Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ THAM GIA HỌC ONLINE HỨNG THÚ, TÍCH CỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 17 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3
TRƯỜNG MẦM NON 9

GIẢI PHÁP KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ
THAM GIA HỌC ONLINE
HỨNG THÚ, TÍCH CỰC

Họ và tên : Trần Thị Việt
Lớp

: Mầm 1

Chức vụ : Giáo Viên

Quận 3, ngày 30 tháng 3 năm 2022


2

MỤC LỤC
1. Phần mở đầu.......................................................................................................3
1.1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................3
1.2. Mục đích của giải pháp................................................................................4
1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................4
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.......................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................4
2. Phần nội dung.....................................................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề...............................................................................4
2.2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................5


3. Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề..................................................7
3.1. Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng: máy tính phần mềm,
đường truyền..........................................................................................................7
3.2. Biện pháp 2: Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.............................................8
3.3. Biện pháp 3: Nâng cao trình độ chuyên môn và ứng dụng công nghệ
thông tin.................................................................................................................8
3.4. Biện pháp 4: Đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng dạy học, đánh giá
trẻ .....................................................................................................................10
3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh...................................12
4. Hiệu quả đạt được............................................................................................14
5. Bài học kinh nghiệm........................................................................................15
6. Kết ḷn.............................................................................................................15
7. Kiến nghị: Khơng có........................................................................................16


3

1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện theo sự chỉ đạo phòng chống dịch covid-19 của UBND TP. Hồ Chí
Minh, bắt đầu từ tháng 5/2021, toàn ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non
nói riêng đã thông báo cho học sinh tạm ngưng đến trường học tập. Các trường học
bắt đầu tổ chức xây dựng video dạy học, tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh cách
chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà nhằm duy trì tiến độ học tập của học sinh với phương
châm “Tạm dừng đến trường nhưng khơng ngừng việc học”. Đây là hình thức dạy
học đáp ứng được nhu cầu vô cùng cấp thiết hiện nay.
Thực tế trong thời gian trẻ tạm ngưng đến trường và ở nhà, dạy học online đã
và đang thực hiện trên quy mô rộng nhưng hiệu quả mang lại chưa cao do nhiều
nguyên nhân. Ví dụ như sinh hoạt của trẻ bị xáo trộn, thường xuyên tiếp xúc sử
dụng điện thoại, tivi máy tính trên nhiều giờ để giải trí, ăn ngủ khơng điều độ,

nhiều trẻ gửi người thân chăm sóc nên được nng chiều dẫn đến việc chăm sóc và
giáo dục trẻ tại nhà chưa hiệu quả. Hoặc trong tiết dạy giáo viên chưa thu hút được
trẻ tham gia, hình thức dạy học chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo, còn nhiều lúng
túng khi sử dụng các phần mềm CNTT. Dạy học online không chỉ cấp thiết ở bối
cảnh hiện tại mà đây là xu thế phát triển của giáo dục trên toàn thế giới trong cuộc
cách mạng công nghệ 4.0. Với nhu cầu được tiếp cận việc học tập nghiên cứu của
người học ở mọi lúc, mọi nơi thì hình thức học tập online, trực tuyến là điều tất
yếu, bổ trợ cho các phương pháp giảng dạy và học tập truyền thống. Do vậy, việc
tạo hứng thú cho trẻ tham gia học online tích cực tại nhà là một yêu cầu hết sức cần
thiết và không thể thiếu trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.
Là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề, tôi thực sự trăn trở và lo lắng làm
thế nào để trong thời gian nghỉ dịch ở nhà trẻ vẫn tích cực, hứng thú tham gia học
tập, được cung cấp các kiến thức về chăm sóc cũng như giáo dục để trẻ được phát
triển toàn diện theo các lĩnh vực phát triển, trẻ có thêm các kiến thức phòng chống
dịch covid-19. Ngoài ra, tôi cũng mong muốn phụ huynh sẽ có thêm hiểu biết, kết
hợp cùng giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục tốt nhất cho trẻ tại nhà.
Vì những lý do nêu trên tơi nhận thấy việc cần có những cách thức để giúp trẻ
tham gia học tập hứng thú, tích cực là rất quan trọng, cần thiết và cấp bách nên tôi
chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ tham gia học online hứng thú, tích
cực” làm đề tài nghiên cứu cho mình.


4

1.2. Mục đích của giải pháp
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn tôi muốn đưa ra các biện
pháp, hình thức phù hợp hơn để giúp trẻ tham gia học tập trực tuyến hứng thú, tích
cực tại nhà trong thời gian nghỉ dịch covid-19. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện,
có các kiến thức chống dịch, bên cạnh đó giúp giáo viên có thêm các hiểu biết về
ứng dụng CNTT để xây dựng tiết dạy trực tuyến sáng tạo, mới lạ.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, đối tượng được nghiên cứu gồm: trẻ
đang theo học tại trường Mầm non 9; phụ huynh có con, em đang theo học tại
trường Mầm non 9.
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu
- Trong trường mầm non đang công tác và lớp tôi phụ trách.
* Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá
2. Phần nợi dung
3.
2.1. Cơ sở lý ḷn của vấn đề
Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học
lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và
phẩm chất mang tính nền tảng, các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuồi,
khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở
các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời.
Việc khơi nguồn cảm hứng tích cực tham gia học tập ở trẻ là điều hết sức cần
thiết. Bởi lẽ, hoạt động của cá nhân là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến sự
phát triển tâm lý của trẻ, chỉ có thông qua hoạt động trẻ mới lĩnh hội được những


5

kinh nghiệm của xã hội loài người và biến thành kinh nghiệm của bản thân, tạo nên

sự phát triển toàn diện về mọi mặt. Đối với trẻ mẫu giáo thì nhu cầu muốn tìm hiểu
khám phá về thế giới xung quanh ngày càng phát triển, trẻ mong muốn tìm hiểu
bản chất của các sự vật hiện tượng, trẻ thường hay đặt ra các câu hỏi tại sao? Vì
sao? Như thế nào? ... Tuy nhiên, trong bối cảnh ảnh hưởng từ dịch covid-19, trẻ
không được ra ngoài tìm hiểu và khám phá các sự vật hiện tượng dẫn đến sự ù lì ở
trẻ. Nếu trẻ khơng tích cực hoạt động, mọi thuận lợi từ phía mơi trường bên ngồi
và thuận lợi về mặt sinh học đều trở nên vô tác dụng. Cá nhân trẻ càng tích cực
hoạt động bao nhiêu, tâm lý càng phát triển bấy nhiêu và càng nhanh chóng hồn
thiện bản thân.
Việc học tập của trẻ em nói chung có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển trí
tuệ, hình thành được kỹ năng ban đầu của hoạt động học tập như trẻ biết tập trung
chú ý, tích cực phát biểu, tham gia sôi nổi trong giờ học, …  phân biệt được nhiệm
vụ học tập khác với các nhiệm vụ khác trong vui chơi và trong cuộc sống. Với
những cơ sở đó, chúng ta cần kịp thời có những biện pháp thúc đẩy trẻ tham gia các
hoạt động học tập một cách hứng thú, tích cực tại nhà để hiệu quả của quá trình
giáo dục trẻ được cao hơn, chất lượng phổ cập giáo dục mầm non ngày càng tiến
triển hơn.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Với việc lựa chọn và đưa ra đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ tham gia học
online hứng thú, tích cực”. Đây là một đề tài khá mới mẻ và đáp ứng tình hình thực
tế trong bối cảnh đại dịch covid-19 hiện nay. Tuy là một giáo viên tuổi nghề còn
chưa dày dặn, vốn kinh nghiệm chưa nhiều nhưng qua thực tế tại đơn vị mình cũng
như qua việc học hỏi rút kinh nghiệm ở các trường bạn, lớp bạn, tôi thấy phần lớn
trẻ tham gia vào các hoạt động học tập online tại nhà với sự chủ ý áp đặt của giáo
viên là chính, đa số trẻ còn thụ động, sự tương tác chưa cao, chưa thể hiện được
tính tích cực của cá nhân, chưa phát huy tối đa khả năng vốn có của trẻ. Việc tạo
hứng thú cho trẻ tham gia học tập hứng thú tích cực khơng chỉ cần thiết đối với trẻ
ở trường mà việc học tập trực tuyến của trẻ ở nhà cũng rất quan trọng. Các thiết bị
phần mềm hỗ trợ bài giảng trực tuyến đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc đạt
hiệu quả cao nhất khi học online, học trực tuyến.

a.

Thuận lợi:


6

Giáo viên được tập huấn kịp thời các phần mềm; có đầy đủ các trang thiết bị
cần thiết để dạy học online. Hàng năm, nhà trường tổ chức bồi dưỡng CNTT nên
đội ngũ GV sử dụng thành thạo, ứng dụng hiệu quả CNTT vào giảng dạy.
Đa số PHHS tạo điều kiền thuận lợi, phối hợp chặt chẽ với GVCN trong việc
chuẩn bị cơ sở vật chất, phòng học. Học sinh rất hứng thú khi được học trên máy
tính, được thay đổi các hình thức, phương pháp dạy học mới.
b.

Khó khăn:

Về phía giáo viên: Vấn đề lớn nhất trong dạy online là chưa quen công nghệ.
Mặc dù công cụ trực tuyến hỗ trợ được mọi thứ nhưng đối với giáo viên, cảm xúc
đứng lớp rất quan trọng. Khi nhìn vào trẻ, giáo viên cảm thấy tự tin và có cảm hứng
hơn, trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn, giải đáp ngay những thắc mắc hoặc động viên,
khích lệ trẻ, yếu tố này với dạy học online khơng có. Cách dạy này thiếu cơ chế
kiểm sốt, khơng đánh giá hết được năng lực cũng như trình độ của học sinh.
Về phía trẻ: trẻ vẫn chưa quen cách học online, chưa thành thạo các ứng dụng,
thiếu tập trung. Giáo viên thiết kế bài giảng chưa phong phú dễ gây nhàm chán, trẻ
không tập trung lâu được. Trẻ thụ động, chỉ ngồi nhìn vào màn hình, khơng được
tham gia các hình thức như hoạt động nhóm, trị chơi vận động nên khơng có hứng
thú học tập. Trẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi intenet, lạm dụng quá nhiều trò chơi trên
điện thoại cũng như xem tivi.
Phụ huynh còn tâm lý trẻ mầm non chưa cần học gì nên khơng giành thời gian

trao đổi cùng cơ cũng như rèn và dạy dỗ con học tại nhà.
Qua thực hiện khảo sát từ thực tế trước khi thực hiện đề tài ở lớp, tôi ghi nhận
được kết quả như sau:


7

25

BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC
HIỆN ĐỀ TÀI

20

20

15
10

15

15

10

5
0

Trẻ tham gia học online


Phụ huynh tham gia
tương tác
Tích cực

3.

Chưa tích cực

Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề

Nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham gia học online tích cực đây là điều hết sức
cần thiết mà người lớn mà đặc biệt là các cô giáo mầm non cần phải hết sức chú ý.
Người giáo viên cần coi trọng việc tạo hứng thú, kích thích năng lực trí não, hoạt
động của trẻ là niềm hạnh phúc nghề nghiệp. Khi trẻ có hứng thú trẻ sẽ tham gia
hoạt động tích cực và đạt hiệu quả hơn, sau khi nghiên cứu tôi đã thực hiện một số
biện pháp như sau:
3.1. Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng: máy tính phần mềm,
đường truyền
Sau khi được Phòng giáo dục, nhà trường tư vấn, giới thiệu cho tôi tham gia
lớp tập huấn cho giáo viên tiếp cận một số phần mềm dạy học, và tôi đã lựa chọn,
sử dụng phần mềm đảm bảo tính đơn giản, hiệu quả, ứng dụng cao, tăng cường cơ
sở vật chất, tận dụng tối đa các phương tiện để chuẩn bị tốt về phần mềm máy tính,
đường truyền,... khi dạy học online.


8

(Hình ảnh: Nhà trường cho giáo viên tham gia tập huấn lớp ứng dụng CNTT)
Nhà trường đã cung cấp cho các cơ phần mềm dạy học có bản quyền đã giúp
tôi tiết kiệm thời gian để cập nhật được những tính năng mới nhất của phần mềm

miễn phí và áp dụng vào thực hiện các video clip phục vụ trong công tác dạy học
online cho trẻ.
3.2. Biện pháp 2: Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
Khi thực hiện dạy học online, việc phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh
càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Bản thân tôi đã thực hiện một số các công
việc sau để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp:
- Thống kê số lượng phụ huynh sử dụng điện thoại thơng minh có kết nối
internet, rà sốt lại nhóm Zalo của lớp để bổ sung những PH còn thiếu. Hướng dẫn
phụ huynh cài đặt zalo, các phần mềm dạy học. Đảm bảo kết nối được với 100%
phụ huynh và học sinh. Tôi thực hiện xây dựng nội quy lớp học và thông báo tới
từng phụ huynh và trẻ về thời gian học, sự chuẩn bị và nhiệm vụ của trẻ trong mỗi
buổi học.
- Triển khai kế hoạch tuần học vào cuối mỗi tuần tới phụ huynh và trẻ; gửi các
bài tập đính kèm liên quan đến tiết học cho phụ huynh hướng dẫn thêm cho trẻ tại
nhà; tôi luôn có các hình thức động viên, khích lệ trẻ khi trẻ thực hiện các bài tập
được giao bằng cách thả tim, những lời khen ngợi, những hình sticker dễ thương
ngộ nghĩnh để tặng trẻ.


9

- Tăng cường phối hợp, liên hệ, chủ động kết nối, hỗ trợ phụ huynh khi gặp
khó khăn dạy trẻ học tập tại nhà qua điện thoại, zalo. Sau khi rà soát những trẻ chưa
có phản hồi, tôi liên lạc ngay với phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc
phục giúp trẻ vào lớp học, hạn chế tối đa việc học bị gián đoạn của trẻ.
3.3. Biện pháp 3: Nâng cao trình độ chuyên môn và ứng dụng công nghệ thông
tin
Một yếu tố cần thiết khi dạy online là nghiên cứu, sử dụng thành thạo các
chức năng trong ứng dụng để thiết kế video clip dạy học. Bên cạnh các chức năng
cơ bản, cần thành thạo sử dụng những chức năng “đặc biệt” của các phần mềm để

vận dụng hiệu quả trong giảng dạy. Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ
chủ yếu là tư duy trực quan hình ảnh. Việc cung cấp cho trẻ các hình ảnh trực quan
sinh động, nhiều màu sắc sẽ thu hút sực chú ý của trẻ. Vì vậy, khi tôi thiết kế video
clip dạy học, tôi luôn quan tâm đến background phòng học, các giáo cụ trực quan,
đồ dùng, đồ chơi phải đẹp mắt để thu hút trẻ, sẽ kích thích sự hứng thú, sáng tạo
của trẻ, từ đó trẻ tham gia học tích cực hơnTơi đã sử dụng các sticker, hiệu ứng âm
thanh để giúp trẻ chú ý vào video clip của tôi. Trong phạm vi đề tài, tôi xin chia sẻ
một số phần mềm tôi đã vận dụng hiệu quả trong giảng dạy:
 Ứng dụng Capcut trên điện thoại thông minh: đây là một ứng dụng thông
minh khá dễ cho giáo viên sử dụng, tuy nhiên chất lượng video chưa được cao.
 Phần mềm Canva trên desktop, laptop: phần mềm canva là một phần
mềm dùng để thiết kế video clip chuyên nghiệp, rất giàu tài nguyên cho giáo viên
tham khảo, phần mềm này dùng để chèn hình ảnh, âm thanh, văn bản, có thể thay
đổi phơng chữ, màu chữ, kích thước, hiệu ứng, hình động,... vào thiết kế để bài
thiết kế đẹp và sinh động hơn.


10

 Phần mềm PhotoPea: đây là một phần mềm để vẽ, chỉnh sửa hình ảnh
online và không cần cài đặt về máy tính.

Nhờ vận dụng các phần mềm này để thực hiện các video clip nên các clip
của tôi luôn được chọn lựa để đăng bài gửi Phòng giáo dục hàng tuần.
3.4. Biện pháp 4: Đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng dạy học, đánh giá trẻ
+ Linh hoạt, đổi mới các hoạt động trong giờ dạy
Thời gian và điều kiện dành cho online khác với thời gian học trực tiếp, đòi
hỏi tôi phải linh hoạt, có phương pháp dạy lôi cuốn, hấp dẫn trẻ, thực hiện các
video clip sinh động để tạo động lực cho trẻ tập trung và hào hứng tham gia học;



11

Tôi đã tìm hiểu và thực hiện đan xen các hoạt động trong giờ học như thiết kế trò
chơi, cho trẻ nghe nhạc, xem đoạn phim, kể chuyện,...để trẻ không nhàm chán.
Bên cạnh đó, tôi luôn nghiên cứu, lựa chọn những tiết học phù hợp với hình
thức dạy học online để trẻ dễ tiếp thu hơn. Các video clip bài giảng vừa sinh động,
mới lạ mà phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, mang tính thẩm mĩ cao. Tôi
luôn linh hoạt trong đổi mới các giờ học, các hoạt động cho trẻ khi thực hiện những
video clip đáp ứng yêu cầu đổi mới, lấy trẻ làm trung tâm để trẻ thêm tích cực tham
gia học tập.
Ví dụ như các tiết học tôi thường thiết kế để giáo dục trẻ về kỹ năng phòng
chống dịch covid-19, ứng dụng STEAM trong làm đồ chơi tại nhà, giáo dục kỹ
năng sống, các hoạt động lễ hội, ...

(Hình ảnh: Thiết kế giờ học ứng dụng STEAM)


12

(Hình ảnh: Thiết kế giờ học hoạt động lễ hội)
+ Đổi mới đánh giá, nhận xét trẻ
- Khi thực hiện các video clip dạy học đưa lên group zalo lớp hàng tuần, tôi
thường nhắc nhở động viên trẻ sau khi xem clip, là theo hướng dẫn của cô, thực
hiện các bài tập và nhờ ba mẹ, người thân gửi lại cho cô qua nhiều hình thức: chụp
hình, quay video clip trẻ thực hiện thông qua group zalo.


13


- Tôi luôn đánh giá cao những kết quả học tập của trẻ dù đúng hay sai, dù xấu
hay đẹp, Tôi luôn nhận xét, sửa bài cho trẻ bằng các hình thức như nhận xét trực
tiếp trên ảnh bài làm của trẻ, ghi nhận bằng những lời yêu thương và gửi lại cho ba
mẹ trẻ hoặc ghi âm trực tiếp cho trẻ nghe.
- Có các hình thức khen thưởng, động viên trẻ khi trẻ thực hiện tốt các bài tập,
các hoạt động cô giao như: khen ngợi những bài hát hay của trẻ, gửi tặng những
sticker dễ thương cho riêng mỗi trẻ, có những lời khen dành cho trẻ ngoan vào cuối
tuần để giúp trẻ có thêm hứng thú học tập vào tuần mới.
( Một số sticker khen tặng khi trẻ thực hiện tốt bài tập cô giao)

3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh
Trong việc trẻ học tập online tại nhà thì phụ huynh có một vai trò rất lớn trong
việc quyết định hiệu quả học tập của trẻ. Nếu phụ huynh trẻ không hợp tác cùng cô
giáo, trẻ sẽ không có điều kiện tốt nhất để học tập. Vì vậy, tôi luôn dành thời gian
trò chuyện cùng phụ huynh để hiểu hơn những khó khăn, tâm tư, nguyện vọng của
phụ huynh và của trẻ, từ đó có những hướng khắc phục khó khăn hoặc đề xuất cho
nhà trường một số biện pháp để nhà trường, giáo viên, phụ huynh có một sự phối
hợp tốt nhất cho việc học tại nhà của trẻ.
Ngoài ra, tôi giao những bài tập để phụ huynh có thể tự quay clip cho trẻ tại
nhà. Đặc biệt, tôi cũng yêu cầu phụ huynh quay các kết quả học tập cũng như hoạt
động học tập và vui chơi như: kể chuyện, đọc thơ, nhảy múa…để có thể chia sẻ cho
nhóm phụ huynh, vừa rút ngắn thời gian học trên lớp lại vừa tăng khả năng thực
hành, trẻ có thể giao lưu và học tập lẫn nhau.
Ngoài việc tự quay các video clip dạy học nói trên, tơi cịn tích cực sưu tầm,
chia sẻ đến các phụ huynh những nội dung bổ ích, phù hợp với lứa tuổi của trẻ.


14

Điển hình là các video kênh Youtube Bài giảng Mầm non Quận 3, các chương trình

truyền hình - kênh truyền hình giáo dục quốc gia VTV7 thường phát sóng vào 9h05
phút và 20h00 phút hằng ngày; kênh truyền hình VTV1 phát sóng vào thời gian
20h05 phút để phụ huynh được hướng dẫn các chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý
và tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi, học tập phù hợp khả năng trẻ.

Hình ảnh trẻ thực hiện các bài tập cô giao tại nhà


15

4.

Hiệu quả đạt được

Với những biện pháp đã thực hiện, qua hơn 6 tháng tôi đã thu nhận được
những kết quả đáng khích lệ như sau:

30
25

BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
28
25

20
15
10
5
0


5
Trẻ tham gia học online

2
Phụ huynh tham gia
tương tác
Tích cực

Chưa tích cực


16

5.
-

Đối với giáo viên

Thông qua việc thực hiện các biện pháp nêu trên bản thân đã tích góp được
những kinh nghiệm trong việc thiết kế video clip dạy học online tại nhà cho trẻ. Từ
việc vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới, đến việc lựa chọn nội dung,
phương pháp cũng như ứng dụng CNTT trong thiết kế video clip, trong quá trình tổ
chức các hoạt động đến nay đã có nhiều chuyển biến tốt, chất lượng giờ dạy đạt
hiệu quả cao, đem lại hứng thú tích cực cho trẻ.
-

Đối với trẻ

Đa số trẻ tham gia học tập tốt, trong đó có 90% trẻ có hứng thú học tập và
tham gia học tập một cách tích cực, tự giác, trẻ có thói quen và yêu thích học online

tại nhà, trẻ mạnh dạn dần trong giao tiếp, tích cực, chủ động trong học tập, kết quả
dần dần được nâng lên thể hiện rõ qua hàng tuần.
5. Bài học kinh nghiệm
Để đạt được kết quả cao trong việc dạy và học online, giúp trẻ học tập hứng
thú, tích cực tại nhà, giáo viên cần làm tốt một số việc sau:
- Phải hiểu rõ ưu điểm và tồn tại của dạy học online để có các hình thức tổ
chức và phương pháp dạy cho phù hợp, tránh dạy nhồi nhét, cứng nhắc áp đặt, mất
hứng thú cho trẻ.
- Giáo viên phải tự trau dồi cho mình có kiến thức, trình độ cơng nghệ thông
tin, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Xác định rõ mục tiêu của tiết dạy để
chuẩn bị bài dạy một cách chu đáo và đầy đủ các phương tiện dạy học phục vụ cho
bài dạy từ đó lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học và cách tổ chức các trò chơi
phù hợp với nội dung bài học, tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ. Biết cung cấp chọn lọc
vừa phải lượng kiến thức trong mỗi tiết học để tránh gây nhàm chán, căng thẳng
cho cô và trẻ.
- Phân loại nhóm trẻ trong lớp để có biện pháp giúp đỡ, động viên sự cố gắng
của trẻ. Động viên, khích lệ trẻ kịp thời, nhận xét đánh giá trẻ đúng theo năng lực.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để giúp trẻ đạt kết quả cao nhất khi học online.
6.

Kết luận
Sau một thời gian áp dụng biện pháp giúp trẻ tham gia học online hứng thú,
tích cực tại trường, lớp. Tơi thấy biện pháp có hiệu quả vơ cùng lớn và nhiều ý
nghĩa với cả cô, trẻ và phụ huynh. Trẻ tạm ngưng đến trường nhưng không tạm


17

ngưng việc học, việc học tập tại nhà cũng đạt được hiệu quả tớt hơn, trẻ có thể tiếp
thu tốt các kiến thức, phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần.

7. Kiến nghị: Khơng có
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng để trẻ tham gia học tập
online tích cực, hứng thú và đã đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, khơng tránh
khỏi cịn có thiếu sót, hạn chế. Tơi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của đồng
nghiệp, Hội đồng khoa học của trường, của Quận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
8. Tài liệu tham khảo
- Chương trình Giáo dục Mầm non - Bộ GD&ĐT
- Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn năm 2020 - 2021 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam.
- Giáo trình “Ứng dụng CNTT dành cho GVMN” - Dương Ngọc Châu
- Giáo trình “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” - Biên soạn TS. Mai Thị
Nguyệt Nga - Trường Cao đẳng Sư phạm TW3.

Bộ phận/Đơn vị áp dụng

Quận 3, ngày 28 tháng 3 năm 2022

Hiệu trưởng

Người yêu cầu công nhận

Võ Thị Ngọc Phượng

Trần Thị Việt



×