Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 106 trang )

Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
************







NGUYỄN THỊ LỆ






T
T
I
I


U
U



T
T
H
H
U
U
Y
Y


T
T


C
C


A
A


K
K
H
H
U
U



T
T


Q
Q
U
U
A
A
N
N
G
G


T
T
H
H


Y
Y


T
T
R

R
O
O
N
N
G
G


T
T
I
I


N
N
T
T
R
R
Ì
Ì
N
N
H
H


Đ

Đ


I
I


M
M


I
I


T
T
I
I


U
U


T
T
H
H
U

U
Y
Y


T
T


V
V
I
I


T
T


V
V




C
C
H
H
I

I


N
N


T
T
R
R
A
A
N
N
H
H

































L
L
U
U


N
N


V

V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S
Ĩ
Ĩ


V
V
Ă
Ă
N
N



H
H


C
C










Chuyên ngành: Văn học Việt Nam










H
H

à
à


N
N


i
i


-
-


2
2
0
0
1
1
3
3




Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh


2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
************






NGUYỄN THỊ LỆ






T
T
I
I


U
U


T

T
H
H
U
U
Y
Y


T
T


C
C


A
A


K
K
H
H
U
U


T

T


Q
Q
U
U
A
A
N
N
G
G


T
T
H
H


Y
Y


T
T
R
R
O

O
N
N
G
G


T
T
I
I


N
N
T
T
R
R
Ì
Ì
N
N
H
H


Đ
Đ



I
I


M
M


I
I


T
T
I
I


U
U


T
T
H
H
U
U
Y

Y


T
T


V
V
I
I


T
T


V
V




C
C
H
H
I
I



N
N


T
T
R
R
A
A
N
N
H
H




























Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 34


L
L
U
U


N
N


V
V
Ă

Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S
Ĩ
Ĩ


V
V
Ă
Ă
N
N


H

H


C
C







N
N
G
G
Ư
Ư


I
I


H
H
Ư
Ư



N
N
G
G


D
D


N
N


K
K
H
H
O
O
A
A


H
H


C
C

:
:


P
P
G
G
S
S
-
-
T
T
S
S


L
L
Ê
Ê


D
D


C
C



T
T
Ú
Ú














H
H
à
à


N
N



i
i






2
2
0
0
1
1
3
3




Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

1
MỤC LỤC Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lí do chọn đề tài 4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
2.1 Những công trình, bài viết nghiên cứu khái quát về tiểu thuyết viết về chiến
tranh 6
2.2 Những bài viết, ý kiến về tiểu thuyết viết về chiến tranh của Khuất Quang Thụy.

8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 10
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu 10
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
6. Kết cấu của luận văn 11
PHẦN NỘI DUNG 12
CHƢƠNG 1: TIỂU THUYẾT KHUẤT QUANG THỤY TRONG BỨC TRANH
TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH THỜI KÌ ĐỔI MỚI 12
1.1 Bức tranh chung của tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới…………12
1.1.1 Tiểu thuyết viết về chiến tranh trƣớc thời kỳ đổi mới 12
1.1.1.1 Giai đoạn từ 1954 – 1975 12
1.1.1.2 Giai đoạn từ 1975 – 1985 15
1.1.2 Tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kì đổi mới 16
1.1.2.1 Giai đoạn từ 1986 đến những năm 90 16
1.1.2.2 Giai đoạn từ những năm 90 đến nay 18
1.2 Tiểu thuyết viết về chiến tranh của Khuất Quang Thụy và sự kết hợp hài hòa
chất sử thi với chất tiểu thuyết. 21
1.2.1 Nhà văn Khuất Quang Thụy 21
1.2.2 Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy và sự kết hợp hài hòa chất sử thi với chất
tiểu thuyết. 24
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

2
CHƢƠNG 2: SỰ ĐỔI MỚI VỀ CÁI NHÌN HIỆN THỰC CHIẾN TRANH VÀ
CHÂN DUNG NGƢỜI LÍNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KHUẤT QUANG
THỤY 29
2.1 Cái nhìn hiện thực đa chiều 29
2.2 Hiện thực chiến trƣờng 30

2.2.1 Hiện thực chiến trƣờng khốc liệt 30
2.2.2 Hiện thực chiến trƣờng thấm đẫm chất thơ 37
2.3 Chân dung ngƣời lính 39
2.3.1 Nhân vật ngƣời chỉ huy – anh hùng 40
2.3.2 Nhân vật ngƣời lính tập thể 48
2.3.3 Nhân vật kẻ thù 55
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NỔI BẬT CỦA TIỂU
THUYẾT KHUẤT QUANG THỤY TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI TIỂU
THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH. 61
3.1 Kết cấu trần thuật 61
3.2 Điểm nhìn trần thuật 65
3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật 70
3.3.1 Không gian nghệ thuật 71
3.3.1.1 Không gian chiến trƣờng 71
3.3.1.2 Không gian ảo giác, tâm linh 73
3.3.2 Thời gian nghệ thuật 75
3.3.2.1 Thời gian lịch sử - sự kiện 76
3.3.2.2 Thời gian tâm lí 77
3.4 Ngôn Ngữ 80
3.4.1 Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện 80
3.4.2 Ngôn ngữ nhân vật 83
3.4.3.1 Ngôn ngữ đối thoại 84
3.4.3.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 86
3.5 Giọng điệu 87
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

3
3.5.1 Giọng điệu triết lí 88
3.5.2 Giọng điệu suy tƣ, chiêm nghiệm 90
3.5.3. Giọng điệu trữ tình 92

3.5.3.1 Giọng trữ tình xót xa, ngậm ngùi 92
3.5.3.2 Giọng điệu trữ tình thấm đẫm chất thơ 94
3.5.4 Giọng điệu suồng sã tự nhiên 95
PHẦN KẾT LUẬN 98
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100





















Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

4
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Chiến tranh là một đề tài lớn trong văn học từ trƣớc đến nay. Sự hiện diện
của mảng đề tài này trong văn học chính là sự phản ánh sinh động nhất bức tranh
hiện thực cuộc sống trong những giai đoạn lịch sử đặc biệt của từng dân tộc và của
cả loài ngƣời. Với văn học Việt Nam, chiến tranh và ngƣời lính từ lâu đã đƣợc xem
nhƣ một đề tài mang tính truyền thống. Trải qua quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc
của dân tộc, qua mỗi chặng đƣờng lịch sử, đề tài chiến tranh lại đƣợc tiếp cận và
phản ánh từ những góc độ khác nhau, theo những cảm hứng khác nhau. Từ sau khi
hòa bình thống nhất và đặc biệt là sau đổi mới 1986, văn học vẫn viết về chiến tranh
nhƣ một mạch nguồn cảm xúc vô tận, lúc này ngƣời viết đã có những “độ lùi” cần
thiết để nhìn nhận về cuộc chiến, để thâm nhập sâu hơn vào đời sống tinh thần của
ngƣời lính, vì vậy mà chiến tranh đã trở thành “siêu đề tài, ngƣời lính trở thành siêu
nhân vật, càng khám phá càng thấy những độ rung không mòn nhẵn”. [26; tr18]
Sau những thành tựu rực rỡ của văn học giai đoạn 1945 – 1975, nền văn học
Việt Nam trong điều kiện xã hội mới đã có sự khởi sắc với sự phát triển đa dạng của
các đề tài và cách thức thể hiện. Bên cạnh dòng tiểu thuyết tiếp nối từ trƣớc 1975
viết về chiến tranh cách mạng còn có tiểu thuyết đời tƣ thế sự, tiểu thuyết lịch sử,
v.v…thể hiện sự bồn bề, phong phú của hiện thực đời sống và con ngƣời trong thời
đại mới. Nằm trong dòng chảy ấy, tiểu thuyết về đề tài chiến tranh vẫn là một mạch
chảy liên tục, có khi cuồn cuộn, có khi nhẹ nhàng, âm ỉ nhƣng chƣa bao giờ đứt
gãy. Các nhà văn, nhất là thế hệ những nhà văn mặc áo lính đã không ngừng làm
mới mình để có thể đáp ứng đƣợc những đòi hỏi ngày càng khắt khe của bạn đọc.
Khuất Quang Thụy một trong những nhà văn nhƣ thế. Đối với ông viết về chiến
tranh là nghĩa vụ, là trách nhiệm, là niềm say mê và đồng thời là để trả nợ đồng chí
đồng đội và nhân dân mình. Ông luôn bị “từ trƣờng” của cuộc chiến hấp dẫn và đã
không ngừng sáng tạo bằng vốn sống, trải nghiệm và tinh thần của một ngƣời lính.
Đặc biệt từ thời kì đổi mới năm 1986, Khuất Quang Thụy đã có những đổi thay rõ
rệt qua những sáng tác: Không phải trò đùa viết năm 1987 (tác phẩm đƣợc giải
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh


5
xuất sắc về tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh do Bộ Quốc phòng trao tặng),
Những bức tường lửa xuất bản năm 2004 (Giải nhất về tiểu thuyết viết về đề tài
chiến tranh cách mạng của Bộ Quốc phòng trong 5 năm 1999 – 2004, giải thƣởng
văn học 2005), và mới đây nhất là Đối chiến xuất bản năm 2010. Ba cuốn tiểu
thuyết đã cho thấy một cách tiếp cận hiện thực với sự mở rộng biên độ cuộc sống
trong chiến tranh và hình ảnh những ngƣời lính đƣợc nhìn nhận chân thật hơn. Tiểu
thuyết của ông đã góp thêm một cái nhìn mới về chiến tranh.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy
trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh” (qua ba tác phẩm tiêu biểu
trên). Đề tài không chỉ làm rõ những đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy với
những cách tân và sáng tạo mới, mà qua đó còn khẳng định những bƣớc tiến của
tiểu thuyết chiến tranh thời hậu chiến trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam
đƣơng đại.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về tiểu thuyết viết về chiến tranh ở Việt Nam đƣợc tiến hành từ
khoảng những năm 60 của thế kỉ trƣớc. Đặc biệt là thời kì nở rộ của tiểu thuyết
mang âm hƣởng sử thi. Cho đến nay số lƣợng những bài viết, bài nghiên cứu về đề
tài này là rất lớn. Điều đó chứng tỏ rằng giới nghiên cứu và giới chuyên ngành rất
quan tâm đến mảng đề tài này. Nó nhƣ một dòng chảy có khi cuồn cuộn, có khi âm
ỷ nhƣng không bao giờ đứt quãng, ngừng nghỉ sau gần 40 năm kết thúc chiến tranh.
Khuất Quang Thụy cũng là một tác giả đƣợc giới quan tâm nghiên cứu từ những
năm đầu của xu hƣớng đổi mới tƣ duy tiểu thuyết. Sau thời kỉ nở rộ năm 1986 ông
đã cho ra đời tác phẩm Không phải trò đùa, rồi đến Những bức tường lửa và gần
đây nhất là tác phẩm Đối chiến đã gây đƣợc sự chu ý của độc giả và giới nghiên
cứu. Vì thế thật khó có thể liệt kê đƣợc đầy đủ nguồn tài liệu phong phú, đa dạng
này. Ở đây, chúng tôi chỉ xin điểm qua một số công trình có giá trị hoặc liên quan
trực tiếp đến các tác phẩm trong luận văn của mình.
2.1 Những công trình, bài viết nghiên cứu khái quát về tiểu thuyết viết về chiến
tranh

Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

6
Cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của Phan Cự Đệ là một công trình
nghiên cứu mang tính chất lý luận công phu về tiểu thuyết hiện đại từ nguồn gốc, hệ
hình tƣ duy chi phối tiểu thuyết đến đặc điểm tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Trong
đó, ông đã có những nhận định, đánh giá hệ thống về thể loại tiểu thuyết viết về đề
tài chiến tranh cách mạng, ông còn đi vào phân tích cụ thể một số tác phẩm văn học
viết về chiến tranh tiêu biểu của văn học Việt Nam trên cả hai phƣơng diện nội
dung và nghệ thuật.
Lại Nguyên Ân là một nhà nghiên cứu đã dành nhiều bài viết sâu sắc cho đề
tài chiến tranh cách mạng. Văn xuôi về chiến tranh và hình thức sử thi viết năm
1979 và bài biết Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám-một nền sử thi
hiện đại viết năm 1986, … ông nêu ý kiến khẳng định “chất sử thi là đặc điểm nổi
bật, quyết định của nền văn học giai đoạn 1945-1975”. Với cách đánh giá này ông
nhận định chất sử thi của văn học sử thi hiện đại Việt Nam có những biểu hiện độc
đáo, khá ấn tƣợng ở cấp độ thể tài và nội dung thể hiện.
Tôn Phƣơng Lan một nhà nghiên cứu với rất nhiều bài viết trong cuốn Văn
chương và cảm nhận cũng là ngƣời theo rất sát với tiểu thuyết về chiến tranh. Bà
nghiên cứu sâu về Nguyễn Minh Châu với nhiều sáng tác về ngƣời lính, khẳng định
Nguyễn Minh Châu là “ngƣời mở đƣờng” cho những đổi mới của văn học Việt
Nam giai đoạn 1986. Ngoài ra bà còn có bài viết đánh giá về vấn đề văn xuôi viết
về chiến tranh nhƣ: Người lính trong văn xuôi viết về chiến tranh của những nhà
văn cầm súng. Nhìn chung, nhà nghiên cứu Tôn Phƣơng Lan đã có những đánh giá
và nhận xét sâu sắc, phân tích khá kỹ lƣỡng các tác phẩm tiểu thuyết viết về chiến
tranh giai đoạn gần đây và đƣa ra những đổi mới trong cách xử lý và kỹ thuật của
các tác giả. Đánh giá về nhân vật ngƣời lính, nhà nghiên cứu cho rằng, viết về ngƣời
lính các nhà văn đã: “thể hiện trong hình ảnh ngƣời trở về và bƣớc vào một cuộc
chiến đấu mới, tƣơng đối đơn thƣơng độc mã trong việc duy trì cuộc sống bình
thƣờng cho cá nhân, gia đình và cho xã hội” [26; tr.67]

Bùi Việt Thắng cũng là một nhà nghiên cứu hƣớng sự quan tâm của mình
vào việc quan sát sự phát triển của thể loại tiểu thuyết trong nền văn học Việt Nam
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

7
nói chung và mảng tiểu thuyết viết về chiến tranh nói riêng. Hầu hết các ý kiến đánh
giá của tác giả đƣợc tập hợp trong cuốn Tiểu thuyết đương đại, nhà xuất bản Văn
hóa-thông tin năm 2009. Viết về đề tài chiến tranh cách mạng trong tiểu thuyết từ
sau 1975 có các bài: Mấy nhận xét về tiểu thuyết sau 1975 viết về cuộc kháng chiến
chống Mỹ, “Cái bi kịch” trong tiểu thuyết Xô Viết và Việt Nam viết về chiến tranh
sau chiến tranh, v.v Hầu hết tác giả đều nhận định những đổi mới đáng kể của
tiểu thuyết ở mƣời năm đầu sau chiến tranh nhƣng dƣờng nhƣ nó lá những “cuộc
chuẩn bị” cho những thành công của tiểu thuyết viết về chiến tranh về sau này.
Nguyễn Thanh Tú với bài viết Tiểu thuyết sử thi hôm nay-những nét tìm tòi
đổi mới khẳng định: “khoảng cách sử thi” trong tiểu thuyết của chúng ta sau 1975
về đề tài chiến tranh theo quy luật cứ ngày càng rút hẹp dần nhƣng không bao giờ bị
phá vỡ hoàn toàn, tuy không còn nguyên khối, nguyên chất nhƣng chất sử thi vẫn
chiếm vị trí chủ đạo. Nhà nghiên cứu nhấn mạnh về những nét tìm tòi đổi mới của
tiểu thuyết sử thi hôm nay chính là ở sự thu hẹp, rút ngắn của “khoảng cách sử thi”.
Ngoài ra còn có các bài viết nghiên cứu về tiểu thuyết chiến tranh của các tác giả
Bảo Ninh, Chu Lai, Nguyễn Trọng Oánh, mà chúng tôi không có điều kiện trình
bày.
Việc nghiên cứu tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng không chỉ thu
hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các giáo sƣ; tiến sĩ đầu ngành về mảng đề
tài này mà cũng đƣợc tìm hiểu trong rất nhiều các luận án, khóa luận tốt nghiệp của
học viên, sinh viên các trƣờng đại học nhƣ: Tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945-1975
(luận án tiến sĩ ngữ văn) của Hoàng Mạnh Hùng và một số luận văn thạc sĩ: Đề tài
chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975-1985 của Vũ Thị Phƣơng
Nga, Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam 2004-2009 của Cấn Thị
Thu Hằng, Chiến tranh và người lính trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 của

Nguyễn Thị Kim Hiền, Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Chu Lai của Nguyễn Thị
Mai Lan… Nhìn chung, các luận văn đã chỉ ra đƣợc nét khái quát về diện mạo và
khuynh hƣớng của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam, đặc điểm
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

8
trong sáng tác của một số tác giả và chỉ ra đƣợc những nét đặc trƣng, nét mới nổi
bật ở từng giai đoạn, thời kì.
Nhƣ vậy trong từng thời kì nhất định, những nghiên cứu, nhận xét, đánh giá
về văn xuôi nói chung và tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh nói riêng đều dành
đƣợc sự quan tâm, chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu. Ở thập niên đầu của thế kỉ
XXI, các nhà nghiên cứu, phê bình vẫn khẳng định sức sống và dòng chảy của tiểu
thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng. Tuy rằng vẫn chƣa có tác phẩm xứng
tầm với cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc nhƣng chúng ta vẫn hi vọng vào bƣớc đi
tiếp theo của văn học viết về chiến tranh cách mạng Việt Nam.
2.2 Những bài viết, ý kiến về tiểu thuyết viết về chiến tranh của Khuất Quang
Thụy.
Nói đến những bài viết về Khuất Quang Thụy và ba tiểu thuyết Không phải
trò đùa, Những bức tường lửa và Đối chiến cũng có nhiều nhà nghiên cứu đánh giá
và nhận xét ở tầm khái quát. Về tác phẩm Không phải trò đùa, tác giả Nguyễn Thị
Thanh trong bài viết khuynh hướng triết luận trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
về đề tài chiến tranh (đăng trên webside
đã khẳng định tính triết luận ở
ngay trong nhan đề bài viết: Chiến tranh không phải trò đùa. Tác giả cũng khẳng
định “Tác phẩm là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về chiến tranh, về ngƣời lính, về cõi
tâm linh siêu thực của con ngƣời, tình yêu”. Ngoài ra còn một số bài viết đánh giá
về tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy nhƣ: Nguyễn Đình Tú trên báo Văn nghệ
quân đội 2005 với bài Những bức tường lửa và sự đổi mới tiểu thuyết sử thi, đánh
giá dƣới góc độ nghệ thuật “về cơ bản thời gian của tác phẩm là thời gian sử thi,
thời gian mang tính lịch sử - sự kiện. Nhƣng xét ở góc độ tiểu thuyết tác phẩm là

những câu chuyện về những cuộc đời”. “Những sự kiện vừa mang dấu ấn thời đại
vừa mang tính đời tƣ”. Về hình ảnh ngƣời lính Nguyễn Đình Tú cho rằng “nhân vật
ngƣời lính anh hùng đến nhân vật tập thể thật cao quý anh dũng mà cũng đời
thƣờng tự nhiên”. Về kết cấu tác phẩm tác giả cho rằng Khuất Quang Thụy đã có
nhiều cố gắng đổi mới về kết cấu, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu.
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

9
Nguyễn Chí Hoan trong bài viết Luận về anh hùng, về chiến thắng và về
đồng đội đã đánh giá về tác phẩm Những bức tường lửa “cái nhìn hồi cố, từ thời
điểm hiện tại ở khoảng giao thời hai thế kỷ, những điều mà dƣờng nhƣ đã xa lạ với
đƣơng thời: về ngƣời anh hùng chiến trận và chủ nghĩa anh hùng thấm đẫm chất lý
tƣởng cộng sản thời chiến”. Nhà nghiên cứu cho rằng đây là tác phẩm: “lần đầu tiên
đã gắn kết thành công hai chủ đề “thân phận con ngƣời và chủ nghĩa anh hùng cách
mạng”. Hay “là một tác phẩm hiếm hoi đã đƣa ngƣời anh hùng vào tâm điểm khảo
sát”, tác giả cũng cho rằng “điều làm nên sự khác biệt của tác phẩm là “tác giả mô
tả nhân vật Hùng Phong nhƣ một tƣớng lĩnh hàng đầu của đất nƣớc. Tác giả tiếp tục
khẳng định: “Một cuốn tiểu thuyết tiếp tục xu hƣớng tiểu thuyết luận đề đƣợc đặt ra
từ tác phẩm Không phải trò đùa và đƣợc tiếp nối với Những bức tường lửa. Những
luận đề về ngƣời anh hùng, về chiến tranh đƣợc đặt ra nhƣng không nhằm ca ngợi
chiến tranh mà làm sống lại một tinh thần văn hóa cao thƣợng có tính lý tƣởng, một
chủ nghĩa anh hùng có tính khắc kỷ vị tha”.
Với tiểu thuyết Đối chiến, báo Văn nghệ đã tổ chức cuộc tọa đàm vào tháng
8 năm 2011, với sự góp mặt của các nhà văn, nhà nghiên cứu văn nghệ Văn Chinh,
Sƣơng Nguyệt Minh, Nguyễn Trí Huân, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Chí Hoan, Nguyên
An, Cao Việt Dũng,… Tại cuộc tọa đàm này đã có những ý kiến đánh giá trên
phƣơng diện khái quát tác phẩm Đối chiến một cách trung thực thẳng thắn, đồng
thời cũng đƣa ra những mặt hạn chế của tác phẩm. Phần lớn các ý kiến của các nhà
nghiên cứu đều đồng tình với những yếu tố lạ trong nghệ thuật cuốn tiểu thuyết Đối
chiến. Đồng thời, tác giả Văn Chinh đã khái lƣợc những nét lớn ở cả ba tác phẩm từ

Không phải trò đùa đến Những bức tường lửa, sang đến tác phẩm Đối chiến nhƣ
một dòng chảy đầy tâm huyết của nhà văn Khuất Quang Thụy qua bài viết Chiến
tranh dưới góc nhìn xã hội học của Khuất Quang Thụy: “Đọc Khuất Quang Thụy,
tôi nhận thấy một điều nhất quán xuyên suốt các cuốn sách của ông sau đổi mới. Đó
là sự chuyển dịch điểm nhìn từ trong cuộc ra ngoài cuộc, từ chủ quan sang khách
quan” [9; tr.3]
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

10
Trong bài viết Con mắt người đối chiến Nguyễn Chí Hoan đánh giá: “Lần
đầu tiên trong các sáng tác văn học hậu chiến, tiểu thuyết Đối chiến của nhà văn
Khuất Quang Thụy đã nỗ lực hết mức trong việc tạo dựng một hệ thống nhân vật có
thể giúp hình dung diện mạo quân đội đối phƣơng” [21; tr.4]. Tác giả ghi nhận
những trang viết của Khuất Quang Thụy trong tác phẩm là không có gì mới về đề
tài, vẫn viết về chiến tranh, về số phận con ngƣời, không giật gân nhƣng lại làm
ngạc nhiên bất cứ ai quan tâm đến tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh. Tác giả với
cách nhìn trung thực và tái hiện một hệ thống nhân vật đối xứng, toàn diện dƣới góc
nhìn nhân văn, nhân bản đã dựng lên “chân dung những binh lính Việt Nam cộng
hòa; những con ngƣời quen thuộc mà xa lạ suốt thời đó”. [21; tr.5]
Nguồn tài liệu mà chúng tôi đã tiếp cận đƣợc tuy chƣa đầy đủ trong số rất
nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết về tiểu thuyết chiến tranh cách mạng và
về tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy. Nhƣng đây cũng là những tài liệu quý báu,
làm cơ sở để chúng tôi triển khai luận văn của mình. Điểm qua những công trình
nghiên cứu đã đề cập ở trên chúng tôi thấy đây đều là những ý kiến nhận xét và
đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình trên một vài phƣơng diện. Những bài viết
chƣa có sự đi sâu đánh giá tỉ mỉ về tiểu thuyết chiến tranh của Khuất Quang Thụy từ
sau đổi mới một cách hệ thống. Với đề tài này chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết,
kĩ lƣỡng hơn vào đặc điểm tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong việc đổi mới
cái nhìn hiện thực chiến tranh và hình tƣợng ngƣời lính. Đồng thời chỉ ra những nét
nghệ thuật đặc sắc của nhà văn trong ba tác phẩm Không phải trò đùa, Những bức

tường lửa và Đối chiến
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn đi vào khảo sát ba tiểu thuyết Không phải trò đùa, Những bức
tường lửa, và Đối chiến của Khuất Quang Thụy trên hai phƣơng diện nội dung và
nghệ thuật của các tác phẩm. Từ đó, khái quát về cách nhìn nhận, khai thác hiện
thực chiến tranh, sự thể hiện hình tƣợng ngƣời lính của tác giả.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

11
Chúng tôi chủ yếu khảo sát tác phẩm Không phải trò đùa, Những bức tường
lửa, và Đối chiến của Khuất Quang Thụy có kết hợp so sánh cùng một số tiểu
thuyết khác về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam thời kì trƣớc và sau 1975.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định đặc điểm và vị trí của tiểu thuyết Khuất Quang Thụy trong tiến
trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam viết về đề tài chiến tranh.
- Chỉ ra những đổi mới trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong việc
thể hiện hiện thực chiến tranh và hình tƣợng ngƣời lính (so với tiểu thuyết viết về
chiến tranh trƣớc 1975)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghên cứu sau:
Phƣơng pháp phân tích và khảo sát văn bản, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp
khái quát tổng hợp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tài liệu tham khảo, luận văn triển
khai nội dung thành ba chƣơng
Chƣơng 1: Tiểu thuyết Khuất Quang Thụy trong bức tranh tiểu thuyết viết về chiến
tranh thời kỳ đổi mới
Chƣơng 2: Sự đổi mới về hiện thực chiến tranh và chân dung ngƣời lính trong tiểu

thuyết của Khất Quang Thụy
Chƣơng 3: Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật của tiểu thuyết viết về chiến tranh
của Khuất Quang Thụy sau đổi mới.







Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

12
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TIỂU THUYẾT KHUẤT QUANG THỤY TRONG BỨC TRANH
TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH THỜI KÌ ĐỔI MỚI
1.1 Bức tranh chung của tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới
1.1.1 Tiểu thuyết viết về chiến tranh trước thời kỳ đổi mới
1.1.1.3 Giai đoạn từ 1945 – 1975
Từ 1945 đến 1975, để thắng đƣợc những kẻ thù lớn mạnh, chúng ta đã phải
huy động mọi nguồn lực, trong đó có văn học. Với sứ mệnh tuyên truyền, cổ vũ
chiến đấu, từ 1945 đến 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp đƣợc tái hiện trong mọi
thể loại văn xuôi, thành tựu về tiểu thuyết còn khá hiếm hoi. Văn xuôi giai đoạn
1955 – 1964 đã khá đa dạng về đề tài. Bên cạnh bộ phận tiểu thuyết quay lại tái hiện
quá khứ trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945 và hƣớng vào đời sống hiện tại,
phản ánh sự đổi thay của đất nƣớc, của con ngƣời trong công cuộc xây dựng đời
sống mới thì còn có một bộ phận tiểu thuyết phản ánh trực tiếp và chân thực cuộc
kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam
Ngày mùng 5 tháng 8 năm 1964, tiếng súng chống Mỹ ở miền Bắc đã nổ,
ghi dấu mốc quan trọng của thời kì cả nƣớc có chiến tranh. Trong khoảnh khắc ấy,

tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã cùng trỗi dậy trong muôn vàn trái tim thanh
niên Việt Nam yêu nƣớc, thúc giục họ lên đƣờng cầm súng chiến đấu. Trong đội
ngũ trùng điệp những đoàn quân ấy có không ít nhà văn vừa cầm súng chiến đấu
vừa cổ vũ động viên chiến sĩ bằng những trang viết nóng hổi và sôi sục ý chí của
mình. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nền văn nghệ cách mạng phải tập trung phục vụ
cho những nhiệm vụ chính trị lớn lao. Vì thế, quan niệm về sứ mệnh của văn nghệ
và ngƣời nghệ sĩ rất nhất quán, rõ ràng. Các nhà văn ý thức mình nhƣ một ngƣời
lính tiên phong trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một ngƣời tuyên
truyền cho sự nghiệp cách mạng.
Phần lớn tiểu thuyết về chiến tranh trong giai đoạn này đều là tiểu thuyết sử
thi với cảm hứng lãng mạn bao trùm. Các tác phẩm đều nhất quán ở sắc thái ngợi ca
chủ nghĩa yêu nƣớc, ở khát vọng tự do độc lập, ở niềm tự hào về sự nghiệp cứu
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

13
nƣớc vĩ đại của nhân dân Việt Nam và niềm tin tƣởng mãnh liệt vào chủ nghĩa xã
hội. Đồng thời, hình tƣợng nhân vật ngƣời lính thƣờng đƣợc lí tƣởng hóa, một
chiều, họ hầu nhƣ không có thiếu sót, không phạm sai lầm. Và đây cũng là cảm
hứng chủ đạo trong tiểu thuyết về chiến tranh giai đoạn 1964-1975
Văn học thấm nhuần tƣ tƣởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Nhà văn
hình dung con đƣờng ra trận là con đƣờng vui, bừng bừng khí thế. Cảnh ra trận
trong nhiều trang viết thấm đẫm chất thơ, chất lãng mạn. Hiện thực chiến tranh đã
đƣợc thể hiện khá đa dạng trong các trang viết của những nhà văn khoắc áo lính.
Hữu Mai viết về không quân (Vùng trời), Nguyễn Minh Châu viết về các binh
chủng bộ binh trong một chiến dịch chiến đấu lớn qua tiểu thuyết Dấu chân người
lính. Chiến sĩ của Nguyễn Khải kể về một chiến sĩ xe tăng quân giải phóng thì
Những người cùng tuyến của Hải Hồ viết về những ngƣời chiến sĩ trên tuyến đƣờng
vận chuyển ra tiền tuyến…Ngoài ra chúng ta còn có các nhà văn Nam bộ viết về
cuộc chiến đấu ở chiến trƣờng miền Nam nhƣ Phan Tứ viết Mẫn và tôi, Thu Bồn
viết Chớp trắng….Các nhà văn không chỉ mở rộng dung lƣợng phản ánh bằng việc

thể hiện sự lớn mạnh và đa dạng của các đơn vị nơi tiền tuyến mà hiện thực chiến
tranh còn thể hiện ở việc gắn tiền tuyến với hậu phƣơng. Số phận của ngƣời lính
còn đƣợc đặt trong mối tƣơng quan giữa thế hệ cha anh đi trƣớc và thế hệ con em
lên đƣờng theo sau. Tiểu thuyết thời kì này bắt đầu đặt ngƣời lính ở trung tâm của
lịch sử và đời sống chứ không chỉ riêng trên mặt trận chiến đấu…
Cảm hứng sử thi bao trùm khiến hiện thực trong tiểu thuyết về chiến tranh
trƣớc 1975 luôn đƣợc thi vị hóa. Nơi quê hƣơng có bao phụ nữ đảm đang, hoàn
thành cả núi công việc trên tinh thần thi đua với tiền tuyến và luôn vững niềm tin
vào chiến đấu, vào cách mạng. Chị Sứ (Hòn đất) một lòng sắc son chung thủy, luôn
vững tin và thầm hứa hẹn xứng đáng với ngƣời chồng tập kết. Còn ở tiền thuyến,
ngƣời chiến sĩ anh dũng giết giặc với một niềm tin mãnh liệt về chính nghĩa, về
tƣơng lai. Lí tƣởng chiến đấu, tình đồng đội, tình cảm tiền tuyến – hậu phƣơng đã
làm nên sức mạnh để họ trở thành đội quân bách chiến bách thắng.
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

14
Nhân vật sử thi trƣớc hết là những nhân vật mang trong nó sứ mệnh minh
họa cho xu thế lịch sử: con ngƣời đƣợc lột xác, đổi đời nhờ cách mạng và kháng
chiến. Trong cấu trúc nhân vật, đời sống ý thức, nhãn quan chính trị luôn đƣợc tô
đậm, nó phải trở thành nơi kết tinh những phẩm chất đẹp đẽ của cộng đồng, thời
đại. Tuy đƣợc phân biệt rạch ròi thành hai tuyến chính diện và phản diện nhƣng
dụng công và tâm huyết của nhà văn luôn dành cho các nhân vật chính diện. Nhân
vật chính diện phần lớn là những ngƣời anh hùng, những chiến sĩ bách chiến bách
thắng. Họ sống chủ yếu trong tƣ cách con ngƣời chính trị, con ngƣời công dân.
Ngay tình yêu của các nhân vật cũng đậm sắc thái lí trí và luôn gắn liền với vận
mệnh cộng đồng nhƣ tình yêu Mẫn – Thiêm (Mẫn và tôi), Ngạn – Quyên (Hòn đất),
Tâm – Thành (Dưới đám mây màu cách vạc), Lữ - Hiền (Dấu chân người lính),
Quỳnh – Hảo (Vùng trời),…
Để phù hợp với tầm vóc ngƣời anh hùng, nhà văn thƣờng cho nhân vật hoạt
động trong những không gian mở, hoành tráng, không gian sinh hoạt cộng đồng. Ở

đó, tập thể là môi trƣờng lí tƣởng nhất để mỗi cá nhân trƣởng thành, hoàn thiện, tìm
đƣợc niềm tin và sức mạnh bất khả chiến bại.
Nhìn chung nhân vật thƣờng đƣợc lí tƣởng hóa, một chiều, họ hầu nhƣ
không có tì vết, không phạm sai lầm. Ngƣời đọc ít gặp những trăn trở đời thƣờng
trong tâm hồn họ, họ rất ít khi buồn, không biết đến cô đơn, vì mọi cảm xúc đều gắn
chặt với đoàn thể và lí tƣởng. Nhân vật chủ yếu đƣợc xây dựng từ điểm nhìn bên
ngoài, ít đƣợc đi sâu miêu tả ở góc độ con ngƣời nội tâm và đời sống cá nhân.
Các nhà văn thƣờng xây dựng mối quan hệ giữa các tuyến nhân vật thƣờng là
quan hệ đối lập. Vì vậy, cốt truyện luôn đƣợc tổ chức theo mô hình truyền thống,
nghĩa là có xung đột gay cấn, đa số là xung đột địch – ta. Nhà văn thƣờng đẩy xung
đột lên đến mức gay gắt quyết liệt qua việc thể hiện tội ác của kẻ thù với nhân dân.
Việc xây dựng xung đột nhƣ vậy làm nổi bật chính nghĩa của ta và phi nghĩa của kẻ
thù, qua đó chỉ ra những nguyên nhân làm nên sức mạnh để quân dân ta thắng giặc.
Với kiểu kết cấu dựa trên xung đột địch – ta, trong nhiều tiểu thuyết, những
sự kiện và biến cố lịch sử thƣờng lấn át sự miêu tả con ngƣời. Cấu trúc tác phẩm
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

15
chủ yếu là lịch sử - sự kiện. Nhà văn cũng quan tâm đến các giai đoạn chuẩn bị -
tiến công – thu quân nhƣ các nhà quân sự. Mạch liên kết tác phẩm thƣờng là chuỗi
sự kiện theo logic nhân quả.
Nhƣ vậy, việc mở rộng dung lƣợng phản ánh và quy mô của tiểu thuyết viết
về chiến tranh giai đoạn này đã bắt đầu thể hiện đƣợc sự phong phú đa dạng trong
cách chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực đời sống. Tuy nhiên tiểu thuyết viết về chiến
tranh giai đoạn này vẫn là cái nhìn đơn tuyến, với sự phân định rạch ròi tốt – xấu,
hai chiến tuyến địch – ta, không có sự lẫn lộn vàng thau, đen trắng. Nội dung xây
dựng của những tác phẩm tiểu thuyết giai đoạn này là thể hiện những chiến công to
lớn, cảm hứng yêu nƣớc và tinh thần dân tộc cao đẹp vẫn là những cảm hứng chủ
đạo. Chính vì thế, những nhân vật ngƣời lính đƣợc đặt trong “môi trƣờng vô trùng”.
Đó cũng là tồn tại tất yếu của văn học nghệ thuật trong điều kiện lịch sử xã hội đang

có chiến tranh.
1.1.1.2 Giai đoạn từ 1975-1985
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân
tộc. Chấm dứt 20 năm kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã đạt đƣợc thành quả to
lớn. Nhƣng cũng nhƣ nhiều mặt của đời sống xã hội, dấu ấn chiến tranh đã in hằn
quá đậm trong văn học. Dù vậy, đời sống văn hóa của xã hội thời bình theo quy luật
hồi sinh vẫn phải tuân theo nhu cầu phát triển và mở mang. Trong những năm đầu
kết thúc chiến tranh các nhà văn vẫn bị “từ trƣờng” của chiến tranh hấp dẫn, vẫn
“theo quán tính cũ” (Nguyên Ngọc), các tác phẩm vẫn tiếp tục khuynh hƣớng phản
ánh của văn học kháng chiến. Loại hình nội dung mới của hiện thực văn học hầu
nhƣ chƣa bắt kịp với thực tế đời sống, chƣa có sự khác biệt so với trƣớc năm 1975.
Tuy vậy, những tiểu thuyết ở đề tài này đã có những nét mới trên phƣơng
diện nội dung phản ánh. Các tác phẩm: Miền cháy – 1977 của Nguyễn Minh Châu,
Nắng đồng bằng – 1977 của Chu Lai, Trong cơn gió lốc-1978 của Khuất Quang
Thụy, Đất Trắng -1979 của Nguyễn Trọng Oánh, Họ cùng thời với những ai – 1981
của Thái Bá Lợi, Những người đi từ trong rừng ra – 1982 (Nguyễn Minh Châu)…
đã đƣợc ghi nhận có những tìm tòi đổi mới nhất định trong việc miêu tả hiện thực.
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

16
Đó là cách tái hiện sự khốc liệt của chiến tranh, không né tránh những hi sinh mất
mát. Ở một số tác phẩm còn dự báo hệ lụy của chiến tranh và bi kịch của con ngƣời
thời hậu chiến,… Tiểu thuyết giai đoạn này đã nhìn nhận thật hơn vào thực tế chiến
tranh đã qua, soi chiếu nó vào những hi sinh, mất mát trong sự khốc liệt của lịch sử,
đề cập đến những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong nội bộ cách mạng. Sự vận động
trong cái nhìn của nhà văn với hiện thực, với công chúng và trong mối quan hệ với
chính mình đã là bƣớc chuẩn bị cho sự thay đổi toàn diện, dấu hiệu báo trƣớc sự đổi
mới mãnh liệt của thiểu thuyết trong định hƣớng tƣ tƣởng cũng nhƣ trong việc phản
ánh, tiếp nhận hiện thực của giai đoạn tiếp theo.
Sự đổi mới văn học sau chiến tranh mà giai đoạn văn học mƣời năm đầu là

quá trình có tính chất “manh nha”, quá trình tìm đƣờng và đặt nền móng cho văn
học giai đoạn sau. Cuộc sống có quy luật của nó, văn học cũng là một phần của
cuộc sống, vì thế văn hóa, văn nghệ nói chung cũng nằm trong sự chi phối của quy
luât ấy. Khi hiện thực cuộc sống thay đổi thì văn chƣơng cũng cần có những thay
đổi kịp thời. Nó đặt ra yêu cầu cho các nhà văn phải đổi mới chính mình, đổi mới
cách nghĩ, cách viết để theo kịp cuộc sống hiện thực phát triển cả bề rộng lẫn bề
sâu, đồng thời vƣơn đến tầm dự báo cho tác phẩm mang triết lí nhân sinh, đạo đức
và tinh thần nhân bản.
1.1.2 Tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kì đổi mới
1.1.2.1 Giai đoạn từ 1986 đến những năm 90
Sự thay đổi của hiện thực cuộc sống, tất yếu quy luật khách quan sẽ dẫn đến
sự đổi thay, điều chỉnh của Đảng và nhà nƣớc trong văn hóa văn nghệ cũng nhƣ
nhiều mặt của đời sống xã hội. Đại hội VI (1986) của Đảng với những chủ trƣơng
đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, đã trở thành
một dấu mốc quan trọng mở đầu cho một thời kì đổi mới thực sự. Đảng đã chủ
trƣơng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa vận động theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lí của nhà nƣớc là một quyết sách
đúng đắn, có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có văn
hóa, văn học. Nghị quyết 05 về văn hóa văn nghệ, đã thực sự mở ra bầu không khí
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

17
mới cho các nhà thơ, nhà văn. Sự khai mở về tƣ tƣởng cũng nhƣ những điểm tựa
tinh thần vững chắc từ Đảng đã kích thích niềm say mê sáng tạo, thỏa mãn khát
vọng giải phóng, tự do của văn nghệ sĩ. Đến giai đoạn này, tiểu thuyết viết về đề tài
chiến tranh vẫn còn cảm hứng sử thi nhƣ: Ông cố vấn, Hồ sơ một điệp viên của Hữu
Mai, Sao đổi ngôi của Chu Văn, Đường về Sài Gòn của Nam Hà, Người cùng quê
của Phan Tứ. Nhƣng nói chung, diện mạo của văn xuôi và tiểu thuyết giai đoạn này
vẫn do cảm hứng mới quyết định. Cảm hứng chủ đạo trong những năm đầu đổi mới
này là “cảm hứng chống tiêu cực khơi dậy một trào lƣu mạnh mẽ, ồn ào, thu hút

đông đảo ngƣời viết và có sức hấp dẫn rất lớn” [4. tr 175].
Ở những năm đầu thập kỷ 90 là sự nở rộ của tiểu thuyết cũng vẫn về đề tài
chiến tranh và ngƣời lính, tuy nhiên, nó là cái nhìn nhận thức lại một số giá trị,
chuẩn mực ứng xử của thời đã qua, nhìn nhận về thực tế chiến tranh và hình tƣợng
ngƣời lính trong chiến tranh và trong thời bình. Các tiểu thuyết gây ấn tƣợng lớn
thời điểm này là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh còn dƣới cái tên Thân phận
của tình yêu, Thời xa vắng của Lê Lựu, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Chim én bay
của Nguyễn Trí Huân, v.v… cho thấy sự đổi mới lớn từ cái nhìn của chủ thể sáng
tạo. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đặc biệt có đƣợc sự quan tâm
lớn của dƣ luận cả trong và ngoài nƣớc. Hiếm có tác phẩm viết về chiến tranh nào
mà lại đề cập đến nhiều mặt, nhiều phƣơng diện một cách gọn nhẹ nhƣ Nỗi buồn
chiến tranh. Phong Lê nhận xét: “Nỗi buồn chiến tranh gợi ra cho chúng ta những
suy nghĩ mới cho tiểu thuyết về đề tài chiến tranh và ngƣời lính. Ở đây ngƣời đọc
thấy đƣợc sự dữ dội, khốc liệt của cuộc chiến đấu trên chiến trƣờng, sự chịu đựng
đến mức ghê gớm, cái giá của chiến công và chiến thắng cuối cùng, bi kịch của
ngƣời lính thời hậu chiến…”[34; tr.56]. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhận xét
về sự biến đổi đáng kể của tƣ duy văn học sau 1975 đang ở vào một thời kì mới,
“thời kì hứa hẹn một sự khám phá và tái hiện hình tƣợng con ngƣời nhiều mặt trong
tất cả chiều sâu phong phú của nó”. Trong đó, “một trong những tên tuổi không thể
không nhắc đến đó là Bảo Ninh”[42; tr 215]
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

18
Nhƣ vậy, chúng ta có thể khẳng định sự nở rộ của khuynh hƣớng nhận thức
lại, chứ không phải phủ nhận những thành quả của giai đoạn văn học trƣớc 1975 đã
đạt đƣợc. Bên cạnh việc khẳng định giá trị đích thực của chiến tranh chính nghĩa
đồng thời cũng vén lên những mặt trái, những bi kịch, những mặt khuất lấp chƣa
đƣợc khai thác trong tiểu thuyết viết về chiến tranh trƣớc đây. Giai đoạn này tiểu
thuyết đã thực hiện nhiệm vụ của mình trên những mặt đó. Tuy nhiên chúng ta
không nhìn nhận cực đoan về những mất mát, hi sinh, những tổn thất to lớn mà phải

thấy đó là mặt tất yếu, tôn thêm giá trị của chiến thắng và vinh quang. Sự đổi mới
cả trên phƣơng diện nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết viết về chiến tranh giai
đoạn này đã khẳng định dòng chảy không ngừng tiếp nối của tiểu thuyết viết về
chiến tranh. Nó “nhƣ cái đuôi sao chổi” cứ sáng mãi để lại dƣ âm vang mãi dù chiến
tranh kết thúc đã lâu. Nhƣng lịch sử nào mà chẳng để lại cho thế hệ sau những suy
nghĩ, những bài học và niềm cảm hứng sáng tạo vô tận.
1.1.2.2 Giai đoạn văn học từ những năm 90 đến nay
Sau cao trào văn học từ giữa những năm 90 đến nay, tiểu thuyết viết về chiến
tranh có phần chững lại. Nguyên nhân cũng dễ nhận thấy, một phần tiểu thuyết vận
hành theo guồng quay của cuộc sống xã hội; thế hệ các nhà văn đi ra từ chiến tranh
ngày càng thƣa dần trong khi các cây viết trẻ chƣa chuẩn bị thay thế; tiểu thuyết
phát triển mạnh và gây đƣợc nhiều chú ý hơn từ nhiều mảng đề tài phức tạp của
cuộc sống. Tuy nhiên, với mảng tiểu thuyết viết về chiến tranh vẫn nhƣ một dòng
chảy âm ỉ, vẫn là một mảng đề tài đƣợc quan tâm chú ý đặc biệt với những nhà văn
mặc áo lính. Họ viết là để trả món nợ với đồng đội và quá khứ với rất nhiều tác
phẩm nhƣ: Không phải huyền thoại của Hữu Mai, Ngày rất dài của Nam Hà, Xuân
Lộc của Hoàng Đình Quang, Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai, Những cánh
rừng lá đỏ của Hồ Phƣơng, Đường thời đại của Đặng Đình Loan, Sóng chìm của
Nguyễn Đình Chính, Rừng thiêng nước trong của Trần Văn Tuấn, Lạc Rừng của
Trung Trung Đỉnh, Xiêng khoảng mù sương của Bùi Bình Thi, Phòng tuyến sông Bồ
của Đỗ Kim Cuông, Những bức tường lửa, Đối chiến của Khuất Quang Thụy, Mùa
hè giá buốt của Văn Lê, Tiếng khóc nàng Út của Nguyễn Chí Trung, Thượng Đức
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

19
của Nguyễn Bảo, Bên dòng Sầu Diện của Nguyễn Đình Tú, Chân trời mùa hạ của
Hữu Phƣơng, …
Nhìn chung, các tiểu thuyết viết về chiến tranh đã có sự đổi mới “ngoài cảm
hứng anh hùng ca nó còn đƣợc chi phối bởi cảm hứng đời tƣ, mà cụ thể là các nhà
tiểu thuyết rất có ý thức sử dụng chất liệu đời tƣ cá nhân làm cho tác phẩm gần với

cuộc sống hơn, sinh động hơn” [57; tr.46]. Nhân vật ngƣời lính đã “đời thƣờng”
hơn, hình ảnh của họ vừa “còn vƣơng khói lửa chiến trƣờng” vừa là những con
ngƣời bình dị. Họ không còn trong xu hƣớng “phong thánh” mà xuất hiện với một
con ngƣời toàn diện từ con ngƣời lý trí đến con ngƣời tình cảm, những khát khao
bản năng rất đời thƣờng của con ngƣời đã đƣợc mô tả và soi chiếu dƣới cái nhìn
thực tế và nhân văn. Nhìn trong đại thể, con ngƣời trong tác phẩm chiến tranh tồn
tại và xuất hiện trên một góc nhìn toàn diện, đa chiều và đặt ra rất nhiều tình huống
trong điều kiện của chiến tranh tất yếu hình thành nên họ. Họ dũng cảm, kiên
cƣờng, gan góc… nhƣng họ cũng có những con ngƣời hèn nhát, xấu xa, ích kỉ và bị
tha hóa bởi hoàn cảnh chiến tranh. Những nhân vật ấy là ngƣời lính, ngƣời con,
ngƣời em, ngƣời anh, là bạn, là đồng đội, là tình thƣơng yêu là niềm tự hào, là nỗi
xót xa… Mọi cung bậc cảm xúc của con ngƣời trong chiến tranh đều đã đƣợc các
tác phẩm giai đoạn này đề cập nhƣng cách giải quyết của các tác giả đậm nhạt trong
mỗi tác phẩm là khác nhau.
Một điểm rất đáng chú ý nữa đó chính là nhân vật kẻ thù trong các tác phẩm
viết về đề tài chiến tranh. Tiểu thuyết trƣớc năm 1975 miêu tả nhân vật kẻ thù theo
bút pháp “hiện thực tàn nhẫn”, phân định rạch ròi là kẻ thù thì tàn ác, ngu dốt, hiểm
độc… Nhân vật kẻ thù trong các tác phẩm ở giai đoạn trƣớc thời kỳ đổi mới là một
khuôn mẫu chung, đơn giản, sơ lƣợc. Nhƣng từ sau đổi mới và đặc biệt đến giai
đoạn này các nhà tiểu thuyết với cái nhìn “hiện thực tỉnh táo” đã miêu tả hình ảnh
của kẻ thù có sức sống, đa chiều hơn và cũng có đời sống riêng. Tiêu biểu nhƣ một
số bộ tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Oánh trong Đất trắng và Mây cuối chân trời,
Thượng Đức của Nguyễn Bảo, hay mới đây nhất là Đối chiến của Khuất Quang
Thụy, …. Nhân vật ở phía bên kia chiến tuyến hiện lên khá toàn vẹn. Với bƣớc đi
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

20
của thời gian, từng bƣớc đi là từng bƣớc trƣởng thành của các nhà tiểu thuyết trong
cách nhìn nhận và đánh giá các giá trị của lịch sử và chiến tranh. Một quá trình đã
đủ dài từ kẻ thù độc ác, xấu xa đã có những nhân vật thật hơn, trong bản thân con

ngƣời họ cũng đôi lúc sáng lên tình ngƣời. Càng lùi về sau, chúng ta càng thấy
đƣợc, hiểu hơn về kẻ thù, cũng thiện chiến, cũng có lý tƣởng, cũng có tình yêu
thƣơng, có gia đình.
Tƣ duy trần thuật trong tiểu thuyết đã có sự đa dạng hóa điểm nhìn thay cho
tiểu thuyết trƣớc đổi mới là tiểu thuyết đơn thanh. Ngƣời trần thuật thƣờng dẫn dắt
câu chuyện với các điểm nhìn cố định, trần thuật thƣờng đi theo ngôi thứ ba, khách
quan, biết tuốt vì thế mà không thể đi sâu vào những diễn biến tâm trạng, những suy
nghĩ trăn trở của cá nhân, những biến cố của cá nhân nhân vật mà chủ yếu chú trọng
vào hành động và sự kiện lịch sử. Đa dạng hóa điểm nhìn đã giúp tiểu thuyết tạo
nên tính đa thanh, lời văn thì đầy sự tranh biện, có tính chất lƣỡng thể, nhƣ đối thoại
với bạn đọc. Nó đã có điểm khác biệt (đa phần thƣờng mƣợt mà, êm đềm và yên
tĩnh) của tiểu thuyết về chiến tranh thời kì trƣớc đổi mới.
Tuy vậy, ở thời kỳ tiểu thuyết đƣơng đại, chúng ta đang đón đợi những tác
phẩm xứng tầm với ba mƣơi năm dài nhân dân ta chiến đấu giải phóng, giành lại
độc lập, tự do cho dân tộc. Đồng thời chúng ta cũng nhận thấy tiểu thuyết viết về đề
tài chiến tranh có chững lại chứ không hề vắng bóng. Mạch nguồn chảy mãi này là
sự tiếp nối truyền thống và cũng có thể coi đó là sự tập luyện cho những tác phẩm
sau này đáp ứng đƣợc tầm vóc cũng nhƣ ý nghĩa của công cuộc giải phóng dân tộc.
Nhƣng trƣớc hết, với thực tại tiểu thuyết về đề tài này đã đạt đƣợc những thành quả
đáng chú ý, từ mở rộng biên độ hiện thực, những quan niệm về ngƣời lính trong
chiến tranh và nghệ thuật kể chuyện đã đổi mới, linh hoạt. Vừa là những cuốn tiểu
thuyết trong chặng đƣờng đổi mới của dân tộc, vừa là sự lột tả bản chất của chiến
tranh, những triết lý nhân sinh của tác giả đồng thời cũng thiết lập nên một hệ giá trị
nhân bản góp phần chống lại chiến tranh, khẳng định sự tàn khốc của chiến tranh và
trên hết là mong ƣớc chiến tranh sẽ không xảy ra ở bất kì nơi đâu trên trái đất này.
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

21
1.2 Tiểu thuyết viết về chiến tranh của Khuất Quang Thụy - sự kết hợp hài hòa
chất sử thi và chất tiểu thuyết.

1.2.1 Nhà văn Khuất Quang Thụy
Nhà văn Khuất Quang Thuỵ (các bút danh khác: Hƣng Long, Vân Huyền)
sinh ngày 12 tháng 1 năm 1950 tại làng Thanh Phần, xã Phúc Hoà, huyện Phúc Thọ,
tỉnh Hà Tây. Hiện ở Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên hội Nhà
văn Việt Nam. Xuất thân trong một gia đình nông dân, tốt nghiệp phổ thông trung
học ở quê, Khuất Quang Thuỵ nhập ngũ, từng tham gia chiến đấu trong đội hình sƣ
đoàn 320 (đại đoàn Đồng Bằng anh hùng) tại các mặt trận Quảng Trị, Tây Nguyên
những năm chống Mỹ cứu nƣớc. Năm 1976 đƣợc điều về trại sáng tác văn học của
Tổng cục Chính trị và sau đó học Trƣờng Viết văn Nguyễn Du khoá I. Tốt nghiệp,
nhà văn về làm biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội, trƣởng ban văn xuôi tạp
chí Văn nghệ Quân đội. Khuất Quang Thụy từng giữ cƣơng vị Phó tổng biên tập
Tạp chí Văn nghệ Quân đội và ghi dấu ấn của mình trong nền văn học Việt Nam
đƣơng đại bằng hàng chục tác phẩm nhƣ: Trong cơn gió lốc, Trước ngưỡng cửa
bình minh, Người ở bến Phù Vân, Thềm nắng, Không phải trò đùa, Giữa ba ngôi
chúa, Góc tăm tối cuối cùng, Người đẹp xứ Đoài, Những bức tường lửa và gần đây
nhất là Đối chiến Ông từng đoạt giải Nhất cuộc thi Truyện ngắn Văn nghệ Quân
đội năm 1984, giải thƣởng văn học Bộ Quốc phòng (1984 - 1989 và 1999 - 2004).
Bộ 3 tiểu thuyết Trong cơn gió lốc, Không phải trò đùa và Góc tăm tối cuối cùng
đã đƣợc trao giải thƣởng Nhà nƣớc năm 2007.
Khuất Quang Thụy viết về chiến tranh với độ lùi thời gian đã khiến ông cũng
nhƣ lớp những nhà văn bƣớc ra từ cuộc chiến này có cái nhìn rõ nét hơn, thật hơn
về hiện thực chiến trƣờng và con ngƣời. Nhà văn Khuất Quang Thụy chia sẻ: Tôi
viết văn hồi chƣa có một khái niệm gì về phƣơng pháp, thể loại, chỉ viết về những
gì diễn ra xung quanh mình với một bản năng có sẵn nhƣng tôi có một niềm tin rằng
khi viết về chiến tranh, tôi sẽ có một lăng kính khác với một số nhà văn khác, đơn
giản trƣớc khi là nhà văn, tôi là một ngƣời lính. Tôi nhìn cuộc chiến tranh này bằng
mắt thƣờng, qua đầu ruồi của họng súng, chứ không phải bằng những cuộc đi thực
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh

22

tế cưỡi ngựa xem hoa. Để có vốn về chiến tranh, tôi đã nếm trải hàng chục lần "chết
hụt", những lần sốt rét rụng hết tóc, những lần khóc cạn nƣớc mắt vì nhiều ngƣời
bạn chiến đấu đã hy sinh ngay trên tay mình. Khuất Quang Thụy viết để chia sẻ
những nỗi niềm, sự xúc động của riêng mình, tuy đó là đặc biệt nhƣng không phải
là đơn nhất vì con ngƣời vẫn tồn tại trong một môi trƣờng xã hội nhất định. “Từ
trƣờng” chiến tranh vẫn hút mạnh sức cảm và sức nghĩ của Khuất Quang Thụy. Ông
khẳng định vai trò quyết định của quá khƣ mà bản thân ông đã trải qua với ngòi bút
của mình. Với độ lùi thời gian,với hệ giá trị nhân bản, ngày càng thấm đấm trong
tác phẩm của Khuất Quang Thụy qua việc thể hiện sâu sắc và ấn tƣợng những mặt
còn khuất lấp. Nhà văn đã thể hiện trong quá trình sáng tác của mình là sự trƣởng
thành ngày càng vững vàng và những chiêm nghiệm, triết lý về con ngƣời, về cuộc
sống.
Trong nỗ lực khám phá và tái hiện hiện thực chiến trƣờng, từ những năm đầu
thời kì đổi mới, Khuất Quang Thụy đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết Không phải trò
đùa năm 1987. Cho đến nay ông đã có trong tay ba cuốn tiểu thuyết Không phải trò
đùa, Những bức tường lửa và mới đây nhất là Đối chiến. Tuy không phải mới về đề
tài nhƣng tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy qua ba tác phẩm đã thể hiện một cái
nhìn khá toàn diện về chiến tranh. Bản thân mỗi tác phẩm là từng chặng đƣờng
chiến đấu, hi sinh, những mất mát đau thƣơng của chiến tranh đƣợc bộc lộ. Tiểu
thuyêt của ông vừa có sự tiếp nối của giai đoạn trƣớc vừa có dấu ấn của thời “hậu
chiến”. Khi gộp ba tiểu thuyết của ông nhƣ một chặng đƣờng, ra trận, chiến đấu và
sự trở về của những ngƣời lính. Những luận giải, triết lý, chiêm nghiệm về cuộc
chiến đấu đã qua, với độ lùi của thời gian đƣợc tác giả nhận xét sâu sắc bằng những
kinh nghiệm của ngƣời trong cuộc. Giai đoạn 1945-1975, do sự quy định của hoàn
cảnh lịch sử, văn học dồn trọng tâm cho nhiệm vụ chính trị và cổ vũ chiến đấu.
Hiện thực lúc này là hiện thực chọn lọc trong xu thế phát triển lạc quan của công
cuộc bảo vệ đất nƣớc, nó hoàn toàn phù hợp với thời cuộc. Sự đánh giá một tác
phẩm cũng dựa vào sự đối chiếu hiện thực trong tác phẩm và hiện thực đƣợc quan
niệm, định hƣớng. Điều này không phải là hạn chế mà đó là sự đáp ứng tất yếu với
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh


23
nhu cầu khách quan của đất nƣớc, dân tộc đang đòi hỏi. Nhƣng với độ lùi thời gian
và sự “cởi trói” trong định hƣớng tƣ tƣởng của Đảng và nhà nƣớc ta, đáp ứng kịp
với sự thay đổi và phát triển của đất nƣớc trong điều kiện mới thì văn học nói chúng
và tiểu thuyết viết về chiến tranh nói riêng đã có sự vận động. Đi cùng với xu hƣớng
vận động chung của văn học, hiện thực trong những tác phẩm viết về chiến tranh
của Khuất Quang Thụy cũng đƣợc khám phá, biên độ hiện thực trong tác phẩm của
ông đƣợc mở rộng. Hiện thực ấy có thể là số phận cộng đồng, dân tộc, là những
biến cố lịch sử lớn lao hay cũng có thể là số phận của những cá nhân con ngƣời.
Trong Không phải trò đùa, yếu tố lịch sử-sự kiện đã đƣợc giản lƣợc đến mức tối đa,
số phận những con ngƣời cá nhân, số phận những ngƣời lính đƣợc tác giả đẩy đến
mức điển hình.
Ba tác phẩm Không phải trò đùa, Những bức tường lửa và Đối chiến, tác giả
cho chúng ta thấy sự mở rộng biên độ hiện thực cũng nhƣ phƣơng thức tiếp cận hiện
thực. Sự đổi mới quan niệm về con ngƣời trong xu hƣớng “tiểu thuyết giải sử thi”
của thể tài tiểu thuyết viết về chiến tranh đã cho thấy ngòi bút ngày càng trƣởng
thành của Khuất Quang Thụy. Vẫn trong tâm thế sáng tác của một ngƣời lính, ông
khẳng định cây bút của mình bằng một phong cách viết ngày càng có độ chín. Khai
thác những mặt khuất lấp của chiến tranh, vẫn sử dụng cấu trúc lịch sử-sự kiện
nhƣng đan xen trong đó là khuynh hƣớng đời tƣ thế sự khá đậm nét. Đọc những tác
phẩm của ông, chúng ta nhƣ đƣợc sống lại cả một thời kì hào hùng, oanh liệt mà
cũng đầy bi thƣơng của dân tộc. Nhƣng trên hết, nổi bật hơn tất cả là hình tƣợng của
những ngƣời lính, những con ngƣời bình thƣờng đã làm đƣợc những việc phi
thƣờng.
Nhu cầu bạn đọc đòi hỏi nhà văn phải thể hiện những tác phẩm của mình
theo quy luật của nghệ thuật. Theo sự phát triển chung của xã hội và trình độ nhận
thức, nhà văn phải tự đổi mới mình và quan niệm nghệ thuật của mình. Điều đáng
nói là đề tài về chiến tranh là một đề tài quen thuộc, để có thể viết hấp dẫn ngƣời
đọc, đòi hỏi các nhà văn phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo. Trong hành trình sáng

tạo của Khuất Quang Thụy, việc đổi mới quan niệm về hiện thực và mở rộng biên

×