Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Công tác quản lý chất lượng vật liệu bê tông tại địa bàn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
-------    --------

NGUYỄN ANH VŨ

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU BÊN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU BÊT LƯỢNG VẬT LIỆU BÊNG VẬT LIỆU BÊT LIỆU BÊU BÊ
TÔNG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAMI ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAMA BÀN TỈNH QUẢNG NAMNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU BÊNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

ĐÀ NẴNG, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
-------    --------

NGUYỄN ANH VŨ

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU BÊN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU BÊT LƯỢNG VẬT LIỆU BÊNG VẬT LIỆU BÊT LIỆU BÊU BÊ
TÔNG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAMI ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAMA BÀN TỈNH QUẢNG NAMNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU BÊNG NAM
Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng
Mã số

: 8580201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THẾ DƯƠNG


ĐÀ NẴNG, 2021


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập, nghiên cứu, với sự giúp đỡ của các Thầy, Cô Trường
Đại học Duy Tân và thầy PGS.TS Nguyễn Thế Dương, Giảng viên Trường Đại học
Duy Tân, Hội phó Hội xây dựng thành phố Đà Nẵng, tơi đã hồn thành luận văn
Thạc sĩ Kỹ thuật “Công tác quản lý chất lượng vật liệu bê tơng tại địa bàn tỉnh
Quảng Nam”
Với tình cảm chân thành, Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn đến Ban Giám hiệu,
Khoa Xây dựng. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ quản lý và toàn thể quý
Thầy Cô đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ và các cơ quan, đơn vị đã cung cấp số liệu,
tạo điều kiện cho Tơi trong q trình học tập, nghiên cứu, hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thế Dương đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi nghiên cứu và hồn thiện đề tài.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là nội dung nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hồn tồn trung thực. Tất cả các
trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu............................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................2
3. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................3
6. Bố cục luận văn............................................................................................3
Chương 1.........TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CUNG CẤP HỖN HỢP BÊ
TƠNG TRỘN SẴN CHO CÁC CƠNG TRÌNH DÂN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM..............................................................................................4
1.1 Khái niệm về hỗn hợp bê tông trộn sẵn, ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng.......4
1.1.1 Khái niệm.................................................................................................4
1.1.2 Ưu, nhược điểm của hỗn hợp bê tông trộn sẵn........................................5
1.1.3 Phạm vi áp dụng......................................................................................6
1.2 Tình hình sản xuất bê tông trộn sẵn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong những
năm gần đây..............................................................................................................6
1.3 Những yêu cầu của thị trường tiêu thụ đối với hỗn hợp bê tông trộn sẵn trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam..................................................................................................8
1.4 Nhận xét chung về chất lượng và quản lý chất lượng hỗn hợp bê tông trộn sẵn
trong những năm gần đây..........................................................................................9
Kết luận chương 1..............................................................................................11
Chương 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG BÊ TƠNG TRỘN SẴN.........................................................12
2.1 Quy trình chung của cơng tác bê tơng cơng trình xây dựng...............................12
2.1.1 Giai đoạn thiết kế...................................................................................12


2.1.2 Giai đoạn thi cơng.................................................................................12
2.2 Tóm tắt một số u cầu quản lý chất lượng Hỗn hợp bê tông trộn sẵn..............13
2.2.1 Tính cơng tác của hỗn hợp bê tơng trộn sẵn..........................................13
2.2.2 Cường độ bê tông..................................................................................14
2.2.3 Cốt liệu..................................................................................................15

2.2.4 Thời gian đông kết.................................................................................18
2.2.5 Độ tách nước và tách vữa......................................................................19
2.2.6 Hàm lượng bọt khí.................................................................................20
2.2.7 Khả năng bảo quản các tính chất của hỗn hợp bê tông theo thời gian. .20
2.2.8 Khối lượng thể tích................................................................................21
2.2.9 Các tính chất u cầu khác....................................................................21
2.3 Qui trình cơng nghệ thi công sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn.......................26
2.4 Một số nội dung cơ bản về quản lý chất lượng hỗn hợp bê tông trộn sẵn..........29
2.4.1 Quản lý chất lượng................................................................................29
2.4.2 Chất lượng hỗn hợp bê tông trộn sẵn...................................................30
2.4.3 Quản lý chất lượng hỗn hợp bê tông trộn sẵn........................................30
2.4.4 Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm xây dựng............................32
2.4.5 Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng của Chủ đầu tư......................33
2.4.6 Quản lý chất lượng cơng trình của các doanh nghiệp xây dựng............33
2.5 Các quá trình quản lý chất lượng hỗn hợp bê tông trộn sẵn...............................33
2.5.1 Lập kế hoạch quản lý chất lượng hỗn hợp bê tông trộn sẵn..................33
2.5.2 Đảm bảo chất lượng hỗn hợp bê tông trộn sẵn......................................33
2.5.3 Kiểm sốt chất lượng hỗn hợp bê tơng trộn sẵn....................................34
2.5.4 Hệ thống chứng chỉ................................................................................34
2.5.5 Hệ thống quản lý tài nguyên..................................................................34
2.5.6 Hệ thống đo đạc nghiệm thu chất lượng hỗn hợp bê tơng trộn sẵn.......34
2.5.7 Hệ thống phân tích cải tiến chất lượng hỗn hợp bê tông trộn sẵn.........35
2.6 Quy trình hố q trình kiểm sốt chất lượng bê tơng.......................................36


2.7 Đánh giá sơ bộ tình hình quản lý chất lượng bê tông trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam (giai đoạn 2018 – 2021)..................................................................................36
2.7.1 Sơ lược về nội dung khảo sát.................................................................37
2.7.2 Đánh giá tại doanh nghiệp xây lắp (nhà thầu thi công).........................37
2.7.3 Đánh giá tại cơ quan quản lý nhà nước, Ban Quản lý dự án.................38

2.7.4 Đánh giá tại các doanh nghiệp sản xuất................................................39
Kết luận chương 2..............................................................................................40
Chương 3. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG BÊ TƠNG TRỘN SẴN VÀ ÁP DỤNG TẠI CÁC NHÀ MÁY TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM...........................................................................41
3.1 Khảo sát hiện trạng sản xuất, quản lý chất lượng các nhà máy trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam ............................................................................................................. 41
3.2 Hệ thống kiểm soát chất lượng..........................................................................49
3.3 Đánh giá............................................................................................................53
3.4 Đề xuất ............................................................................................................. 58
3.4.1 Những nguyên tắc đề xuất các giải pháp nâng cao quản lý chất
lượng bê tông trộn sẵn............................................................................................58
3.4.2 Một số nội dung đề xuất Công ty chú trọng, quan tâm trong công tác
quản lý chất lượng và cụ thể trong quy trình quản lý..............................................60
3.4.3 Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng bê tông trộn
sẵn đối với cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị thi công......................................68
Kết luận chương 3..............................................................................................70
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP CỦA
ĐỀ TÀI................................................................................................................... 71
1. Kết luận......................................................................................................71
2. Kiến nghị....................................................................................................72
3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài...............................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1. Quan hệ giữa cấp độ bền B và mác bê tông (TCVN5574-2018)........15
Bảng 2-2. Thành phần hạt của cát......................................................................16
Bảng 2-3. Hàm lượng các tạp chất trong cát......................................................16
Bảng 2-4. Hàm lượng ion Cl- trong cát...............................................................17

Bảng 2-5. Mác của đá dăm từ đá thiên nhiên theo độ nén dập...........................18
Bảng 2-6. Nước dùng cho hỗn hợp bê tông trộn sẵn..........................................21
Bảng 2-7. Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng poóc lăng..................................23


1

MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Cơng trình xây dựng sử dụng vật liệu bê tông hiện tại rất phổ biến và hiện tại
vẫn là một trong những lựa chọn ưu tiên cho đại đa số các cơng trình hạ tầng và
cơng trình dân dụng. Tuy nhiên, bê tơng là một loại vật liệu nhân tạo và chịu ảnh
hưởng rất nhiều của yếu tố địa phương về vật liệu đầu vào, cơng nghệ sản xuất cũng
như các quy trình quản lý chất lượng.
Đánh giá chất lượng bê tông và kiểm soát chất lượng là một trong những khâu
quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng ngắn hạn và dài hạn cho cơng trình.
Quảng Nam là tỉnh đang phát triển, vốn đầu tư cho ngành xây dựng ngày một
tăng kể cả trong lĩnh vực đầu tư tư nhân và nhà nước. Các cơng trình đã và đang
được xây dựng chủ yếu sử dụng loại kết cấu và vật liệu bê tông cốt thép. Theo
thống kê tại phòng thẩm định xây dựng tỉnh Quảng nam, kết cấu dạng bê tông
chiếm tỉ trọng 80% trong số các cơng trình được phê duyệt thiết kế và được đưa vào
thi công [1]. Từ năm 2010 đến 2020, theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh, có gần
2,8 triệu m3 bê tơng đã được các đơn vị bê tông trộn sẵn cung cấp ra thị trường,
chưa kể đến các cơng trình nhỏ lẻ được sử dụng bê tông sản xuất theo phương pháp
trộn thủ công tại chỗ.
Liên quan đến chất lượng cơng trình xây dựng sử dụng bê tơng, cơ bản các
cơng trình được xây dựng trong thời gian 10 năm trở lại đây đều đảm bảo chất
lượng. Tuy nhiên trong thực tế, vẫn tồn tại một số cơng trình bị xuống cấp (có thể
minh họa bằng hình ảnh hoặc dữ liệu nào đó) mà trong đó, các dấu hiệu bên ngồi
cho thấy ngun nhân là do chất lượng vật liệu bê tông không đảm bảo. Kể cả tại số

cơng trình, bê tơng đang trong q trình đóng rắn, cịn đang ở trên giàn giáo, chưa
chịu bất kỳ tải trọng nào cũng đã bị hư hỏng, trong đó nguyên nhân cơ bản gây hư
hỏng được cho là do chất lượng bê tông kém cũng như q trình thi cơng khơng
tn thủ đầy đủ các u cầu kỹ thuật.
Đảm bảo chất lượng cơng trình nói chung được thực hiện bởi nhiều quy trình
kỹ thuật và được quy định trong các quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành cũng như các


2

chỉ dẫn kỹ thuật, trong đó đảm bảo chất lượng vật liệu đầu vào là một trong nhưng
khâu quan trọng. Đặc biệt đối với cơng trình sử dụng vật liệu bê tông, là một trong
những loại vật liệu mang đặc thù riêng, đặc biệt, đó là:
- Phụ thuộc vào cấp phối, nguồn vật liệu đầu vào;
- Phụ thuộc vào thời gian thi cơng, quy trình thi cơng, quy trình bảo dưỡng;
- Phụ thuộc vào yếu tố khí hậu, thời tiết, mơi trường;
- Phụ thuộc vào kích cỡ của cấu kiện;
- Phụ thuộc vào bản chất của tải trọng, tuổi bê tơng khi chịu tác dụng lực,…
thì u cầu về quản lý chất lượng lại càng phức tạp và chặt chẽ. Do phụ thuộc
vào quá nhiều yếu tố nên cán bộ, kỹ sư xây dựng nói chung có thể khơng nắm bắt
hết được các nội dung chi tiết ở nhiều giai đoạn khác nhau kể trên và từ đó có thể
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các cơng trình của dự án xây dựng. Xuất phát từ
thực tế trên, cần phải có một qui trình kiểm sốt thật chặt chẽ và hết sức tổng quát,
đầy đủ và chi tiết để quản lý chất lượng bê tông một cách tốt nhất, góp phần xây
dựng các cơng trình xây dựng vững chắc, đảm bảo chất lượng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá và hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng vật liệu hỗn hợp bê tông
trộn sẵn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các quy trình, kỹ thuật liên quan đến cơng tác quản lý chất lượng

bê tơng.
- Tìm hiểu, đánh giá cơng tác quản lý chất lượng bê tông trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
- Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng bê tông trên địa
bàn
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hỗn hợp bê tơng trộn sẵn sử dụng cho cơng trình xây
dựng dân dụng.


3

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quy trình quản lý sản
xuất bê tơng, vận chuyển thi cơng và cơng tác bảo trì sau khi đưa vào sử dụng. Bê
tông nghiên cứu là các loại bê tơng thơng thường có cấp độ bền từ B10 đến B35
được sản xuất tại một số đơn vị cung cấp bê tông.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn sẽ dựa trên cách tiếp cận
cơ sở lý luận về khoa học quản lý chất lượng bê tông thông qua việc nghiên cứu tài
liệu khoa học trong và ngoài nước cũng như những quy định hiện hành của hệ thống
văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời luận văn cũng sử dụng các phương
pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, đó là:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp điều tra, phân tích và so sánh.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phụ lục, danh mục bản vẽ, bảng biểu và tài

liệu tham khảo, luận văn chia thành 3 chương
Chương 1: Tổng quan về tình hình sản xuất và cung cấp bê tơng trộn sẵn cho
các cơng trình xây dựng dân dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chương 2. Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học về công tác quản lý chất lượng bê
tơng trộn sẵn
Chương 3. Đề xuất hồn thiện quy trình quản lý chất lượng bê tơng trộn sẵn
tại các nhà máy bê tông trộn sẵn trên địa bàn tỉnh


4

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CUNG CẤP HỖN
HỢP BÊ TƠNG TRỘN SẴN CHO CÁC CƠNG TRÌNH
DÂN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
1.1

Khái niệm về hỗn hợp bê tông trộn sẵn, ưu nhược điểm và phạm vi áp
dụng
1.1.1 Khái niệm
Bê tông được định nghĩa là một loại vật liệu đá nhân tạo, tạo thành từ nhiều

thành phần vật liệu khác nhau [2], trong đó có thể phân biệt thành 2 thành phần cơ
bản là cốt liệu và chất kết dính. Tuỳ thuộc vào tính chất của từng thành phần vật
liệu cấu thành, tỉ lệ giữa chúng (được gọi chung là cấp phối) mà chúng ta có thể tạo
được vô số các bê tông khác nhau.
Trước đây, khi xây dựng những cơng trình có quy mơ nhỏ và vừa, cũng như
hệ thống máy móc thiết bị chưa phát triển, bê tông thường được chế tạo thủ công, sử
dụng các dụng cụ khá thô sơ để cân cũng như phối trộn vật liệu. Tuy nhiên, trong
xây dựng hiện đại, để đáp ứng về tiến độ, chất lượng, tính ổn định của bê tơng, quy
trình sản xuất cần phải được cơng nghiệp hố, do đó xuất hiện ngành cơng nghiệp

bê tơng trộn sẵn, hay cịn gọi là bê tơng thương phẩm.
Hỗn hợp bê tông trộn sẵn (bê tông), tiếng Anh gọi là “ready mixed concrete” là bê
tông ở trạng thái tươi, được trộn sẵn trong nhà máy theo một cấp phối được thiết kế,
tính tốn và thử nghiệm trước đó, theo một quy trình quản lý chất lượng tiêu chuẩn,
đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, sau đó được vận chuyển đến vị trí cần đổ
bê tơng. Tuỳ thuộc vào vị trí giữa trạm trộn và điểm đổ bê tông, hỗn hợp bê tông
trộn sẵn cũng là:
- Hỗn hợp bê tông do người sử dụng chế tạo nhưng không phải ở ngay tại nơi
thi công (hiện trường).
- Hỗn hợp bê tông được chế tạo tại công trường nhưng không phải do người sử
dụng thực hiện (TCVN 9340-2012).


5

Trong bê tơng cốt liệu đóng vai trị là bộ khung chịu lực. Chất kết dính và
nước bao bọc xung quanh hạt cốt liệu đóng vai trị là chất bơi trơn, đồng thời lấp
đầy khoảng trống giữa các hạt cốt liệu. Sau khi hóa cứng hồ chất kết dính gắn kết
các hạt cốt liệu thành một khối dạng đá gọi là bê tơng [2]. Chất kết dính có thể
là ximăng các loại, thạch cao và cũng có thể là chất kết dính hữu cơ (polyme).
Chỉ tiêu cường độ chịu nén của bê tông được sử dụng để đặc trưng cho bê
tông trong giai đoạn làm việc, gọi là mác (mark) bê tơng. Ngồi ra, cịn nhiều chỉ
tiêu khác như cường độ chịu kéo khi uốn, cường độ chịu cắt của bê tơng, tính
chắc đặc và nhiều chỉ tiêu khác. Trong giai đoạn đầu, nhiều chỉ tiêu khác được quan
tâm, nghiên cứu để phục vụ cho công tác thi công như độ sụt, độ nhớt, độ chảy x,
tính chất co ngót dẻo, co ngót khơ,…
Trong xây dựng hiện đại, các cơng trình lớn và phức tạp như nhà cao tầng, hố
móng lớn, đường hầm dài, các sàn rộng,… thì yêu cầu về chất lượng bê tông cũng
như công nghệ thi công cao hơn rất nhiều so với bê tông sử dụng cho các cơng trình
nhỏ. Có thể kể đến như, độ linh động cao hơn và thời gian ninh kết (giữ độ sụt) lớn

hơn, cường độ phát triển nhanh hơn, tốc độ co ngót giảm, khả năng kháng từ biến
cao. Để đáp ứng được các yêu cầu này, người ta đưa vào thành phần của chúng các
phụ gia hóa học khác nhau và các thành phần khống hoạt tính, nhằm đẩy nhanh
hoặc làm chậm lại sự đông kết của hỗn hợp bê tơng, tăng cường độ và độ bền đóng
rắn của bê tông, điều chỉnh biến dạng của bản thân bê tơng xảy ra khi đóng rắn,
cũng như khi cần thiết làm thay đổi các tính chất khác của bê tơng .
Công nghệ sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn bao gồm một loạt các công đoạn
hoặc các giai đoạn công nghệ như: xác định cấp phối bê tông (phụ thuộc vào vật
liệu sử dụng và các yêu cầu công nghệ, kết cấu), chuẩn bị vật liệu, định lượng
ximăng, nước, cốt liệu và các vật liệu khác cho mẻ trộn, trộn đều hỗn hợp cho đến
khi có được một hỗn hợp bê tông đạt yêu cầu như mong muốn.


6

1.1.2 Ưu, nhược điểm của hỗn hợp bê tông trộn sẵn
1.1.2.1 Ưu điểm
Hỗn hợp bê tông trộn sẵn do được sản xuất theo quy trình chuẩn và sử dụng
các trang thiết bị hiện đại, kiểm soát tự động hoặc bán tự động. Vì vậy sản phẩm
thành phẩm thường đảm bảo chất lượng tốt hơn so với cách thức trộn thủ cơng.
Người sử dụng do đó khơng cần phải đầu tư trang thiết bị phức tạp hoặc có nhiều
kiến thức về vật liệu vẫn có thể được sử dụng sản phẩm bê tơng đạt u cầu. Đối
với các cơng trình lớn, chỉ có bê tơng trộn sẵn mới có thể đáp ứng được yêu cầu về
tiến độ cũng như công nghệ để có thể tiếp cận được vị trí thi cơng.
1.1.2.2 Nhược điểm
Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên sử dụng bê tông trộn sẵn khiến cho người
sử dụng không biết rõ hoặc kiểm soát chi tiết chất lượng của thành phần vật liệu đầu
vào và do đó có thể gặp rủi ro về chất lượng thành phẩm. Đối với các cơng trình lớn
và phức tạp và xa vị trí trạm trộn, yếu tố giao thơng có thể ảnh hưởng rất lớn đến
cơng tác vận chuyển và do đó kéo dài thời gian cho phép của bê tông tươi. Nếu

không được kiểm sốt và xử lý tốt thì có thể ảnh hưởng đến chất lượng sau cùng.
Ngoài ra những vị trí khó tiếp cận bằng xe cơ giới thì bê tông thương phẩm không
thuận lợi cho việc sử dụng.
1.1.3

Phạm vi áp dụng

Cơng trình xây dựng hiện nay đã và đang sử dụng rất nhiều loại bê tông
khác nhau cũng như sẽ tiếp tục mở rộng, phát triển mạnh mẽ các chủng loại sản
phẩm mới.

Bê tông thương phẩm được và sẽ còn được sử dụng rộng rãi trong xây

dựng nhà ở từ quy mơ nhỏ và vừa đến cơng trình có quy mô lớn, công nghiệp, giao
thông, thủy lợi, thủy điện, xây dựng và khai thác dầu khí và các dạng xây dựng
khác.
Ngồi bê tơng truyền thống, các cơng nghệ bê tông mới đã và đang được
nghiên cứu, ứng dụng trong cuộc sống như: bê tông cường độ cao (HPC), bê tông
cường độ siêu cao (UHPC), bê tông cốt sợi, bê tông tự chữa lành (bê tông vi sinh),


7

bê tông chống thấm cao, bê tông chịu nhiệt, chống cháy,… càng phải được sản xuất
theo công nghệ trộn sẵn do yêu cầu rất cao về sự chuẩn xác của thành phần vật liệu
đầu vào cũng như công nghệ phối trộn.
1.2 Tình hình sản xuất bê tơng trộn sẵn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong
những năm gần đây
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp bê tông trộn sẵn tỉnh Quảng
Nam đã được đầu tư máy móc thiết bị dây chuyền, trạm trộn có cơng nghệ được

đánh giá là tiên tiến rất nhiều so với công nghệ trộn thủ công. Trước đây các
doanh nghiệp sản xuất bê tông trộn sẵn mới chỉ chú trọng đến trạm trộn. Tuy
nhiên, hiện nay do yêu cầu chất lượng, tiến độ, tính ổn định cũng như sự phát triển
của nhiều công nghệ mới, các đơn vị sản xuất đã đầu tư thêm nhiều thiết bị máy
móc, phần mềm tính tốn, quản lý, điều khiển một cách đồng bộ. Các trạm trộn bê
tông hầu hết có đội ngũ xe vận chuyển bê tơng đầy đủ chủng loại đảm bảo công
tác vận chuyển bê tông đến công trường thi công nhanh nhất đáp ứng được khối
lượng thi công. Thiết bị xe bơm bê tông hiện đại cũng được đầu tư. Trước đây chủ
yếu xe bơm có độ vươn cần ≤ 36m thì hiện nay nhiều doanh nghiệp đã trang bị xe
bơm bê tơng có cần dài đến 52m để đáp ứng nhu cầu thi công nhà cao tầng hoặc
các vị trí khó tiếp cận xe bơm đến sát chân cơng trình.
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, tỉnh Quảng Nam cũng là địa
phương đang trên đà phát triển. Sự phát triển đó đòi hỏi cơ sở hạ tầng cũng phải
phát triển

để kịp đáp ứng [3]. Những năm gần đây ngày càng nhiều cơng trình

trọng điểm được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội [4] như
dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp THACO Chu
Lai (451 ha), dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi
khí hậu thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chương trình phát triển phát triển nhà
ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2030 được duyệt (6.389.245 m2 sàn vào năm
2025). Trên địa bàn tỉnh nhiều công trình dân dụng, hạ tầng giao thơng có quy mơ
lớn như Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam (14000 m2 sàn), nâng cấp, cải tạo đường
ĐT.608, dự án Đường Quốc lộ 40B (đoạn từ đường vào tuyến cao tốc đến đường


8

tránh thị trấn Tiên Kỳ), lý trình từ Km14+200 - Km32+300), đường trục chính

từ KCN Tam Thăng đi cảng Kỳ Hà và sân bay Chu Lai đã và đang được xây
dựng địi hỏi một khối lượng lớn bê tơng trộn sẵn cung cấp hàng năm. Số lượng
cơ sở cung cấp hỗn hợp bê tông trộn sẵn hoạt động trên địa bàn tỉnh hiện nay
vào khoảng 08 cơ sở. Các đơn vị sản xuất lớn như Cơng ty Hồ Cầm Intimex,
Cơng ty Cổ phẩn Vinaconex 25 có thể cung cấp khối lượng bê tông lên đến 800 m 3/
ngày, hằng năm cung cấp ra thị trường Quảng Nam khoảng 40 000 m 3 đến 50 000
m3/ năm. Các đơn vị khác có quy mơ nhỏ hơn có thể cung cấp từ 200 m 3 đến 500m3/
ngày.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng và sắp tới yêu cầu sử
dụng hầu hết là bê tơng, như vậy địi hỏi sự phát triển kịp thời của thị trường cung
cấp bê tông cả về số lượng và chất lượng cung cấp, cần phải xây dựng thêm các
trạm cung cấp bê tông tại các khu đô thị đang xây dựng , đồng thời nâng cao công
nghệ sản xuất để đảm bảo chất lượng bê tơng cung cấp cho thị trường là hồn thiện
nhất về chất lượng

và giá thành.

1.3 Những yêu cầu của thị trường tiêu thụ đối với hỗn hợp bê tông trộn sẵn
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Nam thu hút được nhiều dự án đầu tư
lớn về công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Ttrong năm 2021 vốn đầu tư cho xây dựng
khoảng 5 nghìn tỷ đồng, các dự án xây dựng được thiết kế bao gồm nhà máy, nhà
xưởng, hạ tầng giao thông, trường học, nhà cao tầng có quy mơ lớn và u cầu kỹ
thuật cao, do đó cũng yêu cầu cao về chất lượng và số lượng hỗn hợp bê tông trộn
sẵn. Các yêu cầu cơ bản của thị trường bê tông tại địa bản tỉnh có thể kể đến như:
- Chất lượng đảm bảo yêu cầu thiết kế một cách ổn định, đồng đều với giá
thành hạ, thời gian cung cấp đáp ứng tiến độ thi công thường rất nhanh; đáp ứng
khả năng vận chuyển, bơm cao, bơm xa, ít co ngót;…
- rác thải theo đúng qui định nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung
quanh.



9

- Phát triển các sản phẩm mới phục vụ cho các dự án công nghiệp lớn, cầu
cảng, khu công nghiệp, khu chế xuất thường yêu cầu các loại bê tông có tính năng
cao.
- Thị trường sử dụng hỗn hợp bê tông trộn sẵn yêu cầu các doanh nghiệp
cung cấp bê tơng trộn sẵn có chất lượng ổn định đảm bảo chất lượng cũng như tiến
độ thi cơng cơng trình. Do vậy các trạm trộn bê tông trộn sẵn dần dần phát triển trở
thanh một doanh nghiệp sản xuất bê tông chun nghiệp có dây chuyền thiết bị
tiên tiến, khơng chỉ trong sản xuất mà cịn trong cơng tác vận chuyển, bơm
bê tơng ngồi hiện trường. Chất lượng bê tơng trộn sẵn yêu cầu phải đảm bảo ổn
định và đáng tin cậy, nâng cao chất lượng của dự án.
- Ngoài yêu cầu về chất lượng bê tông trộn sẵn việc bảo đảm an tồn lao
động và vệ sinh mơi trường cũng ngày càng được quan tâm. Hầu hết các trạm trộn
bê tơng trong q trình sản xuất bê tơng trộn sẵn gây rất nhiều tiếng ồn, bụi, tiếng
ồn, nước thải và ô nhiễm khác gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. cải thiện
công tác đô thị và môi trường sống. Do đó cùng với việc phát triển của ngành
cơng nghiệp vật liệu xây dựng nói chung và vật liệu bê tơng nói riêng, tỉnh Quảng
Nam cũng u cầu các doanh nghiệp sản xuất bê tơng trộn sẵn trong q trình sản
xuất phải giảm thiểu tiếng ồn, bụi và xử lý rác thải theo đúng qui định nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh.
1.4 Nhận xét chung về chất lượng và quản lý chất lượng hỗn hợp bê tông trộn
sẵn trong những năm gần đây
Sử dụng hỗn hợp bê tông trộn sẵn giúp cho việc thực hiện chuyên nghiệp hóa,
và xã hội hóa sản xuất bê tơng, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm ô nhiễm
môi trường, nâng cao chất lượng cơng trình và tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu...
Do vậy, bê tông trộn sẵn ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trên các công trường
xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và mang lại lợi ích lớn về kinh tế, xã hội.

Chất lượng của bê tông ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, để đáp ứng
nhu cầu của thị trường chất lượng bê tông ngày càng được nâng cao. Các đơn vị
cung cấp bê tông trộn sẵn ngày càng chú trọng đến việc quản lý chất lượng sản


10

phẩm của mình làm ra, trong quá trình sản xuất đã triển khai áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Các nhà cung cấp bê tông như Nhà máy bê
tông V i n a c o n e x 2 5 , Công ty Cổ phần Bê tơng Hịa Cầm – Intimex, Cơng ty
TNHH Việt Hàn Quảng Nam, Cơng ty Phú Hương … đã có những cải tiến về cơng
nghệ, quy trình quản lý chất lượng tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao,
giá thành phù hợp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Thực tế sản xuất xây dựng của nước ta hiện nay đòi hỏi phải đặc biệt quan tâm
đến hoạt động quản lý chất lượng trong lĩnh vực sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn
nhằm tăng cường chất lượng sản phẩm bê tông, đảm bảo chất lượng các cơng trình
cũng như hiệu quả lâu dài của dự án đầu tư. Cơng tác kiểm sốt chất lượng bê tơng
trộn sẵn trong cơng trình xây dựng ngày càng được trú trọng. Hiện nay trên địa bàn
tỉnh đã có rất nhiều các phịng thí nghiệm chun ngành xây dựng được cơng nhận,
các phịng thí nghiệm đó tham gia vào việc kiểm tra chất lượng bê tơng tại các cơng
trình xây dựng, giúp cho việc kiểm sốt chất lượng bê tơng cũng như chất lượng
cơng trình ngày càng được tốt hơn. Nhà nước đã ban hành các TCVN về công tác
quản lý chất lượng bê tông trộn sẵn.
Trong những năm qua đã có một số đề tài nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn
về công tác quản lý chất lượng bê tông đã được thực hiện và đưa vào áp dụng, song
việc nghiên cứu chất lượng bê tông cần được tăng cường hơn nữa, đòi hỏi sự tham
gia của các viện và các trường đại học thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản. Phải thường
xuyên xem xét sửa đổi, bổ sung, xây dựng và ban hành mới các tiêu chuẩn, qui
trình, qui phạm… kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất; đồng thời đẩy mạnh công tác
kiểm định chất lượng các sản phẩm bê tông trên thị trường.



11

Kết luận chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tham khảo và tổng kết thực tiễn, Chương
1 của luận văn đã trình bày một cách cơ đọng về khái niệm bê tông trộn sẵn cũng
như các thông số đánh giá chất lượng bê tông; đồng thời khái quát được tổng quan
về tình hình sử dụng, sản xuất, cung cấp hỗn hợp bê tông trộn sẵn trên địa tỉnh
Quảng Nam trong thời gian gần đây, cũng như đánh giá về nhu cầu, yêu cầu của sản
phẩm này trong thời gian tới. Các phân tích và đánh giá sơ bộ về công tác quản lý
chất lượng bê tông trên địa bàn tỉnh cho thấy còn một số các vấn đề chưa thực sự
đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn cũng như yêu cầu kỹ thuật. Các nội dung cụ thể này
sẽ được tiến hành phân tích và đánh giá trên cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của
công tác quản lý chất lượng hỗn hợp bê tông trộn sẵn.


12

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG TRỘN SẴN
2.1 Quy trình chung của cơng tác bê tơng cơng trình xây dựng
Các quy trình quy định về cơng tác quản lý chất lượng bê tông được quy định
và hướng dẫn trong nhiều tài liệu cho các bộ phận chuyên môn khác nhau. Về tổng
thể, quy trình quản lý chất lượng cho kết cấu bê tơng diễn ra theo các bước như
trình bày dưới đây.
2.1.1 Giai đoạn thiết kế

Trong giai đoạn này, chỉ cần xác định đúng được các yêu cầu về bê tông để
tiến hành thiết kế.
2.1.2 Giai đoạn thi công
2.1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch
Giai đoạn lập kế hoạch thi công cần làm rõ chi tiết các nội dung sau :
- Thiết kế cấp phối : lựa chọn vật liệu, tỉ lệ, phương pháp trộn.
- Mặt bằng thi công : lập kế hoạch mặt bằng thi cơng, vị trí mối nối thi cơng,
bố trí thiết bị máy móc, tính tốn hệ ván khuôn, cột chống.
2.1.2.2 Giai đoạn thi công bê tông
a) Chuẩn bị sản xuất bê tông : cần chuẩn bị kho bãi tập kết vật liệu, sản xuất
bê tông, công tác vận chuyển và bơm bê tông.
b) Đổ bê tơng :
- Lấy mẫu và kiểm tra để kiểm sốt chất lượng bê tông, bao gồm kiểm tra
nhiệt độ của bê tông, kiểm tra mẫu (độ bền), đánh giá cường độ.
- Kiểm sốt, kiểm tra cơng tác thực hiện : vận chuyển, bơm ; phương pháp và
công tác dưỡng hộ.
c) Giai đoạn sau khi bê tơng đã đóng rắn : phương án tháo dỡ ván khuôn.



×