Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và đề xuất giải pháp thực hiện tại đơn vị học viên đang công tác trong giải quyết vấn đề thiếu đồng bộ số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên khi triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.02 KB, 5 trang )

BÀI KIỂM TRA CÁ NHÂN
Phân tích những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và đề xuất giải
pháp thực hiện tại đơn vị học viên đang công tác trong giải quyết vấn đề
thiếu đồng bộ số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên khi triển
khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
Bài làm:
Ninh Bình là một tỉnh thuộc Nam Đồng bằng Sông Hồng và nằm ở cửa
ngõ cực Nam miền Bắc, Việt Nam; có diện tích là 1.400 km², dân số là 993.920
người (theo điều tra dân số 31/12/2020), 28,1% dân số sống ở đô thị và 71,9%
dân số sống ở nông thôn, mật độ dân số đạt 642 người/km². Hiện nay, tỉnh Ninh
Bình có 02 thành phố và 6 huyện với 143 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm
119 xã, 17 phường và 7 thị trấn.
Trong những năm gần đây, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Ninh Bình ln
quan tâm đầu tư nhiều nguồn lực cho phát triển giáo dục đào tạo, đặc biệt là đầu
tư cơ sở vật chất trường lớp, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng trường chuẩn Quốc gia gắn với chương trình
xây dựng nơng thơn mới, thực hiện cơng tác phổ cập giáo dục và nâng cao chất
lượng giáo dục tồn diện. Tỉnh Ninh Bình liên tục trong nhóm dẫn đầu cả nước
về phổ cập giáo dục và điểm trung bình các mơn của kỳ thi THPT Quốc gia,
từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thơng tư
32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình GDPT 2018. Để thực hiện Chương trình,
được sự quan tâm, giao nhiệm vụ của các cấp uỷ, đảng, từ năm học 2020-2021,
ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình đã chủ động thực hiện rà soát, sắp
xếp đội ngũ nhằm khắc phục tình trạng khơng cân đối giáo viên ở một số
trường; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, đáp ứng điều
kiện thực hiện; đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục; thực hiện bồi dưỡng
giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã giao nhiệm
vụ cho Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan tham mưu giúp việc quản lý công tác
giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các kế
hoạch đảm bảo các điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thơng 2018;


chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương và các cơ sở giáo dục rà soát, xây dựng kế
hoạch đầu tư cơ sở vật chất, bố trí, sắp xếp lại cơ sở vật chất hiện có phù hợp với


2
tình hình thực tế, nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo đảm đủ phòng học trong các
cơ sở giáo dục và đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, như:
Từ năm 2019-2021, tồn tỉnh đã bố trí 1.539.032 triệu đồng để xây dựng
mới, cải tạo, sửa chữa 1.008 phòng học, 357 phịng học bộ mơn, 623 phịng chức
năng, 751 nhà vệ sinh; chuẩn bị khá tốt các điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng
yêu cầu dạy học Chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Đến nay, các trường
trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất theo hướng kiên cố
hóa, đồng bộ hóa; nhiều trường học được đầu tư xây dựng hiện đại, khang trang.
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia gắn với chương trình xây dựng
nơng thơn mới đạt kết quả tốt; 100% giáo viên dạy các lớp học Chương trình
giáo dục phổ thơng 2018 được tập huấn, bồi dưỡng và hiểu đúng, đủ Chương
trình giáo dục phổ thơng 2018, giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu giảng
dạy Chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Các thiết bị dạy học trang bị cho các
trường học được sử dụng hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Quy mơ mạng lưới trường lớp phát triển, tồn ngành giáo dục tỉnh Ninh
Bình hiện có 476 cơ sở giáo dục; trong đó có 154 trường Mầm non; 146 trường
Tiểu học; 134 trường THCS; 07 trường TH và THCS; 26 trường THPT; 01
trường phổ thông thực hành sư phạm; 01 trung tâm GDTX, Tin học và Ngoại
ngữ tỉnh và 07 trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thành phố. Quy mô trường,
lớp, học sinh các cấp học duy trì ổn định, cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập
của nhân dân, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ triển khai Chương trình giáo dục
phổ thơng 2018. Tổng số giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công
lập của tỉnh Ninh Bình hiện có mặt là 12.988 giáo viên. Trong đó cấp Mầm non
có 4.579 giáo viên, cấp Tiểu học có 3.724 giáo viên, cấp THCS có 3.115 giáo
viên, cấp THPT có 1.570 giáo viên. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo theo Luật

Giáo dục 2019 cao (cấp Mầm non là 97,78%, cấp Tiểu học là 85,31%, cấp
THCS là 96,92%, cấp THPT là 100%).
Mặc dù kết quả đạt được ban đầu khả quan, song tỉnh Ninh Bình cũng gặp
một số khó khăn khi triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng 2018:
Số học sinh tiểu học tiếp tục tăng theo từng năm học. Một bộ phận giáo viên còn
chậm đổi mới phương pháp; giáo viên tiếng Anh, tin học thực hiện theo Chương
trình giáo dục phổ thơng 2018 ở cấp Tiểu học cịn thiếu; cơ cấu, chủng loại giáo
viên có chỗ, có nơi cịn chưa đồng bộ, cụ thể:
Về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên: Số lượng giáo viên biên chế ở
cấp mầm non, tiểu học, trung học phổ thơng cịn thiếu so với định mức quy định,


3
cấp THCS cơ bản đủ. Nguyên nhân thiếu giáo viên các cấp là do quy mô lớp,
trẻ, học sinh xu hướng tăng lên qua các năm học.
Về cơ cấu, chủng loại giáo viên
Ở cấp Tiểu học: Cơ cấu, chủng loại đội ngũ giáo viên trong tỉnh dần được
đồng bộ. Tuy nhiên, cần được bổ sung số lượng, chủng loại còn thiếu cả giáo
viên dạy văn hóa và giáo viên dạy các môn Tin học, Giáo dục thể chất, Âm
nhạc, Mỹ thuật để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng 2018; Ở cấp
THCS: Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và mất cân bằng về cơ cấu mơn
vẫn cịn đang tồn tại, một số địa phương thừa giáo viên Ngữ văn, Tốn học,
thiếu giáo viên các mơn Tin học, môn Công nghệ, Thể dục, Địa lý.
Nguyên nhân khách quan: Định mức tiết dạy/lớp/tuần đối với môn học
khác nhau là khác nhau, do vậy khi giao biên chế cho từng môn sẽ dẫn đến mất
cân đối về cơ cấu giáo viên trong mỗi cơ sở giáo dục. Một số trường có quy mơ
nhỏ nhưng vẫn phải bố trí đủ giáo viên giảng dạy ở đủ các bộ môn nên không
thực hiện đúng được định mức như quy định.
Nguyên nhân chủ quan: Xu hướng dịch chuyển về khu vực trung tâm, dẫn
đến mất cân đối về số lượng giáo viên các trường. Việc quản lý, cân đối giáo

viên ở các cơ sở giáo dục Tiểu học, THCS thuộc thẩm quyền giải quyết của
UBND các huyện, thành phố nhưng một số huyện, thành phố còn chưa thật chủ
động trong cân đối cơ cấu, chủng loại giáo viên ở cấp học mất cân đối và chưa
chủ động thực hiện điều chuyển giáo viên ở các trường thừa, thiếu cục bộ đến
các trường còn thiếu giáo viên.
Riêng đối với cấp THPT: Cơ cấu, chủng loại đội ngũ giáo viên tương đối
đồng bộ. Tuy nhiên, các trường THPT còn thiếu chủng loại giáo viên Âm nhạc,
Mỹ thuật. Do năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình
giáo dục phổ thơng 2018 ở cấp THPT, chưa thực hiện tuyển dụng được giáo
viên Âm nhạc, Mỹ thuật.
Về biên chế được giao: Hiện nay, biên chế giao cho các cơ sở giáo dục
mầm non, phổ thông đa số thấp hơn định mức quy định. Việc giao biên chế
khơng đảm bảo định mức gây khó khăn cho cấp có thẩm quyền khi phân bổ chỉ
tiêu biên chế cho các cơ sở giáo dục.
Để đảm bảo công tác xây dựng, phát triển chất lượng, cơ cấu đủ về số
lượng và chủng loại giáo viên tỉnh Ninh Bình đáp ứng triển khai thực hiện


4
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018; khắc phục khó khăn thiếu giáo viên,
Ninh Bình đã và đang triển khai thực hiện một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, tiếp tục rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp
Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình cần tiếp tục rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp cơng lập theo
Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 26/2/2018 của Tỉnh ủy Ninh Bình
thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Theo đó, sẽ từng
bước sắp xếp sáp nhập các trường quy mô nhỏ một cách phù hợp để giảm cán bộ

quản lý và nhân viên, tăng vị trí việc làm là giáo viên trực tiếp giảng dạy, thuận
lợi cho bố trí giáo viên theo cơ cấu bộ mơn hạn chế việc thiếu giáo viên cục bộ ở
các trường.
Thứ hai, tiếp tục rà soát, sắp xếp đội ngũ; xây dựng phương án giải quyết
tình trạng mất cân đối cơ cấu, chủng loại giáo viên; xây dựng kế hoạch tuyển
dụng giáo viên phù hợp
Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, tỉnh Ninh Bình tiếp tục chỉ
đạo các đơn vị có liên quan rà sốt lại đội ngũ, số lượng người làm việc được
giao, số lượng người làm việc chưa sử dụng, bố trí biên chế tuyển dụng giáo
viên đảm bảo đủ theo cơ cấu từng môn học, trong đó ưu tiên tuyển dụng giáo
viên mơn thiếu, mơn học mới. Trường hợp thiếu nguồn tuyển thì thực hiện hợp
đồng giáo viên theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính
phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn
vị sự nghiệp cơng lập. Trường hợp khơng có giáo viên hợp đồng, các huyện,
thành phố thực hiện điều động bố trí giáo viên dạy liên trường ở các địa bàn gần,
phù hợp với tình hình thực tế đội ngũ, đảm bảo có giáo viên dạy đủ các môn học
theo quy định.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện tốt các chế độ, chính sách
Trong thời gian tới tỉnh Ninh Bình tiếp tục thực hiện tốt các chế độ, chính
sách theo quy định đối với nhà giáo, thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng,
động viên, khích lệ kịp thời nhà giáo theo quy định. Bên cạnh đó, tạo cơ chế,
chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển hệ thống các trường tư thục


5
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình để giảm áp lực cho các trường công lập về trường
lớp, giáo viên.
Thứ tư, xây dựng triển khai các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chun mơn,
đào tạo nâng chuẩn trình độ của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
Tăng cường tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng, tập huấn, chuyên đề bồi dưỡng

về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông,
chú trọng đến tập huấn nâng cao năng lực đánh giá học sinh, đổi mới phương
pháp dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tiếp tục triển khai
Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng
cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề
nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Như vậy, đội ngũ giáo viên là yếu tố tiên quyết góp phần làm nên thành
cơng để việc đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 đạt kết quả. Trước
yêu cầu đổi mới của giáo dục, tỉnh Ninh Bình ln chủ động, bám sát định
hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu thực tiễn địa phương, tập trung
triển khai xây dựng, phát triển đội ngũ, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục; chuẩn bị cho giáo viên các điều kiện và tâm thế tốt nhất
để triển khai Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 với tinh thần đồn kết, đổi
mới, sáng tạo, hiệu quả thực chất, khắc phục mọi khó khăn thi đua dạy tốt - học
tốt; phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của toàn ngành giáo dục; góp phần
đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế./.



×