Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Đề tài Ảnh hưởng của chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 85 trang )

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Điền............23
Bảng 4.2. Dân số theo đơn vị hành chính tại huyện Quảng Điền.......................30
Bảng 4.3. Diện tích, cơ cấu đất đai theo đơn vị hành chính tại huyện Quảng
Điền.....................................................................................................................35
Bảng 4.4. Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp huyện Quảng Điền năm
2022.....................................................................................................................36
Bảng 4.5. Diện tích, cơ cấu các loại đất phi nơng nghiệp huyện Quảng Điền năm
2022.....................................................................................................................37
Bảng 4.6. Diện tích, cơ cấu đất chưa sử dụng huyện Quảng Điền năm 2022.....40
Bảng 4.7. Biến động đất đai tại huyện Quảng Điền giai đoạn 2020 – 2022.......41
Bảng 4.8. Tình hình chuyển đổi đất nơng nghiệp sang phi nông nghiệp giai đoạn
2020 – 2022.........................................................................................................45
Bảng 4.9. Thơng tin cơ bản của các nhóm hộ điều tra........................................48
Bảng 4.10. Diện tích đất nơng nghiệp của các nhóm hộ trước và sau khi thu hồi.
.............................................................................................................................50
Bảng 4.11. Diện tích đất nơng nghiệp bình qn trên số lao động của các nhóm
hộ trước và sau khi thu hồi đất............................................................................51
Bảng 4.12. Bình quân tiền bồi thường, hỗ trợ trên mỗi hộ dân theo các nhóm hộ.
.............................................................................................................................52
Bảng 4. 13. Thống kê mức độ hài lòng của người dân khi được bồi thường, hỗ
trợ.........................................................................................................................53
Bảng 4.14. Tình hình thu nhập so với trước khi thu hồi đất nơng nghiệp...........53
Bảng 4.15. Tình hình sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ để xây dựng, sửa chữa nhà
cửa và mua sắm vật dụng của các nhóm hộ........................................................57


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID (2001).......................................7
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu đất đai tại huyện Quảng Điền năm 2022.


35

Biểu đồ 4.2. Diện tích các loại đất phi nơng nghiệp tại huyện Quảng Điền năm
2022.....................................................................................................................39
Biểu đồ 4.3. Biến động diện tích đất tại huyện Quảng Điền năm 2020 -2022....42
Biểu đồ 4.4. Biến động quỹ đất nông nghiệp tại huyện Quảng Điền giai đoạn
2020 – 2022.........................................................................................................43
Biểu đồ 4.5. Biến động quỹ đất phi nông nghiệp huyện Quảng Điền giai đoạn
2020 – 2022.........................................................................................................43
Biểu đồ 4.6. Biến động quỹ đất chưa sử dụng tại huyện Quảng Điền giai đoạn
2020 – 2022.........................................................................................................45
Biểu đồ 4.7. Diện tích đất nơng nghiệp của các nhóm hộ trước và sau khi thu
hồi........................................................................................................................50
Biểu đồ 4.8. Sự thay đổi thu nhập so với trước khi thu hồi đất nông nghiệp......54
Biểu đồ 4.9. Thực trạng việc sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của người dân......56
Biểu đồ 4.10. Thực trạng việc sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của người dân....58
Biểu đồ 4.11. Thay đổi tỷ lệ lao động trước và sau khi thu hồi của các nhóm hộ.
.............................................................................................................................58


BẢNG CHÚ GIẢI CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Các từ viết tắt

Chú giải

1

CHXHCN


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

2

DFID

Department for International Development
– Bộ Phát triển Quốc tế

3

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

4

UBND

Ủy ban nhân dân

5

HĐND

Hội đồng nhân dân

6


GPMB

Giải phóng mặt bằng

7

HTX

Hợp tác xã

8

QL

Quốc lộ

9

TL

Tỉnh lộ

10

NN

Nông nghiệp

11


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

12

CN

Công nghiệp

13

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

14

KH

Kế hoạch

15

Ước TH

Ước thực hiện


MỤC LỤC

PHẦN 1.MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài.......................................................................2
1.2.1 Mục đích của đề tài.......................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài.........................................................................................2
PHẦN 2.TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................3
2.1 Cơ sở lý luận....................................................................................................3
2.1.1 Vấn đề về đất đai..........................................................................................3
2.1.2 Vai trò của đất đai đối với phát triển kinh tế xã hội.....................................3
2.1.3 Khung sinh kế bền vững...............................................................................6
2.2 Cơ sở thực tiễn.................................................................................................9
2.2.1 Thực trạng và kinh nghiệm thu hồi đất của một số nước trên thế giới.........9
2.2.2 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam........................................13
2.2.3 Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp tại Việt Nam.............................................................................................14
PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU....................................................................................................16
3.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................16
3.2 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................16
3.3 Nội dung nghiên cứu.....................................................................................16
3.4 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................16
3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp.............................16
3.4.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu tài liệu sơ cấp................................17
3.4.3 Phương pháp so sánh..................................................................................17
3.4.4 Phương pháp tham vấn người có kinh nghiệm...........................................17
PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................18
4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất của
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế...........................................................18



4.1.1 Điều kiện tự nhiên......................................................................................18
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................................23
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................................................31
4.2 Thực trạng q trình chuyển đổi đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp
giai đoạn 2020 - 2022..........................................................................................33
4.2.1 Một số chủ trương chính sách về việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất
phi nông nghiệp của vùng nghiên cứu.................................................................33
4.2.2 Q trình chuyển dổi đất nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp....................34
4.3. Ảnh hưởng của chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi
nông nghiệp đến các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp.....................................47
4.3.1 Khái quát các hộ điều tra............................................................................47
4.3.2 Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra................................................47
4.3.3 Ảnh hưởng của chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi
nông nghiệp đến các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp.....................................49
4.4 Đề xuất giải pháp cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
sang phi nông nghiệp trên địa bàn nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả...............59
4.4.1 Trong công tác quản lý đất đai...................................................................59
4.4.2 Về cơ chế chính sách phát triển kinh tế......................................................60
4.4.3 Về cơ chế, chính sách xã hội......................................................................60
4.4.4 Giải pháp giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững..................................61
4.4.5 Giải pháp về môi trường.............................................................................62
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................63
5.1Kết luận..........................................................................................................63
5.2 Kiến nghị.......................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................65


PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc sử dụng đất đai liên quan chặt chẽ tới mọi hoạt động của từng ngành
và từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống của từng người
dân cũng như vận mệnh của cả quốc gia.. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta
luôn coi đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: "Nhà nước thống nhất quản lý đất
đai theo quy định và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả"
(Chương II, Điều 18). Luật Đất đai 2013 quy định rõ việc giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Q trình đơ thị hóa tất yếu phải gắn với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để
hình thành các cơ sở, các khu cơng nghiệp, khu thương mại, dịch vụ và khu dân
cư mới. Trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đưa đất đai
thực sự trở thành nguồn vốn, nguồn thu hút cho các đầu tư phát triển thì chuyển
mục đích sử dụng đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị tập
trung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, xây dựng cơ cấu đất đai hợp lý là
con đường hết sức cần thiết và duy nhất.Việc tích tụ và chuyển đổi trên diện
rộng, với quy mơ lớn mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang đất ở, du lịch, dịch
vụ và các mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là quy luật phát triển
tất yếu. Q trình đơ thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh, thành phố
nhất là các tỉnh có vị trí địa lý và địa hình thuận lợi để phát triển công nghiệp đã
làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế và văn hóa của người dân, làm biến
đổi cả về chiều sâu của xã hội nông thôn truyền thống.
Quảng Điền là một huyện vùng trũng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nằm phía
Bắc của lưu vực sơng Bồ và phía Tây của phá Tam Giang. Trong những năm
qua, cùng với sự đổi mới của đất nước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
đã và đang chịu ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa, huyện Quảng Điền đầu tư
xây dựng các hệ thống giao thông, các cơng trình hạ tầng, trụ sở làm việc của
các cơ quan ban ngành. Khuyến khích các xã xây dựng mơ hình nơng thơn mới
thơng minh. Lập hồ sơ đề nghị công nhận xã Quảng Phú đạt xã nông thôn mới

nâng cao; xây dựng hồn thành và đề nghị cơng nhận xã nông thôn mới nâng
cao đối với 02 xã Quảng Thọ, Quảng Cơng. Các xã cịn lại phấn đấu mỗi xã đạt
thêm từ 01-02 tiêu chí xã nơng thơn mới nâng cao. Nâng cao chất lượng của
1


thôn Nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu. Đồng thời với q trình đơ thị hóa
thì những biến động đất đai trong tiến trình phát triển cũng là một vấn đề quan
trọng liên quan đến việc sử dụng đất hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân ảnh
hưởng đến đất nơng nghiệp có khuynh hướng giảm mạnh, điều này ảnh hưởng
đến sinh kế của người dân.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của lãnh đạo Khoa Tài
nguyên đất và Môi trường nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Tiến sĩ Trần Trọng Tấn, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Ảnh hưởng của chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế tại huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế"
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
Phân tích, đánh giá việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
sang đất phi nông nghiệp tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sự ảnh hưởng của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang
phi nông nghiệp đến việc sử dụng đất và các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp
tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và
chuyển đổi đất phù hợp với điều kiện của địa phương tại huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
Những số liệu, tài liệu thu thập, thừa kế, thống kê được phải trung thực,
chính xác, khách quan và có tính pháp lý cao.

Nắm rõ các thông tin chi tiết quá trình đơ thị hóa trên địa bàn nghiên cứu
cũng như các kiến thức chuyên môn liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu đã đề ra phải được sử dụng trong việc nghiên
cứu đề tài.
Những đề xuất giải pháp, kiến nghị phải dựa trên tình hình thực tiễn của địa
bàn nghiên cứu, có tính khả thi cao và phù hợp với xu hướng của thời đại.


PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Vấn đề về đất đai
Trong nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều
kiện vật chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Đất đai là khởi điểm tiếp
xúc và sử dụng tự nhiên ngay sau khi nhân loại xuất hiện. Trong quá trình phát
triển của xã hội lồi người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh
vật chất và văn minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học
đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai [5].
Luật đất đai hiện hành đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng tình
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” [8].
Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai như sau:
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề
mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng
với nước ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đồn động thực vật, trạng
thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và
hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thốt nước, đường sá,
nhà

cửa...)”
(Hội nghị quốc tế về Mơi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993).
Như vậy, đất đai là một khoảng khơng gian có thời hạn theo chiều thẳng
đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật,
nước mặt, nước ngầm và tài ngun khống sản trong lịng đất) theo chiều
ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng
nhiều thành phần khác) giữ vai trị quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội lồi người [5].
2.1.2 Vai trị của đất đai đối với phát triển kinh tế xã hội
2.1.2.1 Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời
sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng, lòng đất, rừng và mặt nước
3


chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự
nhiên của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Các Mác cho rằng: “Đất là một phịng
thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để
định cư, là nền tảng của tập thể”. Khi nói về vai trị và ý nghĩa của đất đai đối
với nền sản xuất xã hội, Mác đã khẳng định: "Lao động không phải là nguồn
duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ" - như William Petti đã nói "Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ". Đất đai là điều kiện
chung nhất của lao động, là đối tượng của lao động. Khi tham gia vào quá trình
lao động, kết hợp với lao động sống và lao động quá khứ (lao động vật hóa), đất
đai trở thành một tư liệu sản xuất. Để thấy rõ điều này, cần xem xét lại quá trình
lao động [5].
Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời
sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng, lịng đất, rừng và mặt nước
chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự
nhiên của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Các Mác cho rằng: “Đất là một phịng
thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để

định cư, là nền tảng của tập thể”. Khi nói về vai trò và ý nghĩa của đất đai đối
với nền sản xuất xã hội, Mác đã khẳng định: "Lao động không phải là nguồn
duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ" - như William Petti đã nói "Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ". Đất đai là điều kiện
chung nhất của lao động, là đối tượng của lao động. Khi tham gia vào quá trình
lao động, kết hợp với lao động sống và lao động quá khứ (lao động vật hóa), đất
đai trở thành một tư liệu sản xuất. Để thấy rõ điều này, cần xem xét lại quá trình
lao động. Trong bất kỳ chế độ xã hội nào, một q trình lao động cũng cần có ba
yếu tố sau:
- Đặc điểm tạo thành: đất đai là một vật thể tự nhiên mang tính lịch sử. Đất
đai là một sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện và tồn tại ngồi ý chí và sự nhận
thức của con người. Song song với q trình hình thành lồi người, đất đai vẫn
tuân thủ các quy luật mà con người khơng thể can thiệp được. Ví dụ: q trình
liên tục phong hóa đá, q trình phong hóa lý học, va đập các viên đá với nhau
[5].
- Đất đai gắn liền với con người ngay từ buổi đầu sơ khai do quá trình con
người sử dụng sức lao động của mình tác động vào đất đai nhằm thu lại sản
phẩm. Và chính trong q trình tác động này con người đã chuyển tải vào đất
đai giá trị sức lao động của mình và làm cho đất đai tham gia vào các mối quan
hệ xã hội. Do vậy, lúc này từ một vật thể tự nhiên đất đai đã chuyển dần sang


thành vật thể lịch sử. Tính tự nhiên và tính lịch sử của đất đai luôn luôn tồn tại
bên nhau vì đất đai ln là một sản phẩm của tự nhiên nhưng lại luôn được tái
tạo bởi sức lao động và tham gia vào các mối quan hệ xã hội [5].
- Đất đai có độ phì nhiêu: độ phì nhiêu là tính chất quan trọng nhất khiến
cho đất đai khác hẳn với các tư liệu sản xuất khác. Độ phì là khả năng của đất
đai có thể cung cấp cho cây trồng thức ăn, nước và những điều kiện khác cần
thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng [5].
- Đất đai có khả năng tăng tính sản xuất: trong quá trình sản xuất, mọi tư
liệu sản xuất khác đều bị hao mòn, hư hỏng và dần dần bị đào thải để thay thế

vào đó là một tư liệu sản xuất khác tốt hơn, hiện đại hơn và phù hợp hơn. Riêng
đất đai, nếu xét về mặt không gian (diện tích) thì đất đai là tư liệu vĩnh cửu,
không chịu sự phá hủy của thời gian. Hơn nữa, nếu sử dụng đúng và hợp lý, độ
phì nhiêu của đất đai khơng những bị mất đi mà cịn được nâng cao, cải thiện, do
đó, đất đai sẽ tốt lên về chất lượng. Việc sử dụng đất đai hợp lý là rất quan
trọng, nếu như trong quá trình sử dụng không chú ý đến việc bảo vệ và cải
tạo đất, không chú ý giữ cho các yếu tố sinh thái trong trạng thái cân bằng
động, vi phạm các quy luật sinh thái kinh tế, có thể làm cho đặc tính sản
xuất của đất bị thối hố. Đặc tính này cung cấp căn cứ khách quan tất yếu
cho việc xây dựng phương thức sử dụng hợp lý đất đai [5].
2.1.2.2 Đất đai có vai trị đối với các ngành sản xuất
Vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau, cụ thể:
- Đối với các ngành phi nông nghiệp
Đối với các ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trị thụ động với
chức năng là cơ sở khơng gian và vị trí để hồn thiện q trình lao động, là
kho tàng dự trữ trong lòng đất. Đối với các ngành này, quá trình sản
xuất và sản phẩm được tạo ra khơng phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì
nhiêu của đất cũng như chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự
nhiên sẵn có trong đất.
- Đối với các ngành nông - lâm nghiệp
Trong các ngành nông - lâm nghiệp, đất đai có vai trị vơ cùng quan
trọng. Đất đai không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết
cho sự tồn tại mà còn là yếu tố tích cực của các q trình sản xuất. Điều này
thể hiện ở chỗ, đất luôn phải chịu sự tác động như cày, bừa, làm đất nhưng
5


cũng đồng thời là công cụ sử dụng để trồng trọt và chăn ni. Do đó, đất đai
vừa là đối tượng lao động nhưng cũng lại là công cụ hay phương tiện lao
động.

Trong các ngành nông - lâm nghiệp, đất đai có vai trị vơ cùng quan
trọng. Đất đai khơng chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết
cho sự tồn tại mà còn là yếu tố tích cực của các q trình sản xuất. Điều này
thể hiện ở chỗ, đất luôn phải chịu sự tác động như cày, bừa, làm đất nhưng
cũng đồng thời là công cụ sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi. Do đó, đất đai
vừa là đối tượng lao động nhưng cũng lại là công cụ hay phương tiện lao
động [5].
2.1.3 Khung sinh kế bền vững
2.1.3.1 Khái niệm về sinh kế
Theo DFID sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: khả năng, nguồn lực (gồm
các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết làm phương tiện
sống của con người [3].
Có quan niệm cho rằng sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống,
kiếm miếng ăn và nơi ở. Mà nó cịn đề cập đến vấn đề tiếp cận các quyền sở
hữu, thông tin, kĩ năng, các mối quan hệ.
Sinh kế cũng được xem như là “sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà
con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thị
nhằm để sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” [9]. Về
cơ bản các hoạt động sinh kể là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa
vào năng lực và khả năng của họ và đồng thời chịu tác động của các thể chế chính
sách và các mối quan hệ xã hội của mỗi cá nhân và hộ gia đình tự thiết lập trong
cộng đồng.
2.1.3.2 Khái niệm sinh kế bền vững
Một sinh kế được cho là bền vững khi nó giải quyết được những căng
thẳng và đột biến. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở
cả hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài
nguyên thiên nhiên [3].
- Tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế Các nghiên cứu của
Scoones (1998) và DFID (2001) đều thống nhất đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá
tính bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: Kinh tế, xã hội, môi trường và thể

chế [3].


+ Bền vững về kinh tế: Được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu
nhập.
+ Bền vững về xã hội: Được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: tạo
thêm việc làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện phúc lợi.
+ Bền vững về môi trường: Được đánh giá thông qua việc sử dụng bền
vững hơn các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, rừng, tài nguyên thủy sản...), không
gây hủy hoại môi trường (như ơ nhiễm mơi trường, suy thối mơi trường) và có
khả năng thích ứng trước những tổn thương và cú sốc từ bên ngoài.
+ Bền vững về thể chế: Dược đánh giá thơng qua một số tiêu chí như: hệ
thống pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, quy trình hoạch định chính
sách có sự tham gia của người dân, các cơ quan, tổ chức ở khu vực cơng và khu
vực từ hoạt động có hiệu quả; từ đó tạo ra một mơi trường thuận lợi về thể chế
và chính sách để giúp các sinh kế được cải thiện một cách liên tục theo thời
gian.
2.1.3.3 Khung sinh kế bền vững của DFID
Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra
khung sinh kế bền vững để xác định và thiết kế các hoạt động hỗ trợ của mình.
Theo khung này, các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống (chiến lược
sinh kế) dựa vào những nguồn lực sinh kế sẵn có (5 loại nguồn lực) trong một
bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. Những nhân tố này cũng
chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như bão lụt và các tác động mang tính
thời vụ. Sự lựa chọn về chiến lược sinh kế của các hộ gia đình trên những nguồn
lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa các nhóm yếu tố này [3].

7



Biểu đồ 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID (2001).
Nguồn: MARD, 2008 [3].
2.1.4 Q trình chuyển đổi đất nơng nghiệp sang phi nông nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, đất đai được xác định thuộc sở hữu toàn dân, do nhà
nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao quyền sử dụng cho các tổ chức, cơ
quan, đơn vị, cá nhân theo định hướng chung về phát triển kinh tế xã hội.
Từ năm 1954 đến 1980, sản xuất nơng nghiệp theo quy mơ tập thể. Mơ
hình này ban đầu có những biểu hiện tích cực nhưng về sau còn bộc lộ nhiều hạn
trong sản xuất. Để khắc phục tình trạng này Ban Bí thư đã ban hành chỉ thị
khốn 100, giao đất cho nơng dân tự sản xuất trong vài năm. Chủ trương này có
những bước tiến tích cực song thời gian giao đất còn ngắn nên cản trở việc thâm
canh ruộng đất. Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị (tháng 4/1988) đã chủ trương
trao quyền tự chủ kinh doanh trong thời gian dài cho nông dân. luật đất đai 1988
ra đời và được sửa đổi, bổ sung qua các năm 1993, 1998, 2001, luật đất đai 2003
và luật đất đai 2013 ra đời đã tạo ra cơ sở pháp lý trong việc sử dụng đất đai.
Phát triển nông nghiệp, công nghiệp và nhà ở là ba lĩnh vực vơ cùng quan
trọng trong q trình phát triển của đất nước, chúng có mối quan hệ hữu cơ, gắn
bó mật thiết với nhau. Q trình chuyển dịch đất nơng nghiệp sang đất phi nơng
nghiệp (trong đó chú trọng đến đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và đất
ở) là tất yếu đối với bất kì quốc gia nào có diện tích đất nơng nghiệp chiếm tỷ
lớn trong tổng diện tích tự nhiên khi thực hiện các chính sách của q trình cơng


nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 năm, từ
năm 2001 đến năm 2007, diện tích đất nơng nghiệp cả nước giảm 500 nghìn ha,
riêng năm 2007 mất 120 nghìn ha, trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm
tại các vùng đồng bằng, ven các đô thị do xây dựng công nghiệp và đô thị. Đất
trồng lúa năm 2000 có 4,47 triệu ha, nhưng đến năm 2006 chỉ cịn 4,13 triệu ha,
giảm 316 nghìn ha, trung bình mỗi năm giảm 50 nghìn ha (Nguyễn Minh Hồi,

2008). Tuy đất nông nghiệp là nguồn vốn tài nguyên tạo sinh kế chính của người
dân bị thu hồi nhưng đại đa số lao động nơng nghiệp vẫn bám víu vào diện tích
đất ít ỏi cịn lại do khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới và với trình độ tay
nghề để chuyển đổi cơng việc khơng dễ dàng.Tính đến 31-12- 2006, ở 14 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương bị thu hồi đất nhiều nhất đã giải quyết được
việc làm cho 22,3 vạn lao động, bằng khoảng 28% tổng số lao động mất việc
làm (Hà Nội: 25.000 người, Hà Tây (cũ): 21.756 người, Hà Tĩnh: 29.068 người,
Quảng Nam: 21.517, Đồng Nai: 69.670 người). Thực tế chỉ có 6% số lao động
bị thu hồi đất chuyển sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, 9%
chuyển sang làm dịch vụ..., cịn tới 60% vẫn tiếp tục làm nông nghiệp (Bùi Ngọc
Thanh, 2009).
Một trong những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế - xã hội hiện nay là
không ngừng nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế với nền kinh tế
hiện đại, mặt khác nâng cao đời sống cho nhân dân, trong đó đặc biệt chú trọng
đến nông dân, nâng cao thu nhập và nơi ở ổn định. Đặc biệt, tạo việc làm cho
khu vực nông thôn từ nơng nghiệp cịn nhiều vấn đề khó khăn và cịn nhiều hạn
chế, do đó việc làm từ lĩnh vực nơng nghiệp trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa
sống cịn đối với nơng dân, đất nơng nghiệp vẫn là tư liệu sản xuất hàng đầu của
người dẫn trong những thập kỷ tới. Trong q trình phát triển cần có chính sách
phù hợp nhằm tạo ra sự hài hịa cho các nhu cầu sử dụng đất nhất là việc chuyển
đất nơng nghiệp cho các mục đích phi nơng nghiệp.
Hiện nay các địa phương trong nước đang tiến hành đô thị hóa một cách
mạnh mẽ dẫn đến một số tác động đến q trình chuyển dịch đất nơng nghiệp
sang phi nơng nghiệp. Từ những vấn đề trên nhận thấy cần có sự nghiên cứu cụ
thể trên một địa bàn về ảnh hưởng của đơ thị hóa đến q trình chuyển dịch đất
nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp, để thơng qua đó biết được những tác động
tích cực, tiêu cực và có hướng giải quyết phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất của địa phương và tránh được những hệ lụy do quá trình này mang lại
[6].
9



2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực trạng và kinh nghiệm thu hồi đất của một số nước trên thế giới
Phát triển cơng nghiệp và đơ thị là một tiến trình tất yếu diễn ra ở các quốc
gia trên toàn thế giới. Để đáp ứng nhu cầu về đất đai cho quá trình này, các quốc
gia trên thế giới đã thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang sử dụng vào mục
đích khác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế xã
hội, chính sách và chiến lược phát triển nên nhiều nước trên thế giới đã có cách
thực hiện khác nhau để đảm bảo mối quan hệ giữa sử dụng hiệu quả đất đai và
phát triển kinh tế xã hội bền vững. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
a. Trung Quốc
Với hình thức sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể về đất đai, Trung Quốc hạn
chế tối đa việc thu hồi đất cũng như số người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi. Tuy
nhiên, để đảm bảo quá trình phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn từ năm
2000 đến tháng 6 năm 2005, Trung Quốc đã thu hồi 7,3 triệu ha đất canh tác.
Việc thu hồi này nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho nhiều mục đích khác
nhau trong đó một phần lớn diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi để phục vụ
cho lợi ích cơng gồm: đất phục vụ cho quân sự, quốc phòng; các cơ quan nhà
nước và các cơ quan nghiên cứu sự nghiệp; cơng trình giao thơng, năng
lượng; kết cấu hạ tầng cơng cộng; cơng trình cơng ích và phúc lợi xã hội, cơng
trình trọng điểm quốc gia, bảo vệ mơi trường sinh thái và phục vụ cho các lợi
ích cơng cộng khác theo quy định của pháp luật... Việc thu hồi này đã làm cho
nhiều nông dân ở Trung Quốc bị mất đất sản xuất. Theo dự báo đến năm
2030 số lượng nông dân mất đất của Trung Quốc sẽ lên tới 110 triệu người và
có khoảng trên 50 đến 80 triệu người rơi vào hoàn cảnh mất đất và thất nghiệp.
Đây là nguy cơ tiềm ẩn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định xã hội của Trung
Quốc. Để giải quyết những vấn đề tồn tại trong thu hồi đất nơng nghiệp, Chính
phủ Trung Quốc đã đưa ra các giải pháp gồm: cải cách chế độ sở hữu ruộng
đất nơng thơn, làm rõ nội hàm của “lợi ích cơng cộng”, khắc phục tình trạng

bất cập về giá đất, bảo đảm cuộc sống lâu dài cho người nông dân, giải quyết
kịp thời việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất [4].
b. Thái Lan
Cũng giống như ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á, q trình đơ thị
hố ở Thái Lan cũng diễn ra nhanh chóng. Ở quốc gia này, mọi giao dịch về đất
đai đều do cơ chế thị trường điều tiết. Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ
quản lý, việc đền bù được tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến người dân


sau đó tiến hành định giá đền bù. Giá đền bù ở Thái Lan phụ thuộc vào từng khu
vực, từng dự án. Nếu một dự án mang tính chiến lược quốc gia thì Nhà nước đền
bù với giá rất cao so với giá thị trường. Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của
dân, nhà nước hoặc cá nhân đầu tư đều đền bù với mức cao hơn giá thị trường
[4].
c. Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc mặc dù đất đai là sở hữu tư nhân nhưng trong nhiều trường
hợp Nhà nước có quyền thu hồi đất của người dân. Các trường hợp đó là thu hồi
đất để phục vụ mục đích quốc phòng - an ninh; dự án đường sắt, đường bộ, sân
bay, đập nước thủy điện, thủy lợi; dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, nhà
máy điện, viện nghiên cứu; dự án xây dựng trường học, thư viện, bảo tàng; dự
án xây dựng nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu đô thị mới, khu nhà ở để
cho thuê hoặc chuyển nhượng.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, trước tình trạng di dân ồ ạt từ các vùng
nông thôn vào đô thị, thủ đô Xơ-un đã phải đối mặt với tình trạng thiếu đất định
cư trầm trọng trong thành phố. Để giải quyết nhà ở cho dân nhập cư, chính
quyền thành phố phải tiến hành thu hồi đất của nông dân vùng phụ cận. Việc bồi
thường được thực hiện thơng qua các cơng cụ chính sách như hỗ trợ tài chính,
cho quyền mua căn hộ do thành phố quản lý và chính sách tái định cư. Việc bồi
thường được thực hiện theo phương thức tham vấn và cưỡng chế. Phương thức
tham vấn được thực hiện thông qua việc các cơ quan công quyền thỏa thuận với

người bị thu hồi đất về phương án, cách thức bồi thường. Trong trường hợp
tham vấn bị thất bại, Nhà nước sẽ sử dụng phương thức cưỡng chế. Theo thống
kê của Cục Chính sách đất đai Hàn Quốc, ở Hàn Quốc có 85% tổng số các
trường hợp Nhà nước thu hồi đất thực hiện theo phương thức tham vấn và chỉ có
15% các trường hợp thu hồi đất phải sử dụng phương thức cưỡng chế [4].
d. Singapore
Việc thu hồi đất ở Singapore được thực hiện để sử dụng vào mục đích công
cộng như phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng cơng trình phúc lợi xã hội, chỉnh
trang đơ thị... Nhà nước đứng ra thu hồi đất rồi giao hoặc cho các công ty, nhà
đầu tư thuê đất. Công tác thu hồi đất phải được sự cho phép bởi Chính phủ và
các thành viên trong Nội các Chính phủ sau khi đã thảo luận và tham khảo ý
kiến cộng đồng.
Mức bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất được xác định căn cứ vào giá trị
thực tế của bất động sản của chủ sở hữu; các chi phí tháo dỡ, di chuyển chỗ ở
11


hợp lý; chi phí mua nguyên vật liệu xây dựng nhà ở mới… Trường hợp
người bị thu hồi đất không tán thành với phương án bồi thường thiệt hại do
Nhà nước xác định, họ có quyền thuê một tổ chức định giá tư nhân để tiến
hành định giá lại các chi phí thiệt hại. Nhà nước trả tiền cho cơng tác định lại giá
này.
Việc xác định giá bồi thường được Singapore thực hiện căn cứ vào giá trị
bất động sản do người bị thu hồi đất đầu tư chứ không căn cứ vào giá trị thực tế
của bất động sản. Phần giá trị tăng thêm do sự đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhà
nước được bóc tách khỏi giá trị bồi thường của bất động sản. Điều này có
nghĩa là Nhà nước không bồi thường theo giá bất động sản hiện tại mà bồi
thường theo giá thấp hơn do trừ đi phần giá trị bất động sản tăng thêm từ sự đầu
tư cơ sở hạ tầng của Nhà nước [4].
e. Pháp

Đối với các trường hợp sử dụng đất vào mục đích chung như quốc phịng,
an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng... thì Nhà nước thực hiện quyền ưu
tiên mua đất của chủ sở hữu tư nhân trên cơ sở đàm phán thỏa thuận về giá.
Trường hợp thỏa thuận không đạt hoặc chủ sở hữu tư nhân khơng muốn bán đất
thì Nhà nước được quyền trưng thu đất đai có bồi thường cho chủ sở hữu. Thủ
tục trưng thu đất đai của Pháp gồm hai giai đoạn bao gồm giai đoạn hành chính
(thực hiện các cơng việc chuẩn bị thu hồi) và giai đoạn tư pháp (liên quan đến
chuyển quyền sở hữu). Đầu tiên, bên có nhu cầu thực hiện dự án nộp hồ sơ cho
tỉnh trưởng. Tỉnh trưởng bổ nhiệm điều tra viên hoặc một hội đồng điều tra để
tiến hành điều tra sơ bộ và chỉ rõ đối tượng, thời hạn điều tra đồng thời thơng
báo trên báo chí cách thức để cơng chúng tìm hiểu, nêu ý kiến về hồ sơ dự án.
Trên cơ sở kết quả điều tra được trình lên, tỉnh trưởng sẽ thơng báo cho chủ
dự án, tịa án hành chính và cũng gửi cho tất cả các xã, phường liên quan. Sau
khi có lệnh của tịa án, các chủ sở hữu không được chuyển nhượng, thế chấp tài
sản. Chủ dự án thông báo dự kiến về mức bồi thường và mời các bên bị trưng
thu cho biết yêu cầu của họ trong vịng 15 ngày. Hai bên có một tháng để xử lý
những bất đồng, nếu không thống nhất được thì mức bồi thường sẽ do tịa án
quyết định, có nêu rõ các khoản bồi thường chính, các khoản bồi thường phụ
(như việc làm, hoa màu, di chuyển, kinh doanh...) và cơ sở của việc tính tốn.
Những khoản bồi thường này sẽ phải trả đầy đủ tính theo giá trong ngày ra
lệnh trưng thu và chủ dự án phải trả chi phí xác định mức bồi thường của tịa
án [4].


f. Australia
Việc thu hồi đất ở Australia được thực hiện theo quy trình chung gồm 5
bước:
Bước 1: Bộ trưởng gửi cơng văn chính thức mời người có đất tới thảo luận
với Bộ trưởng về việc bán đất cho Nhà nước.
Bước 2: Khi thảo luận khơng có kết quả thì cơ chế chiếm giữ đất đai bắt

buộc được vận hành bằng thơng báo chính thức của Nhà nước về việc sử dụng
đất đó vào mục đích cơng cộng trên Cơng báo của Chính phủ Bang.
Bước 3: Chủ đất cũ bắt đầu thực hiện thủ tục đòi bồi thường về đất.
Bước 4: Tiến hành các thủ tục định giá đất theo thị trường.
Bước 5: Chủ đất cũ có thể yêu cầu trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh
chấp về giá bồi thường.
Giá tính mức bồi thường là giá thị trường. Đây là mức giá được xác định là
số tiền mà tài sản đó có thể bán được một cách tự nguyện, sẵn sàng ở một thời
điểm nhất định. Nguyên tắc chung khi thực hiện bồi thường là phải thực hiện
đàm phán, thỏa thuận về giá vào giai đoạn một; khi khơng đạt được thỏa thuận
giữa tổ chức có thẩm quyền và người có đất thì tổ chức có thẩm quyền áp dụng
cơ chế chiếm giữ đất đai bắt buộc vào giai đoạn hai [4].
g. Ấn Độ
Nhà nước dựa trên giá thị trường của đất và thiệt hại tính ở thời điểm thơng
báo để cân nhắc quyết định bồi thường. Ngồi giá thị trường, tòa án sẽ cộng
thêm 30% do cân nhắc đền bù việc thu hồi bắt buộc. Nguyên tắc định giá dựa
trên giá thị trường của đất ở thời điểm bồi thường. Chuyên gia định giá sẽ lấy giá
trị cao hơn giữa giá trị tối thiểu của khu đất; giá bán trung bình của ít nhất 50%
giao dịch có giá trị cao hơn đối với mảnh đất tương tự của khu vực đó, hoặc giá
bán trung bình của ít nhất 50% các mảnh đất có giá trị cao hơn cho dự án [4].
Nhà nước dựa trên giá thị trường của đất và thiệt hại tính ở thời điểm thơng
báo để cân nhắc quyết định bồi thường. Ngoài giá thị trường, tòa án sẽ cộng
thêm 30% do cân nhắc đền bù việc thu hồi bắt buộc. Nguyên tắc định giá dựa
trên giá thị trường của đất ở thời điểm bồi thường. Chuyên gia định giá sẽ lấy giá
trị cao hơn giữa giá trị tối thiểu của khu đất; giá bán trung bình của ít nhất 50%
giao dịch có giá trị cao hơn đối với mảnh đất tương tự của khu vực đó, hoặc giá
bán trung bình của ít nhất 50% các mảnh đất có giá trị cao hơn cho dự án phát
triển kinh tế xã hội lại luôn gia tăng. Bên cạnh đó, q trình chuyển đổi đất đai
13



trên thế giới cũng làm nảy sinh những vấn đề cần phải quan tâm như việc bồi
thường cho người dân bị thu hồi đất, vấn đề giải quyết việc làm, ổn định xã hội
và phát triển sinh kế cho người dân [4].
2.2.2 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
Trong 5 năm, từ năm 2001-2005, tổng diện tích đất nơng nghiệp đã thu hồi
là 366,44 nghìn ha (chiếm 3,89% đất nơng nghiệp đang sử dụng). Trong đó, diện
tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu cơng nghiệp và cụm cơng
nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đơ thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu
hạ tầng là 136,17 nghìn ha.
Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nơng nghiệp thu
hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên tồn quốc. Những địa
phương có diện tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai
(19.752 ha), Bình Dương (16.627 ha), Quảng Nam (11.812 ha), Cà Mau (13.242
ha), Hà Nội (7.776 ha), Hà Tĩnh (6.391 ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha).
Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại 16
tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi chiếm
khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là vùng
có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nơng nghiệp,
tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác: dưới 0,5%.
Mặc dù diện tích đất nơng nghiệp, đất ở bị thu hồi tại mỗi tỉnh chiếm tỷ lệ
nhỏ trong tổng số diện tích đất tự nhiên của địa phương nhưng lại tập trung vào
một số huyện, xã có mật độ dân số cao. Diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu
người thấp, có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70-80% diện tích đất canh
tác. Các tỉnh nằm ngoài những vùng trọng điểm về phát triển kinh tế, diện tích
đất sản xuất và đất ở bị thu hồi còn tương đối nhỏ và nằm trong khoảng từ vài
trăm tới dưới 1.000 ha.
Theo thống kê năm 2005, trung bình mỗi hec-ta đất bị thu hồi ảnh hưởng
tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Vùng đồng bằng sơng Hồng có
số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: khoảng 300 nghìn hộ; Đơng Nam

Bộ: khoảng 108 nghìn hộ. Số hộ bị thu hồi đất ở các vùng khác thấp hơn: Tây
Nguyên chỉ có trên 138.291 hộ, Thành phố Hồ Chí Minh: 52.094 hộ [11].
Trong khi đó, theo ơng Nghi Quang Tám - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Bắc Ninh, người nông dân sử dụng phần lớn số tiền đền


bù đất vào việc mua sắm, xây dựng nhà cửa, có tiết kiệm lắm thì khoảng 5 - 7
năm sau họ cũng sẽ tiêu hết sạch số tiền đó và hậu quả là họ bị rơi vào tình trạng
vơ sản. Ơng Nghi Quang Tám phân tích: "Ở địa phương tơi, người nông dân sử
dụng tiền đền bù đất bị thu hồi như sau: tu sửa, xây dựng nhà ở 28,2%, mua đồ
dùng sinh hoạt 8,9%, đầu tư mở mang ngành nghề 7,9%, học nghề 2,4%, thuê
đất sản xuất nông nghiệp 1,6%, gửi tiết kiệm và cho vay 29,5%, mục đích khác
19,4%". 
Một thực trạng đáng buồn nữa là do thiếu trình độ, sau khi bị thu hồi đất có
tới 67% nơng dân vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp, 13% chuyển sang
nghề mới và khoảng 20% khác khơng có việc làm hoặc có việc làm nhưng
khơng ổn định. Trong khi nơng dân thiếu đất canh tác thì tại một số địa phương
lại chạy theo phong trào phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị bằng mọi
cách mà chưa cân nhắc đến hiệu quả, hoặc phát triển công nghiệp, dịch vụ và
chưa chú ý đúng mức đến tác động đối với người dân bị thu hồi đất dẫn tới hệ
lụy tất yếu là hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô
thị tràn lan là khá phổ biến, nhiều khu công nghiệp không thu hút được đầu tư,
nhiều khu dân cư phải bỏ hoang. Ông Lã Văn Lý - Cục trưởng Cục Hợp tác xã
và phát triển nông thôn cho biết: "Nông dân bị thu hồi đất mà khơng tìm được
cơng việc mới, quay lại làm nghề nơng thì lại đối mặt với nỗi lo khơng có đất để
cấy cày, rơi vào cảnh thất nghiệp, nên dễ phát sinh các tệ nạn rượu chè, cờ
bạc...". 
Khơng có đất canh tác, lại không kiếm được công việc mới nên thu nhập
của 53% số hộ nông dân bị thu hồi đất bị sụt giảm so với trước đây nên đời sống
của họ đang gặp rất nhiều khó khăn [1].

2.2.3 Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang đất phi
nông nghiệp tại Việt Nam
Do đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên việc
chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để ở Việt Nam diễn ra rất
mạnh mẽ. Theo báo cáo không đầy đủ của 49 tỉnh, thành phố, từ ngày 1-7-2004
đến năm 2011 cả nước đã thu hồi gần 750.000 ha đất để thực hiện hơn 29.000
dự án đầu tư. Trong tổng số đất thu hồi trên có hơn 80% là đất nơng nghiệp.
Hiện có khoảng 50% diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi nằm trong các vùng
kinh tế trọng điểm, nơi đất đai màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm. Những địa phương
có diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi lớn là Tiền Giang, Đồng Nai, Bình
Dương, Quảng Nam, Hà Nội…. Nhờ có q trình chuyển đổi này, tính đến năm

15



×