Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Đề cương 64luat1 cho mn tham khao ve ki nang mem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.12 KB, 27 trang )

1. Anh chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề dưới đây và đưa ra lí
lẽ ,dẫn chứng thuyết phục .
Có người cho rằng : “sự tự tin là điều kiện tiên quyết giúp bạn thành công”

5 ý chính:
+) Sự tự tin là gì, tự tin đóng vai trị quan trọng trong thành cơng.
+) Đón nhận lời khen.
+) Học cách giao tiếp bằng ánh mắt.
+) Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực.
+) Luôn tự nhủ bản thân.

Mở đầu :
- Thể hiện quan điểm của mình khi nghe ý kiến trên : Đồng ý với quan điểm trên là
đúng
- Lý do đồng ý/không đồng ý : Đồng ý vì sự tự tin chính là chìa khóa quan trọng
dẫn đến sự thành cơng.

Thân bài :
- Giải thích “SỰ TỰ TIN” là gì: Sự tự tin là tin tưởng vào bản thân, tin vào khả
năng và hành động của chính mình. Cắt nghĩa cụ thể, có thể hiểu “tự” là chính bản
thân mình. Cịn “tin” chính là niềm tin, sự tin tưởng.
- Vì sao “ SỰ TỰ TIN” là “ĐIỀU KIÊN TIÊN QUYẾT DẪN ĐẾN SỰ THÀNH
CÔNG”: Lý do đơn giản là vì khi ta có được SỰ TỰ TIN thì chúng ta sẽ có thể
làm tất cả mọi việc .Để có thể làm những việc lớn thì sự tự tin là điều quan trọng
nhất .Bản thân chúng ta phải biết tin tưởng chính mình thì khi đó mới có được lòng
tin của người khác.
-Những thực tiễn ở trong cuộc sống : Khi ta tự tin thể hiện quan điểm ý kiến riêng
của bản thân sẽ giúp cho chúng ta tạo được thiện cảm với người khác . Từ đó mọi
người sẽ cảm thấy bạn mạnh dạn,thoải mái,hòa đồng với tất cả moị người xung
quanh, họ sẽ có thiện cảm và yêu quý bạn hơn,giúp bạn có nhiều mối quan hệ hơn
trong cuộc sống,cơng việc,tình cảm,...


-Những cách giúp cho chúng ta có được “SỰ TỰ TIN “ :
+)Đón nhận lời khen:Cách phản ứng tốt nhất đến lời khen mà người khác dành
tặng cho bạn chính là mỉm cười chân thành và nói: “Cảm ơn bạn!”. Tuyệt đối
đừng cho rằng người khác chỉ đang cố gắng nịnh hót mình mà hãy nghĩ rằng ở bạn
có điều gì đó tuyệt vời thu hút họ.
+)Học cách giao tiếp bằng ánh mắt: khi bạn nói chuyện giao tiếp với người khác
mà khơng dám nhìn thẳng vào họ đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu tự tin .
Hãy giao tiếp với họ bằng ánh mắt bởi khi nhìn vào mắt bạn họ sẽ thấy đc bạn là
người tự tin,có dủ khả năng giao tiếp và truyền tải đc những gì mà bạn muốn diễn
đạt.


+)Loại bỏ những suy nghĩ tiểu cực:Khi bạn tự phân tích và xử lý được những suy
nghĩ tiêu cực của chính mình tự khắc sự tự tin được tăng lên và dĩ nhiên cuộc sống
sẽ trở nên thoải mái hơn rất nhiều.
+)Luôn tự nhủ với bản thân:Đôi khi, thứ khiến chúng ta cảm thấy không tự tin, lại
xuất phát từ chính suy nghĩ của bản thân. Chúng ta thường chỉ tập trung vào những
suy nghĩ rằng chúng ta không làm được và để mặc nó thống trị suy nghĩ, làm giảm
khả năng sáng tạo, làm việc so với năng lực thực tế. Khi những suy nghĩ này xuất
hiện, hãy thay đổi góc nhìn, và tự nhủ - “Mình có thể làm được. Khơng gì là khơng
thể nếu ta nỗ lực hết mình".
+)Đừng so sánh bản thân mình với người khác:Để ngăn bản thân so sánh, hãy ln
nhắc nhở mình về những thành công trong cuộc sống, những thành tựu mà bạn đã
có được.
Kết bài:
- Tóm tắt lại tầm quan trọng của “SỰ TỰ TIN” : giúp ta có đc nhiều mối quan
hệ,tự tin thể hiện cá tính của bản thân,mạnh dạn thể hiện và làm những điều mình
muốn, tự tin là chìa khóa then chốt dẫn đến sự thành cơng.
-Liên hệ bản thân : là một tân sinh viên mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học ,
em thấy việc giao lưu,tiếp xúc với những người bạn mới ,những mối quan hệ mới

là điều khó có thể tránh khỏi ,vậy nên em nghĩ ai trong chúng ta cũng cần có sự tự
tin . Sự tự tin sẽ giúp cho mỗi cá nhân đạt đc những điều chúng ta mong muốn một
cách dễ dàng hơn, thuận lợi hơn trong mọi mối quan hệ. Không chỉ ở hiện tại mà
tương lai về sau sự tự tin vẫn mãi là mộếu tố quan trọng trong cuộc sống,sự
nghiệp. t y
2. Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề dưới đây và đưa ra các lí
lẽ,
dẫn chứng thuyết phục.
Có người cho rằng: người giao tiếp, thuyết trình phải ln khắc ghi câu nói
“Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng”.

3. Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề dưới đây và đưa ra các lí
lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Có người cho rằng: “Người thành công là người kiếm được nhiều tiền”.
I.

Mở bài:


II.

 Thể hiện quan điểm của bản thân về nhận định trên: Nhận định trên là
không sai nhưng cũng không hồn tồn chính xác.
 Lý do đồng ý/khơng đồng ý với nhận định: Bởi thành công với mỗi
người là một định nghĩa khác nhau, mỗi cá nhân đều có những quan
điểm riêng cho mình về hai chữ “thành cơng”. Do đó mà chúng ta
khơng thể phủ nhận quan điểm trên là sai nhưng việc nó đúng là
khơng chính xác.
Thân bài:
 Định nghĩa “thành cơng” là gì: Hiểu theo nghĩa chung nhất, “thành

công” là thành tựu, kết quả tốt đẹp mà ai cũng mong muốn đạt được
bằng chính những cố gắng, nỗ lực của mình.
 Biểu hiện của thành cơng:
+ Một em học sinh thi đỗ trường đại học mà em mơ ước.
+ Một doanh nhân kí được một hợp đồng lớn
+ Với mỗi người, thành cơng cịn được biểu hiện qua một cuộc sống
bình an, đủ đầy hạnh phúc.
 Tính đúng/sai của nhận định:
+ Khi nói đến sự thành cơng người ta hay nói đến danh vọng, vật chất,
cơng ăn việc làm, vị trí xã hội.
+ Thành cơng với người này nhưng cũng có thể là thất bại với một
người có quan niệm khác.
 Thành cơng phải xét đến đối tượng cụ thể, lĩnh vực cụ thể cả về mặt
vật chất lẫn tinh thần.
Ví dụ: Một người sở hữu những thứ tiện nghi, sang trọng, đắt tiền hay
vị trí xã hội mà nhiều người mơ tưởng thì gọi là thành cơng. Nhưng gia
đình đổ vỡ, bạn bè xa lánh thì lại là thất bại và ngược lại. Bỏ mọi mối
quan hệ, ăn thua đối với người khác cũng được gọi là thành cơng
nhưng thất bại với chính mình.
 Chính vì vậy, người thành cơng có thể là là người kiếm được nhiều
tiền, nhưng không nhất định, người kiếm được nhiều tiền là người
thành công. Người thành công là khi ta đã bỏ ra vô vàn những nỗ
lực, trải qua rất nhiều những thất bại để có thể chạm vào nó.
 Dẫn chứng: Một điển cụ thể chính là Thomas Edison. Giáo viên của
Thomas Edison nhận định rằng ông “quá chậm để học bất cứ thứ gì”
nên mẹ ơng đã quyết định cho ông nghỉ học và bà tự dạy con trai của
mình. Khơng chỉ có vậy, ơng đã sớm bị sa thải khỏi hai cơng việc đầu
tiên vì “khơng đủ năng lực”. Vậy mà, với nỗ lực của mình, ngày nay
Thomas Edison được biết đến là một trong những nhà sáng tạo vĩ đại



nhất của mọi thời đại. Thành công đã mỉm cười sau hơn 10.000 lần nỗ
lực để phát minh ra bóng đèn điện.
III.

Kết bài:
 Liên hệ bản thân: bản thân em là một tân sinh viên, vẫn còn rất non
trẻ trong cuộc sống, do đó cần phải ra sức học tập và rèn luyện, củng
cố tri thức, trau dồi kĩ năng để ngày một phát triển hơn. Bên cạnh đó
em cũng cần đặt ra cho mình những mục tiêu, chuẩn bị một hành
trang kĩ lưỡng để đến với con đường của sự thành cơng mà mình
hướng đến.
 Bài học: Thành cơng là yếu tố vô cùng quan trọng mà mỗi người ln
hướng tới trong cuộc sống. Chính bởi lẽ đó mà mỗi chúng ta đều cần
phải đặt ra cho mình những mục tiêu, thậm chí là tự đặt bản thân vào
thách thức để ngày một tốt lên trong cuộc sống, để rồi từ đó từng bước
đặt chân lên con đường dẫn đến thành cơng. Đúng như một người đã
từng nói: “Mức độ thành công được xác định không phải bởi những gì
ta đã đạt được, mà bởi những trở ngại ta đã vượt qua.”

4. Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề dưới đây và đưa ra các lí
lẽ, dẫn chứng thuyết phục:
“Dù bạn đến từ nơng thơn hay thành thị, thành công của bạn đến từ sự tự tin
và những nỗ lực” (Michelle Obama)
Mở đầu:
-Thể hiện quan điểm của mình khi nghe qua câu trên: Trong câu trên thì dù là quan
điểm
hay sự thật thì ý trên đều đúng trong mọi trường hợp.
-Lý do đồng ý/không đồng ý với câu trên: Đồng ý vì sự tự tin và những nỗ lực sẽ là
chiếc chìa khóa mở ra những cánh cửa thành cơng của chúng ta, nó ln là một

trong những đức tính cần thiết khi ta muốn thành công trong công việc
Thân bài:


-Giải thích được rằng “SỰ TỰ TIN” và “NỖ LỰC” là gì? Tự tin nghĩa là tin vào
chính bản thân mình, tin vào năng lực của bản thân mình. Dù cho thất bại có trước
mắt nhưng vẫn dấn thân tới vì tin chắc rằng mình sẽ thành cơng. Tự tin không
đồng nghĩa với tự kiêu, nếu tự tin quá đà khơng biết mình là ai con người dễ bị sa
chân vào tự kiêu. Vì vậy, cần làm rõ giới hạn của tự tin là ở đâu.
Nỗ lực là sự chăm chỉ, cống hiến, gắng hết sức mình để làm một việc gì đó, hồn
thành các nhiệm vụ, u cầu dù khó khăn hay trở ngại

-Người ‘TỰ TIN’ và “NỖ LỰC” là người như thế nào? Là người không bao giờ
ngần ngại trước bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Dù là thất bại nhưng họ vẫn xem
đó là cơ hội để dẫn đến thành công.Dù là nông thôn hay thành thị thì chúng ta vẫn
là một con người vẫn có cùng chí hướng đó chính là sự thành cơng,nên ai ai trong
mỗi chúng ta cũng cần phải có sự tự tin và nỗ lực để vượt qua chính bản thân để
chạm tới thành công.
Biểu hiện của một người TỰ TIN và NỖ LỰC:
+ Biết rõ giá trị của bản thân từ đó mà tin tưởng vào bản thân mình, dám nghĩ dám
làm, dám lăn xả hết mình với cơng việc.
+ Người tự tin sống có trách nhiệm, khơng ngại thất bại, dám đương đầu với khó
khăn, ln có ý thức và tôn trọng giá trị của người khác.\
+ Người nỗ lực sẽ đủ can đảm để vượt qua được những rào cản của cuộc sống và
đạt tới thành cơng.
-Vì sao “SỰ TỰ TIN” và “NỖ LỰC” lại ảnh hưởng đến “SỰ THÀNH CƠNG”?
Đơn giản vì khi các bạn tự tin các bạn sẽ thêm vững tin vào cuộc sống, thêm yêu
đời hơn, giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi, bi quan, chán nản, giúp ta có những lợi thế gì
tự tin trong giao tiếp thì giúp ta có thêm nhiều bạn bè, các mối quan hệ làm ăn. Tự
tin trong năng lực giúp ta theo đuổi mục tiêu một cách kiên trì khơng ngại khó.

- Trong thực tiễn:
+ Elon Musk dám đưa phi hành không gian ra thương mại, giờ ông là tỉ phú.


+ Cristiano Ronaldo vào năm 13 tuổi đã nói rằng “ tôi sẽ giỏi nhất thế giới’ khi anh
ta đang cịn vừa đá bóng vừa qt rác kiếm tiền. Và 22 năm sau, ở tuổi 35 người ta
gọi anh là “ huyền thoại.”
Bàn luận:
- Phê phán, lên án những con người thiếu tự tin dẫn đến tự ti, mặc cảm dễ thất bại
trong cuộc sống. Ngược lại với tự tin là nhút nhát, khơng tự tin thì sẽ mang lại
những thất bại, hay thiệt thịi gì cho bản thân chúng ta. Những người khơng tự tin
thì chắc chắn sẽ khơng bao giờ thành công được bởi họ luôn lo sợ thất bại, khơng
dám tin vào khả năng của chính mình, và cũng sẽ không bao giờ dám tin vào khả
năng của người khác.
Sự tự tin là vô cùng cần thiết đối với con người chúng ta. Nếu khơng có sự tự tin
thì con người chỉ giống như một con rùa rụt đầu ở trong mai của mình khơng thể
nhìn thấy hào quang của sự thành công.

- Phê phán những con người quá tự tin dẫn đến kiêu căng, ngạo mạn dễ gây mất
tình cảm ở mọi người xung quanh.

-Những thứ giúp cho ta tạo “SỰ TỰ TIN” và luôn “ NỖ LỰC” trong cuộc sống
Hăng say với cái mình làm.
Ln chủ động trong mọi tình huống.
Chấp nhận thất bại, khơng ngại khó khăn.
Hãy ln có thái độ cầu thị, ham học hỏi.
Nhà trường cũng cần tạo mơi trường khuyến khích.


Gia đình có điều kiện có thể cho con tham gia các lớp kỹ năng phù hợp với khả

năng và đam mê và lứa tuổi của con em
Khơng ngại khó khăn thử thách,dám đương đầu với nó
Học hỏi và trau dồi bản thân

KẾT:
-Tóm tắt lại tầm quan trọng của “SỰ TỰ TIN” và “NỖ LỰC”: – “Tự tin chưa chắc
đã mang lại thành cơng. Nhưng khơng tự tin thì chắc chắn là bạn sẽ thất bại”, Giúp
ta phát triển thêm về các mối quan hệ trong cuộc sống, khiến bản thân tự tin, linh
hoạt, cịn đối phương thì tin tưởng, quan tâm, mở lòng với ta.
-Liên hệ với bản thân: là một tân sinh viên mới bước chân vào trường, em nghĩ
rằng việc gặp những người bạn mới, môi trường mới là một điều không thể tránh
khỏi, vậy nên em nghĩ không chỉ riêng em mà ai ai cũng cần phải trang bị cho
mình kỹ năng tạo SỰ TỰ TIN và NỖ LỰCgiúp cho chúng ta không chỉ trong quan
hệ giao tiếp mà có khi cịn giúp cho chúng ta ở tương lai về gia đình, sự nghiệp,…
5. Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề dưới đây và đưa ra các lí
lẽ,
dẫn chứng thuyết phục.
Có người cho rằng: “Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế
giới sẽ mở ra cho bạn”.
Mở bài:
- Bày tỏ quan điểm của mình và nêu lý do đồng tình/khơng đồng tình khi đọc qua
câu nói trên : Đồng tình với ý kiến trên . Bởi vì , đọc giúp ta tiếp nhận được nhiều
thông tin , hiểu được nhiều điều về thế giới xung quanh.
Thân bài :
- Trước tiên, cần hiểu đọc là gì? :


+ Đọc là quá trình ta tiếp nhận ý nghĩa thông qua việc giải mã các biểu tượng như
chữ viết , con số , kí hiệu ...
+ Đọc có thể phát ra thành tiếng , thành lời theo một bản viết có sẵn ; qua một bản

vẽ mơ hình , sơ đồ hay đọc suy nghĩ người khác – thấu hiểu điều người khác muốn
nói qua sự quan sát ánh mắt , cử chỉ ....
- Tại sao “ biết cách đọc “ lại liên quan đến thế giới của bạn sẽ rộng mở hay
không?:
+ Biết cách đọc là khi bạn biết tìm hiểu và chọn lọc ra những phương pháp đọc
hiệu quả , biết xác định được mục đích đọc . Khi có mục đích bạn sẽ tập trung vào
phần cần tiếp nhận , tránh được trường hợp đọc tràn lan , tốn thời gian và công
sức .
+ Lượng thông tin ta tiếp nhận khi đọc sách là vô vàn nên thế giới của bạn có sáng
rạng hay tối tăm đều tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn cách đọc.
- Nêu ra một số dẫn chứng thuyết phục như :
Khi bạn đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du , bạn sẽ tìm hiểu về cuộc đời nàng Kiều
và cốt truyện . Từ đó , bạn đào sâu để biết về văn hóa , phong tục , tập quán , lễ
nghi của thời xưa . Đồng thời , thấu hiểu với những bất công của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến...
- Những phương pháp đọc sách đúng cách :
+ Xác định mục đích đọc : Xem xét xem ta cần những thông tin , kiến thức về lĩnh
vực nào để
tránh được việc đọc lan man , tốn thời gian và công sức .
+ Đọc thực sự ( đọc sâu ) : Đọc kĩ , khơng đọc hời hợt để có thể nắm rõ vấn đề .
+ Tích cực tư duy khi đọc : Cần đối chiếu , so sánh kiến thức sách vở với những gì
ta biết để có cái nhìn mới hơn , tổng thể và bao quát hơn.

+ Rèn một số kỹ năng đọc : Lựa chọn thời điểm và thời gian đọc , điều chỉnh tốc
độ đọc...
+ Ghi chép : Note lại khoa học những điều đã đọc nếu nó phục vụ cho học tập ,
cơng việc hay giúp ích bạn trong đời sống .


- Bên cạnh đó , cần đưa ra mặt tiêu cực ( lật ngược vấn đề ) và đưa lời khuyên :

+ Phê phán những người dành quá nhiều thời gian vào việc lướt web hay quá chăm
chú vào những trị chơi vơ bổ mà qn đi việc đọc sách viết .
+ Khơng phải những gì có trong sách sẽ có trên mạng.Vì vậy , mỗi người nên bỏ
chút thời gian rảnh cầm lấy một cuốn sách vừa để rèn kỹ năng đọc,vừa có thể hạn
chế việc sử dụng internet quá nhiều.
Kết Bài :
- Tóm tắt nội dung : Tầm quan trọng của việc đọc là rất cần thiết . Nó giúp ta phát
triển mặt tư duy , cải thiện được lượng kiến thức còn đang rỗng cũng như mở mang
tri thức , khám phá thế giới rộng mở bên ngoài kia .
- Liên hệ bản thân : Là một sinh viên ngành Luật , việc đọc các văn bản hay điều
luật là một điều cần thiết . Em nghĩ không chỉ riêng em mà sinh viên nào cũng cần
trang bị mình những kiến thức phục vụ cho học tập và làm việc, vậy nên hãy rèn
kỹ năng đọc nhiều hơn . Đọc sách cũng là một hướng giải quyết tích cực cho một
ngày làm việc , học tập căng thẳng .
6. Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề dưới đây và đưa ra các lí
lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Có người cho rằng: “Một người nói hay không bằng một người lắng nghe
tốt”.
Mở đầu:
-Thể hiện quan điểm của mình khi nghe qua câu trên: Dù ở bất cứ trường hợp nào,
một người giỏi lắng nghe vẫn sẽ ghi điểm trong mắt mọi người hơn.
-Lý do đồng ý/ khơng đồng ý với câu trên: Đồng ý vì giao tiếp khơng chỉ đơn giản
là biết cách nói, giao tiếp hiệu quả địi hỏi cả hai kỹ năng nói và biết lắng nghe.
Lắng nghe là chìa khóa để mở cánh cửa tâm hồn mỗi người, một yếu tố kỳ diệu
giúp con người tạo dựng được mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc.
Thân bài:
-Giải thích “ Lắng nghe “ là gì:
+ Lắng: Là trạng thái mà ở đó mọi thứ chậm lại, chìm xuống khơng cịn sơi nổi
như lúc đầu. Lắng còn sử dụng như một từ để chỉ sự yên tĩnh.



+ Nghe: Là quá trình thu nhận âm thanh phát ra từng xung quanh thông qua tai.
Đôi khi nghe cũng được sử dụng để biểu thị sự thấu cảm, cảm nhận.
-> Lắng nghe là quá trình tập trung tiếp nhận âm thanh một cách chủ động có chọn
lọc, đi kèm với phân tích thơng tin và đưa ra phản hồi thích hợp với những gì họ
tiếp nhận.
-Vai trị của kỹ năng lắng nghe:
+ Trong cuộc sống: Biết lắng nghe giúp cho ta có thể phát triển các mối quan hệ,
mở rộng vịng bạn bè của mình. Vì trong giao tiếp, ai ai cũng mong muốn được
người khác lắng nghe, bày tỏ tâm trạng. Vì thế, có khả năng lắng nghe tốt sẽ giúp
ta tiếp câu chuyện của họ hiệu quả hơn giúp cho cuộc giao tiếp thành công hơn.
+ Trong cơng việc: Dù làm việc ở vị trí nào, cơng việc nào đi nữa thì khả năng lắng
nghe đều rất quan trọng, giúp ích cho ta trong q trình làm việc. Lắng nghe không
chỉ giúp học hỏi kinh nghiệm, thấu hiểu thêm về tâm tư tình cảm, tính cách, sở
thích của đồng nghiệp, khách hàng và những người xung quanh mà còn là cơ sở để
đưa ra những ý tưởng để giải quyết vấn đề, xử lý tình huống nhanh chóng.
-Ý nghĩa của việc lắng nghe:
+ Lắng nghe: giúp tạo sự tôn trọng giành cho đối phương, khi ta biết lắng nghe
những gì đối phương nói bằng sự tơn trọng, tự nguyện, vui vẻ sẽ giúp tạo sự thiện
cảm của đối phương giành cho ta, dù cho đó là lần đầu gặp mặt. Đặc biệt là đang ở
thời điểm người ấy muốn giãi bày tâm sự hay trình bày một ước muốn, một suy
nghĩ, hoặc là một bản thuyết trình.
+ Lắng nghe: giúp tiếp nhận được các thông tin một cách rõ ràng, xác thực. Việc
‘’lắng nghe” giúp ta xử lí cơng việc một cách nhanh chống, tiếp thu được tất cả
những gì đối phương muốn trao đổi với chúng ta
+ Lắng nghe: còn giúp ta rèn luyện được khả năng nhẫn nại, biết dừng lại, lắng
nghe người khác, giúp ta giải quyết xung đột hiệu quả hơn. Đồng thời, nó cịn thể
hiện sự mong muốn hợp tác kế nói giữa bạn và đối phương.
-Làm thế nào để lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả?
+ Lắng nghe chủ động: Bạn hãy nhớ là mình đang lắng nghe chứ khơng phải đang

nghe. Hãy hướng tất cả sự chú ý của mình vào người nói và có hành động để thể
hiện cho họ thấy bạn đang quan tâm đến vấn đề họ nói, họ trình bày.


+ Kỹ năng tập trung: Tập trung vào cuộc trò chuyện là yếu tố hàng đầu góp phần
thành cơng trong kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Chỉ khi bạn tập trung vào cuộc nói
chuyện giữa hai người, chúng ta mới có thể hiểu một cách rõ ràng những gì người
đối diện muốn nói và đưa ra lời khuyên đúng lúc.
+ Kỹ năng đặt câu hỏi: Ở thời điểm thích hợp, trong cuộc trị chuyện thì đặt câu hỏi
là cách để xác nhận lại thông tin cũng như thể hiện ta đã lắng nghe họ nói. Tuy
nhiên, cần chú ý kỹ năng đặt câu hỏi thơng minh chính là khơng cắt ngang mạch
cảm xúc của người nói, chỉ đặt câu hỏi khi thật sự thích hợp, thời điểm thích hợp.
+ Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện thành ý với người đối diện: Đây là cử chỉ tự
nhiên của mỗi người, được tập luyện qua thói quen như mặt đối mặt, ngồi đối diện
và nhìn họ. Tuyệt đối khơng khoanh tay trước ngực, không quay mặt đi chỗ khác
khi đang giao tiếp với người khác.
Kết bài:
-Tóm lại tầm quan trọng của “ một người nói hay khơng bằng một người lắng nghe
tốt”: Lắng nghe là một vấn đề vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nó khơng chỉ
giúp cho bản thân hòa hợp với những tâm hồn khác cũng như rút ra được những
bài học cho bản thân mình mà nó cịn giúp cho những người chia sẻ với mình họ
cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn. Mỗi người hãy bớt đi cái tơi của mình một
chút, cố gắng lắng nghe người khác để khiến cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.
-Liên hệ bản thân: là một tân sinh viên mới bước chân vào trường, em nghĩ rằng
việc lắng nghe tốt không chỉ em mà ai trong chúng ta cũng cần rèn luyện kĩ năng
này để giúp chúng ta học hỏi và tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới, giúp chúng ta
có thêm nhiều mối quan hệ giao tiếp mới và khiến mọi người xung quanh trở nên
yêu quý và thoải mái khi ở cạnh ta.
7. Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề dưới đây và đưa ra các lí
lẽ,

dẫn chứng thuyết phục.
Có người cho rằng: “Lắng nghe nhiều thêm khơn ngoan, nói nhiều thêm hối
hận”.
MỞ ĐẦU:
 Bày tỏ quan điểm, khẳng định vấn đề:
Đối với cá nhân em, quan điểm trên là hoàn toàn đúng.


 Lý do đưa ra quan điểm trên:
- Một người khơn ngoan, họ sẽ ln lắng nghe, tìm thấy cho mình những điều
bổ ích từ người khác.
- Những kẻ ngu ngốc nói nhiều, họ khơng biết suy nghĩ thấu đáo trước khi nói
mà chỉ biết đắm chìm trong những lời xu nịnh.
THÂN BÀI:
 Giải thích vế “ Lắng nghe nhiều thêm khôn ngoan ”:
“ Lắng nghe nhiều thêm khôn ngoan ” đồng nghĩa với việc biết thêm nhiều điều
mới mẻ. Không phải học đâu xa mà chỉ cần lắng nghe chúng ta cũng có thể nắm
bắt, thu thập được các thơng tin. Từ đó, tương tác qua lại và đưa ra những phản hồi
thích hợp cho người tiếp nhận.
 Ý nghĩa vế “ Lắng nghe nhiều thêm khôn ngoan ”:
- Lắng nghe để rút ra được những bài học đắt giá về cuộc sống và tình người.
- Lắng nghe để tạo sự găn kết trong công việc và giải quyết xung đột hiệu quả
hơn.
- Lắng nghe để có thể chia sẻ và thấu hiểu, thể hiện sự tôn trọng đối với đối
phương.
- Lắng nghe để nâng cao kỹ năng giao tiếp; tạo dựng, phát triển thêm các mối
quan hệ.
=> Lắng nghe là một kỹ năng đáng học hỏi.
 Dẫn chứng “ Lắng nghe nhiều thêm khôn ngoan ”:
- Các sinh viên trong những tiết học nếu họ tập trung lắng nghe giảng viên

giảng dạy thì chắc chắn một điều rằng các bạn sẽ được mở mang và trau dồi thêm
được những kiến thức mới mẻ.
- Trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sapa ”, việc lắng nghe lời tâm sự của anh thanh niên
mới khiến chúng ta cảm nhận được cái đẹp trong tâm hồn anh: vừa nhân hậu,
khiêm tốn, lại có sự cầu tiến trong cơng việc. Nếu khơng có sự lắng nghe thì dường
như chúng ta sẽ bỏ lỡ qua một tấm gương mẫu mực đáng để học hỏi này.

 Giải thích vế “ Nói nhiều thêm hối hận ”:


Lời nói đơi khi như hàng ngàn mũi kim đâm xuyên vào trái tim khiến cho con
người ta tổn thương nhiều chút ở trong lịng. Như các cụ đã nói: “Uốn lưỡi 7 lần
rồi nói”, vì vậy chúng ta cần suy nghĩ trước khi nói. Việc nói nhiều rất dễ phạm
vào các lỗi trong giao tiếp thậm chí cịn dễ xúc phạm đến người khác. Một khi nói
q nhiều thì lời nói sẽ trở nên nơng cạn khiến cho người tiếp nhận mất niềm tin
vào bạn.
=> Nói nhiều là một cái dại khiến ta thêm hối hận.
 Dẫn chứng “ Nói nhiều thêm hối hận ”:
Trong những cuộc trị chuyện hàng ngày, ai trong chúng ta cũng phải nghe
những chuyện rất tào lao và tự lọc để tìm ra thơng tin thực sự quan trọng, như việc
đãi cát tìm vàng. Nếu bạn nói nhiều, hầu hết những chuyện bạn nói đều là “cát” –
những điều vớ vẩn. Và cho đến khi bạn nói đến “ vàng” – những điều quan trọng,
mọi người thường có xu hướng nghĩ rằng bạn đang nói vớ nói vẩn.
=> Tiếng nói khơng cịn sức nặng.
 Tác hại “ Nói nhiều thêm hối hận ”:
- Nói nhiều làm cho vấn đề trở nên rối rắm, khó hiểu hơn.
- Nói nhiều làm lời nói bị mất đi giá trị, khiến người ngoài mất đi niềm tin vào
bạn.
- Nói nhiều chưa bao giờ là cách gây dựng mối quan hệ tốt, ngược lại còn khiến
nhiều người chán ghét.

=> Nói nhiều là một thói xấu cần được hạn chế.
KẾT LUẬN:
Tổng kết lại:
- Việc lắng nghe là một kỹ năng hết sức quan trong và cần thiết trong cuộc
sống. Vì vậy hãy cố gắng rèn luyện và cải thiện nó một cách tốt nhất.
- Ngược lại, việc nói nhiều chưa bao giờ được coi là một cá tính thay vào đó nó
được coi là một tật xấu trong cuộc sống gây ra những hậu quả khơng đáng có.
Vì vậy ta cần phải học cách tiết, đồng thời biết nhắc nhở, tuyên truyền nhau về
tác hại của tật nói nhiều qua câu nói: “ Lắng nghe nhiều thêm khơn ngoan, nói
nhiều thêm hối hận ”.
8. Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề dưới đây và đưa ra các lí
lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Có người cho rằng: “Ấn tượng ban đầu quyết định sự thành công của cuộc
giao tiếp”.


Em hồn tồn đồng tình với ý kiến ‘’ Ấn tượng ban đầu quyết định sự thành
công của cuộc giao tiếp ‘’.
Bởi, đối với em, ấn tượng ban đầu là hình ảnh của đối tượng giao tiếp được
hình thành trong cuộc gặp mặt đầu tiên. Ngoài ra, ấn tượng giao tiếp khơng chỉ là
trang phục, phụ kiện mà nó cịn là ánh mắt, cử chỉ, nụ cười, dáng điệu, thái độ của
đối tượng giao tiếp. Sau đó, chúng ta có thể đưa ra các quan điểm, nhận xét, nhận
định của mình về đối tượng giao tiếp đó.
Ấn tượng ban đầu có ý nghĩa rất lớn để quyết định sự thành công trong mọi
cuộc giao tiếp. Nếu như chúng ta tạo được ấn tượng tốt với người khác thì đó cũng
đã được coi là một phần thuận lợi cho lần gặp gỡ tiếp theo và ngược lại. Khi đó, ta
sẽ rất khó có thể xóa được ấn tượng xấu đó. Nó định hướng và là cơ sở cho việc
tìm kiếm những thông tin về đối tượng trong những cuộc giao tiếp. Chỉ cần ta tạo
cho đối phương sự thoải mái và cái nhìn thiện cảm, tích cực là ta đã thành cơng
trong giao tiếp.

Có rất nhiều cách để giao tiếp hiệu quả và rất đơn giản mà nhiều người đã sử
dụng thành cơng, đó là hiệu ứng cơ thể, ngơn ngữ nói và giao tiếp bằng mắt,…
Ngồi việc ta phải lựa chọn những trang phục phù hợp, thái độ hòa nhã thì những
cách trên cũng bổ sung rất nhiều vào sự thành cơng của cuộc giao tiếp đó.
Khơng dễ gì mà nhân dân ta thời nay có câu: ‘’ Mất 4 phút để tạo ấn tượng
ban đầu nhưng phải mất năm năm để xóa đi ấn tượng đó. ‘’ thực đúng như vậy.
Đối với thế hệ thời đại mới, họ cần làm chủ cuộc sống, cần có kĩ năng giao tiếp cơ
bản nhất, ấn tượng ban đầu là cửa ngõ quan trọng trong giao tiếp và là điều kiện
thuận lợi để phát triển một mối quan hệ lâu dài. Ở mọi thời đại, mọi xã hội, giao
tiếp ứng xử của người với người diễn ra liên tục trong đời sống, công việc, xã hội.
Trên thực tế, có nhiều người, bạn chỉ cần ‘’ nhìn ‘’ họ trong lần đầu gặp gỡ
đã cảm thấy có thiện cảm, tức là lúc ấy họ đã thành công tạo được ấn tượng tốt với
bạn qua trang phục hoặc thái độ hòa nhã của họ. Hay như trong khi bạn đi phỏng
vấn xin việc ở một cơng ty nọ, bạn thể hiện được năng lượng tích cực, một thái độ
ham học, một nụ cười tự tin khiến họ thoải mái giao tiếp với bạn thì lúc đó, bạn
cũng đã thành cơng khi tạo được ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng. Hoặc như
trong trang phục, giày thể thao không thể đi với áo bà ba. Bản thân em cũng đã
từng bị sốc ấn tượng ban đầu khi đi gặp một bạn khác giới lần đầu tiên. Trong khi
em chọn mặc trang phục lịch sự và đi giày, bạn ấy lại trái ngược với em, ăn mặc rất
lơi thơi và đi dép, ln nhìn điện thoại và với 1 thái độ rụt rè khơng nhìn thẳng vào
mắt em khi nói chuyện. Và với ấn tượng ban đầu như vậy nên em quyết định
khơng có cuộc gặp gỡ tiếp theo và bạn nam ấy đã không thành công trong ấn tượng
ban đầu khi giao tiếp.


‘’ Ấn tượng ban đầu là chìa khóa thành cơng của mọi cuộc giao tiếp.’’ Đây
cũng là một kĩ năng sống. Khi đang là một sinh viên năm nhất, em đã đang và sẽ tự
trau dồi kĩ năng giao tiếp, học tập thêm về cách gây ấn tượng ban đầu từ các thế hệ
đi trước, những người thành công trong cuộc sống,… để có thể tự tin thành cơng
trong các cuộc giao tiếp tương lai.

9. Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề dưới đây và đưa ra các lí
lẽ,
dẫn chứng thuyết phục.
“Kỹ năng giao tiếp là một cơng cụ quan trọng trong cuộc hành trình theo đuổi
mục
tiêu, dù là với gia đình, đồng nghiệp hay khách hàng của bạn” (Les Brown)
Mở đầu:
- Theo em thì quan điểm trên là hồn tồn đúng đắn.
- Vì kĩ năng giao tiếp sẽ giúp chúng ta có được sự yêu mến của mọi
người xung quanh từ đó đi đâu, làm gì cũng gặp thuận lợi.
Thân bài:
- Giải thích: Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện
ngôn ngữ nói hoặc ngơn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến,
cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục.
- Vì sao kĩ năng giao tiếp lại giúp ta trong hành trình theo đuổi
mục tiêu: Tỷ phú Warren Buffett đã nói “Muốn đi nhanh hãy đi
một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, và để có những người
bạn đồng hành tuyệt vời trong cuộc hành trình của mình thì chúng
ta phải có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể kết nối được với họ và
cùng nhau hướng đến mục tiêu cuối cùng.
- Những thực tiễn trong cuộc sống: Từ xin việc đến thăng tiến, từ
tình yêu đến hôn nhân, từ tiếp thị cho đến đàm phán, từ xã giao đến
làm việc... không thể không cần đến kĩ năng giao tiếp. Kĩ năng


giao tiếp tốt thì đi đâu, làm gì cũng gặp thuận lợi. Khơng có kĩ
năng giao tiếp thì bốn bề đều là trở ngại, khó khăn.

- Như thế nào là người có kĩ năng giao tiếp tốt: Người có kĩ năng
giao tiếp tốt khơng nhất định là phải nói nhiều, quan trọng là phải

nói đúng trọng tâm, đúng nội dung. Và điều quan trọng là phải
nắm được vấn đề mình đang nói đến.
- Vậy làm thế nào để trở thành có kĩ năng giao tiếp tốt:
+) Đầu tiên đó là khi giao tiếp phải chân thành. Chân thành chính
là thứ ngơn ngữ hay nhất, nếu khơng chân thành thì cho dù nói
nhiều bao nhiêu, nắm được nhiều kĩ năng và phương pháp giao tiếp
đến thế nào, tất cả cũng chỉ là vơ nghĩa.
+) Tiếp theo đó là phải biết lắng nghe. Chỉ khi ta lắng nghe người
khác thì chúng ta mới biết phải nói gì, nói như thế nào. Những
người khơng biết cách lắng nghe thì khơng phải là người có kĩ
năng giao tiếp tốt nhưng người có kĩ năng giao tiếp tốt thì chắc
chắn là người biết lắng nghe.
Kết bài:

- Khẳng định lại tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp: Giúp ta
phát triển thêm về các mối quan hệ trong cuộc sống, từ đó đi đâu
làm gì cũng gặp thuận lợi.
- Liên hệ với bản thân: là một tân sinh viên mới bước chân vào
trường, em nghĩ rằng việc gặp những người bạn mới, môi trường
mới là một điều không thể tránh khỏi, vậy nên em nghĩ không chỉ


riêng em mà ai cũng cần phải trang bị cho mình kĩ năng giao tiếp
tốt, giúp cho chúng ta khơng chỉ trong hiện tại mà còn giúp cho
chúng ta ở tương lai về gia đình, sự nghiệp.
10.Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề dưới đây và đưa ra các lí
lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Trong ba yếu tố: Kiến thức, kỹ năng và thái độ, yếu tố nào quan trọng nhất
đối với sự thành công của con người?
Mở đầu:

 Thể hiện quan điểm của mình khi nghe qua câu trên: Trong câu trên,
yếu tố thái độ là quan trọng nhất đối với sự thành công của con người.
 Lý do: Vì “Tiên học lễ, hậu học văn’’ Thái độ quan trọng hơn trình độ.Vì
kiến thức hay kỹ năng bạn đều có thể trau dồi thêm trong quá trình học
tập và làm việc của mình.
Thân bài
 Giải thích được rằng “THÁI ĐỘ” là gì: Thái độ là sự thể hiện bằng lời
nói, cử chỉ hành động về những sự vật hiện tượng và con người bằng
những đánh giá, nhận xét có giá trị bao gồm về sự nhận thức, tác động và
hành vi.
 Vì sao “THÁI ĐỘ” lại “QUAN TRỌNG NHẤT ĐỐI VỚI SỰ
THÀNH CÔNG”: Trở thành một người tốt khó hơn trở thành một người
giỏi nên thái độ sống được trân quý và đánh giá là quan trọng hơn. Ép
buộc, mài dũa một người trở nên giỏi giang là điều có thể; ngược lại, việc
giúp một người trở thành người tốt thì khơng dễ trong một sớm một
chiều. Vì vậy, nếu một người có nền tảng chun mơn vững vàng nhưng
khiếm khuyết về nhân cách thì cũng rất khó để họ vững vàng mà tiến xa
hơn được.
 Những thực tiễn trong cuộc sống: Sự thăng tiến là ví dụ cho thái độ là
yếu tố quan trọng nhất để thành cơng. Đã có rất nhiều người suốt đời chỉ
giậm chân tại chỗ vì thái độ tự mãn vào kiến thức, học vấn và kinh
nghiệm của bản thân. Số khác họ chọn nhìn nhận, dấn thân và cố gắng.
Và kết quả họ ln là người tiến xa và có những thành tựu đáng tự hào.
Khi đánh giá nhân sự, các chuyên gia nhận định rằng: kiến thức chỉ
chiếm 4%, kỹ năng khoảng 26%, và có đến 70% thuộc về thái độ.
 Làm thế nào để có thái độ tốt hơn?
+ Luôn biết ơn


+ Khiêm tốn và tơn trọng người khác

+ Có trách nhiệm
+ Tích cực trong suy nghĩ
+ Ham học hỏi
+ Tính kỉ luật
Kết
 Tóm tắt: Bạn hãy ln ghi nhớ rằng trong 3 yếu tố kiến thức – kỹ năng –
thái độ thì cả 3 yếu tố đều rất quan trọng nhưng yếu tố quan trọng hơn cả
đó chính là thái độ của bạn. Thái độ của bạn trong công việc, thái độ của
bạn đối với những người xung quanh sẽ giúp bạn đi xa hơn trong sự
nghiệp của mình. Hãy cố gắng tích lũy cho mình cả 3 yếu tố, đặc biệt là
thái độ là điều bạn thực sự cần phải đặt lên hàng đầu để bạn có thể vững
bước trên con đường chinh phục đam mê và sự nghiệp của mình.
 Liên hệ bản thân: Là một tân sinh viên nhận thấy được tầm quan trọng
của “THÁI ĐỘ” đối với sự thành cơng, em sẽ ln giữ cho mình một thái
độ tốt để thành công trong cuộc sống.

Lập dàn ý với 5 gạch đầu dòng:
 Nêu quan điểm: Thái độ là quan trọng nhất đối với thành công của con
người.
 Giải thích “thái độ” là gì?
 Vì sao “thái độ” lại quan trọng nhất đối với thành công của con người.
 Nêu dẫn chứng thể hiện “thái độ” quan trọng nhất đối với thành công của
con người
 Liên hệ bản thân
11.Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề dưới đây và đưa ra các lí
lẽ,
dẫn chứng thuyết phục.
Để tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp, cần ghi nhớ câu nói của Lão Tử:
“Biết người là khơn, biết mình là sáng”.
….

12. Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề dưới đây và đưa ra các
lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.


“Hãy rèn luyện thuyết trình cho mình mỗi ngày để rút ngắn con đường đến
thành công của bạn” Warren Buffett.
Bài làm
1. Dàn ý
 Em đồng ý với quan điểm trên
 Thuyết trình là việc bạn trình bày hay diễn giải 1 vấn đề nào đó một cách bài
bản và hệ thống cho một nhóm đối tượng nhằm cung cấp thơng tin cần thiết
về vấn đề đó
 Nếu bạn khơng thể truyền đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình cho người khác
hiểu những gì bạn muốn thì bạn sẽ rất khó thành cơng.
 Ví dụ, dẫn chứng: : Barack Obama, Fidel Castro, Mather Luther King
 Làm thế nào rèn luyện thuyết trình cho mình mỗi ngày

2.Bài làm
I, Mở bài:
 Thể hiện quan điểm của mình khi nghe qua câu trên: Bản thân em đồng
ý với ý kiến trên
 Lý do đồng ý/khơng đồng ý với câu trên: Càng thuyết trình giỏi, bạn càng
dễ thuyết phục người khác. Và đó cũng là hình ảnh mà hầu hết những người
đạt đến vị trí lãnh đạo đều cần có.
II, Thân bài:
 Thuyết trình là gì ?
 Thuyết trình là việc bạn trình bày hay diễn giải 1 vấn đề nào đó một cách bài
bản và hệ thống cho một nhóm đối tượng nhằm cung cấp thơng tin cần thiết
về vấn đề đó tới người nghe.
 Tại sao việc rèn luyện thuyết trình cho mình mỗi ngày để rút ngắn con

đường đến thành công ?
 Dù bạn là ai, bạn đang làm cơng việc gì, dù bạn có kiến thức và tài giỏi
nhiều đến đâu chăng nữa, nhưng nếu bạn không thể truyền đạt cho người
khác hiểu những gì bạn muốn thì bạn sẽ rất khó thành cơng.
 Khi có kỹ năng thuyết trình tốt, bạn có thể:


 Tự tin giao tiếp trước đám đông
 Làm chủ sân khấu
 Trình bày được hết những ý tưởng độc đáo, có nhiều cơ hội thăng tiến trong
cơng việc
 Tạo được ấn tượng với người nghe, có cơ hội mở rộng mối quan hệ và phát
triển bản thân
 Những thực tiễn trong cuộc sống:
 Trong lĩnh vực chính trị những nhà thuyết trình tài ba, họ đều là những
người lãnh đạo thế giới: Barack Obama, Fidel Castro, Mather Luther King,
John Kennedy, Hồ Chí Minh…
 Trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, một giám đốc giỏi khơng chỉ là người có
tầm nhìn chiến lược, ý tưởng kinh doanh sáng tạo mà cịn phải là một người
có khả năng thuyết trình tốt, một nhà lãnh đạo có có thể làm cho nhân viên
hiểu và làm theo những chiến lược và định hướng mà người giám đốc đó đề
ra.



















Làm thế nào rèn luyện thuyết trình cho mình mỗi ngày ?
Phân tích đối tượng:
What (Cái gì) – Bạn muốn nói cái gì, bạn muốn người nghe hiểu điều gì?
Who (Ai) – Bạn sẽ thuyết trình cho ai nghe, họ có sở thích gì, họ thuộc đối
tượng nào, trình độ của họ như thế nào? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp
bạn xây dựng nội dung phù hợp cho bài thuyết trình của mình.
How (Như thế nào) – Đây là một câu hỏi khá là quan trọng, sự thành cơng
của buổi thuyết trình phụ thuộc rất nhiều vào câu hỏi này. Bạn sẽ truyền tải
thơng điệp đó đến người nghe như thế nào là tốt nhất. Sử dụng
Powerpoint,Video, hình ảnh hay kể cả những mẩu đối thoại và ngơn ngữ
hình thể của bạn
When (Khi nào) – Thời gian rất quan trọng, chọn một thời điểm phù hợp sẽ
nâng cao hiệu quả của bài thuyết trình. Hãy chú ý đến thời gian, đừng để
người nghe mệt mỏi vì bài thuyết trình quá dài của bạn.
Where (Ở đâu) – Bạn nên đến xem nơi mà mình sẽ thuyết trình trước, chuẩn
bị một số thứ cho tốt như âm thanh, máy chiếu…Hãy tưởng tượng bạn đang
đứng ở đó và chọn cho mình một vị trí thích hợp.
Lập dàn bài:
Phải đảm bảo dàn bài đó đủ bố cục 3 phần: Mở- Thân- Kết.
Đảm bảo lượng thông tin, không bị lan man

Luyện tập:
Đọc kĩ dàn bài
Tập nói thành tiếng trước gương



×