Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ỨNG DỤNG GIS PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐẠI BÀN TP PHAN RANG – THÁP CHÀM, TỈNH NINH THUẬN - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 10 trang )

HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC HUẾ

ỨNG DỤNG GIS PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐẠI BÀN TP PHAN RANG
– THÁP CHÀM, TỈNH NINH THUẬN ............................................................................................................. 995
Lưu Đình Hiệp,Nguyễn Thị Cẩm Tiên,Nguyễn Gia Huy, Trần Thanh Long
ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BẰNG GIS VÀ AHP (Trường
hợp nghiên cứu tại xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) ................................................................ 1004
Trần Thị Tuyến
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LẬP BẢN ĐỒ NHIỄM MẶN ĐẤT BẰNG TƯ LIỆU VIỄN THÁM ĐA PHỔ (LẤY
THÍ DỤ Ở VÙNG VEN BIỂN HẢI PHỊNG – THÁI BÌNH) ........................................................................ 1014
Lê Thị Thu Hiền, Vũ Thị Kim Dung, Nguyễn Ngọc Thắng, Nguyễn Thanh Bình, Dương Thị Lịm, Nguyễn
Thị Huế, Đặng Trần Quân, Lưu Thế Anh, Lê Thanh Bách, Khưu Thị Mỹ Dân
ỨNG DỤNG GIS VÀ ĐÁNH GIÁ ĐA TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH KHU VỰC THÍCH HỢP CHO PHÁT TRIỂN
KHU DÂN CƯ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ .................................................................................................................................................................. 1023
Nguyễn Quang Việt, Trần Ánh Hằng, Trần Thị Thu Trinh, Lê Duy Đạt
ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ RỦI RO HẠN HÁN VỤ HÈ THU ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI
HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM ....................................................................................................... 1032
Nguyễn Hữu Ngữ, Nguyễn Thị Nhật Linh, Dương Quốc Nõn, Lê Hữu Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hoài

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỊA LÝ
XÁC ĐỊNH CÁC NĂNG LỰC ĐẶC THÙ ĐỊA LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠT ĐƯỢC CỦA HỌC
SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI............................................................... 1042
Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ BIỂN ĐẢO TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH .................................................................... 1053
Lê Thị Lành, Nguyễn Hữu Xuân
THIẾT KẾ CÁC CÁC TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRUNG HỌC PHỔ THƠNG NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀO THỰC TIỄN ............................... 1061


Võ Thị Vinh
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH PHỔ THƠNG TRONG THỜI
CÔNG NGHỆ 4.0 ............................................................................................................................................. 1071
Nguyễn Thị Hiển
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN ĐỊA LÍ TẠI ĐẢO CÁT BÀ – HẢI PHÒNG 1080
Phạm Tất Thành, Bàn Thị Ton, Dương Thị Quyên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM ĐỊA LÍ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG, TỈNH PHÚ THỌ NHẰM ĐÁP ỨNG ĐỔI
MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG........................................................................................ 1087
Vi Thị Hạnh Thi, Trần Thị Bích Hường
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA – KHẢO SÁT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 NHẰM PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH ..................................................................... 1094
Đào Thị Bích Ngọc
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÂY BẮC ......................................................................................................................................................... 1103
Nguyễn Thị Huệ,Hoàng Thị ThanhGiang
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRONG DẠY
HỌC ĐỊA LÍ 9 Ở TRƯỜNG THCS .................................................................................................................. 1110

viii

Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019


HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC HUẾ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH
PHỔ THƠNG TRONG THỜI CƠNG NGHỆ 4.0

Nguyễn Thị Hiển1

Abstract
Improving the Efficiency of Climate Change Education for Highschool Students in Technology 4.0
Global climate change is considered one of the severe problems, threatening the sustainable development
goals and future of each nation as well as humanity. Education is a long-term strategic solution to train
generations of students who gain enough knowledge, skills, and capabilities to cope with the increasingly
complex evolution of climate change. Nowadays, the industrial revolution 4.0 with the outstanding development
of technology has brought many advantages for educators in achieving that goal.
Keywords: climate change education, technology 4.0, students

ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là khái niệm được dùng để chỉ những thay đổi của khí hậu vượt ra
khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỉ
hoặc dài hơn. Chương trình mơi trường Liên hiệp quốc (UNEP) nhận định, BĐKH được xếp vào dạng
vấn đề an ninh “phi truyền thống” và được xem là một trong những thách thức lớn nhất đối với “an
ninh môi trường - phát triển toàn cầu”. Trong những năm gần đây, những tác động và hậu quả nghiêm
trọng do BĐKH gây ra đã ảnh hướng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của con người cũng như hệ
sinh thái trên toàn Trái đất, đe dọa đến tương lai phát triển bền vững của toàn nhân loại. Những biểu
hiện của BĐKH được thể hiện trên các khía cạnh: nhiệt độ khơng khí tăng, khí hậu Trái đất đang nóng
lên; sự thay đổi bất thường về lượng mưa và chế độ mưa ở nhiều khu vực trên thế giới gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nguồn nước ngọt; sự dâng cao của mực nước biển và đại dương gây ngập lụt nhiều
khu vực và xóa sổ nhiều đảo và hịn đảo, giảm diện tích lục địa; sự gia tăng về tần suất và cường độ
của nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra những thiệt hại vô cùng nặng nề cho con người và hệ
sinh thái... Các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người là nguyên nhân chính gây ra sự BĐKH
[1].
Bên cạnh các giải pháp về công nghệ, sản xuất, kinh tế, chính trị, cơ sở hạ tầng... thì giáo dục
biến đổi khí hậu (GDBĐKH) trong trường học được xem là một giải pháp chiến lược, hữu hiệu, lâu
dài và quan trọng được UNESCO cũng như nhiều quốc gia trên Thế giới chú trọng. Đó là “q trình
giáo dục sử dụng các tiếp cận sư phạm định hướng hành động, giáo dục giúp cho người dân và thế hệ

trẻ nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với việc giảm thiểu và thích ứng có hiệu quả với BĐKH
nhằm mục tiêu phát triển bền vững” [2].
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là xu hướng phát triển dựa trên nền tảng
tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lí - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí
tuệ nhân tạo mà đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa. Những tiến bộ
cơng nghệ trong CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự kết nối giữa thế giới thực, thế giới số và thế giới sinh vật hữu
cơ,... tạo ra những công cụ sản xuất và công nghệ hội tụ giữa thực và ảo [3]. Với sự phát triển của
1

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019

1073


HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC HUẾ

cơng nghệ thì việc xây dựng mơi trường học tập trực tuyến hiện đại, xây dựng các nội dung dạy học
trực tuyến được phát triển theo hướng ngày càng tiếp cận gần hơn với người học. Người học có thể
khai thác nội dung học tập trực tuyến từ thiết bị di động, thiết bị công nghệ thông tin, hay học tập
trong mơ hình trường “trường học ảo” ở bất kì đâu, bất kì lúc nào khi cơng nghệ truyền thông được kết
nối, được trải nghiệm môi trường sống ảo và rèn luyện các kĩ năng sống với các “trị chơi khoa học
trực tuyến”, đặc biệt nền tảng cơng nghệ của CMCN 4.0 đang bùng nổ hiện nay là xu thế tất yếu trong
giáo dục hiện đại. Thực tế này mở ra rất nhiều những cơ hội, lợi thế để GDBĐKH phát huy hiệu quả
trong giáo dục thế hệ trẻ thời kì cơng nghệ số.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Mục tiêu và thực trạng giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh phổ thông Việt Nam
Mục tiêu giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh phổ thơng
Giáo dục biến đổi khí hậu khơng đơn thuần là dạy học về BĐKH mà thông qua các hoạt động
đa dạng phát triển ở người học nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH, đồng thời giúp cho người
học có được những hành vi, thái độ theo những định hướng cơ bản của giáo dục phát triển bền vững.
Mục tiêu và định hướng cơ bản của giáo dục BĐKH cần phải:
- Trang bị cho học sinh (HS) những hiểu biết nhất định về BĐKH như: đặc điểm, biểu hiện, tác
động và hậu quả do BĐKH, khả năng tổn thương mà cá nhân, cộng đồng, địa phương phải gánh chịu
do BĐKH; nguyên nhân dẫn đến BĐKH, đặc biệt là những nguyên nhân liên quan đến các hoạt động
sinh hoạt và sản xuất của con người để HS có thể nhìn nhận bản chất vấn đề; những giải pháp ứng phó,
giảm nhẹ và hạn chế tác động của BĐKH.
- Trang bị và phát triển cho HS kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học và liên hệ thực tế địa
phương để giải thích nguồn gốc, bản chất khoa học của các hiện tượng khí hậu, thời tiết, BĐKH, mối
quan hệ chặt chẽ giữa con người với môi trường tự nhiên. Rèn luyện cho HS kĩ năng có thể tự cứu bản
thân và giúp đỡ người khác khi xảy ra những sự cố môi trường do BĐKH như: bơi lội, thoát hiểm, sơ
cứu vết thương, chằng chống nhà cửa,…
- Thông qua các hoạt động giáo dục đa dạng, giáo dục BĐKH cần chia sẻ, chuyển giao, cung
cấp những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ và ứng phó với BĐKH như: sử dụng hiệu quả năng lượng, sử
dụng năng lượng tái sinh, sử dụng tiết kiệm điện nước, phân loại rác thải, trồng cây gây rừng, tạo ra sự
thay đổi tích cực trong lối sống, sinh hoạt…
- Thay đổi hành vi - thái độ: giúp HS quan tâm đến vấn đề BĐKH, biết chịu trách nhiệm về
những hành vi của bản thân đối với mơi trường sống, có những thái độ và hành động tích cực để bảo
vệ mơi trường, bảo vệ khí hậu và sẵn sàng ứng phó với thách thức của BĐKH.
- Tăng cường các giá trị và sáng tạo: giúp HS hình thành những hồi bão, ước mơ học tập
nghiên cứu khoa học công nghệ để xây dựng một hành tinh xanh trong tương lai, vì sự phát triển bền
vững của trái đất. Mục tiêu này nhằm hướng HS trở thành những cơng dân tồn cầu, quan tâm đến các
cộng đồng dân cư bị thiệt thịi do BĐKH gây ra, tích cực tuyên truyền và thực hiện bảo vệ khí hậu,
thân thiện và làm bạn với môi trường,…
Thực trạng giáo dục biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo thống kế rủi ro lâu dài do BĐKH, Việt Nam đứng thứ 5 trên toàn thế giới về mức độ ảnh

hưởng nghiêm trọng do BĐKH gây ra với số người chết trung bình hàng năm khoảng 400 người và
thiệt hại hơn 1% GDP. Trong vòng 50 năm qua ở Việt Nam nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 1074

Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019


HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC HUẾ

0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm, hiện tượng El Nino và La Nina ngày càng tác động
mạnh mẽ đến Việt Nam. Hàng năm, Việt Nam phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai thường xuyên
xảy ra như: áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, lốc xoáy, mưa đá, động đất, sạt lở đất, hạn hán,
cháy rừng, xâm nhập mặn… [4]
Thông tư phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kí ngày
05/12/2011 đã nêu rõ: Cần nâng cao nhận thức cho các thành phần xã hội về vấn đề BĐKH; Xây dựng
các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sử dụng thông tin về BĐKH cho các thành phần xã hội;
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ BĐKH; Đưa kiến
thức cơ bản về BĐKH vào trong các chương trình, bậc giáo dục, đào tạo; Tăng cường ý thức, trách
nhiệm cá nhân và trách nhiệm cộng đồng trong phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai [5]... Thế
hệ trẻ Việt Nam bao gồm sinh viên và HS các cấp (chiếm 25% dân số) có thể coi là một nhân tố và lực
lượng quan trọng trong việc ứng phó với BĐKH, giúp cho các chủ nhân tương lai của đất nước có
được nhận thức đầy đủ, tầm nhìn bao qt trong cơng cuộc ứng phó lâu dài với BĐKH.
Thời gian qua, ngành giáo dục đã triển khai thực hiện nhiều chương trình dự án để ứng phó
với BĐKH như: tập huấn đội ngũ giáo viên (GV) về tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, xây dựng
bài giảng điện tử e-learning về ứng phó với BĐKH cho các cấp học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã định
hướng đưa vấn đề GDBĐKH thành một nội dung giảng dạy quan trọng trong các trường phổ thông và
được giảng dạy linh hoạt, phù hợp đối với từng cấp học. Cụ thể, cấp mầm non sẽ được GDBĐKH
thơng qua tuyển tập các bài thơ, bài hát, trị chơi...; cấp tiểu học, THCS, THPT, TTGDTX chủ yếu
biên soạn tài liệu tích hợp lồng ghép nội dung GDBĐKH vào các mơn học như Tự nhiên và xã hội,

Địa lí, Sinh học, Kĩ thuật nông nghiệp, Công dân…; ở các trường đại học, cao đẳng khối sư phạm, nội
dung này đã được đưa thành một chương riêng trong học phần “Con người và Môi trường”, “Khoa
học môi trường”, “Môi trường và phát triển bền vững” [1].
Tuy nhiên trên thực tế, GDBĐKH ở các trường phổ thông vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, thể
hiện ở nhận thức, hiểu biết và những kĩ năng ứng phó với BĐKH của HS vẫn còn rất hạn chế. Nguyên
nhân cơ bản của thực trạng trên: BĐKH chưa trở thành một môn học riêng ở trường phổ thơng, do đó
chưa được chú trọng và đầu tư một cách đầy đủ về sách giáo khoa, cơ sở vật chất, đào tạo GV chuyên
sâu. Hiện nay nội dung GDBĐKH chỉ mới được tích hợp, lồng ghép vào một số mơn học trong trường
phổ thơng như Địa í, Sinh học, Vật lý, Hóa học, Giáo dục cơng dân, Công nghệ…và thông qua một số
dự án, một số hoạt động ngoại khóa tổ chức trong trường học. Điều này đã gây nên một hạn chế rất lớn
cho vấn đề GDBĐKH: Bản thân nội dung các môn học ở phổ thông bao gồm nhiều vấn đề đặc trưng
của môn học, thậm chí nhiều mơn học cịn bị tình trạng chương trình q tải, thời lượng giảng dạy hạn
hẹp, do đó GDBĐKH chỉ có thể chiếm một thời lượng nhỏ trong chương trình, rất khó để GV có thể
GDBĐKH cho HS một cách hiệu quả và hệ thống. Do hạn chế về kinh phí và nhân lực nên việc tập
huấn GDBĐKH cho GV phổ thông mới chỉ thực hiện được ở một số địa phương chứ chưa phổ biến
rộng rãi đến GV và HS trung học phổ thông trong cả nước. Đội ngũ GV và các trường phổ thông hiện
nay vẫn còn tồn tại những hạn chế như: bản thân nhiều GV chưa ý thức được tầm quan trọng của
GDBĐKH; phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của nhiều GV vẫn còn thiên về giáo dục truyền
thống; nhiều GV đặc biệt là những GV lớn tuổi không tiếp xúc nhiều với cơng nghệ thơng tin và
truyền thơng để có thể hỗ trợ tốt cho GDBĐKH; một số địa phương kinh tế còn kém phát triển và
thiếu cơ sở vật chất kĩ thuật cũng ảnh hướng đến việc thiết kế và tổ chức các hoạt động GDBĐKH…
Vai trò quan trọng của GDBĐKH và thực trạng giáo dục còn nhiều hạn chế ở các trường phổ
thông Việt Nam cho thấy việc tận dụng những ưu điểm và lợi thế của công nghệ thơng tin thời cách
mạng 4.0 sẽ góp phần giải quyết được một phần khó khăn, nâng cao hiệu quả và chất lượng GDBĐKH
theo xu hướng của thế giới hiện đại.
Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019

1075



HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC HUẾ

Tận dụng lợi thế của công nghệ 4.0 để giáo dục biến đổi khí hậu
Việt Nam đang can dự vào cuộc CMCN 4.0, cuộc cách mạng có tốc độ phát triển nhanh chưa
từng có trong lịch sử, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống trong đó có giáo dục. Trong kỷ
nguyên số hóa, nền giáo dục sẽ thay đổi một cách sâu rộng từ môi trường giáo dục, vai trò người dạy,
tâm thế người học đến phương pháp dạy học. Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, người học khơng cịn bị
giới hạn trong bốn bức tường nữa mà việc học sẽ diễn ra mọi lúc mọi nơi, không bị giới hạn về không
gian và thời gian. Mơi trường giáo dục khơng cịn diễn ra trong phạm vi nhà trường, lớp học mà mở
rộng ra phạm vi toàn cầu, hướng sự tập trung đến việc học cá nhân hóa triệt để hơn. Với sự ra đời của
hàng loạt nội dung học tập số hóa, HS có thêm nhiều lựa chọn học tập phù hợp với mục tiêu của mình.
Các hệ thống học tập số hóa cũng giúp việc đánh giá, cung cấp phản hồi về hiệu quả học tập cùng với
gợi ý cho các nội dung học tập tiếp theo. Trí tuệ nhân tạo được đưa vào sẽ giúp thông tin học tập được
tổng hợp, phân tích và đưa ra các gợi ý hữu ích cho người học và người dạy. Các công nghệ thực tế ảo
sẽ giúp người học được trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng tốt hơn trước.
Một trong những yếu tố tạo điều kiện cho việc việc phát triển GDBĐKH thời kì cơng nghệ 4.0
chính là sự phát triển rộng khắp của mạng Internet và tỉ lệ sử dụng máy tính, điện thoại thơng minh
(smartphone) có kết nối Internet ngày càng cao ở khắp các tỉnh thành Việt Nam. Theo thống kê của
Công ty truyền thông quốc tế We Are Social, năm 2018 Việt Nam có dân số 96.02 triệu người và tỉ lệ
đơ thị hóa là 35%, lượng người sử dụng Internet đạt 64 triệu người dùng, chiếm 67% dân số và nằm
trong top 15 quốc gia có số người tiếp cận Internet nhiều nhất trên Thế giới. Việt Nam cũng là quốc
gia có tỉ lệ người sở hữu điện thoại di động cao trên Thế giới với 70 triệu người năm 2018. Trong đó,
smartphone là thiết bị truy cập mạng phổ biến với 72% người dùng, tiếp đến 43% thuộc về
laptop/desktop, tablet đạt 13% và 5% thuộc về nhóm thiết bị tivi có kết nối Internet. Thống kê cũng
cho thấy, mỗi ngày thời lượng trung bình mà một người Việt Nam sử dụng Internet là 6 giờ 52 phút,
chủ yếu là các hoạt động đọc báo, xem phim, chơi game, nghe nhạc, vào mạng xã hội trị chuyện, tìm
kiếm thơng tin... [5]. Đối với HS phổ thông, số lượng sử dụng smartphone và máy tính có kết nối
mạng Internet ngày càng lớn, đặc biệt là HS ở các thành phố, đô thị. Ở các vùng nông thôn, tỉ lệ HS sở

hữu các thiết bị kết nối Internet ít hơn song hiện nay ngày càng có nhiều điểm kết nối Internet dịch vụ
nên số lượng HS tiếp cận với Internet ngày càng lớn. Đó cũng là một yếu tố thuận lợi để tiếp cận với
sự phát triển về công nghệ 4.0 nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nói chung, GDBĐKH nói riêng cho
HS phổ thơng.
Những lợi thế về cơng nghệ 4.0 có thể hỗ trợ tích cực để nâng cao hiệu quả và chất lượng
GDBĐKH như: hỗ trợ thiết kế những bài giảng điện tử sinh động, trực quan mang lại sự hứng thú học
tập và khả năng tiếp thu cao cho HS; những Website BĐKH với lượng kiến thức, thông tin chất lượng
cao và dữ liệu khổng lồ mang đến cho HS nguồn kiến thức phong phú đa dạng và những thông tin cần
thiết; những trang mạng xã hội có khả năng kết nối, chia sẻ với cộng đồng sẽ có thể là mơi trường
cùng nhau học tập và chia sẻ những thơng tin hữu ích; các lớp học trực truyến không giới hạn về
không gian và thời gian mang lại những kiến thức và kĩ năng bổ ích; các trò chơi khoa học trực tuyến
giúp HS vừa chơi vừa học, vừa giải trí vừa rèn luyện các kĩ năng.
Công nghệ 4.0 hỗ trợ thiết kế những bài giảng điện tử sinh động, trực quan
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài học lên lớp mà ở đó tồn bộ kế hoạch hoạt động
dạy học đều được chương trình hố do GV điều khiển thơng qua mơi trường đa phương tiện
(multimedia) do máy vi tính tạo ra [6]. Có thể hiểu bài giảng điện tử là những tệp tin có chức năng
chuyển tải nội dung giáo dục đến HS. Những phần mềm phổ biến được sử dụng để thiết kế giáo án
điện tử như: PowerPoint, Lecture Maker, Violet, Adobe Presenter, iSpring Presenter, V-iSpring Suit.
Mỗi phần mềm đều có những ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên đều mang lại những lợi thế để thiết kế
1076

Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019


HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC HUẾ

các bài học sinh động, trực quan như: có thể dễ dàng chèn các hình ảnh, video clip, flash, trang web
vào bài giảng; dễ dàng tạo ra các đề thi câu hỏi trắc nghiệm và một số trò chơi phục vụ cho bài học;

lưu trữ và chia sẻ dễ dàng..
Nội dung GDBĐKH ở trường phổ thông chủ yếu được tích hợp lồng ghép vào các mơn học
khác nên thời lượng và nội dung trên lớp tương đối ít, do đó với các bài giảng điện tử chất lượng cao
có thể hỗ trợ rất tốt cho HS trong một khoảng thời gian ngắn dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách trực
quan, khoa học. Ví dụ: dùng hình ảnh và video clip thiên tai do BĐKH gây ra ở các khu vực trên thế
giới và Việt Nam giúp HS cảm nhận được những tác động và hậu quả nghiêm trọng của BĐKH; sử
dụng flash và các mơ hình động giúp HS hình dung được các quá trình và hiện tượng như hiệu ứng
nhà ứng, sự tan băng ở bắc cực dẫn đến sự dâng lên của mực nước biển và đại dương, ảnh hưởng đến
các quốc gia và vùng lãnh thổ...
Tận dụng nguồn kiến thức phong phú đa dạng từ các Website
Cùng với sự phát triển của Internet và công nghệ số, các Website hỗ trợ cho giáo dục nói chung
và GDBĐKH nói riêng ngày càng phát triển phong phú, đa dạng với nguồn dữ liệu khổng lồ, cung cấp
nguồn kiến thức phong phú đa dạng được cập nhật thường xuyên dưới dạng các văn bản, số liệu, hình
ảnh, video, flash... miễn phí và khơng bị giới hạn về mặt thời gian và không gian. Thế giới biến động
mỗi ngày, BĐKH cũng diễn biến phức tạp theo thời gian và lãnh thổ, kiến thức sách giáo khoa nhiều
lúc không theo đuổi kịp với sự thay đổi đó, sử dụng các Website là một trong những giải pháp hỗ trợ
GV và HS có thể cập nhật thường xuyên kiến thức về BĐKH như: các báo cáo số liệu về sự biến động
của khí hậu ở các khu vực trên Thế giới và Việt Nam, những giải pháp để giảm nhẹ và thích ứng với
BĐKH, các dự án GDBĐKH, các cơng nghệ tiên tiến trong sản xuất và sinh hoạt thân thiện với môi
trường, những hoạt động truyền thông của cộng đồng để ngăn chặn sự BĐKH...
Có thể kể tên một số Website hỗ trợ rất tốt cho GDBĐKH như:
/> /> /> /> /> /> />(...)
Tận dụng những tiện ích từ các mạng xã hội để giáo dục biến đổi khí hậu
Mạng xã hội hay cịn gọi là “cộng đồng ảo” là một trang web mang mọi người đến với nhau để
nói chuyện, chia sẻ ý tưởng và sở thích, hay làm quen với những người bạn mới. Dịch vụ mạng xã hội
(social networking service) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau
với nhiều mục đích khác nhau [6]. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư
dân mạng. Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ
file, blog và xã luận, liên kết tạo nhóm. Một số mạng xã hội tiêu biểu đang được sử dụng nhiều ở Việt
Nam như: Facebook, Instagram, Zalo, Youtube, Viber, Linkedln, Tango, Google+, Clip.vn,…


Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019

1077


HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC HUẾ

Thực tế cho thấy, HS phổ thông tham gia sử dụng các trang mạng xã hội với mục đích chính là
kết bạn, sử dụng các dịch vụ giải trí, tìm kiếm và chia sẻ thơng tin. Mạng xã hội có một đặc điểm là
tính lan tỏa rất lớn với tính năng kết nối cộng đồng, chia sẻ thơng tin, chính vì vậy có thể tận dụng ưu
thế này để lan tỏa những hành động bảo vệ môi trường, giáo dục ý thức và định hướng hành vi của cư
dân mạng đối với BĐKH.
Ví dụ: Khi một người dùng Facebook (có thể là GV hoặc HS) có số lượng bạn bè trong danh
sách là 2000 người chia sẻ một video clip về Tiết kiệm năng lượng để giảm nhẹ BĐKH thì 2000 bạn
bè trong danh sách ở những thời điểm khác nhau có thể xem, có thể cùng tương tác và bình luận hoặc
tiếp tục chia sẻ trên trang cá nhân của mình. Như vậy những kiến thức hữu ích về tiết kiệm năng lượng
sẽ được lan tỏa nhanh chóng đến nhiều người trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ góp phần nâng cao
nhận thức, thay đổi hành vi của mọi người chung tay vào cuộc chiến đấu chung chống lại sự BĐKH...
Mỗi GV có thể lập một nhóm riêng trên Facebook với thành phần là các HS trong lớp. Trên nhóm đó
GV có thể chia sẻ các thơng tin, bài báo, video clip, hình ảnh, hoạt động về BĐKH... HS có thể xem,
tương tác. GV có thể đưa ra các thông tin, yêu cầu, nhiệm vụ đối với HS một cách nhanh chóng.
Chú trọng vai trị của giáo dục trực tuyến đối với giáo dục biến đổi khí hậu
Trong thời đại của cuộc cách mạng 4.0, việc áp dụng công nghệ hiện đại vào giáo dục ngày
càng được chú trọng. Những mơ hình học tập thơng minh thơng qua môi trường trực tuyến đã đang và
sẽ được phát triển mạnh mẽ.
Giáo dục trực tuyến (e-learning) là một hình thức học ảo thông qua mạng Internet kết nối với
các trung tâm đào tạo có lưu trữ sẵn các bài giảng điện tử và một số phần mềm cần thiết cho phép

người học và người dạy có thể trao đổi thơng tin bài học với nhau và người học có thể nhận yêu cầu
cũng như các bài tập từ GV [3]. Ngồi ra, GV cịn có thể truyền tải âm thanh và hình ảnh minh họa nội
dung qua các băng thơng rộng hoặc kết nối mạng Lan, mạng Wifi, WiMax.

Hình 1. Cấu trúc tổng quát của E-learningGiáo
dục trực tuyến ra đời từ năm 1999 và đã trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức, đến nay đã
được rất nhiều quốc gia phát triển ứng dụng rộng rãi vào hệ thống giáo dục chung như Mỹ, Anh, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapore... E-learning xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 2000 và trong những
năm gần đây được Bộ Giáo dục và các cơ sở đào tạo chú trọng. Việt Nam đã gia nhập Mạng Elearning châu Á (Asia E-learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) và được đánh giá là một
quốc gia đang phát triển nhưng rất năng động trong việc bắt kịp xu hướng cơng nghệ tồn cầu. Những
năm gần đây, học trực tuyến đã trở thành một xu hướng tại Việt Nam, nhất là ở đối tượng HS THPT.
Tính đến năm 2015, đã có hơn 100 đơn vị đào tạo ở Việt Nam thực hiện giáo dục trực tuyến [3].

1078

Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019


HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC HUẾ

Giáo dục trực tuyến đem lại rất nhiều ưu điểm so với dạy học truyền thống do tính tương tác cao
dựa trên đa phương tiện, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra
nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người, làm biến đổi cách học cũng như
vai trò của người học. Người học đóng vai trị trung tâm và chủ động của q trình đào tạo, có thể học
mọi lúc, mọi nơi nhờ có phương tiện trợ giúp việc học [8]. E-learning cho phép HS làm chủ hồn tồn
q trình học của bản thân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, có thể
tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách nhanh chóng, duyệt lại những
phần kiến thức đã học, tự do trao đổi mới những người cùng học hoặc GV ngay trong quá trình học.

Elearning cũng là mơ hình học tiết kiệm được rất nhiều chi phí so lớp học truyền thống: chi phí đi lại,
tài liệu, chi phí tổ chức lớp học...
Trong điều kiện của GDBĐKH ở trường phổ thơng hiện nay (chưa có mơn học riêng, được lồng
ghép tích hợp vào các mơn học khác, mục tiêu về kiến thức và kĩ năng HS cần đạt được tương đối cao
nhưng hạn chế về nội dung và thời gian đào tạo, thiếu nhân lực chuyên sâu) thì giáo dục trực tuyến sẽ
là một giải pháp thay thế hoàn hảo và phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại. Hiện nay có một số
mơ hình lớp học trực tuyến ở Việt Nam đào tạo kiến thức tổng hợp và ngoại ngữ cho HS: Violet.vn,
hocmai.vn, TOPICA, Chinh phục vũ môn cpvm.vn, Rockit Online. Sự phát triển nhanh chóng của
cơng nghệ thơng tin và Internet trong cuộc CMCN 4.0 chắc chắn sẽ giúp giáo dục trực tuyến ở Việt
Nam phát triển hơn nữa và góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và GDBĐKH nói riêng
cho HS phổ thơng.
Thiết kế các trị chơi điện tử rèn luyện kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu
Một trong những lĩnh vực giải trí sử dụng thành tựu của công nghệ thông tin được giới trẻ trên
thế giới cũng như Việt Nam ưa chuộng hiện nay là trò chơi trực tuyến (Game online). Game online là
một ứng dụng giải trí của Internet, cho phép người chơi tham gia cùng lúc với nhiều người khác trong
một môi trường khơng gian ảo, người chơi được tạo hình nhân vật và hịa mình vào một thế giới mới
mà ở đó người chơi có thể biến những điều kiện khơng thể có ở thế giới thật thành có thể và được
khẳng định bản thân trong thế giới ảo đó [7]. Game online phát triển khắp các thị trường trên thế giới,
trong đó Châu Á - Thái Bình Dương nổi lên như một điểm sáng về tốc độ tăng trưởng. Ở Việt Nam,
Game online bắt đầu du nhập từ năm 2001 khi hãng Webzen (Hàn Quốc) phát hành sản phẩm MU
online, và đã tạo nên một làn sóng say mê trong giới trẻ đặc biệt là HS phổ thông. Đến nay Game
online đã trở nên rất phong phú và đa dạng về thể loại và đang gây nhiều tranh cãi về tác dụng của nó
đối với giới trẻ. Đa phần mọi người đặc biệt là các bậc phụ huynh đều cho rằng Game online chủ yếu
mang lại các tác động tiêu cực cho HS như: làm say mê quên đi học hành, tốn tiền, mất thời gian, ảnh
hưởng đến sức khỏe, sống ảo, trốn tránh khó khăn thực tại, dễ sa vào các tệ nạn xã hội... [9]. Bên cạnh
đó có rất nhiều trò chơi trực tuyến cũng mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực như: giảm stress, mang lại
những trải nghiệm tâm lý sống động cho người chơi khi hóa thân vào các nhân vật ảo, tăng cường tri
thức (lịch sử, địa lí, tốn học, tiếng anh...), rèn luyện nhanh nhẹn, rèn luyện tư duy phán đoán và đưa
ra giải pháp, cải thiện khả năng nhận thức của người chơi, cải thiện sự tập trung, định hướng về không
gian và khả năng giải quyết các vấn đề, nâng cao sự tự tin được khẳng định bản thân...

Thực tế với sự phát triển của công nghệ thời 4.0, khi mà số lượng lớn HS sở hữu smartphone và
tiếp xúc với Internet từ sớm, rất khó để ngăn chặn HS tiếp xúc và chơi các Game online. Do đó tạo ra
các Game Online khoa học vừa chơi vừa học, Game online GDBĐKH chính là giải pháp vừa giúp HS
được thư giãn giải trí, hóa thân và thể hiện trong thế giới ảo, nhưng lại có thể thu được những kiến
thức thật và rèn luyện các kĩ năng mà các em có thể sử dụng ngoài thực tế.

Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019

1079


HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC HUẾ

Một số Game online GDBĐKH rất hiệu quả hiện nay mà HS phổ thơng có thể vừa chơi vừa học
là: Climate Game, Flood Resilience Game, The Farmers, Clim’way, Climate Change Simulation
Game, Keep Cool, Meet The Greenhouse Gases, Go Green, Climate Time Machine, Green city.

Hình 2. Trị chơi Clim’way [7]

Hình 3. Các trị chơi BĐKH của NASA [10]

Đặc điểm của các trò chơi trực tuyến này là người chơi (HS) sẽ hóa thân vào các nhân vật cụ thể
như nông dân sống ở một vùng nông thôn (trong The Farmers) hay cư dân đô thị (trong Clim’way,
Green City), cư dân trên đảo (trong Climate Game). Các nhân vật có tài sản sở hữu, được quyền khai
thác các nguyên nhiên liệu và năng lượng trong giới hạn cho phép và cũng gặp rất nhiều khó khăn với
các cuộc tranh chấp về năng lượng, chiến tranh, thiên tai lũ lụt do BĐKH. Nhiệm vụ của các nhân vật
là có những hành động cụ thể để bảo vệ bản thân, gia đình, khu vực sinh sống khỏi những hiểm họa từ
BĐKH và mơi trường như hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm khí thải nhà kính, sử dụng năng

lượng tái tạo, trồng rừng. Người chơi cũng được có thể tham gia vào các diễn đàn đàm phán về BĐKH
và bảo vệ tài nguyên, ra các quyết định trong khả năng của nhân vật. Những trò chơi này cũng sẽ được
tăng dần cấp độ từ dễ đến khó, có thưởng và phạt cho những hành động đúng đắn hay phá hoại mơi
trường. Đây cũng là những trị chơi chứa đựng nhiều nguồn thông tin và kiến thức lấy từ thế giới thật
(như Clim’way) giúp cho học sinh có thể bổ sung thêm những nguồn kiến thức quan trọng, nâng cao
trình độ ngoại ngữ và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,
thuyết phục... góp phần rất lớn vào giáo dục nhận thức và hành vi của nhiều học sinh trên Thế giới về
BĐKH
KẾT LUẬN
Thế giới biến động mỗi ngày, BĐKH cũng diễn biến phức tạp theo thời gian và không gian, sự
phát triển của công nghệ sẽ giúp kết nối các cá nhân và cộng đồng trong cuộc chiến chung chống lại sự
BĐKH vì một tương lai phát triển bền vững. Sự phát triển vượt bậc về công nghệ số trong cuộc
CMCN 4.0 đã mang đến sự thay đổi mạnh mẽ trên nhiều phương diện của cuộc sống từ sản xuất, kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Sự tác động đó được thể hiện trên 2
khía cạnh: tạo cơ hội phát triển nhưng đồng thời cũng mang đến những thách thức khó khăn, có nhiều
ưu điểm song vẫn còn những hạn chế. Trong phạm vi bài báo, tác giả chỉ đề cập đến một khía cạnh
nhỏ đó chính là những ưu thế mà sự phát triển công nghệ thông tin thời CMCN 4.0 mang lại đối với
GDBĐKH cho học sinh phổ thông ở Việt Nam. Bên cạnh đó, vẫn cịn rất nhiều những vấn đề cần phải
xem xét khi ứng dụng những thành tựu của cơng nghệ số trong giáo dục như: vai trị của giáo viên và
học sinh, đào tạo nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật tương thích, chính sách giáo dục của nhà
nước, đặc điểm của từng địa phương... Theo xu thế phát triển và giáo dục hiện đại, công nghệ thông
tin chắn chắn sẽ hỗ trợ đắc lực và hiệu quả trong công cuộc giáo dục nhận thức và kĩ năng ứng phó với
những diễn biến ngày càng phức tạp của BĐKH vì một tương lai phát triển bền vững.
1080

Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019


HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC HUẾ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Duy Lợi - Đào Ngọc Hùng (2016). Giáo trình Biến đổi khí hậu. NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
[2]. UNESCO (2010). “Climate Change Education for Sustainable Development”, Decade of
Education for Sustainable Development. Published by UNESCO France.
[3]. Phan Chí Thành (2018). Cách mạng cơng nghiệp 4.0 - Xu thế phát triển của giáo dục trực
tuyến. Tạp chí Giáo dục, số 421, tr 43 - 46.
[4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho
Việt Nam. NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
[5]. Bộ Thông tin và Truyền thông (2017). Sau 20 năm Internet vào Việt Nam: 64 triệu người
dùng ( />[6]. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ( />[7]. Jason S. Wu - Joey J. Lee (2015). Climate change games as tools for education and
engagement.
Nature
Climate
Change,
Published
Online:
23
April
2015 |DOI:
10.1038/NCLIMATE2566, Vol 5.
[8]. Adriana Alexandru, Marilena Ianculescu, Eleonora Tudora, Ovidiu Bica (2013). ICT
Challenges and Issues in Climate Change Education. Studies in Informatics and Control, Vol. 22, No.
4, p349-358
[9]. Trần Thị Minh Đức (2007). Phân tích từ góc độ tâm lý học: vì sao giới trẻ thích Game
online?. Tạp chí Tâm lý học, số 10 (103), tr12-18.
[10]. Danny Wagner (2018). 4 Free Tools to Teach About Climate
( />

Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019

Change.

1081



×