Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

“Nghiên cứu tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa của một số phường trên địa bàn thành phố huế giai đoạn 2015 2020”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.5 KB, 80 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT

CN-TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CN

Cơng nghiệp


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài........................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài..........................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................3
2.1. Cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu..............................................................3
2.1.1. Khái niệm về đất đai....................................................................................3
2.1.1.1. Đặc điểm của đất đai................................................................................3
2.1.1.2. Vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội..........................4
2.1.2. Đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.....................................................5
2.1.2.1. Khái niệm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.................................5
2.1.2.2. Phân loại:..................................................................................................5
2.1.3. Đơ thị và đơ thị hóa.....................................................................................6
2.1.4. Tác động của đơ thị hóa..............................................................................7
2.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................10


2.2.1. Tình hình đơ thị hóa trên thế giới..............................................................10
2.2.2. Tình hình đơ thị hóa ở Việt Nam hiện nay................................................11
2.2.3. Các văn bản pháp lý có liên quan đến sử dụng đất nơng nghiệp và đất phi
nông nghiệp từ năm 2013 đến nay......................................................................11
2.2.4. Các cơng trình nghiên cứu liên quan.........................................................14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU....................................................................................................16
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................16
3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................16
3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................16
3.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................17
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu......................................................17


3.4.1.1. Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp............................................................17
3.4.1.2. Điều tra, thu thập số liệu sơ cấp.............................................................17
3.4.2. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý và tổng hợp số liệu.....................18
3.4.3. Phương pháp chuyên gia...........................................................................18
3.4.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu logic trong phân tích mức độ tác động........18
3.4.5. Phương pháp dự báo..................................................................................18
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................19
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng đơ thị hóa của thành phố
Huế và một số phường nghiên cứu......................................................................19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................19
4.1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................19
4.1.1.2. Địa hình địa mạo....................................................................................21
4.1.1.3. Khí hậu...................................................................................................22
4.1.1.4. Thủy văn.................................................................................................23
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên.............................................................................24
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Huế...............................27

4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.................................................27
4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.......................................................29
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội trên địa bàn
phường nghiên cứu..............................................................................................35
4.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của các phường nghiên cứu...................36
4.2. Tình hình chuyển đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại các phường
nghiên cứu giai đoạn 2015 – 2020......................................................................37
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của các phường nghiên cứu trên địa bàn
thành phố Huế.....................................................................................................37
4.2.2. Sự dịch chuyển đất đai trên địa bàn các phường An Tây, An Đông và
Xuân Phú.............................................................................................................42
4.2.2.1. Thực trạng biến động đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu............42


4.2.2.2. Đánh giá sự chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên
địa bàn phường An Tây, phường An Đông, phường Xuân Phú giai đoạn 2015 –
2020.....................................................................................................................43
4.3. Đánh giá tác động của q trình đơ thị hóa trên địa bàn nghiên cứu...........44
4.3.1. Đánh giá tá động đến một số chỉ tiêu về mặt kinh tế................................44
4.3.1.1. Tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng giá trị sản xuất..........45
4.3.1.2. Tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế.....................................................46
4.3.1.3. Tác động đến thu nhập bình quân đầu người.........................................48
4.3.2. Đánh giá tác động đến một số chỉ tiêu xã hội...........................................49
4.3.2.1. Tác động đến số lượng người sử dụng đất.............................................49
4.3.2.2. Tác động đến chuyển dời cơ cấu lao động và việc làm..........................50
4.3.2.3. Tác động đến một số chỉ tiêu sử dụng....................................................51
4.3.2.4. Tác động đến quyền sử dụng đất nông nghiệp.......................................53
4.3.3. Đánh giá tác động đến môi trường............................................................54
4.3.3.1. Tác động đến môi trường sản xuất.........................................................54
4.3.3.2. Tác động đến môi trường sinh hoạt........................................................55

4.4. Dự báo tác động của quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp trên địa bàn thành phố Huế 2015 – 2020........................................55
4.5. Quan điểm và một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc chuyển dịch đất
nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp................................................................59
4.5.1. Quan điểm.................................................................................................59
4.5.2. Một sô giải pháp nâng cao hiệu quả việc chuyển dịch đất nông nghiệp
sang phi nông nghiệp...........................................................................................60
4.5.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi
nông nghiệp.........................................................................................................60
4.5.2.2. Giải pháp định hướng cơ cấu sử dụng đất theo hướng bền vững...........62
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................66
5.1. Kết luận........................................................................................................66
5.2. Đề nghị.........................................................................................................66


PHẦN 6...............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................68
PHỤ LỤC............................................................................................................70


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất của các phường nghiên cứu trên thành phố Huế...........37
Bảng 4.2. Bảng thống kê diện tích phân theo loại đất của các phường nghiên cứu trên
thành phố Huế năm 2020.............................................................................39
Bảng 4.3. Thực trạng chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên địa bàn các
phường nghiên cứu trên thành phố Huế năm 2015 -2020...........................44
Bảng 4.4. Thực trạng số hộ sử dụng đất tại các phường An Tây, An Đông, Xuân Phú
.....................................................................................................................50
Bảng 4.5. Tình hình chuyển đổi cơ cấu lao động giai đoạn 2016 – 2020.....................51
Bảng 4.6. Tình hình biến động một số loại đất phi nông nghiệp tại các phường nghiên

cứu giai đoạn 2015 – 2020...........................................................................51
Bảng 4.7. Tình hình thay đỏi một số chỉ tiêu sử dụng đất của các phường nghiên cứu
giai đoạn 2015 – 2020..................................................................................52
Bảng 4.8. Diện tích đất nơng nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
các phường trong thành phố Huế giai đoạn 2015 – 2020............................53
Bảng 4.9. Tỷ lệ đất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các
phường đang nghiên cứu trong thành phố Huế giai đoạn 2015 – 2020.......54
Bảng 4.10. Diện tích, cơ cấu đất nơng nghiệp năm 2020 và năm 2025 của thành phố.56


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ hành chính thành phố Huế………………………………….20
Hình 4.2. Dữ liệu khí hậu của Huế......................................................................23
Hình 4.3. Cơ cấu sử dụng đất của các phường nghiên cứu tại thành phố Huế năm
2020.....................................................................................................38
Hình 4.4. Biến động diện tích đất nơng nghiệp các phường nghiên cứu tại thành
phố Huế...............................................................................................42
Hình 4.5. Tỷ trọng của các ngành nông nghiệp, CN-TTCN, Thương mại – dịch
vụ phường An Tây giai đoạn 2015 – 2020..........................................46
Hình 4.6. Tỷ trọng của các ngành nơng nghiệp, CN-TTCN, Thương mại – dịch
vụ phường An Đông giai đoạn 2015 – 2020.......................................47
Hình 4.7. Tỷ trọng của các ngành nơng nghiệp, CN-TTCN, Thương mại – dịch
vụ phường Xuân Phú giai đoạn 2015 - 2020......................................48
Hình 4.8. Thực trạng thu nhập của người dân qua các năm của phường An Tây,
An Đông, Xuân Phú............................................................................49


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Đơ thị hóa là q trình dân số tập trung ở thành thị hoặc tăng tỷ lệ dân cư
sống ở thành thị do dịch cư từ nông thôn ra thành thị hoặc do diện tích đất ở đơ
thị tăng lên[16].
Đơ thị hóa có vai trị rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã
hội, q trình đơ thị hóa làm thay đổi mục đích sử dụng đất, biến động tang về
dân số, lao động, biến động kinh tế phi nông nghiệp, chuyển biến về cơ sở hạ
tầng, thay đổi lao động và việc làm của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu đó thì q trình đơ thị hóa làm phát sinh nhiều vấn đề có liên quan tới
tính bền vững cho cuộc sống con người và mơi trường xung quanh. Đối với các
nước đang phát triển như Việt Nam, Lào, Campuchia,… q trình đơ thị hóa
chạy theo mở rộng quy mô và gia tăng số lượng đô thị mà không quan tâm đến
chất lượng môi trường đô thị. Điều này gây ra ảnh hưởng đến con người về đời
sống, sinh kế không bền vững, thất nghiệp gia tăng, phân hóa giàu nghèo mất
bình đẳng, bên cạnh đó làm ô nhiễm môi trường, nguồn nước, quan trọng nhất
các tác động đến đất đai và đây là điểm hạn chế q trình đơ thị hóa.
Ở nước ta hiện nay, q trình đơ thị hóa diễn ra một cách mạnh mẽ và đa
dạng, là xu thế chung và phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của đất nước và tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đơ thị
hóa cịn là động lực cho sự phát triển với sự tăng trưởng về năng suất lao động
do tích tụ tập trung tài nguyên (lao động, vốn…) và đem đến cho người dân ở đó
văn minh đơ thị và lối sống cơng nghiệp. Tuy nhiên, q trình đơ thị hóa cịn có
những ảnh hưởng tiêu cực như làm tăng áp lực đối với công tác quản lý nhà
nước về đất đai do tạo ra sự biến động mạnh trong quá trình sử dụng đất; khó
kiểm sốt quy hoạch phát triển đơ thị làm nảy sinh thêm nhiều quan hệ đất đai
phức tạp; mâu thuẫn xã hội trong lĩnh vực đất đai đã gây ra nhiều tranh chấp
khiến số lượng đơn thư khiếu nại tăng; làm giảm tỷ lệ sử dụng đất.
Thành phố Huế sau 18 năm được công nhận đô thị loại 1, có thể thấy diện
mạo đơ thị ở Huế thay đổi các cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, khu du lịch,
khu dân cư,… nhanh chóng và rõ rệt, đến mức có thể xem là kỳ tích, là nơi phát
triển công nghiệp, dịch vụ mạnh mẽ của Miền Trung nói riêng và cả nước nói

1


chung. Để duy trì những kết quả và ngày càng phát triển theo các chỉ tiêu của
thành phố và nhà nước, việc mở rộng đô thị về nông thôn là rất cần thiết. Nhiều
diện tích đất nơng nghiệp đã chuyển dịch sang đất phi nông nghiệp để quy hoạch
đất ở và nhiều cơng trình xây dựng khác; làm cho diện tích đất nơng nghiệp
ngày càng bị thu hẹp. Điều này tác động không nhỏ đến sinh kế của người dân
bị thu hồi đất, mất đất sản xuất, người dân khó khan trong việc thay đổi nghề
nghiệp,…
Xuất phát từ thực tế trên, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
tình hình chuyển đổi đổi đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp phục vụ cho
q trình đơ thị hóa của một số phường trên địa bàn thành phố Huế giai đoạn
2015 – 2020”.
1.2. Mục đích của đề tài
Đánh giá được diễn biến, mức độ đơ thị hóa và xác định được nguyên
nhân việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nơng nghiệp trong q trình
đơ thị hóa tại thành phố Huế.
Phân tích được các tác động của q trình chuyển đất nông nghiệp sang
đất phi nông nghiệp trong quá trình đơ thị hóa tạo thành phố Huế.
Đưa ra kiến nghị và giải pháp phù hợp đối với việc sử dụng đất trong q
trình đơ thị hóa tại thành phố Huế.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững quỹ đất của các phường An Tây, An Đông, Xuân Phú quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025
- Thu thập tư liệu, số liệu có độ tin cậy, trung thực và phỏng vấn các hộ
bị thu hồi đất nông nghiệp, để đưa ra số liệu chứng minh về những ảnh hưởng
đến môi trường và sinh kế của con người.
- Đánh giá đúng, khách quan hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn các
phường An Tây, An Đông, Xuân Phú diện tích thực tế các loại đất.

- Nắm vững nội dung trọng tâm cần thực hiện đề tài để đưa ra các kiến
nghị, đề nghị mang tính khả thi.


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt,
thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước
ngầm vá khống sản trong lịng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của
con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền,
hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa...)” [14].
2.1.1.1. Đặc điểm của đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì đất đai là điều kiện vật chất chung
nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người. Đất đai là một vật
thể tự nhiên mang tính lịch sử. Là một sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện và tồn
tại ngồi ý chí và nhận thức của con người, luôn tuân thủ các quy luật mà con
người khơng thể can thiệp được như q trình phong hóa đá, phong hóa lý – hóa
– sinh học, sự va đập các viên đá với nhau... Gắn liền với con người trong quá
trình sơ khai, con người đã sử dụng sức lao động của mình để tác động vào đất
nhằm thu lại sản phẩm. Đã chuyển tải vào đất giá trị sức lao động và làm cho đất
đai tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Lúc này từ một vật thể tự nhiên đất đai
đã chuyển dần sang thành vật thể lịch sử. Tính tự nhiên và tính lịch sử ln ln
tồn tại bên nhau.
- Đất đai có độ phì nhiêu: Đây là tính chất quan trọng nhất khiến cho đất
đai khác hẳn với các tư liệu sản xuất khác.
Độ phì tự nhiên do kết quả của quá trình hình thành đất lâu dài. Đặc trưng
bởi các tính chất lý học, hóa học, sinh học và nó liên quan chặt chẽ tới điều kiện

khí hậu.
Độ phì kinh tế là độ phì mà con người có thể khai thác được ở một trình
độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất bằng cách sử dụng các phương
thức canh tác khác nhau.

3


- Tính giới hạn về số lượng: Do là sản phẩm của tự nhiên nên đất đai có
tính ngun thủy là khơng thể gia tăng về số lượng. Diện tích của đất đai do kích
thước của Trái Đất quyết định, trải qua nhiều lần biến hóa của địa chất đã làm
thay đổi hình thái của đất đai, ảnh hưởng tới chất lượng, cịn tổng lượng của đất
đai thì khơng hề thay đổi.
- Tính cố định về khơng gian: Đất là tư liệu sản xuất có vị trí khơng thể
thay đổi trong khơng gian. Đây là tính chất rất đặc thù của đất, làm cho những
mảnh đất ở những vị trí khác nhau có giá trị là khơng giống nhau.
- Tính khơng thay thế: Trong q trình sản xuất, con người có thể thay thế
tư liệu sản xuất này bằng tư liệu sản xuất khác, nhưng đất là tư liệu sản xuất
không thể thay thế đặc biệt trong nông lâm nghiệp.
- Đất có khả năng tăng tính sản xuất: Nếu sử dụng đất đúng và hợp lý thì
độ phì nhiêu đất dần dần được nâng cao, cải thiện, do đó đất sẽ tốt lên về mặt
chất lượng, khi sử dụng cần kết hợp với cải tạo.
2.1.1.2. Vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Đất đai là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi
chúng ta. Mỗi ngành khác nhau đất đai nắm giữ những vai trò khác nhau đặc thù
cho các ngành đó.
+ Đối với ngành phi nơng nghiệp: Trong các ngành này mặc dù đất đai
chỉ đóng vai trị thụ động với chức năng là cơ sở khơng gian, không trực tiếp sản
xuất tạo ra sản phẩm nhưng đất đai là điều kiện vật chất tiên quyết cho tất cả các
hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra. Đối với ngành này, quá trình sản xuất và

sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất cũng
như chất lượng thảm thực vật và tính chất tự nhiên sẵn có trong đất.
+ Đối với các ngành nơng – lâm nghiệp: Đất đai đóng vai trị quan trọng
trong q trình sản xuất nơng – lâm nghiệp, đất đai không chỉ là điều kiện vật
chất, là cơ sở không gian, là điều kiện để tồn tại mà đất đai còn tham gia trực
tiếp vào quá trình sản xuất nơng lâm nghiệp để tạo ra sản phẩm. Điều này thể
hiện ở chỗ đất cung cấp cho cây trồng nước, khơng khí, các chất cần thiết để
sinh trưởng và phát triển. Đất đai quyết định đến quá trình sản xuất để tạo ra sản
phẩm vì vậy trong quá trình sử dụng đất cần phải biết cách khai thác sử dụng
chuyển đổi cơ cấu một cách hợp lý đồng thời phải bảo vệ đất cải tạo và nâng cao
độ phì cho đất.


2.1.2. Đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích đất được sử dụng vào mục đích
sản xuất nơng nghiệp như trồng trọt, chăn ni, ni trồng thủy sản, diện tích
nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả diện tích đất
lâm nghiệp và các cơng trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm
nghiệp.
Đất phi nơng nghiệp là tất cả các diện tích đất được sử dụng cho diện tích
phi nơng nghiệp như: đất để ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất xây
dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các trụ sở cơ quan cơng trình sự nghiệp, đất xây
dựng nghĩa trang, nghĩa địa…
2.1.2.2. Phân loại:
*Theo quy định tại điều 10 Luật đất đai 2013 căn cứ vào mục đích sử
dụng, nhóm đất nông nghiệp được chia thành các loại đất:
- Đất trồng cây hằng năm gồm đất lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi,
đất trồng cây hằng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;

- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phịng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất ni trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác gồm đất để xây dựng nhà kính và các nhà khác
phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên
đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác
được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, ni trồng thủy sản cho mục
đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất
trồng hoa, cây cảnh;
*Theo quy định tại điều 10 Luật đất đai 2013 căn cứ vào mục đích sử
dụng, nhóm đất phi nông nghiệp được chia thành các loại đất:
- Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

5


- Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh;
- Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức
sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục
thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và cơng trình sự nghiệp khác;
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công
nghiệp, cụm công nghiệp; khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản
xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật
liệu xây dựng, làm đồ gốm;
- Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng gồm đất giao thơng, thủy lợi; đất có
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui
chơi, giải trí cơng cộng; đất cơng trình năng lượng; đất cơng trình bưu chính, viễn

thơng; đất chợ; đất bãi thải; xử lý chất thải và đất cơng trình cơng cộng khác;
- Đất cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng;
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
- Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chun dùng;
- Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao
động trong cơ sở sản xuất; đất dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón máy móc, cơng cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất
xây dựng công trình khác của người sử dụng dất khơng nhằm mục đích kinh
doanh mà cơng trình đó khơng gắn liền với đất ở;
*Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
2.1.3. Đơ thị và đơ thị hóa
*Đơ thị
Đơ thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa hoặc chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội
thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
*Đơ thị hóa
Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ mơn đã nghiên cứu q trình đơ thị hóa
(ĐTH) và đưa ra khơng ít định nghĩa cùng với những định giá về quy mô, tầm
quan trọng và dự báo tương lai của quá trình này.


“Đơ thị hóa” được hiểu theo chiều rộng là sự phát triển của thành phố và
việc nâng cao vai trò của đô thị trong đời sống của mỗi quốc gia với những dất
hiệu đặc trưng như: tổng số thành phố và tổng số cư dân đô thị [8]. Theo khái
niệm này thì q trình ĐTH chính là sự di cư từ nơng thơn vào thành thị. Đó
cũng là q trình gia tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia.
Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách tiếp cận nhân khẩu học như trên thì
sẽ khơng thể nào giải thích được tồn bộ tầm quan trọng và vai trò của ĐTH

cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại. Các nhà khoa
học ngày càng ngả sang cách hiểu ĐTH như một phạm trù kinh tế - xã hội, phản
ánh q trình chuyển hóa và chuyển dịch chủ yếu sang phương thức sản xuất và
tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt mới – phương thức đô thị. Đây là một q trình
song song với sự phát triển cơng nghiệp hóa.
Đơ thị hóa là q trình tập trung dân số vào các đơ thị và sự hình thành
các điểm dân cư đơ thị do u cầu cơng nghiệp hóa. Trong q trình này có sự
biến đổi về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức xã hội, cơ cấu
khơng gian và hình thái xây dựng từ dạng nông thôn sang dạng thành thị [8].
*Các yếu tố tạo thành đơ thị
Có 5 yếu tố cơ bản tạo thành đô thị:
+ Chức năng của đô thị
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
+ Cơ sở hạ tầng
+ Quy mô dân số
+ Mật độ dân cư
2.1.4. Tác động của đơ thị hóa
ĐTH là một q trình đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra một cách phổ biến
trên thế giới. ĐTH từng bước đưa con người tiếp cận cuộc sống văn minh, đồng
thời cũng đặt ra khơng ít vấn đề tiêu cực, khó khan – những vấn đề ảnh hưởng
xấu đối với quá trình ĐTH một cách bền vững.
a) Tác động tích cực
Một là, ĐTH thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ
thường đạt hiệu quả cao tại những đô thị lớn – nơi có quy mơ mật độ dân số
tương đối lớn với nguồn lao động dồi dào, có quy mơ hoạt động kinh tế đủ lớn
7


do các doanh nghiệp tập trung đơng, có hệ thống phân phối rộng khắp trên một
không gian đô thị nhất định. Đồng thời khi kinh tế của các đô thị lớn đạt tới độ

tăng trưởng cao thì nó sẽ gây ra hiệu ứng lan tỏa kích thích mạnh tới tăng trưởng
kinh tế của cả nước.
Hai là, ĐTH đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong q trình ĐTH, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi
theo hướng giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỷ trọng
của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với sản xuất nơng nghiệp nói riêng,
ĐTH góp phần làm thay đổi về cơ cấu diện tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản
xuất. Các loại cây có giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều lao động đang có xu
hướng giảm dần diện tích. Các loại cây cần ít lao động hơn và cho giá trị kinh tế
cao hơn đang được tăng dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị sản xuất của
ngành nơng nghiệp thì xu hướng chung là giảm dần tỷ trọng của ngành trồng trọt
và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
Ba là, cải tạo kết cấu hạ tầng. Xu hướng ĐTH tạo ra sự tập trung sản xuất
cơng nghiệp và thương mại, địi hỏi phải tập trung dân cư, khoa học, văn hóa và
thơng tin. Những điều kiện đáp ứng nhu cầu đó là sự phát triển kết cấu hạ tầng,
nhà ở, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. Do đó mà hệ thống
giao thơng vận tải, năng lượng, bưu chính viễn thơng và cấp thốt nước cũng sẽ
được cải tiến về quy mô và chất lượng. Ở nông thôn, việc cải tạo kết cấu hạ tầng
đang được thực hiện cới chủ trương “điện, đường, trường, trạm” tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống của người nơng dân.
Bốn là, ĐTH nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Các đô
thị ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và kỹ năng quản lý tổ chức sản
xuất hiện đại, làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong sản xuất nơng nghiệp, q trình ĐTH cung cấp những cơ sở kỹ
thuật cần thiết cho người nông đan như thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa,
sinh học hóa để làm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có
chất lượng tốt, đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng nhu cầu của cơng nghiệp
chế biến và thị trường trong ngồi nước.
Năm là, ĐTH góp phần cải thiện đời sống của dân cư đo thị và các vùng
lân cận. Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh ttees cao mà các đô thị có thể

tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân, góp phần quan trọng trong việc
nâng cao thu nhập cho họ. Khi mức thu nhập bình quân người tăng lên thì nhu


cầu chi tiêu, đời sống của dân cư cũng tăng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tiêu
dùng cá nhân. Điều đó cho thấy ĐTH làm mức sống của dân cư được cải thiện
đáng kể, góp phần vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Sáu là, ĐTH cũng đem lại một số tiến bộ về mặt xã hội đó là: nâng tuổi
thọ trung bình, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng,
tăng tỷ lệ dân cưa dùng nước sạch, phát triển giáo dục, văn hóa…
b) Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực của ĐTH như trên thì ĐTH cũng kéo
theo hàng loạt vấn đề tiêu cực khác, đó là:
Thứ nhất, thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp. Q trình ĐTH nhanh đã làm
cho nhu cầu về sử dụng đất chuyên dùng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và đất
đô thị tăng lên rất nhanh. Điều này dẫn đến tình trạng nuốt chửng những diện
tích đất nơng nghiệp vốn tất cần thiết cho một đo thị như: sản xuất lương thực
thực phẩm, tạo mảng khơng gian xanh có vai trị “giải độc” cho mơi trường
sống, tạo khu nghỉ ngơi cho thị dân… Đồng thời, sự suy giảm diện tích đất nông
nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc cải thiện mức sống của nhiều người
dân ở khu vực ngoại ô vì họ trở nên thiếu Phuong tiện lao động và kế sinh nhai
truyền thống.
Thứ hai, khoét sâu hố phân cách giàu nghèo. Quá trình ĐTH nhanh đã
làm cho hố phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong đô thị, giữa
nông thôn và thành thị trở nên trần trọng hơn.
Thứ ba, gia tăng tình trạng di dân. Chính sự chênh lệch về mức sống, điều
kiện sống, khả năng tìm kiếm ciệc làm và cơ hội tăng thu nhập đã và đang được
coi là những nguyên nhân kinh tế quan trọng nhất thúc đẩy một bộ phận lớn
người dân rời khỏi khu vực nông thôn để di dân tới thành thị. Lực lượng lao
động ở nông thôn chỉ cịn lại những người già yếu và trẻ nhỏ, khơng đáp ứng

được những công việc nhà nông vất vả. Cơ cấu lao động ở nơng thơn hồn tồn
bị thay đổi theo hướng suy kiệt nguồn lực lao động. Đồng thời thị trường lao
động ở thành thị lại bị ứ đọng.
Thứ tư, môi trườn bị ô nhiễm. Chất lượng môi trường đơ thị bị suy thối
khá nặng nề do mật độ dân số tập trung cao, sản xuất công nghiệp phát triển
mạnh làm phát sinh một lượng chất thải, trong đó chất thải gây hại ngày càng
gia tăng; bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn.

9


Thứ năm, phát sinh các tệ nạn xã hội. Đây chính là mặt trái của đời sống
đơ thị hay của cả q trình ĐTH. Trong khi nhiều khía cạnh tốt đẹp của văn hóa
truyền thống bị mai một, thì lối sống lai căng, không lành mạnh lại đang ngự trị
trong lối sống đô thị hiện nay. Những tệ nạn xã hội phổ biến nhất hiện nay đều
được phát sinh và phát triển tại các trung tâm đô thị lớn.
c) Nhận xét chung
Đơ thị hóa sẽ thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa diễn ra một cách ồ ạt,
nhiều chất thải độc hại được thải ra môi trường, kéo theo những vấn đề cực kỳ
nóng bỏng địi hỏi sự hợp tác giải quyết tồn cầu, nhất là vấn đề về mơi trường.
ĐTH cũng làm cho cơ cấu sử dụng đất thay đổi, xu thế chung là giảm tỷ trọng
đất nông nghiệp và tăng tỷ trọng đất phi nông nghiệp. Tại thời điểm này, việc
chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đang diễn ra một cách ồ ạt
trên cả nước. Hàng năm có khoảng 10.000ha đất nơng nghiệp phải chuyển sang
các mục đích sử dụng khác. Nesu cứ tiếp tục theo xu thế này thì vấn đề an ninh
lương thực trong thời gian sắp tới là vấn đề rất đáng lo ngại. Vì vậy, trước tình
hình trải thảm đỏ thu hút đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ trên cả nước như hiện
nay, cầ nhạn chế tối đa việc thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp, đặc biệt là đất
trồng lúa năng suất cao bởi đây là nguồn tài nguyên rất quý giá mà một khi đã
mất đi thì khơng thể tái sinh được.

Đơ thị hóa là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, nó diễn ra trên một
không gian rộng lớn và trong khoảng thời gian lâu dài để chuyển biến các xã hội
nông nghiệp – nông dân – nông thôn sang các xã hội đô thị và các khu vực nông
thôn lân cận trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông, dịch vụ. Từ đó có thể
nói ĐTH có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Để đánh giá về đơ thị
hóa người ta thường dùng tiêu chí mức độ ĐTH và tốc độ ĐTH.
Đơ thị hóa mở ra những cơ hội hết sức to lớn để phát triển kinh tế, song
bản than đơ thị hóa cũng tạo nên những thách thức khóa khan cho q trình phát
triển của cả đô thị và nông thôn như: thất nghiệp, nghèo đói, mất cơng bằng xã
hội, ơ nhiễm, cạn kiệt tại ngun [2].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình đơ thị hóa trên thế giới
Q trình đơ thị hóa có tính chất khác nhau giữa các nước, các vùng kinh
tế có trình độ phát triển khác nhau, có chế độ xã hội khác nhau. Chúng ta dễ


dàng nhận thấy sự khác biệt về mức độ và tính chất đơ thị hóa giữa các nước vì
đơ thị hóa là q trình mang tính chất quy luật, các đô thị phát triển phụ thuộc
vào sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của đất nước và của từng vùng.
Hiện nay, khoảng một nửa dân số của hành tinh là các thị dân và cứ sau
mỗi ngày lại có thêm 180.000 người nhập cư vào các thành phố. Các đơ thị ngày
một phình to bởi những cuộc ‘đại di dân’.
2.2.2. Tình hình đơ thị hóa ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một đất nước đang phát triển có tốc độ đơ thị hóa diễn ra khá
nhanh. Bên cạnh các tỉnh thành lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà
Nẵng… đơ thị hóa cũng diễn ra nhanh chóng tại các tỉnh thành khác như Vũng
Tàu, Kiên Giang, Phú Quốc, Đồng Nai, Quảng Ninh…
Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu, tỷ lệ đơ thị hóa ở nước ta đã tăng
nhanh từ 30.5% lên khoảng 40% từ năm 2010 đến năm 2020. Đây là điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế.
Tuy nhiên, q trình đơ thị hóa vẫn cịn nhiều hạn chế, diễn ra không
đồng đều giữa các vùng miền. Tỷ lệ đơ thị hóa cịn thấp so với tỷ lệ trung bình
của các nước ở khu vực ASEAN và thế giới.
2.2.3. Các văn bản pháp lý có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp và đất
phi nông nghiệp từ năm 2013 đến nay
- Luật Đất đai năm 2013;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy
hoạch ngày 15 tháng 5 năm 2018;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 148/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định 35/2017/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý,
sử dụng đất trồng lúa;
11


- Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ về quy
định định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về cây giống và canh tác;
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trườngquy định chi tiết Nghị định số
01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một
số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
- Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Thông tư 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/04/2021 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất;
- Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
- Thông tư số 11/2021/TT-BTNMT ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lập điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quyết định 649/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm
2030 và tầm nhìn đến 2050;
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Huế
(Quyết định 850/QĐ-UBND ngày 03/4/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế);
- Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2022 của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 thành
phố Huế;
- Quyết định 599/QĐ-UBND ngày 7 tháng 3 năm 2022 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thành phố Huế;
- Quyết định 1086/QĐ-UBND ngày 6 tháng 5 năm 2022 của UBND tỉnh
về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thành phố Huế;


- Quyết định 1448/QĐ-UBND ngày 18 tháng 06 năm 2022 của UBND
tỉnh về việc dủy bỏ danh mục cơng trình, dự án trong kế hoạch sử dụng đất năm
2022 của thành phố Huế;
- Quyết định 1926/QĐ-UBND ngày 11 tháng 08 năm 2022 của UBND tỉnh
về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thành phố Huế;
- Quyết định 2199/QĐ-UBND ngày 10 tháng 09 năm 2022 của UBND tỉnh
về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thành phố Huế;

- Quyết định 2547/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh
về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thành phố Huế;
- Quyết định 2462/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh
về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thành phố Huế;
- Quyết định 2848/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2022 của UBND tỉnh
về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thành phố Huế;
- Quyết định 3177/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh
về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thành phố Huế;
- Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội về việc về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn
vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế,
tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 3 tháng 06 năm 2022 của HĐND
tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thông qua danh mục bổ sung các cơng trình, dự án
cần thu hồi đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và đất trồng
rừng phịng hộ sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022;
- Nghị quyết số 72/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2022 của HĐND
tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thông qua danh mục bổ sung các cơng trình, dự án
cần thu hồi đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, rừng phịng hộ
sang sử dụng vào mục đích khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022;
- Nghị quyết số 86/NQ-HĐND ngày 7 tháng 9 năm 2022 của HĐND tỉnh
Thừa Thiên Huế về việc thông qua danh mục bổ sung các công trình, dự án cần
thu hồi đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, rừng phịng hộ
sang sử dụng vào mục đích khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022;
- Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 26 tháng 10 năm 2022 của HĐND
tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thơng qua danh mục bổ sung các cơng trình, dự án
13




×