốc màu đen. Hai pho Đại Thế Chí
Bò Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát đứng hai bên phò trợ.
Hàng thứ 3 là bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh. Pho tượng lớn ngồi giữa
cao tầm 1,2m đó là Tượng Thích Ca Màu Ni, tức là Ứng thần hay biến hóa
thần, giáng sinh xuống trần thế, tu hành chính quả và thuyết pháp độ chúng. Pho
tượng ở bên phải là pho Đức Văn Thù Bồ Tát, pho tượng đứng bên trái là Đức
Phổ Hiền Bồ Tát.
17
17
Hàng tượng thứ 4 là hàng tượng Ngọc Hoàng. Tượng Ngọc Hoàng cáo
90cm, vai rộng 30cm đầu đội mũ bình thiên, mạc áo long bào màu đỏ. Hai bên
là tượng Nam Tào – Bắc Đẩu phò tá.
Hàng thứ 5 là tượng Cửu Long cao khoảng 70cm. Sơn màu vàng, bên trong
có tượng Thích Ca Sơ Sinh, mang hình chú bé, mặc váy, sơn màu vàng tươi,
đứng trên bông sen, tay phải chỉ đất, tay trái chỉ trời. Tượng cũng có chín con
rồng bao quanh nên được gọi là tượng Cửu Long. Theo truyền thuyết của Phật
Giáo, khi Thích Ca Mâu Ni mới sinh, có chín con rồng xuống phun nước để tắm
cho ngài. Tắm xong ngài tự đi được bảy bước về phía trước, tay trái chỉ lên trời,
tay phải chỉ xuống đất mà nói “Thiên thượng, địa hạ, duy ngã độc tôn” (trên trời,
dưới đất chỉ mình ta là tôn kính). Nói xong lại nằm xuống như đứa trẻ.
Ngoài Tiền đường còn có hai pho tương đứng hai bên tả, hữu của Thượng
Điện. Số 14 là tượng Hộ Pháp cao tầm 1,2m đứng oai vệ phía bên trái của Tiền
đường. Mặt mày giữu tợn, quần áo nhiều tà vải. Phía bên phải là tượng Đức
Ông. Đầu đội mũ quan, mặt mày phúc hậu cũng cao tầm 1,2m. Phía trước mặt
Tiền đường có một tượng Quan Thế Âm màu trắng cao tầm 1,2m.
Sau khi rời khỏi tòa Tiền đường sẽ tới nhà Hậu nằm song song với Thượng
điện. Nhà hậu gồm hai dãy nhà. Một dãy nhà để thờ Vua Quang Trung gồm có 3
bức tượng
Trên cao nhất là tượng thờ vua Quang Trung. Hai bên có hai tượng là hai vị
phò tá cho vua Quang Trung. Ba pho tượng mặt mày tuấn tú và thanh thoát. Sơn
màu đỏ, dáng ngồi oai vệ, cao tầm 70cm. Hai pho tượng hai bên một người là
quan văn, một người là quan võ.
Phía bên ngoài đoạn hành lang ngăn cách giữa phía trước của Ban thờ vua
Quang Trung và phía sau nhà thờ Đức Địa Tạng là 2 pho tượng bằng đá Quan
Thế Âm ngồi trên hai con voi, kích thước rất lớn.
Phía gian tiếp theo song song với ban thờ vua Quang Trung là một gian
khác. Trong này có tượng thờ Đức Địa Tạng cao tầm 1,3m, khá rộng. Tượng
18
18
bằng gỗ tạc Đức Địa Tạng ngồi trên lưng một con vật to lớn, tay Đức Địa Tạng
cầm trượng, râu dài, khuôn mặt trang nghiêm.
Phía bên ngoài nhà thờ Mẫu là một hệ thống tượng khác. Gồm 4 lớp
tượng. Lớp trên cùng là Tam tòa thánh mẫu đó là ba ngôi tượng có kích thước
và hình hài giống nhau. Tương ở vị trí cao nhất, chính giữa, có sắc phục màu đỏ.
Đó là tượng bà chúa Liễu Hạnh, hay còn gọi là Mẫu đệ Nhất Tượng Thiên (Mẫu
Nghi Thiên Hạ).
Bên phải là tượng có sắc phục màu xanh, đó là Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
(cai quản rừng xanh)
Tương ứng về phía bên trái là Mẫu đệ Tam Thoải Phủ (cai quản sông
nước)
Phía bên phải của điện thờ Mẫu là tượng thờ Đức Đại Vương Trần Triều
và bên trái là tượng thờ Chúa Thượng Ngàn.
Nằm đối diện với thờ Mẫu là một gian khác. Nơi đây được đặt một tượng
Phật bà nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ cao hơn 2m. Màu vàng hai bên tả, hữu là
tượng Cô, tượng Cậu đứng trên mây.
Bức tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay là một rong những bức tượng quý
ở chùa Đồng Quang. Bức tượng này đã có ở đây từ rất lâu đời rồi. Tượng cậu
cao tầm 1,3m hai tay chắp trước ngực. Phía bên kia là tượng cô.
2.2.2.2 Một số di vật trong chùa
Ngoài hệ thống tượng ở trong chùa thì chùa Đồng Quang còn rất nhiều di
vật khác rất giá trị.
Như những bức hoành phi, câu đối. Trong chùa có khoảng hơn 10 bức
hoành phi và tương ứng với mỗi bức hoành phi là một đôi câu đối. Mỗi bức
hoành phi lại được sơn một kiểu khác nhau. Các chữ khắc trên mỗi hoành phi lại
có kích cỡ khác nhau. Màu của hoành phi thương tương thích với màu của câu
đối và đặt sao cho cân xứng nhất.
- Phía bên ngoài cổng là bức hoành phi đề : Đồng Quang Tự
- Dịch nghĩa là : Chùa Đồng Quang
Bức hoành phi này được hiểu rằng. Nơi đây xưa kia được lập lenen làm nơi
tế lễ vong hồn cho người tử trận Ngọc Hồi – Đống Đa. Địa phận này xưa kia
19
19
thuộc hai trại Thịnh Quang và Nam Đồng. Cũng như là ghi nhớ công sức của
người dân nơi đây đã góp phần lập nên ngôi chùa nên chùa mới có tên là Đồng
Quang.
Phía trước tòa Tiền Đường có một bức cuốn thư bằng đá dựng thẳng song
song với cửa Tiền đương. Bức cuốn thư nằm ngay trước mặt Tiền đường gắn
trực tiếp với thềm Tiền Đường. Cuốn thư rộng chừng 2m cao 1.5m. Trên có đề
một bài văn thư cổ chữ Hán. Xung quanh được trang trí tỉ mỉ, hai bên trái, phải
của cuốn thư tạc hình rồng lưỡng long chầu nguyệt. Phía trên có một ấn tròn âm
dương, xung quanh trang trí hoa văn, phía bên dưới là một đóa ren nở rộ. Phía
dưới cuốn thư là một mặt đá nằm nghiêng nối từ nền đất lên tới cuốn thư. Mặt
đá này được tạc rồng bay lượn có hình lưỡng long chầu nhật, rất tinh túy và tỉ
mỉ.
Hiện tại trong chùa Đồng Quang còn lưu giữ bia đá lớn theo như niên hiệu
đề trên tấm bia thì tấm bia này được dựng bia niên hiệu Tự Đức thứ 8 (1856) kẻ
về sự kiện năm Thiệu Trị thứ 7 Tổng Đốc Hà Nội xin 15 mẫu đất và thuê nhân
công xây tự đàn và nghĩa địa quaan Thanh chôn cất những người chết trong trận
Đống Đa. Bia đá cao khoảng 1,2m, rộng 70cm. Chữ trên tấm bia được khắc
chìm. Xung quanh trang trí hoa văn, diềm bia hình hoa dây.
Ngoài ra chùa còn có 14 bia đá khác. Trong đó có 7 bia gửi hậu, 4 bia tháp
mộ, 3 bia ghi các lần trùng tu chùa. Quan trọng nhất vẫn là tấm bia dựng năm
Tự Đức thứ 8 và tấm bia khác là bia dựng năm Đồng Khánh Bính Tuất (1866)
ghi lại các lần trùng tu.
Phía bên ngoài nằm vuông góc với nhà Hậu là bốn bia tháp mộ. Mỗi bia
tháp mộ cao tầm 2,5m. Được dựng bằng đá, trang trí hoa văn rồng, nóc hơi uốn
cong. Dựng so le nhau. Tạo thế trang nghiêm trong khuôn viên chùa. Nơi dựng
bia tháp mộ thì trên gô đất cao ngang với tòa chính và cao hơn so với mặt đất
khoảng 1m.
Hiện tại trong chùa còn lưu giữ một quả chuông đồng cổ. Đường kính
khoảng 50cm, cao 70cm. Chuông có quai hình rồng, thân chuông có khắc một
bài minh văn.
20
20
Chương 3
VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
CỦA DI TÍCH CH ÙA ĐỒNG QUANG
3.1 Thực trạng về bảo quản di tích.
Chùa Đồng Quang là chuỗi những công trình kiến trúc đặc sắc và tiêu biểu,
đại diện cho một hệ thống các công trình kiến trúc phong phú.
Một khu công trình kiến trúc được xây dựng trên mảnh đất khá cao ráo và
có địa thế đẹp, năm gần trục đường lớn và bao quanh là khu dân cư sầm uất. Tuy
nhiên so trai qua thời gian lịch sử, cũng như điều kiện tự nhiên không mấy thuận
lợi mà các cấu kiện kiến trúc cũng bị hư hại nhiều. Như cổng tam quan bị thu
hẹp và ở cổng thì hình thành nên một quán nước. Là tác nhân làm hư hại cũng
như làm mất mĩ quan, sự linh thiêng của nơi ra vào chùa. Con đường từ cổng
vào chùa chỉ tính bằng vài mét mà đã bị sự lấn chiếm mạnh mẽ của nhà dân. Vì
vậy chùa nằm rất khuất tầm mắt. Đường đì vào thì xấu và hơi chéo. Diện tích
đường đi bị thu hẹp. Nếu vào lúc cao điểm của mùa lễ hội đầu năm. Có lẽ nơi
đây cũng diễn ra ách tắc không kém gì ngoài đường lớn.
May mắn thay những cấu kiện kiến trúc quan trọng bên trong cùng những
di vật, cổ vật bên trong vẫn được giữ gìn cẩn thận cho đến tận ngày nay. Và hầu
như không bị hư hại gì. Đặc biệt là những bức tượng hay tấm bia đá và quả
chuông đồng. Tòa Tiền đường, Thượng điện hay nhà Mẫu hầu như vẫn được
nguyên vẹn, Tuy rằng nhiều lần được sửa chữa. Hệ thống khuôn viên, nhà khác,
nhà ở của sư sải và nhiều điểm vẫn được giữ gìn rất bền chắc theo thời gian.
Các di tích mà hầu như ít được biết đến đó là điều rất thường gặp. Nằm rất
gần với Gò Đống Đa hay những ngôi chùa, đền nổi tiếng như Chùa Bộc, đền
Phúc Khánh. Hằng năm vào mùa lễ hội ở đây vẫn rất đông các Phật tử. Tuy
nhiên với những người ở nơi xa một chút họ lại không biết đến ngôi chùa này.
Nếu đọc trong sử sách thì sẽ thấy được ngôi chùa mang tên Đồng Quang gắn
liền với sự kiện Ngọc Hồi - Đống Đa.
21
21
Đồng thời trong khoảng thời gian dài lịch sử chùa đã rất nhiều lần cho
trùng tu, sửa chữa mong mang lại một diện mạo mới nhưng vẫn giữ được cái cốt
cách , cái hồn cho di tích. Gần đây nhất chính là thời điểm này nhà chùa đang
xây dựng thêm một số tòa lễ để không gian được mở rộng thêm cho các sinh
hoạt tôn giáo.
Tuy nhiên cũng có những vấn đề rất bất cập xoay quanh ngôi chùa này.
Trong những năm qua cảnh quan ngoại cảnh ngôi chùa dường như đang bị phá
hoại đi. Làm xấu đi và ảnh hưởng nặng nề đến di tích. Đố là do sự lấn chiếm đất
để xây dựng của nhà dân. Nếu ai một lần đến đây có thể dễ dàng nhận ra rằng
ngôi chùa Đồng Quang đang trong tình cảnh nghẹt thở. Bốn phía của ngôi chùa
bị lấn chiếm. Phần lối đi nhỏ ngăn cách giữa nhà Mẫu và gian thờ Phật phía
trong cũng đã bị sử dụng làm đường đi chung cho cả khu phố. Trước hết là làm
mất mĩ quan, thứ hai là phá vỡ đi một phần di tích. Những ngôi nhà xây ép sát
vào chùa họ, những sinh hoạt của họ cũng làm ảnh hương rất nhiều tới nhà chùa.
Hơn nữa làm diện tích chùa bị thu hẹp. Trước kia nơi đây rất thoáng đãng nhưng
giờ đây đã hình thành nên một khu dân cư ngột ngạt, cùng với quán xa, hàng ăn
gây mất trật tự và rất ồn ào, lợi dụng để làm kinh doanh. Tuy nhiên may mắn là
nhà chùa vẫn giữ được khu vườn phía bên trái. Không rộng rãi lắm cùng một cái
hồ nhỏ. Đây được xem như là nơi thoáng đãng nhất còn sót lại của nhà chùa. Để
trồng cây cối cho mát.
Ngôi chùa này thì vẫn thường xuyên được sự chăm nom của các sư sải
trong chùa nên rất tươm tất. Cũng được sự quan tâm của các cấp, chức năng, ban
ngành. Nơi đây vẫn là trung tâm thờ Phậy và là nơi qua lại của rất nhiều Phật tử.
Sơ lược lại để thấy được rằng. Dù thực trạng như thế nào thì chúng ra cũng
không thể bàn cãi khác đi rằng chùa Đồng Quang chính là một công trình kiến
trúc, một di tích quan trọng của dân tộc. Danh lam cổ tự Đồng Quang vẫn còn
rất bền chắc với thời gian và hàng ngàn năm sau nữa đây vẫn là nơi gửi trọn
niềm tin của cả triệu Phật tử. Chính vì vậy nơi đây đã được xếp hạng là di tích
kiến trúc - nghệ thuật.
22
22
3.2 Bảo vệ di tích
Dựa vào luật di sản văn hóa có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
Cũng như dựa vào quyết định số 1706/201/QĐ-BVHTT , ngày 24 tháng 7 năm
2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo
tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và dam lanh thắng cảnh đến năm
2020. Đồng thời dựa vào quyết định xếp hạng của nhà nước ngày 27/12/ 1990 di
tích chùa Đồng Quang là di tích nghệ thuật kiến trúc. Đây là những cơ sở pháp
lý để ta thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ di tích.
Chùa Đồng Quang là ngôi chùa nằm trong quần thể các di tích cần được
giữ gìn của quận Đống Đa. Được chính thức xếp hạng di tích nghệ thuật kiến
trúc của nhà nước vào tháng 12 năm 1009. Qua nhiều năm tồn tại và các đời sư
sải và trụ trì, với tấm lòng và với nhiệm vụ họ đã có ý thức giữ gìn những gì còn
sót lại của ngôi chùa này. Đồng thời cũng có rất nhiều người dân và các bậc cao
niên cũng tham gia tích cực vào công tác giữ gìn và bảo vệ di tích. Tỏ lòng
thành kính tới Đức Phật bằng tấm lòng thật sự của mình như là tham gia giữ gìn,
đóng góp công đức cho công tác trùng tu chùa tùy vào tâm và điều kiện của mỗi
người. Vì được các cấp, ngành quan tâm nên chùa cũng rất có điều kiện để bảo
vệ. Chỉ có một điều khó có thể thực hiện được đó là sự lấn chiếm của người dân
khó có thể giải phóng được
Mỗi một di tích đều là một tài sản chung của toàn dân tộc, nó là tài sản vô
giá phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử. Đã là tài sản chung của tất cả mọi
người, của toàn dân tộc thì mỗi một người đều có nhiệm vụ giữ gìn, xây dựng
công sức của mình cho việc bảo tồn và phát huy gía trị của những di tích lịch sử
- văn hóa, công trình kiến trúc của dân tộc. Đây được xem như là trách nhiệm
cao cả của mỗi người. Công việc này phải có sự liên kết từ những người dân tới
những người có trách nhiệm cao hơn, các cấp các ngành, sự phối hợp vững chắc
từ trung ương tới địa phương với nguyên tắc chung là nhà nước chỉ đạo quả lí,
trong khi đó ban quản lí di tích sẽ thực hiện các bước đồng thời nhân dân giám
sát, ủng hộ.
23
23
Di sản văn hóa dù là vật thể hay phi vật thể thì đều được xem là bộ phận
cấu thành nên môi trường sống của con người. Đó là tài sản quý giá quý giá
không thể tái sinh cũng không thể thay thế những rất dễ bị biến dạng do tác
động ngoại ảnh và do bảo tồn, trùng tu thiếu chuyên nghiệp. Bởi vậy việc trùng
tu phải giữ đúng phương châm giữ nguyên trạng thái ban đầu của di tích.
Đã là một điều tất yêu trước nay con người được xem như là trung tâm của
quá trình phát triển. Và do đó di sản văn hóa phải được gắn với con người và
cộng đồng cư dân địa phương. Bởi họ với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa và
là chủa sở hữu tài sản văn hóa, coi việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành
mạnh của đông đảo công chúng trong xã hội là một mục tiêu để di tích hoạt
động và phấn đấu. Vì thế mà muốn giữ gìn di tích là phải dựa vào người dân,
dựa vào những con người đang gắn bó với di tích.
Việc khoanh vùng và xây tường bao xung quanh để bảo vệ di tích trước sự
tác động của con người và ngoại cảnh. Thì chùa Đồng Quang đã sớm thực hiện.
Bởi nơi đây về diện tích của di tích đã bị thu hẹp rất nhiều. Xây tường bao để
ngăn cách tránh sự xâm lấn diện tích của dân xung quanh và đồng thời giữ cảnh
quan còn lại của chùa cho mai sau. Đồng thời là cần có sự định hướng tốt của cơ
quan chức năng, ban quản lý di tích thì hiện nay bân quản lý di tích quận đang
cho tu sửa và xây thêm điện thờ cho chùa rất rộng rãi nằm song song phía sau
Tiền đường. Việc tu sửa tôn tạo thì luôn làm theo hướng dẫn của Nhà nước mà
cụ thể là Luật di sản văn hóa văn 2001. Nghị định số 92 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản Văn hóa. Quy chế bảo quản tu bổ và
phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Chùa Đồng Quang cũng luôn gắn liền việc quản lý và sử dụng di tích mình
kết hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn và nhân dân cùng những Phật tử để
bảo tồn cho di tích. Mọi công tác, mọi hoạt động diễn ra tại chùa thì luôn được
thực hiện có chuẩn mực và chấp hành theo Luật di sản Văn hóa.
24
24
3.3 Bảo quản, tôn tạo di tích
Chùa Đồng Quang là một công trình kiến thúc - nghệ thuật, là di tích văn
hóa đồng thời cũng là công trinh tôn giáo được xây dựng từ thời Nguyễn. Xây
dựng để tế lễ vong hồn những người tử trận trong trận đánh Đống Đa năm 1789.
Trải qua thời gian dài người dân đã dựng nơi đây thành đền thờ Quang Trung.
Và sau đó nhiều năm thì thành nơi qua lại của Phật tử khắp nơi. Nơi đây thành
ngôi chùa thờ Phật.
Trải qua quãng thời gian khá là dài, do điều kiện tự nhiên, do thời gian lịch
sử và các cuộc kháng chiến chống xâm lược ngôi chùa cũng đã bị tàn phá hư hại
nhiều, như so với những ngôi chùa khác thì ngôi chùa này vẫn giữ được nét cổ
kính, nguyên vẹn kiến trúc.
Hiện trạng di tích, cũng như dựa vào những tư liệu ít ỏi và các hiện vật có
trong di tích chùa Đồng Quang. Đặc biệt là bức bia đá cũng như minh văn khắc
trên chuông. Đồng thời là những hiện vật, đồ thờ tự trong chùa đã hiện được rõ
lên những giá trị chân thực và quan trọng của di tích.
Công trình kiến trúc - nghệ thuật, di tích văn hóa này là một trong những
trung tâm sinh hoạt văn hóa, công trình tôn giáo. Nơi để cho Phật tử bốn phương
tới với đức Phật, được tỏ lòng tôn kính tới người, cũng như là nơi để gửi gắm
niềm tin, được cầu xin những điều an ủi trong tâm hồn. Nơi tổ chức và diễn ra
các buổi cúng bái, lễ hội hằng năm của nhân dân nơi đây, cũng như những Phật
tử từ nơi khác tới suốt từ nhiều năm nay. Xưa kia nơi đây là nơi lập lễ cúng cho
những vong hồn đã mất trong trận Đống Đa. Bởi thế đây là nơi rất linh thiêng,
trong chùa con thờ cả vua Quang Trung và các vong Tàu mất trong trận Đống
Đa đó.
Tuy nhiên ngày nay thờ Phật vẫn là chính tại chùa. Hằng năm từ Tết cho
tới hết rằm tháng giêng nơi đây diễn ra hội cúng vong hồn. Khiến cho nhân dân
nơi đây, cũng như khác thập phương kéo tới rất đông. Được diễn ra đồng thời
với các lễ hội ở những chùa khác quanh khu vực vì vậy vào đầu năm. Nơi này
trở nên rất nhộn nhịp.
25
25