TÊN ĐỀ TÀI
Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về cặp phạm trù nội dung - hình thức,
liên hệ với hoạt động nghệ thuật
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... 2
A. MỞ ĐẦU..................................................................................................................3
B. NỘI DUNG...............................................................................................................4
Chương 1. Cơ sở lý luận của Triết học Mác - Lênin về cặp phạm trù nội dung hình thức................................................................................................................4
1.1. Khái niệm Nội dung và hình thức..................................................................4
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.....................................4
Chương 2. Cặp phạm trù Nội dung - hình thức trong nghệ thuật và liên hệ với
hoạt động sáng tạo nghệ thuật...............................................................................6
2.1. Nghệ thuật là gì?.............................................................................................6
2.2. Thực trạng và phương hướng phát triển hoạt động sáng tạo nghệ thuật tại
Việt Nam.............................................................................................................13
C. KẾT LUẬN.............................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................17
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nghệ thuật là hoạt động sáng tạo đặc thù, riêng có của con người. C.
Mác đã viết trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844: “Con vật chỉ xây
dựng theo kích thước và nhu cầu của lồi của nó, cịn con người thì có thể sản
xuất theo kích thước của bất cứ loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất
cố hữu của mình vào đối tượng; do đó con người cũng xây dựng theo các quy
luật của cái đẹp”. Bên cạnh đó nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù, có những mối
quan hệ tự thân mang tính quy luật. C. Mác khẳng định: “Đối với các ngành
nghệ thuật, một điều hiển nhiên rằng có những giai đoạn nhất định, sự nở rộ
những tác phẩm nghệ thuật khơng hồn tồn tương ứng với nền tảng vật chất,
cấu trúc khung, có thể nói như vậy, của tổ chức xã hội”.
Nghệ thuật hình thành và phát triển như một cách thức để tìm hiểu ý nghĩa
của cuộc sống. Từ những ký hiệu khắc, hình vẽ trên đá, vỏ ốc được đục lỗ dường
như mang tính tự phát, cho đến những bộ phim điện ảnh kỹ xảo hiện đại được
chiếu tại rạp ngày nay. Con người khơng giới hạn mình trong những hoạt động
thuần túy mang tính bản năng, mà thơng qua q trình lao động sáng tạo nên văn
hóa, nghệ thuật. Đó như một cách thức để tìm kiếm, lưu giữ cái đẹp trong quá
trình cải tạo, chinh phục thiên nhiên, tìm kiếm ý nghĩa của sự sống. Nghệ thuật
ra đời là một q trình tất yếu và vai trị của nó không chỉ dừng lại ở mức độ
thoả mãn nhu cầu tự thân của các cá nhân mà còn hướng tới phục vụ xã hội.
Cùng với chiều dài lịch sử phát triển kinh tế, xã hội của nhân loại, hình thức
của nghệ thuật ngày một trở nên đa dạng. Từ những loại hình cổ điển như hội họa,
điêu khắc, văn chương, kiến trúc, âm nhạc, sân khấu cho đến loại hình xuất hiện
sau như điện ảnh. Trong đó, mỗi một loại lại bao gồm rất nhiều những hình thức
khác nhau. Nhằm tìm hiểu, nắm bắt những quy luật khách quan trong quá trình
sáng tác nghệ thuật, em quyết định chọn đề tài “Lý luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin về cặp phạm trù nội dung - hình thức, liên hệ với hoạt động nghệ thuật”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nắm bắt được tư tưởng của cặp phạm trù nội dung - hình thức, từ đó
liên hệ, hiểu được sự vận hành, phát triển của nghệ thuật, rút ra ý nghĩa đối
với việc nghiên cứu các vấn đề về nghệ thuật ngày nay.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tham khảo, tổng hợp cơ sở lý thuyết những nguyên lý cơ bản của Chủ
nghĩa Mác - Lênin về cặp phạm trù nội dung - hình thức xét thơng qua hoạt
động sáng tạo của nghệ thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận. Tiểu luận sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể như phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử, phân tích - tổng
hợp, đối chiếu - so sánh, khảo sát, phân tích mặt chính trị - xã hội trên điều
kiện kinh tế xã hội cụ thể.
3
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận của Triết học Mác - Lênin về cặp phạm trù
nội dung - hình thức.
1.1. Khái niệm Nội dung và hình thức
Cặp phạm trù nội dung - hình thức là một trong sáu cặp phạm trù trong triết
học. Nó phản ánh mối quan hệ giữa hai khái niệm: nội dung và hình thức. Phạm
trù nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố những quá
trình tạo nên sự vật, hiện tượng. Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn
tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, là hệ thống các mối liên hệ tương đối
bền vững giữa các yếu tố của nó. Hay nói ngắn gọn, nội dung là những gì được
diễn tả, cịn hình thức là cách diễn đạt nội dung đó. Cặp phạm trù này được áp
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ văn học đến nghệ thuật, khoa học đến kinh
tế.
Ví dụ trong văn học, một tác phẩm văn học có nội dung là tồn bộ các
sự kiện, các nhân vật của đời sống hiện thực mà tác phẩm đó phản ánh. Hình
thức của tác phẩm đó là thể loại, bố cục tác phẩm, cách lựa chọn từ ngữ,
phong cách sắp xếp câu từ. Ví dụ tiếp theo về cặp phạm trù này là trong kinh
tế. Trong kinh tế, nội dung là sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp, cịn hình
thức là cách thức cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Một cơng ty thời trang
có thể cung cấp sản phẩm của mình thơng qua các cửa hàng bán lẻ hoặc trực
tuyến. Các hình thức cung cấp sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến giá cả,
chất lượng sản phẩm và trải nghiệm khách hàng. Do đó, việc lựa chọn hình
thức cung cấp sản phẩm phù hợp với nội dung sản phẩm là rất quan trọng.
Bất kỳ sự vật nào cũng đều phải có địng thời nội dung và hình thức.
Khơng có sự vật nào chỉ có nội dung mà khơng có hình thức, hoặc chỉ có hình
thức mà khơng có nội dung. Và hình thức mà chủ nghĩa duy vật biện chứng
muốn nói đến ở đây khơng phải là hình thức bên ngồi của sự vật, mà là hình
thức bên trong của sự vật, tức là kết cấu của nội dung. Với ví dụ một tác phẩm
văn học được thể hiện thơng qua một cuốn sách thì kích thước, bố cục trang trí
bìa sách, chất liệu giấy in là hình thức bề ngồi. Cịn hình thức bên trong sẽ là
thể loại, nghệ thuật xây dựng hình tượng, ngôn ngữ, bút pháp, phong cách,… để
diễn đạt nội dung, truyền đạt những tư tưởng, cảm xúc của tác giả. Đó là hình
thức mà chủ nghĩa duy vật biện chứng muốn đề cập đến trong cặp phạm trù nội
dung - hình thức.
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
1.2.1. Sự thống nhất của nội dung và hình thức
4
Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với
nhau. Nội dung là những mặt, những yếu tố, những q trình tạo nên sự vật,
cịn hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố
của nội dung. Nội dung và hình thức ln gắn bó với nhau trong một thể
thống nhất. Vì vậy, khơng có một hình thức nào khơng chứa đựng nội dung,
đồng thời khơng có nội dung nào lại khơng tồn tại trong một hình thức nhất
định. Cùng một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức, và cùng một
hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung.
Ví dụ, q trình truyền đạt một câu chuyện cổ tích, truyền thuyết có thể bao
gồm những nội dung giống nhau như nhân vật, tình tiết,… nhưng có cách thể hiện
khác nhau như truyện, thơ, hát, phim. Như vậy, nội dung câu chuyện được diễn
đạt dưới nhiều hình thức khác nhau. Hoặc cùng một hình thức diễn đạt nhưng
được áp dụng để truyền đạt những câu chuyện có tình tiết, diễn biến, sự việc khác
nhau. Vậy, hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung khác nhau.
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong
đó nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung.
1.2.2. Nội dung giữ vai trị quyết định đối với hình thức trong quá trình
vận động phát triển của sự vật
Khuynh hướng chủ đạo của nội dung là khuynh hướng biến đổi, cịn
hình thức là mặt tương đối ổn định trong mỗi sự vật, hiện tượng. Dưới sự tác
động lẫn nhau trong các mặt của sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau trước hết làm cho các yếu tố của nội dung biến đổi trước, còn
những mối liên kết giữa các yếu tố của nội dung, tức là hình thức thì chưa
biến đổi ngay. Vì vậy, hình thức sẽ trở nên lạc hậu hơn so với nội dung và sẽ
trở thành nhân tố kìm hãm nội dung phát triển. Do xu hướng chung của sự
phát triển của sự vật, hiện tượng, hình thức khơng thể kìm hãm mãi sự phát
triển của nội dung mà phải thay đổi cho phù hợp với nội dung mới.
Ví dụ, từ thuở sơ khai, lời nói sẽ là phương tiện giao tiếp, trao đổi
thông tin chủ yếu của con người. Qua quá trình sản xuất và phát triển của các
nền văn minh, một số nhu cầu như lưu trữ tri thức, trao đổi thông tin từ
khoảng cách địa lý cách xa nhau đã phát sinh. Để mở đường cho những nhu
cầu trên thì con người phải phát minh ra chữ viết. Điều này cho thấy sự biến
đổi của nội dung đã quy định sự biến đổi của hình thức
1.2.3. Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung
Khơng phải bất cứ lúc nào cũng có sự phù hợp tuyệt đối giữa nội dung
và hình thức. Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độc
lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Sự tác động của hình thức đến nội
dung thể hiện ở chỗ nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện
thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển, nếu khơng phù hợp với nội dung thì
hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung.
5
Như đã nói trong việc truyền đạt, lưu trữ thơng tin nếu chỉ thơng qua hình
thức giao tiếp bằng lời nói thì khó có thể truyền đạt lượng thơng tin lớn do khả
năng của con người trong điều kiện bình thường là có hạn. Điều này cho thấy
hình thức này đã kìm hãm việc trao đổi thơng tin. Tuy nhiên với hình thức sử
dụng chữ viết để tổ chức, sắp xếp từ ngữ, ngồi mục đích để trao đổi thơng tin,
những chữ viết này còn được sử dụng để lưu trữ thơng tin. Chính chức năng này
đã tạo điều kiện thuận lợi để thông tin do con người sáng tạo ra ngày càng phong
phú. Cụ thể là các tác phẩm văn học, các cơng trình nghiên cứu khoa học đã ra
đời, ngày một phát triển và được truyền qua hàng ngàn năm, nhiều khu vực địa
lý khác nhau.
Chương 2. Cặp phạm trù Nội dung - hình thức trong nghệ thuật và liên
hệ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật
2.1. Nghệ thuật là gì?
2.1.1. Bản chất của nghệ thuật
Chúng ta thường hay đề cập đến từ nghệ thuật khi nói về sự khéo léo.
Đối xử khéo léo với mọi người xung quanh thì có nghệ thuật giao tiếp, nghệ
thuật sống; lao động khéo léo đến mức thành thạo như nghệ thuật nấu ăn,
nghệ thuật làm vườn. Bên cạnh đó từ nghệ thuật còn được sử dụng để chỉ
những cách thức nhất định để biểu đạt và lưu giữ tình cảm, suy nghĩ của con
người. Nghệ thuật hội họa, nghệ thuật múa, nghệ thuật điện ảnh, nghệ thuật
viết văn… là các hình thức, các phương tiện con người sáng tạo để lưu giữ sự
phong phú về các mặt tư tưởng và tình cảm của mình. Người ta thường gọi là
các loại hình, loại thể nghệ thuật.
Ý nghĩa bao trùm nhất của nghệ thuật và thường dùng nhất hiện nay là
ý nghĩa nhận thức. Nghệ thuật là một trong ba hình thức nhận thức cơ bản của
con người: hình thức nhận thức khoa học, hình thức nhận thức tơn giáo; và
hình thức nhận thức nghệ thuật.
Khác với hai hình thức nhận thức trên, nghệ thuật nhận thức bằng hình
tượng. Khoa học thì nhận thức thể giới bằng khái niệm; tôn giáo nhận thức
thế giới bằng biểu tượng, còn nghệ thuật nhận thức thế giới như cái nó đang
tồn tại với những màu sắc, đường nét và âm thanh của cuộc sống.
Nghệ thuật là sản phẩm của hoạt động sáng tạo của con người, cộng
hưởng cảm hứng sáng tạo, sự tự do của con người trong hành trình phát hiện,
tìm kiếm và lưu giữ cái đẹp. Trong suốt lịch sử phát triển, con người đã sáng
tạo ra những điều kỳ diệu, không chỉ là cải tạo, chinh phục thiên nhiên, mà
quan trọng hơn cả là tìm thấy ý nghĩa của sự sống. Con người đã tìm hình thức
biểu hiện mình qua các âm thanh, đường nét, màu sắc, hình khối, động tác. Qua
sự biểu hiện mình, con người đã tìm cách phát hiện thế giới quanh con người.
Con người khơng tự giới hạn mình trong những hoạt động ăn, ở, mặc, một cách
thuần túy bản năng và vật chất mà tạo dựng nên thế giới văn hóa nghệ thuật, từ
đó tìm ra quy luật vận động của cái đẹp trong đời sống xã hội.
6
Ý nghĩa của sự sống khởi nguyên là những hoạt động tự phát như biết
chôn cất người chết, vẽ lên các hang động những hình ảnh trực quan, sinh
động, cũng như hát lên những câu hát trữ tình. Nghệ thuật ra đời như một
cách thức để đi tìm ý nghĩa của sự sống. Tuy nhiên, khác với tôn giáo, con
người nương tựa, lệ thuộc nhiều vào thần thánh, thì trong nghệ thuật, con
người đã biết tạo nên một thế giới cho riêng mình, phát hiện ra cái mình yêu
quý, cái đẹp, cái cao cả; phát hiện ra những xúc động lo toan, cái bi, cái hài;
phát hiện ra cải vui vẻ, trào lộng, sảng khoái,...
Mác và Ăngghen coi nghệ thuật là một hình thái của ý thức xã hội.
Theo quan điểm của Mác và Ăngghen, nghệ thuật là hoạt động có tính thẩm
mỹ sâu rộng. Nó mang trong bản thân mình hoạt động có tính ý thức xã hội.
Và ý thức ở bất kỳ hình thức nào thì đều là tồn tại được ý thức. Nghệ thuật dù
ở đâu và ở thời nào cũng chịu sự quy định của thực tại. Vì thế, nghệ thuật
cũng giống như các hoạt động tinh thần khác là phải dựa trên một tiền để là
hoạt động sản xuất vật chất nhất định. Nghệ thuật vừa phản ánh, vừa phục vụ
sản xuất. Phương thức sản xuất xã hội như thế nào sẽ có một nền nghệ thuật
tương ứng. Do đó, theo Mác và Ăngghen, sự vận động của nghệ thuật được
quy định bởi sự vận động của phương thức sản xuất. Cùng với biến đổi của
tổn tại xã hội, sớm muộn nghệ thuật cũng phải biến đổi. Hơn bất cứ lĩnh vực
nào trong quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực, nghệ thuật mang ý
nghĩa xã hội sâu sắc. Nó khơng chỉ phản ánh các điều kiện sinh hoạt thông
thường của xã hội, mà còn phản ánh chiều sâu của tâm lý xã hội.
Nghệ thuật ra đời là sản phẩm trực tiếp của các hoạt động thẩm mỹ, của
chủ thể thẩm mỹ, trước các đối tượng thẩm mỹ. Nghệ thuật là biểu hiện tập
trung của quan hệ thẩm mỹ. Đó là một quá trình chủ thể hóa có tính chất thẩm
mỹ và khách thể hóa chủ thể một cách thẩm mỹ. Từ thời cổ đại, khi săn bắn,
lúc lao động, nhu cầu đối tượng hóa tình cảm của con người và chủ thể hóa
những sự biến động của hồn cảnh đã giúp con người tìm ra các hình thức
miêu tả. Hình thức miêu tả bằng đường nét, bằng âm thanh, bằng màu sắc,
bằng động tác để thể hiện tư tưởng tình cảm của con người được nảy sinh từ
lao động. Người ta đã tìm thấy các hình thức này rất sớm trên các hang động,
trên các vật dụng của người nguyên thủy.
Đối với Mác, Ăngghen, Lênin thì nghệ thuật khơng thể tách rời được quá
trình nhận thức của con người. Nghệ thuật là sản phẩm hoạt động thực tiễn nhận
thức của con người. Nó là phương thức nhận thức và phương tiện phản ảnh thế
giới, đồng thời tác động trở lại nâng cao cuộc sống của con người.
7
Nghệ thuật ra đời từ nhu cầu tổ chức xã hội của con người. Các nhà dân
tộc học, các nhà khảo cổ học đã chứng mình sự ra đời của quan hệ thẩm mỹ
gắn bó chặt chẽ với cách thức tổ chức xã hội, tín ngưỡng và tơn giáo của
nhiều dân tộc. Người ta dùng nghệ thuật làm phương tiện tác động vào thế
giới nội tâm của con người, làm cho con người gắn bó với cộng đồng. Những
tiếng hát, lời ru, lời thần chú, thần thoại được ra đời từ trong nhu cầu tổ chức
xã hội của cộng đồng. Nghệ thuật có thể ra đời từ lịng u nước, lòng tự hào
của mỗi dân tộc. Do nhu cầu ghi lại các hình tượng tổ chức cộng đồng mà
nghệ thuật xuất hiện ngày càng nhiều và do đó sau này nghệ thuật có một
chức năng quan trọng gắn liền với sự ra đời của nó là chức năng tổ chức.
Nghệ thuật ra đời từ nhu cầu khẳng định sự đánh giá của con người
với cái thiện, cái ác, cái đúng, cái sai, cái đẹp, cái xấu. Những tác phẩm thần
thoại cổ của nhân loại ra đời từ các khát vọng đánh giá thế giới quan gắn con
người với tự nhiên. Con người là một bộ phận hợp thành của tự nhiên. Tự
nhiên là sự khuếch tán của con người. Con người là sự thu nhỏ của tự nhiên.
Tự nhiên được nhân hóa bởi con người thơng qua các hình tượng nghệ thuật
được nhân hóa, tự nhiên như thân thể con người. Quả đổi như ngực người
phụ nữ. Dịng sơng, dịng suối như tóc người con gái mượt mà chảy. Mặt
trăng, mặt trời, trăng sao đều là hình tượng của con người.
Có thể nói, nghệ thuật là một hình thái ý thức ra đời từ lao động và chiến
đấu, từ các nhu cầu miêu tả, tín ngưỡng, đánh giá và rút ra những bài học về cuộc
sống. Vì thế, nghệ thuật có một vai trị và ý nghĩa xã hội sâu sắc và rộng lớn.
Hình tượng nghệ thuật khơng tồn tại đơn lẻ mà nó thường là một hệ thống
được kết cấu chặt chẽ làm thành nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật.
Vì thế, nghiên cứu đặc trưng của nghệ thuật, nghiên cứu hình tượng nghệ thuật
khơng thể bỏ qua hệ thống của hình tượng là nội dung và hình thức nghệ thuật.
Nói tới đặc trưng của nghệ thuật là nói tới nội dung và hình thức nghệ thuật. Nội
dung và hình thức nghệ thuật là biểu hiện khả năng sáng tạo và phản ánh đời
sống của nghệ sĩ. Nội dung và hình thức nghệ thuật tạo thành giá trị của tác
phẩm mà nhờ đó cơng chúng nghệ thuật có thể thưởng thức được nghệ thuật.
Khơng có nghệ thuật nào khơng có nội dung và hình thức. Nội dung và hình
thức cũng như mối quan hệ giữa chúng là đặc trưng rất quan trọng của nghệ
thuật. Nói đến nghệ thuật tức là nói tới nội dung được phản ánh và hình thức
được biểu hiện.
2.1.2. Nội dung của nghệ thuật
Nội dung của tác phẩm nghệ thuật do đối tượng thẩm mỹ của tác phẩm
nghệ thuật quy định. Đó chính là quan hệ thẩm mỹ của con người với thế giới
hiện thực thông qua tư tưởng của tác phẩm nghệ thuật đã được người nghệ sĩ
phản ánh thông qua thế giới quan, tình cảm, tư tưởng của mình trong quá trình
sáng tạo.
8
Có ý kiến cho rằng, nội dung nghệ thuật là các tư tưởng mà biểu hiện
tập trung của nó là tư tưởng chính trị được thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật.
Đây là một quan niệm đúng, cần phân tích đầy đủ để làm sáng tỏ hơn vấn đề
này. Mỹ học tư sản thường nói đến “nghệ thuật vì nghệ thuật”, “nghệ thuật
khơng làm chính trị”, “nghệ thuật khơng giai cấp”. Thực chất, đó là những thứ
lý luận xuất phát từ một mỹ học duy lý.
Theo quan điểm mỹ học Mác - Lênin, nghệ thuật phải phục vụ chính
trị. Tuy nghệ thuật khơng phải là chính trị nhưng nghệ thuật ở trong kinh tế và
chính trị. Nội dung của nghệ thuật được đo bằng tác dụng chính trị cải tạo xã
hội to lớn của nó. Vì là biểu hiện của một hình thái ý thức xã hội, nội dung
nghệ thuật không tách rời cơ sở giai cấp đã sản sinh ra nó. Về điểm này, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị
em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ
thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc,
phụng sự nhân dân, trước hết là công, nơng binh. Để làm trịn nhiệm vụ, chiến
sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng”.
Nội dung của tác phẩm nghệ thuật bao gồm hai yếu tố khách quan và
chủ quan. Yếu tố chủ quan là ý tưởng sáng tạo của người nghệ sĩ nói lên
các xem xét; đánh giá và giải quyết chủ đề theo ý đồ chủ quan của mình.
Mỹ học Mác - Lênin, khi nêu lên đặc trưng về nội dung của nghệ thuật
đã từng khẳng định những đóng góp lớn lao về mặt tư tưởng và tình cảm của
nghệ sĩ. Lao động nghệ thuật kỳ diệu, năng lực xúc cảm lớn, trí tưởng tượng
táo bạo, rung cảm mãnh liệt của nghệ sĩ đã từng góp phần làm sáng tỏ đặc
trưng sáng tạo của nghệ thuật. Khi bàn đến các quy luật của sáng tạo, mỹ học
Mác - Lênin đã đánh giá rất cao chủ thể thẩm mỹ. Đó là các chủ thể năng động
ln ln có khát vọng biến cái đối tượng thẩm mỹ phong phú thành một thế
giới “cho ta”, “vì ta” và nhiều khi cịn “bởi ta” nữa. Vì thế, nói đến nội dung
nghệ thuật cũng là nói đến chính các tư tưởng mà nghệ sĩ muốn truyền đạt tới
công chúng trong tác phẩm của mình bằng hình thức hình tượng.
Chẳng hạn, thơng qua tác phẩm Sóng, nhà thơ Xn Quỳnh đã cho thấy
quan điểm rất tiến bộ về tình yêu, khuyến khích người phụ nữ hãy làm chủ
cuộc đời mình và tự tin theo đuổi hạnh phúc. Đồng thời luôn trân trọng, giữ
gìn những phẩm chất tốt đẹp truyền thống, đó là lòng thủy chung, son sắt, dịu
dàng, thấu hiểu. Đây là một trong số rất nhiều những tư tưởng về một đề tài
mà nhiều nghệ sĩ đã khai thác.
Yếu tố khách quan là các thuộc tính thẩm mỹ của cái đẹp; cái bi; cái
hài; cao cả trong cuộc sống được nghệ sĩ phản ánh vào tác phẩm theo chủ đề
nhất định. Nói một cách khác; đây chính là đối tượng của nghệ thuật.
9
Các tư tưởng, tình cảm của con người là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan. Nói rằng tư tưởng của nghệ sĩ là một bộ phận của nội dung
nghệ thuật khơng có nghĩa tư tưởng ấy là tư tưởng tự biểu hiện của tác giả.
Tư tưởng của tác giả, lý tưởng thẩm mỹ của người sáng tác bao giờ cũng
phản ánh những khía cạnh quan trọng của cuộc sống, phát hiện, khám phá
tính quy luật của hiện thực. Vì thế các tư tưởng của nghệ sĩ đã được khách
quan hóa khi trở thành nội dung của tác phẩm nghệ thuật. Các tư tưởng này
đều nằm trong quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện thực.
Ví dụ, tư tưởng trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố mang tính khái
quát số phận của người dân, cụ thể là những người nông dân nghèo trong xã hội
thực dân phong kiến, tố cáo quyết liệt chế độ thống trị đen tối, thối nát, phi nhân
tính đã chà đạp tàn bạo cuộc sống của con người, cụ thể qua nhân vật chị Dậu,
mang lại cho người đọc những suy nghĩ, thương cảm về số phận người dân và
lòng căm thù chế độ thực dân phong kiến đương thời.
Như vậy, nội dung của nghệ thuật là những hiện tượng thẩm mỹ độc
đáo được phản ánh bằng hình tượng thơng qua thế giới quan và tâm hồn sáng
tạo của nghệ sĩ. Chiều sâu của những vấn đề xã hội trong quan hệ thẩm mỹ
bắt gặp tầm rộng lớn của lý tưởng sống và lý tưởng thẩm mỹ của nghệ sĩ sẽ
mang lại cho nghệ thuật những giá trị nội dung độc đáo. Có thể nói ngắn gọn
rằng khi đề cập tới nội dung của nghệ thuật là nói tới đối tượng thẩm mỹ được
phản ánh, nói tới thế giới quan, tư tưởng, tình cảm của người sáng tạo.
2.1.3. Hình thức của nghệ thuật
Theo quan điểm của mỹ học Mác - Lênin, hình thức là hình thức của nội
dung, vì thế nó là kết cấu bên trong, sự tổ chức hợp lý của nội dung. Nhiều
người đã hiểu hình thức của tác phẩm nghệ thuật là ngôn ngữ, là phương tiện
biểu hiện của nghệ thuật. Có người đã cho rằng bản thân màu sắc, đường nét
trong hội họa, từ ngữ trong thơ ca, tiểu thuyết, nốt nhạc, dụng cụ trong âm
nhạc... là hình thức của nghệ thuật. Cách hiểu này chưa đúng. Thật ra ngôn ngữ
của nghệ thuật, các phương tiện thể hiện của nghệ thuật khơng phải là bản thân
các hình thức nghệ thuật. Chúng chỉ là những nhân tố, các phương tiện vật chất
để cấu thành hình thức. Hình thức của nghệ thuật không thể và không phải là
những cái từ bên ngoài, phi bản chất, riêng lẻ đưa vào nghệ thuật.
Hình thức của mỗi tác phẩm nghệ thuật là sự tổng hợp rất nhiều mặt
phức tạp. Hình thức nghệ thuật tổ chức các giá trị của đời sống được phản ánh
thông qua thế giới tâm hồn của nghệ sĩ. Hình thức nghệ thuật tổ chức cơ chế
tình cảm, lý trí của các nhân vật nghệ thuật. Sự kết cấu bên trong hợp lý của
hình thức tạo cho tác phẩm nghệ thuật phản ánh đúng hiện thực khách quan
và có giá trị cải tạo thế giới một cách mạnh mẽ, lâu bền.
10
Ví dụ, bố cục trong hội họa bị chi phối bởi đặc điểm về thị giác; về điểm
nhìn khi xem tranh; tức là phụ thuộc vào u cầu có tính chất tâm - sinh lý. Do
vậy sự sắp xếp hình và màu sắc; sắc độ đậm; nhạt trên tranh nhằm làm rõ tính
tư tưởng và ý đồ sáng tạo của họa sĩ là một quy tắc thông thường của hội họa.
Tuy nhiên; tùy theo những điều kiện lịch sử nhất định; từng trường phái và
từng nghệ sĩ lại có lại có cách bố cục riêng; bởi một ngơn ngữ đặc thù riêng.
Chẳng hạn; phép bố cục cân xứng; hài hòa của hội họa phục hưng; lối tả thực
chính xác theo thấu thị học của hội họa hiện thực; chủ nghĩa cổ điển. Sự đảo
lộn những trật tự bố cục truyền thống; đi vào biểu hiện chủ quan là trào lưu hội
họa hiện đại như chủ nghĩa ấn tượng; siêu thực; trừu tượng mà kết cấu; bố cục
tuân theo nội tâm; đó mới chính là nguồn gốc của nhu cầu và khả năng sáng tạo
hoặc phải vẽ cái tồn tại trong tâm hồn “Tôi”; để thoả mãn những nhu cầu thấu
hiểu mối liên hệ đích thực giữa con người và vũ trụ. Các nhà trừu tượng muốn
đưa hội họa lên siêu việt và đem thần trí con người tạo ra một vũ trụ khác; một
cõi thực thứ hai.
Khác với các ý kiến trên, một số nhà nghiên cứu nghệ thuật đã cho rằng
hình thức của tác phẩm nghệ thuật chính là hình tượng nghệ thuật. Đây là một
ý kiến được khá đơng người ủng hộ. Thực tế thì hình tượng nghệ thuật, trong
quan hệ với hiện thực, là hình thức phản ánh đặc thù so với các hình thái ý
thức xã hội khác. Trong quan hệ với nghệ sĩ nó là sản phẩm của lao động
nghệ thuật. Ở đây, cả nội dung và hình thức khơng tách rời. Trong quan hệ
với cơng chúng nghệ thuật, hình tượng đưa lại cho người thụ cảm cả nội dung
và hình thức nghệ thuật. Vì thế, hình tượng nghệ thuật khơng phải chỉ duy
nhất là hình thức của tác phẩm nghệ thuật, mà hình thức sử dụng những
phương tiện hình tượng để kết cấu nội dung. Người ta thường coi hình thức
của mỗi tác phẩm nghệ thuật trong nền nghệ thuật của chúng ta là kết cấu chặt
chẽ bên trong của nội dung một cách sâu sắc và hài hịa bằng các hình tượng
sinh động, thông qua các phương tiện, các thủ pháp, các kỹ xảo phù hợp.
Như vậy, hình thức có một vị trí to lớn nói lên đặc trưng của nghệ thuật.
Khơng có hình thức, dù cho nội dung có hay mấy, ý đồ tác giả có to lớn mấy
cũng khơng được thể hiện. Nếu khơng có hình thức đẹp thì khơng thể có nội
dung đẹp và hiệu quả nghệ thuật đến cơng chúng cũng kém tác dụng.
2.1.4. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức của tác
phẩm nghệ thuật
Nói tới đặc trưng của nghệ thuật là nói tới sự thống nhất biện chứng
giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm nghệ thuật. Nội dung và hình thức
là hai mặt thống nhất và đều có vị trí quan trọng đối với giá trị của tác phẩm
nghệ thuật. Bởi chúng đều là cơ sở cho sự tồn tại trong tính hiện thực của một
tác phẩm nghệ thuật. Sự thống nhất này biểu hiện ở chỗ:
- Nội dung là nội dung của hình thức và hình thức là sự biểu hiện của
một nội dung nhất định.
- Nội dung quyết định hình thức, khi nội dung thay đổi thì hình thức
cũng sẽ thay đổi theo.
- Hình thức có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nội dung.
11
Trong quan hệ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, nội dung ln
ln động và giữ vai trị chủ đạo. Việc ưu tiên nội dung và hồn thiện hình
thức là quy luật khách quan của nền văn nghệ cách mạng. Cũng như trong
mỗi phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất giữ vai trị nội dung ln ln
thay đổi và quy định các quan hệ sản xuất với tư cách là hình thức phải hồn
thiện. Lực lượng sản xuất luôn được coi là lực lượng cách mạng tiền phong,
phát triển đến mức, nếu hình thức cũ kìm hãm nó, sẽ xảy ra những xung đột
lớn, tạo nên sự thay đổi mới về hình thức. Trong nghệ thuật cũng có quy luật
ấy. Nội dung là cái thay đổi trước. Nội dung luôn luôn gắn liền với các chủ
đề, đề tài. Quá trình vận động của đời sống đã thúc đẩy quá trình vận động
của nội dung nghệ thuật. Khi hình thức nghệ thuật biểu hiện tốt nhất nội dung
thì sự thống nhất giữa hai phạm trù này được xác lập. Mỗi quan hệ giữa nội
dung và hình thức trong mỗi nền nghệ thuật đều có những giai đoạn đứt đoạn,
liên tục và giai đoạn quá độ. Các giai đoạn đó đều có sự tác động qua lại giữa
nội dung và hình thức. Khi nội dung thay đổi sẽ đặt ra những tiền để cho sự
quá độ tiến lên hình thức mới. Nội dung thay đổi đến mức độ lớn, sẽ thúc đẩy
sự q độ của hình thức. Đó là trường hợp nội dung lơi kéo hình thức và hình
thức khơng đủ sức kìm hãm nội dung. Lúc đó có sự liên kết mới trong mâu
thuẫn và vận động giữa nội dung và hình thức. Vì thế, Hêghen đã từng quan
niệm rằng, nội dung là sự quá độ của hình thức trở thành nội dung và hình
thức là sự quá độ của nội dung trở thành hình thức. Chính sự vận động này
làm cho quan hệ giữa nội dung và hình thức khơng khép kín, khơng bảo thủ,
mở các cánh cửa đón nhận những khả năng phản ánh và sáng tạo mới.
Sự vận động của nội dung và hình thức quy định sự phong phú của hệ
thống hình tượng của tác phẩm. Và ngược lại, hệ thống hình tượng là biểu hiện
sinh động quan hệ giữa nội dung và hình thức. Vì thế mà nội dung và hình thức
đã tham gia xác lập đặc trưng của nghệ thuật. Nghiên cứu bất cứ một vấn đề nào
của nội dung và hình thức, nếu tách chúng khỏi đặc trưng của nghệ thuật, không
coi chúng là một bộ phận xác lập đặc trưng của nghệ thuật đều là phiến diện.
Tuy nhiên, kinh nghiệm lịch sử cho thấy không phải bao giờ, lúc nào và
bất kỳ tác phẩm nào cũng có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung và hình
thức. Trong những thời kỳ đời sống có những biến chuyển lớn, do tính chất
động và liên hệ trực tiếp với các vấn đề trong hiện thực của nội dung và tính
bền vững tương đối của hình thức, có một tiền đề lý thuyết làm cho nội dung và
hình thức có một khoảng cách. Hiện tượng này đã từng xảy ra ở nhiều nền
nghệ thuật. Trong hoàn cảnh ấy, nội dung mới phải sử dụng những hình thức
cũ. Trong sự biến động lớn, trong các bước ngoặt của xã hội, ngồi các tác
phẩm có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật cịn nhiều hiện
tượng khác xảy ra. Đó là hiện tượng:
- Nội dung đi trước hình thức.
- Nội dung nghèo nàn và hình thức khuếch trương.
- Cả nội dung và hình thức đều lạc hậu, đều trống rồng và phản tác dụng.
12
Nguyên nhân của hiện tượng thứ nhất là do lịch sử có những chuyển
biến mạnh, giai cấp cách mạng giữ vị trí quan trọng trên vũ đài lịch sử. Cuộc
sống mới đến ào ạt, sôi động. Nghệ sĩ của giai cấp cách mạng mong muốn
phản ánh ngay những vấn đề lớn của cuộc sống vào tác phẩm của mình trong
khi đó chưa kịp sáng tạo ra một hình thức thích hợp.
Ngun nhân của hiện tượng thứ hai có nhiều tình huống khác nhau.
Tình huống đầu tiên có thể là nghệ sĩ trốn tránh cuộc sống, không chịu xông
đến các mũi nhọn của hiện thực, ỷ lại vào kinh nghiệm, kỹ thuật sáng tác nên
đã đẩy nghệ thuật tới sự nghèo nàn về nội dung và phơ trương về hình thức.
Một tình huống khác của vấn đề này thuộc về bản chất các giai cấp. Giai cấp
thống trị suy tàn bị đẩy ra ngồi vịng lịch sử, cuộc sống mới trở thành thù
địch với nó. Do ảnh hưởng của các tư tưởng phản động chống lại các giai cấp
cách mạng nên nghệ thuật của giai cấp này thường khuếch trương về hình
thức để che giấu sự vơ nghĩa, tính bảo thủ và lạc hậu về nội dung. Hiện tượng
này đã xảy ra ở miền Nam nước ta trong thời kỳ Mỹ - ngụy cầm quyền.
Còn nguyên nhân của hiện tượng thứ ba thì rất rõ ràng. Khi những vấn
đề lớn của cuộc sống được đặt ra, những vấn đề làm day dứt lòng người, rung
chuyển thời đại, nhưng nghệ sĩ lại khơng thấu hiểu nó, khơng quan tâm tới nó,
thậm chí cịn thờ ơ với nó thì khơng sao đạt được tới một tác phẩm nghệ thuật
có nội dung tốt. Và có thể thêm một lý do nữa về vấn đề tài năng sáng tạo.
Nếu nghệ sĩ không phát hiện được bản chất và các quy luật của cuộc sống,
khơng có khả năng tổng hợp, tái tạo được sự sinh động của đời sống thì khơng
thể có tác phẩm nghệ thuật tốt.
2.2. Thực trạng và phương hướng phát triển hoạt động sáng tạo nghệ
thuật tại Việt Nam
2.2.1. Hoạt động sáng tạo nghệ thuật tại Việt Nam
C. Mác cho rằng với tư cách là hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã
hội, sự phản ánh của nghệ thuật không chỉ là sự sao chép thuần tuý mà có sức tác
động to lớn đến đời sống xã hội; triết học khơng chỉ giải thích thế giới mà quan
trọng là cải tạo thế giới. Điều này đã nói lên vai trị to lớn của các hình thái ý
thức xã hội, trong đó có nghệ thuật. Thực tiễn cho thấy, từ khi ra đời đến nay,
nền nghệ thuật xã hội chủ nghĩa đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp
đấu tranh vì sự tiến bộ của nhân loại. Thơng qua nghệ thuật, mỗi quốc gia, dân
tộc bộc lộ sức sống và bản sắc văn hóa của mình trong tiến trình lịch sử. Các
nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật đã ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, niềm tin và
hành động của nhân dân, có nhiều hình tượng nghệ thuật trở thành lẽ sống cho
các thế hệ thanh thiếu niên. Hình tượng Paven Ca-rơ-sa-ghin trong tác phẩm
“Thép đã tơi thế đấy” trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô trước
đây và Anh hùng Núp ở Việt Nam... đã cảm hóa hàng triệu con tim yêu nước,
khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, trở thành động lực to lớn cho
cách mạng.
13
Ở nước ta, nền nghệ thuật xã hội chủ nghĩa đã có những đóng góp lớn lao
vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Những hình tượng nghệ
thuật như Anh Núp, chị Sứ, chị Út Tịch, anh Trỗi... đặc biệt là hình tượng Chủ tịch
Hồ Chí Minh khơng chỉ có sức sống mạnh mẽ, đã khắc sâu vào tâm thức của toàn
dân tộc.
Động lực to lớn của nghệ thuật không chỉ thúc đẩy sự phát triển trong những
thời điểm giai cấp thống trị hướng vào lợi ích nhân dân mà còn thể hiện ở chỗ sẵn
sàng trở thành “lực lượng đối lập” nếu như sự tồn tại của giai cấp thống trị đi đến chỗ
bảo thủ, thối nát, xa rời lợi ích dân tộc, nhân dân. Trong những trường hợp này, sự
“nổi loạn” của nghệ thuật là cần thiết để đấu tranh tìm sự cơng bằng cho đa số người
dân. Nghệ thuật chân chính ln đứng về phía nhân dân trong những thời điểm như
vậy.
Bên cạnh những tác động tích cực, C.Mác cũng chỉ ra một số ảnh hưởng
trái chiều của nghệ thuật đối với xã hội. Lịch sử nghệ thuật có những giai đoạn
suy thối nhất định khi một số nghệ sĩ bị tha hóa, bị cám dỗ bởi quyền lực và
tiền bạc. Trong những trường hợp đó, hình tượng nghệ thuật bị bóp méo, các
nhân vật trong tác phẩm khơng cịn là biểu tượng của cái tốt, cái đúng và cái
đẹp mà là hiện thân của cái xấu, cái sai. Một số nghệ sĩ sáng tác nghệ thuật
không xuất phát từ nhu cầu của nhân dân, của dân tộc mà nhằm thỏa mãn thị
hiếu tầm thường của một nhóm người nào đó trong xã hội. Trong những thời
điểm như vậy, giá trị của nền nghệ thuật xã hội chủ nghĩa đã bị đánh cắp và bị
xuyên tạc.
Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát
triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, đã ban hành ngày 16 tháng 6 năm
2008 nêu rõ văn học nghệ thuật nước nhà thời gian qua đã có những bước tiến rất
đáng ghi nhận: “Chủ nghĩa nhân văn, phẩm chất nhân đạo được phát huy và đề cao.
Văn học nghệ thuật đã cố gắng phát hiện, khẳng định các nhân tố mới, tham gia
cuộc đấu tranh lên án cái xấu, cải ác, sự biến chất, thoái hoá về nhân cách, đời sống
và đạo đức trong một bộ phận xã hội. Tự do trong sáng tạo nghệ thuật và sự đa
dạng về nội dung, phong cách sáng tác, phương thức biểu hiện được tơn trọng; dấu
ấn cá nhân, cá tính sáng tạo được khẳng định... Sự xuất hiện lực lượng sáng tác trẻ
với những khả năng sáng tạo và sự đa dạng về phong cách là dấu hiệu mới đáng
trân trọng”.
14
Nghị quyết 23 cũng đã nhìn thẳng vào sự thật những hạn chế ở nhiều lĩnh
vực khác nhau: “Trong sáng tác, biểu diễn, truyền bá các tác phẩm văn học, nghệ
thuật cịn khơng ít tác phẩm và hoạt động chưa thể hiện được tính chất tiên tiến
và bản sắc dân tộc. Số lượng tác phẩm ngày càng nhiều song còn ít tác phẩm có
giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Trong một số tác phẩm, lý tưởng xã hội thẩm mỹ không rõ nét, ý nghĩa xã hội còn hạn hẹp. Một số văn nghệ sĩ còn hạn
chế trong tiếp cận và nhận thức những vấn đề mới của cuộc sống, chưa cảm
nhận đầy đủ ý nghĩa của đất nước. Có biểu hiện xa lánh những vấn đề lớn lao
của đất nước, chạy theo các đề tài nhỏ nhặt, tầm thường, chiều theo thị hiếu thấp
kém của một bộ phận công chúng, hạ thấp chức năng giáo dục, nhấn mạnh một
chiều chức năng giải trí. Trong một số trường hợp, có biểu hiện cực đoan, chỉ tập
trung tơ đậm mặt đen tối, tiêu cực của cuộc sống hiện tại, thậm chí xun tạc,
bóp méo lịch sử hoặc bị các thế lực thù địch lôi kéo, đã sáng tác và truyền bá các
tác phẩm độc hại, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và đất nước... Tình trạng
nghiệp dư hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp có chiều hướng
tăng lên”.
Những đánh giá, nhận định của Bộ Chính trị trong Nghị quyết 23 cách
nay đã hơn một thập kỷ về những gì mà văn học nghệ thuật chúng ta đã làm
và chưa làm được đến hơm nay vẫn cịn ngun giá trị. Đặc biệt là tình trạng
lệch chuẩn và loạn chuẩn. Sự loạn chuẩn và lệch chuẩn ấy trước hết biểu hiện
ở khía cạnh tư tưởng chính trị.
Cụ thể trong vịng ít năm trở lại đây, xuất hiện nhiều tác giả trẻ khởi
dựng lên những truyện ngơn tình đầy ủy mị, khổ đau trong tình yêu và hạnh
phúc lứa đôi, khiến cho nhiều bạn trẻ nhìn cuộc đời và tình u chỉ tồn một
màu xám xịt. Hay là những thước phim ca nhạc - những thước phim do ai
cũng có thể xây dựng và đăng tải được về những “giang hồ mạng” được lan
truyền, thu hút nhiều lượt xem trên mạng xã hội, làm một bộ phận thanh thiếu
niên bị ảnh hưởng tiêu cực, mất phương hướng trong cuộc sống.
Sản phẩm nghệ thuật sẽ không có giá trị nếu như người nghệ sĩ chỉ tập
trung vào cái tơi nhỏ bé và ích kỷ của mình. Những tác phẩm cổ súy cho bạo lực,
văn hóa phẩm đồi trụy... sẽ làm thui chột hy vọng của con người, biến con người
trở thành nô lệ cho bản năng, cái ác và cái xấu xa. Ở Việt Nam, trong thời gian
gần đây, một số nghệ sĩ đã đi vào con đường đó nhằm phơ trương, đánh bóng tên
tuổi của mình. Mạng xã hội cùng với cơng nghệ lăng - xê hiện đại đã tô vẽ một
số nghệ sĩ như “một phát hiện” nhưng không thể che đậy được bản chất của vấn
đề.
2.2.2. Phương hướng phát triển hoạt động sáng tạo nghệ thuật tại Việt Nam
15
Trong quy luật của văn hóa nói chung và nghệ thuật nói riêng, sáng tạo
thuộc về cá nhân nhưng những sáng tạo đó chỉ có ý nghĩa khi được cộng đồng
thừa nhận giá trị. Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng là mối liên hệ giữa
sáng tạo và lưu giữ. Sẽ khơng có một tác phẩm nghệ thuật nào có giá trị thực sự
mà lại khơng được cộng đồng chấp nhận. Ngược lại, dù nghệ sĩ có sáng tạo ra
bao nhiêu tác phẩm đi nữa mà không đi vào tâm thức cộng đồng, không phản
ánh tâm tư, nguyện vọng người dân thì cũng trở nên vơ nghĩa và bị đào thải.
Thực tiễn nghệ thuật thế giới đã chứng minh điều đó khi có nhiều tác phẩm nghệ
thuật bất hủ đã được công chúng và cộng đồng lưu giữ như một tài sản chung.
Tại Hội nghị Văn hóa tồn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Trên cơ sở khẳng định lại quan
điểm xuyên suốt của Đảng là văn hóa phải được đặt ngang hàng với chính trị,
kinh tế, xã hội, “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Tổng Bí thư chỉ rõ những nhiệm vụ cần
thực hiện hiệu quả để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền
văn hóa của dân tộc. Tổng Bí thư cũng chỉ rõ những giải pháp xây dựng, phát
triển văn hóa trong thời gian tới.
Như vậy Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương, đường lối, định hướng
phát triển nền văn học nghệ thuật nước nhà. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào thái
độ chủ quan của những người sáng tác.
Để có thể sáng tạo ra và bảo vệ những tác phẩm văn học nghệ thuật có
giá trị trên tinh thần dân tộc và hiện đại, trước hết các văn nghệ sĩ cần phải
quán triệt một cách sâu sắc, toàn diện và triệt để tinh thần của Nghị quyết 23
nói trên và bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, rồi
chuyển hóa tinh thần ấy vào trong tác phẩm và cơng trình nghiên cứu về văn
học nghệ thuật của mình, tránh chạy theo thị hiếu thấp kém của một bộ phận
công chúng, cũng như chạy theo những mối lợi về kinh tế trước mắt mà bẻ
cong giá trị văn học nghệ thuật dân tộc và hiện đại. Không thể nhân danh bất
cứ cái gì mà quay lưng lại với cộng đồng, đất nước, dân tộc, với đại bộ phận
cơng chúng có thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, tiến bộ.
Mở cửa nền kinh tế và hội nhập quốc tế và khu vực là tiền đề để chúng
ta mở cửa giao lưu và tiếp biến văn hóa một cách chủ động có chọn lọc những
yếu tố phù hợp với đặc tính và truyền thống văn hóa dân tộc về tâm lý, đạo
đức cũng như những thuần phong mỹ tục đầy tinh thần nhân văn của ơng cha
ta gây dựng bao đời nay mới có được.
16
Muốn có những tác phẩm có giá trị về tư tưởng và thẩm mỹ, cũng như
những giá trị khác trong hệ giá trị văn học nghệ thuật dân tộc và hiện đại, trước
hết cần phải phát huy nội lực từ phía bản thân mỗi người nghệ sĩ trên tinh thần
suốt đời đồng hành cùng đất nước, dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở ấy mới tính đến
câu chuyện tiếp thu những tinh hoa của văn học nghệ thuật thế giới. Nếu không
xác định được như vậy, trong khi tiếp thu tinh hoa của nhân loại, người nghệ sĩ rất
có thể mang cả những điều tiêu cực của các nước khác đem về mà cứ tưởng đấy là
đang tiếp thu những tinh hoa văn hóa và văn học nghệ thuật của nhân loại.
17
KẾT LUẬN
Bên cạnh hoạt động tạo ra của cải vật chất thì những hoạt động tạo ra
giá trị tinh thần như sáng tạo nghệ thuật có vai trị rất quan trọng. Hoạt động
sáng tạo nghệ thuật góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự
phát triển toàn diện của con người.
Trước thực tế khách quan nước ta ngày càng mở rộng quan hệ với bạn
bè quốc tế, công nghệ và Internet phát triển nhanh, chúng ta càng có điều kiện
để tiếp xúc, giao thoa văn hóa. Tuy nhiên, có tình trạng xuất hiện một số tác
phẩm nghệ thuật chạy theo thị hướng có phần tiêu cực, nhấn mạnh chức năng
giải trí, những biểu hiện cực đoan, đen tối, thậm chí xun tạc, bóp méo.
Nhận thức, hiểu được những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, cụ thể qua cặp phạm trù nội dung - hình thức, để từ đó vận dụng
nghiên cứu quy luật vận động, phát triển của nghệ thuật, mang lại những tác
phẩm có giá trị cao. Đây sẽ là cơng cụ phân tích, giáo dục, định hướng mọi
hoạt động văn hóa nghệ thuật ở nước ta theo hướng phát triển dân tộc, hiện
đại, nhân văn, tạo cơ sở lý luận đúng đắn để xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Giáo trình Triết học Mác - Lênin”, Nxb Chính
trị quốc gia sự thật năm 2021.
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, “Giáo trình Mỹ học Mác Lênin”, NXB Chính trị quốc gia năm 2006.
19