Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Lê võ hoàng duy 4502 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.46 KB, 38 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI
C2 KOMBUCHA CHO CÔNG TY URC

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Phương Tâm
Lớp học phần: 2331101024502
Nhóm sinh viên thực hiện:
Lê Võ Hồng Duy - 2121007346
Lơi Ngọc Mỹ Ngân - 2121007515
Trần Thảo My - 2121007259
Phan Trung Kiên - 2121003404
Bùi Thị Tuyết Ngân 2121010934

TP. HCM, 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI
C2 KOMBUCHA CHO CÔNG TY URC


Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH URC Việt Nam
Địa chỉ: Số 42 VSIP, Đại Lộ Tự Do, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore,
Phường An Phú, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Số điện thoại: 18001726
Nhóm thực hiện:
Lê Võ Hồng Duy - 2121007346
Lôi Ngọc Mỹ Ngân - 2121007515
Trần Thảo My - 2121007259
Phan Trung Kiên - 2121003404
Bùi Thị Tuyết Ngân 2121010934

TP. HCM, 2023


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH......................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................v
TĨM TẮT.....................................................................................................vi
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................xiv
PHẦN 1: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VÀ DOANH
NGHIỆP..................................................................................................................vi
1.1.
NAM

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NƯỚC GIẢI KHÁT TẠI VIỆT
vi

1.1.1. Thị trường nước giải khát............................................................vi

1.1.2. Các xu hướng tiêu dùng nước giải khác.......................................ix
1.1.3. Xu hướng mua hàng trực tuyến.....................................................x
1.2.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH URC VIỆT NAM..........xii

1.2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi............................................xii
1.2.2. Sơ lược dòng sản phẩm nước giải khát C2......................................x
PHẦN 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
MARKETING..........................................................................................................1
2.1.

MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.................................................................1

2.1.1. Mơi trường kinh tế........................................................................1
2.1.2. Mơi trường chính trị - pháp luật.....................................................1
2.1.3. Môi trường công nghệ - kỹ thuật....................................................2
2.1.4. Nhân khẩu học..............................................................................2
2.1.5. Mơi trường tự nhiên......................................................................3
2.2.

MƠI TRƯỜNG VI MƠ.................................................................3

2.2.1. Nhà cung ứng...............................................................................3
2.2.2. Đối thủ cạnh tranh........................................................................3
2.2.3. Đối thủ tiềm ẩn.............................................................................5
i


2.2.4. Khách hàng...................................................................................5

2.2.5. Sản phẩm thay thế.........................................................................5
2.3.

MÔI TRƯỜNG NỘI VI.................................................................5

2.3.1. Nguồn nhân lực.............................................................................5
2.3.2. Công nghệ sản xuất.......................................................................6
2.3.3. Nghiên cứu phát triển....................................................................6
2.3.4. Khả năng tài chính........................................................................6
PHẦN 3: Q TRÌNH HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG SẢN PHẨM MỚI
C2 KOMBUCHA HẠT CHIA..................................................................................8
3.1.
NỔI BẬT

C2 KOMBUCHA HẠT CHIA TẠO ĐIỂM ĐỘC ĐÁO VÀ
8

3.1.1. Trà Kombucha ngày càng phổ biến tại thị trường Việt Nam............8
3.1.2. Trà Kombucha kết hợp hạt chia tạo lợi ích dinh dưỡng đa dạng. 8
3.1.3. Sự khác biệt giữa các danh mục trà Kombucha hiện tại...................9
3.2.

INSIGHT CỦA KHÁCH HÀNG................................................10

3.2.1. Mơ hình Truth - Tension - Motivation:.......................................10
3.2.2. Insight cho đối tượng mục tiêu....................................................10
3.3.

SẢN PHẨM ĐÓNG LON C2 KOMBUCHA.............................11


3.4.

ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM C2 KOM BUCHA.............................11

3.4.1. Đặc điểm bên trong....................................................................11
3.4.2. Đặc điểm bên ngoài....................................................................14
3.4.3. Điểm tương đồng và điểm khác biệt............................................14
PHẦN 4: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH C2 KOMBUCHA TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN THÁNG 12/2023 – 6/2024............16
4.1.

CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU (S-T-P).................16

4.1.1. Phân đoạn thị trường..................................................................16
4.1.2. Thị trường mục tiêu....................................................................18
4.2.

ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU.........................................................20

4.3.

MỤC TIÊU MARKETING........................................................20

4.3.1. Mục tiêu kinh doanh...................................................................21
ii


4.3.2. Mục tiêu marketing....................................................................21
4.3.3. Mục tiêu truyền thông.................................................................22
4.4.


CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX........................................22

4.4.1. Chiến lược sản phẩm (Product)...................................................22
4.4.2. Chiến lược giá (Price).................................................................23
4.4.3. Chiến lược phân phối (Place)......................................................23
4.4.4. Chiến lược chiêu thị (Promotion)................................................24
4.5.

KẾ HOẠCH THỰC THI & NGÂN SÁCH................................29

4.5.1. Kế hoạch thực thi........................................................................29
4.5.2. Phân bổ ngân sách......................................................................30
PHẦN 5: KẾT QUẢ DỰ KIẾN & ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI............32
5.1.

DỰ KIẾN DOANH THU.............................................................32

5.1.1. Giai đoạn 1: Tháng 12/2023 – 1/2024.........................................32
5.1.2. Giai đoạn 2: Tháng 2/2024 – 4/2024...........................................32
5.1.3. Giai đoạn 3: Tháng 5/2024 – 6/2024...........................................32
5.2.

KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG RỦI RO............................................32

5.3.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TRONG TƯƠNG LAI
33


TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................35
PHỤ LỤC.......................................................................................................a
BÁO CÁO CHECK ĐỘ TRÙNG LẶP.........................................................g

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đối thủ cạnh tranh C2 Kombucha.....................................................4
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng....................................................................8
Bảng 3.2: Mơ hình Truth – Tension - Motivation...........................................10
Bảng 3.3: Điểm tương đồng và khác biệt C2 Kombucha................................14
Bảng 4.1: Phân khúc theo độ tuổi...................................................................16
Bảng 4.2: Phân khúc theo thu nhập................................................................17
Bảng 4.3: Phân khúc theo tâm lý....................................................................17
Bảng 4.4: Phân khúc theo hành vi tiêu dùng...................................................18
Bảng 4.5: Đối tượng khách hàng tiếp cận.......................................................20
Bảng 4.6: Bảng giá C2 Kombucha.................................................................23
Bảng 4.7: Chương trình hành động................................................................29
Bảng 4.8: Phân bổ ngân sách.........................................................................30
Bảng 5.1: Dự phòng rủi ro và phương hướng giải quyết.................................32
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Biểu đồ cơ cấu ngành nước giải khát đóng chai tại Việt Nam.........vii
Hình 1.2: Biểu đồ thị phần ngành trà uống liền tại Việt Nam năm 2021.........vii
Hình 1.3: Biểu đồ doanh thu ngành trà uống liền tại Việt Nam trong giai
đoạn 2014 - 2027....................................................................................................viii
Hình 1.4: Biểu đồ quy mô thị trường trà uống liền tại Việt Nam từ 2014 - 2027
................................................................................................................................. ix
Hình 4.1: Bản đồ định vị C2 Kombucha........................................................20
Hình 4.2: Sơ đồ kênh phân phối C2 Kombucha.............................................24



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

ALA

Aha-Linolenic Acid

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CAGR

Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm

FMCG

Ngành hàng tiêu dùng nhanh


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

RDI

Recommended Daily Intake

STP

Chiến lược thị trường mục tiêu

USD

Đô-la Mỹ

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

VNĐ

Việt Nam đồng


PHẦN 1: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NƯỚC GIẢI KHÁT TẠI VIỆT NAM

1.1.1. Thị trường nước giải khát

Ngành công nghiệp nước giải khát được đánh giá là một trong những ngành
công nghiệp phát triển mạnh mẽ trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Euromonitor International, thị trường
ngành nước giải khát của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hằng năm CAGR ở mức
8,4% trong giai đoạn 2015-2019 với doanh thu năm 2019 đạt hơn 123.558 tỷ đồng
(khoảng 5,3 tỷ USD). Tuy nhiên sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm
2020, sự phát triển của ngành nước giải khát đã đối mặt với nhiều khó khăn và
thách thức. Nguyên nhân chính là do các khách sạn du lịch, các quán ăn, nhà hàng
bị đóng cửa nên tồn ngành nước giải khát bị tác động rất nặng nề. Mặc dù các công
ty đã áp dụng mọi biện pháp cắt giảm chi phí nhưng do cố gắng giữ việc làm và thu
nhập cho người lao động nên lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh. Cụ thể, lợi
nhuận của ngành nước giải khát của năm 2020 giảm hơn 90% so với năm 2019 và
lợi nhuận của ngành trong năm 2021 tiếp tục giảm thêm 31,4% so với năm 2020.
Và nhu cầu tiêu thụ nước giải khát cũng đã tăng lên ổn định khi các hoạt động được
mở cửa trở lại. Quy mô thị trường ngành nước giải khát năm 2022 đạt khoảng 4,5
nghìn lít tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo lượng tiêu thụ của
ngành nước giải khát sẽ đạt mức tăng trưởng dao động trong khoảng 4.3% – 4.8%
trong giai đoạn 2022 - 2024 khi nền kinh tế trở lại bình thường. Việc mở cửa lại các
hàng quán ăn uống và các hoạt động du lịch sau thời kỳ dịch, cùng với việc các sàn
thương mại điện tử được thúc đẩy mạnh mẽ và các chính sách hỗ trợ từ Chính
phủ...những yếu tố này sẽ thúc đẩy cho doanh số trong ngành nước giải khát tăng
trưởng trong tương lai.
Theo báo cáo thống kê thị trường đồ uống Việt Nam năm 2021, khoảng 90%
lượng tiêu thụ nước giải khát đóng chai mỗi năm chủ yếu đến từ các loại thức uống
phổ biến được ưa chuộng như trà uống liền, nước ngọt, nước ép hoa quả, nước tăng
lực và 10% cịn lại đến từ mặt hàng nước khống và các loại nước khác.


Hình 1.1: Biểu đồ cơ cấu ngành nước giải khát đóng chai tại Việt Nam
Nguồn: Tập đồn Tân Hiệp Phát,

2021 Trong thị trường màu mỡ này, mảng trà uống liền là phân khúc lớn
nhất mà
nhiều thương hiệu muốn nhắm tới. Nổi bật nhất trong số các thương hiệu trà uống
liền là Trà xanh không độ (Tân Hiệp Phát), Oolong Tea Plus (Suntory Pepsico) và
C2 (URC Vietnam). Theo số liệu của hãng nghiên cứu Euromonitor cho thấy tập
đoàn Tân Hiệp Phát đứng đầu vị trí với mức thị phần chiếm 32% năm 2021. Tập
đồn URC Việt Nam xếp vị trí thứ hai với con số 20,6%. Tiếp theo là Suntory
Pepsico Việt Nam đứng vị trí thứ ba với 16,6% thị phần.

Hình 1.2: Biểu đồ thị phần ngành trà uống liền tại Việt Nam năm 2021


Nguồn: Euromonitor, 2021


Theo báo cáo của Statista, trong giai đoạn 2016 - 2022, doanh thu ngành trà
uống liền ở Việt Nam có xu hướng tăng dần đều với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm
CAGR là khoảng 6,58% và đạt được 364,8 triệu USD trong năm 2022. Mặc dù đại
dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề từ đầu năm 2020 đến năm 2022 nhưng thị
trường ngành trà uống liền (RTD Tea) vẫn tăng trưởng đều đặn. Dự đoán thị trường
vẫn sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng hàng năm CAGR là 8,95% trong giai đoạn 2023
- 2027 và doanh thu ngành trà uống liền sẽ đạt tới 562,8 triệu USD vào năm 2027.

Hình 1.3: Biểu đồ doanh thu ngành trà uống liền tại Việt Nam trong giai
đoạn 2014 - 2027
Nguồn: Statista Market Insights, 2023
Theo số liệu thống kê từ Statista, tổng lượng tiêu thụ trà uống liền tại Việt
Nam
đạt được 217,6 triệu lít vào năm 2022. Với tỷ lệ tăng bình quân trong giai đoạn 2023
- 2027 là 5,8%, tổng lượng trà uống liền được tiêu thụ trong năm 2023 dự đoán sẽ

đạt khoảng 230,2 triệu lít, hướng tới 288,4 triệu lít vào năm 2027. Điều này cho
thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trà uống liền ở Việt Nam đang ngày càng một tăng
bởi sự tiện lợi và cơng dụng mà nó mang lại. Đây sẽ là một trong những ngành đầy
tiềm năng trong tương lai tại Việt Nam.


Hình 1.4: Biểu đồ quy mơ thị trường trà uống liền tại Việt Nam từ 2014 - 2027
Nguồn: Statista Market Insights, 2023

1.1.2. Các xu hướng tiêu dùng nước giải khác
1.1.2.1. Xu hướng tiêu dùng đồ uống đóng chai
Xu hướng tiêu dùng với đồ uống đóng chai vẫn ln giữ được vị trí trong
lịng khách hàng bởi sự tiện lợi của nó. Khách hàng khơng cần mất q nhiều thời
gian để chờ đợi pha chế một lon nước giải khát hay một chai trà chỉ mất 60 giây để
thanh tốn, vơ cùng phù hợp cho những khách hàng bận rộn.
Các loại đồ uống sản xuất theo dây chuyền hàng loạt, có hương vị đa dạng
được tung ra thị trường và có những phản hồi tích cực, tính tiện dụng và thuận tiện
của nó với khách hàng. Đây sẽ là hình thức được rất nhiều khách hàng ủng hộ vì họ
có thể thưởng thức hương vị đồ uống yêu thích ngay tại nhà, tiện mang theo, uống
khi di chuyển hoặc trong các hoạt động ngồi trời. Do đó, đồ uống đóng chai hoàn
toàn là xu hướng trong thời gian tới.
1.1.2.2. Xu hướng trải nghiệm đồ uống mang hương vị và loại sản phẩm mới
Sự thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến sự ưa
chuộng của các loại nước giải khát bao gồm cả hương vị và loại sản phẩm. Người
tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ, họ muốn trải nghiệm những hương vị mới
mẻ, độc đáo, khác biệt với những gì đã trải nghiệm trước đó. Điều này có thể thấy
từ sự phát triển của các loại đồ uống như mocktail (thức uống giả cocktail khơng có
cồn), soda tự chọn (tự mix các ngun liệu để tạo ra một loại nước giải khát độc
đáo), nước trái cây



pha trộn, hay các loại nước giải khát tự nhiên có thành phần pha trộn đa dạng, có
thể đáp ứng đa dạng nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, thị trường ngành trà uống liền đang xuất
hiện một loại mới, đó là trà Kombucha - một loại trà có gas lên men vi sinh hay cịn
gọi là thuỷ hồng sâm, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo các báo cáo nghiên cứu
Kombucha cho thấy nó chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khoẻ như: axit malic
hỗ trợ quá trình giải độc, probiotics - những vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp hỗ
trợ tiêu hố. Bên cạnh đó, kombucha mang vị ngọt của đường và hương thơm của
trái cây nên rất được ưa chuộng.

1.1.3. Sơ lược dòng sản phẩm nước giải khát C2
C2 là một thương hiệu trà thuộc công ty URC Việt Nam, được ra mắt tại Việt
Nam vào năm 2006. Từ đó trở thành một trong những thương hiệu trà phổ biến và
được ưa chuộng của người tiêu dùng Việt bởi vị trà xanh tươi mát và thơm ngon
cùng với sự đa dạng các phiên bản như: C2 Freeze, C2 Plus Immunity vị chanh, Trà
C2 trà đào, Trà C2 trà táo, Trà C2 trà vải, Trà C2 trà sữa...và đa dạng kích thước
như 225ml, 355ml, 455ml.
Sản phẩm có mức giá dao động trung bình từ 8.000 - 15.000 VNĐ và phân
phối rộng rãi tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị hoặc cửa hàng bán lẻ. Điều đó là một
trong những yếu tố chính yếu làm cho Thương hiệu Trà C2 nhanh chóng được
người tiêu dùng Việt ưa chuộng và lựa chọn.


1.1.4. Xu hướng mua hàng trực tuyến
Những yêu cầu giãn các xã hội, hạn chế tiếp xúc đã làm tăng nhu cầu mua
sắm trực tuyến trong năm 2021, theo thống kê tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng internet
ở Việt Nam để mua sắm trực tuyến là 71% cao hơn cả Philippines với tỷ lệ 68%.
Người tiêu dùng có hành vi mua sắm các mặt hàng cần thiết ở mọi ngành hàng từ
thực phẩm, quần áo, đến sản phẩm chăm sóc cá nhân... đáp ứng mọi nhu cầu của họ

khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử thay vì mua sắm ở các kênh truyền
thống, vừa đảm bảo tính an tồn vừa tiện lợi. Theo thống kê riêng của Lazada, báo
cáo thống kê quý III/2021 của Lazada Việt Nam số lượng đơn hàng của sàn thương
mại này đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Trong báo cáo của iPrice Group (quý III/2021) cũng thể hiện rõ Việt Nam
liên tiếp dẫn đầu về lượng truy cập trên nền tảng thương mại điện tử cụ thể các
trang thương mại hàng đầu như Shopee chiếm 57%, Lazada là 16% và tiki là 13%.
Các cách chi trả truyền thống cũng được thay thế bằng các cổng thanh toán trực
tuyến hay ví điện tử.
1.1.4.1. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm tốt cho sức khỏe
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên thường dễ mắc
các loại bệnh xuất hiện theo mùa, do cơ thể bị giảm sức đề kháng hoặc do khí hậu
tạo thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng lây lan. Đồng thời kể từ khi đại dịch Covid19 diễn ra, đa số sức khỏe người dân Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi những di
chứng sau khi tiêm vắc xin hoặc bị mắc Covid. Từ đó, người dân dần quan tâm và
lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như nước ép, detox, sữa hạt.
giúp bổ
sung thêm nhiều vitamin nhằm tăng sức đề kháng chống lại nhiều bệnh tật. Và theo
đó, chắc chắn những đồ uống healthy sẽ trở nên xu hướng vì thành phần lành tính,
tốt cho sức khỏe, đa dạng các loại.
1.1.4.2. Xu hướng tiêu dùng những sản phẩm bền vững
Với thách thức toàn cầu mang tên “biến đổi khí hậu”, ý thức bảo vệ mơi
trường của người dân đang ngày càng tăng. Người tiêu dùng quan tâm hơn đến
những sản phẩm có tính xanh - bền vững. Họ hướng tới việc tái chế, giảm thiểu chất


thải ra mơi trường và tiết kiệm năng lượng. Vì thế, các công ty trong ngành nước
giải khát nên


có những hướng đi mới trong quy trình sản xuất và phát triển sản phẩm để bảo vệ

môi trường.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH URC VIỆT NAM
URC Viet Nam (tên đầy đủ: Công ty TNHH URC Việt Nam) là cơng ty chi
nhánh của Universal Robina Corporation thuộc tập đồn JG Summit Philippines,
được thành lập năm 1954 bởi John Gokongwei. URC Việt Nam giữ vị trí tiên phong
trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam, bắt đầu hoạt động năm 2003
thơng qua các cơng ty nhập khẩu, có trụ sở chính tại tỉnh Bình Dương. URC được
điều hành bởi ông Laurent Levan, chủ tịch kiêm CEO của công ty. URC Việt Nam
được tạo nên bởi cụm từ “Không ngừng đổi mới - Khơng ngừng phát triển”. Tập
đồn URC hiện tại tập trung kinh doanh 3 mảng chính: thực phẩm tiêu dùng, công
nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp (thuốc và thức ăn chăn ni), hàng hóa
thơng thường (đường, bột...). Các sản phẩm nổi bật của URC tại thị trường nội địa
bao gồm trà đóng chai C2, nước tăng lực Rồng Đỏ, bánh Cream-O, bánh Magic,
kẹo Dynamite, snack Jack & Jill Puff Corn và Chikki.

1.2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
- Tầm nhìn: Trở thành cơng ty sản xuất thực phẩm được yêu thích nhất.
- Sứ mệnh: Làm hài lòng người tiêu dùng với các sản phẩm có giá trị và chất
lượng vượt trội. Chúng tơi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Giá trị cốt lõi:
+ Quyết thắng: Tinh thần kinh doanh cùng với sự sáng tạo không ngừng,
URC Việt Nam mang đến những giá trị vượt trội hơn cả sự mong đợi cho khách
hàng của mình
+ Năng động: Chú trọng xây dựng văn hóa hợp tác tích cực, sáng tạo tại cơng
ty nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của người dùng
+ Chính trực: Hoạt động kinh doanh được xây dựng dựa trên sự tín nhiệm và
uy tín.
+ Can đảm: Ý chí kiên định cùng niềm tin vững chắc, URC Việt Nam không
ngần ngại trải nghiệm những cái mới, sẵn sàng tiên phong khám phá và hành trình
đến những nơi, những lĩnh vực mới để thực hiện mục tiêu cốt lõi



TĨM TẮT
Thị trường nước giải khát nói chung và ngành trà uống liền đang có tiềm
năng phát triển vơ cùng mạnh mẽ, nhất là sau thời gian đại dịch COVID-19 thì xu
hướng sử dụng các sản phẩm đồ uống đóng chai nhanh gọn tiện lợi và tốt cho sức
khỏe đang ngày càng lên ngơi. Đứng trước cơ hội này thì các doanh nghiệp không
ngừng nghiên cứu, sản xuất và cho ra mắt những dịng sản phẩm mới để có thể bắt
kịp với xu hướng, mở rộng thị phần, tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận. Đề tài
“Phát triển sản phẩm mới C2 Kombucha cho công ty URC Việt Nam.” đã khái quát
được sơ lược về tổng quan thị trường, xu hướng tiêu dùng và các tiềm lực mà cơng
ty URC và dịng sản phẩm C2 sẵn có để đưa ra những cơ sở để hoàn thiện và phát
triển dịng sản phẩm trà C2 Kombucha cho cơng ty URC. Từ đó cũng đặt ra mục
tiêu khi ra mắt dịng sản phẩm mới của URC và đưa ra những đề xuất những chiến
lược Marketing, dặc biệt là chiến lược sản phẩm phù hợp để thực hiện hóa những
mục têu đó, cũng như là lập kế hoạch dự phòng và hướng giải quyết cho những rủi
ro có thể mắc phải khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Từ khóa: Chiến lược sản phẩm, Trà Kombucha, URC, C2 Kombucha.


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngành công nghiệp nước giải khát hiện đang là một trong những ngành có
tiềm năng phát triển vô cùng mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian sắp tới, theo dự
báo, lượng tiêu thụ nước giải khát sẽ đạt mức tăng trưởng rơi vào khoảng 4.3% –
4.8% trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2024 (VIRAC, 2023). Cụ thể hơn, theo
nghiên cứu thị trường từ Statista (2023) trong giai đoạn 2023 – 2027, ngành trà
uống tại Việt Nam cũng đang có xu hướng phát triển và tăng trưởng đều đặn và tỷ lệ
tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) đạt mức 8.95%.
Dựa trên những số liệu từ việc nghiên cứu thị trường đã nêu trên có thể thấy
rằng, thị trường nước giải khát Việt Nam nói chung và phân khúc trà uống liền nói

riêng, đang có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Bên cạnh tiềm năng phát
triển lớn của thị trường trà uống liền thì xu hướng mua sắm và tiêu dùng các sản
phẩm nước giải khát đóng chai tiện lợi, có hương vị độc đáo mới lạ và tốt cho sức
khỏe đang ngày càng lên ngơi, nổi bật là dịng trà Kombucha đang ngày càng được
quan tâm săn đón bởi người tiêu dạo thời gian gần đây bởi những công dụng tuyệt
vời mà nó mang lại cho sức khỏe của người tiêu dùng như hỗ trợ tiêu quá, tăng
cường miễn dịch, hỗ trợ giảm cân. Đây là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp
nước giải khát trong nước phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng, đặc biệt là đối với một doanh nghiệp lớn như URC Việt Nam. URC Việt
nam hiện đang là đơn vị đứng thứ hai trong ngành, sở hữu 20,6% thị phần trong thị
trường nước giải khát (Euromonitor, 2021) với tiềm lực tài chính mạnh mẽ cùng với
danh tiếng sẵn có từ dịng trà xanh C2, URC Việt Nam có thể đầu tư nghiên cứu,
phát triển và cho ra mắt dòng sản phẩm C2 Kombucha để có thể đón đầu xu hướng
và áp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
Chính vì những lý do trên nhóm đã quyết định lựa chọn đề tài “KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI C2 KOMBUCHA CHO CÔNG TY URC.” để
nghiên
cứu, lập kế hoạch và phát triển dịng sản phẩm mới cho cơng ty URC Việt Nam tại
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ tháng 12/2023 tới tháng 6/2024.


PHẦN 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING
2.1. MƠI TRƯỜNG VĨ MƠ
2.1.1. Mơi trường kinh tế
Theo báo cáo điểm lại tháng 8/2022, kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau hai
năm tổn thương bởi đại dịch COVID-19 cùng với sự tăng trưởng GDP tại Việt Nam
được dự đốn là tăng 6% trong năm 2023. Bên cạnh đó, bước sang quý III/2023, thu
nhập bình quân của người lao động tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng 5,3% so với cùng
kỳ năm trước. Tính hết 9 tháng đầu năm 2023, thu nhập bình quân tháng của người
lao động là 7.000.000 đồng, tăng 6,8%, tương ứng tăng 451.000 đồng so với cùng

kỳ năm trước. Với mức thu nhập bình quân khả dụng cao hơn, tầng lớp dân số ở độ
tuổi thanh niên chiếm đến 30,8%, tốc độ đơ thị hóa nhanh và sự tiện lợi là những
yếu tố thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng tăng lên. Theo dữ liệu thống kê từ bộ phận nghiên
cứu của Fitch Solutions, tại Việt Nam, chi tiêu thiết yếu chiếm phần lớn chi tiêu của
người tiêu dùng, với 59,6% tổng chi tiêu hộ gia đình vào năm 2023. Con số này sẽ
giảm nhẹ xuống 59,5% vào năm 2027. Trong đó, dự báo chi tiêu cho thực phẩm và
nước giải khát chiếm 21,2% - một con số không hề nhỏ so với các khoản chi tiêu
cịn lại cho cá nhân (Tiệp Nguyễn, 2023).

2.1.2. Mơi trường chính trị - pháp luật
Nền chính trị và luật pháp tại Việt Nam ổn định, góp phần tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng
cũng như các doanh nghiệp. Việt Nam cũng trở thành thành viên của nhiều tổ chức
lớn như: APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương), WTO (Tổ
chức thương mại thế giới), ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á),... Đối
với ngành giải khát, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 3690/QĐ-BCT về tầm
nhìn và mục tiêu phát triển đến năm 2035 nhằm bảo đảm sức cạnh tranh tốt trong
quá trình hội nhập, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu của ngành này.
Tuy nhiên, trong Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 của Thủ tướng Chính
phủ về Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, Bộ Tài chính đề xuất giải
pháp nghiên cứu bổ sung áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm bao gồm đồ
uống có đường; thức
1


uống đại mạch và nước giải khát không cồn... Nhiều doanh nghiệp cho rằng giải
pháp này sẽ gây ra nhiều sự bất lợi và giảm sức cạnh tranh của cả ngành đồ uống.
Sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, Chính phủ Việt Nam đã đưa
ra những chính sách hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch. Các
chính sách này đã có những tác động tích cực nhất định, phần nào cải thiện tình

trạng khó khăn của doanh nghiệp và người lao động.

2.1.3. Môi trường công nghệ - kỹ thuật
Trong ngành nước giải khát, công nghệ đóng vai trị quan trọng trong việc
quản lý và vận hành ở các doanh nghiệp. Theo bài nghiên cứu của Cục Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia, hiện nay, chuỗi khối (blockchain) là giải pháp
công nghệ giúp cải thiện các vấn đề về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc
sản phẩm. Công nghệ mới này cung cấp dữ liệu sản phẩm trong suốt quá trình lưu
trữ và vận chuyển. Nhờ đó, các doanh nghiệp dễ dàng theo dõi lượng hàng tồn kho
và xác định hàng giả, hàng kém chất lượng. Hơn nữa, blockchain đảm bảo rằng các
sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ không được trao đến tay người tiêu dùng. Công
nghệ này cũng cung cấp thông tin về mối quan tâm của khách hàng đến lượng khí
thải carbon và xuất xứ của đồ uống. Kỹ thuật R&D cần đề ra giải pháp cải thiện sự
minh bạch trong chuỗi cung ứng. Từ đó, niềm tin của người tiêu dùng đối với chất
lượng và độ an toàn của sản phẩm được tăng lên.
Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và sự bùng nổ của mạng Internet
như hiện nay là một lợi thế để sản phẩm mới tiếp cận với nhóm khách hàng mục
tiêu một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn thơng qua q trình tiếp thị và chăm sóc
khách hàng. Theo báo cáo của We are social vào tháng 01/2023, có gần 80 triệu
người dùng Việt Nam sử dụng Internet như là một nhu cầu thiết yếu hàng ngày,
chiếm khoảng 80% dân số. Thêm vào đó, thời gian trung bình mỗi người sử dụng
Internet là 6 tiếng 23 phút.

2.1.4. Nhân khẩu học
Theo thống kê của danso.org, quy mơ dân số Việt Nam tính đến đầu tháng
12/2023 đạt khoảng 99,996,958 triệu người. Theo số liệu của Niên giám thống kê
năm 2022, nam giới chiếm tỷ lệ 49.87% và nữ chiếm 50.13%; dân số thành thị
chiếm




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×