Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA CON RẢI RÁC TRÊN ĐƯỜNG CỦA HỒ ANH THÁI DƯỚI GÓC NHÌN TRÀO LỘNG - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.36 KB, 12 trang )

1
TIỂU THUYẾT
NHỮNG ĐỨA CON RẢI RÁC TRÊN ĐƯỜNG CỦA HỒ ANH THÁI
DƯỚI GĨC NHÌN TRÀO LỘNG

TS. Mai Trương Huy
TĨM TẮT
Những đứa con rải rác trên đường có chiều kích khơng gian từ bên trời Tây với cuộc sống du học
sinh, Việt kiều rồi từ miền rừng núi Trường Sơn trải dài trên từng cây số tới phố phường Hà Nội. Thời
gian trải mấy chục năm từ chiến tranh sang hòa bình, thời cải tạo tư thương qua ngăn sơng cấm chợ,
thời bao cấp đến mở cửa kinh tế thị trường. Cùng với những số phận tha hương ở xứ Tây và xứ Việt
nhiều trắc trở, những kết cục có hậu và khơng có hậu. Nghệ thuật trào lộng của tác phẩm là hiện thực
đan xen nghịch dị, huyền ảo được thể hiện qua việc tạo dựng tình huống, quan niệm nghệ thuật về con
người và giọng văn bi thương hòa trộn với giễu cợt, hài hước.
Từ khóa: tiểu thuyết, nhân vật, nghịch dị, hài hước.

THE NOVEL THE CHILD'S LAKE ROAD BY HO ANH THAI
HUMOROUS PERSPECTIVE
ABSTRACT
The children scattered on the road with space dimension from the West side of student life, and
from overseas Vietnamese Truong Son mountainous region stretches on each kilometer to the streets of
Hanoi. Time decades gone from war to peace, the renovation of the traders through closed door, the
subsidy to open market economy. Along with the fate of exile in the land of Western and Vietnamese
origin with troubles and the happy ending and no defender. Art's satire works are intertwined
grotesque realism, fantasy is expressed through the creation of situations, the concept of human art and
elegiac tone mixed with wry, humorous.
Key word: novel, characters, grotesque, humorous

1. Vài nét về tiểu thuyết Hồ Anh Thái
Hồ Anh Thái thành công cả truyện ngắn lẫn tiểu thuyết, được cơng chúng nhiệt thành
đón nhận, song tiểu thuyết mới là địa hạt thể hiện tài năng vượt trội. Anh sở hữu một giọng văn


trẻ trung, mới mẻ, ngồn ngộn chất sống và giàu khát khao khám phá. Tiểu thuyết của anh có
biên độ khám phá hiện thực đa dạng, chiều kích khơng gian và thời gian mở rộng, giọng điệu
trào lộng mới lạ, tinh tế, tài hoa và đầy cá tính. Phẩm chất trào lộng trong tiểu thuyết của anh
thể hiện ở việc nghệ thuật xây dựng tình huống, nhân vật, ngơn từ và giọng điệu trào lộng. Anh
là một nhà văn có bản lĩnh, mạnh dạn ph i bày sự thật trần tr i của hiện thực đất nước thời đ i


2
mới. Nhà văn dùng tiếng cười trào lộng để lột mặt nạ, ph i bày những vênh lệch, nhố nhăng,
hợm hĩnh và những nguy c làm tha hóa, biến dạng con người luôn tiềm ẩn trong đời sống
đư ng đại. Anh quan niệm, cuộc đời như một cái nhà cười mà khi bước vào đó, mỗi người
trong chúng ta đều phải bật cười vì những cái hài hước đáng cười. Tiểu thuyết của anh kh i gợi
ra những hạn chế mà không phải lúc nào con người cũng đủ tỉnh táo và bản lĩnh để nhận thấy
được. Cái ác, thói sùng ngoại, háo danh, thực d ng là phần tự nhiên bản năng luôn tồn tại trong
mỗi con người đư ng đại. Chỉ có điều, nó trở nên rõ nét h n trong hành vi ứng xử của con
người với cuộc sống hôm nay bề bộn, ng n ngang. Tiếng cười của anh sắc sảo, đa cung bậc,
nhiều lúc khiến người đọc phải rùng mình vì nhận thấy đấy là sự cảnh báo và thức tỉnh mạnh
mẽ. Độc giả ghi nhận ở anh có niềm tin vào con người khơng bao giờ v i cạn, điều này giúp anh
có được sự tự tin cần thiết vào ngịi bút của mình. Anh thuyết ph c được sự mến mộ của công
chúng bằng tài năng, bản lĩnh và lối tư duy sắc sảo. Cùng với các nhà văn thuộc thế hệ thời hậu
chiến, Hồ Anh Thái đã có những đóng góp đáng ghi nhận vào tiến trình phát triển của tiểu
thuyết Việt Nam đư ng đại.
2. Tiểu thuyết Những đứa con rải rác trên đường dưới góc nhìn trào lộng
2.1. Tình huống trào lộng
Những đứa con rải rác trên đường là cuốn tiểu thuyết được nhà văn thiết kế bằng ba
truyện dài, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành tháng 8/2014. Trải dài h n 420 trang sách là cuộc đời
một anh lính leo dần lên từng nấc thang danh vọng. Từ một anh lính bộ binh đến lính lái xe
Trường S n rồi chuyển sang dân sự, trở thành cán bộ lãnh đạo cấp Bộ. Câu chuyện men theo
cuộc đời người lính lái xe đào hoa với rất nhiều cuộc tình trên từng cây số, từ chiến tranh sang
hịa bình, từ thời cải tạo tư thư ng ngăn sông cấm chợ sang kinh tế thị trường. Cuốn tiểu thuyết

mang tinh thần trào lộng hiện đại

Có lẽ sứ mệnh của kẻ yêu nhân loại là làm con người cười

vào chân l , làm chân l cười lên, vì chân l duy nhất chính là việc học để giải phóng chúng ta
kh i sự đam mê chân l một cách điên cuồng

Umberto Eco 2004: 5).

Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống, được thiết kế theo lối lạ hóa. Đó là
mơi trường, điều kiện để nhân vật chính xuất hiện và hoạt động tạo nên mối quan hệ với các
nhân vật, qua đó phát triển chủ đề, tính cách và số phận nhân vật. Nó thể hiện cảm hứng sáng
tạo, tư tưởng và quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Hạt nhân của tình huống trào lộng là những
mâu thuẫn đầy tính nghịch l , ối ăm và hài hước. Nhân vật được đặt trong các tình huống khác
thường nhằm thúc đẩy phát triển câu chuyện, bộc lộ phẩm chất trào lộng và thể hiện thái độ của


3
nhà văn. Những đứa con rải rác trên đường hấp dẫn người đọc bởi cái lạ ở ngay bìa sách

1

tiểu thuyết = 3 truyện dài , có thể xem đây là ba tình huống lớn của truyện thứ nhất, Thư đi
không thấy thư lại; thứ hai, Đời biết mấy chuyến xe; thứ ba, Chuyến thu gom xuyên Việt. Đó là
những tình huống hiện thực pha trộn yếu tố kỳ ảo, hài hước tạo sự ám ảnh và hấp dẫn người
đọc.
Tác phẩm mở ra bằng việc cho con đi du học thời nay, đây là vấn đề thời sự, thu hút
những bậc cha mẹ vốn cho rằng đi du học là giải pháp tối ưu để con trở thành qu tộc. Tình
huống thứ nhất được tạo dựng bởi sáu bức thư điện tử của chú chàng du học sinh gởi cho bố là
ông Kễnh ở Hà Nội. Mỗi bức thư là một tình huống sinh động, độc đáo và hấp dẫn. Bức thứ

nhất, chú sắp bị đu i học, chú bịa ra câu chuyện thầy hiệu trưởng trường Nghiên cứu quốc tế
n i chú học) bị thằng sinh viên tóc vàng bên trường kiến trúc bắn toét người. Sinh viên phải
quyên góp trợ giúp thầy, chú phải đóng góp một khoảng không nh , kết thúc

Bố chuyển tiền

sớm cho con nhé (Hồ Anh Thái 2014: 6). Tất cả những tình tiết mà chú sáng tạo ra rốt c c là
nhắc nhở bố gởi tiền. Tiền. Tiền. Tiền. Và phải sớm. Kinh hoàng như thế. Ghê rợn như thế. Bi
thảm như thế. Thế thì phải gởi sớm. Sớm. Sớm. Sớm

Hồ Anh Thái 2014: 7). Thực ra, thầy hiệu

trưởng gọi chú lên phòng để thông báo việc chú bị đu i học. Chú bịa ra các phư ng án để đối
phó, mong thầy thư ng mà khơng đu i 1/ ngồi khóc, 2/ nhà em nghèo, 3/ bố em mới chết. Chú
quyết định chọn bố chết. Coi như đặt cược cho một canh bạc

Hồ Anh Thái 2014:15). Bức thứ

hai, chú chỉnh sửa lại bức thứ nhất và cảm thấy hài lịng vì có nhiều kịch tính h n. Chú làm cho
người đọc thư sẽ đánh thót một cái, rồi thở phào nhẹ nh m và sẵn lòng xỉa tiền ra cho chú. Bức
thư có hai điều đáng nhớ là bố chuyển tiền sớm và mừng cho con thoát chết. Bức thứ ba, chú đã
bị đu i học, không phải bên trời Tây mà viết ở Hà Nội. Chú bịa là đang đi thực địa field trip về
miền nam, gần Vịnh Sừng n i chú đang du học. Cuối thư

Bố nhớ gởi tiền cả qu cho con và

nếu bố gởi thêm một khoản bất ngờ đột ngột thình lình thì con khơng từ chối

Hồ Anh Thái


2014: 47). Bức thư có ba l do mà chú tin là bố sẽ gởi tiền 1/ đi thu hoạch táo cùng nông dân, 2/

tiền thu hoạch táo được góp vào quỹ cho người vơ gia cư, 3/ chi phí cho tồn bộ chuyến đi sinh
viên phải tự túc. Chú đã chạm vào lịng trắc ẩn của ơng bố bằng những chuyện bịa như thật là
hiểu biết thêm về đời sống nông dân bản địa, giá trị lao động và hoạt động từ thiện. Sự thật thì
chú đang ngồi trong một căn nhà thuê ở Hà Nội, vừa viết thư vừa đáp lại những cái hôn của cô
bạn gái ngồi bên cạnh

Ở bên ấy sinh viên có đi thực tế thật hả anh. Chút một cái. Có cái vịnh

tên là Vịnh Sừng thật hả anh. Chít một cái. Vùng ấy có trang trại táo thật hả anh. Chùn ch t


4
chùn ch t (Hồ Anh Thái 2014: 47). Thế mới có chuyện ngồi ở Hà Nội viết thư gởi cho ông bố ở
Hà Nội, vừa viết vừa có gái kè kè bên sườn hôn chùn ch t, ông bố bị lừa mà không hề hay biết.
Bức thứ tư, ngắn gọn với l do đưa ba em sinh viên năm nhất đi thực tế fact finding. Chú khẳng
định đã học hết năm thứ hai và Bố nhớ gởi tiền cho con (Hồ Anh Thái 2014:132). Bị đu i học
tr c xuất về nước, ngồi ở Hà Nội mà kể chuyện dẫn sinh viên đi thực tế bên Tây, chú bịa
chuyện như thật. Chú thừa hiểu, ông Kễnh chuyển tiền cho chú như một việc mặc nhiên phải
làm, nó đã được mã hóa. Ơng Kễnh cũng thừa biết, chú chỉ t ra hiếu thảo khi xin tiền, có tiền
rồi thì lặn ln cả mấy tháng trời. Bức thứ năm viết sau bức thứ tư bảy ngày, vẫn nội dung Bố
nhớ gởi tiền cho con (Hồ Anh Thái 2014:147). Nhờ bức thư này, người đọc mới biết chú chàng
đã biến ba gã nhập cư bất hợp pháp của một đường dây buôn người thành ba sinh viên năm
nhất. Bức thứ sáu (Hồ Anh Thái 2014:165), chú đang dự tiệc cựu chiến binh của anh trăn ở Hà
Nội ô sin kiêm lái xe cho chú) mà bịa dự tiệc cựu chiến binh của thầy hiệu trưởng ở bên Tây,
rồi thầy sắp sang Việt Nam và hứa đến thăm bố. Ba bức sau chú viết trong mười ngày, nhưng
thư đi không thấy thư lại. Chú gọi điện thì mất liên lạc, tìm vào Internet thấy thông tin nội bộ
ông Kễnh ấy mà, cái ông xuất thân từ chiến sĩ lái xe Trường S n ấy mà, đột nhiên biến mất rồi.
Nghe nói có v bê bối gì đấy làm thất thốt của nhà nước cả ngàn tỉ, vài trăm triệu đô đấy, các

c quan chức năng đang điều tra thì lão biến (Hồ Anh Thái 2014:176).
Tình huống thứ hai mở ra bằng chuyện ơng Kễnh trốn kh i Hà Nội trên một chuyến bay
đêm vào Sài Gịn. Ơng hình dung mình đang bay trên tuyến đường xuyên Việt từ Bắc xuống
Nam. Tuyến đường thời chiến tranh ông đã lái xe tải đi không biết bao nhiêu lần (Hồ Anh Thái
2014:180). Tác giả khéo léo gói gọn nhiều sự kiện của từng chặng đường, từng thời vào một câu

chuyện có sự ác liệt, đầy bất trắc của chiến tranh và nỗi thống kh , sự cứng nhắc giáo điều thời
bao cấp. Câu chuyện cũng đề cập đến sự hỗn loạn, tha hóa, tham nhũng, thực d ng, vô đạo đức
của c chế thị trường. Cùng với việc tái hiện đời sống xã hội, tác giả kể về những số phận tha
hư ng xứ người và những thân phận đang sống ở xứ mình. Đó là sự xuất hiện rải rác những bất
hạnh của từng gia đình, tuy cuốn sách khơng viết về chuyện gia đình mà dẫn theo cuộc đời anh
lính lái xe. Nhân vật chính có sự thăng tiến dần trên những nấc thang quyền lực, từ lính bộ binh
sang lính lái xe rồi sang dân sự, thành cán bộ lãnh đạo. Đây là quá trình đất nước chuyển từ thời
chiến sang thời bình, thời cải tạo tư thư ng bao cấp ngăn sông cấm chợ sang c chế thị trường.
Nhà văn chọn lọc những chi tiết điển hình để khắc họa đặc trưng của từng thời, từng chặng
đường của đất nước như chuyện buôn người, buôn lậu, vượt biên, xuất khẩu lao động, mua


5
bằng, mua chức, v.v… nó đặt ra những nghi vấn và suy ngẫm cho người đọc. Tình huống được
tạo dựng theo lối hiện thực đan xen trào lộng, huyền ảo vốn đã làm nên phong cách tiểu thuyết
Hồ Anh Thái.
Tình huống thứ ba là cuộc hành trình của ơng Kễnh từ Nam ra Bắc trên một chiếc xe bốn
ch c chỗ ngồi do ông tự lái. Từ ngày ông nhập ngũ làm lính bộ binh mới mười bảy tu i đến nay
đã năm chín tu i. Ơng tính, nếu thu gom tồn bộ lũ con một lượt thơi ít ra cũng được một đại
đội, cả trăm đứa rải rác từ Nam ra Bắc, đứa gần nhất là con cô người mẫu đã h n bốn tu i. Tình
huống khiến người đọc dõi theo hành trình thu gom từng đứa con trên từng cây số của ông
Kễnh, mỗi đứa một số phận. Từ đây, hàng loạt các vấn đề được bày biện ra sinh động, hài hước
mà xót xa chuyện bn lậu xe h i, chuyện các ơng Víp đ vấy trách nhiệm cho dân, chuyện an
toàn thực phẩm, chuyện đu i bắt buôn lậu, chuyện ca sĩ hát nhép, chuyện lây nhiễm HIV,

chuyện chẩn đoán sai của ngành y tế, v.v…
Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của tác phẩm là tác giả đã sáng tạo nên
những tình huống hiện thực đậm chất nghịch dị mà người đọc nhận thấy nó vừa hài, vừa bi.
Tính chất bi hài này tạo nên tiếng cười sâu cay, ẩn sau cái hài là bi kịch cá nhân hòa với bi kịch
xã hội. Từ bi kịch cá nhân, tác giả hướng người đọc đến bi kịch của một thế hệ, một thời đại. Từ
tình huống bi hài của một số phận, người đọc nghĩ đến một hiện tượng ph biến của xã hội. Nhà
văn thể hiện cái nhìn sâu sắc từ quá khứ đến hiện tại, đưa người đọc đứng trên những tầng bậc
cao nhất để có cái nhìn khái qt về cuộc sống.
2.2. Nhân vật trào lộng
Xây dựng nhân vật trào lộng như là một xu hướng trong các tiểu thuyết gần đây của Hồ
Anh Thái Họa sĩ Chuối Hột mê kh a thân, mẹ cô M Khô mê đàn ông và mê nhà, nhà văn hóa
lớn ưa bốc bải và tiểu tiện vào cơng trình văn hóa trong Mười lẻ một đêm 2006); nữ doanh
nhân thích ăn cốm chuột và mê kiếm tiền h n kiếm chồng, Đại Gia mê chân dài và thích gái
già trai trẻ , Giáo Sư vừa dâm vừa bạo ngược, Luật sư mê đám ma và mê đếm tiền, Cô Báo gặp
ai cũng lên giường làm th , Nhà Th Lửa đốt th để n i tiếng trong SBC là săn bắt chuột
(2011). Nhân vật trong Những đứa con rải rác trên đường đưa người đọc trở về với hiện thực
qua từng thời của đất nước. Họ được xây dựng bằng những chất liệu hiện thực, pha trộn chất
nghịch dị, hài hước tạo nên tiếng cười đa cung bậc. Qua nhân vật, hiện thực được thể hiện sống
động bởi sự không giới hạn về không gian, thời gian và tư duy thể loại. Nhân vật chú chàng,
con ơng Kễnh với hành trình du học và những hiện thực của người xứ mình khi ở xứ người. Chú


6
có hai cái gi i, gi i bịa chuyện để xin tiền và gi i ngủ với gái. Thời học ph thông, chỉ ba năm
mà chú đã ngủ với h n ch c đứa con gái. Gia đình của các cô gái bị lừa khiếu nại đe dọa, kèm
thêm năm cơ phải nạo thai bị gia đình chúng bắt đền bồi, cấp dưới ông Kễnh phải lo giải quyết.
Chú chỉ được mỗi cái chim dai huyền dài, bao nhiêu trí tuệ minh mẫn khéo léo xảo quyệt dồn
hết vào đấy, cịn lại cái bộ óc thì ngắn. Học hành chẳng ra đâu vào đâu, được thầy ph thông
cho đủ điểm chẳng qua là vì thầy nhìn vào ơng Kễnh, nhìn bố mà nâng điểm cho con (Hồ Anh
Thái 2014:53). Ông Kễnh thừa biết cái dai huyền dài ấy là gien của ơng, thằng con ơng có thể


khơng giống ơng ở nét mặt, nhưng ơng chắc chắn nó giống ơng ở cái dai huyền dài vượt xa kích
cỡ của các ơng Tây. Ơng lấy điều đó làm tự hào, làm niềm kiêu hãnh cho dịng tộc. Như bao gia
đình danh giá khác, học hết ph thơng ơng đẩy nó đi du học tự túc, vì nó ở Việt Nam thì cịn
phải tiếp t c đi giải quyết chuyện gái gú cho nó. Ơng bố gởi con sang Tây cho rãnh việc, sang
đến đấy tha hồ mà dùng cái dai huyền dài. Ơng cho rằng, ra nước ngồi gặp mơi trường tốt thì
nó sẽ tốt, nó học dốt vì do nền giáo d c nước nhà, ra nước ngoài trường tốt thầy tốt thì nó sẽ tốt.
Ơng nào biết, sự thật là mấy chú du học tự túc hầu hết đều thuộc diện thiếu gia học không
được bảo không được nên cha mẹ gởi đi (Hồ Anh Thái 2014: 53). Ở bên Tây, các chú chàng t
bạ đánh bài, nhậu nhẹt, ch i gái, thực hành tiếng Việt kiểu yêu quê hư ng qua từng âm tiết
nh . Nhiều chú du học thành thần bài bạc, thần ăn ch i, thần lang thang, thần nói dối. Chưa bị
đu i cũng tự

b học, vì biết chắc trước sau gì cũng bị đu i, b học trước cho thành khẩn. Bị

đu i học rồi vẫn viết thư về nói dối cha mẹ con đã lên năm thứ ba, kết quả xuất sắc.
Song song với hành trình du học của con là cuộc đời của bố với hành trình dọc miền đất
nước. Từ thời chiến đến thời bình, từ non cao đến biển rộng, từ miền núi đến đồng bằng được
tác giả kể đầy đủ cùng với những chiến tích và tặng phẩm trong cuộc đời của ơng. Ơng
quan hệ tình ái với rất nhiều cơ gái, mỗi cơ có một cơng việc, nghề nghiệp và ở một vùng miền
khác nhau. Đầu tiên là cô giao liên người Thượng, lúc ấy Kễnh đang là lính bộ binh. Thứ hai là
cô quân lư ng đi nhờ xe về trung đoàn bộ, Kễnh lúc này đã là lính lái xe. Cơ này vừa đi làm
nhiệm v , vừa chủ

đi nhờ xe Kễnh là muốn xem cho được cái dai huyền dài của anh. Khi đã

được xem, cô thốt lên

Quả là tiếng lành đồn xa …) Bây giờ đã nhìn thấy rồi. Khơng đi xa


h n. Nhưng sự việc khơng như cơ tính. Anh xe đã dằn cơ xuống bên bờ suối (Hồ Anh Thái
2014: 200). Thứ ba là cơ đ n ca của đồn văn cơng xung kích quân khu, lúc ấy mới thực sự là

cuộc khám phá c thể của nhau (Hồ Anh Thái 2014: 219). Những cô tiếp theo là các mậu dịch
viên, trước đây lái xe với văn công lấy nhau, bây giờ là thời các mậu dịch viên với lái xe Nhất


7
cử lưỡng tiện. Anh có xe, ả có hàng (Hồ Anh Thái 2014: 227). Thời bao cấp, chở cái gì bớt xén
cái ấy, nên lái xe rủng rỉnh tiền tiêu anh cũng ngủ với vài cơ, nhưng lấy vợ thì phải phanh vội.
Anh còn muốn đời sống vi vu đây đó (Hồ Anh Thái 2014: 227). Từ ph c v quân đội miền
Nam, Kễnh chuyển ra dân sự miền Trung, rồi chuyển dần ra Bắc. Nghề của Kễnh là trên từng
cây số, ông lão bà lão các anh công nhân đón xe thì b qua, nhưng em nào phốp pháp cịn ngon
thì khơng thể tha: Sợi phíp thì đi, ka ki ở lại . Thời ấy, đàn ông thường mặc quần ka ki, đàn bà
mặc quần sợi phíp. Tiếp theo là các cơ sợi phíp đi bn hàng chuyến, đến hai cô công nhân về
phép: gái công trường như rư ng khơng khóa (Hồ Anh Thái 2014: 241). Tiếp theo là cháu gái
của một c già đi nhờ xe, chuẩn bị xuất khẩu lao động Đông Âu: Chuyến này cô đi khơng chỉ
mang theo quần bị áo phơng kính râm giọt lệ. Cô sẽ mang theo giọt máu của anh (Hồ Anh Thái
2014: 249). Kễnh về được Hà Nội là nhờ vào ông anh một thằng bạn, sau này thành ông Cốp.

Kễnh học tại chức, được điều về ph trách cơng đồn dưới trướng ơng Cốp. Cơng đồn thời ấy
khơng chỉ vận động chủ trư ng chính sách mà cịn c m áo gạo tiền, lư ng thực thực phẩm, thiết
lập quan hệ với các ngành thư ng nghiệp, nông nghiệp. Cơ tiếp theo là nữ tiến sĩ hướng dẫn
khóa luận tốt nghiệp của Kễnh, rồi thành vợ Kễnh. Vợ chồng khơng hạnh phúc, Kễnh phải đi
tìm của lạ cơ A, cô B, cô C đến cô Z. Tiếp theo là vợ hai ông Cốp, cô bạn vẽ truyền thần thời
ph thông

Mỗi việc cô giao là một lần giao trên giường của cô. Trái cấm. Trái độc. Biết thế

mà vẫn hái (Hồ Anh Thái 2014: 290). Thời cịn lính xế, đối tượng là buôn chuyến, gái công

trường, là thuộc diện bố cu mẹ đĩ đồng chua nước mặn. Bây giờ chuyển ngành thăng tiến thì đối
tượng cũng cao dần lên, th m dần ra, là nữ viện sĩ, nữ doanh nhân. Cuối cùng là cô người mẫu
Cô mang một dự án kinh doanh vào phịng làm việc của ơng, ơng đã biết ngay dự án ấy sẽ
được trình bày trên giường (Hồ Anh Thái 2014: 297). Cơ ngồi trong lịng ông, nhờ ông nghĩ
giúp cái tên cho quần thể nghĩa trang

Lúc ấy đàn ông nào cũng chỉ nghĩ được bằng cái dai

huyền dài chứ không hề nghĩ được bằng cái đâu huyền đầu (Hồ Anh Thái 2014: 300).
Cùng với hành trình tình ái xuyên Việt của Kễnh là những con người và những mảng
hiện thực chắt lọc từ từng thời lần lượt ph i bày. Hiện thực tàn khốc của chiến tranh khiến cả
làng cô giao liên người Thượng và đại đội của Kễnh bị chết tr i. Sự thật về cô quân lư ng vừa
đi làm nhiệm v vừa chủ

đi nhờ xe để xem cho được cái dai huyền dài của Kễnh

Quả là

danh bất hư truyền …) Cái vật kia lõng thõng thả xuống đến nửa bắp đùi của anh chàng (Hồ
Anh Thái 2014: 200). Một anh đồn phó chính trị viên của đồn văn cơng nh nhen, tham lam,

cửa quyền và hám gái, đã sở hữu cô múa chính lại muốn sở hữu ln cơ đ n ca. Thời bao cấp là


8
thời của tài xế và mậu dịch viên. Mấy cô bán hàng tem phiếu cho dân mà như dứt thịt mình ra
Hạch sách, quát tháo, mặt mũi vênh váo, chê tiền rách, chê tem phiếu quăn queo mờ chữ. Đang
bán muốn vào ngồi tán chuyện với đồng nghiệp bên trong thì treo biển hết hàng, mặc kệ con
nhà người ta hơm nay về tay khơng có thể chết đói (Hồ Anh Thái 2014: 227). Thời ngăn sông
cấm chợ, người dân mang sản phẩm của mình đi đâu bán cũng bị bắt, bị thộp


Lư ng thực làm

ra phải nộp đủ thuế cho nhà nước, kể cả đã nộp đủ rồi, lư ng thực đem đi bán là tiếp tay cho
gian thư ng, là tư bản chủ nghĩa (Hồ Anh Thái 2014: 203). Cơ phíp đi bn hàng chuyến, người
quấn tồn xích líp xe đạp, hai anh phịng thuế lao ra chặn xe, cô lần lưng quần lấy ra mấy tờ bạc
xanh cuộn trịn chìa cho hai anh để uống cà phê, mọi lần như thế. Lần này, một anh bảo, cà phê
gì, đang phê đây, em xuống ngay đây. Hiểu rồi, cơ đành trèo xuống …) Cởi áo ra, tháo những
vịng xích líp xe đạp quấn quanh b ng, tháo hai cái líp úp ch p vào vú. Cởi quần ra, tháo những
vịng xích xe đạp quấn quanh bắp đùi bắp chân. Sau đó cơ mới nhẹ nhàng đi xuống, theo hai
anh phòng thuế vào trong b i rậm (Hồ Anh Thái 2014: 233). Kễnh chở một nhóm cán bộ liên
ngành đi tịch thu tài sản những kẻ làm ăn bất chính , giàu sang lên giữa thời bu i ai cũng
nghèo là bất chính. Họ cho rằng, làm giàu lên tức là nhờ thủ đoạn trấn lột lừa đảo người khác, là
sử d ng biện pháp bóc lột tư bản, đi chệch hướng tư tưởng, chệch hướng đường lối kinh tế xã
hội chủ nghĩa. Phải tiêu diệt… (Hồ Anh Thái 2014: 252). Cô truyền thần làm thư k cho Cốp,
vẽ chân dung ông Cốp uy nghi, chân dung bà Cốp sang trọng, chân dung công tử của Cốp sáng
ngời. Cô mở công ty đá qu , lập dự án công ty khai thác kinh doanh đá qu cho ngành, được
ông Cốp gởi sang Ấn Độ tìm hiểu thị trường chứng khoán. Từ truyền thần sang thư k , từ thư
k sang đá qu , từ đá qu sang chứng khoán, từ lập dự án sang thành vợ hai của ông Cốp. Theo
đó là hàng loạt các vấn đề nhức nhối được ph i bày như ô nhiễm môi trường, thực phẩm ngâm
tẩm chất bảo quản, trái cây rau quả phun thuốc sâu… Đường công danh của Kễnh cũng do một
tay ông Cốp quy hoạch, giờ ông Cốp chuẩn bị thứ trưởng và Kễnh thành ơng Kễnh.
Có thể xem nhân vật Kễnh như là sự thể nghiệm mới trong sáng tạo nghệ thuật của Hồ
Anh Thái. Nhà văn miêu tả cái khác người của một con người từng trải từ thời chiến sang thời
bình vốn dĩ phức tạp và đầy biến động. Nhà văn không ngần ngại thể hiện những cái phi lý đến
nghịch dị của con người đã thành hiện tượng ph biến, nhưng văn học trước đó chưa hề đề cập.
Sự thể nghiệm này, một mặt góp phần làm giàu thêm tiếng cười trong tiểu thuyết, mặt khác giúp
bạn đọc có thêm một hướng tiếp cận mới về cuộc sống và con người hôm nay. Tác giả đã bày t
thái độ của mình trước những mâu thuẫn giữa bản năng và nhu cầu hướng thiện, đấu tranh



9
chống cái ác, chống sự suy thoái, sự vong bản. Từ câu chuyện cuộc đời chinh chiến tình ái trên
từng cây số của Kễnh - nhân vật chính của tác phẩm, tác giả đã gắn kết các số phận từ quá khứ
đến hiện tại nhằm đề cập đến vấn đề nhân cách con người. Chất văn xuôi cho phép tiểu thuyết
lật xới, ph i bày những góc khuất, vùng tối và những hệ l y thuộc về chiến tranh. Bảo Ninh đề
cập đến tinh thần con người, những ám ảnh vô thức, những nỗi đau không thể chữa trị bằng y
học, mà phải đi tìm thời gian đã mất qua Nỗi buồn chiến tranh. Nguyễn Đình Tú thể hiện cái
bản năng sinh tồn của con người thời chiến qua Hoang tâm. Tác giả Những đứa con rải rác trên
đường khai thác hành trình chinh chiến tình ái của anh lính lái xe. Đây chưa hẳn là nỗi đau và
sự mất mát, cũng chưa hẳn đ n thuần là tình yêu, mà nó là cái phần bản năng đã bị khuất lấp
đằng sau những hào quang chiến thắng. Ẩn sau hành trình tìm đi lại những đứa con rải rác trên
đường của ơng Kễnh là hành trình tìm lại những mất mát, những trật tự xã hội và những giá trị
đích thực của con người.
2.3. Giọng điệu và ngôn ngữ
Tiếng cười trong Những đứa con rải rác trên đường được biểu đạt bằng giọng điệu trào
lộng, ngôn ngữ đời thường, đường phố, vùng miền và ngôn ngữ theo từng thời của đất nước. Đó
là sự dung hợp giữa chất trào tiếu dân gian và suy tưởng bác học. Điều này, vừa có sự hịa hợp
vừa khu biệt giọng điệu Hồ Anh Thái với dàn hợp xướng nhiều bè của tiểu thuyết trào lộng
đư ng đại. Giọng điệu hài hước, giễu nhại là yếu tố thẩm mỹ đặc trưng của tác phẩm. Nhà văn
đã thực hiện một cuộc đối thoại với cuộc sống khi sử d ng ngôn ngữ đời thường để tạo nên
giọng điệu trào lộng đặc trưng này. Cái hiện thực mà người đọc hình dung ra được là thể hiện
khả năng nhận thức bản chất hiện thực của nhà văn. Tác giả sử d ng dày đặc ngôn ngữ đường
phố và những từ ngữ thô t c mang h i thở cuộc sống thị trường hỗn tạp đừng có m , cịn gì
là đời , h i bị ế hàng , có mà điên , chẳng là cái đinh gì , nát một đời hoa, chột ba đời
chuối … Sử d ng thành ngữ chế, t c ngữ chế, th chế, nhạc chế là một cách nhà văn hòa vào
lời ăn tiếng nói hàng ngày, tạo tiếng cười mang một sắc thái mới và kín đáo thể hiện thái độ của
mình trước cuộc sống. Tác giả khéo léo lồng vào tác phẩm những mẫu chuyện mang tính trào
lộng, tạo nên tiếng cười thâm thúy. Các ông c bà c đi tập thể d c mà mang theo đĩa CD Tết
Tết Tết Tết đến rồi. Còn lâu mới đến Tết. Cho em một ngày một ngày thơi. Cịn lâu mới cho. Và

mùa xuân hiếp em hiếp em, và chờ anh giết em giết em… (Hồ Anh Thái 2014: 124). Hội người
cao tu i t chức đi Tam Đảo vào thứ bảy, cháy phòng, giá vọt lên trời, thế là mỗi phịng đơi
phải nhét vào bốn c

khơng đi khơng biết Tam Đao, đi thì chẳng biết chỗ nào mà ngu, một


10
phịng nó nhét bốn cu, thơi thì đành đợi đến chu nhật về (Hồ Anh Thái 2014:125). Tác giả so
sánh tinh tế và hài hước theo kiểu trào tiếu dân gian

Nghệ sĩ lớn xuống kh i sân khấu luôn t

ra rất mực chân thực …) Cịn nghệ sĩ bé thì ngồi ngay giữa đời thật vẫn diễn, mặc cảm đầy
mình, khơng diễn ngỡ đâu người ta khơng tin mình là nghệ sĩ (Hồ Anh Thái 2014: 298]. Thời
mở cửa, việc xin giấy phép mở công ty dễ h n đâm đ n xin xây nhà vệ sinh công cộng. Bằng
chứng là đố ai tìm ra n i cơng cộng một cái nhà vệ sinh (Hồ Anh Thái 2014: 299). Các quan Víp
cái gì khơng giải quyết được, khơng ngăn chặn được thì cấm dân dùng, những người đu i bắt
bn lậu chẳng qua là một cách biểu diễn

Đám nghệ sĩ ưu tú đu i theo đám cõng hàng (Hồ

Anh Thái 2014: 366). Cấu tạo ngôn ngữ và cấu trúc câu biến đ i linh hoạt theo từng đối tượng và

từng vùng miền. Câu chuyện được kể theo kiểu hoạt cảnh, tạo dựng những màn bi hài kịch bằng
giọng điệu chủ âm là trào lộng. Có thể xem tác phẩm là vở bi hài kịch về hành trình của một
người lính, khiến người xem phải bật cười mà xót xa, ngậm ngùi.
Nhà văn để ông Kễnh đặt tên nhân vật theo nghề nghiệp, đặc điểm cơng việc của từng
người. Đó là, cô con gái giao liên con đầu tiên của Kễnh với cơ giao liên), gã thốt hồn ngủ
nhiều, ngủ như chết), chàng kỹ sư nông nghiệp em con gái giao liên), đám nghệ sĩ ưu tú cơng

an phịng thuế đu i bắt buôn lậu), cô trăm triệu cô bị đám nghệ sĩ ưu tú bắt oan, để lại cho gã
thoát hồn giấy tờ tùy thân và trăm triệu), thằng hát híp em cơ trăm triệu bị nhiễm HIV), cơ múa
chính, anh ca sĩ cấp tỉnh con của Kễnh với cô đ n ca)… Trên chuyến thu gom xuyên Việt,
Kễnh tính từ ngày ơng đi lính mới mười bảy tu i đến nay năm chín tu i, bốn mư i hai năm.
Nếu thu gom tồn bộ lũ con một lần thơi, ít ra cũng được một đại đội rải rác từ Nam ra Bắc, trên
từng cây số. Đứa gần nhất là con cô người mẫu, đã h n bốn tu i. Một đại đội ba trung đội. Mỗi
trung đội gồm ba tiểu đội. Mỗi tiểu đội gồm 11 người. Có khi còn phải h n thế (Hồ Anh Thái
2014: 310). Chuyến thu gom của ông Kễnh được t ng cộng là ba mư i hai đứa, hai lăm trai và

bảy gái mười chín đứa đã và đang đi bộ đội, năm đứa làm ăn tự do, một ca sĩ, số còn lại đang đi
học. Trong ba mư i hai đứa, non nửa có trình độ Đại học và Cao đẳng, một phần ba là cơng
nhân viên chức, ba mốt đứa ngồi giá thú, duy nhất một qu tử trong giá thú là chú chàng đi du
học. Ông Kễnh gọi tên con theo kiểu của Kễnh, đứa thì theo nghề nghiệp và đặc điềm của
chúng thằng ca sĩ, thằng thoát hồn; đứa thì theo nghề nghiệp của mẹ chúng con giao liên,
thằng mậu dịch, thằng kế tốn, con thợ may; đứa thì gọi theo địa điểm sáng tạo ra nó: con
biên giới, thằng bờ ruộng, …


11
3. Một vài nhận xét
Qua tình huống, nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ trào lộng, Hồ Anh Thái đã tạo dựng
một phong cách trào lộng độc đáo nhằm vào những tầng vỉa nghịch l và quái gở của cuộc sống.
Với lối tư duy sắc sảo và cái nhìn trực diện vào từng mảng hiện thực, nhà văn đem đến cho
người đọc những tiếng cười trào lộng ẩn chứa những thông điệp cảnh tỉnh con người và cuộc
sống hôm nay. Từ sự trải nghiệm cá nhân của nhân vật, nhà văn khiến người đọc suy ngẫm về
giá trị sống và những vấn đề về luân thường đạo l qua từng thời của đất nước. Mỗi cuộc tình,
mỗi sự việc trong tác phẩm là một bức tranh hiện thực được vẽ bằng chất liệu giễu nhại, trào
lộng. Tác phẩm là tiếng cười đa sắc thái, khi thoải mái tự nhiên, khi pha lẫn chua xót, khi dửng
dưng khinh bạc. Nó vừa như tách bạch khi gắn với từng đối tượng trào lộng lại vừa đan quyện,
xuyên thấm vào nhau. Sự phối kết ấy đã tạo ra giọng điệu linh hoạt, chuyển tải hiệu quả thái độ,

tình cảm của nhà văn đối với từng đối tượng. Tác giả đã sáng tạo nên một thứ ngơn ngữ sống
động, đầy cá tính, tưởng như quen thuộc nhưng lại rất mới lạ, hấp dẫn. Đặc biệt, cách vận d ng
ng ngôn, thành ngữ, ch i chữ, nhại th , nhại nhạc trên c sở nhào nặn ngơn ngữ dân gian
mang đậm nét tính cách Việt. Hồ Anh Thái có một giọng điệu giễu nhại, trào lộng rất đặc trưng,
như một đặc sản dành riêng cho tiểu thuyết của anh. Những đứa con rải rác trên đường khẳng
định thêm vị thế vững chãi của anh trên văn đàn đư ng đại và chiếm được nhiều tình cảm của
cơng chúng.
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
1. M. Bakhtin. 1992.

luận và thi pháp tiểu thuyết Phạm Vĩnh Cư dịch). Hà Nội Trường Viết

văn Nguyễn Du.
2. M. Bakhtin. 2006. Sáng tác của rancoi abelais và nền văn hóa dân gian Trung c và hục
hưng Từ Thị Loan dịch). Hà Nội Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.
3. M. Kundera. 1998. Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyên Ngọc dịch). Hà Nội Nhà Xuất bản Văn
hố - Thơng tin.
4. Umberto Eco. 2004. Đi tìm sự thật biết cười Vũ Ngọc Thăng dịch). Hà Nội Nhà Xuất bản
Hội Nhà văn.
5. Hồ Anh Thái. 2014. Những đứa con rải rác trên đường. Hà Nội Nhà Xuất bản Trẻ.
(VNU Journal of Social Sciences and Humanitiss - Tạp chí Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội,
ISSN 2354 – 1172, Tập 3, Số 3 (6/2017), trang 292-301)


12




×