Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tìm hiểu di tích có liên quan đến thân thế và sự nghiệp nguyễn trãi ở côn sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.78 KB, 42 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Trãi, ngơi sao Kh của văn hóa Việt Nam, hiệu là Ức Trai , 1380–
1442, là đại thần nhà Hậu Lê, một nhà văn chữ Nơm. Ơng được xem là một anh hùng
dân tộc của Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới.
Nguyễn Trãi đã đi vào lịch sử và lòng dân như một anh hùng cứu nước vĩ đại,
một danh nhân văn hố kiệt xuất. Ơng là một nhà tư tưởng, một nhà chính trị, một nhà
chiến lược quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà thơ, nhà văn, nhà sử học, nhà địa
lý… biết bao tài năng đã chung đúc nên người con ưu tú đó của dân tộc. Và ơng đã
đem tất cả tài năng đó phục vụ cơng cuộc giải phóng dân tộc, cùng với Lê Lợi lập nên
thắng lợi của sự nghiệp Bình Ngơ. Trong cứu nước cứu dân khỏi hoạ đơ hộ và đồng
hố của ngoại bang, ông đã thành công rực rỡ. Trong sự nghiệp xây dựng lại đất
nước, ơng cũng có nhiều cống hiến to lớn nhưng gặp rất nhiều gian nan, khó khăn,
khơng thể thi thố hết tài năng, thực hiện hồi bão và lý tưởng cao đẹp của mình. Dù
cuối cùng cuộc đời kết thúc bằng một bi kịch đau xót, nhưng Nguyễn Trãi đã để lại
cho lịch sử và hậu thế một tấm gương sáng về phẩm giá một người tri thức trọn đời vì
nước, vì dân, đấu tranh không biết mệt mỏi cho độc lập dân tộc và hoà hiếu với lân
bang, cho một đất nước giàu mạnh có vua sáng tơi hiền, có cuộc sống ấm no cho mọi
người, và một sự nghiệp văn hoá đồ sộ với biết bao trước tác trên nhiều lĩnh vực phản
chiếu lẽ sống, nhân cách và tài năng sáng tạo của ông. Nguyễn Trãi là một trong
những con người tiêu biểu ở đỉnh cao nhất tâm hồn và trí tuệ của dân tộc, tài năng và
phẩm giá toả sáng ra khỏi biên giới quốc gia. Năm 1890, ông được UNESCO công
nhận là một Danh nhân văn hoá thế giới.


Để tưởng nhớ tới công lao Nguyễn Trãi, Đền thờ Nguyễn Trãi được khởi công
xây dựng ngày 14-12-2000, trên khuôn viên đất rộng gần 10.000m2, tại chân núi Ngũ
Nhạc, nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà
Trần thị Thái, thân mẫu của Nguyễn Trãi.
Nhận thấy đây là một cơng trình tưởng niệm đầy ý nghĩa thể hiện tấm lịng tình
cảm của Đảng và nhà nước, của nhân dân cả nước nói chung cũng như Đảng bộ và


nhân dân Hải Dương nói riêng đối với những cơng lao đóng góp to lớn của Nguyễn
Trãi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc,do đó việc bảo tồn và phát huy di tích là một
vấn đề cấp thiết và quan trọng.
Nhận được giá trị trên là một người con của quê hương, tôi chọn đề tài này làm
đề tài tiểu luận của mình để từ đó giới thiệu tài sản quý giá của quê hương đến với
mọi người.

2. Mục đích nghiên cứu
-Thu thập hệ thống hóa tư liệu nhằm hiểu rõ hơn về di tích có liên quan đến thân
thế và sự nghiệp Nguyễn Trãi
- Khảo sát mơ tả đánh giá hiện trạng di tích để đề ra những định hướng nhằm nâng
cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị di tích góp phần soi sáng thêm lịch sử địa
phương,đáp ứng nhiệm vụ giáo dục truyền thống của quê hương đất nước
- Đồng thời là lời giới thiệu sơ khảo nhằm phát huy tiềm năng di tích trong việc
thúc đẩy, phát triển du lịch vê miền nông thôn.


3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Đây là khu di tích liên quan đến thân thế và sự nghiệp Nguyễn Trãi nên ngồi đối
tượng nghiên cứu chính là tồn bộ cơng trình trong khu di tích thì đối tượng cịn
được mở rộng ra thêm đó là thân thế và sự nghiệp người anh hừng dân tộc danh
nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.
Với đề tài này phạm vi nghiên cứu là Đền thờ Nguyễn Trãi- Huyện Chí Linh- tỉnh
Hải Dương- nơi di tích hình thành và phát triển.
4.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau
như phương pháp khảo sát trực tiếp ( điền dã), phương pháp tập hợp và thống kê
tài liệu, phương pháp miêu tả phân kỳ lịch sử, phỏng vấn nhân chứng, đặc biệt là
áp dụng phương pháp chuyên ngành bảo tồn bảo tàng trong công tác trưng bày,
khảo sát lập hồ sơ di tích.

5. Tình hình nghiên cứu
6. Bố cục tiểu luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận,nội dung của tiểu luận bố cục làm 3 chương:
Chương 1:Giới thiệu về thân thế và sự nghiệp Nguyễn Trãi và quá trình hình thành
Đền thờ Nguyễn Trãi
Chương 2: Đền thờ Nguyễn Trãi cùng những giá trị
Chương 3: Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của đền thờ Nguyễn Trãi.


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP NGUYỄN TRÃI
VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỀN THỜ NGUYỄN TRÃI
I.Giới thiệu vê thân thế và sự nghiệp Nguyễn Trãi.
1. Lịch sử dòng họ Nguyễn Trãi
Theo những sưu tầm được từ 14 cuốn gia phả viết bằng Hán, Nôm của các chi
họ có niên đại gia phả từ thời: Hồng Thuận Tứ Niên (năm 1513), Cảnh Hưng nguyễn
niên (năm 1740), gần đây nhất là cuốn gia phả sao lại năm 1962, cùng với những
bước đầu tổ chức khảo cứu sưu tầm tư liệu ở 12 chi họ: Chi Ngại, Phương Quất, Quế
Lĩnh, Triều Bến, Xuân Dục, Phù Khê, Nhị Khê, Canh Hoạch, Thuỵ Phú, Gia miêu,
Cẩm Nga, Lan Trà, Dự Quần ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh
Hố của ban quản lý di tích Cơn Sơn vào năm 2002. Đã thống nhất ghi: Nguyên quán
cụ tổ tiên đời trước của ta ở xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhỡn, tỉnh Lạng Giang, trấn
Kinh Bắc (nay là thôn Chi Ngãi, xã cộng Hồ, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Sau
dời về làng Hạ, xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, đạo Sơn Nam
(nay là thơn Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Tp Hà Nội).
Từ dòng họ Nguyễn ở chi Ngại phát triển đến đời cụ Tiên Nghiêm, sinh ra hai
con trai. Vì nhà nghèo, hai anh em họ Nguyễn từ Chi Ngại đến Trại Ơi (tức làng Nhị
Khê- Thường Tín, Hà Đơng) làm th cho một nhà bán tương để sinh nhai. Nhờ một
sự may mắn, hai anh em biết được ngôi đất quý ở cánh đồng Trung, bèn mang mộ tổ
từ Chi Ngại sang táng ở bãi đất này. Ngơi mộ phát tích đó nay vẫn cịn, người Nhị

Khê gọi là “Dàn Cấm Địa”.


Một thời gian sau người em sang định cư ở thôn Cổ Hoạch: huyện Thanh Oai,
Hà Đông, người anh ở lại Nhị Khê, từ đó lập nên ba chi họ Nguyễn. Chi họ gốc ở Chi
Ngại, Chi họ Nhị khê và chi họ Canh Hoạch.
Chi họ Nguyễn ở Canh Hoạch, đến thờ Lê Mạc (thế kỷ XVI) sinh ra Nguyễn
Thiến đỗ trạng Nguyễn, phù giúp vua Lê Trang Tôn trừ nhà Mạc, dẹp loạn Ai Lao,
đánh Chiêm Thành. Sau con cháu vào Hà Tĩnh lập nên chi họ Nguyễn Tiên Điền,
cháu ngoại là đại thi hào Nguyễn Du. Đến thế kỷ XX, cụ Nguyễn Du cũng được Hiệp
hội UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
Theo gia phả chi họ Nguyễn Nhị Khê thì cụ tổ sinh ra Nguyễn Ứng Long - đổi
tên thành Nguyễn Phi Khanh. 19 tuổi ông đỗ đệ nhất giáp Tiến sỹ, đệ nhị danh bảng
nhãn thời Trần Duệ Tông (1374). Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược nước ta, ông
bị bắt đưa về Vạn Sơn Điếm- Tỉnh Hồ Nam- Trung Quốc và mất ở đó. Hài cốt của
ơng được người con thứ ba là Nguyễn Phi Hùng đưa về táng ở núi Bảo Đức (cịn gọi
là núi Bái Vọng). Nay thuộc xã Hồng Hoa Thám, huyện Chí Linh, Hải Dương (cách
làng Chi Ngại khoảng 5km về phía Đơng).
Nguyễn Phi Khanh lấy bà Trần Thị Thái hiệu là Ngọc Điền, con quan Tư Đồ
Trần Nguyên Đán. Bà sinh được 4 người con là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Hùng,
Nguyễn Phi Ly. Cụ bà Trần Thị Thái mất sớm. Cụ Nguyễn Phi Khanh lấy bà vợ kế
người họ Nhữ ở xã Mộc Nhuận, nay là xã Đơng n, Huyện Đơng Sơn, Thanh Hố.
Bà sinh được 02 người con trai, con trai lớn tên là Nguyễn Như Soạn. Ơng là một
trong số ít người tham gia tiền khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi và Nguyễn Như
Soạn cùng làm quan đông triều, anh là quan văn, em là quan võ làm rạng tổ tông. Từ


đó dịng họ Nguyễn phát triển. Các chi đều lấy đệ Nhất Thái Thượng Cao Tổ của
dòng họ là Nguyễn Phi Khanh (đời thứ nhất).
Đệ nhị (đời thứ hai) là Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai, ơng sinh năm 1380.

Do có công lao lớn Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tổ ban họ vua là Lê Trai và
phong chức tước: “ Khai Quốc công thần, Nhập Nội Hành Khiển, Trung Thư Hàn
Lâm Ngự sử, Lục Bộ Thượng Thư, Tứ Kim Ngư Đại Thượng Hộ Quan Phục Hầu”.
Năm 1442, vụ án Lệ Chi Viên oan khuất đã kết thúc đời ông cùng ba họ.
Sau vụ án Lệ Chi Viên ngày 19/09/1442 (tức ngày 16 tháng 08 năm Nhâm
Tuất), dòng họ Nguyễn Trãi ở Chi Ngại, Nhị Khê gần như bị thảm sát hết. Trong các
phả hệ ghi lại số ít thốt nạn là: Nguyễn Phi Hùng con Nguyễn Phi Khanh là em thứ
ba của Nguyễn Trãi chạy về Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh. Nguyễn Phù con Nguyễn
Trãi chạy lên Cao Bằng, đổi họ sang Bế Nguyễn. Bà họ Lê vợ thứ năm của Nguyễn
Trãi mang thai chạy về Phương Quất, huyện Kim Môn, Hải Dương.
Bà Phạm Thị Mẫn vợ thứ của Nguyễn Trãi có mang ba tháng, được người học
trị cũ của Nguyễn Trãi là Lê Đạt đưa bà chạy trốn vào xứ Bồn Man (phía tây Thanh
Hố). Sau lại về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hố. Nay là
thơn Dự Quần, xã Xn Lâm, huyện Tĩnh Gia. Tại đây, bà sinh ra Nguyễn Anh Vũ,
để tránh sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ đổi sang họ mẹ là Phạm Thanh
Vũ.
Mặc dù trong hoàn cảnh vơ cùng khó khăn Nguyễn Anh Vũ vẫn nối chí cha
ông, dùi mài kinh sử, thi đỗ hương cống.


Năm 1464, vua Lê Thánh Tông ra chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi, Vụ án Lệ
Chi Viên mới đến hồi kết thức sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ được Lê
Thánh Tông phong cho chức Đồng Tri Phủ Tĩnh Gia -Thanh Hoá, cấp cho 100 mẫu
ruộng gọi là “Miễn hồn điền” (ruộng khơng phải trả lại) con cháu đời đời được
hưởng. Nhớ ơn ông cha tổ tiên, Nguyễn Anh Vũ xây dựng mộ chí của Nguyễn Trãi tại
xứ đồng Tai Hà, làng Dự Quần. Lấy sọ dừa, cành dâu táng làm cốt. Ông xây dựng từ
đường tổ tiên và người cha quá cố của mình. Lấy ngày mất của Nguyễn Trãi, 16 tháng
8 là ngày giỗ của họ. Đời sau do khó khăn về kinh tế, tháng 8 lại gió bão nhiều,
khơng thuận tiện cho việc tế tổ, họ chuyển ngày giỗ sang ngày 21 tháng Giêng (ngày
mất của tổ Nguyễn Anh Vũ).

Người con thứ hai là Nguyễn Tôn Giảm được Nguyễn Anh Vũ cử trở về Nhị
Khê để khởi dụng lại dòng họ và tu sửa từ đường phần mộ tổ để thờ cúng vì sau vụ Lệ
Chi Viên ở cả quê tổ Chi Ngại và Nhị Khê, dịng họ thất tán khơng cịn ai. Cuối thế kỷ
XVII đầu thế kỷ XVIII, dòng họ Nguyễn ở Nhị Khê lại cử cụ Nguyễn Thung hiệu là
Phúc Khánh trở về chốn tổ là thôn Chi Ngại để chấn hưng dịng họ và trơng coi phần
mộ tổ ở núi Bái Vọng. Vì vậy chi họ Nguyễn ở Chi Ngại lấy đệm là Nguyễn Quy
(Quy là quay trở lại gốc tổ tiên).
Người con thứ ba của Anh Vũ là Nguyễn Quân, thi trúng Sùng Văn Quán, được
bổ nhiệm làm Thừa Tuyên phủ Tĩnh Gia. Hậu duệ là con cháu làng Dự Quần ngày
nay.
Con thứ năm là Nguyễn Giáp, về Xuân Dục, lập gia chi họ Xuân Dục, ở huyện
Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.


Con thứ sáu là Nguyễn Thung, về xã Hải Phương, huyện Hải Hậu - Nam Định.
Bà vợ thứ hai là Anh Vũ sinh được một con trai là Nguyễn Chân Phương sau
đổi sang họ Phạm về thôn Nỗ Vệ, xã Thuỵ Phú, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, để
trông coi phần mộ và từ đường bà Phạm Thị Mẫn, thân mẫu của Anh Vũ. Nay thành
chi họ Phạm Nguyễn.
Như vậy kể từ sau vụ án Lệ Chị Viên năm 1442 đến năm 1464 khi vua Lê
Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi, con cháu Nguyễn Phi Khanh,
Nguyễn Trãi mới phục hưng trở lại. Đến nay thành dòng họ lớn, các lớp con cháu
không ngừng kế tiếp truyền thống tổ tiên, cống hiến nhiều công lao cho đất nước.
Theo gia phả các chi họ, từ cụ Nguyễn Phi Khanh đến các đời sau, đời nào
cũng có người đỗ đạt làm quan giúp nước. Qua thống kê ở năm chi họ là: Dự Quần,
Canh Hoạch. Thuỵ Phú, Phù Khê, Xuân Dục, từ nửa thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX đã
có 11 tiến sỹ nho học, một quận cơng, cùng hàng chục người đỗ cử nhân, tam trường,
tứ trường..... họ được bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình làm tri phủ,
tri huyện, võ quan.... ở các địa phương.
Đặc biệt, họ Nguyễn ở Phủ Khê, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. trong phong trào

cách mạng vô sản đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Bí thư Đảng Cộng Sản Đông Dương
(1938- 1940) là hậu duệ đời thứ 17 của dòng họ này.
Hơn nửa thế kỷ hồi sinh và phát triển của dòng họ Nguyễn Trãi qua biết bao
thăng trầm, có lúc tưởng như đã tuyệt diệt. Nhưng bởi phúc ấm tổ tiên với lòng nhân
nghĩa thấu đất trời, dòng họ Nguyễn từ một mầm non đơn độc giữa phong ba bão tốt,
vẫn tồn tại phát triển đến ngày nay. Các thế hệ con cháu nối tiếp nhau kế thừa xứng


đáng truyền thống: yêu nước, hiếu học, “Bình dị, cận dân”. “Lo trước vui sau giữ nếp
nhà” của Ức Trai, để không ngừng học hành cống hiến xây dựng Tổ quốc Việt Nam.
2. Nguyễn Trãi- Người con của dân tộc
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, lớn lên trong những năm 20 của thế kỷ 14- Đó là
thời kỳ biến động và thử thách của đất nước. Nguyễn Trãi sinh ở Thăng Long, ông
ngoại là quan tư đồ Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn Ứng Long (còn gọi là Nguyễn
Phi Khanh), mẹ là Trần Thị Thái, Nguyễn Trãi lúc còn nhỏ ở với ông ngoại là Trần
Nguyên Đán đến năm 1385. Trần Nguyên Đán về Côn Sơn và đã đem Nguyễn Trãi
theo cùng. Năm Nguyễn Trãi lên 5 tuổi, mẹ ông mất. Sau đó khơng lâu ơng ngoại
cũng mất. Ơng đã về ở với cha mẹ tại quê nội ở làng Nhị Khê.
Nguyễn Trãi đỗ Tiến sỹ trong khoa thi hội đầu tiên của triều Hồ (1400) và hai
cha con cùng tham gia chính quyền nhà Hồ. Cha là Nguyễn Phi Khanh giữ chức Hàn
lâm viện học sỹ kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám, Nguyễn Trãi làm Ngự sử đài chánh
chưởng. Tuy là cháu ngoại của một đại quý tộc Trần, nhưng Nguyễn Trãi khơng giữ
thái độ trống đối mà cịn hợp tác với chính quyền mới, hẳn ơng hy vọng ở triều Hồ có
thể mở ra một hướng phát triển mới cho đất nước. Nhưng rồi quân Minh xâm lược,
nhà Hồ thất bại, đất nước lâm vào hoạ diệt vong trước nguy cơ đồng hoá mà nhà sử
học đương thời là Ngô Sỹ Liên đã nhận xét: “Xét những cuộc loạn trong cõi nước
Việt ta, chưa bao giờ tột cùng như lúc này..... Hơn 20 năm, thay đổi phong tục nước ta
theo tóc dài, răng trắng, biến người nước ta thành người Ngô cả. Than ôi, hoạ loạn tột
cùng đến thế ư!”, “Đại Việt sử ký toàn thư, Q.10, tờ 53a” gia đình Nguyễn Trãi cũng
tan nát, cha bị đày sang Trung Quốc, bản thân ông bị giam lỏng trong thành Đông

Quan.


Tất cả những biến cố đó đã tác động sâu sắc vào nhận thức, tư tưởng của
Nguyễn Trãi, thôi thúc ông suy tư ngẫm nghĩ, tìm ra những lý do sâu xa của những sự
kiện mang tính nghịch lý của lịch sử và rút ra những bài học bổ ích cho công cuộc cứu
nước. Người minh chủ mà Nguyễn Trãi tìm kiếm và gửi gắm niềm tin của mình là Lê
Lợi, một hào trưởng đất Lam Sơn, một người yêu nước xuất thân thứ dân, khơng có
bằng cấp, quan tước, nhưng có tài cao trí cả và uy tín, ảnh hưởng rộng lớn khắp vùng.
Từ xa, Nguyễn Trãi đã nhận thấy ở Lê Lợi một người anh hùng lỗi lạc có thể đưa sự
nghiệp giải phóng dân tộc đến thành công, nên Nguyễn Trãi đã bỏ qua nhiều phong
trào khởi nghĩa ở các địa phương gần, để lặn lội vào miền núi rừng Thanh Hóa, tìm
gặp Lê Lợi và ra nhập hàng ngũ nghĩa quân Lam Sơn. Đó là những ngày ở Lỗi Giang,
nhưng tên tuổi, sự nghiệp của ông ghi lại trong lịch sử của dân tộc, chỉ là từ sau khi
nghĩa quân Lam Sơn rút về núi Chí Linh lần thứ ba, tức là từ năm 1423. Những tài
liệu năm 1416 khi Lê Lợi cùng 18 người bạn tâm huyết nhất nguyện sống chết có
nhau mưu cầu sự nghiệp cứu nước cứu dân. Sau hội thề, Nguyễn Trãi lại tiếp tục chu
du qua nhiều nơi rồi mới trở lại Lam sơn. Trong lần gặp gỡ ở Lỗi Giang, Nguyễn Trãi
đã dâng lên Lê Lợi tập Bình Ngơ sách vạch ra “ba kế sách dẹp giặc Ngô”.
Trong sự nghiệp bình Ngơ, Nguyễn Trãi giữ vai trị quan trọng và có nhiều
cống hiến lớn lao trong việc đề ra đường lối cứu nước, khắc phục những sai lầm của
triều Hồ và các cuộc khởi nghĩa khác, phò tá Lê Lợi trong trù hoạch mưu lược đưa
cuộc khởi nghĩa phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính
nhân dân sâu rộng trên quy mơ cả nước.
Nguyễn Trãi còn được Lê Lợi giao trọng trách tổ chức và chỉ đạo cuộc đấu
tranh địch vận “ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất” (ta đánh bằng mưu


nên đánh vào lịng người khiến khơng đánh mà chúng phải khuất phục). Vào giai
đoạn kết thúc chiến tranh, Nguyễn Trãi là người đảm đương cuộc đấu tranh trên mặt

trận chính trị, ngoại giao nhằm phát huy những thắng lợi quân sự để sớm chấm dứt
chiến tranh “sửa hoà hiếu cho hai nước, tắt mn đời chiến tranh”, và có lúc “ miệng
hổ lăn minh, quyết nghị hoà để hai nước can qua đều khỏi”. Ông là người soạn thảo
Văn hội thề Đơng Quan và viết bài Bình Ngơ đại cáo, một bản tuyên ngôn độc lập bất
hủ, một tổng kết tuyệt vời về cuộc chiến tranh bình Ngơ và tồn bộ lịch sử Việt Nam
cho đến lúc đó.
Với vai trò và những cống hiến lớn lao trong khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi
đã trở thành một anh hùng cứu nước. Ơng hồn tồn toại nguyện khi thấy nước Đại
Việt lại hồi sinh trong độc lập và thanh bình với biết bao ước vọng “để mở nền mn
thưở thái bình”, “bốn bề phẳng lặng, sạch hết đục nhơ, tuyên bố mệnh duy tân khắp
nước” (Bình Ngơ đại cáo)
Khi Lê Thái Tông (1433- 1442) lên nối ngôi mới 10 tuổi. Trong cương vị giúp
nhà vua trẻ tuổi, Nguyễn Trãi tận dụng mọi cơ hội để hướng nhà Vua vào mục tiêu
xây dựng một đất nước cường thịnh, chăm lo đến cuộc sống của muôn dân. Nhân bàn
về soạn lễ nhạc, Nguyễn Trãi khuyên nhà vua: “Nguyện xin bệ hạ yêu thương và ni
dưỡng dân chúng để nơi thơn cùng xóm vắng khơng có tiếng ốn hận sầu than” (Đại
Việt sử ký tồn thư, Q.11, tờ 36a). năm 1335 ơng soạn Dư địa trí để vua xem nhằm
nâng cao sự hiểu biết, niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của nhà vua đối với non
sông đất nước. Nhưng lợi dụng nhà vua cịn ít tuổi, bọn quyền thần càng lũng đoạn
triều chính, bọn quan lại xu nịnh, tham nhũng càng ra sức hoành hành. Nguyễn Trãi
đã đấu tranh quyết liệt với bọn chúng, nhưng điều trớ trêu, đau đớn là trong cuộc đấu


tranh đó, chân lý thuộc về Nguyễn Trãi nhưng quyền lực lại trong tay bọn quyền thần
và ơng hồn tồn bị cô lập.
Chán nản đến thất vọng, Nguyễn Trãi đành phải từ quan về sống ẩn dật tại Côn Sơn,
giữa núi non hùng vĩ của đất trời với biết bao kỷ niệm của thời thơ ấu khi sống với
ông ngoại Trần Nguyên Đán. Nhưng với một con người nặng lòng yêu nước thương
dân tha thiết, nuôi lý tưởng đuổi giặc cứu nước để xây dựng một quốc gia độc lập và
giàu mạnh, để thực thi tư tưởng nhân nghĩa đưa lại thanh bình và yên vui cho mọi

người, một con người giàu nghị lực và ý trí như Nguyễn Trãi thì ẩn dật đâu là lẽ sống
của ơng. Vì vậy khi nhà vua trưởng thành, bắt đầu nắm triều chính, trừng phạt một số
quyền thần, năm 1439 mời Nguyễn Trãi trở lại giữ chức vụ trong triều. Tuy đã 60
tuổi, ông vẫn hăm hở đưa tài sức ra cống hiến. Nguyễn Trãi đảm nhiệm chức vụ cũ,
kiêm thêm chức Hàn Lâm viện Thừa chỉ và trông coi việc quân dân hai đạo Đơng,
Bắc (cả nước chia thành 5 đạo). Đó là những chức vụ quan trọng mở ra khả năng cho
phép Nguyễn Trãi thực hiện hoài bão dựng nước của mình. Nhưng chỉ 3 năm sau,
một tai hoạ khủng khiếp xảy ra dẫn đến cái chết bi thảm của Nguyễn Trãi. Cuối tháng
7/1442, như Đại Việt sử ký toàn thư chép, vua Lê Thái Tông đi tuần về miền Đông,
duyệt quân ở thành Chí Linh. Nguyễn Trãi, lúc này đang ở Côn Sơn, mời vua ngự
chùa Côn Sơn (chùa này cịn có tên Tư Quốc, tương truyền do nhà sư Pháp Loa đời
Trần xây dựng; chùa làm ở núi Côn Sơn, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương hiện nay).
Trước khi tới Lệ Chi viên đã xảy ra một việc. Số là, khi vua đi thuyền từ bến Đông,
vào sông Thiên Đức, qua mộ Bạch Sư ở cầu Bông, xã Đại Tốn, huyện Quế Dương,
thì thuyền ngự khơng đi lên được. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Các quân hết sức
kéo dây cũng khơng nhúc nhích, hình như có người giữ lại. Vua bèn sai trung sứ đi
hỏi khắp những người già cả xứ ấy xem chỗ này có vị thần nào. Các cụ già bảo:


"Ngày xưa, có người tên là Bạch Sư, khi cịn sống rất tinh thông pháp thuật. Sau khi
mất, chôn ở ven sơng, thường có hiển linh, người xứ này vẫn tế thần long trọng lắm".
Trung sứ hỏi: "Tế bằng thứ gì?"
Người già bảo: "Tế bằng nghé".
Trung sứ đem việc ấy về tâu. Vua sai đem nghé non đến tế thần. Bấy giờ thuyền ngự
mới đi được…".
Ngày 4/8, vua Lê Thái Tông về đến Lệ Chi viên. Nguyễn Trãi đã đưa người vợ thứ ba
yêu quý là Nguyễn Thị Lộ, tài sắc vẹn toàn mà vua vốn rất sủng ái, tới hầu bên cạnh
vua. Nửa đêm, vua bỗng bị bạo bệnh rồi băng. Các quan đã bí mật đưa thi hài của vua
về kinh rồi mới phát tang. Đục nước béo cị, những kẻ tiểu nhân vốn nhiều hiềm khích
với vị danh nhân "tâm thượng quang khuê tảo" đã vu cho Nguyễn Trãi tội đồng lõa

giết vua. Và Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và tam tộc của ông đã bị sát hại vào
ngày 16/8/1442.
Theo các nhà nghiên cứu sử học thời nay, vua Lê Thái Tơng chết chính là do âm mưu
của hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, Nguyễn Trãi chỉ là nạn nhân trong thảm án này.
Đêm cuối cùng trên cõi thế, Nguyễn Trãi đã ứa ra những giọt lệ hồng như máu. Hình
như trước lúc bị hành hình, ơng đã cay đắng nhớ lại câu thơ cũ:
"Hư danh thực họa thù kham tiếu,
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên"
Tạm dịch:


"Danh hư thực họa nên cười quá,
Bao kẻ gièm pha xót người trung"…
Nhân vua Lê Thái Tơng sau khi duyệt binh ở Chí Linh ghé thăm Nguyễn Trãi ở
Cơn Sơn và trên đường trở về kinh bị từ trần đột ngột ở Lệ Chi Viên, bọn quyền thần
dựng lên một vụ án kết tôi ông cùng vợ là Nguyễn Thị Lộ đã ám hại nhà vua. Ngày 16
tháng 8 năm Nhâm Tuất (19- 9-1442), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và nhiều
người thân thuộc bị hành quyết tại pháp trường Thăng Long.
Sau đó khơng bao lâu, vua Lê Nhân Tơng (1443- 1459) đã khẳng định lại công
lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi: “ Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ
dẹp yên giặc loạn, giúp đức Thái Tổ sửa sang thái bình. Văn Chương và đức nghiệp
của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng”, (Nguyễn Trãi
tồn tập, đd, tra 246). Nhưng khơng rõ vì lý do gì, nhà vua vẫn chưa minh oan cho
ông.
Phải đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông (1460- 1497) mới chính thức minh oan
cho Nguyễn Trãi, ca ngợi “Ức Trai tâm thượng quan Khuê tảo” (Tấm lòng ức Trai
sáng như sao Khuê), truy tặng tước Tán Trù bá, ban cho con là Anh Vũ chức huyện
quan, năm 1467 ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Chưa rõ vì những uẩn
khúc gì mà một vị vua được coi là anh minh và quyết đoán như Lê Thánh Tông đã
minh oan cho Nguyễn Trãi, một đại công thần sáng lập vương triều Lê, một người đã

cùng với vợ là Nguyễn Thị Lộ ra sức che chở cho mẹ con nhà vua lúc gian nan thủa
hàn vi, mà chỉ truy tặng tước bá, thấp hơn tước hầu vốn được Lê Thái Tổ ban phong.
Cịn nhiều điều bí ẩn bị che đậy đằng sau vụ án oan khốc và bi thảm này.


Cho đến nay, sử học vẫn cịn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn
Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những người cùng với
những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở
Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng lê vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh
hùng vĩ đại, một nữ sỹ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít
ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hy vọng tìm ra đủ
chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian
và những cơng trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư
tưởng, nhà văn hoá.... lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về
con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị
đích thực của ơng trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá dân tộc.
*Các tác phẩm văn thơ
Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác, cả bằng Hán văn và bằng chữ Nôm, song đã bị
thất lạc sau Vụ án Lệ Chi Viên. Ông là một trong những tác giả thơ Nôm lớn của Việt
Nam thời phong kiến, điển hình là tác phẩm Quốc âm thi tập.
Được biết đến nhiều nhất là Bình Ngơ đại cáo được viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn
giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm (1418–1427). Tác
phẩm này đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt cũng như việc lấy
dân làm gốc với những câu như:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,


Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
(trích theo bản dịch của Ngơ Tất Tố)
Bình Ngơ đại cáo được người đương thời rất thán phục, coi là "thiên cổ hùng văn".
Ngồi ra ơng cịn để lại nhiều tác phẩm khác như Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập,
Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục, Phú núi Chí Linh, Lam Sơn
Vĩnh lăng thần đạo bi, Ngọc Đường di cảo.
Tác phẩm Gia huấn ca được người đời truyền tụng và cho là của ông, nhưng hiện vẫn
chưa có chứng cứ lịch sử xác đáng. Tác phẩm Quốc âm thi tập là tác phẩm viết bằng
chữ Nôm đánh dấu sự phát triển mới của văn học Việt Nam

Nguyễn Trãi đã đi vào lịch sử và lòng dân như một anh hùng cứu nước vĩ đại,
một danh nhân văn hố kiệt xuất. Ơng là một nhà tư tưởng, một nhà chính trị, một nhà
chiến lược quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà thơ, nhà văn, nhà sử học, nhà địa
lý.... biết bao tài năng đã chung đúc nên người con ưu tú đó của dân tộc. Và ơng đã
đem tất cả tài năng đó phục vụ cơng cuộc giải phóng dân tộc, cùng với Lê Lợi lập nên


thắng lợi của sự nghiệp bình Ngơ. Trong cứu nước cứu dân khỏi hoạ đơ hộ và đồng
hố của ngoại bang, ông đã thành công rực rỡ. Trong sự nghiệp xây dựng lại đất
nước, ơng cũng có nhiều cống hiến to lớn nhưng gặp rất nhiều gian nan, khó khăn,
khơng thể thi thố hết tài năng, thực hiện hoài bão và lý tưởng cao đẹp của mình. Dù
cuối cùng cuộc đời kết thúc bằng một bi kịch đau xót, nhưng Nguyễn Trãi đã để lại
cho lịch sử và hậu thế một tấm gương sáng về phẩm giá một người trí thức trọn đời vì
nước vì dân, đấu tranh khơng biết mệt mỏi cho độc lập dân tộc và hoà hiếu với lân
bang, cho một đất nước giàu mạnh có vua sáng tơi hiền, có một cuộc sống ấm no cho

mọi người, và một sự nghiệp văn hoá đồ sộ với biết bao trước tác trên nhiều lĩnh vực
phản chiếu lẽ sống, nhân cách và tài năng sáng tạo của ông.
Ngày nay tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi còn toả sáng ra khỏi biên giới
quốc gia, được UNESCO công nhận là một Danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Trãi
là một trong những con người tiêu biểu ở đỉnh cao nhất tâm hồn và trí tuệ của dân tộc,
tài năng và phẩm giá của con người Việt Nam được nhân loại trân trọng.

II.Giới thiệu về Quá trình hình thành đền thờ Nguyễn Trãi.
1. Vài nét về vùng đất Chí Linh-Hải Dương
1.1.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Huyện Chí Linh nằm ở phía đơng bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm tỉnh 40 km.
Phía đơng giáp huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh. Phía tây giáp tỉnh Bắc Ninh.
Phía nam giáp huyện Nam Sách. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang. Phía bắc và đơng bắc


của huyện là vùng đồi núi thuộc vịng cung Đơng Triều, ba mặt cịn lại được bao bọc
bởi sơng Kinh Thày, sơng Thái Bình và sơng Đơng Mai.
Thị xã được chia thành 8 phường (Bến Tắm, Phả Lại, Sao Đỏ, Chí Minh, Cộng Hịa,
Hồng Tân, Thái Học, Văn An) và 12 xã (An Lạc, Bắc An, Cổ Thành, Đồng Lạc,
Hoàng Hoa Thám, Hoàng Tiến, Hưng Đạo, Kênh Giang, Lê Lợi, Nhân Huệ, Tân Dân,
Văn Đức), trong đó có 13 xã, phường là miền núi, chiếm 76% diện tích và 56% dân
số của tồn thị xã. Ngồi ra cịn có trên 120 cơ quan đơn vị, nhà máy, xí nghiệp,
doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nó có
đường giao thơng thuận lợi. Đường bộ có Quốc lộ 18 chạy dọc theo hướng đông-tây
qua trung tâm thị xã nối liền Hà Nội - Quảng Ninh, đường Quốc lộ 183 nối Quốc lộ 5
và đường 18, đường 37 là đường vành đai chiến lược quốc gia từ trung tâm thị xã đi

tỉnh Bắc Giang. Đường thủy có chiều dài 40 km đường sơng bao bọc phía đơng, tây,
nam của thị xã thơng thương với Hải Phịng, Bắc Giang, Đáp Cầu (Bắc Ninh).

* Khí hậu: Do đặc điểm của địa hình, địa mạo nên khí hậu Chí Linh được chia làm 2
vùng:


Khí hậu vùng đồng bằng phía nam mang đặc điểm khí hậu như các vùng đồng
bằng trong tỉnh.



Khí hậu vùng bán sơn địa chiếm diện tích phần lớn trong vùng, do vị trí địa lí
và địa hình phân hố nên mùa đơng ở đây lạnh hơn vùng khí hậu đồng bằng.


*Thuỷ văn
Chí Linh có nguồn nước phong phú bởi có sơng Kinh Thày, Thái Bình, Đơng Mai bao
bọc, có kênh mương trung thuỷ nông từ Phao Tân đến An Bài dài 15,5 km chạy qua
những cánh đồng canh tác chính của huyện, có nước thải của nhà máy điện Phả Lại
cung cấp quanh năm. Ngồi ra cịn có 33 hồ đập với tổng diện tích tự thuỷ 409 ha, đặc
biệt có nguồn nước ngầm sạch trữ lượng lớn.
*Đất đai
Địa hình Chí Linh đa dạng phong phú, có diện tích đồi núi, đồng bằng xen kẽ, địa
hình dốc bậc thang từ phía bắc xuống phía nam, nhìn chung địa hình chia làm 3 tiểu
vùng chính:


Khu đồi núi bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, càng về phái Bắc đồi núi
càng cao, đỉnh cao nhất là Dây Diều cao 616 m, đèo Trê cao 536 m.




Khu đồi bát úp gó lượn sóng xen kẽ bãi bằng, đồi ở đây khơng cao lắm, trung
bình từ 5- - 60 m, có độ dốc từ 10-150, xen kẽ là những bãi bằng có độ cao bình
quân + 2,5 m.



Khu bãi bằng phù sa mới, phân bố ở phía nam đường 18, địa hình tuơng đói
bằng phẳng, càng về phái Nam càng trũng, có nơi cốt đất chỉ +0,8m.

*Rừng
Chí Linh có 14.470 ha đất đồi rừng, trong đó rừng trồng 1.208 ha, rừng tự nhiên 2.390
ha. Rừng tự nhiên có nhiều loại gỗ quý, ước khoảng 140.000 m³, có nhiều loại động


thực vật đặc trưng cung cấp nguồn dược liệu cho y học. Rừng trồng chủ yếu là keo tai
tượng, bạch đàn và rừng thơng thuộc khu di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc.
*Khống sản
Khống sản Chí Linh tuy khơng nhiều về chủng loại, nhưng có loại có trữ lượng lớn
và giá trị kinh tế như: đất Cao lanh trữ lượng 40 vạn tấn, sét chịu lửa 8 triệu tấn, đá,
cát vàng xây dựng, mỏ than nâu trữ lượng hàng tỉ tấn.

1.2 Văn hóa xã hội
Chí Linh (Hải Dương) - vùng đất nổi tiếng bởi địa linh nhân kiệt, có vị trí địa lý đặc
biệt quan trọng, một địa danh gắn liền với nhiều nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc
như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị
Duệ... hiện đang chuyển mình mạnh mẽ thành một đơ thị hiện đại. Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân huyện Chí Linh đang chung tay xây dựng một chương trình kinh

tế xã hội đầy năng động, hịa nhịp với sự phát triển của đất nước.
Chí Linh có phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử từ cấp địa phương đến cấp quốc
gia. Trong đó có thể kể đến:
Chùa Cơn Sơn có phong cảnh tuyệt đẹp với rừng thông, hồ, suối Côn Sơn và
bàn cờ tiên nổi tiếng trong thơ Nguyễn Trãi. Tại đây cịn có đền thờ Trần Nguyên
Đán, đền thờ Trần Nguyên Hãn và đền thờ Nguyễn Trãi.
Đền Kiếp Bạc nằm cạnh Lục Đầu Giang, nơi hợp lưu của sáu con sông (ngã sáu
sông). Đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn còn gọi là Đức Ông nổi tiếng về sự



×